Suốt dọc đường, Công tước hỏi D’ Artagnan để biết rõ tình hình, không phải tất cả những gì đã diễn ra, mà chỉ những gì D’ Artagnan biết. Khớp nối những gì đã được nghe từ miệng chàng trai trẻ với những kỷ niệm của riêng ông, ông có thể có được một ý niệm khá chính xác về tình thế nghiêm trọng, hơn nữa, bức thư của Hoàng hậu dù rất ngắn, và không mấy dứt khoát, cũng cho ông thấy mức độ nghiêm trong đó. Nhưng điều khiến ông lấy làm lạ hơn cả là Giáo chủ vốn quan tâm làm sao để chàng trai trẻ này không đặt chân được trên đất Anh lại không sao bắt giữ nổi chàng ở dọc đường. Thấy ông tỏ vẻ ngạc nhiên như thế, D’ Artagnan liền kể hết đã phòng bị thế nào, rồi nhờ sự tận tâm của ba người bạn chàng tuy đang đẫm máu mà chàng vẫn phải bỏ mặc ở dọc đường, rồi việc chàng suýt đã lìa đời vì, mũi gươm đâm xuyên qua bì thư của Hoàng hậu, và chàng đã trả miếng Bá tước De Wardes khủng khiếp thế nào.
Chăm chú nghe câu chuyện được kể vô cùng đơn giản, thỉnh thoảng Công tước lại ngạc nhiên nhìn chàng trai trẻ như thể không tài nào hiểu nổi bấy nhiêu thận trọng, dũng cảm, tận tâm lại có thể sóng đôi với bộ mặt chưa đến hai mươi này.
Ngựa phi như gió, vài phút sau đã tới cửa ô London.
D’ Artagnan vẫn tưởng là vào trong thành phố, Quận công sẽ cho ngựa chạy chậm dần, nhưng không phải thế, ông tiếp tục cho ngựa phi hết cỡ, chẳng quan tâm mấy đến chuyện có thể xô ngã những người đi đường. Quả nhiên, khi đi xuyên qua khu đô thị, hai ba tai nạn như thế đã xảy ra, mà Buckingham chẳng hề ngoái đầu lại xem những người bị ông xô ngã ra sao, D’ Artagnan đi theo sau ông giữa những tiếng la ó nghe rất giống tiếng chửi rủa.
Vào đến sân dinh thự, ông xuống ngựa, ném dây cương lên cổ nó, để mặc nó rồi lao tới bậc thềm. D’ Artagnan cũng làm theo như thế tuy nhiên có đôi chút ngại ngùng hơn đối với những con vật quý mà chàng đã biết nó đáng giá thế nào, nhưng rồi lại thấy không sao vì ba bốn người hầu đã từ trong bếp và chuồng ngựa lao ra túm ngay lấy mấy con ngựa.
Công tước đi khá nhanh khiến D’ Artagnan khó theo kịp. Ông đi xuyên qua nhiều phòng khách kế tiếp nhau, rất sang trọng mà những đại lãnh chúa bên Pháp cũng không dám nghĩ tới cuối cùng đến một phòng ngủ, một kỳ tích cả về thẩm mỹ lẫn sự giàu sang. Sâu trong phòng có một cái cửa, phủ thảm, mà Công tước mở bằng một chìa khóa nhỏ bằng vàng ông vẫn đeo ở cổ bằng một sợi dây chuyền cũng bằng vàng. D’ Artagnan cẩn thận dừng lại ở phía sau, nhưng lúc Buckingham bước qua ngưỡng cửa đó, ông quay lại thấy chàng trao trẻ vẫn do dự, ông bảo chàng:
– Lại đây nào, và nếu ông có vinh dự được bệ kiến Hoàng hậu, hãy nói lại cho bà nghe những gì ông thấy.
– Được lời mời khích lệ chàng đi theo Quận công. Ông đóng cửa lại.
Thế là hai người đã ở trong một tiểu giáo đường, phủ toàn lụa Ba Tư thêu sợi vàng, rực rỡ ánh sáng của vô số ngọn nến. Bên trên một thứ giống như bàn thờ, và phía dưới một chiếc tán bằng nhung xanh lam cắm lông chim trắng và đỏ, là một bức chân dung to bằng người thật vẽ Anne d’ Autriche giống như đúc khiến D’ Artagnan phải thốt lên kinh ngạc, tưởng như Hoàng hậu sắp nói thành lời.
Trên bàn thờ, và phía dưới bức chân dung là cái tráp chứa những nút kim cương.
Công tước lại gần bàn thờ, quỳ xuống như một linh mục quỳ trước chúa Kitô, rồi mở tráp.
– Ông lấy ra một nút tết to bằng dải băng xanh lóng lánh kim cương rồi bảo chàng:
– Cầm lấy, đây là những nút kim cương quý báu mà ta đã nguyền được chôn theo ta. Hoàng hậu đã tặng ta. Hoàng hậu lại lấy lại của ta. Nguyện vọng của Hoàng hậu là ý của Chúa, phải được thực hiện trong mọi việc.
Kồi ông hôn từng hạt, từng hạt một cả chuỗi nút kim cương sắp phải xa lìa. Bỗng nhiên ông kêu lên một tiếng khủng khiếp.
– Có chuyện gì vậy? – D’ Artagnan hỏi vẻ lo lắng – Thưa Huân tước, có điều gì xảy ra với ngài ư?
Buckingham nhợt nhạt hẳn người đi như người đã khuất kêu lên:
– Hại to rồi – Thiếu hai hạt kim cương. Chỉ còn có mười hạt.
– Huân tước đánh mất hay bị lấy cắp?
– Họ lấy cắp của ta – Công tước nói tiếp – chính Giáo chủ đã chơi ta quả này. Đây, ông xem, dải băng giữ những nút kim cương có vết cắt bằng kéo.
– Nếu Huân tước nghi ngờ kẻ nào đó đánh cắp… có thể kẻ đó vẫn còn đang giữ nó.
– Khoan đã, khoan đã? – Công tước nói – Chỉ có mỗi một lần ta đeo chuỗi kim cương đó, đó là buổi vũ hội của nhà Vua, cách đây tám ngày ở điện Uyn-xo. Lúc khiêu vũ, nữ Bá tước De Winter, vốn có xích mích với ta đã lại gần ta, lối làm lành đó là sự trả thù của đàn bà ghen tuông. Từ hôm đó, ta không xem lại chuỗi hạt. Mụ đàn bà đó là một điệp viên của Giáo chủ.
– Nhưng ông ta có tay chân ở khắp thế giới ư! – D’ Artagnan kêu lên.
– Ồ, đúng đấy! – Buckingham vừa nói vừa nghiến răng giận dữ – Phải, đó một đấu thủ ghê gớm. Nhưng khi nào thì có vũ hội đó?
– Thứ hai tuần sau.
– Thứ hai tuần sau ư! Còn năm ngày nữa. Thế là thừa thì giờ chúng ta phải có rồi. Patrítxơ! – Quận công vừa mở cửa tiểu giáo đường vừa gọi to – Patrítxơ!
Người hầu thân tín của ông xuất hiện.
– Gọi ngay người thợ kim hoàn và viên thư ký của ta!
– Người hầu phòng đi ra, tức khắc và lặng lẽ chứng tỏ thói quen co mình lại vâng lệnh một cách mù quáng và không cãi lại.
Mặc dầu người thợ kim hoàn được gọi trước, nhưng viên thư ký lại hiện ra trước tiên. Ông ta thấy Buckingham ngồi trước chiếc bàn trong phòng ngủ, tự tay viết lấy mấy cái lệnh.
– Ông Jécxơn này, Công tước nói – Ông hãy đến ngay chỗ Huân tước tổng trưởng pháp lý và bảo ông ta rằng ta ủy nhiệm thi hành mấy lệnh này. Ta muốn những lệnh đó được ban bố ngay tức khắc.
– Nhưng thưa Đức ông, nếu Huân tước tổng trưởng hỏi tôi về những động cơ khiến Đức ngài đi đến một biện pháp đặc biệt đến thế, tôi sẽ trả lời thế nào?
– Rằng ta thích như thế và ta chẳng cần báo cáo với ai ý muốn của ta.
Viên thư ký vừa đáp vừa mỉm cười:
– Liệu đấy có sẽ là câu trả lời của ngài tổng trưởng phải tâu lên Hoàng thượng không, nếu tình cờ Hoàng thượng tò mò muốn biết tại sao không một chiếc tàu nào có thể ra khỏi các cảng biển của Đại Anh quốc?
– Ông có lý – Buckingham trả lời – Trong trường hợp phải tâu với nhà Vua, ông ấy cứ nói là ta quyết định chiến tranh và biện pháp đó là hành động thù địch đầu tiên của ta chống lại nước Pháp.
Viên thư ký cúi chào và đi ra.
Buckingham quay lại phía D’ Artagnan nói:
– Thế là chúng ta yên tâm được một bề rồi. Nếu mấy nút kim cương đó chưa hề đến Paris, nó sẽ chỉ đến đó sau ông.
– Làm sao lại thế được?
– Ta vừa ra lệnh cấm các tàu thuyền lúc này đang đậu ở các hải cảng của Hoàng thượng không được rời bến và trừ phi có giấy phép đặc biệt, không một chiếc nào dám nhổ neo.
D’ Artagnan vô cùng kinh ngạc nhìn con người đã đem cái quyền lực vô hạn mà nhà Vua đã tin cậy trao cho, phục vụ cho những việc tình ái của mình. Buckingham nhìn nét mặt của chàng trai trẻ, biết được điều gì đang diễn ra trong đầu, liền mỉm cười:
– Phải, chính Anne d’ Autriche mới là Hoàng hậu đích thực của ta. Một lời nàng nói ra, ta sẽ có thể phản bội lại đất nước ta, phản bội nhà Vua, phản bội lại Chúa trời của ta. Nàng đã yêu cầu ta đừng gửi cứu viện cho giáo phái Tin lành ở La Rochelle và ta đã làm như thế. Ta đã không giữ lời hứa, nhưng cần gì, ta vâng theo ước muốn của nàng. Ta đã chẳng được trả công lớn về sự vâng theo ấy sao, nói xem nào, bởi vì chính nhờ có sự vâng theo đó mà ta có được bức chân dung của nàng?
D’ Artagnan lấy làm lạ thay cho vận mệnh một dân tộc và sinh mạng những con người đôi khi lại được treo trên những sợi dây mong manh và không thấy được như thế.
Chàng đang đắm nhìn trong suy nghĩ, thì người thợ kim hoàn đi vào. Đó là một người Ireland loại có kỹ xảo nhất trong nghề, bản thân cũng thú nhận kiếm được hàng trăm nghìn đồng vàng Anh quốc mỗi năm với Quận công De Buckingham.
– Ông Ôrâyly này, – Quận công vừa nói vừa dẫn ông ta vào tiểu giáo đường – Hãy xem những nút kim cương này và nói cho ta biết mỗi nút giá bao nhiêu?
– Người thợ kim hoàn đưa mắt nhìn vẻ mỹ lệ mà chúng được gọt tỉa, lấy viên nọ bù viên kia, tính toán giá trị rồi không do dự trả lời:
– Mười lăm nghìn đồng vàng một nút, thưa Huân tước.
– Cần phải bao nhiêu ngày để làm hai nút như thế? Ông thấy đấy, nó thiếu mất hai.
– Thưa Huân tước, tám ngày.
– Ngày kia ta cần có rồi, ta sẽ trả ba nghìn đồng mỗi nút.
– Huân tước sẽ có.
– Ôi ông Ôrâyly, ông thật là quý giá. Nhưng chưa hết đâu. Những nút kim cương đó không được lộ ra với bất kỳ ai, và phải được làm trong lâu đài này.
– Thưa Huân tước, không thể được. Chỉ có tôi mới có thể làm nổi, để không ai phân biệt nổi cái mới với cái cũ.
– Vì thế, ông Ôrâyly thân mến ạ, ông mới là tù nhân của ta; Giờ đây, ông có muốn ra khỏi lâu đài của ta cũng không thề được nữa rồi. Hãy quyết định đi. Cho ta biết danh sách thợ phụ mà ông cần và ghi rõ những đồ nghề gì bọn chúng phải mang theo.
Người thợ kim hoàn đã biết rõ Quận công. Ông ta hiểu rằng mọi thăm dò ý kiến đều vô ích, nên quyết định ngay phần việc của mình. Ông ta hỏi:
– Tôi được phép báo với vợ tôi chứ?
– Ồ, ông còn được phép gặp nữa ấy chữ, ông Ôrâyly thân mến ạ Việc cầm giữ ông sẽ nhẹ nhàng thôi, ông yên tâm, và vì mọi sự đảo lộn đều đáng được đền bù, vậy ngoài giá tiền hai nút kim cương, đây là món quà một nghìn đồng vàng để ông quên đi sự phiền muộn do ta gây ra cho ông.
D’ Artagnan không tránh khỏi ngạc nhiên về viên Thủ tướng với đôi tay đã khuấy đảo bao nhiêu sinh mạng con người, và tiền triệu đi tong.
Còn người thợ kim hoàn gửi món quà một nghìn đồng vàng và viết thư cho vợ bảo gửi ngay cho người thợ phụ khéo nhất và một bộ hạt kim cương thích hợp mà ông đã cho biết trọng lượng, phẩm chất, rồi còn danh sách những dụng cụ cần thiết nữa.
Buckingham dẫn người thợ kim hoàn vào căn phong dành riêng cho ông ta và chỉ trong vòng nửa giờ đã biến thành một xưởng thợ. Rồi Công tước cắt lính canh ở mỗi cửa, cấm không cho bất cứ ai vào trừ người hầu phòng Patrítxơ của ông. Không cần phải nói thêm cũng tuyệt đối cấm ông thợ kim hoàn Ôrâyly và người thợ phụ không được ra khỏi phòng dưới bất cứ lý do nào.
Thu xếp xong việc đó, Công tước trở lại với D’ Artagnan.
– Bây giờ, anh bạn trẻ, – Ông nói – nước Anh là của hai chúng ta, ông muốn gì, ông ao ước điều gì nào?
– Một cái giường – D’ Artagnan trả lời – tôi thú thực, lúc này đó là thứ tôi cần nhất.
Buckingham đưa D’ Artagnan đến một căn phòng liền kề với phòng của ông. Ông muốn giữ chàng trai trẻ trong tay ông, không phải ông nghi ngờ gì chàng mà để ông được không ngừng nói chuyện với chàng về Hoàng hậu.
Một giờ sau lệnh không cho tàu thuyền nào đi Pháp được ra khỏi cảng ngay cả thuyền đưa thư cũng vậy được ban bố. Trước mắt mọi người thì đây là lời tuyên chiến giữa hai vương quốc.
Ngày hôm sau nữa, khoảng mười một giờ hai nút kim cương đã được làm xong, bắt chước quá đúng, hoàn toàn giống hệt khiến Buckingham không nhận ra cái nào là mới, cái nào là cũ và kể cả những người lão luyện nhất trong nghề cũng sẽ bị nhầm như ông.
Ngay lập tức ông cho gọi D’ Artagnan, rồi bảo chàng:
– Cầm lấy, đây là những nút kim cương mà ông đến tìm, và ông hãy là nhân chứng cho tôi rằng tất cả những gì sức con người có thể làm được tôi đã làm.
– Ngài yên tâm, thưa Huân tước, tôi sẽ nói điều gì tôi thấy nhưng Đức ngài trao cho tôi những nút kim cương mà không có tráp đựng.
– Cái tráp sẽ làm cho ông vướng víu. Vả lại đối với tôi, cái tráp còn quý hơn. Tôi chỉ còn lại mỗi thứ đó. Ông sẽ nói là tôi giữ lại.
– Thưa Huân tước, tôi sẽ nói lại đúng từng lời việc ngài giao cho tôi.
– Và bây giờ – Buckingham vừa nói tiếp vừa nhìn thẳng vào mặt chàng trai trẻ – Bao giờ tôi mới trả ơn được ông đây?
D’ Artagnan đỏ bừng mặt lên. Chàng thấy ông Quận công đang tìm cách để chàng nhận một thứ gi đó và cái ý nghĩ máu các đồng đội của chàng và máu chàng sắp được trả cho chàng bằng vàng của nước Anh khiến chàng ghê tởm lạ lùng. Chàng đáp:
– Thưa Huân tước, chúng ta hãy thông hiểu lẫn nhau, và cân nhắc kỹ mọi việc trước đã sao cho không có một sự hiểu lầm nào xảy ra. Tôi phục vụ đức Vua và Hoàng hậu nước Pháp, và tham gia đội cận vệ của ông des Essarts, ông này cũng như anh rể ông là ông De Treville hoàn toàn đặc biệt gắn bó với Hoàng thượng. Còn thêm nữa, có thể tôi đã chẳng làm nổi điều gì của tất cả cái đó nếu việc đó không được làm để vừa lòng một người cũng là bà chúa của tôi, giống như Hoàng hậu là của ngài vậy.
– Phải – Quận công vừa nói vừa mỉm cười – và tôi tin tôi cũng biết cái bà chúa khác ấy, có phải…
– Thưa Huân tước, tôi có nêu tên người ấy ra đâu – chàng trai trẻ vội vã ngắt lời.
– Thế là đúng – Công tước nói – vậy chính là tôi phải biết ơn người ấy về sự tận tụy của ông.
– Thưa Huân tước, ngài đã nói rồi, bởi vì đúng vào cái giờ này đã là chuyện chiến tranh rồi, tôi xin thú thực tôi chỉ thấy ở Đức ngài một tên người Anh, do đó là một kẻ thù mà tôi sẽ còn vui sướng được gặp ở chiến trường hơn là trong công viên điện Uynxo hoặc trong những hành cung của điện Louvre. Tuy nhiên điều đó không ngăn cản tôi thực hiện từng chi tiết, nhiệm vụ của tôi, nếu cần thiết, sẵn sàng chết để hoàn thành nhiệm vụ đó Nhưng tôi xin nhắc lại với Đức ngài rằng ngài sẽ không có gì phải cảm ơn tôi những việc tôi sẽ làm cho tôi trong cuộc gặp gỡ lần thứ hai hơn là những gì tôi đã làm cho ngài trong cuộc gặp gỡ lần thứ nhất đâu.
Buckingham lẩm nhẩm:
– Bên chúng tôi, chúng tôi thường nói: “Kiêu hãnh như một người Xcốt”.
– Còn chúng tôi, chúng tôi nói: “Kiêu hãnh như một người Gátxcông” – D’ Artagnan đáp – Dân Gátxcông là dân Xcốt của nước Pháp.
D’ Artagnan chào Công tước và sẵn sàng ra đi.
– Khoan đã! Ông đi như thế ư? Đi lối nào? Đi thế nào?
– Vâng, quả có thế.
– Chúa ơi! Người Pháp không nghi ngại gì hết.
– Tôi quên mất nước Anh là một hòn đảo và Ngài là vua hòn đảo ấy ông hãy đi đến cảng, hỏi chiếc thuyền hai buồm tên là “Săn”, đưa cho thuyền trưởng thư này. Ông ta sẽ dẫn ông đến một cảng nhỏ, chắc người ta không đợi ông đâu, và ở đó thường chỉ có thuyền đánh cá cặp bến.
– Cảng đó tên là gì?
– Saint-Valery, nhưng khoan đã, tới đó, ông sẽ vào một cái quán tồi tàn không tên, không biển hiệu, một tửu quán đích thực của thủy thủ, và không lo nhầm đâu, vì chỉ có một thôi.
– Sau đó?
– Ông hỏi chủ quán và bảo hắn ta: Forward
– Nghĩa là thế nào?
– Là “Tiến lên”. Đó là khẩu lệnh. Hắn sẽ cho ông một con ngựa, yên cương sẵn sàng và sẽ chỉ dẫn đường đi cho ông. Ông cũng sẽ thấy bốn trạm tiếp sức như thế trên đường đi. Nếu ông muốn, ở mỗi trạm, hãy cho địa chỉ của ông ở Paris, bốn con ngựa sẽ đi theo ông đến đó. Ông đã biết hai trong số đó, và tôi thấy hình như ông có vẻ quý nó như một tay chơi ngựa, hai con mà chúng ta đã cưỡi ấy. Và ông hãy tin tôi, hai con kia cũng không hề kém chút nào đâu. Bốn con ngựa ấy đều là ngựa chiến đấy. Dù ông có kiêu hãnh đến đâu, ông cũng đừng từ chối nhận một con, và bảo các bạn ông nhận ba con kia. Vả lại còn để ta dùng trong chiến tranh mà. Mục đích bỏ qua cho các phương tiện như người Pháp các ông vẫn nói có phải không?
– Phải, thưa Huân tước, tôi xin nhận – D’ Artagnan nói – Và nếu hợp lòng trời, chúng tôi sẽ sử dụng tất những món quà của ngài.
– Bây giờ, bắt tay người bạn trẻ, có thể chúng ta sẽ sớm gặp lại nhau trên chiến trường, nay trong khi chờ đợi, chúng ta hãy chia tay nhau như những người bạn tốt, tôi hy vọng thế.
– Vâng, thưa Huân tước, nhưng với hy vọng sớm thành kẻ thù của nhau.
– Ông yên tâm, tôi hứa với ông như vậy.
– Huân tước, tôi tin lời hứa của ngài.
D’ Artagnan chào công tước và vội vã tiến về phía cảng.
Trước mặt tháp London, chàng thấy chiếc thuyền đã chỉ định. Chàng trao bức thư cho viên thuyền trưởng. Ông ta đưa cho trấn thủ cảng xác nhận, rồi chuẩn bị giương buồm.
Năm mươi thuyền bè muốn rời bến mà phải nằm chờ.
Khi đi qua mạn một con thuyền trong số đó, D’ Artagnan tin là mình đã nhận ra người đàn bà ở Măng, vẫn người đàn bà mà con người xa lạ từng gọi là Milady và chính bản thân D’ Artagnan cũng thấy nàng quá đẹp. Nhưng nhờ xuôi dòng, thuận gió con thuyền của chàng đi nhanh đến nỗi chỉ một lát sau đã không thấy tăm hơi của người đàn bà đó.
Hôm sau, khoảng chín giờ sáng, thuyền cập bến Saint-Valery.
D’ Artagnan đi ngay tới cái quán đã chỉ dẫn và nhận ra qua những tiếng ầm ĩ từ bên trong thoát ra. Người ta đang nói về chiến tranh giữa nước Anh và nước Pháp sắp xảy ra đến nơi và không phải bàn cãi nữa, và bọn thủy thủ vui vẻ thì lu bù chè chén.
D’ Artagnan rẽ đám đông tiến lại chủ quán và đọc Forward.
Ngay tức khắc chủ quán ra hiệu cho chàng đi theo mình qua một chiếc cửa ra sân rồi dẫn chàng đến chuồng ngựa đã có sẵn một con ngựa yên cương đầy đủ đợi chàng rồi chủ quán hỏi xem liệu chàng có cần gì nữa không.
– Tôi cần biết mình phải đi theo đường nào – D’ Artagnan – Từ đây đi đến Blănggy, rồi từ Blănggy đến Nớpsaten đến Nớpsaten vào quán Chiếc bừa vàng, nói khẩu lệnh với chủ quán và ông sẽ thấy ở đó một con ngựa đầy đủ yên cương.
– Tôi có phải gì không? – D’ Artagnan hỏi.
– Đã trả cả rồi – chủ quán nói – và trả hậu nữa. Ông cứ việc đi đi Cầu trời phù hộ cho ông!
– Amen!
Nói rồi chàng cho ngựa phi nước đại.
Bốn giờ sau chàng tới Nớpsaten. Tuân theo chặt chẽ những chỉ dẫn đã nhận được, ở Nớpsaten giống như ở Saint-Valery, chàng lại thấy một con ngựa yên cương sẵn sàng đang đợi mình.
Chàng định chuyển những khẩu súng ngắn từ yên con ngựa chàng thôi không cưỡi sang yên con ngựa mới chàng sắp cưỡi, nhưng những bao súng ở yên con ngựa này đã gài sẵn những khẩu súng ngắn tương tự.
– Địa chỉ của ông ở Paris?
– Dinh trại quân cận vệ, đại đội ông des Essarts.
– Tốt lắm – chủ quán trả lời.
– Bây giờ phải đi đường nào? – Đến lượt D’ Artagnan hỏi lại.
– Đường đi Ruăng, nhưng đừng có đi qua thành phố ở phía bên phải. Đến cái làng nhỏ Ecu-i, ông dừng lại, ở đó chỉ có một cái quán tên là: Đồng vàng nước Pháp. Đừng có nhìn bề ngoài mà xét đoán nó. Trong chuồng ngựa của quán, cũng sẽ có một con ngựa giá trị tương đương con ngựa này.
– Vẫn khẩu lệnh ấy.
– Đúng vậy.
– Xin chào ông chủ?
– Chúc nhà quý tộc lên đường bình an! À mà ông còn cần gì nữa không.
D’ Artagnan lắc đầu và lại phóng như bay. Đến Ecu-i, vẫn diễn lại cảnh ấy. Chàng lại gặp một chủ quán đã được báo trước.
Một con ngựa sung sức và được nghỉ ngơi. Chàng để lại địa chỉ như đã làm rồi lại phi nhanh đến Pôngtoa. Ở Pôngtoa chàng đổi ngựa lần cuối và vào lúc chín giờ chàng phi nước đại vào thẳng sân dinh quán ông De Treville, vậy là chàng đã đi gần sáu mươi dặm trong mười hai tiếng đồng hồ.
Ông De Treville đón chàng như thể vừa gặp chàng ban sáng.
– Có điều vừa siết tay chàng hơi mạnh hơn thường lệ, ông vừa báo cho chàng biết đại đội cận vệ của ông des Essarts đang tuần canh điện Louvre và chàng có thể trở về nhiệm sở của mình.
Suốt dọc đường, Công tước hỏi D’ Artagnan để biết rõ tình hình, không phải tất cả những gì đã diễn ra, mà chỉ những gì D’ Artagnan biết. Khớp nối những gì đã được nghe từ miệng chàng trai trẻ với những kỷ niệm của riêng ông, ông có thể có được một ý niệm khá chính xác về tình thế nghiêm trọng, hơn nữa, bức thư của Hoàng hậu dù rất ngắn, và không mấy dứt khoát, cũng cho ông thấy mức độ nghiêm trong đó. Nhưng điều khiến ông lấy làm lạ hơn cả là Giáo chủ vốn quan tâm làm sao để chàng trai trẻ này không đặt chân được trên đất Anh lại không sao bắt giữ nổi chàng ở dọc đường. Thấy ông tỏ vẻ ngạc nhiên như thế, D’ Artagnan liền kể hết đã phòng bị thế nào, rồi nhờ sự tận tâm của ba người bạn chàng tuy đang đẫm máu mà chàng vẫn phải bỏ mặc ở dọc đường, rồi việc chàng suýt đã lìa đời vì, mũi gươm đâm xuyên qua bì thư của Hoàng hậu, và chàng đã trả miếng Bá tước De Wardes khủng khiếp thế nào.
Chăm chú nghe câu chuyện được kể vô cùng đơn giản, thỉnh thoảng Công tước lại ngạc nhiên nhìn chàng trai trẻ như thể không tài nào hiểu nổi bấy nhiêu thận trọng, dũng cảm, tận tâm lại có thể sóng đôi với bộ mặt chưa đến hai mươi này.
Ngựa phi như gió, vài phút sau đã tới cửa ô London.
D’ Artagnan vẫn tưởng là vào trong thành phố, Quận công sẽ cho ngựa chạy chậm dần, nhưng không phải thế, ông tiếp tục cho ngựa phi hết cỡ, chẳng quan tâm mấy đến chuyện có thể xô ngã những người đi đường. Quả nhiên, khi đi xuyên qua khu đô thị, hai ba tai nạn như thế đã xảy ra, mà Buckingham chẳng hề ngoái đầu lại xem những người bị ông xô ngã ra sao, D’ Artagnan đi theo sau ông giữa những tiếng la ó nghe rất giống tiếng chửi rủa.
Vào đến sân dinh thự, ông xuống ngựa, ném dây cương lên cổ nó, để mặc nó rồi lao tới bậc thềm. D’ Artagnan cũng làm theo như thế tuy nhiên có đôi chút ngại ngùng hơn đối với những con vật quý mà chàng đã biết nó đáng giá thế nào, nhưng rồi lại thấy không sao vì ba bốn người hầu đã từ trong bếp và chuồng ngựa lao ra túm ngay lấy mấy con ngựa.
Công tước đi khá nhanh khiến D’ Artagnan khó theo kịp. Ông đi xuyên qua nhiều phòng khách kế tiếp nhau, rất sang trọng mà những đại lãnh chúa bên Pháp cũng không dám nghĩ tới cuối cùng đến một phòng ngủ, một kỳ tích cả về thẩm mỹ lẫn sự giàu sang. Sâu trong phòng có một cái cửa, phủ thảm, mà Công tước mở bằng một chìa khóa nhỏ bằng vàng ông vẫn đeo ở cổ bằng một sợi dây chuyền cũng bằng vàng. D’ Artagnan cẩn thận dừng lại ở phía sau, nhưng lúc Buckingham bước qua ngưỡng cửa đó, ông quay lại thấy chàng trao trẻ vẫn do dự, ông bảo chàng:
– Lại đây nào, và nếu ông có vinh dự được bệ kiến Hoàng hậu, hãy nói lại cho bà nghe những gì ông thấy.
– Được lời mời khích lệ chàng đi theo Quận công. Ông đóng cửa lại.
Thế là hai người đã ở trong một tiểu giáo đường, phủ toàn lụa Ba Tư thêu sợi vàng, rực rỡ ánh sáng của vô số ngọn nến. Bên trên một thứ giống như bàn thờ, và phía dưới một chiếc tán bằng nhung xanh lam cắm lông chim trắng và đỏ, là một bức chân dung to bằng người thật vẽ Anne d’ Autriche giống như đúc khiến D’ Artagnan phải thốt lên kinh ngạc, tưởng như Hoàng hậu sắp nói thành lời.
Trên bàn thờ, và phía dưới bức chân dung là cái tráp chứa những nút kim cương.
Công tước lại gần bàn thờ, quỳ xuống như một linh mục quỳ trước chúa Kitô, rồi mở tráp.
– Ông lấy ra một nút tết to bằng dải băng xanh lóng lánh kim cương rồi bảo chàng:
– Cầm lấy, đây là những nút kim cương quý báu mà ta đã nguyền được chôn theo ta. Hoàng hậu đã tặng ta. Hoàng hậu lại lấy lại của ta. Nguyện vọng của Hoàng hậu là ý của Chúa, phải được thực hiện trong mọi việc.
Kồi ông hôn từng hạt, từng hạt một cả chuỗi nút kim cương sắp phải xa lìa. Bỗng nhiên ông kêu lên một tiếng khủng khiếp.
– Có chuyện gì vậy? – D’ Artagnan hỏi vẻ lo lắng – Thưa Huân tước, có điều gì xảy ra với ngài ư?
Buckingham nhợt nhạt hẳn người đi như người đã khuất kêu lên:
– Hại to rồi – Thiếu hai hạt kim cương. Chỉ còn có mười hạt.
– Huân tước đánh mất hay bị lấy cắp?
– Họ lấy cắp của ta – Công tước nói tiếp – chính Giáo chủ đã chơi ta quả này. Đây, ông xem, dải băng giữ những nút kim cương có vết cắt bằng kéo.
– Nếu Huân tước nghi ngờ kẻ nào đó đánh cắp… có thể kẻ đó vẫn còn đang giữ nó.
– Khoan đã, khoan đã? – Công tước nói – Chỉ có mỗi một lần ta đeo chuỗi kim cương đó, đó là buổi vũ hội của nhà Vua, cách đây tám ngày ở điện Uyn-xo. Lúc khiêu vũ, nữ Bá tước De Winter, vốn có xích mích với ta đã lại gần ta, lối làm lành đó là sự trả thù của đàn bà ghen tuông. Từ hôm đó, ta không xem lại chuỗi hạt. Mụ đàn bà đó là một điệp viên của Giáo chủ.
– Nhưng ông ta có tay chân ở khắp thế giới ư! – D’ Artagnan kêu lên.
– Ồ, đúng đấy! – Buckingham vừa nói vừa nghiến răng giận dữ – Phải, đó một đấu thủ ghê gớm. Nhưng khi nào thì có vũ hội đó?
– Thứ hai tuần sau.
– Thứ hai tuần sau ư! Còn năm ngày nữa. Thế là thừa thì giờ chúng ta phải có rồi. Patrítxơ! – Quận công vừa mở cửa tiểu giáo đường vừa gọi to – Patrítxơ!
Người hầu thân tín của ông xuất hiện.
– Gọi ngay người thợ kim hoàn và viên thư ký của ta!
– Người hầu phòng đi ra, tức khắc và lặng lẽ chứng tỏ thói quen co mình lại vâng lệnh một cách mù quáng và không cãi lại.
Mặc dầu người thợ kim hoàn được gọi trước, nhưng viên thư ký lại hiện ra trước tiên. Ông ta thấy Buckingham ngồi trước chiếc bàn trong phòng ngủ, tự tay viết lấy mấy cái lệnh.
– Ông Jécxơn này, Công tước nói – Ông hãy đến ngay chỗ Huân tước tổng trưởng pháp lý và bảo ông ta rằng ta ủy nhiệm thi hành mấy lệnh này. Ta muốn những lệnh đó được ban bố ngay tức khắc.
– Nhưng thưa Đức ông, nếu Huân tước tổng trưởng hỏi tôi về những động cơ khiến Đức ngài đi đến một biện pháp đặc biệt đến thế, tôi sẽ trả lời thế nào?
– Rằng ta thích như thế và ta chẳng cần báo cáo với ai ý muốn của ta.
Viên thư ký vừa đáp vừa mỉm cười:
– Liệu đấy có sẽ là câu trả lời của ngài tổng trưởng phải tâu lên Hoàng thượng không, nếu tình cờ Hoàng thượng tò mò muốn biết tại sao không một chiếc tàu nào có thể ra khỏi các cảng biển của Đại Anh quốc?
– Ông có lý – Buckingham trả lời – Trong trường hợp phải tâu với nhà Vua, ông ấy cứ nói là ta quyết định chiến tranh và biện pháp đó là hành động thù địch đầu tiên của ta chống lại nước Pháp.
Viên thư ký cúi chào và đi ra.
Buckingham quay lại phía D’ Artagnan nói:
– Thế là chúng ta yên tâm được một bề rồi. Nếu mấy nút kim cương đó chưa hề đến Paris, nó sẽ chỉ đến đó sau ông.
– Làm sao lại thế được?
– Ta vừa ra lệnh cấm các tàu thuyền lúc này đang đậu ở các hải cảng của Hoàng thượng không được rời bến và trừ phi có giấy phép đặc biệt, không một chiếc nào dám nhổ neo.
D’ Artagnan vô cùng kinh ngạc nhìn con người đã đem cái quyền lực vô hạn mà nhà Vua đã tin cậy trao cho, phục vụ cho những việc tình ái của mình. Buckingham nhìn nét mặt của chàng trai trẻ, biết được điều gì đang diễn ra trong đầu, liền mỉm cười:
– Phải, chính Anne d’ Autriche mới là Hoàng hậu đích thực của ta. Một lời nàng nói ra, ta sẽ có thể phản bội lại đất nước ta, phản bội nhà Vua, phản bội lại Chúa trời của ta. Nàng đã yêu cầu ta đừng gửi cứu viện cho giáo phái Tin lành ở La Rochelle và ta đã làm như thế. Ta đã không giữ lời hứa, nhưng cần gì, ta vâng theo ước muốn của nàng. Ta đã chẳng được trả công lớn về sự vâng theo ấy sao, nói xem nào, bởi vì chính nhờ có sự vâng theo đó mà ta có được bức chân dung của nàng?
D’ Artagnan lấy làm lạ thay cho vận mệnh một dân tộc và sinh mạng những con người đôi khi lại được treo trên những sợi dây mong manh và không thấy được như thế.
Chàng đang đắm nhìn trong suy nghĩ, thì người thợ kim hoàn đi vào. Đó là một người Ireland loại có kỹ xảo nhất trong nghề, bản thân cũng thú nhận kiếm được hàng trăm nghìn đồng vàng Anh quốc mỗi năm với Quận công De Buckingham.
– Ông Ôrâyly này, – Quận công vừa nói vừa dẫn ông ta vào tiểu giáo đường – Hãy xem những nút kim cương này và nói cho ta biết mỗi nút giá bao nhiêu?
– Người thợ kim hoàn đưa mắt nhìn vẻ mỹ lệ mà chúng được gọt tỉa, lấy viên nọ bù viên kia, tính toán giá trị rồi không do dự trả lời:
– Mười lăm nghìn đồng vàng một nút, thưa Huân tước.
– Cần phải bao nhiêu ngày để làm hai nút như thế? Ông thấy đấy, nó thiếu mất hai.
– Thưa Huân tước, tám ngày.
– Ngày kia ta cần có rồi, ta sẽ trả ba nghìn đồng mỗi nút.
– Huân tước sẽ có.
– Ôi ông Ôrâyly, ông thật là quý giá. Nhưng chưa hết đâu. Những nút kim cương đó không được lộ ra với bất kỳ ai, và phải được làm trong lâu đài này.
– Thưa Huân tước, không thể được. Chỉ có tôi mới có thể làm nổi, để không ai phân biệt nổi cái mới với cái cũ.
– Vì thế, ông Ôrâyly thân mến ạ, ông mới là tù nhân của ta; Giờ đây, ông có muốn ra khỏi lâu đài của ta cũng không thề được nữa rồi. Hãy quyết định đi. Cho ta biết danh sách thợ phụ mà ông cần và ghi rõ những đồ nghề gì bọn chúng phải mang theo.
Người thợ kim hoàn đã biết rõ Quận công. Ông ta hiểu rằng mọi thăm dò ý kiến đều vô ích, nên quyết định ngay phần việc của mình. Ông ta hỏi:
– Tôi được phép báo với vợ tôi chứ?
– Ồ, ông còn được phép gặp nữa ấy chữ, ông Ôrâyly thân mến ạ Việc cầm giữ ông sẽ nhẹ nhàng thôi, ông yên tâm, và vì mọi sự đảo lộn đều đáng được đền bù, vậy ngoài giá tiền hai nút kim cương, đây là món quà một nghìn đồng vàng để ông quên đi sự phiền muộn do ta gây ra cho ông.
D’ Artagnan không tránh khỏi ngạc nhiên về viên Thủ tướng với đôi tay đã khuấy đảo bao nhiêu sinh mạng con người, và tiền triệu đi tong.
Còn người thợ kim hoàn gửi món quà một nghìn đồng vàng và viết thư cho vợ bảo gửi ngay cho người thợ phụ khéo nhất và một bộ hạt kim cương thích hợp mà ông đã cho biết trọng lượng, phẩm chất, rồi còn danh sách những dụng cụ cần thiết nữa.
Buckingham dẫn người thợ kim hoàn vào căn phong dành riêng cho ông ta và chỉ trong vòng nửa giờ đã biến thành một xưởng thợ. Rồi Công tước cắt lính canh ở mỗi cửa, cấm không cho bất cứ ai vào trừ người hầu phòng Patrítxơ của ông. Không cần phải nói thêm cũng tuyệt đối cấm ông thợ kim hoàn Ôrâyly và người thợ phụ không được ra khỏi phòng dưới bất cứ lý do nào.
Thu xếp xong việc đó, Công tước trở lại với D’ Artagnan.
– Bây giờ, anh bạn trẻ, – Ông nói – nước Anh là của hai chúng ta, ông muốn gì, ông ao ước điều gì nào?
– Một cái giường – D’ Artagnan trả lời – tôi thú thực, lúc này đó là thứ tôi cần nhất.
Buckingham đưa D’ Artagnan đến một căn phòng liền kề với phòng của ông. Ông muốn giữ chàng trai trẻ trong tay ông, không phải ông nghi ngờ gì chàng mà để ông được không ngừng nói chuyện với chàng về Hoàng hậu.
Một giờ sau lệnh không cho tàu thuyền nào đi Pháp được ra khỏi cảng ngay cả thuyền đưa thư cũng vậy được ban bố. Trước mắt mọi người thì đây là lời tuyên chiến giữa hai vương quốc.
Ngày hôm sau nữa, khoảng mười một giờ hai nút kim cương đã được làm xong, bắt chước quá đúng, hoàn toàn giống hệt khiến Buckingham không nhận ra cái nào là mới, cái nào là cũ và kể cả những người lão luyện nhất trong nghề cũng sẽ bị nhầm như ông.
Ngay lập tức ông cho gọi D’ Artagnan, rồi bảo chàng:
– Cầm lấy, đây là những nút kim cương mà ông đến tìm, và ông hãy là nhân chứng cho tôi rằng tất cả những gì sức con người có thể làm được tôi đã làm.
– Ngài yên tâm, thưa Huân tước, tôi sẽ nói điều gì tôi thấy nhưng Đức ngài trao cho tôi những nút kim cương mà không có tráp đựng.
– Cái tráp sẽ làm cho ông vướng víu. Vả lại đối với tôi, cái tráp còn quý hơn. Tôi chỉ còn lại mỗi thứ đó. Ông sẽ nói là tôi giữ lại.
– Thưa Huân tước, tôi sẽ nói lại đúng từng lời việc ngài giao cho tôi.
– Và bây giờ – Buckingham vừa nói tiếp vừa nhìn thẳng vào mặt chàng trai trẻ – Bao giờ tôi mới trả ơn được ông đây?
D’ Artagnan đỏ bừng mặt lên. Chàng thấy ông Quận công đang tìm cách để chàng nhận một thứ gi đó và cái ý nghĩ máu các đồng đội của chàng và máu chàng sắp được trả cho chàng bằng vàng của nước Anh khiến chàng ghê tởm lạ lùng. Chàng đáp:
– Thưa Huân tước, chúng ta hãy thông hiểu lẫn nhau, và cân nhắc kỹ mọi việc trước đã sao cho không có một sự hiểu lầm nào xảy ra. Tôi phục vụ đức Vua và Hoàng hậu nước Pháp, và tham gia đội cận vệ của ông des Essarts, ông này cũng như anh rể ông là ông De Treville hoàn toàn đặc biệt gắn bó với Hoàng thượng. Còn thêm nữa, có thể tôi đã chẳng làm nổi điều gì của tất cả cái đó nếu việc đó không được làm để vừa lòng một người cũng là bà chúa của tôi, giống như Hoàng hậu là của ngài vậy.
– Phải – Quận công vừa nói vừa mỉm cười – và tôi tin tôi cũng biết cái bà chúa khác ấy, có phải…
– Thưa Huân tước, tôi có nêu tên người ấy ra đâu – chàng trai trẻ vội vã ngắt lời.
– Thế là đúng – Công tước nói – vậy chính là tôi phải biết ơn người ấy về sự tận tụy của ông.
– Thưa Huân tước, ngài đã nói rồi, bởi vì đúng vào cái giờ này đã là chuyện chiến tranh rồi, tôi xin thú thực tôi chỉ thấy ở Đức ngài một tên người Anh, do đó là một kẻ thù mà tôi sẽ còn vui sướng được gặp ở chiến trường hơn là trong công viên điện Uynxo hoặc trong những hành cung của điện Louvre. Tuy nhiên điều đó không ngăn cản tôi thực hiện từng chi tiết, nhiệm vụ của tôi, nếu cần thiết, sẵn sàng chết để hoàn thành nhiệm vụ đó Nhưng tôi xin nhắc lại với Đức ngài rằng ngài sẽ không có gì phải cảm ơn tôi những việc tôi sẽ làm cho tôi trong cuộc gặp gỡ lần thứ hai hơn là những gì tôi đã làm cho ngài trong cuộc gặp gỡ lần thứ nhất đâu.
Buckingham lẩm nhẩm:
– Bên chúng tôi, chúng tôi thường nói: “Kiêu hãnh như một người Xcốt”.
– Còn chúng tôi, chúng tôi nói: “Kiêu hãnh như một người Gátxcông” – D’ Artagnan đáp – Dân Gátxcông là dân Xcốt của nước Pháp.
D’ Artagnan chào Công tước và sẵn sàng ra đi.
– Khoan đã! Ông đi như thế ư? Đi lối nào? Đi thế nào?
– Vâng, quả có thế.
– Chúa ơi! Người Pháp không nghi ngại gì hết.
– Tôi quên mất nước Anh là một hòn đảo và Ngài là vua hòn đảo ấy ông hãy đi đến cảng, hỏi chiếc thuyền hai buồm tên là “Săn”, đưa cho thuyền trưởng thư này. Ông ta sẽ dẫn ông đến một cảng nhỏ, chắc người ta không đợi ông đâu, và ở đó thường chỉ có thuyền đánh cá cặp bến.
– Cảng đó tên là gì?
– Saint-Valery, nhưng khoan đã, tới đó, ông sẽ vào một cái quán tồi tàn không tên, không biển hiệu, một tửu quán đích thực của thủy thủ, và không lo nhầm đâu, vì chỉ có một thôi.
– Sau đó?
– Ông hỏi chủ quán và bảo hắn ta: Forward
– Nghĩa là thế nào?
– Là “Tiến lên”. Đó là khẩu lệnh. Hắn sẽ cho ông một con ngựa, yên cương sẵn sàng và sẽ chỉ dẫn đường đi cho ông. Ông cũng sẽ thấy bốn trạm tiếp sức như thế trên đường đi. Nếu ông muốn, ở mỗi trạm, hãy cho địa chỉ của ông ở Paris, bốn con ngựa sẽ đi theo ông đến đó. Ông đã biết hai trong số đó, và tôi thấy hình như ông có vẻ quý nó như một tay chơi ngựa, hai con mà chúng ta đã cưỡi ấy. Và ông hãy tin tôi, hai con kia cũng không hề kém chút nào đâu. Bốn con ngựa ấy đều là ngựa chiến đấy. Dù ông có kiêu hãnh đến đâu, ông cũng đừng từ chối nhận một con, và bảo các bạn ông nhận ba con kia. Vả lại còn để ta dùng trong chiến tranh mà. Mục đích bỏ qua cho các phương tiện như người Pháp các ông vẫn nói có phải không?
– Phải, thưa Huân tước, tôi xin nhận – D’ Artagnan nói – Và nếu hợp lòng trời, chúng tôi sẽ sử dụng tất những món quà của ngài.
– Bây giờ, bắt tay người bạn trẻ, có thể chúng ta sẽ sớm gặp lại nhau trên chiến trường, nay trong khi chờ đợi, chúng ta hãy chia tay nhau như những người bạn tốt, tôi hy vọng thế.
– Vâng, thưa Huân tước, nhưng với hy vọng sớm thành kẻ thù của nhau.
– Ông yên tâm, tôi hứa với ông như vậy.
– Huân tước, tôi tin lời hứa của ngài.
D’ Artagnan chào công tước và vội vã tiến về phía cảng.
Trước mặt tháp London, chàng thấy chiếc thuyền đã chỉ định. Chàng trao bức thư cho viên thuyền trưởng. Ông ta đưa cho trấn thủ cảng xác nhận, rồi chuẩn bị giương buồm.
Năm mươi thuyền bè muốn rời bến mà phải nằm chờ.
Khi đi qua mạn một con thuyền trong số đó, D’ Artagnan tin là mình đã nhận ra người đàn bà ở Măng, vẫn người đàn bà mà con người xa lạ từng gọi là Milady và chính bản thân D’ Artagnan cũng thấy nàng quá đẹp. Nhưng nhờ xuôi dòng, thuận gió con thuyền của chàng đi nhanh đến nỗi chỉ một lát sau đã không thấy tăm hơi của người đàn bà đó.
Hôm sau, khoảng chín giờ sáng, thuyền cập bến Saint-Valery.
D’ Artagnan đi ngay tới cái quán đã chỉ dẫn và nhận ra qua những tiếng ầm ĩ từ bên trong thoát ra. Người ta đang nói về chiến tranh giữa nước Anh và nước Pháp sắp xảy ra đến nơi và không phải bàn cãi nữa, và bọn thủy thủ vui vẻ thì lu bù chè chén.
D’ Artagnan rẽ đám đông tiến lại chủ quán và đọc Forward.
Ngay tức khắc chủ quán ra hiệu cho chàng đi theo mình qua một chiếc cửa ra sân rồi dẫn chàng đến chuồng ngựa đã có sẵn một con ngựa yên cương đầy đủ đợi chàng rồi chủ quán hỏi xem liệu chàng có cần gì nữa không.
– Tôi cần biết mình phải đi theo đường nào – D’ Artagnan – Từ đây đi đến Blănggy, rồi từ Blănggy đến Nớpsaten đến Nớpsaten vào quán Chiếc bừa vàng, nói khẩu lệnh với chủ quán và ông sẽ thấy ở đó một con ngựa đầy đủ yên cương.
– Tôi có phải gì không? – D’ Artagnan hỏi.
– Đã trả cả rồi – chủ quán nói – và trả hậu nữa. Ông cứ việc đi đi Cầu trời phù hộ cho ông!
– Amen!
Nói rồi chàng cho ngựa phi nước đại.
Bốn giờ sau chàng tới Nớpsaten. Tuân theo chặt chẽ những chỉ dẫn đã nhận được, ở Nớpsaten giống như ở Saint-Valery, chàng lại thấy một con ngựa yên cương sẵn sàng đang đợi mình.
Chàng định chuyển những khẩu súng ngắn từ yên con ngựa chàng thôi không cưỡi sang yên con ngựa mới chàng sắp cưỡi, nhưng những bao súng ở yên con ngựa này đã gài sẵn những khẩu súng ngắn tương tự.
– Địa chỉ của ông ở Paris?
– Dinh trại quân cận vệ, đại đội ông des Essarts.
– Tốt lắm – chủ quán trả lời.
– Bây giờ phải đi đường nào? – Đến lượt D’ Artagnan hỏi lại.
– Đường đi Ruăng, nhưng đừng có đi qua thành phố ở phía bên phải. Đến cái làng nhỏ Ecu-i, ông dừng lại, ở đó chỉ có một cái quán tên là: Đồng vàng nước Pháp. Đừng có nhìn bề ngoài mà xét đoán nó. Trong chuồng ngựa của quán, cũng sẽ có một con ngựa giá trị tương đương con ngựa này.
– Vẫn khẩu lệnh ấy.
– Đúng vậy.
– Xin chào ông chủ?
– Chúc nhà quý tộc lên đường bình an! À mà ông còn cần gì nữa không.
D’ Artagnan lắc đầu và lại phóng như bay. Đến Ecu-i, vẫn diễn lại cảnh ấy. Chàng lại gặp một chủ quán đã được báo trước.
Một con ngựa sung sức và được nghỉ ngơi. Chàng để lại địa chỉ như đã làm rồi lại phi nhanh đến Pôngtoa. Ở Pôngtoa chàng đổi ngựa lần cuối và vào lúc chín giờ chàng phi nước đại vào thẳng sân dinh quán ông De Treville, vậy là chàng đã đi gần sáu mươi dặm trong mười hai tiếng đồng hồ.
Ông De Treville đón chàng như thể vừa gặp chàng ban sáng.
– Có điều vừa siết tay chàng hơi mạnh hơn thường lệ, ông vừa báo cho chàng biết đại đội cận vệ của ông des Essarts đang tuần canh điện Louvre và chàng có thể trở về nhiệm sở của mình.