Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Ba Người Lính Ngự Lâm

Chương 60 : Bên nước Pháp

Tác giả: Alexander Dumas
Chọn tập

Nỗi lo sợ đầu tiên của Vua nước Anh, Charles đệ nhất, khi được tin cái chết ấy, là sợ cái tin vô cùng khủng khiếp ấy sẽ làm quân Rochelle mất hết lòng can đảm. Richelieu viết trong những hồi ký của mình là Vua Anh cố giấu họ càng lâu càng tất, cho đóng cửa toàn bộ các hải cảng của vương quốc Anh, canh phòng rất cẩn thận không cho tàu nào ra khỏi, cho đến khi đạo quân mà Buckingham đã chuẩn bị trước đó lên đường. Nhà Vua, thay vì Buckingham, sẽ đích thân đảm nhiệm giám sát việc khởi hành.

Nhà Vua còn đẩy lệnh này nghiệt ngã lên đến mức giữ lại ở Anh quốc sứ thần Đan Mạch đã cáo biệt vì hết nhiệm kỳ, và sứ thần đương nhiệm Hà Lan phải đưa trở về cảng Flétxinhgơ những chủ nhiệm tàu Ấn Độ mà Vua Charles đệ nhất trao trả.

Nhưng vì ông chỉ nghĩ tới việc ban ra lệnh ấy sau biến cố kia những năm tiếng đồng hồ nghĩa là vào khoảng hai giờ chiều, hai chiếc tàu đã ra khỏi cảng. Một chiếc mang theo Milady(1). Lúc đầu mụ còn nghi ngờ về biến cố, nhưng khi nhìn thấy cờ đen xõa trên cột buồm tàu đô đốc, mụ lại càng tin chắc hơn.

Còn con tàu thứ hai, nó chở ai đi và ra đi thế nào, sẽ nói sau.

Hơn nữa, trong thời gian đó, chẳng có gì mới ở trận tuyến Rochelle. Chỉ có nhà Vua là vẫn cứ phiền não như mọi khi, mà có lẽ có đôi chút phiền não hơn ở nơi trận truyến nên quyết định cải trang đi tham dự các lễ hội Thánh Louis và Thánh Germain và đã yêu cầu Giáo chủ chuẩn bị cho mình một đoàn hộ tống độ hai mươi ngự lâm quân thôi. Giáo chủ đôi khi cũng bị lây nỗi phiền muộn của nhà Vua, nên rất vui vẻ cho viên phụ tá của mình nghỉ phép để đi cùng nhà Vua, ông này hứa sẽ trở về ngày 15 tháng chín.

Ông De Treville được Giáo chủ báo trước, liền chuẩn bị hành lý và vì, không rõ tại sao ông lại biết được cái nguyện vọng tha thiết, thậm chí là nhu cầu khẩn yếu của các bạn trẻ của mình là được trở về Paris, nên không cần nói cũng biết ông chỉ định họ tham gia đoàn hộ tống.

Bốn chàng biết tin sau ông De Treville mười lăm phút, bởi họ là những người đầu tiên được ông thông báo, lúc này D’Artagnan mới thấy quý sự biệt đãi mà Giáo chủ đã ban cho chàng được chuyển sang ngự lâm quân, không có chuyện đó chàng đã buộc phải ở lại trận tuyến trong khi các bạn ra đi.

Không nói cũng rõ việc nóng ruột trở về Paris có nguyên nhân là mối nguy hiểm mà bà Bonacieux sẽ gặp phải khi chạm trán với Milady, kẻ tử thù của bà ở tu viện Bêtuyn. Vì vậy Aramis đã viết ngay thư cho Marie Mítsông, cô thợ may ở Tours vốn có những mối quen biết rất thần thế, để xin hoàng hậu cho phép bà Bonacieux được ra khỏi tu viện, rút lui về sống ở Lôren hoặc ở Bỉ. Chẳng phải đợi lâu tám chín ngày sau Aramis đã nhận được thư trả lời.

“Anh họ thân yêu của em.

Đây là giấy phép của chị em cho rút cô bé nữ tì của chúng ta ra khỏi tu viện Bêtuyn, mà anh thấy không khí ở đấy không hợp với cô bé. Chị em gừi cho anh giấy phép này mà trong lòng rất vui bởi chị ấy yêu cô bé lắm, và vẫn dành cho cô bé sự giúp đỡ sau này”.

Kèm theo thư là một giấy phép như sau:

“Bà nhất tu viện Bêtuyn sẽ trao tận tay người trao cho bà giấy này, nữ tu sĩ mới tới và đã vào tu viện của bà dưới sự ủy nhiệm và bảo trợ của ta.

Điện Louvre ngày 10 tháng 8 năm 1628

Anne”

Người ta thừa hiểu mối quan hệ họ hàng giữa Aramis và cô thợ may gọi Hoàng hậu bằng chị đã làm mấy người bạn trẻ hứng thú đến thế nào.

Nhưng Aramis, sau hai ba lần đỏ mặt đến tận lòng trắng con mắt trước những câu đùa tục tĩu của Porthos, đã yêu cầu các bạn mình đừng trở lại chủ đề ấy nữa và tuyên bố nếu còn nói với chàng dù chỉ một lời về chuyện này, chàng sẽ không sử dụng cô em họ mình làm trung gian cho những việc loại này nữa.

Vậy là không còn vấn đề Marie Mítsông giữa bốn chàng ngự lâm nữa, vả lại họ đã có được điều họ mong muốn, đó là lệnh rút bà Bonacieux ra khỏi tu viện những nữ tu sĩ Cácmel ở Bêtuyn.

Đúng là, cái lệnh đó sẽ chẳng giúp được họ bao nhiêu nếu họ vẫn còn ở trận tuyến La Rochelle, nghĩa là ở đầu kia nước pháp.

Vì vậy D’Artagnan đã toan xin ông De Treville cho nghỉ phép, bằng cách thổ lộ hết với ông tầm quan trọng của việc ra đi, thì cái tin nhà Vua sắp đi Paris với một đoàn hộ tống hai mươi ngự lâm quân và D’Artagnan cùng các bạn được tham gia đoàn, được chuyển tới mấy người.

Niềm vui thật lớn lao. Họ sai những người hầu đi trước cùng với hành lý và họ lên đường sáng hôm sau.

Giáo chủ ra tiễn Hoàng thượng từ Xuyếcgie đến Môzê và đến đó, nhà Vua và Giáo chủ từ biệt nhau rất thân tình.

Nhà Vua mặc dầu muốn càng đi nhanh càng tốt để ngày 23 về đến Paris, nhưng lại thích giải phiền, nên dọc đường thỉnh thoảng lại dừng lại săn chim ác là, một trò tiêu khiển trước đây chịu ảnh hưởng của Công tước Luynơ(2) mà nhà Vua vẫn luôn luôn ham thích. Trong số hai mươi ngự lâm quân, thì mười sáu người rất lấy làm vui thích mỗi khi dừng lại như thế, còn bốn người kia thì lại không tiếc lời nguyền rủa. Nhất là D’Artagnan, lúc nào cũng như có tiếng ong ong trong tai, điều đó được Porthos giải thích:

– Một vị đại phu nhân bảo tớ, thế là có ai đó đang mong cậu đấy!

Rốt cuộc, đoàn hộ tống cũng vào Paris đêm 23. Nhà vua cám ơn ông De Treville và cho phép ông được cho quân mình nghỉ bốn ngày phép với điều kiện không một ai trong số được đặc ân ấy lộ mặt ở nơi công cộng, nếu không sẽ phạt tội tống ngục Bastille.

Bốn người đầu tiên được nghỉ phép đương nhiên là bốn người bạn. Hơn nữa, Athos còn được ông De Treville cho sáu ngày thay vì bốn, lại còn thêm vào đấy hai đêm, họ được đi vào lúc năm giờ chiều 24, nhưng để làm vừa lòng họ, ông lại tính phép vào sáng ngày 25.

– Ơ hay, lạy Chúa? – D’Artagnan vốn chẳng bao giờ nghi ngờ điều gì nói – Tôi thấy hình như chúng ta đang làm rắc rối thêm cái điều hoàn toàn đơn giản. Chỉ cần hai ngày, phi ngựa chí tử, thay vài ba con (cần cóc gì, tôi có tiền mà) là tôi đã đến được Bêtuyn, tôi sẽ trao thư của Hoàng hậu cho bà nhất và tôi sẽ đưa kho báu thân yêu mà tôi vẫn đi tìm không phải về Lôren, cũng không về Bỉ, mà về Paris, ở đấy giấu tốt hơn, nhất là chừng nào Giáo chủ còn ở La Rochelle. Rồi, một khi đã từ chiến dịch trở về thì lúc đó, một phần được sự che chở của bà chị họ của nàng, một phần được đặc ân do những gì chúng ta đã làm cho Hoàng hậu, chúng ta sẽ được Hoàng hậu ban cho điều chúng ta mong muốn. Các vị cứ ở lại đây, làm gì phải đi đâu cho nó mệt người vô ích, chỉ cần tôi và Planchet là đã đủ cho một cuộc viễn chinh quá ư đơn giản đến thế.

Nghe vậy, Athos điềm tĩnh trả lời:

– Thì bọn mình, bọn mình cũng có tiền chứ. Bởi mình đã uống hết phần tiền bán kim cương đâu và Porthos, Aramis cũng đều chưa ăn hết. Chúng mình có thể cho toi đến bốn con mỗi người ấy chứ. Nhưng nghĩ kỹ đi D’Artagnan – Athos nói thêm bằng một giọng quá u uất khiến chàng trai nghe cũng phải rùng mình – hãy nghĩ rằng Bêtuyn là một thành phố, nơi Giáo chủ đã có cuộc hẹn với một người đàn bà đi đến đâu mang theo bất hạnh tới đó. D’Artagnan, nếu đây là công việc chỉ liên quan đến bốn người đàn ông chúng ta, thì tôi sẽ để cậu đi một mình. Nhưng cậu lại có chuyện với con mụ ấy, thì chúng ta phải đi cả bốn đến đó và cầu Chúa phù hộ, cùng với bốn người hầu của chúng ta, chúng ta sẽ đủ chơi.

– Athos, anh làm tôi phát hoảng đấy – D’Artagnan nói – Lạy Chúa, mà anh sợ cái gì mới được chứ?

– Sợ tất – Athos đáp.

D’Artagnan quan sát vẻ mặt các bạn, thấy đều như Athos cả đều mang dấu lo lắng sâu xa. Thế rồi họ tiếp tục lên đường, cho ngựa phóng hết cỡ, không nói thêm một lời.

Chiều ngày 25, khi đi vào Arát, và khi D’Artagnan vừa mới xuống ngựa ở quán Chiếc bừa vàng để uống một cốc vang, thì một kỵ sĩ cũng vừa từ sân một bưu trạm đi ra, có lẽ vừa thay ngựa, và cho con ngựa mới phi nước đại về phía Paris. Lúc hắn phi qua chiếc cổng lớn ra đường phố, gió tốc vạt áo choàng hắn khoác mặc dầu đang tháng tám, và định cuốn bay chiếc mũ, hắn đưa tay giữ lấy, lúc chiếc mũ vừa rời khỏi đầu, và kéo sụp xuống mắt.

D’Artagnan mắt vẫn chăm chăm nhìn con người ấy bỗng tái mặt, đánh rơi cả chiếc cốc.

– Ông sao vậy, ông chủ? – Lăngsê hỏi.

– Ôi, kìa, lại đây ngay, các ông, ông chủ tôi bị ốm rồi kìa!

Ba người bạn chạy ngay đến và thấy D’Artagnan chẳng những không sao, lại còn chạy đến chỗ ngựa mình. Họ giữ chàng lại ở ngưỡng cửa.

Athos quát:

– Hay nhỉ, cậu định đi quái quỷ đâu thế này?

– Chính hắn! – D’Artagnan mặt tái đi tức giận, lấm tấm mồ hôi trán kêu lên – Chính hắn? Cứ để tôi đuổi theo nó?

– Nhưng hắn là ai? – Athos hỏi.

– Hắn, cái người ấy?

– Cái người nào?

– Cái tên trời đánh, cái tên ác thần của tôi, mà bao giờ gặp nó tôi cũng có nguy cơ gặp tai họa, cái tên đi cùng con mụ khủng khiếp lần đầu tiên tôi gặp mụ ấy, cái tên tôi đang đuổi theo tìm nó thì đụng phải anh Athos ấy, cũng là cái tên tôi nhìn thấy đúng sáng hôm bà Bonacieux bị bắt cóc ấy. Tôi đã thấy hắn, đúng là hắn! Tôi nhận ra hắn khi gió tốc áo chàng của hắn lên.

– Quỷ sứ đấy! – Athos mơ màng nói.

– Lên yên, các vị, lên yên thôi. Ta đuổi theo hắn, và sẽ đuổi kịp hắn.

– Bạn thân mến – Aramis nói – Nên nhớ hắn đi về phía đối diện chúng ta đang đi, hắn lại có ngựa mới thay, còn ngựa của chúng ta thì đã mệt, do đó có phi đến quỵ ngựa cũng chẳng có cơ may đuổi kịp hắn. Thôi mặc xác tên đàn ông đó, chúng ta hãy cứu người phụ nữ đã.

– Ê, ông ơi! – Một gã coi ngựa vừa đuổi theo người lạ mặt vừa kêu lên – Ông ơi! Có mẩu giấy rơi ra từ mũ ông đây này? Ê, ông ơi!

– Anh bạn? – D’Artagnan nói – Đồng nửa pítxtôn cho mẩu giấy ấy đây?

– Rất vui lòng, thưa ông, nó đây!

Gã coi ngựa rất vui gặp một ngày may mắn, trở lại sân lữ điếm. D’Artagnan mở mẩu giấy ra.

– Thế nào? – Các bạn vừa quây lại vừa hỏi.

– Mỗi một chữ! – D’Artagnan nói.

– Phải, Aramis nói – nhưng cái tên đó là tên một thị trấn hay tên làng đấy.

– Armandchie – Porthos đọc – Armandchie, tôi không biết cái tên ấy?

– Nhưng tên thị trấn hay tên làng cũng là do tay con mụ đó viết. – Athos kêu lên.

D’Artagnan nói:

– Thôi được rồi, chúng ta cứ giữ cẩn thận mẩu giấy đó. Có lẽ tôi sẽ chẳng mất toi đồng nửa pítxtôn cuối cùng của tôi đâu. Lên ngựa, các bạn lên ngựa thôi?

Và bốn người bạn phi nước đại trên con đường tới Bêtuyn.

Chú thích:(1) Ở đây, con thuyền đưa Milady về Pháp, lúc đầu tác giả gọi là Sloop, tiếng Anh là thuyền một buồm. Cuối

(2) Thống tướng Albe Luyn (chức này sau bị Richelieu xóa bỏ) sủng thần của Louis XIII, người chồng trước của nữ Công tước De Chevreuse mà trong truyện là người tình của Aramis, thường được gọi là cô em họ.

Nỗi lo sợ đầu tiên của Vua nước Anh, Charles đệ nhất, khi được tin cái chết ấy, là sợ cái tin vô cùng khủng khiếp ấy sẽ làm quân Rochelle mất hết lòng can đảm. Richelieu viết trong những hồi ký của mình là Vua Anh cố giấu họ càng lâu càng tất, cho đóng cửa toàn bộ các hải cảng của vương quốc Anh, canh phòng rất cẩn thận không cho tàu nào ra khỏi, cho đến khi đạo quân mà Buckingham đã chuẩn bị trước đó lên đường. Nhà Vua, thay vì Buckingham, sẽ đích thân đảm nhiệm giám sát việc khởi hành.

Nhà Vua còn đẩy lệnh này nghiệt ngã lên đến mức giữ lại ở Anh quốc sứ thần Đan Mạch đã cáo biệt vì hết nhiệm kỳ, và sứ thần đương nhiệm Hà Lan phải đưa trở về cảng Flétxinhgơ những chủ nhiệm tàu Ấn Độ mà Vua Charles đệ nhất trao trả.

Nhưng vì ông chỉ nghĩ tới việc ban ra lệnh ấy sau biến cố kia những năm tiếng đồng hồ nghĩa là vào khoảng hai giờ chiều, hai chiếc tàu đã ra khỏi cảng. Một chiếc mang theo Milady(1). Lúc đầu mụ còn nghi ngờ về biến cố, nhưng khi nhìn thấy cờ đen xõa trên cột buồm tàu đô đốc, mụ lại càng tin chắc hơn.

Còn con tàu thứ hai, nó chở ai đi và ra đi thế nào, sẽ nói sau.

Hơn nữa, trong thời gian đó, chẳng có gì mới ở trận tuyến Rochelle. Chỉ có nhà Vua là vẫn cứ phiền não như mọi khi, mà có lẽ có đôi chút phiền não hơn ở nơi trận truyến nên quyết định cải trang đi tham dự các lễ hội Thánh Louis và Thánh Germain và đã yêu cầu Giáo chủ chuẩn bị cho mình một đoàn hộ tống độ hai mươi ngự lâm quân thôi. Giáo chủ đôi khi cũng bị lây nỗi phiền muộn của nhà Vua, nên rất vui vẻ cho viên phụ tá của mình nghỉ phép để đi cùng nhà Vua, ông này hứa sẽ trở về ngày 15 tháng chín.

Ông De Treville được Giáo chủ báo trước, liền chuẩn bị hành lý và vì, không rõ tại sao ông lại biết được cái nguyện vọng tha thiết, thậm chí là nhu cầu khẩn yếu của các bạn trẻ của mình là được trở về Paris, nên không cần nói cũng biết ông chỉ định họ tham gia đoàn hộ tống.

Bốn chàng biết tin sau ông De Treville mười lăm phút, bởi họ là những người đầu tiên được ông thông báo, lúc này D’Artagnan mới thấy quý sự biệt đãi mà Giáo chủ đã ban cho chàng được chuyển sang ngự lâm quân, không có chuyện đó chàng đã buộc phải ở lại trận tuyến trong khi các bạn ra đi.

Không nói cũng rõ việc nóng ruột trở về Paris có nguyên nhân là mối nguy hiểm mà bà Bonacieux sẽ gặp phải khi chạm trán với Milady, kẻ tử thù của bà ở tu viện Bêtuyn. Vì vậy Aramis đã viết ngay thư cho Marie Mítsông, cô thợ may ở Tours vốn có những mối quen biết rất thần thế, để xin hoàng hậu cho phép bà Bonacieux được ra khỏi tu viện, rút lui về sống ở Lôren hoặc ở Bỉ. Chẳng phải đợi lâu tám chín ngày sau Aramis đã nhận được thư trả lời.

“Anh họ thân yêu của em.

Đây là giấy phép của chị em cho rút cô bé nữ tì của chúng ta ra khỏi tu viện Bêtuyn, mà anh thấy không khí ở đấy không hợp với cô bé. Chị em gừi cho anh giấy phép này mà trong lòng rất vui bởi chị ấy yêu cô bé lắm, và vẫn dành cho cô bé sự giúp đỡ sau này”.

Kèm theo thư là một giấy phép như sau:

“Bà nhất tu viện Bêtuyn sẽ trao tận tay người trao cho bà giấy này, nữ tu sĩ mới tới và đã vào tu viện của bà dưới sự ủy nhiệm và bảo trợ của ta.

Điện Louvre ngày 10 tháng 8 năm 1628

Anne”

Người ta thừa hiểu mối quan hệ họ hàng giữa Aramis và cô thợ may gọi Hoàng hậu bằng chị đã làm mấy người bạn trẻ hứng thú đến thế nào.

Nhưng Aramis, sau hai ba lần đỏ mặt đến tận lòng trắng con mắt trước những câu đùa tục tĩu của Porthos, đã yêu cầu các bạn mình đừng trở lại chủ đề ấy nữa và tuyên bố nếu còn nói với chàng dù chỉ một lời về chuyện này, chàng sẽ không sử dụng cô em họ mình làm trung gian cho những việc loại này nữa.

Vậy là không còn vấn đề Marie Mítsông giữa bốn chàng ngự lâm nữa, vả lại họ đã có được điều họ mong muốn, đó là lệnh rút bà Bonacieux ra khỏi tu viện những nữ tu sĩ Cácmel ở Bêtuyn.

Đúng là, cái lệnh đó sẽ chẳng giúp được họ bao nhiêu nếu họ vẫn còn ở trận tuyến La Rochelle, nghĩa là ở đầu kia nước pháp.

Vì vậy D’Artagnan đã toan xin ông De Treville cho nghỉ phép, bằng cách thổ lộ hết với ông tầm quan trọng của việc ra đi, thì cái tin nhà Vua sắp đi Paris với một đoàn hộ tống hai mươi ngự lâm quân và D’Artagnan cùng các bạn được tham gia đoàn, được chuyển tới mấy người.

Niềm vui thật lớn lao. Họ sai những người hầu đi trước cùng với hành lý và họ lên đường sáng hôm sau.

Giáo chủ ra tiễn Hoàng thượng từ Xuyếcgie đến Môzê và đến đó, nhà Vua và Giáo chủ từ biệt nhau rất thân tình.

Nhà Vua mặc dầu muốn càng đi nhanh càng tốt để ngày 23 về đến Paris, nhưng lại thích giải phiền, nên dọc đường thỉnh thoảng lại dừng lại săn chim ác là, một trò tiêu khiển trước đây chịu ảnh hưởng của Công tước Luynơ(2) mà nhà Vua vẫn luôn luôn ham thích. Trong số hai mươi ngự lâm quân, thì mười sáu người rất lấy làm vui thích mỗi khi dừng lại như thế, còn bốn người kia thì lại không tiếc lời nguyền rủa. Nhất là D’Artagnan, lúc nào cũng như có tiếng ong ong trong tai, điều đó được Porthos giải thích:

– Một vị đại phu nhân bảo tớ, thế là có ai đó đang mong cậu đấy!

Rốt cuộc, đoàn hộ tống cũng vào Paris đêm 23. Nhà vua cám ơn ông De Treville và cho phép ông được cho quân mình nghỉ bốn ngày phép với điều kiện không một ai trong số được đặc ân ấy lộ mặt ở nơi công cộng, nếu không sẽ phạt tội tống ngục Bastille.

Bốn người đầu tiên được nghỉ phép đương nhiên là bốn người bạn. Hơn nữa, Athos còn được ông De Treville cho sáu ngày thay vì bốn, lại còn thêm vào đấy hai đêm, họ được đi vào lúc năm giờ chiều 24, nhưng để làm vừa lòng họ, ông lại tính phép vào sáng ngày 25.

– Ơ hay, lạy Chúa? – D’Artagnan vốn chẳng bao giờ nghi ngờ điều gì nói – Tôi thấy hình như chúng ta đang làm rắc rối thêm cái điều hoàn toàn đơn giản. Chỉ cần hai ngày, phi ngựa chí tử, thay vài ba con (cần cóc gì, tôi có tiền mà) là tôi đã đến được Bêtuyn, tôi sẽ trao thư của Hoàng hậu cho bà nhất và tôi sẽ đưa kho báu thân yêu mà tôi vẫn đi tìm không phải về Lôren, cũng không về Bỉ, mà về Paris, ở đấy giấu tốt hơn, nhất là chừng nào Giáo chủ còn ở La Rochelle. Rồi, một khi đã từ chiến dịch trở về thì lúc đó, một phần được sự che chở của bà chị họ của nàng, một phần được đặc ân do những gì chúng ta đã làm cho Hoàng hậu, chúng ta sẽ được Hoàng hậu ban cho điều chúng ta mong muốn. Các vị cứ ở lại đây, làm gì phải đi đâu cho nó mệt người vô ích, chỉ cần tôi và Planchet là đã đủ cho một cuộc viễn chinh quá ư đơn giản đến thế.

Nghe vậy, Athos điềm tĩnh trả lời:

– Thì bọn mình, bọn mình cũng có tiền chứ. Bởi mình đã uống hết phần tiền bán kim cương đâu và Porthos, Aramis cũng đều chưa ăn hết. Chúng mình có thể cho toi đến bốn con mỗi người ấy chứ. Nhưng nghĩ kỹ đi D’Artagnan – Athos nói thêm bằng một giọng quá u uất khiến chàng trai nghe cũng phải rùng mình – hãy nghĩ rằng Bêtuyn là một thành phố, nơi Giáo chủ đã có cuộc hẹn với một người đàn bà đi đến đâu mang theo bất hạnh tới đó. D’Artagnan, nếu đây là công việc chỉ liên quan đến bốn người đàn ông chúng ta, thì tôi sẽ để cậu đi một mình. Nhưng cậu lại có chuyện với con mụ ấy, thì chúng ta phải đi cả bốn đến đó và cầu Chúa phù hộ, cùng với bốn người hầu của chúng ta, chúng ta sẽ đủ chơi.

– Athos, anh làm tôi phát hoảng đấy – D’Artagnan nói – Lạy Chúa, mà anh sợ cái gì mới được chứ?

– Sợ tất – Athos đáp.

D’Artagnan quan sát vẻ mặt các bạn, thấy đều như Athos cả đều mang dấu lo lắng sâu xa. Thế rồi họ tiếp tục lên đường, cho ngựa phóng hết cỡ, không nói thêm một lời.

Chiều ngày 25, khi đi vào Arát, và khi D’Artagnan vừa mới xuống ngựa ở quán Chiếc bừa vàng để uống một cốc vang, thì một kỵ sĩ cũng vừa từ sân một bưu trạm đi ra, có lẽ vừa thay ngựa, và cho con ngựa mới phi nước đại về phía Paris. Lúc hắn phi qua chiếc cổng lớn ra đường phố, gió tốc vạt áo choàng hắn khoác mặc dầu đang tháng tám, và định cuốn bay chiếc mũ, hắn đưa tay giữ lấy, lúc chiếc mũ vừa rời khỏi đầu, và kéo sụp xuống mắt.

D’Artagnan mắt vẫn chăm chăm nhìn con người ấy bỗng tái mặt, đánh rơi cả chiếc cốc.

– Ông sao vậy, ông chủ? – Lăngsê hỏi.

– Ôi, kìa, lại đây ngay, các ông, ông chủ tôi bị ốm rồi kìa!

Ba người bạn chạy ngay đến và thấy D’Artagnan chẳng những không sao, lại còn chạy đến chỗ ngựa mình. Họ giữ chàng lại ở ngưỡng cửa.

Athos quát:

– Hay nhỉ, cậu định đi quái quỷ đâu thế này?

– Chính hắn! – D’Artagnan mặt tái đi tức giận, lấm tấm mồ hôi trán kêu lên – Chính hắn? Cứ để tôi đuổi theo nó?

– Nhưng hắn là ai? – Athos hỏi.

– Hắn, cái người ấy?

– Cái người nào?

– Cái tên trời đánh, cái tên ác thần của tôi, mà bao giờ gặp nó tôi cũng có nguy cơ gặp tai họa, cái tên đi cùng con mụ khủng khiếp lần đầu tiên tôi gặp mụ ấy, cái tên tôi đang đuổi theo tìm nó thì đụng phải anh Athos ấy, cũng là cái tên tôi nhìn thấy đúng sáng hôm bà Bonacieux bị bắt cóc ấy. Tôi đã thấy hắn, đúng là hắn! Tôi nhận ra hắn khi gió tốc áo chàng của hắn lên.

– Quỷ sứ đấy! – Athos mơ màng nói.

– Lên yên, các vị, lên yên thôi. Ta đuổi theo hắn, và sẽ đuổi kịp hắn.

– Bạn thân mến – Aramis nói – Nên nhớ hắn đi về phía đối diện chúng ta đang đi, hắn lại có ngựa mới thay, còn ngựa của chúng ta thì đã mệt, do đó có phi đến quỵ ngựa cũng chẳng có cơ may đuổi kịp hắn. Thôi mặc xác tên đàn ông đó, chúng ta hãy cứu người phụ nữ đã.

– Ê, ông ơi! – Một gã coi ngựa vừa đuổi theo người lạ mặt vừa kêu lên – Ông ơi! Có mẩu giấy rơi ra từ mũ ông đây này? Ê, ông ơi!

– Anh bạn? – D’Artagnan nói – Đồng nửa pítxtôn cho mẩu giấy ấy đây?

– Rất vui lòng, thưa ông, nó đây!

Gã coi ngựa rất vui gặp một ngày may mắn, trở lại sân lữ điếm. D’Artagnan mở mẩu giấy ra.

– Thế nào? – Các bạn vừa quây lại vừa hỏi.

– Mỗi một chữ! – D’Artagnan nói.

– Phải, Aramis nói – nhưng cái tên đó là tên một thị trấn hay tên làng đấy.

– Armandchie – Porthos đọc – Armandchie, tôi không biết cái tên ấy?

– Nhưng tên thị trấn hay tên làng cũng là do tay con mụ đó viết. – Athos kêu lên.

D’Artagnan nói:

– Thôi được rồi, chúng ta cứ giữ cẩn thận mẩu giấy đó. Có lẽ tôi sẽ chẳng mất toi đồng nửa pítxtôn cuối cùng của tôi đâu. Lên ngựa, các bạn lên ngựa thôi?

Và bốn người bạn phi nước đại trên con đường tới Bêtuyn.

Chú thích:(1) Ở đây, con thuyền đưa Milady về Pháp, lúc đầu tác giả gọi là Sloop, tiếng Anh là thuyền một buồm. Cuối

(2) Thống tướng Albe Luyn (chức này sau bị Richelieu xóa bỏ) sủng thần của Louis XIII, người chồng trước của nữ Công tước De Chevreuse mà trong truyện là người tình của Aramis, thường được gọi là cô em họ.

Chọn tập
Bình luận
× sticky