Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Không Khoan Nhượng

Chương 122

Tác giả: Brad Thor

Hành trình lần theo kẻ đứng sau điều khiển Philippe Roussard bắt đầu bằng chuyến đi tới Dei Glicini Ulivella, bệnh viện tư duy nhất ở Florence nơi các hoá đơn được thanh toán bằng tài khoản của mẹ Roussard tại ngân hàng Wegelin Company.

Harvath không biết cái gì chờ đơi anh. Cũng có thể anh sẽ phát hiện thấy Adara Nidal bị bỏng nặng, đang ngồi trên giường bệnh chờ anh, đôi mắt màu bạc không lẫn đi đâu được ẩn giấu sau chiếc mặt nạ che khuôn mặt bị cháy xém.

Anh phát hiện ra các hoá đơn khơng phải là cho Adara Nidal. Thay vào đó, chúng được trả cho một bệnh nhân nam có cái tên mà Harvath chưa bao giờ nghe nói đến, người này mới xuất viện.

Tất cả các giả thuyết của Harvath đều sai. Adara không phải là người đứng đằng sau vụ phóng thích Roussard ở Gitmo và các vụ tấn công liên tiếp của hắn ở Mỹ. Đó là một người hoàn toàn khác – một người đàn ông mang tên giả đã biến mất.

Người đầu tiên Harvath nghĩ tới là Hashim, em trai của Adara cũng là chú của Philippe. Nhưng khi giám đốc bệnh viện dẫn Harvath tới căn phòng bỏ trống của bệnh nhân và mời anh vào phòng, anh mới nhận ra anh đã nhầm khi cho rằng Adara hay em trai cô ta đứng đằng sau con quỷ Philippe Roussard.

Nằm trong chiếc tủ phía sau bàn của vị giám đốc là thứ chỉ dẫn đến một người khác – một người khá phức tạp, người giả chết từ lâu lắm rồi, thậm chí là giả chết đến hai lần.

Khi được hỏi về nó, người giám đốc khẳng định đó là món quà của bệnh nhân mà Harvath đang tìm kiếm. Đó là toàn bộ bằng chứng nhận dạng mà Harvath cần.

Chiếc tắc-xi của Harvath đỗ trước cửa toà nhà bốn tầng cũ ở thị trấn Ben Yehuda, Jerusalem. Mặt trước có hai cửa sổ lớn treo đầy đồ cổ, những bức hoạ và nhiều thứ đồ khác. Bên trên lối ra vào treo tấm biển mạ vàng đề chữ Cửa hàng đồ cổ Thames & Cherwell, kèm theo chữ dịch ra tiếng Do Thái và Ả Rập. Chiếc chuông nhỏ bằng đồng treo trên cửa ra vào thông báo sự có mặt của Harvath. Cửa hàng lờ mờ sáng còn có thảm thêu, các vật dụng và đồ cổ bạc màu. Nó vẫn nằm đây kể từ chuyến viếng thăm lần đầu tiên của anh mấy năm về trước.

Anh bước tới gần chiếc cửa hẹp làm bằng gỗ gụ, kéo nó ra để lộ cầu thang máy nhỏ ghép bằng các mảnh gỗ. Ấn chiếc nút bên trong, anh nhìn cách cửa khép lại và cảm nhận được thang máy đang đi lên.

Khi lên đến tầng trên cùng, cánh cửa mở ra một hành lang dài, sàn nhà trải thảm trang trí bằng những hoạ tiết kiểu phương Đông. Các bức tường sơn màu xanh của rừng thẳm có treo các bức tranh đi săn cáo, cá bay và tu viện cũ nát. Vừa tiến về phía trước, Harvath vừa nhớ lại những tia hồng ngoại đặt cách nhau vài mét, anh đoán bên dưới tấm thảm vẫn còn thiết bị cảm biến ấy. Ari Schoen là người rất cẩn trọng trong việc đảm bảo an ninh cho mình.

Cuối hành lang, Harvath thấy một căn phòng lớn, còn tối hơn cả cửa hàng dưới tầng. Từ sàn nhà đến trần nhà đều được lát bằng gỗ đầy màu sắc giống như thang máy. Với chiếc lò sưởi, bàn chơi bi-a và những chiếc ghế bọc da, căn phòng có vẻ giống một câu lạc bộ dành cho các quý ông của Anh hơn là văn phòng ở tầng trên của một cửa hàng ở Tây Jerusalem.

Ngồi trên chiếc giường bệnh có thiết bị điều khiển gần đống lụa tơ tằm dựng sát cửa sổ chính là người đàn ông ấy.

“Tôi biết cuối cùng một trong số các anh sẽ đến”, Schoen nói lúc Harvath bước vào phòng. Ông ta thậm chí còn tàn tạ hơn trước, sự thiếu vắng đôi môi khiến ông ta khó có thể phát âm được từ cái miệng bị cháy xém. “Tôi đoán Philippe đã chết”.

Harvath gật đầu.

“Sao anh biết đó là tôi?” Schoen hỏi.

“Tài khoản của Adara trong ngân hành Weglin”.

“Hoá đơn thanh toán viện phí”, Schoen trầm ngâm, tiếng thiết bị y tế kêu lách cách, ầm ì xung quanh. “Tôi nghĩ anh nói dối, đặc vụ Harvath ạ. Tôi đã đăng kí dưới một cái tên hoàn toàn trong sạch. Chẳng thể từ đó mà lần ra tôi được. Trước đó tôi chưa bao giờ sử dụng cái tên này và kể từ đó cũng chưa dùng lại”.

“Không phải ở cái tên của ông mà là ở chai Uýt-ski”, Harvath chỉ vào cái chao đèn hình cầu cổ che khuất quầy bar của Schoen nằm bên dưới. “Chai Black Bowmore 1963. Đen như mực”, ông từng nói với tôi như thế. Chắc chắn ông rất biết ơn giám đốc bệnh viện nên mới tặng ông ta món quà đắt tiền như thế”.

Schoen đưa tay lên xua xua ý chừng chẳng đáng gì. “Anh thông minh hơn tôi tưởng đấy”.

“Nói cho tôi biết về những người ông đã phóng thíchkhỏi Guantanamo. Họ có quan hệ gì với ông?”

“Chẳng có quan hệ gì cả”, Schoen cười vang. “Vấn đề nằm ở đó. Họ là bức bình phong của Philippe. Họ được chọn một cách ngẫu nhiên để che mắt lực lượng tình báo của chính phủ các anh nếu có đến điều tra”.

“Thế còn viên phi công cùng bọn trẻ?”

“Thật bất hạnh, nhưng đó là động cơ hoàn hảo. Khi phát hiện ra tôi có cháu trai, tôi đã liên lạc với nó, nhưng quan hệ của chúng tôi khác căng thẳng. Nó không muốn ở gần tôi, nhưng tận sâu bên trong nó hiểu rằng chúng tôi là gia đình duy nhất của nhau”.

“Khi nó bị bắt và đưa tới Gitmo, tôi đã quyết định tôi sẽ làm tất cả để đưa nó trở về”.

Dần dần toàn bộ câu chuyện điên rồ này bắt đầu hé mở. “Tôi muốn tên của những người đã bắt cóc và sát hại người lái xe buýt trường học. Tôi cũng muốn biết về tất cả các tuyến xe buýt khác mà ông đã nhắm tới”. Schoen nhìn anh một lúc và nói. “Chiếc xe buýt chúng tôi tấn công ở Nam California là duy nhất. Không có chiếc nào khác. Các bức ảnh chụp những chiếc xe khác là để đánh lạc hướng chính phủ các anh, không gì hơn”.

Mặt ông ta giật giật khiến người đối diện không thể đoán được ý nghĩ của ông ta. “Làm sao để tôi biết ông không nói dối”, Harvath hỏi.

“Không cần”, Schoen nói, “Thời gian sẽ trả lời”.

“Thế còn tên của những kẻ đã tấn công xe buýt?”.

“Tôi sẽ kéo theo họ xuống mồ”, người đàn ông nói.

Harvath không ngạc nhiên, nhưng việc đó để người khác lo. Lúc này, anh có nhiều câu cần hỏi. Liếc nhìn những khung ảnh bằng bạc đặt trên chiếc bàn ngay gần đó, anh hỏi “Tại sao lại là tôi? Tại sao lại là gia đình tôi và những người tôi yêu mến?”.

“Vì Philippe muốn tóm được kẻ đã gây ra cái chết của mẹ nó”.

“Là cậu anh ta, Hashim chứ?”.

“Nhưng cậu nó chết rồi”, Schoen nói. “Ý nghĩ bắt anh chịu trách nhiệm khiến nó vô cùng giận dữ. Trả thù là động cơ mạnh nhất. Nếu một người điên lên vì trả thù, anh ta sẽ không kiểm soát được bản thân. Và khi một người không kiểm soát được bản thân, anh ta rất dễ bị người khác điều khiển”.

“Và ông đã đẩy tôi vào”, Harvath trả lời.

“Như tôi đã nói. Chẳng có chuyện cá nhân nào cả”.

Harvath nhìn ông ta. “Toàn bộ chuyện này liên quan gì đến ông?”.

Schoen ngồi dậy nhổ nước bọt, “Trả thù!”.

Hành trình lần theo kẻ đứng sau điều khiển Philippe Roussard bắt đầu bằng chuyến đi tới Dei Glicini Ulivella, bệnh viện tư duy nhất ở Florence nơi các hoá đơn được thanh toán bằng tài khoản của mẹ Roussard tại ngân hàng Wegelin Company.

Harvath không biết cái gì chờ đơi anh. Cũng có thể anh sẽ phát hiện thấy Adara Nidal bị bỏng nặng, đang ngồi trên giường bệnh chờ anh, đôi mắt màu bạc không lẫn đi đâu được ẩn giấu sau chiếc mặt nạ che khuôn mặt bị cháy xém.

Anh phát hiện ra các hoá đơn khơng phải là cho Adara Nidal. Thay vào đó, chúng được trả cho một bệnh nhân nam có cái tên mà Harvath chưa bao giờ nghe nói đến, người này mới xuất viện.

Tất cả các giả thuyết của Harvath đều sai. Adara không phải là người đứng đằng sau vụ phóng thích Roussard ở Gitmo và các vụ tấn công liên tiếp của hắn ở Mỹ. Đó là một người hoàn toàn khác – một người đàn ông mang tên giả đã biến mất.

Người đầu tiên Harvath nghĩ tới là Hashim, em trai của Adara cũng là chú của Philippe. Nhưng khi giám đốc bệnh viện dẫn Harvath tới căn phòng bỏ trống của bệnh nhân và mời anh vào phòng, anh mới nhận ra anh đã nhầm khi cho rằng Adara hay em trai cô ta đứng đằng sau con quỷ Philippe Roussard.

Nằm trong chiếc tủ phía sau bàn của vị giám đốc là thứ chỉ dẫn đến một người khác – một người khá phức tạp, người giả chết từ lâu lắm rồi, thậm chí là giả chết đến hai lần.

Khi được hỏi về nó, người giám đốc khẳng định đó là món quà của bệnh nhân mà Harvath đang tìm kiếm. Đó là toàn bộ bằng chứng nhận dạng mà Harvath cần.

Chiếc tắc-xi của Harvath đỗ trước cửa toà nhà bốn tầng cũ ở thị trấn Ben Yehuda, Jerusalem. Mặt trước có hai cửa sổ lớn treo đầy đồ cổ, những bức hoạ và nhiều thứ đồ khác. Bên trên lối ra vào treo tấm biển mạ vàng đề chữ Cửa hàng đồ cổ Thames & Cherwell, kèm theo chữ dịch ra tiếng Do Thái và Ả Rập. Chiếc chuông nhỏ bằng đồng treo trên cửa ra vào thông báo sự có mặt của Harvath. Cửa hàng lờ mờ sáng còn có thảm thêu, các vật dụng và đồ cổ bạc màu. Nó vẫn nằm đây kể từ chuyến viếng thăm lần đầu tiên của anh mấy năm về trước.

Anh bước tới gần chiếc cửa hẹp làm bằng gỗ gụ, kéo nó ra để lộ cầu thang máy nhỏ ghép bằng các mảnh gỗ. Ấn chiếc nút bên trong, anh nhìn cách cửa khép lại và cảm nhận được thang máy đang đi lên.

Khi lên đến tầng trên cùng, cánh cửa mở ra một hành lang dài, sàn nhà trải thảm trang trí bằng những hoạ tiết kiểu phương Đông. Các bức tường sơn màu xanh của rừng thẳm có treo các bức tranh đi săn cáo, cá bay và tu viện cũ nát. Vừa tiến về phía trước, Harvath vừa nhớ lại những tia hồng ngoại đặt cách nhau vài mét, anh đoán bên dưới tấm thảm vẫn còn thiết bị cảm biến ấy. Ari Schoen là người rất cẩn trọng trong việc đảm bảo an ninh cho mình.

Cuối hành lang, Harvath thấy một căn phòng lớn, còn tối hơn cả cửa hàng dưới tầng. Từ sàn nhà đến trần nhà đều được lát bằng gỗ đầy màu sắc giống như thang máy. Với chiếc lò sưởi, bàn chơi bi-a và những chiếc ghế bọc da, căn phòng có vẻ giống một câu lạc bộ dành cho các quý ông của Anh hơn là văn phòng ở tầng trên của một cửa hàng ở Tây Jerusalem.

Ngồi trên chiếc giường bệnh có thiết bị điều khiển gần đống lụa tơ tằm dựng sát cửa sổ chính là người đàn ông ấy.

“Tôi biết cuối cùng một trong số các anh sẽ đến”, Schoen nói lúc Harvath bước vào phòng. Ông ta thậm chí còn tàn tạ hơn trước, sự thiếu vắng đôi môi khiến ông ta khó có thể phát âm được từ cái miệng bị cháy xém. “Tôi đoán Philippe đã chết”.

Harvath gật đầu.

“Sao anh biết đó là tôi?” Schoen hỏi.

“Tài khoản của Adara trong ngân hành Weglin”.

“Hoá đơn thanh toán viện phí”, Schoen trầm ngâm, tiếng thiết bị y tế kêu lách cách, ầm ì xung quanh. “Tôi nghĩ anh nói dối, đặc vụ Harvath ạ. Tôi đã đăng kí dưới một cái tên hoàn toàn trong sạch. Chẳng thể từ đó mà lần ra tôi được. Trước đó tôi chưa bao giờ sử dụng cái tên này và kể từ đó cũng chưa dùng lại”.

“Không phải ở cái tên của ông mà là ở chai Uýt-ski”, Harvath chỉ vào cái chao đèn hình cầu cổ che khuất quầy bar của Schoen nằm bên dưới. “Chai Black Bowmore 1963. Đen như mực”, ông từng nói với tôi như thế. Chắc chắn ông rất biết ơn giám đốc bệnh viện nên mới tặng ông ta món quà đắt tiền như thế”.

Schoen đưa tay lên xua xua ý chừng chẳng đáng gì. “Anh thông minh hơn tôi tưởng đấy”.

“Nói cho tôi biết về những người ông đã phóng thíchkhỏi Guantanamo. Họ có quan hệ gì với ông?”

“Chẳng có quan hệ gì cả”, Schoen cười vang. “Vấn đề nằm ở đó. Họ là bức bình phong của Philippe. Họ được chọn một cách ngẫu nhiên để che mắt lực lượng tình báo của chính phủ các anh nếu có đến điều tra”.

“Thế còn viên phi công cùng bọn trẻ?”

“Thật bất hạnh, nhưng đó là động cơ hoàn hảo. Khi phát hiện ra tôi có cháu trai, tôi đã liên lạc với nó, nhưng quan hệ của chúng tôi khác căng thẳng. Nó không muốn ở gần tôi, nhưng tận sâu bên trong nó hiểu rằng chúng tôi là gia đình duy nhất của nhau”.

“Khi nó bị bắt và đưa tới Gitmo, tôi đã quyết định tôi sẽ làm tất cả để đưa nó trở về”.

Dần dần toàn bộ câu chuyện điên rồ này bắt đầu hé mở. “Tôi muốn tên của những người đã bắt cóc và sát hại người lái xe buýt trường học. Tôi cũng muốn biết về tất cả các tuyến xe buýt khác mà ông đã nhắm tới”. Schoen nhìn anh một lúc và nói. “Chiếc xe buýt chúng tôi tấn công ở Nam California là duy nhất. Không có chiếc nào khác. Các bức ảnh chụp những chiếc xe khác là để đánh lạc hướng chính phủ các anh, không gì hơn”.

Mặt ông ta giật giật khiến người đối diện không thể đoán được ý nghĩ của ông ta. “Làm sao để tôi biết ông không nói dối”, Harvath hỏi.

“Không cần”, Schoen nói, “Thời gian sẽ trả lời”.

“Thế còn tên của những kẻ đã tấn công xe buýt?”.

“Tôi sẽ kéo theo họ xuống mồ”, người đàn ông nói.

Harvath không ngạc nhiên, nhưng việc đó để người khác lo. Lúc này, anh có nhiều câu cần hỏi. Liếc nhìn những khung ảnh bằng bạc đặt trên chiếc bàn ngay gần đó, anh hỏi “Tại sao lại là tôi? Tại sao lại là gia đình tôi và những người tôi yêu mến?”.

“Vì Philippe muốn tóm được kẻ đã gây ra cái chết của mẹ nó”.

“Là cậu anh ta, Hashim chứ?”.

“Nhưng cậu nó chết rồi”, Schoen nói. “Ý nghĩ bắt anh chịu trách nhiệm khiến nó vô cùng giận dữ. Trả thù là động cơ mạnh nhất. Nếu một người điên lên vì trả thù, anh ta sẽ không kiểm soát được bản thân. Và khi một người không kiểm soát được bản thân, anh ta rất dễ bị người khác điều khiển”.

“Và ông đã đẩy tôi vào”, Harvath trả lời.

“Như tôi đã nói. Chẳng có chuyện cá nhân nào cả”.

Harvath nhìn ông ta. “Toàn bộ chuyện này liên quan gì đến ông?”.

Schoen ngồi dậy nhổ nước bọt, “Trả thù!”.

Bình luận
× sticky