Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Không Khoan Nhượng

Chương 99

Tác giả: Brad Thor

Đêm khuya hôm đó

Quán rượu – Thùng máu Bãi biển Virginia, bang Virginia

Nói một cách chính xác, quán Bar ven biển Virginia, bang Virginia không có tên gọi – chí ít người ta cũng không hề nhìn thấy cái tên nào bên ngoài cấu trúc đổ nát hay bất kì kí hiệu nào tại bãi đỗ bẩn thỉu của nó. Như khách hàng của nó, nơi này không hề muốn thu hút sự chú ý của người khác.

Ban đầu, nó được biết đến với cái tên “The Bucket of Blood” hay gọi tắt là “The Bucket”. Nguồn gốc của cái tên vẫn chỉ là phán đoán. Một câu chuyện đã được thêu dệt để dân thành phố hoặc du khách tránh xa. “The bucket” là một quán rượu dành cho các chiến binh cổ xưa.

Rõ ràng, quán bar đã phục vụ những người lính thuộc đơn vị đặc biệt của Hải quân Hoa Kỳ, nhưng nó mở cửa phục vụ bất kì ai thuộc đơn vị đặc biệt của bất cứ đội quân nào.

“The Bucket” còn là điểm dừng chân của một nhóm người khác, những người cũng từng là lính – các thành viên đã về hưu của đội cảnh sát tuần tra biển Virginia.

Quán mở cửa bảy ngày trong tuần. Không gì giống một đêm âm u khi bước chân tới quán. Bất chấp lượng khách ít ỏi, quán vẫn đầy những khách quen. Vì chủ quán là Andre Dall’au và Kevin Dockery, hai cựu viên của đội Người nhái Hải quân số 2, “The Bucket” được coi là ngôi nhà thứ hai của cả đội.

Cung cách bài trí của quán rượu vẫn như thường lệ, có rất nhiều tấm biển đề tên loại bia và công ty sản xuất gắn đèn nê-ông sáng lóa. Nhưng điều khiển “The Bucket” trở nên độc đáo là những thứ mà khách hàng mang đến. Ví dụ như trong khi tổng trấn thành Vơ –ni đã ra lệnh cho các thương gia của Vơ-ni mang châu báu về để góp phần làm thành phố thêm hùng mạnh, thì Dall’au và Dockery khẳng định rõ rằng họ hi vọng các khách quen của họ mang hàng hóa từ các chuyến công du nước ngoài về để góp phần làm rạng danh “The Bucket”.

Thách thức ấy được mọi người nghiêm túc thực hiện thế nên “The Bucket” đã trở thành một bảo tàng mini, trưng bày những đồ lưu niệm từ các chuyến công cán trên khắp thế giới. Từ chiếc đài Saddam Hussein dùng để nghe khi ông này bị bắt giữ, cho đến con dao mà Neil Robbert của đội Người nhái Hải quân dùng ở Afghanistan khi bị hết đạn súng và lựu đạn. Bộ sưu tập của “The Bucket” thật lạ thường.

Trên thực tế, chủ nhân của những món đồ này đã giao chúng cho giám đốc bảo tàng Người nhái hải quân lưu giữ và phân loại chúng. Bảo tàng mini nổi tiếng từ đó và khiến các trung tâm lưu giữ uy tín nhất đất nước vô cùng ghen tị.

Vì đây là cơ sở của Người nhái Hải quân nên rất nhiều món đồ được bài trí theo phong cách của họ. Trên một bức tường có treo bức tranh của cựu người nhái Peter Carolan thuộc lực lượng Người nhái Hải quân Hoa Kỳ trong khi làm nhiệm vụ tại Việt Nam.

Một góc khác là nơi được mọi người rất trân trọng. Một chiếc áo gi-lê, mặt nạ bơi và con dao MK3 gài trên thắt lưng nằm sau một chiếc bàn tròn nhỏ cùng một chiếc mũ của thủy thủ và một chiếc ghế trống để tưởng nhớ đến những người đồng nghiệp đã ngã xuống. Trên một mảng tường khác là những bức hình của từng người lính thuộc lực lượng Người nhái Hải quân Hoa Kỳ thiệt mạng trong khi làm nhiệm vụ kể từ khi cuộc chiến chống khủng bố bắt đầu.

Ngoài ra, còn có một lưỡi lê có nguồn gốc từ Irắc, một khẩu AK-47 Afghanistan và những tấm áp-phích của các bộ phim về Người nhái Hải quân Hoa Kỳ, phim The Rock và một sinh vật có kích cỡ bằng người thật từ Hồ Đen và một tấm chân dung màu của Zarqawi sau khi bị quả bom rơi trúng đầu.

Còn có một bộ sưu tập tiền giấy của Phi-lip-pin, khối các nước Trung Đông, Châu phi, Nam Mỹ và rất nhiều quốc gia khác, những nơi Người nhái Hải quân Hoa Kỳ từng đi qua.

Cạnh đó là những bức tranh từ chương trình không gian Apollo và người nhái phá hủy dưới nước, những người tham gia cứu hộ các phi hành gia sau khi họ rơi xuống biển.

Phía trên lối vào chính của “The Bucket” đập ngay vào mắt khách hàng là khẩu hiệu “Ngày dễ chịu duy nhất là ngày hôm qua”. Món đồ mơi nhất của “The Bucket” mà Dockery và Dall’au buộc phải trưng bày không dễ chịu cho lắm. Nó được chuyển đến từ Colorado thông qua hệ thống chuyển phát nhanh DHL và họ phải đọc thư của Scot Harvath để hiểu được họ đang xem cái gì.

Hai người bị Ronaldo Palmera tra tấn và sát hại tại Afghanistan từng là khách hàng của “The Bucket”. Mặc dù các chủ nhân của “The Bucket” muốn trưng bày khuôn mặt say rượu của Palmera hơn, nhưng một tấm ảnh hắn nằm chết trên đường phố Meehico cùng với cái cáng đã đưa hắn ra đó và đôi giày ghê gớm của hắn lại thú vị hơn nhiều.

Là cựu thành viên của đội Người nhái hải quân Hoa Kỳ số 2, Harvath từng là khách ruột của “The Bucket”. Những món đồ anh đóng góp cho bảo tàng mini của quán rượu đều là những huyền thoại. Dockery và Dall’au thường đùa rằng cứ với tốc độ đóng góp ấy, họ sẽ phải xây thêm một ngôi nhà và lấy tên anh đặt cho nó.

Bên ngoài, tại bãi đỗ xe của “The Bucket”, Philippe Roussard nhắm mắt hít một hơi thật sâu. Hắn cảm nhận được xung quanh quen thuộc từ phần xa nhất của cơ thể. Đó là cảm giác không thể tả nổi mà hắn từng được nghe người ta gọi là” kích thích”.

Cảm giác mơ màng ấy kéo dài không lâu. Cái mùi bốc ra từ lọ dầu Vicks Vaporub xộc vào mũi hắn khủng khiếp hệt như cái mùi tỏa ra từ những túi rác chất đống sau lưng hắn. Hắn cảm ơn thánh Ala vì đã không còn ngửi thấy mùi từ năm mươi nhăm thùng dầu đi-ê-zen và vì đã nhắc nhở hắn rằng chuyện này sẽ sớm chấm dứt. Bước ra khỏi chiếc RV, hắn đóng cửa và khóa lại. Hắn vòng ra phía sau, mỉm cười với một người Nhái hải quân Hoa Kỳ mà hắn đã dán vào đuôi xe. Một cái nhắc tới những quân nhân bị mất tích trong chiến tranh và một cái có ghi chiếc RV của Philippe Roussard thuộc về bãi đỗ xe của quán “The Bucket” đều sẽ đổi ý khi nhìn thấy những cái nhãn phía đuôi xe.

Chuyện đó cũng chẳng ảnh hưởng gì. Roussard không định ở lại đây quá lâu. Trên thực tế, hắn vừa kéo chiếc mô tô mới tậu từ thùng xe xuống và buộc đằng sau chiếc RV thì 2 cảnh sát tuần tra bãi biển Virginia hết phiên gác tiến đến. Mặc dù họ mặc thường phục, nhưng tác phong của những nhà thực thi pháp luật ở họ mách bảo Roussard rằng họ là cảnh sát.

“Này, anh không được để chiếc xe đó ở đây”, người cao lớn hơn nói. Theo phản xạ, Roussard đặt tay vào khẩu súng lục Glock 9 ly giấu bên trong áo khoác, nhưng hắn dừng lại ngay.

“Nhất là khi nó bốc mùi như thế” nữ đồng nghiệp của anh ta nói thêm.

“Lần cuối cùng anh dọn thùng xe là khi nào?”.

“Lâu lắm rồi”, Roussard vừa nói vừa cố nặn ra một nụ cười.

“Tôi chỉ đùa anh thôi”, nam cảnh sát nói trong lúc chỉ vào chiếc mô tô. “Anh có chiếc Kawasaki đẹp quá”.

“Cảm ơn anh”.

“Anh đang sống trong mơ, đúng không? Không gì ngoài anh và nó. Giá mà Đội phá hủy dưới nước trông thấy”.

Roussard lịch sự gật đầu và kéo hẳn chiếc mô tô từ trên thùng xe xuống.

“Anh chưa uống li nào, đúng không?” nữ cảnh sát hỏi trong lúc Roussard lôi từ trong túi trước ra một chùm chìa khóa.

“Chưa”, hắn đáp. “Tôi còn phải làm vài việc vặt nữa. Tôi sẽ quay lại ngày”.

Ở hắn có cái gì đó cô không thích. Hắn có thân hình cân đối, bảnh trai, nhưng chỉ riêng những đặc điểm ấy chưa làm nên một người nhái hải quân Hoa Kỳ. “Chắc chắn Doc rất hào phóng khi cho phép anh để đồ ở đây”.

“Chắc chắn rồi”, Roussard nói, hắn bắt đầu cảm thấy có cái gì đó không ổn.

“Anh định ở lại bao lâu?” người phụ nữ hỏi.

“Thì có gì khác nào”, đồng nghiệp của cô đáp. “Cô quan tâm đến anh chàng này hay cái gì hả?”

“Có thể lắm chứ” nữ cảnh sát trả lời. Quay lại phía Roussard, cô hỏi “Anh định lưu lại đây vài ngày chứ?”.

“Không”, Roussard nói. “Ngày mai tôi phải lên đường rồi”.

Người phụ nữ nhìn đầy thất vọng “Tệ quá”.

“Đừng để ý đến cô ấy”, đồng nghiệp của cô đáp. “Khi nào anh quay lại, chúng ta sẽ vào trong.

Chúng tôi sẽ mời anh một cốc bia”.

Leo lên chiếc mô tô, Roussard nói “Hay quá”

Nổ máy chiếc xe, hắn đội mũ bảo hiểm lên và chuẩn bị nhấn ga thì người phụ nữ đặt tay lên tay lái và nói “Anh đã làm sạch chiếc xe chưa?”.

“Gì cơ?” hắn đáp và nóng lòng muốn lên đường.

“Làm sạch”, nữ cảnh sát trả lời.

Roussard vội vã tìm ra một câu trả lời thích hợp cho câu hỏi. Hắn không biết người phụ nữ đang nói về chuyện gì. Cái cách cô chạm tay vào tay lái của hắn, chắc chắn phải liên quan đến chiếc xe. Được dạy rằng cách nói dối đơn giản nhất luôn là giải pháp tốt nhất, Roussard tỏ ra không biết “Tôi vừa mới mua chiếc xe được một tuần và tôi vẫn đang học cách làm quen với nó”.

Nữ cảnh sát tuần tra bãi biển Virginia mỉm cười bước đi.

Khi Roussard lái xe đi, đồng nghiệp của cô hỏi “Chuyện quái quỷ đó là thế nào? Làm sạch cái gì? Cô có biết gì về mô tô đâu?”.

“Đúng, nhưng tôi biết về Người nhái hải quân Hoa kỳ và anh ta không phải là một trong số ấy. Nếu không, hẳn anh ta phải biết tôi đang nói về cái gì”.

“Thôi nào”, một cảnh sát khác lên tiếng, “Cô hết ca rồi. Nghỉ ngơi đi”.

Người phụ nữ nhìn anh ta “Gã đó không làm anh bận tâm à?”

“Tôi đã từng ở trong quân đội. Và tất nhiên những cái nhãn dán vào thùng xe của anh ta khiến tôi rất quan tân. Nhưng là một người dân trên bờ biển Virginia, tôi đã học được cách sống chung với những điều ấy”.

Người phụ nữ gật đầu “Thế còn việc anh ta đỗ chiếc xe tải ở đay? Dockery rất ghét loại xe RV này. Ông ấy và Dall’au chẳng bao giờ cho ai đỗ qua đêm cả. Nếu anh có trót đỗ đậu xe ở đây,thì cũng nên biết điều mà đưa mình và chiếc xe đi chỗ khác ngay lập tức”.

“Thì sao?”.

“Nghĩa là có cái gì đó không ổn”.

Đồng nghiệp của cô gật đầu. “Tôi sẽ vào trong làm một vại bia”.

“Vào trong đó”, cô nói, “Hãy tìm Doc và bảo ông ấy ra ngoài này. Tôi muốn nói chuyện”.

“Thế trong lúc ấy cô làm gì?”.

Rút từ trong túi áo ra một khẩu súng, nữ cảnh sát đáp “Tôi sẽ đi xem xét quanh đây”.

Đêm khuya hôm đó

Quán rượu – Thùng máu Bãi biển Virginia, bang Virginia

Nói một cách chính xác, quán Bar ven biển Virginia, bang Virginia không có tên gọi – chí ít người ta cũng không hề nhìn thấy cái tên nào bên ngoài cấu trúc đổ nát hay bất kì kí hiệu nào tại bãi đỗ bẩn thỉu của nó. Như khách hàng của nó, nơi này không hề muốn thu hút sự chú ý của người khác.

Ban đầu, nó được biết đến với cái tên “The Bucket of Blood” hay gọi tắt là “The Bucket”. Nguồn gốc của cái tên vẫn chỉ là phán đoán. Một câu chuyện đã được thêu dệt để dân thành phố hoặc du khách tránh xa. “The bucket” là một quán rượu dành cho các chiến binh cổ xưa.

Rõ ràng, quán bar đã phục vụ những người lính thuộc đơn vị đặc biệt của Hải quân Hoa Kỳ, nhưng nó mở cửa phục vụ bất kì ai thuộc đơn vị đặc biệt của bất cứ đội quân nào.

“The Bucket” còn là điểm dừng chân của một nhóm người khác, những người cũng từng là lính – các thành viên đã về hưu của đội cảnh sát tuần tra biển Virginia.

Quán mở cửa bảy ngày trong tuần. Không gì giống một đêm âm u khi bước chân tới quán. Bất chấp lượng khách ít ỏi, quán vẫn đầy những khách quen. Vì chủ quán là Andre Dall’au và Kevin Dockery, hai cựu viên của đội Người nhái Hải quân số 2, “The Bucket” được coi là ngôi nhà thứ hai của cả đội.

Cung cách bài trí của quán rượu vẫn như thường lệ, có rất nhiều tấm biển đề tên loại bia và công ty sản xuất gắn đèn nê-ông sáng lóa. Nhưng điều khiển “The Bucket” trở nên độc đáo là những thứ mà khách hàng mang đến. Ví dụ như trong khi tổng trấn thành Vơ –ni đã ra lệnh cho các thương gia của Vơ-ni mang châu báu về để góp phần làm thành phố thêm hùng mạnh, thì Dall’au và Dockery khẳng định rõ rằng họ hi vọng các khách quen của họ mang hàng hóa từ các chuyến công du nước ngoài về để góp phần làm rạng danh “The Bucket”.

Thách thức ấy được mọi người nghiêm túc thực hiện thế nên “The Bucket” đã trở thành một bảo tàng mini, trưng bày những đồ lưu niệm từ các chuyến công cán trên khắp thế giới. Từ chiếc đài Saddam Hussein dùng để nghe khi ông này bị bắt giữ, cho đến con dao mà Neil Robbert của đội Người nhái Hải quân dùng ở Afghanistan khi bị hết đạn súng và lựu đạn. Bộ sưu tập của “The Bucket” thật lạ thường.

Trên thực tế, chủ nhân của những món đồ này đã giao chúng cho giám đốc bảo tàng Người nhái hải quân lưu giữ và phân loại chúng. Bảo tàng mini nổi tiếng từ đó và khiến các trung tâm lưu giữ uy tín nhất đất nước vô cùng ghen tị.

Vì đây là cơ sở của Người nhái Hải quân nên rất nhiều món đồ được bài trí theo phong cách của họ. Trên một bức tường có treo bức tranh của cựu người nhái Peter Carolan thuộc lực lượng Người nhái Hải quân Hoa Kỳ trong khi làm nhiệm vụ tại Việt Nam.

Một góc khác là nơi được mọi người rất trân trọng. Một chiếc áo gi-lê, mặt nạ bơi và con dao MK3 gài trên thắt lưng nằm sau một chiếc bàn tròn nhỏ cùng một chiếc mũ của thủy thủ và một chiếc ghế trống để tưởng nhớ đến những người đồng nghiệp đã ngã xuống. Trên một mảng tường khác là những bức hình của từng người lính thuộc lực lượng Người nhái Hải quân Hoa Kỳ thiệt mạng trong khi làm nhiệm vụ kể từ khi cuộc chiến chống khủng bố bắt đầu.

Ngoài ra, còn có một lưỡi lê có nguồn gốc từ Irắc, một khẩu AK-47 Afghanistan và những tấm áp-phích của các bộ phim về Người nhái Hải quân Hoa Kỳ, phim The Rock và một sinh vật có kích cỡ bằng người thật từ Hồ Đen và một tấm chân dung màu của Zarqawi sau khi bị quả bom rơi trúng đầu.

Còn có một bộ sưu tập tiền giấy của Phi-lip-pin, khối các nước Trung Đông, Châu phi, Nam Mỹ và rất nhiều quốc gia khác, những nơi Người nhái Hải quân Hoa Kỳ từng đi qua.

Cạnh đó là những bức tranh từ chương trình không gian Apollo và người nhái phá hủy dưới nước, những người tham gia cứu hộ các phi hành gia sau khi họ rơi xuống biển.

Phía trên lối vào chính của “The Bucket” đập ngay vào mắt khách hàng là khẩu hiệu “Ngày dễ chịu duy nhất là ngày hôm qua”. Món đồ mơi nhất của “The Bucket” mà Dockery và Dall’au buộc phải trưng bày không dễ chịu cho lắm. Nó được chuyển đến từ Colorado thông qua hệ thống chuyển phát nhanh DHL và họ phải đọc thư của Scot Harvath để hiểu được họ đang xem cái gì.

Hai người bị Ronaldo Palmera tra tấn và sát hại tại Afghanistan từng là khách hàng của “The Bucket”. Mặc dù các chủ nhân của “The Bucket” muốn trưng bày khuôn mặt say rượu của Palmera hơn, nhưng một tấm ảnh hắn nằm chết trên đường phố Meehico cùng với cái cáng đã đưa hắn ra đó và đôi giày ghê gớm của hắn lại thú vị hơn nhiều.

Là cựu thành viên của đội Người nhái hải quân Hoa Kỳ số 2, Harvath từng là khách ruột của “The Bucket”. Những món đồ anh đóng góp cho bảo tàng mini của quán rượu đều là những huyền thoại. Dockery và Dall’au thường đùa rằng cứ với tốc độ đóng góp ấy, họ sẽ phải xây thêm một ngôi nhà và lấy tên anh đặt cho nó.

Bên ngoài, tại bãi đỗ xe của “The Bucket”, Philippe Roussard nhắm mắt hít một hơi thật sâu. Hắn cảm nhận được xung quanh quen thuộc từ phần xa nhất của cơ thể. Đó là cảm giác không thể tả nổi mà hắn từng được nghe người ta gọi là” kích thích”.

Cảm giác mơ màng ấy kéo dài không lâu. Cái mùi bốc ra từ lọ dầu Vicks Vaporub xộc vào mũi hắn khủng khiếp hệt như cái mùi tỏa ra từ những túi rác chất đống sau lưng hắn. Hắn cảm ơn thánh Ala vì đã không còn ngửi thấy mùi từ năm mươi nhăm thùng dầu đi-ê-zen và vì đã nhắc nhở hắn rằng chuyện này sẽ sớm chấm dứt. Bước ra khỏi chiếc RV, hắn đóng cửa và khóa lại. Hắn vòng ra phía sau, mỉm cười với một người Nhái hải quân Hoa Kỳ mà hắn đã dán vào đuôi xe. Một cái nhắc tới những quân nhân bị mất tích trong chiến tranh và một cái có ghi chiếc RV của Philippe Roussard thuộc về bãi đỗ xe của quán “The Bucket” đều sẽ đổi ý khi nhìn thấy những cái nhãn phía đuôi xe.

Chuyện đó cũng chẳng ảnh hưởng gì. Roussard không định ở lại đây quá lâu. Trên thực tế, hắn vừa kéo chiếc mô tô mới tậu từ thùng xe xuống và buộc đằng sau chiếc RV thì 2 cảnh sát tuần tra bãi biển Virginia hết phiên gác tiến đến. Mặc dù họ mặc thường phục, nhưng tác phong của những nhà thực thi pháp luật ở họ mách bảo Roussard rằng họ là cảnh sát.

“Này, anh không được để chiếc xe đó ở đây”, người cao lớn hơn nói. Theo phản xạ, Roussard đặt tay vào khẩu súng lục Glock 9 ly giấu bên trong áo khoác, nhưng hắn dừng lại ngay.

“Nhất là khi nó bốc mùi như thế” nữ đồng nghiệp của anh ta nói thêm.

“Lần cuối cùng anh dọn thùng xe là khi nào?”.

“Lâu lắm rồi”, Roussard vừa nói vừa cố nặn ra một nụ cười.

“Tôi chỉ đùa anh thôi”, nam cảnh sát nói trong lúc chỉ vào chiếc mô tô. “Anh có chiếc Kawasaki đẹp quá”.

“Cảm ơn anh”.

“Anh đang sống trong mơ, đúng không? Không gì ngoài anh và nó. Giá mà Đội phá hủy dưới nước trông thấy”.

Roussard lịch sự gật đầu và kéo hẳn chiếc mô tô từ trên thùng xe xuống.

“Anh chưa uống li nào, đúng không?” nữ cảnh sát hỏi trong lúc Roussard lôi từ trong túi trước ra một chùm chìa khóa.

“Chưa”, hắn đáp. “Tôi còn phải làm vài việc vặt nữa. Tôi sẽ quay lại ngày”.

Ở hắn có cái gì đó cô không thích. Hắn có thân hình cân đối, bảnh trai, nhưng chỉ riêng những đặc điểm ấy chưa làm nên một người nhái hải quân Hoa Kỳ. “Chắc chắn Doc rất hào phóng khi cho phép anh để đồ ở đây”.

“Chắc chắn rồi”, Roussard nói, hắn bắt đầu cảm thấy có cái gì đó không ổn.

“Anh định ở lại bao lâu?” người phụ nữ hỏi.

“Thì có gì khác nào”, đồng nghiệp của cô đáp. “Cô quan tâm đến anh chàng này hay cái gì hả?”

“Có thể lắm chứ” nữ cảnh sát trả lời. Quay lại phía Roussard, cô hỏi “Anh định lưu lại đây vài ngày chứ?”.

“Không”, Roussard nói. “Ngày mai tôi phải lên đường rồi”.

Người phụ nữ nhìn đầy thất vọng “Tệ quá”.

“Đừng để ý đến cô ấy”, đồng nghiệp của cô đáp. “Khi nào anh quay lại, chúng ta sẽ vào trong.

Chúng tôi sẽ mời anh một cốc bia”.

Leo lên chiếc mô tô, Roussard nói “Hay quá”

Nổ máy chiếc xe, hắn đội mũ bảo hiểm lên và chuẩn bị nhấn ga thì người phụ nữ đặt tay lên tay lái và nói “Anh đã làm sạch chiếc xe chưa?”.

“Gì cơ?” hắn đáp và nóng lòng muốn lên đường.

“Làm sạch”, nữ cảnh sát trả lời.

Roussard vội vã tìm ra một câu trả lời thích hợp cho câu hỏi. Hắn không biết người phụ nữ đang nói về chuyện gì. Cái cách cô chạm tay vào tay lái của hắn, chắc chắn phải liên quan đến chiếc xe. Được dạy rằng cách nói dối đơn giản nhất luôn là giải pháp tốt nhất, Roussard tỏ ra không biết “Tôi vừa mới mua chiếc xe được một tuần và tôi vẫn đang học cách làm quen với nó”.

Nữ cảnh sát tuần tra bãi biển Virginia mỉm cười bước đi.

Khi Roussard lái xe đi, đồng nghiệp của cô hỏi “Chuyện quái quỷ đó là thế nào? Làm sạch cái gì? Cô có biết gì về mô tô đâu?”.

“Đúng, nhưng tôi biết về Người nhái hải quân Hoa kỳ và anh ta không phải là một trong số ấy. Nếu không, hẳn anh ta phải biết tôi đang nói về cái gì”.

“Thôi nào”, một cảnh sát khác lên tiếng, “Cô hết ca rồi. Nghỉ ngơi đi”.

Người phụ nữ nhìn anh ta “Gã đó không làm anh bận tâm à?”

“Tôi đã từng ở trong quân đội. Và tất nhiên những cái nhãn dán vào thùng xe của anh ta khiến tôi rất quan tân. Nhưng là một người dân trên bờ biển Virginia, tôi đã học được cách sống chung với những điều ấy”.

Người phụ nữ gật đầu “Thế còn việc anh ta đỗ chiếc xe tải ở đay? Dockery rất ghét loại xe RV này. Ông ấy và Dall’au chẳng bao giờ cho ai đỗ qua đêm cả. Nếu anh có trót đỗ đậu xe ở đây,thì cũng nên biết điều mà đưa mình và chiếc xe đi chỗ khác ngay lập tức”.

“Thì sao?”.

“Nghĩa là có cái gì đó không ổn”.

Đồng nghiệp của cô gật đầu. “Tôi sẽ vào trong làm một vại bia”.

“Vào trong đó”, cô nói, “Hãy tìm Doc và bảo ông ấy ra ngoài này. Tôi muốn nói chuyện”.

“Thế trong lúc ấy cô làm gì?”.

Rút từ trong túi áo ra một khẩu súng, nữ cảnh sát đáp “Tôi sẽ đi xem xét quanh đây”.

Bình luận