Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Ba Người Lính Ngự Lâm

Chương 7 : Nội tình mấy chàng ngự lâm quân

Tác giả: Alexander Dumas
Chọn tập

Khi D’ Artagnan ra khỏi điện Louvre và hỏi ý kiến các bạn nên dùng vào việc gì – phần chia của mình số bốn mươi đồng vàng đó Athos khuyên chàng nên đặt một bữa ăn ngon ở Pom de Panh, Porthos khuyên nên thuê một người hầu, còn Aramis khuyên nên có một cô nhân tình ưng ý.

Bữa chén được thực hiện ngay hôm ấy, và người hầu đã phục vụ ngay. Bữa chén được Athos đặt, còn người hầu, Porthos kiếm giúp. Đó là một gã Pica mà chàng ngự lâm huênh hoang này thuê được ngay ngày hôm ấy và đúng dịp ấy, trên cầu De la Tuốcnen trong khi gã ta đang vừa đi quanh quẩn vừa nhổ xuống nước.

Porthos đã cho rằng việc gã ta làm là bằng chứng của một tư chất chín chắn và thâm trầm và chàng đã mang gã theo mà không cần ai giới thiệu. Bộ dạng bệ vệ của chàng quý tộc mà Planchet, tên gã Pica(1) tưởng mình sẽ hầu hạ chàng ta, khiến gã mê ngay, nhưng gã hơi thất vọng khi thấy vị trí đó đã có một chiến hữu tên là Mousqueton, và khi Porthos cắt nghĩa cho gã là nhà mình tuy lớn, nhưng không kham nổi hai người đầy tớ và gã phải vào phục vụ D’ artagnan. Tuy nhiên khi gã tham dự bữa trưa mà chủ gã thết đãi và gã thấy ông chủ rút từ túi một nắm tiền vàng ra trả, gã tin đã gặp vận và cảm ơn Trời cho gã rơi vào tay một ông vua Crésus(2). Gã kiên trì giữ ý kiến ấy cho tới sau bữa tiệc mà những đồ ăn thừa đã khiến gã bù lại những bữa nhịn đói nhịn khát dài ngày. Nhưng đến tối, khi sửa soạn giường ngủ cho chủ, những ảo mộng của Planchet tàn lụi. Đồ nội thất chỉ duy nhất có cái giường và căn nhà chỉ có phòng đợi và phòng ngủ. Planchet ngủ trong phòng đợi trên một cái chăn lôi từ giường của D’ artagnan mà chàng đã bỏ không dùng.

Athos về phần mình cũng có một chàng hầu tên là Crimô, được chàng huấn luyện cho công việc phục vụ một cách rất đặc biệt. Athos, một tôn ông danh giá, là một người lặng lẽ ít nói. Đã năm hoặc sáu năm chàng sống trong tình bạn bè thân thiết và sâu sắc nhất với các đồng đội của mình là Porthos và Aramis, những người này nhớ rõ luôn thấy chàng mỉm cười nhưng không bao giờ nghe thấy tiếng chàng cười. Lời lẽ chàng nói thường vẫn tắt và biểu cảm, luôn chỉ nói những gì muốn nói, không thêm gì, không mua vui, không màu mè hoa mỹ, không kiểu cách. Cuộc chuyện trò của chàng là một sự việc, không thêm mắm thêm muối.

Cho dù Athos mới xấp xỉ ba mươi, có một thân hình và trí tuệ tuyệt vời, không ai thấy chàng có tình nhân. Chàng không bao giờ nói tới đàn bà. Có điều chàng không ngăn người khác nói về đàn bà trước mặt chàng, dù thật dễ nhận thấy về loại chuyện đó, nếu chàng có xen vào thì cũng chỉ là những lời lẽ chua cay, những quan niệm chán đời, và chàng hoàn toàn khó chịu. Sự kín đáo tính lẩn tránh xã hội, và sự lầm lì biến chàng thành gần như một ông già. Để khỏi làm đảo lộn thói quen của chàng, Grimaud vậy là cũng phải quen với việc vâng lời chàng chỉ bằng một cử chỉ hoặc đơn giản chỉ là một cái máy môi. Chàng chỉ nói thành lời với hắn trong những trường hợp cực kỳ quan trọng.

Đôi khi Grimaud, kẻ vừa sợ chủ như sợ lửa, lại vừa hoàn toàn gắn bó và vô cùng kính trọng tài năng của chủ, tưởng rằng mình hoàn toàn hiểu chủ muốn gì, lao ngay đi thi hành mệnh lệnh, lại hóa ra làm ngược lại. Lúc đó Athos chỉ nhún vai, chẳng hề nổi giận, tẩn cho Grimaud mấy cái. Những hôm đó chàng mới nói một ít.

Porthos, như người ta có thể thấy, tính cách đối lập hẳn với Athos, không những nói nhiều, mà còn nói to, tuy với chàng chẳng quan trọng gì. Công bằng mà nói, dù người ta nghe hay không, chàng nói vì khoái được nói và khoái được nghe. Chàng nói về tất cả mọi thứ trừ khoa học, vin cớ từ hồi nhỏ ở lĩnh vực này, nhưng đã có mối căm ghét thâm căn cố đế các nhà bác học.

Chàng không được uy nghi bằng Athos, và cái cảm nghĩ về sự thấp kém của mình về chuyện đó, đã làm chàng thường bất công với con người quý tộc này ngay từ buổi ban đầu mới quen biết nhau, khiến chàng vì vậy thường cố chơi trội bằng những trang phục lộng lẫy. Nhưng, chỉ với chiếc áo choàng ngự lâm giản dị và chỉ riêng bằng cách ngẩng đầu ra sau và tiến bước, Athos ngay tức khắc đã giữ được vị trí xứng đáng với mình và đẩy anh chàng Porthos xuống hạng dưới rồi. Porthos tự an ủi bằng cách phao tin ầm ĩ ở phòng đợi của ông De Treville và trong các đơn vị cận vệ của điện Louvre về những vận may của mình mà Athos không bao giờ nói tới. Và lúc này, sau khi đã chuyển từ giới quý tộc nghi lễ sang giới quý tộc kiếm cung, từ triều phục sang tước Nam, chẳng còn vấn đề gì hơn với Porthos là một công chúa nước ngoài mong muốn đem đến cho chàng một tài sản khổng lồ.

Một ngạn ngữ cổ nói “Thầy nào, tớ ấy”. Ta hãy chuyển từ người hầu của Athos sang người hầu của Porthos, từ Grimaud sang Mousqueton.

Mousqueton là người Noócmăng mà chủ của hắn đã đổi từ cái tên hòa bình là Bonlface(3) thành một cái tên cực kỳ kêu hơn là Mousqueton(4). Hắn vào phục vụ Porthos với điều kiện chỉ được mặc và ở, nhưng thật sang. Hắn chỉ đòi được dành cho hai giờ mỗi người để cống hiến cho một công nghệ có thể cưng cấp cho hắn những nhu cầu khác. Porthos thỏa thuận như thế, càng tốt cho chàng. Chàng may cho Mousqueton những áo chẽn bằng những áo cũ và áo choàng thay đổi của mình, và nhờ một gã thợ may rất thông minh chữa lại cho hắn những đồ cũ của chàng thành mới bằng cách lộn trong ra ngoài, gã này còn có một mụ vợ thường bị nghi ngờ là muốn hạ thấp những thói quen quý tộc của Porthos. Mousqueton với những quần áo chữa lại ấy, mặt mũi tươi cười đi theo hầu chàng:

Còn về Aramis, thì tính cách đã được phơi bày đầy đủ, cái tính cách này, thật ra cũng giống như các đồng đội của mình, chúng ta có thể theo dõi sự phát triển của nó qua tên hầu của chàng là Bazin. Bởi niềm hy vọng rằng chủ hắn một ngày nào đó lại thụ giáo, nên hắn luôn mặc đồ đen như kẻ hầu của một tu sĩ. Đó là một tay người miền Bêrích, khoảng ba nhăm tới bốn mươi tuổi, hiền lành, ôn hòa, mập mạp, giữ việc đọc các sách kinh mà chủ dành cho những giờ nhàn rỗi, bần cùng lắm mới phải làm cho họ một bữa trưa, ít món nhưng thật ngon. Ngoài ra, câm, mù, điếc, và nhất mực trung thành.

Giờ thì chúng ta đã biết ít ra cũng là bề ngoài, chủ và tớ, ta chuyển sang nơi ở của họ.

Athos sống ở phố Fréjus, cách vườn Luxembourg mấy bước chân. Cơ ngơi của chàng gồm hai phòng nhỏ, bài trí rất tinh tươm, trong một ngôi nhà cho thuê sẵn đồ đạc mà nữ chủ nhân còn trẻ và còn thật đẹp, đôi mắt hiền đưa tình với chàng một cách vô ích. Vài mảnh còn lại của một thời huy hoàng đã qua, chói lọi đây đó trên các dãy tường của một nơi ở khiêm nhường; đó là một thanh gươm chẳng hạn, giàu hoa văn Đamát(5) gợi cho người ta nhớ đến thời Frăngxoa đệ nhất, và chỉ chuôi gươm thôi, nạm nhiều đá quý có thể đã đáng giá hai trăm đồng tiền vàng mà vào những lúc túng quẫn nhất, Athos cũng không bao giờ chịu cầm cố hay đem bán. Thanh gươm đó từ lâu đã là tham vọng của Porthos, Porthos có thể cho đi mười năm tuổi thọ để có được thanh gươm đó.

Một hôm Porthos có một cuộc hẹn hò với một nữ Quận chúa, chàng cố thử mượn thanh gươm ấy của Athos. Athos, không nói gì dốc hết túi, nhặt tất cả những đồ trang sức, túi tiền, tua ngự và chuỗi vòng vàng, biếu cả cho Porthos. Còn về thanh gươm, Athos bảo chàng, nó đã được gắn liền vào chỗ của nó, và chỉ rời khỏi đấy khi chủ nó cũng rời khỏi nơi của mình. Ngoài thanh gươm ra, còn có một bức chân dung vẽ một quý ông thời Vua Henri III, sắc phục sang trọng nhất, và chân dung đó có một số nét giống Athos, một số nét tương đồng về gia hệ, chứng tỏ vị đại thần đó, hiệp sĩ phục vụ nhà Vua, là tổ tiên của chàng.

Cuối cùng, một cái hộp bằng kim hoàn lộng lẫy, có cùng gia huy như thanh gươm và bức chân dung đặt trên giữa lò sưởi, vênh váo khủng khiếp với những đồ bầy biện còn lại. Athos luôn mang theo chìa khóa chiếc hộp đó trong người. Nhưng một hôm chàng mở cái hộp trước mặt Porthos và Porthos đã có thể tin rằng cái hộp chỉ đựng các bức thư và các giấy tờ, những bức thư tình và giấy tờ của gia đình, chắc thế.

Porthos ở một căn nhà rất rộng và bề ngoài rất hào nhoáng ở phố Chuồng chim câu cũ. Mỗi lần chàng cùng một người bạn nào đó đi qua những cửa sổ nhà mình, Mousqueton bao giờ cũng quần áo hầu tươm tất ở bên một cửa sổ, và Porthos lại vênh mặt giơ tay nói: Nơi mình ở đó! Nhưng không bao giờ người ta thấy chàng ở nhà, không bao giờ chàng mời ai lên đấy, và chẳng ai có thể nghĩ cái vẻ bề ngoài hào nhoáng ấy bên trong thực sự có những của cải gì.

Còn về Aramis, chàng sống ở một căn nhà nhỏ gồm khuê phòng, một phòng ăn và một phòng ngủ, phòng này ở tầng trệt trông ra một vườn nhỏ xanh tươi bóng mát, hàng xóm không thể nhìn qua được.

Về D’ artagnan, chúng ta biết chàng ở thế nào rồi, và ta đã làm quen với người hầu của chàng, gã Planchet.

D’ artagnan bản tính tò mò như những người được phú cho cái tài đa mưu túc kế, đem hết sức để tìm hiểu xem Athos, Porthos và Aramis đúng ra là người thế nào. Bởi dưới những cái tên chinh chiến đó, mỗi người đều giấu một cái tên quý tộc của mình, nhất là Athos cách xa hàng dặm đã thấy được mùi của một bậc đại công hầu. Vì vậy chàng hỏi Porthos để có được những thông tin về Athos và Aramis, và hỏi Aramis để biết Porthos.

Khốn thay bản thân Porthos cũng chỉ biết về cuộc đời của người bạn thầm lặng của mình qua những gì toát ra mà thôi.

Người ta đồn Athos đã gặp phải những bất hạnh lớn trong những chuyện yêu đương, và một sự phản bội ghê tởm đã đầu độc mãi mãi cuộc đời của con người hào hoa này. Sự phản bội ấy như thế nào? Mọi người đều không biết.

Còn như Porthos, ngoại trừ cái tên thật của chàng mà chỉ ông De Treville mới biết, cũng như tên thật của hai người bạn mình, cuộc đời của chàng thật dễ hiểu. Tự phụ và tuềnh toàng, người ta nhìn suốt được qua chàng như qua một tấm pha lê.

Điều duy nhất khiến có thể làm người điều tra sai lạc là việc người ta đi tin vào tất cả mọi điều hay cái tốt chàng nói về mình.

Aramis có vẻ chẳng có một bí mật nào, lại là một chàng trai ngấm ngầm những bí mật, ít trả lời những câu hỏi về người khác và lẩn tránh những câu người ta hỏi về mình. Một hôm, D’ artagnan sau khi đã hỏi Aramis rất lâu về Porthos, từ đó biết được cái tin đồn về vận đỏ của chàng ngự lâm với một nàng công chúa, lại cũng muốn biết những chuyện phiêu lưu tình ái của người đang đối thoại với mình như thế nào, liền hỏi:

– Thế còn anh, người đồng đội thân mến của tôi, anh nói về các nữ Nam tước, nữ Bá tước và công chúa nương nương của những người khác, còn anh thì sao?

– Xin lỗi – Aramis ngắt lời – tôi nói bởi vì Porthos tự nói ra, bởi vì anh ấy toang toang nói ra những điều hay ho đó trước mặt tôi. Nhưng quý cậu D’ artagnan thân mến ạ, hãy tin rằng, nếu tôi nắm được những chuyện đó từ một nguồn tin khác, hoặc anh ấy thổ lộ ra với tôi sẽ chẳng có một vị nghe thú tội nào kín tiếng hơn tôi đâu.

– Tôi tin như thế mà – D’ artagnan nói tiếp – nhưng rốt cuộc, tôi thấy hình như, bản thân anh, anh cũng khá quen thuộc với các gia huy, bằng chứng là chiếc khăn tay thêu ấy và nhờ nó tôi có vinh dự làm quen với anh.

Aramis lần này chẳng hề tức giận, mà chàng giữ thái độ nhã nhặn nhất, thân ái trả lời:

– Bạn thân mến, đừng quên tôi vẫn muốn thuộc nhà thờ, và tôi trốn tránh tất cả những cơ hội đàng điếm. Cái khăn tay cậu thấy không hề được trao cho tôi mà là bị một trong những người bạn tôi bỏ quên ở nhà tôi. Tôi phải nhặt lấy để khỏi làm tổn hại đến thanh danh của bạn tôi và người đàn bà mà anh ấy yêu.

– Còn như tôi, tôi không hề có, và không hề muốn có nhân tình, noi theo tấm gương rất chí lý về mặt đó của Athos, người cũng chẳng có gì hơn tôi.

– Nhưng quỷ ạ? Anh đâu phải là tu viện trưởng, mà là ngự lâm quân kia mà.

– Tạm thời là ngự lâm quân như Giáo chủ nói thôi, ngự lâm quân bất đắc dĩ, mà người của nhà thờ lại ở trong tim, tin tôi đi.

– Athos và Porthos đã nhét tôi vào đấy, chiểm lĩnh tôi. Lúc sắp được thụ phong, tôi đã có một va vấp nhỏ với… Nhưng việc đó không liên can gì mav tới cậu, và tôi đã chiếm mất thì giờ quý báu của cậu rồi.

– Không hề gì, việc đó làm tôi thích lắm – D’ artagnan nói to và lúc này, tôi tuyệt nhiên không có việc gì để làm.

– Phải, nhưng tôi, tôi còn một quyển kinh phải đọc – Aramis trả lời – rồi lại còn mấy vần thơ phải làm mà bà De Eghiông yêu cầu tôi rồi tiếp đến, tôi phải qua phố Saint Ônôrê, để mua son cho bà De Chevreuse. Cậu thấy đấy, bạn thân mến, nếu như cậu chẳng vội gì, tôi lại rất vội.

Và Aramis thân mật chìa tay cho người đồng đội trẻ của mình xin được cáo lui.

Dù dày công đến mấy, D’ artagnan vẫn không thể biết gì hơn về ba người bạn mới của mình. Chàng đành hiện thời hãy cứ tin vào tất của những gì họ nói về quá khứ của họ, hy vọng vào những phát hiện chắc chắn hơn và sâu rộng hơn trong tương lai. Trong khi chờ đợi, chàng coi Athos như Akin Porthos như Ajắc(6) và Aramis như Jôdép(7), vả chăng, cuộc sống của bốn chàng trai trẻ rất vui tươi.

Athos cờ bạc, và luôn đen đủi. Song, chàng không vay các bạn một xu, cho dù túi tiền của chàng không ngừng phục vụ họ và khi chơi chịu, chàng luôn đánh thức chủ nợ lúc sáu giờ sáng để trả món nợ đêm trước.

Porthos hay chơi hăng máu. Những hôm đó, nếu được, người ta thấy chàng ăn mặc lộng lẫy, thái độ ngạo mạn, nếu thua, chàng biến mất mấy ngày liền không thấy tăm hơi, sau đó chàng xuất hiện, mặt nhợt nhạt, bộ dạng thuỗn ra, nhưng có tiền trong túi.

Còn Aramis, chàng không bao giờ bài bạc. Chàng đích thị là một lính ngự lâm tồi nhất và một thực khách vô duyên nhất.

Chàng luôn có nhu cầu làm việc. Đôi khi, giữa một bữa ăn trưa, trong hơi men của rượu vang, trong chuyện trò đang sôi nổi, khi ai nấy đều tin còn phải ngồi tại bàn vài ba tiếng nữa, thì Aramis xem đồng hồ, đứng lên với nụ cười niềm nở xin phép mọi người phải đi để thỉnh giáo một nhà thần học ngụy lý(8) mà chàng đã có hẹn. Những lần khác chàng trở về cái tổ của mình để viết một luận văn, và yêu cầu các bạn đừng làm mình bị phân tâm.

Trong khi đó Athos mỉm một nụ cười dễ thương man mác, rất thích hợp với bộ mặt cao quý của mình, và Porthos thì vừa uống vừa rủa rằng Aramis sẽ mãi mãi chỉ là một mục sư cỡ thôn xóm.

Planchet, người hầu của D’ artagnan đeo đuổi vận may của mình một cách lịch sự. Hắn nhận ba mươi xu mỗi ngày. Và trong một tháng hai ngày hắn về nhà vui như chim sáo và niềm nở với chủ. Nhưng khi cơn gió hẩm hiu bắt đầu thổi lên khoản gia chánh ở phố Phu đào huyệt, nghĩa là khi số bốn mươi đồng vàng của Vua Louis XIII đã bị ngốn hết hoặc gần như thế, hắn bắt đầu ca cẩm khiến Athos thấy lợm giọng, Porthos thấy hỗn láo và Aramis thấy lố bịch. Athos khuyên D’ artagnan thải tên vô lại ấy Porthos muốn phải đánh đã và Aramis cho rằng một ông chủ phải được nghe những lời ca ngợi mình.

– Nói như các anh thì dễ – D’ artagnan nói – Athos, anh sống câm lặng với Grimaud, cấm hắn nói, do đó, không bao giờ nặng lời với hắn. Còn anh, Porthos, anh sống vương giả, anh như một vị thánh đổi tên Mousqueton của anh. Cuối cùng anh, Aramis luôn luôn phân tâm bởi những nghiên cứu thần học, anh tạo cảm hứng sùng kính sâu sắc cho bác hầu Bazin của anh, một con người hiền lành ngoan đạo. Nhưng tôi là kẻ không địa vị chắc chắn, không tài sản, không phải ngự lâm quân mà cũng chẳng quân cận vệ, làm sao tôi gây được lòng yêu mến, sự nể sợ hoặc lòng kính trọng của Planchet?

– Sự việc nghiêm trọng rồi! – Ba người bạn trả lời – Đó là công việc nội tình. Với người hầu cũng phải như với đàn bà thôi, phải tỏ ngay mình là chủ, nếu muốn giữ họ ở lại với mình. Cậu hãy nghĩ kỹ đi!

D’ artagnan suy nghĩ và cho rằng trước hết hãy tạm đánh cho Planchet một trận rồi hắn sẽ làm việc một cách có ý thức thôi. Thế rồi, sau khi đã nện hắn, chàng cấm hắn không được rời khỏi công việc nếu không được phép, chàng nói thêm: “Bởi vì ta không thể cứ xúi quẩy mãi, ta đang mong đợi không gì lay chuyển nổi những vận hội tốt đẹp hơn. Vận may của người cũng sẽ đến nếu còn ở bên ta. Và ta là một ông chủ quá tất nên không để người lỡ vận may bằng cách chấp nhận cho nghỉ việc như người yêu cầu đâu.

Cách xử sự đó khiến mấy người bạn đều rất phục. Planchet cũng phục và không nói đến chuyện ra đi nữa.

Bốn người bạn trẻ như sống trong một cộng đồng.

D’ artagnan chưa mắc thói quen nào khi từ tính nhỏ đến và rơi vào một thế giới hoàn toàn mới mẻ với mình, noi theo ngay những thói quen của các bạn.

Mùa đông, dậy lúc tám giờ, mùa hè, sáu giờ đến nhà ông Treville nhận khẩu lệnh và nghe ngóng công việc. D’ artagnan, dù chưa phải ngự lâm quân, vẫn thực hiện công việc với giờ giấc chính xác đáng khen. Chàng luôn đi gác, vì luôn đi theo một trong ba người đến phiên gác của họ. Cả doanh trại ngự lâm quân, mọi người đều biết chàng là ai cũng coi chàng là một đồng đội tốt. Ông De Treville ngay buổi tiếp xúc ban đầu đã đánh giá cao chàng và thật lòng yêu mến, không ngừng tiến cử chàng với nhà Vua.

Về phần mình, ba chàng ngự lâm rất yêu quý người bạn trẻ. Tình bạn đã liên kết bốn con người lại với nhau và nhu cầu ngày gặp nhau ba bốn lần hoặc cho việc quyết đấu, hoặc vì công việc, hoặc để vui chơi, khiến họ không ngừng chạy theo nhau như hình với bóng và người ta luôn gặp những con người không thể tách rời nhau ấy tìm nhau từ vườn hoa Luychxămbua đến quảng trường Saint-Sulpice hoặc từ phố Chuồng chim câu cũ đến vườn Luxembourg.

Trong khi chờ đợi, những lời hứa hẹn của ông De Treville cũng được xúc tiến. Rồi một hôm, nhà Vua hạ lệnh cho ông Hiệp sĩ des Essarts lấy D’ artagnan vào làm thiếu sinh quân trong đại đội cận vệ của ông. D’ artagnan thở dài khoác bộ quần áo cận vệ mà chàng những muốn các thêm mười năm tuổi thọ để đổi lấy chiếc áo ngự lâm quân. Nhưng ông De Treville hứa sự ưu ái đó sau hai năm tập sự, vả chăng, việc tập sự có thể rút ngắn nếu D’ artagnan có cơ hội lại làm một việc gì hữu ích cho nhà Vua hoặc lập được một chiến công chói lọi. Sau khi được hứa hẹn như vậy D’ artagnan rút lui và từ ngày hôm sau, bắt đầu việc quân ngũ.

– Thế là đến lượt Athos, Porthos và Aramis đi gác với D’ artagnan khi đến phiên chàng. Đại đội của Hiệp sĩ des Essarts nhận cả bốn người như thế, thay vì một người, hôm nhận D’ Artagnan.

Chú thích:

(1) Dân thuộc tỉnh Picardy ở Tây Bắc nước Pháp, nổi tiếng ương bướng

(2) Crésus: vua của Lydia vùng Tiểu Á, thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, nổi tiếng giàu có.

(3) Bonlface: tên các giáo hoàng thế kỷ 8, không hiếu chiến

(4) Mousqueton – khẩu súng trường

(5) Damas: thuộc Syrie, nổi tiếng về nhưng kiếm lưỡi cong nhất là đoản kiếm

(6) Achile: Akin; Aiax, Ajắc – Những nhân vật anh hùng nhất và nhì trong thần thoại Hy Lạp trong việc chiếm thành Troie.

(7) Joseph: Ý nói cha Jôdép mệnh danh Đức ông xám của Giáo chủ Richelieu – thích hợp với lòng sùng tín của Aramis và việc muốn trở lại nhà thờ của chàng.

(8) Thần học quan tâm đến việc giảl quyết những trường hợp của ý thức

Khi D’ Artagnan ra khỏi điện Louvre và hỏi ý kiến các bạn nên dùng vào việc gì – phần chia của mình số bốn mươi đồng vàng đó Athos khuyên chàng nên đặt một bữa ăn ngon ở Pom de Panh, Porthos khuyên nên thuê một người hầu, còn Aramis khuyên nên có một cô nhân tình ưng ý.

Bữa chén được thực hiện ngay hôm ấy, và người hầu đã phục vụ ngay. Bữa chén được Athos đặt, còn người hầu, Porthos kiếm giúp. Đó là một gã Pica mà chàng ngự lâm huênh hoang này thuê được ngay ngày hôm ấy và đúng dịp ấy, trên cầu De la Tuốcnen trong khi gã ta đang vừa đi quanh quẩn vừa nhổ xuống nước.

Porthos đã cho rằng việc gã ta làm là bằng chứng của một tư chất chín chắn và thâm trầm và chàng đã mang gã theo mà không cần ai giới thiệu. Bộ dạng bệ vệ của chàng quý tộc mà Planchet, tên gã Pica(1) tưởng mình sẽ hầu hạ chàng ta, khiến gã mê ngay, nhưng gã hơi thất vọng khi thấy vị trí đó đã có một chiến hữu tên là Mousqueton, và khi Porthos cắt nghĩa cho gã là nhà mình tuy lớn, nhưng không kham nổi hai người đầy tớ và gã phải vào phục vụ D’ artagnan. Tuy nhiên khi gã tham dự bữa trưa mà chủ gã thết đãi và gã thấy ông chủ rút từ túi một nắm tiền vàng ra trả, gã tin đã gặp vận và cảm ơn Trời cho gã rơi vào tay một ông vua Crésus(2). Gã kiên trì giữ ý kiến ấy cho tới sau bữa tiệc mà những đồ ăn thừa đã khiến gã bù lại những bữa nhịn đói nhịn khát dài ngày. Nhưng đến tối, khi sửa soạn giường ngủ cho chủ, những ảo mộng của Planchet tàn lụi. Đồ nội thất chỉ duy nhất có cái giường và căn nhà chỉ có phòng đợi và phòng ngủ. Planchet ngủ trong phòng đợi trên một cái chăn lôi từ giường của D’ artagnan mà chàng đã bỏ không dùng.

Athos về phần mình cũng có một chàng hầu tên là Crimô, được chàng huấn luyện cho công việc phục vụ một cách rất đặc biệt. Athos, một tôn ông danh giá, là một người lặng lẽ ít nói. Đã năm hoặc sáu năm chàng sống trong tình bạn bè thân thiết và sâu sắc nhất với các đồng đội của mình là Porthos và Aramis, những người này nhớ rõ luôn thấy chàng mỉm cười nhưng không bao giờ nghe thấy tiếng chàng cười. Lời lẽ chàng nói thường vẫn tắt và biểu cảm, luôn chỉ nói những gì muốn nói, không thêm gì, không mua vui, không màu mè hoa mỹ, không kiểu cách. Cuộc chuyện trò của chàng là một sự việc, không thêm mắm thêm muối.

Cho dù Athos mới xấp xỉ ba mươi, có một thân hình và trí tuệ tuyệt vời, không ai thấy chàng có tình nhân. Chàng không bao giờ nói tới đàn bà. Có điều chàng không ngăn người khác nói về đàn bà trước mặt chàng, dù thật dễ nhận thấy về loại chuyện đó, nếu chàng có xen vào thì cũng chỉ là những lời lẽ chua cay, những quan niệm chán đời, và chàng hoàn toàn khó chịu. Sự kín đáo tính lẩn tránh xã hội, và sự lầm lì biến chàng thành gần như một ông già. Để khỏi làm đảo lộn thói quen của chàng, Grimaud vậy là cũng phải quen với việc vâng lời chàng chỉ bằng một cử chỉ hoặc đơn giản chỉ là một cái máy môi. Chàng chỉ nói thành lời với hắn trong những trường hợp cực kỳ quan trọng.

Đôi khi Grimaud, kẻ vừa sợ chủ như sợ lửa, lại vừa hoàn toàn gắn bó và vô cùng kính trọng tài năng của chủ, tưởng rằng mình hoàn toàn hiểu chủ muốn gì, lao ngay đi thi hành mệnh lệnh, lại hóa ra làm ngược lại. Lúc đó Athos chỉ nhún vai, chẳng hề nổi giận, tẩn cho Grimaud mấy cái. Những hôm đó chàng mới nói một ít.

Porthos, như người ta có thể thấy, tính cách đối lập hẳn với Athos, không những nói nhiều, mà còn nói to, tuy với chàng chẳng quan trọng gì. Công bằng mà nói, dù người ta nghe hay không, chàng nói vì khoái được nói và khoái được nghe. Chàng nói về tất cả mọi thứ trừ khoa học, vin cớ từ hồi nhỏ ở lĩnh vực này, nhưng đã có mối căm ghét thâm căn cố đế các nhà bác học.

Chàng không được uy nghi bằng Athos, và cái cảm nghĩ về sự thấp kém của mình về chuyện đó, đã làm chàng thường bất công với con người quý tộc này ngay từ buổi ban đầu mới quen biết nhau, khiến chàng vì vậy thường cố chơi trội bằng những trang phục lộng lẫy. Nhưng, chỉ với chiếc áo choàng ngự lâm giản dị và chỉ riêng bằng cách ngẩng đầu ra sau và tiến bước, Athos ngay tức khắc đã giữ được vị trí xứng đáng với mình và đẩy anh chàng Porthos xuống hạng dưới rồi. Porthos tự an ủi bằng cách phao tin ầm ĩ ở phòng đợi của ông De Treville và trong các đơn vị cận vệ của điện Louvre về những vận may của mình mà Athos không bao giờ nói tới. Và lúc này, sau khi đã chuyển từ giới quý tộc nghi lễ sang giới quý tộc kiếm cung, từ triều phục sang tước Nam, chẳng còn vấn đề gì hơn với Porthos là một công chúa nước ngoài mong muốn đem đến cho chàng một tài sản khổng lồ.

Một ngạn ngữ cổ nói “Thầy nào, tớ ấy”. Ta hãy chuyển từ người hầu của Athos sang người hầu của Porthos, từ Grimaud sang Mousqueton.

Mousqueton là người Noócmăng mà chủ của hắn đã đổi từ cái tên hòa bình là Bonlface(3) thành một cái tên cực kỳ kêu hơn là Mousqueton(4). Hắn vào phục vụ Porthos với điều kiện chỉ được mặc và ở, nhưng thật sang. Hắn chỉ đòi được dành cho hai giờ mỗi người để cống hiến cho một công nghệ có thể cưng cấp cho hắn những nhu cầu khác. Porthos thỏa thuận như thế, càng tốt cho chàng. Chàng may cho Mousqueton những áo chẽn bằng những áo cũ và áo choàng thay đổi của mình, và nhờ một gã thợ may rất thông minh chữa lại cho hắn những đồ cũ của chàng thành mới bằng cách lộn trong ra ngoài, gã này còn có một mụ vợ thường bị nghi ngờ là muốn hạ thấp những thói quen quý tộc của Porthos. Mousqueton với những quần áo chữa lại ấy, mặt mũi tươi cười đi theo hầu chàng:

Còn về Aramis, thì tính cách đã được phơi bày đầy đủ, cái tính cách này, thật ra cũng giống như các đồng đội của mình, chúng ta có thể theo dõi sự phát triển của nó qua tên hầu của chàng là Bazin. Bởi niềm hy vọng rằng chủ hắn một ngày nào đó lại thụ giáo, nên hắn luôn mặc đồ đen như kẻ hầu của một tu sĩ. Đó là một tay người miền Bêrích, khoảng ba nhăm tới bốn mươi tuổi, hiền lành, ôn hòa, mập mạp, giữ việc đọc các sách kinh mà chủ dành cho những giờ nhàn rỗi, bần cùng lắm mới phải làm cho họ một bữa trưa, ít món nhưng thật ngon. Ngoài ra, câm, mù, điếc, và nhất mực trung thành.

Giờ thì chúng ta đã biết ít ra cũng là bề ngoài, chủ và tớ, ta chuyển sang nơi ở của họ.

Athos sống ở phố Fréjus, cách vườn Luxembourg mấy bước chân. Cơ ngơi của chàng gồm hai phòng nhỏ, bài trí rất tinh tươm, trong một ngôi nhà cho thuê sẵn đồ đạc mà nữ chủ nhân còn trẻ và còn thật đẹp, đôi mắt hiền đưa tình với chàng một cách vô ích. Vài mảnh còn lại của một thời huy hoàng đã qua, chói lọi đây đó trên các dãy tường của một nơi ở khiêm nhường; đó là một thanh gươm chẳng hạn, giàu hoa văn Đamát(5) gợi cho người ta nhớ đến thời Frăngxoa đệ nhất, và chỉ chuôi gươm thôi, nạm nhiều đá quý có thể đã đáng giá hai trăm đồng tiền vàng mà vào những lúc túng quẫn nhất, Athos cũng không bao giờ chịu cầm cố hay đem bán. Thanh gươm đó từ lâu đã là tham vọng của Porthos, Porthos có thể cho đi mười năm tuổi thọ để có được thanh gươm đó.

Một hôm Porthos có một cuộc hẹn hò với một nữ Quận chúa, chàng cố thử mượn thanh gươm ấy của Athos. Athos, không nói gì dốc hết túi, nhặt tất cả những đồ trang sức, túi tiền, tua ngự và chuỗi vòng vàng, biếu cả cho Porthos. Còn về thanh gươm, Athos bảo chàng, nó đã được gắn liền vào chỗ của nó, và chỉ rời khỏi đấy khi chủ nó cũng rời khỏi nơi của mình. Ngoài thanh gươm ra, còn có một bức chân dung vẽ một quý ông thời Vua Henri III, sắc phục sang trọng nhất, và chân dung đó có một số nét giống Athos, một số nét tương đồng về gia hệ, chứng tỏ vị đại thần đó, hiệp sĩ phục vụ nhà Vua, là tổ tiên của chàng.

Cuối cùng, một cái hộp bằng kim hoàn lộng lẫy, có cùng gia huy như thanh gươm và bức chân dung đặt trên giữa lò sưởi, vênh váo khủng khiếp với những đồ bầy biện còn lại. Athos luôn mang theo chìa khóa chiếc hộp đó trong người. Nhưng một hôm chàng mở cái hộp trước mặt Porthos và Porthos đã có thể tin rằng cái hộp chỉ đựng các bức thư và các giấy tờ, những bức thư tình và giấy tờ của gia đình, chắc thế.

Porthos ở một căn nhà rất rộng và bề ngoài rất hào nhoáng ở phố Chuồng chim câu cũ. Mỗi lần chàng cùng một người bạn nào đó đi qua những cửa sổ nhà mình, Mousqueton bao giờ cũng quần áo hầu tươm tất ở bên một cửa sổ, và Porthos lại vênh mặt giơ tay nói: Nơi mình ở đó! Nhưng không bao giờ người ta thấy chàng ở nhà, không bao giờ chàng mời ai lên đấy, và chẳng ai có thể nghĩ cái vẻ bề ngoài hào nhoáng ấy bên trong thực sự có những của cải gì.

Còn về Aramis, chàng sống ở một căn nhà nhỏ gồm khuê phòng, một phòng ăn và một phòng ngủ, phòng này ở tầng trệt trông ra một vườn nhỏ xanh tươi bóng mát, hàng xóm không thể nhìn qua được.

Về D’ artagnan, chúng ta biết chàng ở thế nào rồi, và ta đã làm quen với người hầu của chàng, gã Planchet.

D’ artagnan bản tính tò mò như những người được phú cho cái tài đa mưu túc kế, đem hết sức để tìm hiểu xem Athos, Porthos và Aramis đúng ra là người thế nào. Bởi dưới những cái tên chinh chiến đó, mỗi người đều giấu một cái tên quý tộc của mình, nhất là Athos cách xa hàng dặm đã thấy được mùi của một bậc đại công hầu. Vì vậy chàng hỏi Porthos để có được những thông tin về Athos và Aramis, và hỏi Aramis để biết Porthos.

Khốn thay bản thân Porthos cũng chỉ biết về cuộc đời của người bạn thầm lặng của mình qua những gì toát ra mà thôi.

Người ta đồn Athos đã gặp phải những bất hạnh lớn trong những chuyện yêu đương, và một sự phản bội ghê tởm đã đầu độc mãi mãi cuộc đời của con người hào hoa này. Sự phản bội ấy như thế nào? Mọi người đều không biết.

Còn như Porthos, ngoại trừ cái tên thật của chàng mà chỉ ông De Treville mới biết, cũng như tên thật của hai người bạn mình, cuộc đời của chàng thật dễ hiểu. Tự phụ và tuềnh toàng, người ta nhìn suốt được qua chàng như qua một tấm pha lê.

Điều duy nhất khiến có thể làm người điều tra sai lạc là việc người ta đi tin vào tất cả mọi điều hay cái tốt chàng nói về mình.

Aramis có vẻ chẳng có một bí mật nào, lại là một chàng trai ngấm ngầm những bí mật, ít trả lời những câu hỏi về người khác và lẩn tránh những câu người ta hỏi về mình. Một hôm, D’ artagnan sau khi đã hỏi Aramis rất lâu về Porthos, từ đó biết được cái tin đồn về vận đỏ của chàng ngự lâm với một nàng công chúa, lại cũng muốn biết những chuyện phiêu lưu tình ái của người đang đối thoại với mình như thế nào, liền hỏi:

– Thế còn anh, người đồng đội thân mến của tôi, anh nói về các nữ Nam tước, nữ Bá tước và công chúa nương nương của những người khác, còn anh thì sao?

– Xin lỗi – Aramis ngắt lời – tôi nói bởi vì Porthos tự nói ra, bởi vì anh ấy toang toang nói ra những điều hay ho đó trước mặt tôi. Nhưng quý cậu D’ artagnan thân mến ạ, hãy tin rằng, nếu tôi nắm được những chuyện đó từ một nguồn tin khác, hoặc anh ấy thổ lộ ra với tôi sẽ chẳng có một vị nghe thú tội nào kín tiếng hơn tôi đâu.

– Tôi tin như thế mà – D’ artagnan nói tiếp – nhưng rốt cuộc, tôi thấy hình như, bản thân anh, anh cũng khá quen thuộc với các gia huy, bằng chứng là chiếc khăn tay thêu ấy và nhờ nó tôi có vinh dự làm quen với anh.

Aramis lần này chẳng hề tức giận, mà chàng giữ thái độ nhã nhặn nhất, thân ái trả lời:

– Bạn thân mến, đừng quên tôi vẫn muốn thuộc nhà thờ, và tôi trốn tránh tất cả những cơ hội đàng điếm. Cái khăn tay cậu thấy không hề được trao cho tôi mà là bị một trong những người bạn tôi bỏ quên ở nhà tôi. Tôi phải nhặt lấy để khỏi làm tổn hại đến thanh danh của bạn tôi và người đàn bà mà anh ấy yêu.

– Còn như tôi, tôi không hề có, và không hề muốn có nhân tình, noi theo tấm gương rất chí lý về mặt đó của Athos, người cũng chẳng có gì hơn tôi.

– Nhưng quỷ ạ? Anh đâu phải là tu viện trưởng, mà là ngự lâm quân kia mà.

– Tạm thời là ngự lâm quân như Giáo chủ nói thôi, ngự lâm quân bất đắc dĩ, mà người của nhà thờ lại ở trong tim, tin tôi đi.

– Athos và Porthos đã nhét tôi vào đấy, chiểm lĩnh tôi. Lúc sắp được thụ phong, tôi đã có một va vấp nhỏ với… Nhưng việc đó không liên can gì mav tới cậu, và tôi đã chiếm mất thì giờ quý báu của cậu rồi.

– Không hề gì, việc đó làm tôi thích lắm – D’ artagnan nói to và lúc này, tôi tuyệt nhiên không có việc gì để làm.

– Phải, nhưng tôi, tôi còn một quyển kinh phải đọc – Aramis trả lời – rồi lại còn mấy vần thơ phải làm mà bà De Eghiông yêu cầu tôi rồi tiếp đến, tôi phải qua phố Saint Ônôrê, để mua son cho bà De Chevreuse. Cậu thấy đấy, bạn thân mến, nếu như cậu chẳng vội gì, tôi lại rất vội.

Và Aramis thân mật chìa tay cho người đồng đội trẻ của mình xin được cáo lui.

Dù dày công đến mấy, D’ artagnan vẫn không thể biết gì hơn về ba người bạn mới của mình. Chàng đành hiện thời hãy cứ tin vào tất của những gì họ nói về quá khứ của họ, hy vọng vào những phát hiện chắc chắn hơn và sâu rộng hơn trong tương lai. Trong khi chờ đợi, chàng coi Athos như Akin Porthos như Ajắc(6) và Aramis như Jôdép(7), vả chăng, cuộc sống của bốn chàng trai trẻ rất vui tươi.

Athos cờ bạc, và luôn đen đủi. Song, chàng không vay các bạn một xu, cho dù túi tiền của chàng không ngừng phục vụ họ và khi chơi chịu, chàng luôn đánh thức chủ nợ lúc sáu giờ sáng để trả món nợ đêm trước.

Porthos hay chơi hăng máu. Những hôm đó, nếu được, người ta thấy chàng ăn mặc lộng lẫy, thái độ ngạo mạn, nếu thua, chàng biến mất mấy ngày liền không thấy tăm hơi, sau đó chàng xuất hiện, mặt nhợt nhạt, bộ dạng thuỗn ra, nhưng có tiền trong túi.

Còn Aramis, chàng không bao giờ bài bạc. Chàng đích thị là một lính ngự lâm tồi nhất và một thực khách vô duyên nhất.

Chàng luôn có nhu cầu làm việc. Đôi khi, giữa một bữa ăn trưa, trong hơi men của rượu vang, trong chuyện trò đang sôi nổi, khi ai nấy đều tin còn phải ngồi tại bàn vài ba tiếng nữa, thì Aramis xem đồng hồ, đứng lên với nụ cười niềm nở xin phép mọi người phải đi để thỉnh giáo một nhà thần học ngụy lý(8) mà chàng đã có hẹn. Những lần khác chàng trở về cái tổ của mình để viết một luận văn, và yêu cầu các bạn đừng làm mình bị phân tâm.

Trong khi đó Athos mỉm một nụ cười dễ thương man mác, rất thích hợp với bộ mặt cao quý của mình, và Porthos thì vừa uống vừa rủa rằng Aramis sẽ mãi mãi chỉ là một mục sư cỡ thôn xóm.

Planchet, người hầu của D’ artagnan đeo đuổi vận may của mình một cách lịch sự. Hắn nhận ba mươi xu mỗi ngày. Và trong một tháng hai ngày hắn về nhà vui như chim sáo và niềm nở với chủ. Nhưng khi cơn gió hẩm hiu bắt đầu thổi lên khoản gia chánh ở phố Phu đào huyệt, nghĩa là khi số bốn mươi đồng vàng của Vua Louis XIII đã bị ngốn hết hoặc gần như thế, hắn bắt đầu ca cẩm khiến Athos thấy lợm giọng, Porthos thấy hỗn láo và Aramis thấy lố bịch. Athos khuyên D’ artagnan thải tên vô lại ấy Porthos muốn phải đánh đã và Aramis cho rằng một ông chủ phải được nghe những lời ca ngợi mình.

– Nói như các anh thì dễ – D’ artagnan nói – Athos, anh sống câm lặng với Grimaud, cấm hắn nói, do đó, không bao giờ nặng lời với hắn. Còn anh, Porthos, anh sống vương giả, anh như một vị thánh đổi tên Mousqueton của anh. Cuối cùng anh, Aramis luôn luôn phân tâm bởi những nghiên cứu thần học, anh tạo cảm hứng sùng kính sâu sắc cho bác hầu Bazin của anh, một con người hiền lành ngoan đạo. Nhưng tôi là kẻ không địa vị chắc chắn, không tài sản, không phải ngự lâm quân mà cũng chẳng quân cận vệ, làm sao tôi gây được lòng yêu mến, sự nể sợ hoặc lòng kính trọng của Planchet?

– Sự việc nghiêm trọng rồi! – Ba người bạn trả lời – Đó là công việc nội tình. Với người hầu cũng phải như với đàn bà thôi, phải tỏ ngay mình là chủ, nếu muốn giữ họ ở lại với mình. Cậu hãy nghĩ kỹ đi!

D’ artagnan suy nghĩ và cho rằng trước hết hãy tạm đánh cho Planchet một trận rồi hắn sẽ làm việc một cách có ý thức thôi. Thế rồi, sau khi đã nện hắn, chàng cấm hắn không được rời khỏi công việc nếu không được phép, chàng nói thêm: “Bởi vì ta không thể cứ xúi quẩy mãi, ta đang mong đợi không gì lay chuyển nổi những vận hội tốt đẹp hơn. Vận may của người cũng sẽ đến nếu còn ở bên ta. Và ta là một ông chủ quá tất nên không để người lỡ vận may bằng cách chấp nhận cho nghỉ việc như người yêu cầu đâu.

Cách xử sự đó khiến mấy người bạn đều rất phục. Planchet cũng phục và không nói đến chuyện ra đi nữa.

Bốn người bạn trẻ như sống trong một cộng đồng.

D’ artagnan chưa mắc thói quen nào khi từ tính nhỏ đến và rơi vào một thế giới hoàn toàn mới mẻ với mình, noi theo ngay những thói quen của các bạn.

Mùa đông, dậy lúc tám giờ, mùa hè, sáu giờ đến nhà ông Treville nhận khẩu lệnh và nghe ngóng công việc. D’ artagnan, dù chưa phải ngự lâm quân, vẫn thực hiện công việc với giờ giấc chính xác đáng khen. Chàng luôn đi gác, vì luôn đi theo một trong ba người đến phiên gác của họ. Cả doanh trại ngự lâm quân, mọi người đều biết chàng là ai cũng coi chàng là một đồng đội tốt. Ông De Treville ngay buổi tiếp xúc ban đầu đã đánh giá cao chàng và thật lòng yêu mến, không ngừng tiến cử chàng với nhà Vua.

Về phần mình, ba chàng ngự lâm rất yêu quý người bạn trẻ. Tình bạn đã liên kết bốn con người lại với nhau và nhu cầu ngày gặp nhau ba bốn lần hoặc cho việc quyết đấu, hoặc vì công việc, hoặc để vui chơi, khiến họ không ngừng chạy theo nhau như hình với bóng và người ta luôn gặp những con người không thể tách rời nhau ấy tìm nhau từ vườn hoa Luychxămbua đến quảng trường Saint-Sulpice hoặc từ phố Chuồng chim câu cũ đến vườn Luxembourg.

Trong khi chờ đợi, những lời hứa hẹn của ông De Treville cũng được xúc tiến. Rồi một hôm, nhà Vua hạ lệnh cho ông Hiệp sĩ des Essarts lấy D’ artagnan vào làm thiếu sinh quân trong đại đội cận vệ của ông. D’ artagnan thở dài khoác bộ quần áo cận vệ mà chàng những muốn các thêm mười năm tuổi thọ để đổi lấy chiếc áo ngự lâm quân. Nhưng ông De Treville hứa sự ưu ái đó sau hai năm tập sự, vả chăng, việc tập sự có thể rút ngắn nếu D’ artagnan có cơ hội lại làm một việc gì hữu ích cho nhà Vua hoặc lập được một chiến công chói lọi. Sau khi được hứa hẹn như vậy D’ artagnan rút lui và từ ngày hôm sau, bắt đầu việc quân ngũ.

– Thế là đến lượt Athos, Porthos và Aramis đi gác với D’ artagnan khi đến phiên chàng. Đại đội của Hiệp sĩ des Essarts nhận cả bốn người như thế, thay vì một người, hôm nhận D’ Artagnan.

Chú thích:

(1) Dân thuộc tỉnh Picardy ở Tây Bắc nước Pháp, nổi tiếng ương bướng

(2) Crésus: vua của Lydia vùng Tiểu Á, thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, nổi tiếng giàu có.

(3) Bonlface: tên các giáo hoàng thế kỷ 8, không hiếu chiến

(4) Mousqueton – khẩu súng trường

(5) Damas: thuộc Syrie, nổi tiếng về nhưng kiếm lưỡi cong nhất là đoản kiếm

(6) Achile: Akin; Aiax, Ajắc – Những nhân vật anh hùng nhất và nhì trong thần thoại Hy Lạp trong việc chiếm thành Troie.

(7) Joseph: Ý nói cha Jôdép mệnh danh Đức ông xám của Giáo chủ Richelieu – thích hợp với lòng sùng tín của Aramis và việc muốn trở lại nhà thờ của chàng.

(8) Thần học quan tâm đến việc giảl quyết những trường hợp của ý thức

Chọn tập
Bình luận