D’ Artagnan vẫn bám theo Milady mà không để cho nàng biết được. Chàng thấy nàng lên xe và nghe thấy tiếng ra lệnh cho tên đánh xe đi về cửa ô Saint-Germain.
Nhưng thật là vô ích khi cố chạy bộ bám theo một chiếc xe chạy nước kiệu do hai con ngựa lực lưỡng kéo, D’ Artagnan đành trở về phố Fréjus.
– Ở phố Sông Sein chàng gặp Planchet đang dừng chân trước cửa hàng bánh ngọt và có vẻ còn đang đê mê với một ổ bánh mì sữa hình dáng rất ngon lành.
Chàng ra lệnh cho gã đóng yên hai con ngựa trong chuồng ngựa của ông De Treville, một con cho chàng, một con cho gã rồi đến gặp chàng ở nhà Athos. Ông De Treville đã cho phép chàng muốn dùng ngựa của ông lúc nào cũng được.
Planchet đi về phía phố Chuồng chim câu, và D’ Artagnan về phố Fréjus. Athos vẫn ở nhà, đang ngồi buồn uống cạn những chai rượu nho Tây Ban Nha nổi tiếng chàng mang về trong chuyến đi tới Picađi. Chàng ra hiệu cho Grimaud mang một cốc cho D’ Artagnan và Grimaud vâng lời theo thường lệ.
D’ Artagnan kể lại cho Athos nghe tất cả những gì đã diễn ra ở nhà thờ giữa Porthos và bà biện lý, và có thể, lúc này, người bạn của họ đang đi sắm quân trang như thế nào.
Nghe hết chuyện, Athos trả lời:
– Còn tôi, tôi hoàn toàn yên trí sẽ không phải là đàn bà bỏ ra trả tiền yên cương cho tôi đâu.
– Nhưng tuy nhiên, đẹp trai, lịch thiệp, đại lãnh chúa như anh, thì sẽ chẳng công chúa, hoàng hậu nào thoát khỏi những mũi tên tình ái của anh đâu.
– Ôi cái cậu D’ Artagnan trẻ người non dạ này! – Athos vừa nói vừa nhún vai.
Và chàng ra hiệu cho Grimaud mang chai rượu thứ hai đến.
Cùng lúc đó, Planchet thập thò qua chiếc cửa hé mở báo cho chủ mình biết hai con ngựa đã tới đây.
– Ngựa nào vậy? – Athos hỏi.
– Hai con ông De Treville cho tôi mượn để đi dạo và với lũ ngựa này tôi sẽ làm một chuyến đến Saint-Germain.
– Và cậu định làm gì ở chỗ Saint-Germain? – Athos lại hỏi thêm.
– Thế là D’ Artagnan liền kể cuộc gặp gỡ trong nhà thờ, và chàng đã gặp lại cái người đàn bà đi cùng vị lãnh chúa mặc áo choàng đen và có sẹo ở thái dương như thế nào, người đàn bà đó là mối bận tâm vĩnh viễn của chàng.
– Có nghĩa là cậu đã phải lòng người đàn bà này cũng như đối với bà Bonacieux chứ gì – Athos vừa nói vừa nhún vai khinh thị như thể chàng lấy làm thương hại cho sự yếu đuối của con người.
– Tôi hả, không đời nào! – D’ Artagnan hét lên – Tôi chỉ tò mò muốn làm sáng tỏ cái bí mật mà bà ta gắn kết với nó. Tôi không biết tại sao tôi cứ hình dung ra người đàn bà tôi hoàn toàn không quen biết đó và con người mặc áo choàng đen cũng hoàn toàn không quen biết tôi lại có ảnh hưởng đến đời tôi.
– Thật ra, cậu có lý đấy – Athos nói – tôi không biết một người đàn bà nào đang để bõ công đi tìm khi nàng đã mất tăm mất tích. Bà Bonacieux đã mất tăm, thì mặc kệ bà ta, rồi bà ta sẽ tìm được đường về.
– Không, Athos, anh nhầm rồi! – D’ Artagnan nói – Tôi yêu nàng Constance đáng thương của tôi hơn bao giờ hết và nếu tôi biết nàng ở nơi đâu, dù ở tận cùng thế giới tôi cũng sẽ đi ngay để cứu thoát nàng khỏi bàn tay kẻ thù của nàng. Nhưng tôi không biết ở đâu, mọi sự tìm kiếm của tôi đều vô ích. Anh còn muốn gì nào? Thì cũng phải giải khuây đã chứ.
– Vậy thì đi mà giải khuây với Milady, D’ Artagnan thân mến ạ, nếu việc đó làm cậu thích thú, thì tôi xin hết lòng mong cho cậu đấy.
– Nghe đây, anh Athos – D’ Artagnan nói – vì anh cứ tự nhốt kín mình ở đây như là bị cầm tù ấy, hãy lên ngựa cùng đi dạo với tôi đến Saint-Germain có hơn không.
– Bạn thân mến – Athos đáp – Tôi lên ngựa khi nào tôi có ngựa, nếu không tôi cuốc bộ.
– Thôi đi! – D’ Artagnan vừa trả lời vừa mỉm cười về cái giọng chán đời của Athos, mà nếu là của một người khác chắc hẳn đã làm chàng bị tổn thương – Tôi không kiêu hãnh như anh đâu, tôi cưới bất cứ con ngựa nào tôi gặp. Thôi thế, đành tạm biệt vậy, anh Athos thân mến.
– Tạm biệt, – chàng ngự lâm quân vừa nói vừa ra hiệu cho Grimaud mở nút chai rượu gã vừa mang tới.
D’ Artagnan và Planchet cùng nhảy lên yên vừa thẳng đường tới Saint-Germain.
Suốt dọc đường, những gì mà Athos nói về bà Bonacieux lại trở lại trong tâm trí chàng. Cho dù D’ Artagnan tính tình không đa cảm mấy, cô hàng xén xinh đẹp vẫn để lại một ấn tượng thật sự trong trái tim chàng. Và như chàng đã nói, chàng sẵn sàng đi đến tận cùng thế giới để tìm nàng. Nhưng thế giới lại có nhiều chỗ tận cùng, sở dĩ như vậy vì nó tròn, thành thử chàng không biết quay về phương nào mà tìm.
Trong khi chờ đợi, chàng đang muốn cố hiểu xem Milady kia là người thế nào. Milady đã nói với người mặc áo choàng đen.
Vậy là nàng quen biết hắn. Thế mà trong tâm trí D’ Artagnan, chính tên mặc áo choàng đen đã bắt cóc bà Bonacieux lần thứ hai, cũng như hắn đã từng bắt cóc nàng lần thứ nhất. Như vậy là D’ Artagnan chỉ nói dối một nửa, tức chẳng nói dối bao nhiêu khi chàng nói đi tìm kiếm Milady cũng là đồng thời tìm kiếm nàng Constance.
Vừa đi vừa nghĩ như thế, vừa thỉnh thoảng thúc ngựa, D’ Artagnan đi hết đoạn đường và đã đến Saint-Germain.
Chàng đi men theo tòa nhà mà mười năm sau Louis XIV ra đời ở đó Rồi chàng đi xuyên qua một phố vắng, nhìn trái, nhìn phải xem có nhận ra dấu vết gì của mỹ nhân người Anh không, thì ở tầng trệt một ngôi nhà xinh đẹp, theo thói quen thời buổi đó không có cửa sổ trông ra đường phố, chàng thấy xuất hiện một gương mặt quen quen. Gương mặt quen đó đang đi dạo trên một loại thềm cây đang nở hoa. Planchet nhận ra hắn trước liền nói với D’ Artagnan:
– Này ông chủ, ông không nhớ ra bộ mặt đang ngơ ngơ ngác ngác kia ư?
– Không – D’ Artagnan nói – Tuy nhiên ta tin chắc đây không phải là lần đầu ta nhìn thấy gương mặt ấy.
– Mẹ kiếp, tôi thì tôi tin chắc – Planchet nói – đấy chính là tên Luybanh tội nghiệp, người hầu của Bá tước De Wardes mà cách đây một tháng, ông đã sắp xếp cho ông ta rất là chu đáo ở Cale, trên đường tới dã thự của ông trấn thủ ấy.
– À, phải rồi – D’ Artagnan nói – giờ thì ta nhận ra hắn rồi.
– Anh có tin hắn cũng nhận ra anh không?
– Ông chủ ạ, lúc đó nó đang rối tinh, rối mù, tôi ngờ nó khó có thể nhớ được một điều gì rõ ràng về tôi.
– Này, thế thì đến gạ chuyện với hắn đi – D’ Artagnan nói – và thăm dò xem liệu chủ hắn có ngoẻo không.
Planchet xuống ngựa, đi thẳng đến chỗ Luybanh. Quả nhiên hắn không nhận ra gã, và hai chàng hầu trò chuyện với nhau với tình hữu hảo nhất trên đời. Trong khi đó, D’ Artagnan xua hai con ngựa vào trong một ngõ hẻm rồi đi vòng theo một ngôi nhà để trở lại đứng sau hàng rào cây phỉ tham dự cuộc chuyện trò của hai người kia.
Quan sát sau hàng rào được một lúc, chàng nghe thấy tiếng xe ngựa và thấy chiếc xe của Milady đỗ lại ngay trước mặt chàng. Không còn nhầm vào đâu được, Milady đang ngồi trong xe, D’ Artagnan cúi người xuống nấp sau cổ ngựa để trông thấy hết mà không bị lộ diện.
Milady thò đầu tóc vàng hoe ra khỏi cửa xe ra lệnh cho cô gái hầu phòng của mình.
Cô gái xinh đẹp khoảng hai mươi đến hăm hai tuổi, hoạt bát, lanh lợi, xứng đáng là người hầu gái của bậc mệnh phụ, đang ngồi ở chỗ bậc lên xe theo tục lệ thời đó, liền nhảy xuống đi về phía cái thềm cây hoa nơi D’ Artagnan bắt gặp Luybanh.
D’ Artagnan đưa mắt nhìn theo cô người hầu và thấy cô đi về phía cái thềm. Nhưng vô tình trong nhà có lệnh gọi Luybanh, thành thử còn trơ lại Planchet đang nhìn quanh bốn phía xem chủ mình biến đi đằng nào.
Cô gái hầu phòng đến gần Planchet mà cô tưởng nhầm là Luybanh và đưa cho gã một thư ngắn:
– Gửi cho chủ anh đấy – Cô nói.
– Cho chủ tôi? – Planchet ngạc nhiên hỏi lại.
– Vâng và rất vội đấy. Vậy cầm lấy mau lên.
– Thế rồi, nàng như chạy trốn về phía cỗ xe lúc này đã quay đầu lại về phía đã đến. Cô gái nhảy lên bậc xe và cái xe đi mất.
Planchet lật đi lật lại mẩu giấy, rồi theo thói quen vâng lời một cách thụ động, gã nhảy từ bậc thềm xuống luồn vào ngõ hẻm, và được độ hai mươi bước chân thì gặp D’ Artagnan đã chứng kiến hết và đang đến trước mặt gã.
– Ông chủ, gửi cho ông đây – Planchet nói và giơ bức thư ra.
– Cho ta? – D’ Artagnan nói. – Anh có chắc không?
– Mẹ kiếp! Tôi chắc quá đi chứ, con hầu gái nó bảo: “Gửi cho chủ anh đấy!”. Tôi có chủ nào khác ngoài ông nào? Thế đấy… Cái con gái hầu ấy, quả tình, nó xinh và thanh mảnh quá đi mất.
D’ Artagnan mở thư ra đọc những hàng chữ sau:
“Một người quan tâm đên ông hơn cả những gì người ấy có thể nói ra, muốn biêt ngày nào ông sẽ thích dạo chơi trong rừng. Ngày mai, ở khách sạn Cánh đồng tấm thảm vàng, một tên hầu mặc áo đỏ quần đen sẽ đợi thư trả lời của ông”.
– Ồ, ồ! – D’ Artagnan tự nhủ – thế là hơi rõ rồi đây. Hình như Milady và ta đều nhọc lòng vì sức khỏe của cùng một con người thì phải.
– Này Planchet, cái ông De Wardes quý hóa ấy ra sao rồi? Ông ta không ngoẻo đấy chứ?
– Không, thưa ông, ông ta khỏe như một người có thể chịu nổi bốn nhát gươm đâm vào người, bởi ông đã xỉa bốn nhát miễn chê cho vị quý tộc thân mến ấy và ông ấy vẫn còn yếu vì mất nhiều máu quá. Như tôi đã nói với ông chủ đấy. Luybanh không nhận ra tôi, nên đã kể cho tôi nghe từ đầu đến cuối cuộc mạo hiểm của chúng ta.
– Tốt lắm, Planchet, anh đúng là vua của những người hầu đó, bây giờ lên ngựa thôi và đuổi kịp cỗ xe.
Cũng không lấy gì làm lâu lắm, chỉ độ dăm phút họ đã bắt gặp chiếc xe dừng lại bên trái vệ đường. Một kỵ sĩ ăn mặc sang trọng đứng ở cửa xe.
Câu chuyện giữa Milady và người kỵ sĩ đó rất sôi nổi đến nỗi D’ Artagnan dừng ngựa phía bên kia cỗ xe mà không ai ngoài cô hầu gái xinh đẹp biết chàng có mặt.
Cuộc nói chuyện được diễn ra bằng tiếng Anh, thứ tiếng D’ Artagnan chẳng hiểu gì, nhưng cứ theo giọng điệu, chàng tin là mình đoán được mỹ nhân người Anh đang rất tức giận. Nàng dứt chuyện bằng một điệu bộ khiến chàng chẳng còn nghi ngờ gì nữa về bản chất của cuộc chuyện trò: đó chính là cú đập quạt mạnh đến nỗi cái đồ mỹ nghệ nhỏ bé của phụ nữ ấy bay lên thành nghìn mảnh.
Người kỵ sĩ phá lên cười chừng như càng làm Milady thêm tức tối D’ Artagnan nghĩ đây là lúc nên can thiệp. Chàng lại gần cửa xe bên kia, lễ phép ngả mũ chào:
– Thưa bà, bà cho phép tôi được phục vụ bà chứ? Tôi thấy hình như ông kỵ sĩ đây làm bà tức giận. Thưa bà, bà chỉ cần nói một tiếng, tôi xin đảm nhiệm trừng phạt ông ta về tội thiếu lịch sự với bà.
Mới nghe, Milady đã quay lại ngạc nhiên nhìn chàng trai trẻ và khi chàng vừa nói dứt thì nàng nói bằng một thứ tiếng Pháp rất sõi:
– Thưa ông, tôi sẽ rất cảm động được đặt mình dưới sự che chở của ông nếu người cãi nhau với tôi không phải là em tôi.
– À, vậy xin thứ lỗi cho tôi – D’ Artagnan nói – thưa bà, bà cũng hiểu là tôi không rõ chuyện đó.
– Người kỵ sỹ mà Milady đã chỉ ra là họ hàng đó cúi xuống ngang tầm cửa xe hét lên:
– Cái tên bố nhắng ấy làm sao lại xen chuyện vào; tại sao nó không xéo đi theo đường của nó.
D’ Artagnan về phía mình, cũng cúi xuống cổ ngựa trả lời chõ vào cửa xe.
– Có ông mới là đồ bố nhắng ấy. Ta không đi đường của ta vì ta thích dừng lại ở đây.
Người kỵ sỹ nói một câu tiếng Anh với chị gái.
– Ta nói với ông bằng tiếng Pháp – D’ Artagnan nói – Ta yêu cầu ông vui lòng trả lời ta bằng thứ tiếng ấy. Ông là em của bà ấy thì mặc ông, nhưng may thay ông lại không phải là em của ta.
Người ta đã tưởng rằng Milady cũng sợ sệt như phụ nữ thường tình, sẽ xen vào ngay từ lúc bắt đầu có chuyện khích bác để ngăn không cho nàng nhảy tọt vào mãi tít trong cuối xe và lạnh lùng bảo tên đánh xe:
– Về ngay khách sạn.
Cô hầu gái xinh đẹp liếc mắt nhìn lo lắng về phía D’ Artagnan mà dáng vẻ khôi ngô của chàng hình như đã ảnh hưởng đến cô.
Cỗ xe phóng đi để lại hai người đàn ông đối mặt nhau không còn trở ngại vật chất nào ngăn cách họ nữa.
– Người kỵ sĩ định quay người đi theo chiếc xe, nhưng D’ Artagnan, cơn giận đã sôi lên và càng tăng thêm nữa khi nhận ra ở hắn là tên người Anh ở Amiêng đã thắng chàng con ngựa và suýt nữa đã thắng Athos cả chiếc nhẫn kim cương của chàng liền nhảy tới nắm lấy cương ngựa ngăn hắn lại.
– Này, ông ơi – chàng nói – Ông hình như còn bố nhắng hơn ta bởi ông làm ra vẻ đã quên giữa chúng ta đã có một cuộc cãi nhau nho nhỏ.
– À, à! – Tên người Anh nói – Chính là ông, thầy cờ bạc. Vậy là ông cứ luôn luôn phải chơi hoặc trò này hoặc trò khác hay sao?
– Phải, và việc đó khiến ta nhớ ra là ta phải gỡ lại. Rồi chúng ta sẽ thấy mà, ông bạn thân mến, ông chơi gươm cũng khéo như chơi hộp xúc xắc đấy chứ?
– Ông thấy rõ là tôi không mang theo gươm – Tên người Anh nói – Ông định tỏ ra can trường để chống lại một người không vũ khí chăng?
– Ta hy vọng ông để nó ở nhà – D’ Artagnan đáp lại – Dẫu sao ta cũng có hai thanh và nếu ông muốn, ta sẽ chơi với ông bằng một trong hai thanh.
– Vô ích thôi. Tôi cũng mang theo đủ mọi dụng cụ đó.
– Vậy thì? Ông quý tộc danh giá của ta ơi – D’ Artagnan nói tiếp ông hãy chọn thanh dài nhất ấy và tối nay hãy mang đến cho ta xem…
– Ông thích ở đâu?
– Đằng sau vườn Luýchxămbua, đó là một khu rất đẹp cho những cuộc dạo chơi thuộc loại mà ta đề nghị với ông.
– Được, sẽ có mặt!
– Ông thích mấy giờ?
– Sáu giờ.
– Nhân thể, ông cũng có thể có một vài người bạn chứ?
– Ồ, tôi có những ba đều sẽ rất vinh dự được chơi cùng bên với tôi.
– Ba à? Càng tốt! Thế là tương ngộ rồi! – D’ Artagnan nói – Cũng đúng số bên này.
– Bây giờ ông là ai? – Tên người Anh hỏi.
– Ta là D’ Artagnan, quý tộc Gascogne, phục vụ trong cận vệ đội, đại đội ông des Essarts. Còn ông?
– Ta là Huân tước De Winter, nam tước vùng Sépfin(1).
– Vậy thì thưa ông Nam tước, ta sẽ xin hầu ông – D’ Artagnan nói – cho dù ông có những cái tên rất khó nhớ.
Rồi chàng thúc ngựa phi nước đại, theo con đường phóng về Paris.
D’ Artagnan xuống ngựa ngay tại nhà Athos như chàng vẫn thường làm trong những trường hợp tương tự.
Chàng thấy Athos đang nằm trên một chiếc ghế dài để đợi quân trang tự nó phải tìtn đến mình như anh đã nói.
Chàng liền kể hết cho anh chuyện vừa xảy ra chỉ trừ có bức thư của ông De Wardes.
Athos rất vui thích khi biết mình sắp được đánh nhau với một tên người Anh. Có thể nói đó là giấc mơ của anh.
Họ cho người hầu đi tìm ngay Porthos và Aramis và cho mấy người này biết rõ tình hình.
Porthos rút gươm ra khỏi vỏ và đâm chém bức tường, thỉnh thoảng lại lùi lại, nhún nhảy như một vũ công, Aramis vẫn luôn làm thơ, chui vào thư phòng của Athos và yêu cầu đừng quấy rầy mình nữa cho đến lúc phải tuốt gươm khỏi vỏ.
Athos ra hiệu cho Grimaud bê một chai rượu ra. Còn D’ Artagnan thì đang tự mình vạch một kế hoạch nhỏ sau đây sẽ thực hiện, một kế hoạch hứa hẹn một chuyến phiêu lưu thú vị biểu hiện bằng những nụ cười chốc chốc lại hiện lên làm rạng rỡ bộ mặt mơ màng.
Chú thích:
(1) Trong hàng ngũ quý tộc Vương quốc Anh chỉ có thể có Bá tước, Công tước vùng nào đó, còn Nam tước là tước hiệu gắn với tên người, tên chức vụ, không có Nam tước vùng.
D’ Artagnan vẫn bám theo Milady mà không để cho nàng biết được. Chàng thấy nàng lên xe và nghe thấy tiếng ra lệnh cho tên đánh xe đi về cửa ô Saint-Germain.
Nhưng thật là vô ích khi cố chạy bộ bám theo một chiếc xe chạy nước kiệu do hai con ngựa lực lưỡng kéo, D’ Artagnan đành trở về phố Fréjus.
– Ở phố Sông Sein chàng gặp Planchet đang dừng chân trước cửa hàng bánh ngọt và có vẻ còn đang đê mê với một ổ bánh mì sữa hình dáng rất ngon lành.
Chàng ra lệnh cho gã đóng yên hai con ngựa trong chuồng ngựa của ông De Treville, một con cho chàng, một con cho gã rồi đến gặp chàng ở nhà Athos. Ông De Treville đã cho phép chàng muốn dùng ngựa của ông lúc nào cũng được.
Planchet đi về phía phố Chuồng chim câu, và D’ Artagnan về phố Fréjus. Athos vẫn ở nhà, đang ngồi buồn uống cạn những chai rượu nho Tây Ban Nha nổi tiếng chàng mang về trong chuyến đi tới Picađi. Chàng ra hiệu cho Grimaud mang một cốc cho D’ Artagnan và Grimaud vâng lời theo thường lệ.
D’ Artagnan kể lại cho Athos nghe tất cả những gì đã diễn ra ở nhà thờ giữa Porthos và bà biện lý, và có thể, lúc này, người bạn của họ đang đi sắm quân trang như thế nào.
Nghe hết chuyện, Athos trả lời:
– Còn tôi, tôi hoàn toàn yên trí sẽ không phải là đàn bà bỏ ra trả tiền yên cương cho tôi đâu.
– Nhưng tuy nhiên, đẹp trai, lịch thiệp, đại lãnh chúa như anh, thì sẽ chẳng công chúa, hoàng hậu nào thoát khỏi những mũi tên tình ái của anh đâu.
– Ôi cái cậu D’ Artagnan trẻ người non dạ này! – Athos vừa nói vừa nhún vai.
Và chàng ra hiệu cho Grimaud mang chai rượu thứ hai đến.
Cùng lúc đó, Planchet thập thò qua chiếc cửa hé mở báo cho chủ mình biết hai con ngựa đã tới đây.
– Ngựa nào vậy? – Athos hỏi.
– Hai con ông De Treville cho tôi mượn để đi dạo và với lũ ngựa này tôi sẽ làm một chuyến đến Saint-Germain.
– Và cậu định làm gì ở chỗ Saint-Germain? – Athos lại hỏi thêm.
– Thế là D’ Artagnan liền kể cuộc gặp gỡ trong nhà thờ, và chàng đã gặp lại cái người đàn bà đi cùng vị lãnh chúa mặc áo choàng đen và có sẹo ở thái dương như thế nào, người đàn bà đó là mối bận tâm vĩnh viễn của chàng.
– Có nghĩa là cậu đã phải lòng người đàn bà này cũng như đối với bà Bonacieux chứ gì – Athos vừa nói vừa nhún vai khinh thị như thể chàng lấy làm thương hại cho sự yếu đuối của con người.
– Tôi hả, không đời nào! – D’ Artagnan hét lên – Tôi chỉ tò mò muốn làm sáng tỏ cái bí mật mà bà ta gắn kết với nó. Tôi không biết tại sao tôi cứ hình dung ra người đàn bà tôi hoàn toàn không quen biết đó và con người mặc áo choàng đen cũng hoàn toàn không quen biết tôi lại có ảnh hưởng đến đời tôi.
– Thật ra, cậu có lý đấy – Athos nói – tôi không biết một người đàn bà nào đang để bõ công đi tìm khi nàng đã mất tăm mất tích. Bà Bonacieux đã mất tăm, thì mặc kệ bà ta, rồi bà ta sẽ tìm được đường về.
– Không, Athos, anh nhầm rồi! – D’ Artagnan nói – Tôi yêu nàng Constance đáng thương của tôi hơn bao giờ hết và nếu tôi biết nàng ở nơi đâu, dù ở tận cùng thế giới tôi cũng sẽ đi ngay để cứu thoát nàng khỏi bàn tay kẻ thù của nàng. Nhưng tôi không biết ở đâu, mọi sự tìm kiếm của tôi đều vô ích. Anh còn muốn gì nào? Thì cũng phải giải khuây đã chứ.
– Vậy thì đi mà giải khuây với Milady, D’ Artagnan thân mến ạ, nếu việc đó làm cậu thích thú, thì tôi xin hết lòng mong cho cậu đấy.
– Nghe đây, anh Athos – D’ Artagnan nói – vì anh cứ tự nhốt kín mình ở đây như là bị cầm tù ấy, hãy lên ngựa cùng đi dạo với tôi đến Saint-Germain có hơn không.
– Bạn thân mến – Athos đáp – Tôi lên ngựa khi nào tôi có ngựa, nếu không tôi cuốc bộ.
– Thôi đi! – D’ Artagnan vừa trả lời vừa mỉm cười về cái giọng chán đời của Athos, mà nếu là của một người khác chắc hẳn đã làm chàng bị tổn thương – Tôi không kiêu hãnh như anh đâu, tôi cưới bất cứ con ngựa nào tôi gặp. Thôi thế, đành tạm biệt vậy, anh Athos thân mến.
– Tạm biệt, – chàng ngự lâm quân vừa nói vừa ra hiệu cho Grimaud mở nút chai rượu gã vừa mang tới.
D’ Artagnan và Planchet cùng nhảy lên yên vừa thẳng đường tới Saint-Germain.
Suốt dọc đường, những gì mà Athos nói về bà Bonacieux lại trở lại trong tâm trí chàng. Cho dù D’ Artagnan tính tình không đa cảm mấy, cô hàng xén xinh đẹp vẫn để lại một ấn tượng thật sự trong trái tim chàng. Và như chàng đã nói, chàng sẵn sàng đi đến tận cùng thế giới để tìm nàng. Nhưng thế giới lại có nhiều chỗ tận cùng, sở dĩ như vậy vì nó tròn, thành thử chàng không biết quay về phương nào mà tìm.
Trong khi chờ đợi, chàng đang muốn cố hiểu xem Milady kia là người thế nào. Milady đã nói với người mặc áo choàng đen.
Vậy là nàng quen biết hắn. Thế mà trong tâm trí D’ Artagnan, chính tên mặc áo choàng đen đã bắt cóc bà Bonacieux lần thứ hai, cũng như hắn đã từng bắt cóc nàng lần thứ nhất. Như vậy là D’ Artagnan chỉ nói dối một nửa, tức chẳng nói dối bao nhiêu khi chàng nói đi tìm kiếm Milady cũng là đồng thời tìm kiếm nàng Constance.
Vừa đi vừa nghĩ như thế, vừa thỉnh thoảng thúc ngựa, D’ Artagnan đi hết đoạn đường và đã đến Saint-Germain.
Chàng đi men theo tòa nhà mà mười năm sau Louis XIV ra đời ở đó Rồi chàng đi xuyên qua một phố vắng, nhìn trái, nhìn phải xem có nhận ra dấu vết gì của mỹ nhân người Anh không, thì ở tầng trệt một ngôi nhà xinh đẹp, theo thói quen thời buổi đó không có cửa sổ trông ra đường phố, chàng thấy xuất hiện một gương mặt quen quen. Gương mặt quen đó đang đi dạo trên một loại thềm cây đang nở hoa. Planchet nhận ra hắn trước liền nói với D’ Artagnan:
– Này ông chủ, ông không nhớ ra bộ mặt đang ngơ ngơ ngác ngác kia ư?
– Không – D’ Artagnan nói – Tuy nhiên ta tin chắc đây không phải là lần đầu ta nhìn thấy gương mặt ấy.
– Mẹ kiếp, tôi thì tôi tin chắc – Planchet nói – đấy chính là tên Luybanh tội nghiệp, người hầu của Bá tước De Wardes mà cách đây một tháng, ông đã sắp xếp cho ông ta rất là chu đáo ở Cale, trên đường tới dã thự của ông trấn thủ ấy.
– À, phải rồi – D’ Artagnan nói – giờ thì ta nhận ra hắn rồi.
– Anh có tin hắn cũng nhận ra anh không?
– Ông chủ ạ, lúc đó nó đang rối tinh, rối mù, tôi ngờ nó khó có thể nhớ được một điều gì rõ ràng về tôi.
– Này, thế thì đến gạ chuyện với hắn đi – D’ Artagnan nói – và thăm dò xem liệu chủ hắn có ngoẻo không.
Planchet xuống ngựa, đi thẳng đến chỗ Luybanh. Quả nhiên hắn không nhận ra gã, và hai chàng hầu trò chuyện với nhau với tình hữu hảo nhất trên đời. Trong khi đó, D’ Artagnan xua hai con ngựa vào trong một ngõ hẻm rồi đi vòng theo một ngôi nhà để trở lại đứng sau hàng rào cây phỉ tham dự cuộc chuyện trò của hai người kia.
Quan sát sau hàng rào được một lúc, chàng nghe thấy tiếng xe ngựa và thấy chiếc xe của Milady đỗ lại ngay trước mặt chàng. Không còn nhầm vào đâu được, Milady đang ngồi trong xe, D’ Artagnan cúi người xuống nấp sau cổ ngựa để trông thấy hết mà không bị lộ diện.
Milady thò đầu tóc vàng hoe ra khỏi cửa xe ra lệnh cho cô gái hầu phòng của mình.
Cô gái xinh đẹp khoảng hai mươi đến hăm hai tuổi, hoạt bát, lanh lợi, xứng đáng là người hầu gái của bậc mệnh phụ, đang ngồi ở chỗ bậc lên xe theo tục lệ thời đó, liền nhảy xuống đi về phía cái thềm cây hoa nơi D’ Artagnan bắt gặp Luybanh.
D’ Artagnan đưa mắt nhìn theo cô người hầu và thấy cô đi về phía cái thềm. Nhưng vô tình trong nhà có lệnh gọi Luybanh, thành thử còn trơ lại Planchet đang nhìn quanh bốn phía xem chủ mình biến đi đằng nào.
Cô gái hầu phòng đến gần Planchet mà cô tưởng nhầm là Luybanh và đưa cho gã một thư ngắn:
– Gửi cho chủ anh đấy – Cô nói.
– Cho chủ tôi? – Planchet ngạc nhiên hỏi lại.
– Vâng và rất vội đấy. Vậy cầm lấy mau lên.
– Thế rồi, nàng như chạy trốn về phía cỗ xe lúc này đã quay đầu lại về phía đã đến. Cô gái nhảy lên bậc xe và cái xe đi mất.
Planchet lật đi lật lại mẩu giấy, rồi theo thói quen vâng lời một cách thụ động, gã nhảy từ bậc thềm xuống luồn vào ngõ hẻm, và được độ hai mươi bước chân thì gặp D’ Artagnan đã chứng kiến hết và đang đến trước mặt gã.
– Ông chủ, gửi cho ông đây – Planchet nói và giơ bức thư ra.
– Cho ta? – D’ Artagnan nói. – Anh có chắc không?
– Mẹ kiếp! Tôi chắc quá đi chứ, con hầu gái nó bảo: “Gửi cho chủ anh đấy!”. Tôi có chủ nào khác ngoài ông nào? Thế đấy… Cái con gái hầu ấy, quả tình, nó xinh và thanh mảnh quá đi mất.
D’ Artagnan mở thư ra đọc những hàng chữ sau:
“Một người quan tâm đên ông hơn cả những gì người ấy có thể nói ra, muốn biêt ngày nào ông sẽ thích dạo chơi trong rừng. Ngày mai, ở khách sạn Cánh đồng tấm thảm vàng, một tên hầu mặc áo đỏ quần đen sẽ đợi thư trả lời của ông”.
– Ồ, ồ! – D’ Artagnan tự nhủ – thế là hơi rõ rồi đây. Hình như Milady và ta đều nhọc lòng vì sức khỏe của cùng một con người thì phải.
– Này Planchet, cái ông De Wardes quý hóa ấy ra sao rồi? Ông ta không ngoẻo đấy chứ?
– Không, thưa ông, ông ta khỏe như một người có thể chịu nổi bốn nhát gươm đâm vào người, bởi ông đã xỉa bốn nhát miễn chê cho vị quý tộc thân mến ấy và ông ấy vẫn còn yếu vì mất nhiều máu quá. Như tôi đã nói với ông chủ đấy. Luybanh không nhận ra tôi, nên đã kể cho tôi nghe từ đầu đến cuối cuộc mạo hiểm của chúng ta.
– Tốt lắm, Planchet, anh đúng là vua của những người hầu đó, bây giờ lên ngựa thôi và đuổi kịp cỗ xe.
Cũng không lấy gì làm lâu lắm, chỉ độ dăm phút họ đã bắt gặp chiếc xe dừng lại bên trái vệ đường. Một kỵ sĩ ăn mặc sang trọng đứng ở cửa xe.
Câu chuyện giữa Milady và người kỵ sĩ đó rất sôi nổi đến nỗi D’ Artagnan dừng ngựa phía bên kia cỗ xe mà không ai ngoài cô hầu gái xinh đẹp biết chàng có mặt.
Cuộc nói chuyện được diễn ra bằng tiếng Anh, thứ tiếng D’ Artagnan chẳng hiểu gì, nhưng cứ theo giọng điệu, chàng tin là mình đoán được mỹ nhân người Anh đang rất tức giận. Nàng dứt chuyện bằng một điệu bộ khiến chàng chẳng còn nghi ngờ gì nữa về bản chất của cuộc chuyện trò: đó chính là cú đập quạt mạnh đến nỗi cái đồ mỹ nghệ nhỏ bé của phụ nữ ấy bay lên thành nghìn mảnh.
Người kỵ sĩ phá lên cười chừng như càng làm Milady thêm tức tối D’ Artagnan nghĩ đây là lúc nên can thiệp. Chàng lại gần cửa xe bên kia, lễ phép ngả mũ chào:
– Thưa bà, bà cho phép tôi được phục vụ bà chứ? Tôi thấy hình như ông kỵ sĩ đây làm bà tức giận. Thưa bà, bà chỉ cần nói một tiếng, tôi xin đảm nhiệm trừng phạt ông ta về tội thiếu lịch sự với bà.
Mới nghe, Milady đã quay lại ngạc nhiên nhìn chàng trai trẻ và khi chàng vừa nói dứt thì nàng nói bằng một thứ tiếng Pháp rất sõi:
– Thưa ông, tôi sẽ rất cảm động được đặt mình dưới sự che chở của ông nếu người cãi nhau với tôi không phải là em tôi.
– À, vậy xin thứ lỗi cho tôi – D’ Artagnan nói – thưa bà, bà cũng hiểu là tôi không rõ chuyện đó.
– Người kỵ sỹ mà Milady đã chỉ ra là họ hàng đó cúi xuống ngang tầm cửa xe hét lên:
– Cái tên bố nhắng ấy làm sao lại xen chuyện vào; tại sao nó không xéo đi theo đường của nó.
D’ Artagnan về phía mình, cũng cúi xuống cổ ngựa trả lời chõ vào cửa xe.
– Có ông mới là đồ bố nhắng ấy. Ta không đi đường của ta vì ta thích dừng lại ở đây.
Người kỵ sỹ nói một câu tiếng Anh với chị gái.
– Ta nói với ông bằng tiếng Pháp – D’ Artagnan nói – Ta yêu cầu ông vui lòng trả lời ta bằng thứ tiếng ấy. Ông là em của bà ấy thì mặc ông, nhưng may thay ông lại không phải là em của ta.
Người ta đã tưởng rằng Milady cũng sợ sệt như phụ nữ thường tình, sẽ xen vào ngay từ lúc bắt đầu có chuyện khích bác để ngăn không cho nàng nhảy tọt vào mãi tít trong cuối xe và lạnh lùng bảo tên đánh xe:
– Về ngay khách sạn.
Cô hầu gái xinh đẹp liếc mắt nhìn lo lắng về phía D’ Artagnan mà dáng vẻ khôi ngô của chàng hình như đã ảnh hưởng đến cô.
Cỗ xe phóng đi để lại hai người đàn ông đối mặt nhau không còn trở ngại vật chất nào ngăn cách họ nữa.
– Người kỵ sĩ định quay người đi theo chiếc xe, nhưng D’ Artagnan, cơn giận đã sôi lên và càng tăng thêm nữa khi nhận ra ở hắn là tên người Anh ở Amiêng đã thắng chàng con ngựa và suýt nữa đã thắng Athos cả chiếc nhẫn kim cương của chàng liền nhảy tới nắm lấy cương ngựa ngăn hắn lại.
– Này, ông ơi – chàng nói – Ông hình như còn bố nhắng hơn ta bởi ông làm ra vẻ đã quên giữa chúng ta đã có một cuộc cãi nhau nho nhỏ.
– À, à! – Tên người Anh nói – Chính là ông, thầy cờ bạc. Vậy là ông cứ luôn luôn phải chơi hoặc trò này hoặc trò khác hay sao?
– Phải, và việc đó khiến ta nhớ ra là ta phải gỡ lại. Rồi chúng ta sẽ thấy mà, ông bạn thân mến, ông chơi gươm cũng khéo như chơi hộp xúc xắc đấy chứ?
– Ông thấy rõ là tôi không mang theo gươm – Tên người Anh nói – Ông định tỏ ra can trường để chống lại một người không vũ khí chăng?
– Ta hy vọng ông để nó ở nhà – D’ Artagnan đáp lại – Dẫu sao ta cũng có hai thanh và nếu ông muốn, ta sẽ chơi với ông bằng một trong hai thanh.
– Vô ích thôi. Tôi cũng mang theo đủ mọi dụng cụ đó.
– Vậy thì? Ông quý tộc danh giá của ta ơi – D’ Artagnan nói tiếp ông hãy chọn thanh dài nhất ấy và tối nay hãy mang đến cho ta xem…
– Ông thích ở đâu?
– Đằng sau vườn Luýchxămbua, đó là một khu rất đẹp cho những cuộc dạo chơi thuộc loại mà ta đề nghị với ông.
– Được, sẽ có mặt!
– Ông thích mấy giờ?
– Sáu giờ.
– Nhân thể, ông cũng có thể có một vài người bạn chứ?
– Ồ, tôi có những ba đều sẽ rất vinh dự được chơi cùng bên với tôi.
– Ba à? Càng tốt! Thế là tương ngộ rồi! – D’ Artagnan nói – Cũng đúng số bên này.
– Bây giờ ông là ai? – Tên người Anh hỏi.
– Ta là D’ Artagnan, quý tộc Gascogne, phục vụ trong cận vệ đội, đại đội ông des Essarts. Còn ông?
– Ta là Huân tước De Winter, nam tước vùng Sépfin(1).
– Vậy thì thưa ông Nam tước, ta sẽ xin hầu ông – D’ Artagnan nói – cho dù ông có những cái tên rất khó nhớ.
Rồi chàng thúc ngựa phi nước đại, theo con đường phóng về Paris.
D’ Artagnan xuống ngựa ngay tại nhà Athos như chàng vẫn thường làm trong những trường hợp tương tự.
Chàng thấy Athos đang nằm trên một chiếc ghế dài để đợi quân trang tự nó phải tìtn đến mình như anh đã nói.
Chàng liền kể hết cho anh chuyện vừa xảy ra chỉ trừ có bức thư của ông De Wardes.
Athos rất vui thích khi biết mình sắp được đánh nhau với một tên người Anh. Có thể nói đó là giấc mơ của anh.
Họ cho người hầu đi tìm ngay Porthos và Aramis và cho mấy người này biết rõ tình hình.
Porthos rút gươm ra khỏi vỏ và đâm chém bức tường, thỉnh thoảng lại lùi lại, nhún nhảy như một vũ công, Aramis vẫn luôn làm thơ, chui vào thư phòng của Athos và yêu cầu đừng quấy rầy mình nữa cho đến lúc phải tuốt gươm khỏi vỏ.
Athos ra hiệu cho Grimaud bê một chai rượu ra. Còn D’ Artagnan thì đang tự mình vạch một kế hoạch nhỏ sau đây sẽ thực hiện, một kế hoạch hứa hẹn một chuyến phiêu lưu thú vị biểu hiện bằng những nụ cười chốc chốc lại hiện lên làm rạng rỡ bộ mặt mơ màng.
Chú thích:
(1) Trong hàng ngũ quý tộc Vương quốc Anh chỉ có thể có Bá tước, Công tước vùng nào đó, còn Nam tước là tước hiệu gắn với tên người, tên chức vụ, không có Nam tước vùng.