Sau khi đã kể cho chàng Aramis lanh lợi biết rõ mọi việc diễn ra ở kinh đô từ khi họ ra đi và một bữa trưa thịnh soạn làm cho người thì quên đi bản luận văn, người thì quên hẳn nỗi mệt nhọc, D’ Artagnan nói:
– Bây giờ việc còn lại là phải biết tin tức về Athos.
– Cậu tin anh ấy gặp bất hạnh ư? – Aramis hỏi – Anh Athos rất chi lạnh tính, rất can trường và là tay gươm rất giỏi kia mà.
– Hẳn thế rồi, và không ai biết rõ hơn tôi về lòng can đảm và tay gươm tuyệt vời của Athos. Nhưng tôi thích gươm tôi đấu với giáo hơn là với gậy. Tôi sợ rằng anh Athos sẽ bị bọn gia nhân quần cho tơi bời, mà lũ gia nhân thì chúng đánh dữ và dai lắm. Vì vậy mà tôi phải thú thật với anh, tôi muốn lại ra đi ngay càng sớm càng tốt.
– Mình sẽ cố đi cùng với cậu – Aramis nói – cho dù mình cảm thấy chưa đủ sức lên ngựa mấy. Hôm qua, mình đã thử dùng cái roi hành xác treo trên tường đó, và đau quá mình không thể tiếp tục được cái bài tập thành kính ấy.
– Chính thế đấy, bạn thân mến, chả ai bao giờ thấy việc thử chứa một phát đạn hỏa mai bằng vụt roi vào người cả. Nhưng anh còn ốm, và ốm đau làm cho đầu óc không tỉnh táo, tôi bỏ qua cho anh. Mai, sớm tinh mơ. Đêm nay anh cứ ngủ cho thật tốt vào, và ngày mai, nếu anh có thể, chúng ta sẽ cùng đi.
– Vậy để đến mai – Aramis nói – vì dù có xương đồng da sắt đi nữa, cậu cũng cần phải nghỉ ngơi.
Hôm sau, khi D’ Artagnan bước vào phòng Aramis, đã thấy Aramis ở cửa sổ, D’ Artagnan hỏi:
– Anh nhìn gì ở đó thế?
– Thú thật! Tôi đang chiêm ngưỡng ba con ngựa đẹp lộng lẫy mà bọn trai coi ngựa đang giữ cương. Cưỡi những con ngựa đó mà đi du hành thì sướng như ông hoàng.
– Thế thì anh Aramis thân mến của tôi ơi, anh hãy sướng đi bởi vì một trong mấy con ngựa đó là của anh.
– Thật không? Thế con nào?
– Con anh thích nhất trong ba con ấy, tôi thì con nào cũng thế thôi.
– Và cả tấm thảm đắt giá phủ lưng ngựa cũng là của tôi?
– Chắc chắn rồi.
– Cậu định giỡn tôi chắc, D’ Artagnan?
– Từ lúc anh nói tiếng Pháp, tôi không còn giỡn anh nữa.
– Cả những bao súng ngắn mạ vàng, tấm nhung phủ hông ngựa, bộ yên ghim đinh bạc cũng là của tôi?
– Của chính anh, cũng như con ngựa đang dậm chân là của tôi và cái con đang nhảy nhót kia là của Athos.
– Mẹ kiếp! Đúng là ba con ngựa tuyệt luân?
– Tôi rất mừng vì chúng hợp với sở thích của anh.
– Vậy là nhà Vua đã ban tặng cậu món quà đó ư?
– Chắc chắn không phải của Giáo chủ rồi. Nhưng anh đừng bận tâm chúng từ đâu đến, hãy nghĩ một trong ba con thuộc của anh thôi.
– Mình lấy cái con thằng hầu tóc hung đang giữ ấy.
– Cừ lắm!
– Thượng đế muôn năm! – Aramis reo lên – Thế này thì còn đau ở đâu cũng sẽ hết. Ba mươi phát đạn vào người, mình vẫn sẽ phi nó cho mà xem. Ôi, thề trên linh hồn mình đó, những cái bàn đạp mới đẹp tuyệt chứ! Ê, nào, Bazin đâu, đến đây ngay tức khắc đi!
Bazin rầu rĩ và héo úa người đi, hiện ra trước cửa.
– Lau chuốt thanh gươm của ta, nắn lại mũ, chải lại áo khoác và nạp đạn thuốc vào mấy súng ngắn cho ta.
D’ Artagnan ngắt lời:
– Không cần lời dặn cuối đâu. Đã có sẵn súng ngắn nạp thuốc rồi trong các bao súng.
Bazin thở dài.
– Thôi nào, thầy Bazin, yên tâm đi – D’ Artagnan nói – – Người ta có thể đến được vương quốc cái thiên thần trong mọi hoàn cảnh mà.
– Ông chủ đã từng là một nhà thần học tài ba! – Bazin nói mà rưng rưng nước mắt – Ông ấy có thể trở thành giám mục hoặc hồng y Giáo chủ ấy chứ.
– Thôi nào! Bazin khốn khổ của ta ơi, đừng nghĩ ngợi làm gì. Là người tu hành thì làm được cái gì, ta xin anh đấy. Mà tu hành thì có tránh ra trận được đâu. Anh thừa biết Giáo chủ ra trận lần đầu với cái mũ bình thiên và ngọn giáo trong tay. Còn ông Nôgarê đờ la Valét, anh nói thế nào? Ông ta cũng là Giáo chủ đấy. Thử hỏi lính hầu của ông ta xem bao nhiêu lần phải băng bó cho ông ta?
– Ôi! Bazin thở dài – tôi cũng biết thế, thưa ông, ngày nay mọi chuyện trong thế giới đều lộn tùng phèo hết.
Trong khi đó, hai chàng trai trẻ và gã người hầu khốn khổ cùng đi xuống. Rồi Aramis nói:
– Giữ bàn đạp cho ra, Bazin.
Rồi Aramis nhẹ nhàng, duyên dáng nhảy tót lên yên ngựa như mọi khi, nhưng chỉ sau mấy lần con ngựa quý nhảy cỡn và chồm lên, chàng kỵ sĩ của nó cảm thấy đau không chịu nổi, tái người đi và lảo đảo. D’ Artagnan đã tiên liệu tai nạn đó, nên vẫn không rời mắt, liền chạy băng tới, đỡ xuơng và dẫn bạn mình về phòng rồi bảo:
– Tốt rồi, Aramis thân mến, anh cứ chữa trị đi, tôi sẽ đi một mình tìm Athos.
– Cậu đúng là một con người thép – Aramis nói.
– Không, tôi may hơn, có thế thôi. Nhưng trong khi đợi tôi, anh sẽ sống ra sao? Không còn những lời chú giải về số ngón tay ban phúc và những lời ban phúc nữa chứ, hả?
Aramis mỉm cười, nói:
– Mình sẽ làm thơ.
– Phải đấy, những vần thơ thơm nức mùi nước hoa bức thư ngắn của ả hầu bà De Chevreuse. Anh hãy dạy âm vận thơ cho Bazin đi, cái đó sẽ an ủi gã. Còn con ngựa, hàng ngày cưỡi nó một chút để điều khiển nó cho quen đi.
– Ồ về chuyện đó, cậu cứ yên tâm – Aramis nói – Khi trở lại cậu sẽ thấy mình đã sẵn sàng theo cậu rồi.
Họ chào tạm biệt nhau, và sau khi đã ủy thác bạn mình cho Bazin và bà chủ quán, D’ Artagnan cho ngựa đi nước kiệu về phía Amiêng.
Chàng sẽ tìm Athos thế nào đây và liệu có tìm thấy không? Chàng đã để bạn mình lại trong tình thế hiểm nghèo. Người bạn thở dài khiến chàng buông khẽ những lời thề báo hận.
Trong tất cả số bạn bè, Athos là người nhiều tuổi nhất, và bề ngoài ít gần với sở thích và tình cảm của chàng nhất. Tuy nhiên, chàng lại ưa thích con người quý tộc ấy rõ rệt nhất. Phong thái cao quý và thanh lịch của anh ấy, tầm lớn lao của anh thỉnh thoảng lại lóe sáng từ vùng bóng tối mà anh tự nguyện giấu mình vào, tính tình điềm tĩnh không suy suyển khiến anh là người bạn dễ dãi nhất trên đời, niềm vui bất đắc dĩ và cay đắng, sự can trường có thể gọi là mù quáng nếu không phải là kết quả của sự bình tĩnh hiếm hoi nhất, bấy nhiêu phẩm chất ấy của anh khiến chàng hết lòng ngưỡng mộ và còn hơn cả chỉ là quý trọng và bạn bè thân thiết với anh.
Quả thật, đem so sánh ngay với ông De Treville, một triều thần tao nhã và cao quý, Athos trong những ngày anh vui vẻ, anh còn có phần hơn. Vóc người tầm thước, nhưng thân hình lại quá ư cân đối, và tuyệt đẹp, mà, nhiều lần trong những cuộc đấu sức anh đã quật đổ Porthos, gã khổng lồ mà sức mạnh thể xác đã trở thành huyền thoại trong ngự lâm quân. Khuôn mặt với đôi mắt sắc, mũi thẳng, với chiếc cằm như tượng tạc kiểu cằm của Brutus(1); một tính cách cao thượng và duyên dáng khó xác định; đôi bàn tay không hề chăm chút nhưng vẫn làm cho Aramis phải thất vọng mặc dầu chàng ra sức chăm sóc tay mình bằng kem hạnh nhân và dầu thơm; giọng nói của anh nghe thấm thía lại du dương, và rồi, cái khó xác định trong người Athos, người luôn luôn tỏ ra thấp kém và lu mờ, cái đó chính là cái khoa học về thời lưu và về những lề thói của cái xã hội sáng giá nhất, cái thói quen của một nhà dòng dõi tự lộ ra mà không hề hay biết trong những hành động nhỏ nhặt nhất của mình.
Về mặt ăn uống, Athos đặt ăn giỏi hơn bất kỳ ai, xếp khách ăn đúng chỗ và đúng ngôi thứ mà tổ tiên hoặc chính bản thân họ đã tạo ra cho mình. Về khoa huân huy chương, Athos thông thạo mọi gia tộc quý phái trong vương quốc, phả hệ của họ, sự liên minh giữa các dòng họ, gia huy và nguồn gốc gia huy. Về nghi thức anh biết đến từng chi tiết. Anh biết rõ quyền lợi của các đại điền chủ là thế nào. Anh biết sâu sắc cách săn bắn bằng chó và chim ưng, và một hôm nhân đàm đạo về cái nghệ thuật lớn này, anh làm Vua Louis XIII phải ngạc nhiên, trong khi đó, bản thân nhà Vua thuộc lại bậc thầy.
Cũng như các đại lãnh chúa thời ấy, anh cưỡi ngựa và sử dụng vũ khí thuộc loại thiện nghệ. Thêm nữa việc học hành của anh không một chút xao lãng, ngay cả trong lĩnh vực kinh viện học rất hiếm thấy trong giới quý tộc, anh chỉ mỉm cười khi Aramis phun ra mấy câu Latinh cụt ngủn, còn Porthos thì ra vẻ hiểu. Vài ba lần khi Aramis để lộ ra một sai lầm sơ đẳng nào đó, đặt động từ không đúng thời, một danh từ không đúng cách, Athos đã sửa lại trước sự ngạc nhiên vô cùng của các bạn. Ngoài ra, tính chính trực của anh là không thể lay chuyển được trong cái thế kỷ mà các quân nhân quá dễ dàng coi nhẹ tôn giáo và lương tâm của mình, các tình nhân quá dễ dàng coi nhẹ sự tế nhị nghiêm ngặt của thời đại chúng ta, và những người nghèo coi nhẹ dễ dàng đối với điều răn thứ bẩy của Chúa. Vì vậy, Athos quả là một con người rất phi thường.
Và tuy vậy cái bản tính quá ưu việt, cái sinh linh quá tốt đẹp cái khí chất quá tinh tế ấy quay lại một cách vô cảm với cuộc sống vật chất, cũng như các cụ già quay lại với sự ngây ngô về thể xác và tinh thần. Athos trong những giờ phút thiếu thốn đó, mà những giờ phút đó lại khá thường xuyên đã tự tắt trong cái phần tỏa sáng của mình và cái mặt ngời ngời của anh bị biến mất trong đêm trường sâu thẳm.
Thế là phần bán thần tàn lụi, anh chỉ còn gần như một con người. Đầu gằm xuống, mắt lơ mơ, lời nói nặng nề và khó khăn. Athos nhìn hàng mấy giờ liền hoặc cái chai và chiếc cốc, hoặc Grimaud, kẻ đã quen vâng lời bằng tín hiệu và đọc được trong con mắt vô sắc của chủ mình cả tới những ước muốn tầm thường nhất để thỏa mãn chủ ngay tức khắc. Giá như bốn người bạn tụ hội vào nước lúc như thế, hết sức cố gắng thất ra được một lời để góp vui vào câu chuyện cũng là hết mức đối với Athos rồi. Đổi lại, Athos một mình uống bằng bốn người và tuy uống như thế, nhưng anh tựa như không có gì thay đổi ngoài sự cau mày lộ liễu hơn và nỗi buồn sâu sắc hơn.
D’ Artagnan như ta đã biết, vốn có óc xét đoán và sắc sảo, dù có đôi chút quan tâm để thỏa mãn tính hiếu kỳ của mình về chuyện đó, cũng vẫn không thể gán cho nó bất kỳ nguyên nhân nào, hoặc xác định được do hoàn cảnh nào đã dẫn đến tình trạng suy sụp đó của Athos. Không bao giờ Athos nhận được thư từ, cũng chẳng bao giờ tiến hành một việc gì mà các bạn không biết.
Không thể nói rượu đem lại cho anh nỗi sầu muộn đó, trái lại anh chỉ uống để dẹp nỗi buồn sầu mà phương thuốc đó càng làm thêm u uất hơn. Cũng không thể gán cho cái vẻ u sầu thái quá ấy do thua bạc vì trái hẳn với Porthos tùy theo lúc đỏ đen thường hát ca hay chửi rủa, Athos dù thua dù được vẫn bình thản như không. Người ta đã từng thấy anh tại câu lạc bộ ngự lâm quân một tối được một nghìn đồng vàng, rồi lại thua hết, và mất cả chiếc đai lưng thêu sợi vàng dùng trong ngày hội, rồi lại được tất cả cộng thêm một trăm đồng vàng louis nữa, mà đôi lông mày đẹp và đen nhánh của anh không hề dướn lên hay cúp xuống, mà đôi bàn tay anh không hề mất đi vẻ ngà ngọc, và việc chuyện trò vui vẻ tối đó không vì thế mà không bình tĩnh và thoải mái.
Càng không phải, như những người láng giềng Anh quốc do ảnh hưởng của khí hậu mà sầm tối mặt mày, bởi nỗi sầu muộn đó càng thấm đậm hơn vào những ngày đẹp trời trong năm.
Tháng sáu và tháng bảy là những tháng khủng khiếp của Athos. Đối với cuộc sống hiện tại, anh không có gì buồn phiền, anh nhún vai khi người ta nói với anh về tương lai. Bí mật của anh đã thuộc về quá khứ, như người ta đã nói một cách mơ hồ với D’ Artagnan.
Cái sắc dạng bí ẩn nhuốm màu trên khắp người anh, khiến cái con người trong lúc say sưa túy lúy nhất, đôi mắt và cái miệng cũng không bao giờ hé ra điều gì dù những câu hỏi dò xét được đưa ra khéo léo nhất, càng được người ta mến mộ hơn.
D’ Artagnan lẩm bẩm giờ này Athos tội nghiệp có khi đã chết rồi, mà chết do lỗi của ta, bởi chính ta đã lôi anh vào việc này, mà anh lại không biết gốc gác, chẳng rõ kết quả, và cũng chẳng được lợi lộc gì.
– Chưa kể, thưa ông – Planchet trả lời – Chúng ta sống có lẽ là nhờ ông Athos. Ông có nhớ ông ấy đã kêu lên: “Chạy đi, D’ Artagnan, tôi bị tóm rồi”. Và sau khi đã nổ hai phát súng ngắn, tiếng gươm vun vút của ông ấy mới khủng khiếp làm sao!
– Có thể nói đến hai chục người, đúng hơn là hai chục quỷ dữ đang điên dại!
Những lời nói ấy làm tăng gấp bội bầu máu nóng của D’ Artagnan, chàng thúc ngựa, mà con ngựa thì chẳng cần phải thúc cũng đã mang người kỵ sỹ của mình phi nước đại rồi.
Khoảng mười một giờ sáng thì trông thấy Amiêng, và mười một rưỡi, hai người đã tới trước cửa cái quán trọ đáng nguyền rủa.
D’ Artagnan vẫn thường luôn suy tính đến một cuộc trả thù thích đáng tên chủ quán điên đảo này họa chăng mới thỏa lòng chàng. Chàng kéo mũ dạ sụp xuống che mắt, tay trái giữ chuôi gươm tay phải quất roi ngựa vun vút bước vào quán trọ.
– Ông còn nhớ tôi chứ? – chàng nói với chủ quán đang tiến ra để chào khách.
– Thưa quý ông, tôi không có được cái vinh dự ấy – gã trả lời, mắt còn đang lóa lên vì đoàn người ngựa quý giá xuất hiện cùng với chàng.
– Chà, ông lại không biết ta ư?
– Không, thưa quý ông.
– Thôi được! Chỉ mấy câu hỏi là làm ông nhớ hết thôi. Ông đã làm gì nhà quý tộc cách đây khoảng mười lăm ngày, đã bị ông cả gan buộc tội làm bạc giả?
Chủ quán xanh mặt, bởi D’ Artagnan tỏ thái độ hăm đọa dữ tợn nhất, và Planchet cũng làm y như chủ mình.
– Ôi thưa Đức ông, xin đừng nói với tôi về chuyện ấy, – tên chủ quán kêu lên bằng một giọng muốn khóc – Ôi! Thưa đại nhân, tôi đã phải trả giá đắt chừng nào về cái lỗi lầm này. Ôi, khốn nạn cái thân tôi!
– Nhà quý tộc, ta hỏi ông, bây giờ ra sao?
– Xin Đức ông nghe tôi nói, và xin đại lượng từ bi, xin làm phúc hãy ngồi xuống đã nào.
D’ Artagnan giận và lo không nói được ra lời, ngồi xuống, hầm hầm như một quan tòa. Planchet ngạo nghễ tựa lưng vào ghế bành của mình.
– Thưa Đức ông, chuyện là như thế này – chủ quán run như cầy sấy nói tiếp – vì lúc này tôi đã nhận ra ngài rồi, ngài là người đã đi mất khi tôi mắc vào cái chuyện rắc rối khốn khổ với nhà quý tộc mà ngài nói.
– Phải, chính ta, như vậy, ông thừa biết, ông đừng mong ta tha tội, nếu ông không nói toàn bộ sự thật cho ta!
– Vậy mong hãy nghe tôi, và ngài sẽ rõ tất cả.
– Ta nghe đây.
– Tôi đã được nhà đương cục báo trước một tên làm bạc giả trứ danh sẽ đến quán trọ tôi với mấy tên đồng bọn tất cả đều cải trang dưới trang phục cận vệ hoặc ngự lâm quân. Ngựa, người hầu và hình dạng các vị đều được miêu tả cho tôi rõ.
D’ Artagnan nhận ra ngay do đâu có sự chỉ điểm chính xác đến như thế. Chàng hỏi:
– Rồi sao nữa? Sao nữa?
– Vậy là được nhà đương cục phái đến sáu người tiếp viện, và ra lệnh cho tôi, tôi đã sử dụng những biện pháp mà tôi cho là khẩn cấp để bắt giữ kỳ được mấy người bị mạo danh làm bạc gia.
Nghe mấy tiếng làm bạc giả. D’ Artagnan nóng rực tai lên:
– Lại vẫn nói thế hả?
– Xin Đức ông tha thứ, vì đã chót nói ra những điều như vậy, nhưng đây thật ra chỉ là cái cớ của tôi thôi. Nhà cầm quyền làm tôi sợ và ngài cũng biết một chủ quán thì phải biết làm theo nhà cầm quyền.
– Nhưng một lần nữa ta hỏi đây, nhà quý tộc ấy ở đâu? Ông ấy ra sao? Còn sống hay đã chết?
– Thưa Đức ông, xin hãy kiên nhẫn một chút, tôi nói ngay bây giờ đây. Vậy là xảy đến cái điều ngài đã biết, mà việc ra đi đột ngột của ngài – chủ quán nói thêm với vẻ ranh ma không lọt khỏi con mắt của D’ Artagnan – việc ra đi ấy dường như đã cho phép có lối thoát. Nhà quý tộc, bạn ngài chống cự tuyệt vọng.
– Người hầu của ông ấy chẳng may vô tình gây sự với các nhân viên của nhà chức trách cải trang làm bồi coi chuồng ngựa.
– Chà, quân khốn kiếp! – D’ Artagnan hét lên – tất cả bọn ngươi đã đồng lõa với nhau, ta không hiểu vì cái gì mà chưa giết sạch lũ ngươi!
– Ôi, không, thưa Đức ông, chúng tôi không đồng lõa cả lũ với nhau đâu, rồi Đức ông sẽ thấy ngay thôi. Ngài bạn của Đức ông (tôi xin lỗi vì không biết tên) sau khi đã loại khỏi vòng chiến hai người bằng hai phát súng ngắn, vừa đánh chống đỡ để rút lui bằng lưỡi gươm của mình, rồi đâm què thêm một người nữa của tôi và dùng mặt gươm quật tôi bất tỉnh.
– Nhưng, tên đao phủ kia, mi có chấm dứt đi không? – D’ Artagnan nói – Athos, ông Athos ra sao kia?
– Vừa đánh vừa lùi, như tôi đã nói với ngài, ông ấy thấy phía sau mình cầu thang của hầm rượu và vì cửa đang mở, ông ấy rút chìa khóa cất đi và chặn lại từ bên trong, vì người ta tin chắc có thể tìm lại ông ấy, họ để mặc cho ông ấy tự do.
– Phải – D’ Artagnan nói – người ta chưa định giết ông ấy nên mới chỉ tìm cách cầm tù ông ấy thôi.
– Trời ơi. Cầm tù ông ấy ư, thưa Đức ông? Ông ấy tự cầm tù thì có, tôi xin thề đấy. Lúc đầu ông ấy đã làm một việc khốc liệt: một người bị chết tươi và hai bị thương nặng. Người chết và hai người bị thương được đồng đội khênh đi và tôi chẳng còn nghe thấy nói năng gì về người này, người khác trong bọn họ nữa. Bản thân tôi khi tỉnh lại, tôi đến gặp ông trấn thủ kể lại mọi chuyện và hỏi tôi phải làm gì với người tù. Nhưng ông trấn thủ như rơi từ trên mây xuống, ông nói hoàn toàn chẳng hay biết gì điều tôi muốn nói, và những mệnh lệnh đến với tôi không phải do ông ban ra, và nếu tôi vô phúc nói ra với bất kỳ ai là ông có chút dính dáng đến cuộc xung đột này. Ông sẽ cho treo cổ tôi.
– Thưa ông, có vẻ như tôi đã bắt giữ nhầm người này thay cho người khác và người đáng ra phải bị bắt đã trốn thoát.
Thấy nói nhà cầm quyền bỏ mặc câu chuyện, D’ Artagnan càng sốt ruột gấp bội và hét lên:
– Nhưng còn Athos? Athos ra sao?
– Tôi vội sửa chữa ngay những sai lầm của tôi đối với người tù – chủ quán tiếp – tôi đến hầm rượu và định thả ông ra. Ôi! Thưa ông, không phải một con người nữa mà là một con quỷ. Về việc đề nghị thả, ông tuyên bố đấy là một cái bẫy giăng ra bắt ông và trước khi ra, ông buộc phải tuân theo các điều kiện của ông. Tôi hạ mình hết mức nói với ông rằng tôi sẵn sàng tuân chịu những điều kiện của ông, bởi tôi chẳng giấu cái tình cảnh tồi tệ tôi tự chuốc lấy vì đã dám ra tay với một ngự lâm quân của Hoàng thượng. Thế rồi ông bảo tôi: “Trước hết, ta muốn trả người hầu được trang bị vũ khí cho ta”.
Chúng tôi vội tuân lệnh ngay, bởi vì ngài thừa hiểu, chúng tôi bị đặt vào tình thế phải làm tất cả những gì bạn ngài muốn.
Ông Grimaud, ông ấy đã nói tên ra, và chỉ thế thôi, được đưa xuống hầm, vẫn đầy mình thương tích. Thế rồi, ông chủ nhận người hầu xong lại chặn cửa lại và ra lệnh cho chúng tôi cứ ở trong cửa hàng.
– Nhưng rốt cuộc – D’ Artagnan lại hét lên – Ông ấy ở đâu? Athos ở đâu rồi?
– Trong hầm rượu, thưa ông.
– Sao, đồ khốn kiếp, mi giữ ông ấy trong hầm rượu từ bấy đến nay ư?
– Trời đất quỷ thần ơi! Đâu có, thưa ngài. Chúng tôi mà lại giữ được ông ấy trong hầm! Vậy ngài không biết ông ấy làm gì trong hầm ư? Ôi, nếu ngài có thể làm ông ấy chịu ra, tôi sẽ suốt đời biết ơn ngài, tôi xin thờ ngài như vị thánh tổ của tôi.
– Nghĩa là ông ta vẫn ở đó? Ta sẽ tìm lại được ông ta ở đó?
– Chắc chắn rồi, thưa ngài, ông ấy cứ khăng khăng ở lại. Hàng ngày, phải đưa bánh và thịt bằng một cái xỉa qua lỗ thông hơi khi ông yêu cầu. Nhưng than ôi! Không phải bánh và thịt là khoản tiêu thụ lớn nhất của ông. Một bữa, tôi cùng hai gã hầu bàn định thử xuống hầm nhưng ông liền nổi giận khủng khiếp.
– Tôi nghe thấy tiếng ông ấy nạp đạn vào súng ngắn và Grimaud nạp đạn vào súng trường. Rồi vì là chúng tôi hỏi các ông có ý định gì, ông chủ trả lời rằng thầy trò ông ấy có bốn chục viên đạn và sẽ bắn đến phát cuối cùng còn hơn cho phép bất kỳ ai trong chúng tôi đặt chân xuống hầm. Thưa ông, thế là tôi lại đến kêu với ông trấn thủ, ông trả lời rằng thế mới đáng kiếp cho tôi, và việc đó sẽ dạy cho tôi biết thế nào là lăng nhục các vị đại nhân đáng kính đến trọ ở quán tôi.
– Thành ra từ lúc đó… – D’ Artagnan không thể nhịn cười trước bộ mặt thiểu não của chủ quán, liền hỏi.
– Từ lúc đó, thưa ngài, đời sống chúng tôi trở nên cực kỳ bi đát, bởi vì ngài phải biết rằng tất cả nguồn thực phẩm của chúng tôi đều ở dưới hầm, nào là vang chai, vang thùng, bia, dầu, gia vị, mỡ, và xúc xích, và vì bị cấm được xuống, chúng tôi buộc phải từ chối lữ khách tới trọ gọi uống, gọi ăn đến nỗi ngày nào lữ quán chúng tôi cũng mất khách. Bạn ngài chỉ ở thêm một tuần lễ nữa dưới hầm là chúng tôi phá sản.
– Thế mới công bằng, đồ vô lại ạ? Nhìn dáng bộ chúng ta lại không biết chúng tôi là những con người danh giá chứ không phải đồ giả mạo hay sao?
– Vâng, thưa ông, ông nói đúng – chủ quán nói – Nhưng, xem nào, xem nào, ông ấy lại nổi giận đấy.
– Chắc hẳn lại quấy rầy ông ấy chứ gì? – D’ Artagnan nói.
– Nhưng đành phải quấy rầy ông ấy thôi. – Chủ quán nói – vì mới có hai vị quý tộc người Anh đến quán chúng tôi.
– Thì sao?
– Thì thế đấy! Bọn người Anh thích vang ngon như ông biết đấy. Bọn họ đòi loại thượng hạng. Vợ tôi chắc có lẽ đến van xin ngài Athos cho phép xuống hầm để thỏa mãn các vị kia. Và ông ấy chắc đã từ chối như thường lệ, ôi trời đất ơi, tiếng la hét, mắng nhiếc lại tăng lên gấp bội.
Quả nhiên, D’ Artagnan cũng nghe thấy tiếng ầm ầm cạnh hầm rượu. Chàng liền đứng dậy, đi trước là chủ quán vừa đi vừa vặn vẹo hai tay, và theo sau là Planchet cầm theo súng trường đã nạp đạn, đến gần chỗ xảy ra cảnh náo loạn.
Hai nhà quý tộc Anh đang nổi cáu, họ đã đi một đoạn đường dài và đang sắp chết đói và chết khát.
– Nhưng như thế là bạo hành quá đáng! – Bọn họ hét lên bằng tiếng Pháp rất chuẩn, tuy có hơi lơ lớ giọng nước ngoài – Cái lão điên này lại không cho những con người tốt này sử dụng rượu vang của họ. Đã thế thì chúng tôi sẽ phá cửa mà vào và nếu hắn điên quá, chúng tôi giết béng hắn đi thế là xong.
– Đứng lại các vị! – D’ Artagnan vừa nói vừa rút hai khẩu súng ngắn ở đai lưng ra. Các vị sẽ không giết ai hết, xin vui lòng vậy – Tốt thôi, tốt thôi! – Tiếng của Athos bên sau cánh cửa bình tĩnh phát ra – cứ để bọn ăn thịt trẻ con ấy vào thử một chút xem sao nào.
Có vẻ rất can trường thế đấy, nhưng hai nhà quý tộc người Anh nhìn nhau ngại ngùng. Người ta đồn trong hầm rượu có một con quỷ đói, gã khổng lồ trong huyền thoại dân gian mà không ai vào trong hang của nó mà không bị trừng phạt. Lặng đi một lúc, cuối cùng người Anh sợ lùi sẽ xấu hổ, và gã bẳn tính hơn bằng hai bước đã xuống năm sáu bậc thang và đập mạnh vào cửa tưởng đến vỡ cả tường.
– Planchet – D’ Artagnan vừa nói vừa lên đạn hai khẩu súng ngắn – ta đảm nhiệm tên đứng trên, còn anh thằng phía dưới.
– Này các vị, các vị muốn giao chiến! Thế thì người ta đến để giao chiến với các vị!
– Trời ơi! – Giọng trầm sâu của Athos hét toáng lên – Hình như ta nghe thấy tiếng D’ Artagnan.
– Đúng đấy – D’ Artagnan cũng cao giọng nói vọng vào – chính tôi đây, bạn ạ.
– A, tốt lắm, – Athos nói – Ta quần cho cái bọn phá cửa này một trận chứ.
Mấy người quý tộc kia đã lăm lăm tay gươm, nhưng họ thấy mình giữa hai làn đạn nên lừng chừng thêm một lát, nhưng cũng như lần trước lòng kiêu hãnh đã thắng và thêm một cái đạp chân làm vỡ cánh cửa suốt từ trên xuống.
Athos kêu lên:
– Tránh ra, D’ Artagnan, tránh ra đi, tôi bắn đấy.
– Các vị! – D’ Artagnan nói, – hãy kiên nhẫn đã các vị tự nhiên đâm đầu vào một chuyện tồi tệ, và chỉ tổ nát người. Tôi và người hầu của tôi đây sẽ nã vào các vị ba phát và cũng ngần ấy phát từ trong hầm rượu tương ra các vị. Rồi chúng tôi lại còn gươm nữa chứ, mà tôi xin đảm bảo với các vị tôi và bạn tôi sử dụng cũng kha khá. Vậy hãy để tôi thu xếp việc của các vị với việc của tôi. Tôi xin hứa danh dự chỉ chốc nữa các vị sẽ được uống ngay thôi.
– Nếu như còn rượu – giọng Athos làu bàu giễu cợt.
Gã chủ quán cảm thấy một dòng mồ hôi lạnh chạy dọc xương sống.
– Sao, nếu như còn rượu ư? – Gã lẩm bẩm.
– Con khỉ ạ? Sẽ còn tôi – D’ Artagnan tiếp – cứ bình tĩnh nào, có hai người làm sao uống hết cả hầm rượu, còn các vị, tra gươm vào vỏ đi. Thế thì ông cũng cài súng vào đai lưng đi!
– Xin sẵn sàng.
Và D’ Artagnan làm gương trước. Rồi quay lại phía Planchet, chàng ra hiệu tháo đạn súng trường.
Bọn người Anh đã tin chắc, làu bàu tra gươm vào vỏ. Người ta kể lại cho họ chuyện Athos bị cầm tù. Và vì họ là những nhà quý tộc đứng đắn nên họ cho lỗi là ở tại chủ quán.
– Bây giờ thưa các vị – D’ Artagnan nói – xin mời các vị trở về phòng mình, và trong mười phút, tôi đảm bảo người ta sẽ mang tới cho các vị tất cả những gì các vị muốn.
Bọn người Anh chào và đi ra.
– Bây giờ còn lại có mình tôi – D’ Artagnan nói – Anh Athos thân mến ạ, mở cửa cho tôi đi, tôi xin anh đấy.
– Mở ngay đây – Athos nói.
– Thế là người ta nghe thấy tiếng rầm rầm của những thanh gỗ đập vào nhau và của những dầm nhà kêu kẽo kẹt. Đó là những ụ chống và pháo đài của Athos, mà bản thân kẻ bị vây hãm đang phá hủy.
Một lát sau cái cửa rùng rùng chuyển động, bộ mặt xanh xao của Athos hiện ra và đảo mắt rất nhanh dò xét xung quanh.
D’ Artagnan nhảy lên bá cổ và ôm hôn trìu mến Athos. Rồi khi chàng định lôi anh ra khỏi nơi trú ngụ ẩm thấp, thì chỉ đến lúc đó chàng mói thấy anh đang lảo đảo:
– Anh bị thương ư? – Chàng hỏi.
– Tôi ư? Không đời nào. Chỉ bí tỉ, thế thôi. Và chả có ai bao giờ lại có thể say hơn như thế. Chúa trời muôn năm, chủ quán ơi! Riêng phần tôi, ít nhất cũng phải uống đến một trăm năm chục chai đấy.
– Khốn nạn thân tôi! – chủ quán kêu lên – Nếu người hầu của ông chỉ uống bằng phân nửa chủ mình thì tôi cũng đến phá sản mất.
– Grimaud là một người hầu dòng dõi thế gia, không cho phép mình tầm thường như tôi đâu. Hắn chỉ uống ở thùng thôi. Xem nào, tôi tin là hắn quên đóng nắp lỗ thùng. Các ông nghe thấy không? Nó đang chảy đấy.
D’ Artagnan cười phá lên làm cho cơn run rẩy của chủ quán thành cơn sốt nóng.
Cùng lúc đó Grimaud đến lượt mình cũng hiện ra sau ông chủ, súng trường trên vai, đầu lắc lư như những kẻ dâm đãng say sưa trong những tranh của Rubens(2). Người hắn cả đằng trước lẫn đằng sau ướt đẫm một thứ nước nhờn mà chủ quán nhận ra đó là loại dầu ô-liu hảo hạng.
Đoàn người trịnh trọng đi xuyên qua đại sảnh và đến trụ tại một phòng sang nhất lữ quán mà D’ Artagnan đàng hoàng chiếm lấy.
Trong khi đó, vợ chồng chủ quán cầm đèn nhảy bổ xuống căn hầm đã khá lâu bị cấm và một cảnh tượng đáng sợ đang chờ họ ở đó.
Phía sau những thành lũy mà Athos đã phá hủy để đi ra, bao gồm đòn, ván, bó que, thùng rỗng đã được chất xếp hoàn toàn theo những quy tắc chiến thuật phòng thủ, người ta thấy đây đó xương thừa của đùi lợn muối đã ăn rồi như đang bơi trong những vũng dầu và rượu vang, trong khi một đống vỏ chai vỡ ngổn ngang ở góc trái căn hầm và một thùng lớn, vòi không đóng, đang chảy nốt những giọt máu cuối cùng của nó. Hình ảnh của tàn phá và chết chóc nói như nhà thơ cổ đang ngự trị trên bãi chiến trường.
Năm mươi xâu xúc xích treo trên dầm nhà còn lại chưa đầy mười xâu.
Thế là tiếng kêu khóc của vợ chồng chủ quán như thể chọc thủng cả vòm hầm khiến chính D’ Artagnan cũng phải mủi lòng. Còn Athos thì không cả ngoảnh đầu lại.
Nhưng cơn điên dại kế tiếp nỗi đau. Chủ quán vũ trang một cái đinh ba, trong cơn tuyệt vọng, lao vào căn phòng mà đôi bạn đã lui về đấy.
– Rượu ư!- Athos thấy chủ quán liền nói.
– Rượu đấy! – Chủ quán la lên rụng rời – Rượu đấy! Ông đã uống của tôi mất hơn một trăm đồng vàng rồi, ông làm tôi phá sản, nguy khốn, tiêu vong rồi!
– Thế à? = Athos nói – Nhưng chúng tôi đã lúc nào hết khát đâu.
– Nhưng giá các ông chỉ chịu uống thôi đã đỡ, lại còn đập hết các vỏ chai.
– Tại ông đẩy tôi vào cái đống ấy nó mới đổ vỡ đấy chứ. Đấy là lỗi của ông.
– Dầu ăn của tôi mất hết!
– Dầu là loại cao bôi thần diệu chửa trị các vết thương cho nên gã Grimaud tội nghiệp phải lấy để xoa bôi những vết thương ông gây ra cho gã chứ.
– Mọi xâu xúc xích của tôi bị gặm hết.
– Trong hầm rượu có vô số chuột cống.
Chủ quán nổi khùng kêu lên:
– Ông sẽ phải trả tiền tôi tất cả những thứ đó.
– Quân ba đời vô lại! – Athos vừa nói vừa đứng dậy. Nhưng chàng liền ngã xuống. Chàng đã kiệt sức rồi.
D’ Artagnan chạy lại đỡ chàng, và vung roi ngựa lên.
Chủ quán lùi lại một bước và òa lên khóc. D’ Artagnan nói:
– Điều đó sẽ dạy cho ông biết cách đối xử lịch sự hơn với những khách trọ mà Chúa đã gửi tới cho ông.
– Chúa ư? Quỷ sứ thì có.
– Ông bạn thân mến – D’ Artagnan nói – Nếu ông còn làm rách màng nhĩ chúng tôi, cả bốn chúng tôi lại tự nhốt vào hầm và chúng tôi sẽ coi xem sự thiệt hại có thật sự to lớn như ông nói không.
– Thôi được! Vâng, thưa các ngài tôi xin thú nhận tôi sai – Chủ quán nói – Nhưng tội nào cũng phải được lòng nhân đức xá cho và các ngài đều là các bậc quyền quý, còn tôi chỉ là gã chủ quán khốn khổ, xin các ngài rủ lòng thương.
– A, nếu nhà ngươi nói như thế – Athos nói – ngươi làm ta đến tan nát trái tim mất, rồi nước mắt ta cũng lại chảy như rượu chảy từ thùng ra. Cũng không đến nỗi là quỷ như cái vẻ bề ngoài đấy nhỉ. Nào, lại đây ta nói chuyện.
Chủ quán lại gần vẻ lo lắng:
– Lại đây, ta bảo rồi, đừng sợ – Athos tiếp tục – Lúc định trả tiền ngươi, ta có đặt túi tiền của ta lên bàn.
– Vâng, thưa Đức ông.
– Trong túi có sáu mươi đồng vàng. Đâu cả rồi?
– Chuyển lên phòng lục sự, thưa Đức ông. Họ bảo đó là tiền giả.
– Thế à, vậy đi mà đòi lại và giữ lấy sáu chục đồng vàng.
– Nhưng Đức ông biết thừa là phòng lục sự chẳng nhả ra cái gì họ giữ đâu. Nếu đó là tiền giả, may ra còn đòi được, nhưng khốn nỗi lại là tiền thật cả.
– Vậy ngươi đi mà thu xếp với họ, con người tử tế ạ, chuyện đó chẳng liên quan gì đến ta, mà ta cũng có còn xu nào đâu.
– Này – D’ Artagnan nói – Con ngựa cũ của Athos ở đâu?
– Ở chuồng.
– Đáng giá bao nhiêu?
– Năm mươi đồng vàng là hết nước.
– Nó đáng giá tám mươi đấy – Hãy giữ lấy con ngựa. Coi như xong.
– Sao, cậu bán ngựa của mình – Athos nói – cậu bán con Badadê của tôi ư? Tôi sẽ cưỡi gì để ra trận? Cưỡi lên thằng Grimaud ư?
D’ Artagnan nói:
– Tôi mang đến cho anh một con khác rồi.
– Con khác?
– Và tuyệt đẹp? – Chủ quán tấm tắc.
– Thế thôi, nếu quả có một con ngựa khác đẹp hơn, ít tuổi hơn, thì ngươi cứ giữ lấy con ngựa cũ đi và cho uống đi thôi.
– Loại nào ạ? Chủ quán hỏi, mặt mũi đã tươi tỉnh lên.
– Loại ở cuối hầm gần đống ván mỏng ấy. Chỗ ấy vẫn còn hai nhăm chai đấy, những chai khác bị vỡ hết lúc ta bị ngã rồi. Đem sáu chai lên đây.
– Loại người này đúng là lưu linh tái thế đấy! – Chủ quán nói với riêng mình – Chỉ cần hắn ở lại đây mười lăm ngày nữa, và uống đến đâu trả đến đấy, ta sẽ phục hồi lại được công việc làm ăn.
– Và đừng quên – D’ Artagnan nói tiếp – mang bốn chai cùng loại cho mấy vị người Anh.
– Giờ thì – Athos nói – trong khi chờ đợi họ mang rượu lên.
– D’ Artagnan cậu hãy kể cho mình những người kia thế nào.
D’ Artagnan kể lại mình đã tìm thấy Porthos nằm liệt giường vì bị trẹo đầu gối như thế nào, và Aramis trước cái bàn giữa hai nhà thần học. Chàng vừa kể xong cũng là lúc chủ quán quay lại với những chai rượu đã gọi và một cái đùi lợn may sao cho hắn lại ở ngoài hầm.
Athos rót đầy cốc mình và cốc bạn rồi nói:
– Về Porthos và Aramis thế là ổn rồi, còn cậu, cậu thế nào, có chuyện gì xảy ra với riêng cậu không? Tôi thấy cậu có vẻ gặp tai ương thì phải.
– Than ôi! – D’ Artagnan nói – Chính tôi mới là kẻ khốn khổ nhất trong mấy người chúng ta.
– Cậu khốn khổ ư, D’ Artagnan! – Athos nói – Thế cậu khốn khổ ra sao nào? Nói tôi nghe đi.
– Để sau đã, – D’ Artagnan nói.
– Để sau đã! Tại sao phải để sau? Vì cậu tưởng tôi say ư, D’ Artagnan? Hãy nhớ lấy điều này: tôi không bao giờ có được những ý tưởng minh bạch hơn trong rượu nhé. Vậy hãy nói đi, tôi chú ý nghe đấy.
D’ Artagnan kể lại cuộc phiêu lưu tình ái của mình với bà Bonacieux.
Athos lắng nghe không cau mày, khi chàng kể xong, Athos nói:
– Đau khổ cả mà thôi – Athos nói – Chỉ đau khổ thôi!
Đó là từ Athos ưa dùng.
– Anh luôn luôn nói đau khổ, anh Athos thân mến của tôi? – D’ Artagnan nói – Điều đó không hợp với anh, người không bao giờ yêu cả.
Con mắt lạc hồn của Athos bỗng rực sáng lên, nhưng chỉ như một tia chớp, nó lại trở lại mờ đục và mơ hồ như trước.
– Đúng thế – Chàng bình tĩnh nói – tôi chưa bao giờ yêu cả.
– Vậy anh hẳn thấy, trái tim sắt đá ơi – D’ Artagnan nói – Anh đã sai khi tỏ ra cứng rắn với những trái tim mềm yếu như chúng tôi chứ.
– Trái tim mềm yếu – Athos nói – là trái tim bị đâm xuyên.
– Anh nói sao?
– Tôi nói, tình yêu chỉ là trò xổ số, mà kẻ nào trúng, trúng luôn cái chết. Cậu không trúng thế là phúc đấy. Tin tôi đi, D’ Artagnan thân mến, và nếu tôi có lời khuyên cậu thì là khuyên luôn luôn không trúng.
– Nàng có vẻ quá chi là yêu tôi?
– Nàng mới có vẻ thôi.
– Ô, nàng yêu tôi.
– Trẻ con! Chẳng có người đàn ông nào lại không tin như cậu rằng người tình của mình yêu mình, và chẳng có người đàn ông nào lại không bị người tình của mình lừa dối.
– Trừ anh chứ, Athos, vì anh đã bao giờ có đâu.
– Đúng vậy – Athos nói sau một lúc lặng đi – tôi chưa bao giờ có cả, đúng vậy. Ta uống thôi!
– Vậy thì là một triết gia – D’ Artagnan nói – Anh hãy dạy tôi, nâng đỡ tôi. Tôi cần hiểu biết và cần được an ủi.
– An ủi cái gì?
– Nỗi đau khổ của tôi.
– Nỗi đau khổ của cậu làm tôi buồn cười – Athos nhún vai nói – Tôi tò mò muốn biết cậu sẽ nói thế nào nếu tôi kể cho cậu nghe một chuyện tình.
– Xảy ra với anh?
– Hoặc với một người bạn tôi, thì đã sao!
– Nói đi, Athos, anh nói đi.
– Uống đã, sẽ thú vị hơn.
– Vậy anh uống và kể đi.
Athos uống cạn một cốc, rót đầy cốc nữa rồi nói:
– Được thôi, vừa uống vừa kể là hay nhất.
– Tôi nghe đây – D’ Artagnan nói.
Athos như đang nhớ lại, và càng nhớ lại, D’ Artagnan thấy Athos càng tái đi. Anh đang nhớ tới cái giai đoạn trong cơn say mà những kẻ uống tầm thường, thường gục ngã và ngủ thiếp đi, còn anh, anh vẫn mơ màng, lớn tiếng mà không ngủ. Cái trạng huống mộng du say sưa ấy có một cái gì đó thật hãi hùng.
– Cậu muốn nghe thật chứ! – Athos hỏi.
– Tôi xin anh đấy – D’ Artagnan nói.
– Vì vậy đã muốn thì phải kể thôi. Một người bạn tôi, một trong số những bạn tôi, cậu hiểu chứ, chứ không phải tôi – Athos ngừng lại một lát với một nụ cười u tối. Một trong những Bá tước ở tỉnh tôi, nghĩa là ở Bery, dòng dõi cao quý như một Đăngđôlô(3) hoặc một Môngmôrăngxi(4) năm hăm nhăm tuổi si mê một thiếu nữ mười sáu tuổi, xinh đẹp như bản thân tình yêu.
Một tâm hồn nồng cháy biểu hiện trong vẻ ngây thơ của tuổi trẻ, không phải một tâm hồn phụ nữ, mà là tâm hồn của nhà thơ.
Nàng không làm người ta thích mà làm người ta si mê. Nàng sống ở một thị trấn nhỏ cạnh người anh là một mục sư. Cả hai đều là người nơi khác đến đấy sinh sống. Không ai biết họ từ đâu đến. Nhưng thấy nàng quá xinh đẹp và anh nàng quá sùng đạo người ta cũng chẳng nghĩ đến việc hỏi họ từ đâu tới. Hơn nữa, người ta nói họ xuất thân từ gia đình tử tế, bạn tôi lúc ấy là lãnh chúa xứ này lẽ ra có thể quyến rũ nàng hoặc cưỡng đoạt nàng theo sở thích, vì chàng là chúa tể ở đây. Ai sẽ đến bảo vệ hai kẻ xa lạ, hai kẻ vô danh? Khốn nỗi chàng là một người lương thiện, chàng cưới nàng hẳn hoi – Một kẻ dại dột, ngớ ngẩn, ngu đần?
– Nhưng tại sao lại thế, vì chàng yêu nàng cơ mà? – D’ Artagnan hỏi.
– Khoan đã nào – Athos nói – chàng đưa nàng về lâu đài của mình và đưa nàng lên hàng đệ nhất phu nhân của tỉnh. Nhưng công bằng mà nói, nàng tỏ ra xứng đáng với địa vị ấy.
– Rồi sao nữa? – D’ Artagnan hỏi.
– Rồi một hôm nàng đi săn với chồng – Athos tiếp tục giọng nhỏ hơn và nói rất nhanh – nàng bị ngã ngựa và ngất đi. Bá tước lao đến cứu, do nàng bị ngột ngạt trong bộ quần áo đi săn, chàng bèn lấy dao găm rạch áo nàng ra để hở vai nàng. D’ Artagnan cậu thử đoán xem nàng có cái gì trên vai nào? – Athos nói và cười phá lên.
– Tôi có thể biết là cái gì không? – D’ Artagnan hỏi.
– Một bông huệ – Athos nói – Nàng bị đóng dấu sắt nung phạm tội.
Và Athos uống một hơi cạn cốc rượu trên tay.
– Khủng khiếp quá! – D’ Artagnan kêu lên – Anh nói gì với tôi thế?
– Sự thật. Bạn thân mến, thiên thần là quỷ dữ. Cô thiếu nữ tội nghiệp đó đã ăn cắp.
– Và Bá tước tính sao?
– Bá tước là một đại lãnh chúa, chàng có quyền xét xử các vụ án cấp thấp và cấp cao. Chàng xé nốt quần áo của nữ Bá tước, trói quật tay ra sau lưng và treo cổ nàng trên cây.
– Trời ơi, Athos! Một vụ sát nhân! – D’ Artagnan la lên.
– Đúng, một vụ giết người, không hơn không kém – Athos tái người đi như một cái xác không hồn – Nhưng hình như thiếu rượu cho tôi rồi đấy.
Và Athos túm lấy cổ chai rượu cuối cùng còn lại, đưa vào tận miệng và tu thẳng một hơi cạn chai rượu, như bình thường cạn một cốc rượu.
Rồi chàng gục đầu lên hai bàn tay, D’ Artagnan ngồi trước mặt chàng rùng mình kinh hoảng.
– Chuyện đó đã chữa khỏi bệnh đàn bà đẹp, thơ mộng và đa tình cho tôi – Athos vừa nói vừa đứng lên không nghĩ tới việc tiếp tục câu chuyện có tính chất ngụ ngôn về ông Bá tước – Cầu chúa cho cậu cũng được khỏi bệnh như vậy – Thôi ta uống đi!
– Thế là nàng đã chết? – D’ Artagnan ấp úng.
– Cho chết! – Athos nói – Nhưng nâng cốc lên chứ. Đùi lợn đâu, quân đê tiện – Athos hét lên – chúng ta không thể uống được nữa!
– Thế còn anh nàng? – D’ Artagnan rụt rè hỏi thêm.
– Anh nàng ư? – Athos lặp lại.
– Ừ, ông linh mục ấy?
– À, tôi đã cho dò tìm để đem treo cổ cả hắn, nhưng hắn đã phòng xa, bỏ chức mục sư từ đêm trước.
– Ít nhất cũng phải biết tên khốn khiếp ấy là ai chứ?
– Chắc chắn đó là người tình đầu tiên và kẻ đồng lõa của người đẹp, một người danh giá đã đóng giả mục sư để cưới người tình của mình và đảm bảo thân phận của nàng. Rồi cũng sẽ bị xé xác ra thôi, tôi cho là như vậy.
– Ôi! Lạy Chúa? Lạy Chúa! – D’ Artagnan kêu lên và choáng váng hết cả người vì câu chuyện hãi hùng đó.
– Ăn miếng đùi lợn này đi, D’ Artagnan, tuyệt vời đấy, – Athos vừa nói vừa xẻo một lát đặt vào đĩa của bạn – Thật không may trong hầm lại không có bốn cái đùi lợn này, chỉ cần có thế, có lẽ tôi đã uống thêm năm mươi chai rượu nữa.
D’ Artagnan không thể chịu nổi cuộc trò chuyện này nữa, vì nó có thể khiến chàng phát điên. Chàng để gục đầu lên hai bàn tay và giả vờ ngủ thiếp đi.
Athos nhìn chàng thương hại nói:
– Bọn trẻ không biết uống nữa rồi. Tuy nhiên, cậu này vẫn cứ là loại cừ nhất!
Chú thích:
(1) Marcus Junius Brutus (sinh năm 85 trước công nguyên) nổi giận vì những tham vọng của bạo chúa Xêda, bị kich động thêm vi những thư vắn bí mật gửi cho mình: “Brutus, mi đang ngủ và Rôma đang trong xiềng xích” cùng Catxiútx âm mưu giết Xêda – Sau bị Antoine và Octave truy đuổi. Theo Plưtác, sau khi cất lời than cay đắng: “Ôi đức hạnh! Mi chỉ là một ngôn từ!” Brutus lao mình vào gươm của bạn mình tự sát (năm 42 trước công nguyên).
(2) Pierre Paul Rubens: Họa sĩ người xứ Flandre (1577-1640).
(3) Một dòng họ ở Vơnidơ đã có tới bốn ngưới làm thủ lĩnh của nền cộng hòa.
(4) Một dòng họ ở nước Pháp có nhiều nhân vật danh tiếng như nguyên soái. thống chế. quốc vương. từ triều đại Louis VII thế kỷ 12. người cuối cùng là quốc vương Henri XI chết vì bì phóng một mũi thương vào mắt trong cuộc cưỡi ngựa đấu thương với Montgome.
Sau khi đã kể cho chàng Aramis lanh lợi biết rõ mọi việc diễn ra ở kinh đô từ khi họ ra đi và một bữa trưa thịnh soạn làm cho người thì quên đi bản luận văn, người thì quên hẳn nỗi mệt nhọc, D’ Artagnan nói:
– Bây giờ việc còn lại là phải biết tin tức về Athos.
– Cậu tin anh ấy gặp bất hạnh ư? – Aramis hỏi – Anh Athos rất chi lạnh tính, rất can trường và là tay gươm rất giỏi kia mà.
– Hẳn thế rồi, và không ai biết rõ hơn tôi về lòng can đảm và tay gươm tuyệt vời của Athos. Nhưng tôi thích gươm tôi đấu với giáo hơn là với gậy. Tôi sợ rằng anh Athos sẽ bị bọn gia nhân quần cho tơi bời, mà lũ gia nhân thì chúng đánh dữ và dai lắm. Vì vậy mà tôi phải thú thật với anh, tôi muốn lại ra đi ngay càng sớm càng tốt.
– Mình sẽ cố đi cùng với cậu – Aramis nói – cho dù mình cảm thấy chưa đủ sức lên ngựa mấy. Hôm qua, mình đã thử dùng cái roi hành xác treo trên tường đó, và đau quá mình không thể tiếp tục được cái bài tập thành kính ấy.
– Chính thế đấy, bạn thân mến, chả ai bao giờ thấy việc thử chứa một phát đạn hỏa mai bằng vụt roi vào người cả. Nhưng anh còn ốm, và ốm đau làm cho đầu óc không tỉnh táo, tôi bỏ qua cho anh. Mai, sớm tinh mơ. Đêm nay anh cứ ngủ cho thật tốt vào, và ngày mai, nếu anh có thể, chúng ta sẽ cùng đi.
– Vậy để đến mai – Aramis nói – vì dù có xương đồng da sắt đi nữa, cậu cũng cần phải nghỉ ngơi.
Hôm sau, khi D’ Artagnan bước vào phòng Aramis, đã thấy Aramis ở cửa sổ, D’ Artagnan hỏi:
– Anh nhìn gì ở đó thế?
– Thú thật! Tôi đang chiêm ngưỡng ba con ngựa đẹp lộng lẫy mà bọn trai coi ngựa đang giữ cương. Cưỡi những con ngựa đó mà đi du hành thì sướng như ông hoàng.
– Thế thì anh Aramis thân mến của tôi ơi, anh hãy sướng đi bởi vì một trong mấy con ngựa đó là của anh.
– Thật không? Thế con nào?
– Con anh thích nhất trong ba con ấy, tôi thì con nào cũng thế thôi.
– Và cả tấm thảm đắt giá phủ lưng ngựa cũng là của tôi?
– Chắc chắn rồi.
– Cậu định giỡn tôi chắc, D’ Artagnan?
– Từ lúc anh nói tiếng Pháp, tôi không còn giỡn anh nữa.
– Cả những bao súng ngắn mạ vàng, tấm nhung phủ hông ngựa, bộ yên ghim đinh bạc cũng là của tôi?
– Của chính anh, cũng như con ngựa đang dậm chân là của tôi và cái con đang nhảy nhót kia là của Athos.
– Mẹ kiếp! Đúng là ba con ngựa tuyệt luân?
– Tôi rất mừng vì chúng hợp với sở thích của anh.
– Vậy là nhà Vua đã ban tặng cậu món quà đó ư?
– Chắc chắn không phải của Giáo chủ rồi. Nhưng anh đừng bận tâm chúng từ đâu đến, hãy nghĩ một trong ba con thuộc của anh thôi.
– Mình lấy cái con thằng hầu tóc hung đang giữ ấy.
– Cừ lắm!
– Thượng đế muôn năm! – Aramis reo lên – Thế này thì còn đau ở đâu cũng sẽ hết. Ba mươi phát đạn vào người, mình vẫn sẽ phi nó cho mà xem. Ôi, thề trên linh hồn mình đó, những cái bàn đạp mới đẹp tuyệt chứ! Ê, nào, Bazin đâu, đến đây ngay tức khắc đi!
Bazin rầu rĩ và héo úa người đi, hiện ra trước cửa.
– Lau chuốt thanh gươm của ta, nắn lại mũ, chải lại áo khoác và nạp đạn thuốc vào mấy súng ngắn cho ta.
D’ Artagnan ngắt lời:
– Không cần lời dặn cuối đâu. Đã có sẵn súng ngắn nạp thuốc rồi trong các bao súng.
Bazin thở dài.
– Thôi nào, thầy Bazin, yên tâm đi – D’ Artagnan nói – – Người ta có thể đến được vương quốc cái thiên thần trong mọi hoàn cảnh mà.
– Ông chủ đã từng là một nhà thần học tài ba! – Bazin nói mà rưng rưng nước mắt – Ông ấy có thể trở thành giám mục hoặc hồng y Giáo chủ ấy chứ.
– Thôi nào! Bazin khốn khổ của ta ơi, đừng nghĩ ngợi làm gì. Là người tu hành thì làm được cái gì, ta xin anh đấy. Mà tu hành thì có tránh ra trận được đâu. Anh thừa biết Giáo chủ ra trận lần đầu với cái mũ bình thiên và ngọn giáo trong tay. Còn ông Nôgarê đờ la Valét, anh nói thế nào? Ông ta cũng là Giáo chủ đấy. Thử hỏi lính hầu của ông ta xem bao nhiêu lần phải băng bó cho ông ta?
– Ôi! Bazin thở dài – tôi cũng biết thế, thưa ông, ngày nay mọi chuyện trong thế giới đều lộn tùng phèo hết.
Trong khi đó, hai chàng trai trẻ và gã người hầu khốn khổ cùng đi xuống. Rồi Aramis nói:
– Giữ bàn đạp cho ra, Bazin.
Rồi Aramis nhẹ nhàng, duyên dáng nhảy tót lên yên ngựa như mọi khi, nhưng chỉ sau mấy lần con ngựa quý nhảy cỡn và chồm lên, chàng kỵ sĩ của nó cảm thấy đau không chịu nổi, tái người đi và lảo đảo. D’ Artagnan đã tiên liệu tai nạn đó, nên vẫn không rời mắt, liền chạy băng tới, đỡ xuơng và dẫn bạn mình về phòng rồi bảo:
– Tốt rồi, Aramis thân mến, anh cứ chữa trị đi, tôi sẽ đi một mình tìm Athos.
– Cậu đúng là một con người thép – Aramis nói.
– Không, tôi may hơn, có thế thôi. Nhưng trong khi đợi tôi, anh sẽ sống ra sao? Không còn những lời chú giải về số ngón tay ban phúc và những lời ban phúc nữa chứ, hả?
Aramis mỉm cười, nói:
– Mình sẽ làm thơ.
– Phải đấy, những vần thơ thơm nức mùi nước hoa bức thư ngắn của ả hầu bà De Chevreuse. Anh hãy dạy âm vận thơ cho Bazin đi, cái đó sẽ an ủi gã. Còn con ngựa, hàng ngày cưỡi nó một chút để điều khiển nó cho quen đi.
– Ồ về chuyện đó, cậu cứ yên tâm – Aramis nói – Khi trở lại cậu sẽ thấy mình đã sẵn sàng theo cậu rồi.
Họ chào tạm biệt nhau, và sau khi đã ủy thác bạn mình cho Bazin và bà chủ quán, D’ Artagnan cho ngựa đi nước kiệu về phía Amiêng.
Chàng sẽ tìm Athos thế nào đây và liệu có tìm thấy không? Chàng đã để bạn mình lại trong tình thế hiểm nghèo. Người bạn thở dài khiến chàng buông khẽ những lời thề báo hận.
Trong tất cả số bạn bè, Athos là người nhiều tuổi nhất, và bề ngoài ít gần với sở thích và tình cảm của chàng nhất. Tuy nhiên, chàng lại ưa thích con người quý tộc ấy rõ rệt nhất. Phong thái cao quý và thanh lịch của anh ấy, tầm lớn lao của anh thỉnh thoảng lại lóe sáng từ vùng bóng tối mà anh tự nguyện giấu mình vào, tính tình điềm tĩnh không suy suyển khiến anh là người bạn dễ dãi nhất trên đời, niềm vui bất đắc dĩ và cay đắng, sự can trường có thể gọi là mù quáng nếu không phải là kết quả của sự bình tĩnh hiếm hoi nhất, bấy nhiêu phẩm chất ấy của anh khiến chàng hết lòng ngưỡng mộ và còn hơn cả chỉ là quý trọng và bạn bè thân thiết với anh.
Quả thật, đem so sánh ngay với ông De Treville, một triều thần tao nhã và cao quý, Athos trong những ngày anh vui vẻ, anh còn có phần hơn. Vóc người tầm thước, nhưng thân hình lại quá ư cân đối, và tuyệt đẹp, mà, nhiều lần trong những cuộc đấu sức anh đã quật đổ Porthos, gã khổng lồ mà sức mạnh thể xác đã trở thành huyền thoại trong ngự lâm quân. Khuôn mặt với đôi mắt sắc, mũi thẳng, với chiếc cằm như tượng tạc kiểu cằm của Brutus(1); một tính cách cao thượng và duyên dáng khó xác định; đôi bàn tay không hề chăm chút nhưng vẫn làm cho Aramis phải thất vọng mặc dầu chàng ra sức chăm sóc tay mình bằng kem hạnh nhân và dầu thơm; giọng nói của anh nghe thấm thía lại du dương, và rồi, cái khó xác định trong người Athos, người luôn luôn tỏ ra thấp kém và lu mờ, cái đó chính là cái khoa học về thời lưu và về những lề thói của cái xã hội sáng giá nhất, cái thói quen của một nhà dòng dõi tự lộ ra mà không hề hay biết trong những hành động nhỏ nhặt nhất của mình.
Về mặt ăn uống, Athos đặt ăn giỏi hơn bất kỳ ai, xếp khách ăn đúng chỗ và đúng ngôi thứ mà tổ tiên hoặc chính bản thân họ đã tạo ra cho mình. Về khoa huân huy chương, Athos thông thạo mọi gia tộc quý phái trong vương quốc, phả hệ của họ, sự liên minh giữa các dòng họ, gia huy và nguồn gốc gia huy. Về nghi thức anh biết đến từng chi tiết. Anh biết rõ quyền lợi của các đại điền chủ là thế nào. Anh biết sâu sắc cách săn bắn bằng chó và chim ưng, và một hôm nhân đàm đạo về cái nghệ thuật lớn này, anh làm Vua Louis XIII phải ngạc nhiên, trong khi đó, bản thân nhà Vua thuộc lại bậc thầy.
Cũng như các đại lãnh chúa thời ấy, anh cưỡi ngựa và sử dụng vũ khí thuộc loại thiện nghệ. Thêm nữa việc học hành của anh không một chút xao lãng, ngay cả trong lĩnh vực kinh viện học rất hiếm thấy trong giới quý tộc, anh chỉ mỉm cười khi Aramis phun ra mấy câu Latinh cụt ngủn, còn Porthos thì ra vẻ hiểu. Vài ba lần khi Aramis để lộ ra một sai lầm sơ đẳng nào đó, đặt động từ không đúng thời, một danh từ không đúng cách, Athos đã sửa lại trước sự ngạc nhiên vô cùng của các bạn. Ngoài ra, tính chính trực của anh là không thể lay chuyển được trong cái thế kỷ mà các quân nhân quá dễ dàng coi nhẹ tôn giáo và lương tâm của mình, các tình nhân quá dễ dàng coi nhẹ sự tế nhị nghiêm ngặt của thời đại chúng ta, và những người nghèo coi nhẹ dễ dàng đối với điều răn thứ bẩy của Chúa. Vì vậy, Athos quả là một con người rất phi thường.
Và tuy vậy cái bản tính quá ưu việt, cái sinh linh quá tốt đẹp cái khí chất quá tinh tế ấy quay lại một cách vô cảm với cuộc sống vật chất, cũng như các cụ già quay lại với sự ngây ngô về thể xác và tinh thần. Athos trong những giờ phút thiếu thốn đó, mà những giờ phút đó lại khá thường xuyên đã tự tắt trong cái phần tỏa sáng của mình và cái mặt ngời ngời của anh bị biến mất trong đêm trường sâu thẳm.
Thế là phần bán thần tàn lụi, anh chỉ còn gần như một con người. Đầu gằm xuống, mắt lơ mơ, lời nói nặng nề và khó khăn. Athos nhìn hàng mấy giờ liền hoặc cái chai và chiếc cốc, hoặc Grimaud, kẻ đã quen vâng lời bằng tín hiệu và đọc được trong con mắt vô sắc của chủ mình cả tới những ước muốn tầm thường nhất để thỏa mãn chủ ngay tức khắc. Giá như bốn người bạn tụ hội vào nước lúc như thế, hết sức cố gắng thất ra được một lời để góp vui vào câu chuyện cũng là hết mức đối với Athos rồi. Đổi lại, Athos một mình uống bằng bốn người và tuy uống như thế, nhưng anh tựa như không có gì thay đổi ngoài sự cau mày lộ liễu hơn và nỗi buồn sâu sắc hơn.
D’ Artagnan như ta đã biết, vốn có óc xét đoán và sắc sảo, dù có đôi chút quan tâm để thỏa mãn tính hiếu kỳ của mình về chuyện đó, cũng vẫn không thể gán cho nó bất kỳ nguyên nhân nào, hoặc xác định được do hoàn cảnh nào đã dẫn đến tình trạng suy sụp đó của Athos. Không bao giờ Athos nhận được thư từ, cũng chẳng bao giờ tiến hành một việc gì mà các bạn không biết.
Không thể nói rượu đem lại cho anh nỗi sầu muộn đó, trái lại anh chỉ uống để dẹp nỗi buồn sầu mà phương thuốc đó càng làm thêm u uất hơn. Cũng không thể gán cho cái vẻ u sầu thái quá ấy do thua bạc vì trái hẳn với Porthos tùy theo lúc đỏ đen thường hát ca hay chửi rủa, Athos dù thua dù được vẫn bình thản như không. Người ta đã từng thấy anh tại câu lạc bộ ngự lâm quân một tối được một nghìn đồng vàng, rồi lại thua hết, và mất cả chiếc đai lưng thêu sợi vàng dùng trong ngày hội, rồi lại được tất cả cộng thêm một trăm đồng vàng louis nữa, mà đôi lông mày đẹp và đen nhánh của anh không hề dướn lên hay cúp xuống, mà đôi bàn tay anh không hề mất đi vẻ ngà ngọc, và việc chuyện trò vui vẻ tối đó không vì thế mà không bình tĩnh và thoải mái.
Càng không phải, như những người láng giềng Anh quốc do ảnh hưởng của khí hậu mà sầm tối mặt mày, bởi nỗi sầu muộn đó càng thấm đậm hơn vào những ngày đẹp trời trong năm.
Tháng sáu và tháng bảy là những tháng khủng khiếp của Athos. Đối với cuộc sống hiện tại, anh không có gì buồn phiền, anh nhún vai khi người ta nói với anh về tương lai. Bí mật của anh đã thuộc về quá khứ, như người ta đã nói một cách mơ hồ với D’ Artagnan.
Cái sắc dạng bí ẩn nhuốm màu trên khắp người anh, khiến cái con người trong lúc say sưa túy lúy nhất, đôi mắt và cái miệng cũng không bao giờ hé ra điều gì dù những câu hỏi dò xét được đưa ra khéo léo nhất, càng được người ta mến mộ hơn.
D’ Artagnan lẩm bẩm giờ này Athos tội nghiệp có khi đã chết rồi, mà chết do lỗi của ta, bởi chính ta đã lôi anh vào việc này, mà anh lại không biết gốc gác, chẳng rõ kết quả, và cũng chẳng được lợi lộc gì.
– Chưa kể, thưa ông – Planchet trả lời – Chúng ta sống có lẽ là nhờ ông Athos. Ông có nhớ ông ấy đã kêu lên: “Chạy đi, D’ Artagnan, tôi bị tóm rồi”. Và sau khi đã nổ hai phát súng ngắn, tiếng gươm vun vút của ông ấy mới khủng khiếp làm sao!
– Có thể nói đến hai chục người, đúng hơn là hai chục quỷ dữ đang điên dại!
Những lời nói ấy làm tăng gấp bội bầu máu nóng của D’ Artagnan, chàng thúc ngựa, mà con ngựa thì chẳng cần phải thúc cũng đã mang người kỵ sỹ của mình phi nước đại rồi.
Khoảng mười một giờ sáng thì trông thấy Amiêng, và mười một rưỡi, hai người đã tới trước cửa cái quán trọ đáng nguyền rủa.
D’ Artagnan vẫn thường luôn suy tính đến một cuộc trả thù thích đáng tên chủ quán điên đảo này họa chăng mới thỏa lòng chàng. Chàng kéo mũ dạ sụp xuống che mắt, tay trái giữ chuôi gươm tay phải quất roi ngựa vun vút bước vào quán trọ.
– Ông còn nhớ tôi chứ? – chàng nói với chủ quán đang tiến ra để chào khách.
– Thưa quý ông, tôi không có được cái vinh dự ấy – gã trả lời, mắt còn đang lóa lên vì đoàn người ngựa quý giá xuất hiện cùng với chàng.
– Chà, ông lại không biết ta ư?
– Không, thưa quý ông.
– Thôi được! Chỉ mấy câu hỏi là làm ông nhớ hết thôi. Ông đã làm gì nhà quý tộc cách đây khoảng mười lăm ngày, đã bị ông cả gan buộc tội làm bạc giả?
Chủ quán xanh mặt, bởi D’ Artagnan tỏ thái độ hăm đọa dữ tợn nhất, và Planchet cũng làm y như chủ mình.
– Ôi thưa Đức ông, xin đừng nói với tôi về chuyện ấy, – tên chủ quán kêu lên bằng một giọng muốn khóc – Ôi! Thưa đại nhân, tôi đã phải trả giá đắt chừng nào về cái lỗi lầm này. Ôi, khốn nạn cái thân tôi!
– Nhà quý tộc, ta hỏi ông, bây giờ ra sao?
– Xin Đức ông nghe tôi nói, và xin đại lượng từ bi, xin làm phúc hãy ngồi xuống đã nào.
D’ Artagnan giận và lo không nói được ra lời, ngồi xuống, hầm hầm như một quan tòa. Planchet ngạo nghễ tựa lưng vào ghế bành của mình.
– Thưa Đức ông, chuyện là như thế này – chủ quán run như cầy sấy nói tiếp – vì lúc này tôi đã nhận ra ngài rồi, ngài là người đã đi mất khi tôi mắc vào cái chuyện rắc rối khốn khổ với nhà quý tộc mà ngài nói.
– Phải, chính ta, như vậy, ông thừa biết, ông đừng mong ta tha tội, nếu ông không nói toàn bộ sự thật cho ta!
– Vậy mong hãy nghe tôi, và ngài sẽ rõ tất cả.
– Ta nghe đây.
– Tôi đã được nhà đương cục báo trước một tên làm bạc giả trứ danh sẽ đến quán trọ tôi với mấy tên đồng bọn tất cả đều cải trang dưới trang phục cận vệ hoặc ngự lâm quân. Ngựa, người hầu và hình dạng các vị đều được miêu tả cho tôi rõ.
D’ Artagnan nhận ra ngay do đâu có sự chỉ điểm chính xác đến như thế. Chàng hỏi:
– Rồi sao nữa? Sao nữa?
– Vậy là được nhà đương cục phái đến sáu người tiếp viện, và ra lệnh cho tôi, tôi đã sử dụng những biện pháp mà tôi cho là khẩn cấp để bắt giữ kỳ được mấy người bị mạo danh làm bạc gia.
Nghe mấy tiếng làm bạc giả. D’ Artagnan nóng rực tai lên:
– Lại vẫn nói thế hả?
– Xin Đức ông tha thứ, vì đã chót nói ra những điều như vậy, nhưng đây thật ra chỉ là cái cớ của tôi thôi. Nhà cầm quyền làm tôi sợ và ngài cũng biết một chủ quán thì phải biết làm theo nhà cầm quyền.
– Nhưng một lần nữa ta hỏi đây, nhà quý tộc ấy ở đâu? Ông ấy ra sao? Còn sống hay đã chết?
– Thưa Đức ông, xin hãy kiên nhẫn một chút, tôi nói ngay bây giờ đây. Vậy là xảy đến cái điều ngài đã biết, mà việc ra đi đột ngột của ngài – chủ quán nói thêm với vẻ ranh ma không lọt khỏi con mắt của D’ Artagnan – việc ra đi ấy dường như đã cho phép có lối thoát. Nhà quý tộc, bạn ngài chống cự tuyệt vọng.
– Người hầu của ông ấy chẳng may vô tình gây sự với các nhân viên của nhà chức trách cải trang làm bồi coi chuồng ngựa.
– Chà, quân khốn kiếp! – D’ Artagnan hét lên – tất cả bọn ngươi đã đồng lõa với nhau, ta không hiểu vì cái gì mà chưa giết sạch lũ ngươi!
– Ôi, không, thưa Đức ông, chúng tôi không đồng lõa cả lũ với nhau đâu, rồi Đức ông sẽ thấy ngay thôi. Ngài bạn của Đức ông (tôi xin lỗi vì không biết tên) sau khi đã loại khỏi vòng chiến hai người bằng hai phát súng ngắn, vừa đánh chống đỡ để rút lui bằng lưỡi gươm của mình, rồi đâm què thêm một người nữa của tôi và dùng mặt gươm quật tôi bất tỉnh.
– Nhưng, tên đao phủ kia, mi có chấm dứt đi không? – D’ Artagnan nói – Athos, ông Athos ra sao kia?
– Vừa đánh vừa lùi, như tôi đã nói với ngài, ông ấy thấy phía sau mình cầu thang của hầm rượu và vì cửa đang mở, ông ấy rút chìa khóa cất đi và chặn lại từ bên trong, vì người ta tin chắc có thể tìm lại ông ấy, họ để mặc cho ông ấy tự do.
– Phải – D’ Artagnan nói – người ta chưa định giết ông ấy nên mới chỉ tìm cách cầm tù ông ấy thôi.
– Trời ơi. Cầm tù ông ấy ư, thưa Đức ông? Ông ấy tự cầm tù thì có, tôi xin thề đấy. Lúc đầu ông ấy đã làm một việc khốc liệt: một người bị chết tươi và hai bị thương nặng. Người chết và hai người bị thương được đồng đội khênh đi và tôi chẳng còn nghe thấy nói năng gì về người này, người khác trong bọn họ nữa. Bản thân tôi khi tỉnh lại, tôi đến gặp ông trấn thủ kể lại mọi chuyện và hỏi tôi phải làm gì với người tù. Nhưng ông trấn thủ như rơi từ trên mây xuống, ông nói hoàn toàn chẳng hay biết gì điều tôi muốn nói, và những mệnh lệnh đến với tôi không phải do ông ban ra, và nếu tôi vô phúc nói ra với bất kỳ ai là ông có chút dính dáng đến cuộc xung đột này. Ông sẽ cho treo cổ tôi.
– Thưa ông, có vẻ như tôi đã bắt giữ nhầm người này thay cho người khác và người đáng ra phải bị bắt đã trốn thoát.
Thấy nói nhà cầm quyền bỏ mặc câu chuyện, D’ Artagnan càng sốt ruột gấp bội và hét lên:
– Nhưng còn Athos? Athos ra sao?
– Tôi vội sửa chữa ngay những sai lầm của tôi đối với người tù – chủ quán tiếp – tôi đến hầm rượu và định thả ông ra. Ôi! Thưa ông, không phải một con người nữa mà là một con quỷ. Về việc đề nghị thả, ông tuyên bố đấy là một cái bẫy giăng ra bắt ông và trước khi ra, ông buộc phải tuân theo các điều kiện của ông. Tôi hạ mình hết mức nói với ông rằng tôi sẵn sàng tuân chịu những điều kiện của ông, bởi tôi chẳng giấu cái tình cảnh tồi tệ tôi tự chuốc lấy vì đã dám ra tay với một ngự lâm quân của Hoàng thượng. Thế rồi ông bảo tôi: “Trước hết, ta muốn trả người hầu được trang bị vũ khí cho ta”.
Chúng tôi vội tuân lệnh ngay, bởi vì ngài thừa hiểu, chúng tôi bị đặt vào tình thế phải làm tất cả những gì bạn ngài muốn.
Ông Grimaud, ông ấy đã nói tên ra, và chỉ thế thôi, được đưa xuống hầm, vẫn đầy mình thương tích. Thế rồi, ông chủ nhận người hầu xong lại chặn cửa lại và ra lệnh cho chúng tôi cứ ở trong cửa hàng.
– Nhưng rốt cuộc – D’ Artagnan lại hét lên – Ông ấy ở đâu? Athos ở đâu rồi?
– Trong hầm rượu, thưa ông.
– Sao, đồ khốn kiếp, mi giữ ông ấy trong hầm rượu từ bấy đến nay ư?
– Trời đất quỷ thần ơi! Đâu có, thưa ngài. Chúng tôi mà lại giữ được ông ấy trong hầm! Vậy ngài không biết ông ấy làm gì trong hầm ư? Ôi, nếu ngài có thể làm ông ấy chịu ra, tôi sẽ suốt đời biết ơn ngài, tôi xin thờ ngài như vị thánh tổ của tôi.
– Nghĩa là ông ta vẫn ở đó? Ta sẽ tìm lại được ông ta ở đó?
– Chắc chắn rồi, thưa ngài, ông ấy cứ khăng khăng ở lại. Hàng ngày, phải đưa bánh và thịt bằng một cái xỉa qua lỗ thông hơi khi ông yêu cầu. Nhưng than ôi! Không phải bánh và thịt là khoản tiêu thụ lớn nhất của ông. Một bữa, tôi cùng hai gã hầu bàn định thử xuống hầm nhưng ông liền nổi giận khủng khiếp.
– Tôi nghe thấy tiếng ông ấy nạp đạn vào súng ngắn và Grimaud nạp đạn vào súng trường. Rồi vì là chúng tôi hỏi các ông có ý định gì, ông chủ trả lời rằng thầy trò ông ấy có bốn chục viên đạn và sẽ bắn đến phát cuối cùng còn hơn cho phép bất kỳ ai trong chúng tôi đặt chân xuống hầm. Thưa ông, thế là tôi lại đến kêu với ông trấn thủ, ông trả lời rằng thế mới đáng kiếp cho tôi, và việc đó sẽ dạy cho tôi biết thế nào là lăng nhục các vị đại nhân đáng kính đến trọ ở quán tôi.
– Thành ra từ lúc đó… – D’ Artagnan không thể nhịn cười trước bộ mặt thiểu não của chủ quán, liền hỏi.
– Từ lúc đó, thưa ngài, đời sống chúng tôi trở nên cực kỳ bi đát, bởi vì ngài phải biết rằng tất cả nguồn thực phẩm của chúng tôi đều ở dưới hầm, nào là vang chai, vang thùng, bia, dầu, gia vị, mỡ, và xúc xích, và vì bị cấm được xuống, chúng tôi buộc phải từ chối lữ khách tới trọ gọi uống, gọi ăn đến nỗi ngày nào lữ quán chúng tôi cũng mất khách. Bạn ngài chỉ ở thêm một tuần lễ nữa dưới hầm là chúng tôi phá sản.
– Thế mới công bằng, đồ vô lại ạ? Nhìn dáng bộ chúng ta lại không biết chúng tôi là những con người danh giá chứ không phải đồ giả mạo hay sao?
– Vâng, thưa ông, ông nói đúng – chủ quán nói – Nhưng, xem nào, xem nào, ông ấy lại nổi giận đấy.
– Chắc hẳn lại quấy rầy ông ấy chứ gì? – D’ Artagnan nói.
– Nhưng đành phải quấy rầy ông ấy thôi. – Chủ quán nói – vì mới có hai vị quý tộc người Anh đến quán chúng tôi.
– Thì sao?
– Thì thế đấy! Bọn người Anh thích vang ngon như ông biết đấy. Bọn họ đòi loại thượng hạng. Vợ tôi chắc có lẽ đến van xin ngài Athos cho phép xuống hầm để thỏa mãn các vị kia. Và ông ấy chắc đã từ chối như thường lệ, ôi trời đất ơi, tiếng la hét, mắng nhiếc lại tăng lên gấp bội.
Quả nhiên, D’ Artagnan cũng nghe thấy tiếng ầm ầm cạnh hầm rượu. Chàng liền đứng dậy, đi trước là chủ quán vừa đi vừa vặn vẹo hai tay, và theo sau là Planchet cầm theo súng trường đã nạp đạn, đến gần chỗ xảy ra cảnh náo loạn.
Hai nhà quý tộc Anh đang nổi cáu, họ đã đi một đoạn đường dài và đang sắp chết đói và chết khát.
– Nhưng như thế là bạo hành quá đáng! – Bọn họ hét lên bằng tiếng Pháp rất chuẩn, tuy có hơi lơ lớ giọng nước ngoài – Cái lão điên này lại không cho những con người tốt này sử dụng rượu vang của họ. Đã thế thì chúng tôi sẽ phá cửa mà vào và nếu hắn điên quá, chúng tôi giết béng hắn đi thế là xong.
– Đứng lại các vị! – D’ Artagnan vừa nói vừa rút hai khẩu súng ngắn ở đai lưng ra. Các vị sẽ không giết ai hết, xin vui lòng vậy – Tốt thôi, tốt thôi! – Tiếng của Athos bên sau cánh cửa bình tĩnh phát ra – cứ để bọn ăn thịt trẻ con ấy vào thử một chút xem sao nào.
Có vẻ rất can trường thế đấy, nhưng hai nhà quý tộc người Anh nhìn nhau ngại ngùng. Người ta đồn trong hầm rượu có một con quỷ đói, gã khổng lồ trong huyền thoại dân gian mà không ai vào trong hang của nó mà không bị trừng phạt. Lặng đi một lúc, cuối cùng người Anh sợ lùi sẽ xấu hổ, và gã bẳn tính hơn bằng hai bước đã xuống năm sáu bậc thang và đập mạnh vào cửa tưởng đến vỡ cả tường.
– Planchet – D’ Artagnan vừa nói vừa lên đạn hai khẩu súng ngắn – ta đảm nhiệm tên đứng trên, còn anh thằng phía dưới.
– Này các vị, các vị muốn giao chiến! Thế thì người ta đến để giao chiến với các vị!
– Trời ơi! – Giọng trầm sâu của Athos hét toáng lên – Hình như ta nghe thấy tiếng D’ Artagnan.
– Đúng đấy – D’ Artagnan cũng cao giọng nói vọng vào – chính tôi đây, bạn ạ.
– A, tốt lắm, – Athos nói – Ta quần cho cái bọn phá cửa này một trận chứ.
Mấy người quý tộc kia đã lăm lăm tay gươm, nhưng họ thấy mình giữa hai làn đạn nên lừng chừng thêm một lát, nhưng cũng như lần trước lòng kiêu hãnh đã thắng và thêm một cái đạp chân làm vỡ cánh cửa suốt từ trên xuống.
Athos kêu lên:
– Tránh ra, D’ Artagnan, tránh ra đi, tôi bắn đấy.
– Các vị! – D’ Artagnan nói, – hãy kiên nhẫn đã các vị tự nhiên đâm đầu vào một chuyện tồi tệ, và chỉ tổ nát người. Tôi và người hầu của tôi đây sẽ nã vào các vị ba phát và cũng ngần ấy phát từ trong hầm rượu tương ra các vị. Rồi chúng tôi lại còn gươm nữa chứ, mà tôi xin đảm bảo với các vị tôi và bạn tôi sử dụng cũng kha khá. Vậy hãy để tôi thu xếp việc của các vị với việc của tôi. Tôi xin hứa danh dự chỉ chốc nữa các vị sẽ được uống ngay thôi.
– Nếu như còn rượu – giọng Athos làu bàu giễu cợt.
Gã chủ quán cảm thấy một dòng mồ hôi lạnh chạy dọc xương sống.
– Sao, nếu như còn rượu ư? – Gã lẩm bẩm.
– Con khỉ ạ? Sẽ còn tôi – D’ Artagnan tiếp – cứ bình tĩnh nào, có hai người làm sao uống hết cả hầm rượu, còn các vị, tra gươm vào vỏ đi. Thế thì ông cũng cài súng vào đai lưng đi!
– Xin sẵn sàng.
Và D’ Artagnan làm gương trước. Rồi quay lại phía Planchet, chàng ra hiệu tháo đạn súng trường.
Bọn người Anh đã tin chắc, làu bàu tra gươm vào vỏ. Người ta kể lại cho họ chuyện Athos bị cầm tù. Và vì họ là những nhà quý tộc đứng đắn nên họ cho lỗi là ở tại chủ quán.
– Bây giờ thưa các vị – D’ Artagnan nói – xin mời các vị trở về phòng mình, và trong mười phút, tôi đảm bảo người ta sẽ mang tới cho các vị tất cả những gì các vị muốn.
Bọn người Anh chào và đi ra.
– Bây giờ còn lại có mình tôi – D’ Artagnan nói – Anh Athos thân mến ạ, mở cửa cho tôi đi, tôi xin anh đấy.
– Mở ngay đây – Athos nói.
– Thế là người ta nghe thấy tiếng rầm rầm của những thanh gỗ đập vào nhau và của những dầm nhà kêu kẽo kẹt. Đó là những ụ chống và pháo đài của Athos, mà bản thân kẻ bị vây hãm đang phá hủy.
Một lát sau cái cửa rùng rùng chuyển động, bộ mặt xanh xao của Athos hiện ra và đảo mắt rất nhanh dò xét xung quanh.
D’ Artagnan nhảy lên bá cổ và ôm hôn trìu mến Athos. Rồi khi chàng định lôi anh ra khỏi nơi trú ngụ ẩm thấp, thì chỉ đến lúc đó chàng mói thấy anh đang lảo đảo:
– Anh bị thương ư? – Chàng hỏi.
– Tôi ư? Không đời nào. Chỉ bí tỉ, thế thôi. Và chả có ai bao giờ lại có thể say hơn như thế. Chúa trời muôn năm, chủ quán ơi! Riêng phần tôi, ít nhất cũng phải uống đến một trăm năm chục chai đấy.
– Khốn nạn thân tôi! – chủ quán kêu lên – Nếu người hầu của ông chỉ uống bằng phân nửa chủ mình thì tôi cũng đến phá sản mất.
– Grimaud là một người hầu dòng dõi thế gia, không cho phép mình tầm thường như tôi đâu. Hắn chỉ uống ở thùng thôi. Xem nào, tôi tin là hắn quên đóng nắp lỗ thùng. Các ông nghe thấy không? Nó đang chảy đấy.
D’ Artagnan cười phá lên làm cho cơn run rẩy của chủ quán thành cơn sốt nóng.
Cùng lúc đó Grimaud đến lượt mình cũng hiện ra sau ông chủ, súng trường trên vai, đầu lắc lư như những kẻ dâm đãng say sưa trong những tranh của Rubens(2). Người hắn cả đằng trước lẫn đằng sau ướt đẫm một thứ nước nhờn mà chủ quán nhận ra đó là loại dầu ô-liu hảo hạng.
Đoàn người trịnh trọng đi xuyên qua đại sảnh và đến trụ tại một phòng sang nhất lữ quán mà D’ Artagnan đàng hoàng chiếm lấy.
Trong khi đó, vợ chồng chủ quán cầm đèn nhảy bổ xuống căn hầm đã khá lâu bị cấm và một cảnh tượng đáng sợ đang chờ họ ở đó.
Phía sau những thành lũy mà Athos đã phá hủy để đi ra, bao gồm đòn, ván, bó que, thùng rỗng đã được chất xếp hoàn toàn theo những quy tắc chiến thuật phòng thủ, người ta thấy đây đó xương thừa của đùi lợn muối đã ăn rồi như đang bơi trong những vũng dầu và rượu vang, trong khi một đống vỏ chai vỡ ngổn ngang ở góc trái căn hầm và một thùng lớn, vòi không đóng, đang chảy nốt những giọt máu cuối cùng của nó. Hình ảnh của tàn phá và chết chóc nói như nhà thơ cổ đang ngự trị trên bãi chiến trường.
Năm mươi xâu xúc xích treo trên dầm nhà còn lại chưa đầy mười xâu.
Thế là tiếng kêu khóc của vợ chồng chủ quán như thể chọc thủng cả vòm hầm khiến chính D’ Artagnan cũng phải mủi lòng. Còn Athos thì không cả ngoảnh đầu lại.
Nhưng cơn điên dại kế tiếp nỗi đau. Chủ quán vũ trang một cái đinh ba, trong cơn tuyệt vọng, lao vào căn phòng mà đôi bạn đã lui về đấy.
– Rượu ư!- Athos thấy chủ quán liền nói.
– Rượu đấy! – Chủ quán la lên rụng rời – Rượu đấy! Ông đã uống của tôi mất hơn một trăm đồng vàng rồi, ông làm tôi phá sản, nguy khốn, tiêu vong rồi!
– Thế à? = Athos nói – Nhưng chúng tôi đã lúc nào hết khát đâu.
– Nhưng giá các ông chỉ chịu uống thôi đã đỡ, lại còn đập hết các vỏ chai.
– Tại ông đẩy tôi vào cái đống ấy nó mới đổ vỡ đấy chứ. Đấy là lỗi của ông.
– Dầu ăn của tôi mất hết!
– Dầu là loại cao bôi thần diệu chửa trị các vết thương cho nên gã Grimaud tội nghiệp phải lấy để xoa bôi những vết thương ông gây ra cho gã chứ.
– Mọi xâu xúc xích của tôi bị gặm hết.
– Trong hầm rượu có vô số chuột cống.
Chủ quán nổi khùng kêu lên:
– Ông sẽ phải trả tiền tôi tất cả những thứ đó.
– Quân ba đời vô lại! – Athos vừa nói vừa đứng dậy. Nhưng chàng liền ngã xuống. Chàng đã kiệt sức rồi.
D’ Artagnan chạy lại đỡ chàng, và vung roi ngựa lên.
Chủ quán lùi lại một bước và òa lên khóc. D’ Artagnan nói:
– Điều đó sẽ dạy cho ông biết cách đối xử lịch sự hơn với những khách trọ mà Chúa đã gửi tới cho ông.
– Chúa ư? Quỷ sứ thì có.
– Ông bạn thân mến – D’ Artagnan nói – Nếu ông còn làm rách màng nhĩ chúng tôi, cả bốn chúng tôi lại tự nhốt vào hầm và chúng tôi sẽ coi xem sự thiệt hại có thật sự to lớn như ông nói không.
– Thôi được! Vâng, thưa các ngài tôi xin thú nhận tôi sai – Chủ quán nói – Nhưng tội nào cũng phải được lòng nhân đức xá cho và các ngài đều là các bậc quyền quý, còn tôi chỉ là gã chủ quán khốn khổ, xin các ngài rủ lòng thương.
– A, nếu nhà ngươi nói như thế – Athos nói – ngươi làm ta đến tan nát trái tim mất, rồi nước mắt ta cũng lại chảy như rượu chảy từ thùng ra. Cũng không đến nỗi là quỷ như cái vẻ bề ngoài đấy nhỉ. Nào, lại đây ta nói chuyện.
Chủ quán lại gần vẻ lo lắng:
– Lại đây, ta bảo rồi, đừng sợ – Athos tiếp tục – Lúc định trả tiền ngươi, ta có đặt túi tiền của ta lên bàn.
– Vâng, thưa Đức ông.
– Trong túi có sáu mươi đồng vàng. Đâu cả rồi?
– Chuyển lên phòng lục sự, thưa Đức ông. Họ bảo đó là tiền giả.
– Thế à, vậy đi mà đòi lại và giữ lấy sáu chục đồng vàng.
– Nhưng Đức ông biết thừa là phòng lục sự chẳng nhả ra cái gì họ giữ đâu. Nếu đó là tiền giả, may ra còn đòi được, nhưng khốn nỗi lại là tiền thật cả.
– Vậy ngươi đi mà thu xếp với họ, con người tử tế ạ, chuyện đó chẳng liên quan gì đến ta, mà ta cũng có còn xu nào đâu.
– Này – D’ Artagnan nói – Con ngựa cũ của Athos ở đâu?
– Ở chuồng.
– Đáng giá bao nhiêu?
– Năm mươi đồng vàng là hết nước.
– Nó đáng giá tám mươi đấy – Hãy giữ lấy con ngựa. Coi như xong.
– Sao, cậu bán ngựa của mình – Athos nói – cậu bán con Badadê của tôi ư? Tôi sẽ cưỡi gì để ra trận? Cưỡi lên thằng Grimaud ư?
D’ Artagnan nói:
– Tôi mang đến cho anh một con khác rồi.
– Con khác?
– Và tuyệt đẹp? – Chủ quán tấm tắc.
– Thế thôi, nếu quả có một con ngựa khác đẹp hơn, ít tuổi hơn, thì ngươi cứ giữ lấy con ngựa cũ đi và cho uống đi thôi.
– Loại nào ạ? Chủ quán hỏi, mặt mũi đã tươi tỉnh lên.
– Loại ở cuối hầm gần đống ván mỏng ấy. Chỗ ấy vẫn còn hai nhăm chai đấy, những chai khác bị vỡ hết lúc ta bị ngã rồi. Đem sáu chai lên đây.
– Loại người này đúng là lưu linh tái thế đấy! – Chủ quán nói với riêng mình – Chỉ cần hắn ở lại đây mười lăm ngày nữa, và uống đến đâu trả đến đấy, ta sẽ phục hồi lại được công việc làm ăn.
– Và đừng quên – D’ Artagnan nói tiếp – mang bốn chai cùng loại cho mấy vị người Anh.
– Giờ thì – Athos nói – trong khi chờ đợi họ mang rượu lên.
– D’ Artagnan cậu hãy kể cho mình những người kia thế nào.
D’ Artagnan kể lại mình đã tìm thấy Porthos nằm liệt giường vì bị trẹo đầu gối như thế nào, và Aramis trước cái bàn giữa hai nhà thần học. Chàng vừa kể xong cũng là lúc chủ quán quay lại với những chai rượu đã gọi và một cái đùi lợn may sao cho hắn lại ở ngoài hầm.
Athos rót đầy cốc mình và cốc bạn rồi nói:
– Về Porthos và Aramis thế là ổn rồi, còn cậu, cậu thế nào, có chuyện gì xảy ra với riêng cậu không? Tôi thấy cậu có vẻ gặp tai ương thì phải.
– Than ôi! – D’ Artagnan nói – Chính tôi mới là kẻ khốn khổ nhất trong mấy người chúng ta.
– Cậu khốn khổ ư, D’ Artagnan! – Athos nói – Thế cậu khốn khổ ra sao nào? Nói tôi nghe đi.
– Để sau đã, – D’ Artagnan nói.
– Để sau đã! Tại sao phải để sau? Vì cậu tưởng tôi say ư, D’ Artagnan? Hãy nhớ lấy điều này: tôi không bao giờ có được những ý tưởng minh bạch hơn trong rượu nhé. Vậy hãy nói đi, tôi chú ý nghe đấy.
D’ Artagnan kể lại cuộc phiêu lưu tình ái của mình với bà Bonacieux.
Athos lắng nghe không cau mày, khi chàng kể xong, Athos nói:
– Đau khổ cả mà thôi – Athos nói – Chỉ đau khổ thôi!
Đó là từ Athos ưa dùng.
– Anh luôn luôn nói đau khổ, anh Athos thân mến của tôi? – D’ Artagnan nói – Điều đó không hợp với anh, người không bao giờ yêu cả.
Con mắt lạc hồn của Athos bỗng rực sáng lên, nhưng chỉ như một tia chớp, nó lại trở lại mờ đục và mơ hồ như trước.
– Đúng thế – Chàng bình tĩnh nói – tôi chưa bao giờ yêu cả.
– Vậy anh hẳn thấy, trái tim sắt đá ơi – D’ Artagnan nói – Anh đã sai khi tỏ ra cứng rắn với những trái tim mềm yếu như chúng tôi chứ.
– Trái tim mềm yếu – Athos nói – là trái tim bị đâm xuyên.
– Anh nói sao?
– Tôi nói, tình yêu chỉ là trò xổ số, mà kẻ nào trúng, trúng luôn cái chết. Cậu không trúng thế là phúc đấy. Tin tôi đi, D’ Artagnan thân mến, và nếu tôi có lời khuyên cậu thì là khuyên luôn luôn không trúng.
– Nàng có vẻ quá chi là yêu tôi?
– Nàng mới có vẻ thôi.
– Ô, nàng yêu tôi.
– Trẻ con! Chẳng có người đàn ông nào lại không tin như cậu rằng người tình của mình yêu mình, và chẳng có người đàn ông nào lại không bị người tình của mình lừa dối.
– Trừ anh chứ, Athos, vì anh đã bao giờ có đâu.
– Đúng vậy – Athos nói sau một lúc lặng đi – tôi chưa bao giờ có cả, đúng vậy. Ta uống thôi!
– Vậy thì là một triết gia – D’ Artagnan nói – Anh hãy dạy tôi, nâng đỡ tôi. Tôi cần hiểu biết và cần được an ủi.
– An ủi cái gì?
– Nỗi đau khổ của tôi.
– Nỗi đau khổ của cậu làm tôi buồn cười – Athos nhún vai nói – Tôi tò mò muốn biết cậu sẽ nói thế nào nếu tôi kể cho cậu nghe một chuyện tình.
– Xảy ra với anh?
– Hoặc với một người bạn tôi, thì đã sao!
– Nói đi, Athos, anh nói đi.
– Uống đã, sẽ thú vị hơn.
– Vậy anh uống và kể đi.
Athos uống cạn một cốc, rót đầy cốc nữa rồi nói:
– Được thôi, vừa uống vừa kể là hay nhất.
– Tôi nghe đây – D’ Artagnan nói.
Athos như đang nhớ lại, và càng nhớ lại, D’ Artagnan thấy Athos càng tái đi. Anh đang nhớ tới cái giai đoạn trong cơn say mà những kẻ uống tầm thường, thường gục ngã và ngủ thiếp đi, còn anh, anh vẫn mơ màng, lớn tiếng mà không ngủ. Cái trạng huống mộng du say sưa ấy có một cái gì đó thật hãi hùng.
– Cậu muốn nghe thật chứ! – Athos hỏi.
– Tôi xin anh đấy – D’ Artagnan nói.
– Vì vậy đã muốn thì phải kể thôi. Một người bạn tôi, một trong số những bạn tôi, cậu hiểu chứ, chứ không phải tôi – Athos ngừng lại một lát với một nụ cười u tối. Một trong những Bá tước ở tỉnh tôi, nghĩa là ở Bery, dòng dõi cao quý như một Đăngđôlô(3) hoặc một Môngmôrăngxi(4) năm hăm nhăm tuổi si mê một thiếu nữ mười sáu tuổi, xinh đẹp như bản thân tình yêu.
Một tâm hồn nồng cháy biểu hiện trong vẻ ngây thơ của tuổi trẻ, không phải một tâm hồn phụ nữ, mà là tâm hồn của nhà thơ.
Nàng không làm người ta thích mà làm người ta si mê. Nàng sống ở một thị trấn nhỏ cạnh người anh là một mục sư. Cả hai đều là người nơi khác đến đấy sinh sống. Không ai biết họ từ đâu đến. Nhưng thấy nàng quá xinh đẹp và anh nàng quá sùng đạo người ta cũng chẳng nghĩ đến việc hỏi họ từ đâu tới. Hơn nữa, người ta nói họ xuất thân từ gia đình tử tế, bạn tôi lúc ấy là lãnh chúa xứ này lẽ ra có thể quyến rũ nàng hoặc cưỡng đoạt nàng theo sở thích, vì chàng là chúa tể ở đây. Ai sẽ đến bảo vệ hai kẻ xa lạ, hai kẻ vô danh? Khốn nỗi chàng là một người lương thiện, chàng cưới nàng hẳn hoi – Một kẻ dại dột, ngớ ngẩn, ngu đần?
– Nhưng tại sao lại thế, vì chàng yêu nàng cơ mà? – D’ Artagnan hỏi.
– Khoan đã nào – Athos nói – chàng đưa nàng về lâu đài của mình và đưa nàng lên hàng đệ nhất phu nhân của tỉnh. Nhưng công bằng mà nói, nàng tỏ ra xứng đáng với địa vị ấy.
– Rồi sao nữa? – D’ Artagnan hỏi.
– Rồi một hôm nàng đi săn với chồng – Athos tiếp tục giọng nhỏ hơn và nói rất nhanh – nàng bị ngã ngựa và ngất đi. Bá tước lao đến cứu, do nàng bị ngột ngạt trong bộ quần áo đi săn, chàng bèn lấy dao găm rạch áo nàng ra để hở vai nàng. D’ Artagnan cậu thử đoán xem nàng có cái gì trên vai nào? – Athos nói và cười phá lên.
– Tôi có thể biết là cái gì không? – D’ Artagnan hỏi.
– Một bông huệ – Athos nói – Nàng bị đóng dấu sắt nung phạm tội.
Và Athos uống một hơi cạn cốc rượu trên tay.
– Khủng khiếp quá! – D’ Artagnan kêu lên – Anh nói gì với tôi thế?
– Sự thật. Bạn thân mến, thiên thần là quỷ dữ. Cô thiếu nữ tội nghiệp đó đã ăn cắp.
– Và Bá tước tính sao?
– Bá tước là một đại lãnh chúa, chàng có quyền xét xử các vụ án cấp thấp và cấp cao. Chàng xé nốt quần áo của nữ Bá tước, trói quật tay ra sau lưng và treo cổ nàng trên cây.
– Trời ơi, Athos! Một vụ sát nhân! – D’ Artagnan la lên.
– Đúng, một vụ giết người, không hơn không kém – Athos tái người đi như một cái xác không hồn – Nhưng hình như thiếu rượu cho tôi rồi đấy.
Và Athos túm lấy cổ chai rượu cuối cùng còn lại, đưa vào tận miệng và tu thẳng một hơi cạn chai rượu, như bình thường cạn một cốc rượu.
Rồi chàng gục đầu lên hai bàn tay, D’ Artagnan ngồi trước mặt chàng rùng mình kinh hoảng.
– Chuyện đó đã chữa khỏi bệnh đàn bà đẹp, thơ mộng và đa tình cho tôi – Athos vừa nói vừa đứng lên không nghĩ tới việc tiếp tục câu chuyện có tính chất ngụ ngôn về ông Bá tước – Cầu chúa cho cậu cũng được khỏi bệnh như vậy – Thôi ta uống đi!
– Thế là nàng đã chết? – D’ Artagnan ấp úng.
– Cho chết! – Athos nói – Nhưng nâng cốc lên chứ. Đùi lợn đâu, quân đê tiện – Athos hét lên – chúng ta không thể uống được nữa!
– Thế còn anh nàng? – D’ Artagnan rụt rè hỏi thêm.
– Anh nàng ư? – Athos lặp lại.
– Ừ, ông linh mục ấy?
– À, tôi đã cho dò tìm để đem treo cổ cả hắn, nhưng hắn đã phòng xa, bỏ chức mục sư từ đêm trước.
– Ít nhất cũng phải biết tên khốn khiếp ấy là ai chứ?
– Chắc chắn đó là người tình đầu tiên và kẻ đồng lõa của người đẹp, một người danh giá đã đóng giả mục sư để cưới người tình của mình và đảm bảo thân phận của nàng. Rồi cũng sẽ bị xé xác ra thôi, tôi cho là như vậy.
– Ôi! Lạy Chúa? Lạy Chúa! – D’ Artagnan kêu lên và choáng váng hết cả người vì câu chuyện hãi hùng đó.
– Ăn miếng đùi lợn này đi, D’ Artagnan, tuyệt vời đấy, – Athos vừa nói vừa xẻo một lát đặt vào đĩa của bạn – Thật không may trong hầm lại không có bốn cái đùi lợn này, chỉ cần có thế, có lẽ tôi đã uống thêm năm mươi chai rượu nữa.
D’ Artagnan không thể chịu nổi cuộc trò chuyện này nữa, vì nó có thể khiến chàng phát điên. Chàng để gục đầu lên hai bàn tay và giả vờ ngủ thiếp đi.
Athos nhìn chàng thương hại nói:
– Bọn trẻ không biết uống nữa rồi. Tuy nhiên, cậu này vẫn cứ là loại cừ nhất!
Chú thích:
(1) Marcus Junius Brutus (sinh năm 85 trước công nguyên) nổi giận vì những tham vọng của bạo chúa Xêda, bị kich động thêm vi những thư vắn bí mật gửi cho mình: “Brutus, mi đang ngủ và Rôma đang trong xiềng xích” cùng Catxiútx âm mưu giết Xêda – Sau bị Antoine và Octave truy đuổi. Theo Plưtác, sau khi cất lời than cay đắng: “Ôi đức hạnh! Mi chỉ là một ngôn từ!” Brutus lao mình vào gươm của bạn mình tự sát (năm 42 trước công nguyên).
(2) Pierre Paul Rubens: Họa sĩ người xứ Flandre (1577-1640).
(3) Một dòng họ ở Vơnidơ đã có tới bốn ngưới làm thủ lĩnh của nền cộng hòa.
(4) Một dòng họ ở nước Pháp có nhiều nhân vật danh tiếng như nguyên soái. thống chế. quốc vương. từ triều đại Louis VII thế kỷ 12. người cuối cùng là quốc vương Henri XI chết vì bì phóng một mũi thương vào mắt trong cuộc cưỡi ngựa đấu thương với Montgome.