Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Ba Người Lính Ngự Lâm

Chương 8 : Một âm mưu trong triều

Tác giả: Alexander Dumas
Chọn tập

Tuy nhiên, bốn mươi đồng vàng của Vua Louis XIII, cũng như tất cả mọi thứ trên đời này sau khi đã có khởi đầu, phải có kết thúc, và từ lúc nó kết thúc, bốn người đồng ngũ của chúng ta rơi vào cảnh khó khăn. Lúc đầu, ảnh hưởng dùng tiền riêng của mình cưu mang cả hội được ít lâu, Porthos kế tiếp và nhờ một trong những cuộc đi biệt tăm mọi người đã quen, chàng chu cấp cho nhu cầu của mọi người thêm được nửa tháng. Cuối cùng đến lượt Aramis, chàng vui vẻ thực hiện, và theo chàng nói, nhờ bán những cuốn sách thần học đã kiếm được mấy đồng vàng.

Vậy là như thường lệ, họ phải cầu cứu ông De Treville xin ông tạm ứng trước một phần tiền lương, nhưng số tiền tạm ứng đó không thể giúp gì mấy cho ba chàng ngự lâm đang mắc những món nợ nóng quá hạn, và một chàng cận vệ chưa mắc nợ.

Cuối cùng, khi thấy sắp hoàn toàn rỗng rúi, bằng một nỗ lực cuối cùng, họ gom góp được tám hay mười đồng vàng để Porthos chơi bạc. Khốn nạn thay, chàng đang canh đen, thua sạch, thêm hai nhăm đồng vàng đánh chịu.

Thế là khó khăn trở thành túng quẫn, người ta thấy những kẻ đói ăn có kẻ hầu đi theo chạy đốn các bến sông và các đơn vị cận vệ kiếm chác tại nhà bạn hữu ở bên ngoài tất cả những bữa trưa có thể kiếm được, bởi theo ý kiến Aramis, trong lúc sung túc phải rắc các bữa ăn ra bốn phía để thu lại một vài bữa lúc cơ nhỡ.

Athos được mời ăn bốn lần, lần nào cũng kéo theo các bạn và lũ người hầu. Porthos có sáu cơ hội và cũng để các bạn cùng hưởng. Aramis được tám. Đó là một người mà người ta đã có thể nhận ra, nói ít làm nhiều.

Còn về D’ artagnan, chưa quen biết một ai trong kinh thành chỉ tìm được một bữa điểm tâm bằng sôcôla tại nhà một ông linh mục người cùng quê, và một bữa trưa tại nhà một tay lính kèn của đội cận vệ. Chàng dẫn theo đoàn quân của mình đến nhà ông linh mục, ngốn sạch lượng thức ăn dự trữ của ông trong hai tháng, và tại nhà người lính kèn được anh ta đãi rất thịnh soạn.

Nhưng, như Planchet nói, ngay cả khi ăn căng bụng ra, vẫn chỉ là một lần ăn.

D’ artagnan cảm thấy khá hổ thẹn vì chỉ có được một bữa rưỡi, bởi bữa điểm tâm tại nhà ông linh mục chỉ có thể tính là nửa bữa để khoản đãi các đồng đội của mình, đáp lại những bữa tiệc linh đình mà Athos, Porthos và Aramis kiếm được. Chàng tin mình là gánh nặng cho cả hội, trong thiện tâm hoàn toàn thơ trẻ của mình, quên rằng mình đã nuôi cả hội trong vòng một tháng, và băn khoăn day dứt rất nhiều. Chàng nghĩ mối liên kết này của bốn con người trẻ tuổi, dũng cảm, táo bạo và năng động, phải có một mục đích khác những cuộc dạo chơi, bại háng, những bài học đấu gươm và những lời nhạo báng ít nhiều dí dỏm.

Quả vậy, bốn người như họ, bốn con người hết lòng với nhau từ tiền nong đến tính mạng, bốn con người luôn nâng đỡ nhau không bao giờ lùi bước thực thi riêng rẽ hoặc cùng nhau những quyết định chung, bốn cánh tay uy hiếp bốn phương trời hoặc quy tụ về một hướng, tất yếu phải mở ra một con đường tới cái đích muốn đạt được, hoặc ngấm ngầm hoặc công khai, hoặc bằng mìn nổ hòặc bằng hào rãnh, hoặc bằng cơ mưu, hoặc bằng sức mạnh… dù cái đích còn xa hay được bảo vệ vững chắc. Điều duy nhất khiến D’ artagnan lấy làm lạ là các bạn đồng ngũ không hề nghĩ đến điều đó. Chàng đang nghĩ tới điều đó, riêng chàng còn nghiêm túc nữa, đào sâu trong óc mình để tìm một hướng đi cho cái sức mạnh duy nhất được nhân lên bốn lần, và với nó, chàng tin chắc như chiếc đòn bẩy mà ácsimét đi tìm, có thể nâng bổng cả thế giới. Đang nghĩ vậy thì có tiếng gõ cửa khẽ. D’ artagnan đánh thức Planchet và ra lệnh mở cửa.

Nói đến câu “D’ artagnan đánh thức Planchet” bạn đọc đừng nghĩ đang đêm hoặc trời chưa sáng. Không! Bốn giờ chiều vừa điểm. Hai giờ trước đó, Planchet đến xin ông chủ ăn trưa, ông chủ trả lời bằng ngạn ngữ : “Đi ngủ là người ấy ăn trưa” và Planchet ăn trưa bằng cách ngủ.

Một người được dẫn vào nhà, dáng vẻ giản dị và có vẻ là một thị dân.

Planchet thay cho món tráng miệng, rất muốn được nghe lỏm chuyện, nhưng người thị dân tuyên bố với D’ artagnan rằng, điều mà người này định nói với chàng là quan trọng và phải giữ kín, nên muốn chỉ còn hai người với nhau.

D’ artagnan đuổi Planchet ra và mời khách ngồi.

Phải mất đến một lúc yên lặng, hai người chỉ nhìn nhau như để làm quen trước đã, sau đó D’ artagnan mới nghiêng mình tỏ ý chàng đang chờ nghe. Người thị dân nói:

– Tôi nghe nói ông D’ artagnan như một chàng trai trẻ vô cùng dũng cảm và cái danh tiếng mà ông xứng đáng được hưởng đã khiến tôi quyết định thổ lộ với ông một điều bí mật.

– Xin ông cứ nói – D’ artagnan bảo, trong lòng linh cảm thấy một điều gì có lợi – Ông nói đi.

Người thị dân lại ngừng một lúc rồi tiếp tục:

– Thưa ông, tôi có một người vợ là người chăm lo khăn áo cho Hoàng hậu, một người không thiếu ngôn ngoan và sắc đẹp. Người ta xui tôi cưới nàng thế là đã được ba năm, dù nàng chỉ có một chút vốn nhỏ, bởi vì ông De la Porte, người mặc áo bào cho Hoàng hậu là cha đỡ đầu của nàng và che chở cho nàng…

– Rồi sao nữa, thưa ông? – D’ artagnan hỏi.

– Rồi thì! – Người thị dân tiếp – Rồi thì! Thưa ông, vợ tôi bị bắt cóc sáng hôm qua, khi vừa ra khỏi phòng làm việc.

– Và ai đã bắt cóc vợ ông?

– Tôi không biết chắc lắm, thưa ông, nhưng tôi ngờ một người.

– Cậy chứ cái kẻ ông ngờ ấy là người nào?

– Một người, đã theo đuổi nàng từ lâu.

– Chết tiệt?

– Nhưng ông có muốn tôi nói ra với ông – người thị dân tiếp tục rằng tôi tin trong chuyện này, ít vấn đề tình ái hơn là chính trị.

– Ít tình ái hơn là chính trị ư? – D’ artagnan lặp lại với vẻ đang suy nghĩ rất nhiều – Vậy ông nghi ngờ gì?

– Tôi không biết liệu tôi có nên nói với ông điều tôi nghi ngờ không?

– Thưa ông, ông sẽ thấy tôi tuyệt đối chẳng đòi hỏi gì ông cả. Chính ông là người đã đến đây. Chính ông đã nói với tôi rằng ông có một bí mật muốn thổ lộ với tôi. Vậy ông cứ làm theo ý ông, còn thì giờ để ông rút lui mà.

– Không, thưa ông, đối với tôi, ông có vẻ một chàng trai lương thiện, và tôi tin tưởng ở ông. Vậy là tôi tin rằng không phải tại tình yêu của vợ tôi mà nàng bị bắt giữ, mà là do tình yêu của một vị phu nhân quyền thế hơn vợ tôi nhiều.

– À, à, hẳn là tại những mối tình của phu nhân De Bois-Tracy chăng? – D’ artagnan nói, muốn tỏ vẻ hiểu những việc triều đình, trước mặt người thị dân.

– Cao hơn, thưa ông, cao hơn.

– Của phu nhân De Eghiông?

– Còn cào hơn nữa.

– Của phu nhân De Chevreuse?

– Cao hơn, cao hơn nhiều!

– Của nương… – D’ artagnan dừng lại.

– Vâng, thưa ông – người thị dân trả lời rất khẽ, đủ để nghe thấy, tỏ vẻ hoảng sợ.

– Và với ai?

– Còn với ai được nếu không phải với Công tước de…

– Công tước de…

– Vâng, thưa ông! – người thị dân trả lời, cố làm cho giọng mình câm hơn.

– Nhưng làm sao ông biết mọi chuyện đó?

– Chà, làm sao tôi biết ư?

– Phải, làm sao ông biết được? Không có chuyện tâm sự nửa vời ấy, hoặc, ông hiểu đấy.

– Tôi biết được là do vợ tôi, thưa ông, do chính vợ tôi.

– Vợ ông biết chuyện… nhưng do ai?

– Do ông De la Porte. Tôi đã chẳng nói với ông nàng là con gái đỡ đầu của ông De la Porte, người tin cẩn của Hoàng hậu sao?

– Thế đấy? Ông De la Porte đã sắp đặt nàng bên cạnh Nương nương để cho Hoàng hậu tội nghiệp của chúng ta bị nhà Vua bỏ rơi, bị Giáo chủ do thám, bị tất cả phản bội như thế, có người để tâm sự.

– À, à! Thế là rõ ra rồi! – D’ artagnan nói.

– Mà, thưa ông, vợ tôi về nhà cách đây đã bốn ngày. Một trong những điều kiện của nàng trong hôn lễ của chúng tôi là một tuần nàng phải về gặp tôi hai lần, bởi vì như tôi vinh dự cho ông biết vợ tôi yêu tôi lắm. Và hôm ấy vợ tôi về thổ lộ với tôi là Hoàng hậu trong lúc này đang có những nỗi lo sợ lớn.

– Thật vậy ư?

– Vâng, Giáo chủ hình như đang theo dõi và ngược đãi bà hơn bao giờ hết. Ngài không thể tha thứ cho và về chuyện sarabande(1). Ông biết chuyện sarabande chứ?

– Ôi dào, tôi biết chứ! – D’ artagnan trả lời, thật ra là chả biết gì cả, nhưng muốn làm ra vẻ thông thạo.

– Đến nỗi, bây giờ, không còn là căm ghét nữa mà là trả thù.

– Thật thế à?

– Và Hoàng hậu tin…

– Sao, Hoàng hậu tin gì?

– Bà tin rằng người ta đã mạo tên bà viết thư cho Công tước De Buckingham.

– Mạo tên Hoàng hậu?

– Vâng, để làm cho Công tước phải đến Paris, và một khi đã đến Paris, sẽ lôi ông ta vào một cái bẫy nào đó.

– Quỷ sứ? Nhưng vợ ông, thưa ông thân mến, bà ấy có liên can gì đến mọi chuyện này?

– Người ta biết cô ấy hết lòng tận tụy với Hoàng hậu và người ta muốn tách cô ấy ra khỏi Nương nương hoặc hăm dọa cô ấy để nắm được những bí mật của Nương nương, hoặc dụ dỗ cô ấy để sử dụng như một tên gián điệp.

– Có thể lắm – D’ artagnan nói – nhưng cái người bắt cóc bà ấy, ông biết chứ?

– Tôi đã nói với ông tôi tin là biết hắn.

– Tên hắn?

– Tôi không biết tên, điều tôi biết chỉ là hắn chính là thuộc hạ của Giáo chủ, kể bán linh hồn cho ông ta.

– Nhưng ông đã nhìn thấy hắn chứ?

– Vâng, một hôm vợ tôi đã chỉ cho tôi.

– Hắn ta có dấu hiệu gì đặc biệt để người ta có thể nhận ra không?

– Ồ, có chứ, đó là một quý ông, bộ dạng kiêu kỳ, râu tóc đen, da sạm, mắt sắc, răng trấng và một cái sẹo ở thái dương.

– Một sẹo ở thái dương! – D’ artagnan kêu lên và cùng với cái đó là răng trắng, mắt sắc, da sạm, râu tóc đen, dáng vẻ kiêu kỳ, chính là cái người ở Măng của ta rồi!

– Ông nói, người của ông?

– Phải, phải, nhưng cái đó chẳng liên can gì đến chuyện này.

– Không tôi nhầm, cái đó trái lại đơn giản hóa vấn đề rất nhiều.

– Nếu người của ông cũng là người của tôi, thì bằng một đòn, tôi sẽ hai lần trả thù, có thế thôi. Nhưng biết tìm hắn ở đâu?

– Tôi chẳng biết ở đâu cả.

– Ông không có nguồn tin nào về nơi ở của hắn ư?

– Không tí nào. Một hôm tôi đưa vợ tôi đến điện Louvre, cô ấy vừa vào thì hắn đi ra, và cô ấy đã chỉ hắn cho tôi.

– Quỷ thật? Quỷ thật! – D’ artagnan lẩm bẩm – Tất cả cái ấy đều mơ hồ. Do ai mà ông biết vợ ông bị bắt cóc.

– Do ông De la Porte.

– Ông ta cho ông biết một chi tiết nào đó chứ?

– Chẳng một chi tiết nào.

– Và ông không biết gì từ một nguồn tin nào khác à?

– Có chứ, tôi nhận được…

– Được cái gì?

– Nhưng tôi không biết liệu mình không phải đã phạm vào một sự đại bất cẩn chứ?

– Ông lại quay lại với chuyện đó rồi. Tuy nhiên tôi sẽ lưu ý ông rằng, lần này, cố lùi thì cũng hơi chậm rồi.

– Vì vậy tôi không lùi đâu, mẹ kiếp! – Người thị dân kêu lên và chửi thề để thêm khí thế – Vả lại, thề có Bonacieux.

– Ông tên là Bonacieux? – D’ artagnan hỏi.

– Phải, đó là tên tôi.

– Vậy là ông nói, thề có Bonacieux! Xin lỗi nếu tôi đã ngắt lời ông. Nhưng hình như tôi thấy cái tên quen quen.

– Có thể đấy, thưa ông. Tôi là chủ nhà của ông.

– Chà, ra thế! – D’ artagnan vừa nói vừa nhổm nửa người lên chào – Ra ông là chủ nhà của tôi?

– Vâng, thưa ông. Và vì từ ba tháng nay ông đã ở nhà tôi, và chắc hẳn bị phân tâm vì những công việc lớn, ông đã quên trả tiền thuê nhà và như tôi nói đấy, tôi có quấy quả ông lúc nào đâu tôi nghĩ rằng ông cũng sẽ quan tâm tới sự tế nhị của tôi.

– Vậy thì sao nào, ông Bonacieux thân mến của tôi – chàng nói tiếp – xin ông tin rằng tôi rất biết ơn ông đã đối đãi như thế và như tôi đã nói ông, nếu tôi có thể có ích cho ông về điều gì…

– Tôi tin chứ thưa ông, tôi tin ông chứ, và Bonacieux xin thề là tin ông về điều tôi sắp nói ra đây.

– Vâng ông nói ra đi.

Người thị dân rút ở túi ra một tờ giấy và đưa cho D’ artagnan.

– Một bức thư?

– Mà tôi nhận sáng nay.

D’ artagnan mở ra, và vì trời đã bắt đầu tà, chàng lại gần cửa sổ. Người thị dân đi theo chàng. D’ artagnan đọc:

“Đừng tìm vợ ông. Cô ấy sẽ được trả cho ông, khi nào người ta không còn cần cô ấy nữa. Nếu ông tiến hành chỉ một bước nào thôi để tìm kiếm vợ ông là ông toi đời”.

– Thế là rõ rồi – D’ artagnan tiếp tục – nhưng rút cục chỉ là một lời hăm dọa.

– Vâng, nhưng lời hăm dọa ấy làm tôi kinh sợ tôi, thưa ông, rút cục tôi đâu phải là một tay gươm, tôi sợ ngục Bastille…

– Hừm! – D’ artagnan nói – nhưng tôi, chính tôi cũng có không lo ngục Bastille hơn gì ông đâu. Nhưng nếu vấn đề chỉ là một nhát gươm thì được thôi.

– Tuy nhiên, thưa ông, tôi lại quá trông cậy vào ông trong cơ hội này.

– Thế ư?

– Thấy ông không ngừng quây quần với những ngự lâm quân uy nghi đường bệ, và biết rằng những vị ngự lâm quân đó đều là người của ông De Treville, do đó là kẻ thù của Giáo chủ, tôi nghĩ rằng ông và các bạn ông trong khi đem lại công bằng cho Hoàng hậu tội nghiệp của chúng ta, sẽ khoái trá chơi lại cho Đức ông một vố điếng người.

– Chắc chắn rồi.

– Và rồi tôi nghĩ việc ba tháng tiền thuê nhà phải trả tôi mà tôi không bao giờ nói đến với ông…

– Vâng, vâng, ông đã đưa ra cho tôi cái lý do đó và tôi thấy nó thật tuyệt vời.

– Thêm nữa, chừng nào ông còn đem lại vinh dự cho tôi là ở lại nhà tôi, ông đừng bao giờ nói đến tiền thu nhà nữa.

– Tốt lắm.

– Và thêm vào đó, nếu cần, tôi định biếu ông năm mươi đồng vàng, biết đâu, trong lúc này ông đang thấy khó khăn.

– Càng tuyệt? Nhưng chắc chắn ông phải giầu lắm, ông Bonacieux thân mến của tôi!

– Tôi cũng dễ chịu, thưa ông, đúng là như vậy. Tôi thu nhập khoảng chừng hai hoặc ba nghìn đồng vàng lợi tức trong việc buôn bán tạp hóa và nhất là bỏ vốn vào cuộc hành trình mới đây của nhà hàng hải nổi tiếng Jăng Mốckê, thành thử, ông hiểu đấy thưa ông… À, nhưng mà – nhà tư sản kêu lên.

– Gì thế? – D’ artagnan hỏi.

– Tôi nhìn thấy cái gì kia nhỉ?

– Đâu?

– Ở ngoài phố, đối diện với cửa sổ nhà ông, trong cái khung cửa kia kìa, một người khoác áo choàng.

– Chính hắn! – Cả D’ artagnan và nhà tư sản cùng kêu lên, mỗi người đồng thời nhận ra kẻ thù của mình.

– A, lần này thì – D’ artagnan vừa kêu vừa nhảy bổ tới thanh gươm của mình – lần này thì nó sẽ không thoát khỏi tay tôi.

– Và rút gươm ra khỏi vỏ, chàng chồm ra khỏi căn nhà của mình.

Trên cầu thang, chàng gặp Athos và Porthos đến thăm chàng. Họ giãn ra, D’ artagnan vụt qua họ như một tia chớp.

– Ơ kìa! Cậu chạy đi đâu thế? – Cả hai người lính ngự lâm đều kêu lên.

– Thằng cha ở Măng! – D’ artagnan trả lời và biến mất.

D’ artagnan đã nhiều lần kể cho các bạn về câu chuyện ly kỳ của mình với kẻ xa lạ đó, cũng như sự xuất hiện của nữ du khách xinh đẹp mà con người kia đã trao cho nàng một bức thư rất ư quan trọng.

Ý kiến của Athos và D’ artagnan đã đánh mất bức thư của mình trong khi ẩu đả. Một nhà quý tộc, theo chàng và theo như D’ artagnan tả lại chân dung kẻ lạ mặt thì chỉ có thể là một nhà quý tộc không thể đê tiện đến mức ăn cắp một bức thư.

Porthos lại chỉ nhìn thấy trong mọi chuyện đó một cuộc hẹn hò tình ái của một phu nhân với một kỵ sĩ hoặc của một kỵ sĩ với một phu nhân, và đã bị sự có mặt của D’ artagnan và con ngựa vàng của chàng phá đám.

Aramis thì nói những loại chuyện như thế là bí hiểm, tất nhất đừng có dính mũi vào.

Vì vậy, qua vài tiếng D’ artagnan thốt ra, họ hiểu ngay là chuyện gì, và vì họ nghĩ sau khi đuổi kịp con ngựa kia hoặc mất hút, D’ artagnan cuối cùng sẽ về nhà mình, họ tiếp tục đi lên.

Khi họ vào trong phòng của D’ artagnan thì căn phòng trống không. Chủ nhà e sợ hậu quả của cuộc chạm trán giữa chàng trai và kẻ lạ mặt chắc chắn sẽ xảy ra, sau khi đã tự mình trình bày đặc điểm của người lạ ấy, ông ta thận trọng tính bài chuồn.

Chú thích:

(1) sarabande – Một vũ điệu Tây Ban Nha. Ở đây Dumas cường điệu ý tưởng nghi ngờ nhưng biểu hiện mến thương của Giáo chủ Richelieu bị Hoàng hậu Anne d’ Autriche khinh thị, nói đến việc Giáo chủ đã ăn mặc giả trang một thảng hề nhảy điệu đó trước mặt Hoàng hậu mà không có kết quả gì.

Tuy nhiên, bốn mươi đồng vàng của Vua Louis XIII, cũng như tất cả mọi thứ trên đời này sau khi đã có khởi đầu, phải có kết thúc, và từ lúc nó kết thúc, bốn người đồng ngũ của chúng ta rơi vào cảnh khó khăn. Lúc đầu, ảnh hưởng dùng tiền riêng của mình cưu mang cả hội được ít lâu, Porthos kế tiếp và nhờ một trong những cuộc đi biệt tăm mọi người đã quen, chàng chu cấp cho nhu cầu của mọi người thêm được nửa tháng. Cuối cùng đến lượt Aramis, chàng vui vẻ thực hiện, và theo chàng nói, nhờ bán những cuốn sách thần học đã kiếm được mấy đồng vàng.

Vậy là như thường lệ, họ phải cầu cứu ông De Treville xin ông tạm ứng trước một phần tiền lương, nhưng số tiền tạm ứng đó không thể giúp gì mấy cho ba chàng ngự lâm đang mắc những món nợ nóng quá hạn, và một chàng cận vệ chưa mắc nợ.

Cuối cùng, khi thấy sắp hoàn toàn rỗng rúi, bằng một nỗ lực cuối cùng, họ gom góp được tám hay mười đồng vàng để Porthos chơi bạc. Khốn nạn thay, chàng đang canh đen, thua sạch, thêm hai nhăm đồng vàng đánh chịu.

Thế là khó khăn trở thành túng quẫn, người ta thấy những kẻ đói ăn có kẻ hầu đi theo chạy đốn các bến sông và các đơn vị cận vệ kiếm chác tại nhà bạn hữu ở bên ngoài tất cả những bữa trưa có thể kiếm được, bởi theo ý kiến Aramis, trong lúc sung túc phải rắc các bữa ăn ra bốn phía để thu lại một vài bữa lúc cơ nhỡ.

Athos được mời ăn bốn lần, lần nào cũng kéo theo các bạn và lũ người hầu. Porthos có sáu cơ hội và cũng để các bạn cùng hưởng. Aramis được tám. Đó là một người mà người ta đã có thể nhận ra, nói ít làm nhiều.

Còn về D’ artagnan, chưa quen biết một ai trong kinh thành chỉ tìm được một bữa điểm tâm bằng sôcôla tại nhà một ông linh mục người cùng quê, và một bữa trưa tại nhà một tay lính kèn của đội cận vệ. Chàng dẫn theo đoàn quân của mình đến nhà ông linh mục, ngốn sạch lượng thức ăn dự trữ của ông trong hai tháng, và tại nhà người lính kèn được anh ta đãi rất thịnh soạn.

Nhưng, như Planchet nói, ngay cả khi ăn căng bụng ra, vẫn chỉ là một lần ăn.

D’ artagnan cảm thấy khá hổ thẹn vì chỉ có được một bữa rưỡi, bởi bữa điểm tâm tại nhà ông linh mục chỉ có thể tính là nửa bữa để khoản đãi các đồng đội của mình, đáp lại những bữa tiệc linh đình mà Athos, Porthos và Aramis kiếm được. Chàng tin mình là gánh nặng cho cả hội, trong thiện tâm hoàn toàn thơ trẻ của mình, quên rằng mình đã nuôi cả hội trong vòng một tháng, và băn khoăn day dứt rất nhiều. Chàng nghĩ mối liên kết này của bốn con người trẻ tuổi, dũng cảm, táo bạo và năng động, phải có một mục đích khác những cuộc dạo chơi, bại háng, những bài học đấu gươm và những lời nhạo báng ít nhiều dí dỏm.

Quả vậy, bốn người như họ, bốn con người hết lòng với nhau từ tiền nong đến tính mạng, bốn con người luôn nâng đỡ nhau không bao giờ lùi bước thực thi riêng rẽ hoặc cùng nhau những quyết định chung, bốn cánh tay uy hiếp bốn phương trời hoặc quy tụ về một hướng, tất yếu phải mở ra một con đường tới cái đích muốn đạt được, hoặc ngấm ngầm hoặc công khai, hoặc bằng mìn nổ hòặc bằng hào rãnh, hoặc bằng cơ mưu, hoặc bằng sức mạnh… dù cái đích còn xa hay được bảo vệ vững chắc. Điều duy nhất khiến D’ artagnan lấy làm lạ là các bạn đồng ngũ không hề nghĩ đến điều đó. Chàng đang nghĩ tới điều đó, riêng chàng còn nghiêm túc nữa, đào sâu trong óc mình để tìm một hướng đi cho cái sức mạnh duy nhất được nhân lên bốn lần, và với nó, chàng tin chắc như chiếc đòn bẩy mà ácsimét đi tìm, có thể nâng bổng cả thế giới. Đang nghĩ vậy thì có tiếng gõ cửa khẽ. D’ artagnan đánh thức Planchet và ra lệnh mở cửa.

Nói đến câu “D’ artagnan đánh thức Planchet” bạn đọc đừng nghĩ đang đêm hoặc trời chưa sáng. Không! Bốn giờ chiều vừa điểm. Hai giờ trước đó, Planchet đến xin ông chủ ăn trưa, ông chủ trả lời bằng ngạn ngữ : “Đi ngủ là người ấy ăn trưa” và Planchet ăn trưa bằng cách ngủ.

Một người được dẫn vào nhà, dáng vẻ giản dị và có vẻ là một thị dân.

Planchet thay cho món tráng miệng, rất muốn được nghe lỏm chuyện, nhưng người thị dân tuyên bố với D’ artagnan rằng, điều mà người này định nói với chàng là quan trọng và phải giữ kín, nên muốn chỉ còn hai người với nhau.

D’ artagnan đuổi Planchet ra và mời khách ngồi.

Phải mất đến một lúc yên lặng, hai người chỉ nhìn nhau như để làm quen trước đã, sau đó D’ artagnan mới nghiêng mình tỏ ý chàng đang chờ nghe. Người thị dân nói:

– Tôi nghe nói ông D’ artagnan như một chàng trai trẻ vô cùng dũng cảm và cái danh tiếng mà ông xứng đáng được hưởng đã khiến tôi quyết định thổ lộ với ông một điều bí mật.

– Xin ông cứ nói – D’ artagnan bảo, trong lòng linh cảm thấy một điều gì có lợi – Ông nói đi.

Người thị dân lại ngừng một lúc rồi tiếp tục:

– Thưa ông, tôi có một người vợ là người chăm lo khăn áo cho Hoàng hậu, một người không thiếu ngôn ngoan và sắc đẹp. Người ta xui tôi cưới nàng thế là đã được ba năm, dù nàng chỉ có một chút vốn nhỏ, bởi vì ông De la Porte, người mặc áo bào cho Hoàng hậu là cha đỡ đầu của nàng và che chở cho nàng…

– Rồi sao nữa, thưa ông? – D’ artagnan hỏi.

– Rồi thì! – Người thị dân tiếp – Rồi thì! Thưa ông, vợ tôi bị bắt cóc sáng hôm qua, khi vừa ra khỏi phòng làm việc.

– Và ai đã bắt cóc vợ ông?

– Tôi không biết chắc lắm, thưa ông, nhưng tôi ngờ một người.

– Cậy chứ cái kẻ ông ngờ ấy là người nào?

– Một người, đã theo đuổi nàng từ lâu.

– Chết tiệt?

– Nhưng ông có muốn tôi nói ra với ông – người thị dân tiếp tục rằng tôi tin trong chuyện này, ít vấn đề tình ái hơn là chính trị.

– Ít tình ái hơn là chính trị ư? – D’ artagnan lặp lại với vẻ đang suy nghĩ rất nhiều – Vậy ông nghi ngờ gì?

– Tôi không biết liệu tôi có nên nói với ông điều tôi nghi ngờ không?

– Thưa ông, ông sẽ thấy tôi tuyệt đối chẳng đòi hỏi gì ông cả. Chính ông là người đã đến đây. Chính ông đã nói với tôi rằng ông có một bí mật muốn thổ lộ với tôi. Vậy ông cứ làm theo ý ông, còn thì giờ để ông rút lui mà.

– Không, thưa ông, đối với tôi, ông có vẻ một chàng trai lương thiện, và tôi tin tưởng ở ông. Vậy là tôi tin rằng không phải tại tình yêu của vợ tôi mà nàng bị bắt giữ, mà là do tình yêu của một vị phu nhân quyền thế hơn vợ tôi nhiều.

– À, à, hẳn là tại những mối tình của phu nhân De Bois-Tracy chăng? – D’ artagnan nói, muốn tỏ vẻ hiểu những việc triều đình, trước mặt người thị dân.

– Cao hơn, thưa ông, cao hơn.

– Của phu nhân De Eghiông?

– Còn cào hơn nữa.

– Của phu nhân De Chevreuse?

– Cao hơn, cao hơn nhiều!

– Của nương… – D’ artagnan dừng lại.

– Vâng, thưa ông – người thị dân trả lời rất khẽ, đủ để nghe thấy, tỏ vẻ hoảng sợ.

– Và với ai?

– Còn với ai được nếu không phải với Công tước de…

– Công tước de…

– Vâng, thưa ông! – người thị dân trả lời, cố làm cho giọng mình câm hơn.

– Nhưng làm sao ông biết mọi chuyện đó?

– Chà, làm sao tôi biết ư?

– Phải, làm sao ông biết được? Không có chuyện tâm sự nửa vời ấy, hoặc, ông hiểu đấy.

– Tôi biết được là do vợ tôi, thưa ông, do chính vợ tôi.

– Vợ ông biết chuyện… nhưng do ai?

– Do ông De la Porte. Tôi đã chẳng nói với ông nàng là con gái đỡ đầu của ông De la Porte, người tin cẩn của Hoàng hậu sao?

– Thế đấy? Ông De la Porte đã sắp đặt nàng bên cạnh Nương nương để cho Hoàng hậu tội nghiệp của chúng ta bị nhà Vua bỏ rơi, bị Giáo chủ do thám, bị tất cả phản bội như thế, có người để tâm sự.

– À, à! Thế là rõ ra rồi! – D’ artagnan nói.

– Mà, thưa ông, vợ tôi về nhà cách đây đã bốn ngày. Một trong những điều kiện của nàng trong hôn lễ của chúng tôi là một tuần nàng phải về gặp tôi hai lần, bởi vì như tôi vinh dự cho ông biết vợ tôi yêu tôi lắm. Và hôm ấy vợ tôi về thổ lộ với tôi là Hoàng hậu trong lúc này đang có những nỗi lo sợ lớn.

– Thật vậy ư?

– Vâng, Giáo chủ hình như đang theo dõi và ngược đãi bà hơn bao giờ hết. Ngài không thể tha thứ cho và về chuyện sarabande(1). Ông biết chuyện sarabande chứ?

– Ôi dào, tôi biết chứ! – D’ artagnan trả lời, thật ra là chả biết gì cả, nhưng muốn làm ra vẻ thông thạo.

– Đến nỗi, bây giờ, không còn là căm ghét nữa mà là trả thù.

– Thật thế à?

– Và Hoàng hậu tin…

– Sao, Hoàng hậu tin gì?

– Bà tin rằng người ta đã mạo tên bà viết thư cho Công tước De Buckingham.

– Mạo tên Hoàng hậu?

– Vâng, để làm cho Công tước phải đến Paris, và một khi đã đến Paris, sẽ lôi ông ta vào một cái bẫy nào đó.

– Quỷ sứ? Nhưng vợ ông, thưa ông thân mến, bà ấy có liên can gì đến mọi chuyện này?

– Người ta biết cô ấy hết lòng tận tụy với Hoàng hậu và người ta muốn tách cô ấy ra khỏi Nương nương hoặc hăm dọa cô ấy để nắm được những bí mật của Nương nương, hoặc dụ dỗ cô ấy để sử dụng như một tên gián điệp.

– Có thể lắm – D’ artagnan nói – nhưng cái người bắt cóc bà ấy, ông biết chứ?

– Tôi đã nói với ông tôi tin là biết hắn.

– Tên hắn?

– Tôi không biết tên, điều tôi biết chỉ là hắn chính là thuộc hạ của Giáo chủ, kể bán linh hồn cho ông ta.

– Nhưng ông đã nhìn thấy hắn chứ?

– Vâng, một hôm vợ tôi đã chỉ cho tôi.

– Hắn ta có dấu hiệu gì đặc biệt để người ta có thể nhận ra không?

– Ồ, có chứ, đó là một quý ông, bộ dạng kiêu kỳ, râu tóc đen, da sạm, mắt sắc, răng trấng và một cái sẹo ở thái dương.

– Một sẹo ở thái dương! – D’ artagnan kêu lên và cùng với cái đó là răng trắng, mắt sắc, da sạm, râu tóc đen, dáng vẻ kiêu kỳ, chính là cái người ở Măng của ta rồi!

– Ông nói, người của ông?

– Phải, phải, nhưng cái đó chẳng liên can gì đến chuyện này.

– Không tôi nhầm, cái đó trái lại đơn giản hóa vấn đề rất nhiều.

– Nếu người của ông cũng là người của tôi, thì bằng một đòn, tôi sẽ hai lần trả thù, có thế thôi. Nhưng biết tìm hắn ở đâu?

– Tôi chẳng biết ở đâu cả.

– Ông không có nguồn tin nào về nơi ở của hắn ư?

– Không tí nào. Một hôm tôi đưa vợ tôi đến điện Louvre, cô ấy vừa vào thì hắn đi ra, và cô ấy đã chỉ hắn cho tôi.

– Quỷ thật? Quỷ thật! – D’ artagnan lẩm bẩm – Tất cả cái ấy đều mơ hồ. Do ai mà ông biết vợ ông bị bắt cóc.

– Do ông De la Porte.

– Ông ta cho ông biết một chi tiết nào đó chứ?

– Chẳng một chi tiết nào.

– Và ông không biết gì từ một nguồn tin nào khác à?

– Có chứ, tôi nhận được…

– Được cái gì?

– Nhưng tôi không biết liệu mình không phải đã phạm vào một sự đại bất cẩn chứ?

– Ông lại quay lại với chuyện đó rồi. Tuy nhiên tôi sẽ lưu ý ông rằng, lần này, cố lùi thì cũng hơi chậm rồi.

– Vì vậy tôi không lùi đâu, mẹ kiếp! – Người thị dân kêu lên và chửi thề để thêm khí thế – Vả lại, thề có Bonacieux.

– Ông tên là Bonacieux? – D’ artagnan hỏi.

– Phải, đó là tên tôi.

– Vậy là ông nói, thề có Bonacieux! Xin lỗi nếu tôi đã ngắt lời ông. Nhưng hình như tôi thấy cái tên quen quen.

– Có thể đấy, thưa ông. Tôi là chủ nhà của ông.

– Chà, ra thế! – D’ artagnan vừa nói vừa nhổm nửa người lên chào – Ra ông là chủ nhà của tôi?

– Vâng, thưa ông. Và vì từ ba tháng nay ông đã ở nhà tôi, và chắc hẳn bị phân tâm vì những công việc lớn, ông đã quên trả tiền thuê nhà và như tôi nói đấy, tôi có quấy quả ông lúc nào đâu tôi nghĩ rằng ông cũng sẽ quan tâm tới sự tế nhị của tôi.

– Vậy thì sao nào, ông Bonacieux thân mến của tôi – chàng nói tiếp – xin ông tin rằng tôi rất biết ơn ông đã đối đãi như thế và như tôi đã nói ông, nếu tôi có thể có ích cho ông về điều gì…

– Tôi tin chứ thưa ông, tôi tin ông chứ, và Bonacieux xin thề là tin ông về điều tôi sắp nói ra đây.

– Vâng ông nói ra đi.

Người thị dân rút ở túi ra một tờ giấy và đưa cho D’ artagnan.

– Một bức thư?

– Mà tôi nhận sáng nay.

D’ artagnan mở ra, và vì trời đã bắt đầu tà, chàng lại gần cửa sổ. Người thị dân đi theo chàng. D’ artagnan đọc:

“Đừng tìm vợ ông. Cô ấy sẽ được trả cho ông, khi nào người ta không còn cần cô ấy nữa. Nếu ông tiến hành chỉ một bước nào thôi để tìm kiếm vợ ông là ông toi đời”.

– Thế là rõ rồi – D’ artagnan tiếp tục – nhưng rút cục chỉ là một lời hăm dọa.

– Vâng, nhưng lời hăm dọa ấy làm tôi kinh sợ tôi, thưa ông, rút cục tôi đâu phải là một tay gươm, tôi sợ ngục Bastille…

– Hừm! – D’ artagnan nói – nhưng tôi, chính tôi cũng có không lo ngục Bastille hơn gì ông đâu. Nhưng nếu vấn đề chỉ là một nhát gươm thì được thôi.

– Tuy nhiên, thưa ông, tôi lại quá trông cậy vào ông trong cơ hội này.

– Thế ư?

– Thấy ông không ngừng quây quần với những ngự lâm quân uy nghi đường bệ, và biết rằng những vị ngự lâm quân đó đều là người của ông De Treville, do đó là kẻ thù của Giáo chủ, tôi nghĩ rằng ông và các bạn ông trong khi đem lại công bằng cho Hoàng hậu tội nghiệp của chúng ta, sẽ khoái trá chơi lại cho Đức ông một vố điếng người.

– Chắc chắn rồi.

– Và rồi tôi nghĩ việc ba tháng tiền thuê nhà phải trả tôi mà tôi không bao giờ nói đến với ông…

– Vâng, vâng, ông đã đưa ra cho tôi cái lý do đó và tôi thấy nó thật tuyệt vời.

– Thêm nữa, chừng nào ông còn đem lại vinh dự cho tôi là ở lại nhà tôi, ông đừng bao giờ nói đến tiền thu nhà nữa.

– Tốt lắm.

– Và thêm vào đó, nếu cần, tôi định biếu ông năm mươi đồng vàng, biết đâu, trong lúc này ông đang thấy khó khăn.

– Càng tuyệt? Nhưng chắc chắn ông phải giầu lắm, ông Bonacieux thân mến của tôi!

– Tôi cũng dễ chịu, thưa ông, đúng là như vậy. Tôi thu nhập khoảng chừng hai hoặc ba nghìn đồng vàng lợi tức trong việc buôn bán tạp hóa và nhất là bỏ vốn vào cuộc hành trình mới đây của nhà hàng hải nổi tiếng Jăng Mốckê, thành thử, ông hiểu đấy thưa ông… À, nhưng mà – nhà tư sản kêu lên.

– Gì thế? – D’ artagnan hỏi.

– Tôi nhìn thấy cái gì kia nhỉ?

– Đâu?

– Ở ngoài phố, đối diện với cửa sổ nhà ông, trong cái khung cửa kia kìa, một người khoác áo choàng.

– Chính hắn! – Cả D’ artagnan và nhà tư sản cùng kêu lên, mỗi người đồng thời nhận ra kẻ thù của mình.

– A, lần này thì – D’ artagnan vừa kêu vừa nhảy bổ tới thanh gươm của mình – lần này thì nó sẽ không thoát khỏi tay tôi.

– Và rút gươm ra khỏi vỏ, chàng chồm ra khỏi căn nhà của mình.

Trên cầu thang, chàng gặp Athos và Porthos đến thăm chàng. Họ giãn ra, D’ artagnan vụt qua họ như một tia chớp.

– Ơ kìa! Cậu chạy đi đâu thế? – Cả hai người lính ngự lâm đều kêu lên.

– Thằng cha ở Măng! – D’ artagnan trả lời và biến mất.

D’ artagnan đã nhiều lần kể cho các bạn về câu chuyện ly kỳ của mình với kẻ xa lạ đó, cũng như sự xuất hiện của nữ du khách xinh đẹp mà con người kia đã trao cho nàng một bức thư rất ư quan trọng.

Ý kiến của Athos và D’ artagnan đã đánh mất bức thư của mình trong khi ẩu đả. Một nhà quý tộc, theo chàng và theo như D’ artagnan tả lại chân dung kẻ lạ mặt thì chỉ có thể là một nhà quý tộc không thể đê tiện đến mức ăn cắp một bức thư.

Porthos lại chỉ nhìn thấy trong mọi chuyện đó một cuộc hẹn hò tình ái của một phu nhân với một kỵ sĩ hoặc của một kỵ sĩ với một phu nhân, và đã bị sự có mặt của D’ artagnan và con ngựa vàng của chàng phá đám.

Aramis thì nói những loại chuyện như thế là bí hiểm, tất nhất đừng có dính mũi vào.

Vì vậy, qua vài tiếng D’ artagnan thốt ra, họ hiểu ngay là chuyện gì, và vì họ nghĩ sau khi đuổi kịp con ngựa kia hoặc mất hút, D’ artagnan cuối cùng sẽ về nhà mình, họ tiếp tục đi lên.

Khi họ vào trong phòng của D’ artagnan thì căn phòng trống không. Chủ nhà e sợ hậu quả của cuộc chạm trán giữa chàng trai và kẻ lạ mặt chắc chắn sẽ xảy ra, sau khi đã tự mình trình bày đặc điểm của người lạ ấy, ông ta thận trọng tính bài chuồn.

Chú thích:

(1) sarabande – Một vũ điệu Tây Ban Nha. Ở đây Dumas cường điệu ý tưởng nghi ngờ nhưng biểu hiện mến thương của Giáo chủ Richelieu bị Hoàng hậu Anne d’ Autriche khinh thị, nói đến việc Giáo chủ đã ăn mặc giả trang một thảng hề nhảy điệu đó trước mặt Hoàng hậu mà không có kết quả gì.

Chọn tập
Bình luận
× sticky