Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Ba Người Lính Ngự Lâm

Chương 25 : Porthos.

Tác giả: Alexander Dumas
Chọn tập

Đáng lẽ về thẳng nhà D’ Artagnan lại xuống ngựa trước cửa nhà ông De Treville, leo vội lên cầu thang, lần này, chàng quyết định kể cho ông nghe tất cả những gì vừa diễn ra. Chắc chắn, ông sẽ cho chàng những lời khuyên tốt trong toàn bộ vụ này.

Rồi, vì ông De Treville hầu như gặp Hoàng hậu hàng ngày, biết đâu ông lại chẳng thể moi được ở Hoàng hậu tin tức nào đấy về người đàn bà tội nghiệp mà nữ chúa của nàng hẳn phải đền đáp lòng tận tụy của nàng với mình.

Ông De Treville lắng nghe câu chuyện chàng trai kể với mức độ nghiêm trọng chứng tỏ ông nhìn thấy một cái gì khác với chuyện dan díu yêu đương, trong toàn bộ cuộc phiêu lưu này.

Rồi khi, D’ Artagnan đã kể xong, ông nói:

– Hừm, tất cả chuyện này, cách xa một dặm cũng đã ngửi thấy mùi của Giáo chủ.

– Nhưng phải làm gì? – D’ Artagnan hỏi.

– Không làm gì hết, tuyệt đối không, lúc này, chỉ có rời khỏi Paris như ta đã bảo anh đó, càng sớm càng tốt. Ta sẽ gặp Hoàng hậu, ta sẽ kể lại mọi tình tiết về sự biến mất của người phụ nữ tội nghiêp, chắc bà còn chưa biết gì, những tình tiết ấy sẽ dẫn dắt bà phải làm gì về phía bà, và khi anh trở về, có thể ta sẽ có một tin tốt lành nào đó để nói với anh. Cứ yên tâm ở ta.

D’ Artagnan biết rằng, dù là dân Gátxcông, ông De Treville không có thói quen hứa hẹn và khi tình cờ ông đã hứa, thì ông còn giữ lời hứa hơn đã ngỏ. Chàng liền chào ông, đầy lòng biết ơn cả trong quá khứ lẫn với tương lai, và ông đại úy đáng kính về phần mình cũng cảm thấy một mối thiện cảm mãnh liệt đối với chàng trai đến là can trường và kiên định, và trìu mến bắt tay chúc chàng lên đường may mắn.

D’ Artagnan quyết định thực hiện ngay lúc này những lời khuyên của ông De Treville, rẽ về đường Phu đào huyệt, lo việc gói ghém quần áo. Về tới gần nhà, chàng nhận ra lão Bonacieux trong quần áo buổi sáng, đang đứng ở ngưỡng cửa. Tất cả những gì mà gã Planchet cẩn tắc đã nói với chàng đêm trước về tính tình nham hiểm của lão chủ nhà lúc này lại hiện ra trong đầu. D’ Artagnan đang nhìn lão chăm chú hơn bao giờ hết. Thật quả, ngoài cái màu nhợt nhạt vàng nhờ bệnh hoạn chỉ rõ mật thấm tràn trong máu, mà cũng có thể chỉ là ngẫu nhiên, D’ Artagnan còn nhận ra một cái gì đó tráo trở nham hiển nơi những nếp nhăn trên mặt lão. Một tên bịp bợm không cười giống như một người thật thà, một kẻ đạo đức giả không khóc bằng những giọt nước mắt của người trung thực. Mọi giả tạo đều là một cái mặt nạ, và cho dù cái mặt nạ có làm khéo đến đâu, chỉ cần hơi chú ý, người ta vẫn phân biệt được với mặt thật.

Với D’ Artagnan, hình như lão có đeo một cái mặt nạ thật và lại là cái mặt nạ khó coi nhất. Do đó, không thoát ra khỏi sự ghê tởm đối với con người đó, chàng đang định đi qua trước mặt mà không nói gì, thì giống như đêm trước, lão Bonacieux gọi chàng:

– Ê này, chàng trai trẻ – lão nói với chàng – Hình như đêm qua chúng ta ngủ mòng mắt? Bẩy giờ sáng rồi, khỉ thật! Tôi thấy hình như ông hơi đảo lộn những thói quen cũ, ông trở về nhà vào lúc người khác ra đi.

– Ngài Bonacieux ạ, người ta sẽ không thể trách ngài như vậy – chàng trai nói – vì ngài là mẫu mực cho những con người nền nếp mà. Đúng là khi người ta có một cô vợ trẻ đẹp, người ta cần gì phải tìm hạnh phúc ở đâu. Chính hạnh phúc tự khắc nó tìm đến mình có phải không ngài Bonacieux?

Bonacieux tái người đi như một xác chết, nhăn nhó cười:

– Chà, chà! Ông là một tay vui tính đấy. Nhưng đêm vừa rồi ông chạy nhông đi đâu thế, hở chú mình? Hình như đi ngang về tắt là không hay đâu đấy.

D’ Artagnan cúi xuống nhìn đôi ủng đầy bùn của mình, nhưng đồng thời cũng nhìn luôn giầy tất lão hàng xén. Có thể nói chúng cùng chung một giuộc, của chàng và của lão đều vấy bẩn cùng một thứ bùn.

Thế là đột nhiên một ý nghĩ đi xuyên qua đầu chàng. Cái lão tóc hoa râm lùn tịt, to bè, một loại người hầu, mặc sẫm màu, bị bọn đeo gươm đi hộ tống đối xử miệt thị đích thực là Bonacieux chứ còn ai nữa. Tên chồng đã chủ mưu việc bắt cóc vợ mình.

D’ Artagnan tự nhiên thèm muốn khủng khiếp nhảy chồm lên cổ họng lão hàng xén bóp hắn chết ngay, nhưng, như đã nói, chàng là một chàng trai rất thận trọng nên kìm giữ được. Tuy nhiên sự đảo lộn diễn ra trên mặt chàng vẫn cứ lồ lộ khiến Bonacieux hoảng và định thử lùi lại, nhưng lão lại ở ngay trước cửa mà cánh cửa lại đóng, khiến lão buộc phải đứng nguyên tại chỗ.

– Ra thế đấy. Nhưng con người tử tế ạ, ông lại đùa rồi – D’ Artagnan nói – Tôi thấy hình như nếu đôi ủng của tôi cần phải lau chùi thì giầy, tất của ông cũng đòi bàn chải giúp đấy. Về phần mình, chắc ngài cũng lang thang phải không ngài Bonacieux? Chà, Mẹ kiếp! Như thế thì không thể nào tha thứ cho một người ở vào lứa tuổi ông, thêm nữa lại có một người vợ trẻ đẹp như vợ ông.

– Ôi, lạy Chúa, không phải thế – Bonacieux nói – mà hôm qua tôi đã ở Thánh Măngđê để nắm được tin tức về một con ở, không có nó tuyệt đối không được, và vì đường sá quá tồi, nên tôi đã tha cả đám bùn này về mà chưa có thì giờ làm sạch.

Địa điểm mà Bonacieux chỉ ra là lão đã đi đến đấy, lại là bằng chứng mới làm cho những nghi ngờ của D’ Artagnan thêm vững vàng. Bonacieux nói đến Thánh Măngđê, bởi vì Thánh Măngđê ngược lại hoàn toàn phía Saint-Clu.

Khả năng xảy ra như thế làm chàng vơi dịu đi một phần. Nếu Bonacieux biết vợ mình hiện đang ở đâu vẫn có thể dùng những biện pháp cực đoan cậy răng lão hàng xén để tìm ra bí mật. Chỉ còn việc biến khả năng đó thành tất yếu.

– Xin lỗi, ông Bonacieux thân mến, nếu tôi xử sự với ông hơi khiếm nhã – D’ Artagnan nói – nhưng không gì khát bằng đêm không được ngủ, tôi đang khát phát điên đây, vậy cho phép tôi vào uống cốc nước trong nhà ông nhé, ông cũng rõ, giữa hàng xóm với nhau, việc đó cũng tự nhiên thôi.

Và chẳng đợi chủ nhà cho phép, D’ Artagnan cứ vào và liếc mắt nhanh nhìn cái giường, cái giường vẫn phẳng phiu.

Bonacieux không nằm ngủ, vậy là lão chỉ vừa mới về nhà được một hai giờ thôi. Lão đã bám theo vợ lão đến tận nơi người ta dẫn vợ lão đến, hoặc ít nhất cũng đến trạm đầu tiên.

D’ Artagnan vừa uống cạn cốc nước vừa nói:

– Cám ơn ngài Bonacieux nhé. Tôi chỉ cần ở ông có thế thôi. Bây giờ tôi về nhà tôi đây. Tôi sẽ bảo Planchet đánh ủng cho tôi, khi nào nó làm xong, nếu ông muốn, tôi sẽ sai nó sang đánh giầy cho ông.

Và chàng rời nhà tay hàng xén còn đang hết sức ngỡ ngàng về sự chia tay kỳ lạ đó và tự hỏi có phải đã đâm đầu vào bẫy của chính mình không.

Lên đến trên thang gác, chàng thấy Planchet đang hốt hoảng. Thoạt trông thấy chủ mình, gã đã kêu lên:

– Ôi, ông chủ, lại có chuyện rồi, mà tôi thấy ông về muộn quá đấy?

– Có chuyện gì vậy – D’ Artagnan hỏi.

– Ồ, tôi cho ông chủ đoán một trăm, không, cho hẳn một nghìn lần đấy xem tôi đã thay ông khi vắng mặt tiếp ai đến thăm nào?

– Khi nào?

Nửa giờ trước đây, khi ông còn ở nhà ông De Treville ấy.

– Vậy là ai đến, thôi nói đi nào.

– Ông De Cavoa.

– Ông De Cavoa ư?

– Đích thân ông ấy.

– Ông đại úy cận vệ của Đức ông?

– Chính ông ấy.

– Đến bắt ta?

– Tôi nghĩ vậy, thưa ông, mặc dầu vẻ mềm mỏng của ông ta.

– Mi bảo lão ta mềm mỏng?

– Nghĩa là như mật ong luôn, thưa ông.

– Đúng thế chứ?

– Ông ta nói mình đến là do Đức Giáo chủ phái đến, có nhã ý mời ông theo ông ta đến Hoàng cung.

– Thế mi trả lời thế nào?

– Là việc ấy không thể được, vì ông có ở nhà đâu, ông ta có thể thấy đấy.

– Thế lão ta bảo sao?

– Rằng, nội nhật hôm nay, ông đừng quên đến nhà ông ấy, rồi còn ghé tai nói thêm: “Bảo với chủ anh là Đức ông hoàn toàn biệt đãi chủ anh, tương lai tốt đẹp của chủ anh có lẽ phụ thuộc vào cuộc tiếp kiến này”.

– Cái bẫy của Giáo chủ hơi vụng về. – Chàng mỉm cười nói.

– Thì tôi cũng thấy đó là cái bẫy chứ, và tôi trả lời khi ông trở về chắc ông sẽ tiếc lắm. “Thế ông ấy đi đâu?” ông De Cavoa hỏi tôi. Tôi trả lời: “Đi Troa vùng Sămpanhơ”, “Ông ấy đi bao giờ? ” “Tối hôm qua”.

– Planchet, anh bạn của ta – D’ Artagnan ngắt lời – mi thực sự là của quý của ta đấy.

– Ông biết không, tôi nghĩ nếu ông muốn gặp ông De Cavoa ông cứ việc bảo rằng ông chẳng đi đâu cả, rằng tôi nói dối đấy thôi, vẫn còn kịp chán, vì tôi không phải là nhà quý tộc, tôi có thể nói dối mà.

– Yên tâm đi, Planchet, mi sẽ giữ được danh tiếng một con người chính trực. Mười lăm phút nữa chúng ta sẽ đi.

– Tôi cũng đang định khuyên ông chủ như vậy. Nhưng ta đi đâu tôi không quá tò mò đấy chứ?

– Mẹ kiếp! Cứ đi ngược lại phía mi nói ta đã đi ấy. Vả lại, chắc mi không kém sốt ruột biết tin về Mousqueton, Grimaud và Bazin như ta muốn biết xem Athos, Porthos và Aramis ra sao chứ?

– Muốn quá chứ – Planchet nói. – Ông muốn lúc nào là tôi đi ngay. Không khí ở tỉnh nhỏ tôi tin là tốt hơn cho chúng ta ở Paris. Vậy nên…

– Vậy thì, gói ghém áo quần đi, Planchet và ta đi. Ta sẽ đi trước, hai tay đút túi, để đừng ai nghi ngờ. Mi sẽ đuổi kịp ta ở dinh trại cận vệ. À, Planchet này, ta tin mi nói đúng về lão chủ nhà đấy, chắc hẳn lão là một tên vô lại kinh tởm rồi.

– Ồ, xin ông chủ cứ tin tôi, khi tôi nói với ông điều gì, tôi là thầy tướng đấy.

D’ Artagnan xuống trước như đã thỏa thuận, và để khỏi phải băn khoăn điều gì, chàng rẽ tới nhà ba bạn mình lần cuối nhưng cũng chẳng nhận được tin gì. Chỉ có mỗi một bức thư thơm nức và chữ viết rất nhỏ và bay bướm gửi cho Aramis. D’ Artagnan nhận chuyển thư bộ. Mười phút sau, Planchet đuổi kịp chàng ở chuồng ngựa dinh trại cận vệ. Để khỏi mất thì giờ, D’ Artagnan tự đóng lấy yên cương.

– Tốt lắm – chàng bảo Planchet, khi gã đã buộc gói quần áo vào túi hành trang – Bây giờ đóng yên cương cho ba con ngựa rồi ta đi.

– Ông tin mỗi người hai ngựa, ta sẽ đi nhanh hơn ư? – Planchet hỏi, sẽ tinh quái.

– Không, thưa ông đùa tồi – D’ Artagnan trả lời – nhưng với bốn con ngựa, chúng ta có thể đem ba ông bạn của ta về, nếu ta tìm thấy họ còn sống.

– Nếu như thế sẽ là quá may đấy – Planchet trả lời – nhưng rất cuộc không nên thất vọng ở sự nhân từ của Thượng đế.

– Amen! – D’ Artagnan nói và phốc lên ngựa.

Và cả hai ra khỏi dinh trại cận vệ, đến đầu phố, tách nhau ra, người đi trước, qua trạm Vi-lét, và người kia qua trạm Mông Mac ra khỏi Paris rồi ra ngoài gặp lại nhau ở Saint-Denis, một phương sách chiến lược được thực hiện cùng độ chính xác, đáng được khen thưởng vì kết quả tốt đẹp. D’ Artagnan và Planchet cùng vào Piefit một lúc.

Phải nói Planchet ban ngày can đảm hơn ban đêm. Tuy nhiên tính thận trọng tự nhiên chẳng rời gã một phút. Gã không quên bất kỳ sự cố nào trong cuộc du hành lần trước, và luôn coi tất cả những ai gã chạm trán ở trên đường là kẻ thù. Việc đó dẫn đến gã không rời chiếc mũ trong tay khiến cho D’ Artagnan sợ do sự lễ phép thái quá của người hầu, người ta coi mình là người tầm thường, nên đã quở trách Planchet thậm tệ.

Tuy nhiên, quả thật hoặc những người qua đường cảm động vì sự nhã nhặn của Planchet, hoặc lần này chẳng có ai rình rập trên đường, hai người tới Săngtily không gặp bất trắc gì và xuống ngựa ở lữ quán Saint-Martin lớn, vẫn cái lữ quán họ đã dừng chân chuyến đi trước.

Chủ quán thấy một chàng trai, theo sau có một tên hầu tay dắt hai ngựa, liền trịnh trọng tiến ra ngưỡng cửa. Mà vì đã đi được mười một dặm, nên D’ Artagnan cho là nên nghỉ, dù Porthos có còn trong quán hay không còn đấy nữa. Rồi có thể sẽ là thiếu thận trọng nếu chưa chi đã hỏi xem chàng ngự lâm kia ra sao, nghĩ vậy, D’ Artagnan xuống ngựa, giao ngựa cho người hầu rồi vào một phòng dành cho những ai muốn ngồi riêng, gọi một chai vang loại thượng hạng và một bữa điểm tâm càng ngon càng tốt, làm tăng thêm thiện cảm của chủ quán vốn là đã có từ lúc mới gặp lữ khách.

Vì thế, D’ Artagnan được phục vụ nhanh chóng lạ kỳ.

Binh đoàn cận vệ tuyển mộ trong số đệ nhất quý tộc của vương quốc, và D’ Artagnan với một người hầu theo sau, lại đi du hành với bốn người ngựa đẹp, mặc dầu bộ đồng phục giản dị vẫn không khỏi khiến người ta trọng nể. Chủ quán muốn đích thân phục vụ. Thấy thế D’ Artagnan bảo mang ra hai chiếc cốc và gợi chuyện.

– Thật tình, ông chủ thân mến ạ – D’ Artagnan rót đầy hai cốc và nói – tôi đã gọi loại vang hảo hạng của ông, và nếu ông lừa tôi, ông sẽ bị trừng phạt ở chỗ ông mắc tội, vì tôi ghét uống một mình, ông sẽ uống cùng tôi. Ông hãy nâng cốc và ta cùng uống. Ta uống chúc cái gì nhỉ, ở cái gì không phật lòng ai được nhỉ? À ta uống cho sự thịnh vượng của lữ quán ông.

– Quý ông làm cho tôi vinh dự quá – chủ quán nói – tôi xin thành thực cảm ơn lời chúc của ông.

– Nhưng xin ông đừng nhầm đấy – D’ Artagnan nói – trong lời chúc của tôi, nó nhuốm màu ích kỷ nhiều hơn là ông nghĩ đấy.

– Có những quán làm ăn thịnh vượng, khách hàng được tiếp đón chu đáo, trong những lữ quán đang sa sút, tất cả đều rối tinh lên, và khách trọ thành nạn nhân của sự lúng túng của người chủ. Mà tôi lại đi du hành nhiều, nhất là trên con đường này, tôi muốn thấy tất cả các ông chủ quán đều làm ăn phát đạt.

– Quả thật – chủ quán nói – hình như đây không phải lần đầu tiên tôi có vinh dự được gặp ngài.

– Ồ, tôi qua Săngtily có lẽ tới chục lần rồi ấy chứ và trong số chục lần ấy, ít ra tôi cũng dừng lại ở quán ông ba bốn lần. Ông nhớ chứ, tôi vừa ở quán này cách đây mười hai ngày gì đó. Tôi dẫn đường cho mấy người bạn tôi, mấy ông ngự lâm quân, rồi một ông cậy mình là ngự lâm quân cãi lộn với một người lạ, người này chẳng biết kiếm cớ gì gây sự với ông ấy.

– À, thôi đúng rồi! – Chủ quán nói – Tôi nhớ hết chuyện đó.

– Có phải là ông Porthos quý ngài muốn nói với tôi không?

– Đúng, đấy là tên người bạn đồng hành của tôi. Lạy Chúa, ông chủ thân mến, nói cho tôi biết nào, bạn tôi có gặp chuyện không may gì không?

– Nhưng quý ngài chắc đã rõ ông ấy không thể tiếp tục lên đường.

– Quả vậy, ông ấy có hứa đuổi kịp chúng tôi, nhưng chúng tôi không gặp lại.

– Ông ấy đã cho chúng tôi cái vinh dự là ở lại đây.

– Sao? Ông ấy đã cho ông vinh dự ở lại đây?

– Vâng, thưa ông, trong lữ quán này. Chúng tôi còn rất lo ngại nữa.

– Về chuyện gì?

– Về các khoản chi dùng của ông ấy.

– Nhưng ông ấy dùng gì thì ông ấy sẽ trả chứ.

– Ôi, thưa ông, ông đúng là bôi cao xoa vào máu tôi rồi! Chúng tôi đã ứng trước những khoản lớn, và sáng nay nữa, nhà phẫu thuật tuyên bố với chúng tôi, nếu ông Porthos không trả tiền ông ấy, chính tôi phải chịu phạt, bởi vì chính tôi cho người đi tìm ông ấy.

– Nhưng Porthos bị thương ư?

– Thưa ông, tôi không thể nói ra với ông.

– Sao, ông không thể nói với tôi? Ông chắc phải biết rõ hơn ai hết chứ.

– Vâng, nhưng trong tình trạng hiện thời của chúng tôi, chúng tôi không nói tất cả những gì mình biết được thưa ông, nhất là khi người ta đã báo trước tai của chúng tôi đảm bảo cho lưỡi của chúng tôi.

– Vậy tôi có thể gặp Porthos không?

– Được chứ, thưa ông. Ông hãy theo cầu thang lên tầng một gõ cửa phòng số 1. Có điều ông phải báo trước là chính ông.

– Sao, tôi báo trước là chính tôi?

– Vâng, bởi ông có thể gặp chuyện rủi.

– Chuyện rủi nào xảy đến với tôi?

– Ông Porthos có thể tưởng lầm ông là người nhà này, và trong lúc tức giận, có thể đâm cho ông một mũi gươm xuyên qua người hoặc bắn vỡ sọ ông.

– Thế ông đã làm gì ông ấy?

– Chúng tôi chỉ đòi tiền ông ấy thôi.

– Ôi đồ quỷ! Tôi hiểu chuyện rồi. Đòi tiền trong khi không còn nữa thì Porthos luôn bậy bả rồi. Nhưng tôi biết chắc là ông ấy còn nhiều tiền kia mà.

– Thì tôi cũng nghĩ như thế, thưa ông. Nhà hàng chúng tôi vốn rất quy củ, tính toán hàng tuần, được khoảng tám ngày chúng tôi đưa ông ấy hóa đơn, nhưng hình như chúng tôi đưa không đúng lúc, vừa mới nói được câu đầu về chuyện thanh toán, ông ấy đã chửi vang lên, đúng là đêm trước ông ấy đánh bạc thật.

– Thế nào, đánh bạc đêm trước. Với ai?

– Ôi, Chúa ơi, ai biết được? Với một quý ông đi qua, và ông Porthos ngỏ ý chơi bạc với ông kia.

– Thế là kẻ khốn khổ nhẵn túi?

– Luôn cả con ngựa nữa thưa ông, vì khi người lạ mặt sắp ra đi, tôi thấy người hầu của ông ta đóng yên vào con ngựa của ông Porthos. Lúc đó chúng tôi cũng đưa ra nhận xét với người khách lạ, nhưng người này trả lời chúng tôi đừng dây vào chuyện không liên quan đến mình, và con ngựa đó là của ông ta. Chúng tôi cũng đã báo ngay cho ông Porthos điều gì vừa xảy ra, nhưng ông ấy bảo chúng tôi là đồ xấc láo mới đi nghi ngờ lời nói của một nhà quý tộc và rằng một khi ông ta đã nói con ngựa ấy là của ông ta, ắt nó là của ông ta.

– Tôi thừa biết điều đó rồi! – D’ Artagnan lẩm nhẩm.

Ông chủ quán tiếp tục:

– Thế là tôi cho người đến nói với ông ấy rằng vì hình như chúng tôi không thể đi đến một thỏa thuận nào về việc thanh toán, tôi hy vọng ít nhất ông cũng tỏ ra biết điều, bạn cho đồng nghiệp của tôi ở lữ quán Chim Phượng hoàng cái ân huệ đón ông sang bên đó. Nhưng ông Porthos đáp lại rằng, vì quán của tôi tốt nhất, ông muốn lưu lại đây. Câu trả lời quá tâng bốc ấy khiến tôi không dám vật nài ông đi nữa. Tôi chỉ dám giới hạn xin ông trả lại căn phòng là phòng đẹp nhất lữ quán, vui lòng lên căn phòng xinh xắn ở tầng ba. Nhưng ông Porthos nói lúc nào ông cũng ngóng đợi người tình của ông là một trong những phu nhân quyền quý nhất triều đình, tôi đành phải hiểu rằng căn phòng mà ông đem lại cho tôi vinh dự là đã cư trú ở đấy chắc còn tồi tàn hơn nhiều đối với một nhân vật như thế. Tuy nhiên, dù nhận ra điều ông nói là hoàn toàn có thật tôi vẫn cứ vật nài ông, nhưng rồi chẳng thèm bàn cãi gì với tôi ông vớ luôn khẩu súng ngắn đặt lên bàn ngủ và tuyên bố chỉ cần nói ướm một câu về việc chuyển phòng dù sang phòng khác hay quán khác, ông sẽ bắn vỡ sọ kẻ nào dại dột đi xen vào chuyện chỉ liên quan đến ông, vì thế, từ lúc đó, không ai dám vào phòng ông, nếu không phải tên đầy tớ của ông.

– Vậy Mousqueton cũng ở đây?

– Vâng thưa ông, hắn đi đâu đó năm ngày rồi trở về mặt mũi cau có. Hình như trong chuyến đi hắn cũng gặp những chuyện bực bội. Khốn thay, hắn nhanh nhẹn tháo vát hơn chủ hắn cho nên cái gì cần cho chủ là hắn lục tung lên bằng được, vì nghĩ nếu hỏi có thể lại bị từ chối, hắn cứ lấy phứa mà chẳng hỏi ai.

– Thật ra – D’ Artagnan trả lời – tôi luôn nhận thấy ở Mousqueton một lòng tận tụy và trí thông minh rất cao.

– Có thể đúng đấy, thưa ông, nhưng giả thử mà mỗi năm hắn đến tìm tôi bốn lần thì sau khi tiếp xúc với trí thông minh và lòng tận tâm ấy, chắc chắn tôi sẽ khuynh gia bại sản.

– Không, Porthos sẽ trả ông.

– Hừm! – Chủ quán tỏ vẻ nghi ngờ.

– Porthos là người được một vị đại phu nhân yêu quý, bà ta sẽ không để ông ấy trong tình trạng lúng túng và khốn khó đang mắc với ông đâu.

– Nếu như tôi dám nói ra điều tôi tin trong chuyện này…

– Ông tin thế nào?

– Còn hơn là tin, mà là biết.

– Điều mà ông biết?

– Mà còn biết chắc chắn nữa.

– Nhưng ông biết chắc chắn điều gì?

– Tôi nói là tôi biết cái bà đại phu nhân ấy.

– Ông?

– Vâng, tôi.

– Thế làm thế nào ông biết được?

– Ồ, thưa ông, liệu tôi có thể tin được tính kín đáo của ông không?

– Ông nói đi, xin thề danh dự của người quý tộc, ông sẽ không phải hối tiếc về sự tin cậy của ông đâu.

– Đó, ông xem, sự lo lắng cũng làm được khối việc đấy chứ.

– Ông đã làm được những việc gì?

– Ồ, chẳng có gì ngoài việc một chủ nợ có quyền làm.

– Rốt cuộc là cái gì?

– Ông Porthos trao cho chúng tôi một bức thư cho bà nữ Công tước đó, và dặn chúng tôi bỏ vào hòm thư. Gã đầy tớ của ông ấy chưa về. Vì ông ấy không thể rời khỏi phòng mình, ông ấy phải nhờ chúng tôi.

– Rồi sao?

– Đáng lẽ bỏ thư vào hòm thư, việc ấy không bao giờ chắc chắn cả, nhân một tên hầu bàn của tôi có việc phải đi Paris, tôi ra lệnh cho nó mang thẳng bức thư đến tận tay bà Công tước.

– Như thế là làm tròn ý định của ông Porthos đã hết sức tin cậy trao cho chúng tôi bức thư, có phải không?

– Gần như thế.

– Thế ông có biết cái bà đại phu nhân ấy là thế nào không?

– Không, tôi có được nghe Porthos nhắc đến, có thế thôi.

– Ông có biết cái bà tự nhận là nữ Công tước ấy là người thế nào không?

– Tôi xin nhắc lại, tôi không quen biết bà ta.

Đó là bà biện lý(1) già ở Satơlê, tên là bà Coquenard, bà ta ít nhất cũng năm mươi tuổi và vẫn có vẻ còn ghen tuông ghê lắm.

– Tôi thấy điều đó khá lạ lùng, một nữ Quận chúa mà lại cư trú ở phố Lũ gấu.

– Làm sao ông biết chuyện đó?

Bởi vì bà ta nổi cơn tam bành khi nhận bức thư, và nói rằng ông Porthos là một kẻ thay lòng đổi dạ, rằng lại vì một con mụ nào nữa mà xơi nhát gươm kia.

Nhưng ông ấy bị xơi một nhát gươm thật à?

– Ôi, lạy Chúa! Tôi vừa nói gì đấy nhỉ?

– Ông nói là Porthos bị xơi một nhát gươm.

– Vâng, nhưng ông ấy cấm ngặt tôi không được nói.

– Tại sao vậy?

– Sao ư? Thưa ông, tại vì ông ấy đã huênh hoang sẽ đâm xiên qua cái người lạ mặt mà ông để mặc cho tranh cãi nhau ấy, và rồi chính cái người lạ mặt kia, trái lại, đã cho ông Porthos lăn kềnh ra đất, bất chấp mọi thói anh hùng rơm(2) của ông ấy. Mà vì ông Porthos là một người quá tự phụ, nên trừ đối với bà nữ Công tước mà ông tưởng làm bà ta thích thú bằng việc kể những chuyện phiêu lưu của mình, ông không muốn thú nhận với bất kỳ ai rằng ông đã xơi một nhát gươm.

– Như thế, tức là một nhát gươm khiến ông ta nằm liệt giường?

– Và một nhát gươm bậc thầy, tôi xin cam đoan với ông như vậy. Chắc linh hồn bạn ông phải đóng chốt trong thể xác ông ấy.

– Ông có mặt ở đây à?

– Thưa ông, tôi đi theo họ là do hiếu kỳ, thành thử tôi được nhìn thấy trận đấu, còn các đấu sĩ lại không nhìn thấy tôi.

– Thế trận đấu diễn ra thế nào?

– Ồ! Không lâu đâu, tôi đảm bảo như thế. Họ đều giữ thế thủ, người lạ mặt làm một đòn nhử, rồi doãi chân, tất cả quá nhanh đến nỗi ông Porthos mới định đỡ thì gần một gang tay sắt đã găm vào ngực ông rồi. Ông ngã ngửa ra đằng sau. Người lạ mặt gí ngay mũi gươm vào họng ông. Ông Porthos thấy mạng mình đã trong tay địch thủ, liền xin thua. Người lạ hỏi tên ông và khi biết tên ông là Porthos chứ không phải D’ Artagnan, liền đỡ ông ấy dậy dìu về lữ quán, rồi lên ngựa và biến mất.

– Như thế tức là D’ Artagnan mới là người hắn ta thù hận?

– Hình như thế.

– Và ông có biết hắn ta thế nào rồi không?

– Không, cho đến khi ấy, tôi chưa bao giờ thấy ông ta, và từ bấy, tôi chưa hề gặp lại.

– Tốt lắm, tôi đã biết được điều tôi muốn biết. Ông bảo hiện thời ông Porthos đang ở phòng số 1 tầng một?

– Vâng, phòng đẹp nhất quán trọ, đáng lẽ tôi đã cho thuê chục lần rồi ấy chứ.

– Thôi được, ông cứ yên tâm – D’ Artagnan vừa cười vừa nói – Porthos sẽ trả ông bằng tiền của nữ Công tước Coquenard.

– Ôi thưa ông, bà biện lý hay bà công tước cũng được, miễn là bà ta nới dải buộc túi tiền. Nhưng bà ấy đã trả lời dứt khoát là bà ấy chán những đòi hỏi và sự không chung thủy của ông Porthos lắm rồi, và sẽ không gửi cho ông ta một xu nào nữa.

– Và ông nói lại với vị khách trọ của mình chứ?

– Chúng tôi phải giữ chứ, nếu không ông ấy sẽ biết chúng tôi chuyển thư bằng cách nào.

– Và ông ấy cứ thoải mái đợi tiền?

– Ồ, lạy Chúa, vâng! Mới hôm qua, ông ta lại viết, nhưng lần này là tên đầy tớ bỏ vào thùng thư.

– Và ông nói bà biện lý già và xấu ư!

– Ít nhất năm mươi tuổi, và chẳng đẹp chút nào, theo như Patô nói.

– Nếu thế, thì ông yên tâm đi, bà ta chả thoát khỏi mềm lòng, vả lại, Porthos không thể nợ ông nhiều lắm.

– Sao, không nhiều lắm ư? Hai chục đồng vàng rồi đấy, chưa tính tiền thuốc. Ôi, ông ấy chẳng chịu từ bỏ thứ gì, quen sống thoải mái rồi mà.

– Không sao đâu! Nếu tình nhân của ông ta bỏ rơi ông ta, ông ta sẽ tìm, được các bạn bè, tôi đảm bảo như vậy. Như thế, ông chủ quán thân mến ạ, đừng lo ngại gì cả, ông cứ tiếp tục cung ứng cho ông ấy tất cả những gì đang cần thiết đi.

– Ông đã hứa với tôi là không nói gì về bà biện lý và không nói ra một câu nào về vết thương rồi đấy nhé.

– Đã thỏa thuận thế rồi, tôi đã hứa mà.

– Ông phải biết, ông ấy sẽ giết tôi đấy!

– Ông đừng sợ, ông ấy không đến nỗi hung dữ như bộ dạng ông ấy đâu.

Vừa nói, D’ Artagnan vừa leo lên cầu thang, để lại ông chủ quán đã hơi yên tâm về hai điều ông ta hình như hết sức quan tâm: món nợ và mạng sống của ông ta.

Phía trên cầu thang, chiếc cửa dễ nhận ra nhất ở hành lang, trên cửa kẻ chữ số 1 khổng lồ bằng sơn đen, D’ Artagnan gõ một tiếng, bên trong có tiếng mời cứ vào, và chàng bước vào.

Porthos đang nằm và đang chơi bài với Mousqueton để luyện tay chơi, trong khi đó một xiên gà gô đang quay trên lửa và ở mỗi góc của một lò sưởi lớn, là hai cái chảo trên hai bếp lò đang sôi sùng sục tỏa ra thơm lừng mùi thỏ nấu sốt vang và cá om. Ngoài ra, trên bàn và trên mặt đá hoa chiếc tủ ngăn kéo, đầy vỏ chai.

Nhìn thấy bạn, Porthos reo lên mừng rỡ và Mousqueton kính cẩn đứng lên nhường chỗ cho chàng, lui ra kiểm tra hai cái chảo.

– Ôi, Mẹ kiếp! Là cậu ư – Porthos nói với D’ Artagnan – Rất mừng là cậu đã đến, nhưng xin lỗi nếu như mình không ra đón cậu được. Nhưng Porthos vừa nhìn D’ Artagnan vừa nói tiếp – cậu biết chuyện gì xảy với mình chứ?

– Không.

– Chủ quán không nói gì với cậu à?

– Tôi hỏi thăm anh rồi lên thẳng đây thôi.

Porthos thở phào nhẹ nhõm. D’ Artagnan tiếp tục hỏi:

– Thế có chuyện gì xảy ra với anh ư, Porthos thân mến?

– Xảy ra với mình khi mình nhoài người về phía địch thủ mà mình đã xỉa cho hắn ba nhát rồi đấy chứ, mình định kết liễu hắn bằng nhát thứ tư, thế là chân mình giẫm lên một hòn đá, và mình bị trẹo gối.

– Thật thế ư?

– Thề danh dự mà! Cũng may cho thằng đểu ấy, chứ không mình đã cho nó chết toi tại chỗ rồi, mình đảm bảo với cậu như vậy.

– Và rồi nó ra sao?

– Ồ, mình cũng chẳng biết gì hết. Nó bị thế là đủ lắm rồi. Nó chuồn mất mà không dám đòi những gì còn lại.

– Bị trẹo gối – D’ Artagnan tiếp tục – đến nỗi không ra được khỏi giường ư?

– Ờ Lạy Chúa, thế thôi. Mấy lại chỉ mấy ngày nữa là mình lại đi được mà.

– Tại sao lúc đó anh không để người ta khênh mình về Paris? Ở đây chắc anh phải buồn dữ dội.

– Đấy là ý định của mình. Nhưng, bạn thân mến ạ, mình phải thú nhận với cậu một chuyện.

– Chuyện gì?

– Chính vì mình buồn dữ dội như cậu nói và lại có trong túi bẩy nhăm đồng vàng mà cậu chia cho, để giải sầu, mình đã cho mời một tay quý tộc đi qua đây và đã đề nghị chơi xúc xắc với hắn, hắn nhận lời và không thể ngờ được cả chỗ bẩy nhăm đồng vàng trong túi mình chuyển hết sang túi hắn không kể con ngựa của mình, hắn cũng dắt mất. Còn cậu, D’ Artagnan thân mến?

– Anh Porthos thân mến, anh muốn gì nữa, người ta không thể cái gì cũng gặp may được – D’ Artagnan nói – Anh hẳn biết câu châm ngôn: “Đen bạc, đỏ tình”. Anh quá may trong tình trường không tránh được canh bạc nó trả thù, nhưng cần cóc gì cái vận rủi! Chẳng phải một tay bợm gái may mắn như anh không có một nữ Công tước không thể quên được việc đến giúp anh sao?

Porthos trả lời, vẻ thoải mái nhất đời:

– Ấy đấy, D’ Artagnan thân mến ạ, chẳng qua mình gặp vận đen nên mới phải viết thư bảo gửi cho mình khoảng năm mươi đồng vàng mình tuyệt đối cần trong tình cảnh hiện thời.

– Rồi sao?

Rồi thì, chắc mụ ta tịch rồi hay sao không thấy trả lời.

– Thật thế ư?

– Không, vì thế, hôm qua mình lại tống cho một thư nữa thúc ép hơn thư trước. Nhưng còn cậu, bạn rất thân của mình, nói về cậu đi nào. Mình xin thú thực với cậu mình bắt đầu thấy lo lo cho cậu rồi đấy.

– Nhưng mà chủ quán có vẻ đối xử tốt với anh ghê nhỉ, anh Porthos? – D’ Artagnan vừa nói vừa chỉ cho người ốm, những chảo đầy và những vỏ chai rỗng.

– Cũng được được? – Porthos trả lời – Cách đây ba bốn ngày cái tên xấc xược đó đưa bảng thanh toán cho mình, thế là mình tống hết ra khỏi cửa, cả tên chủ lẫn bảng thanh toán, thành thử mình ở đây với tư cách người chiến thắng, kẻ chinh phục. Vì vậy, cậu thấy đấy, mình phải vũ trang đến tận răng, vì luôn sợ bị buộc phải rời khỏi cương vị chiến thắng ấy.

– Tuy nhiên – D’ Artagnan vừa nói vừa cười, chỉ mấy cái chảo và những vỏ chai – Thỉnh thoảng hình như anh vẫn xuất ngoại đấy chứ.

– Khốn nạn thay, không phải mình! – Porthos nói – cái trò trẹo xương khốn nạn đó giữ chặt mình ở giường, nhưng Mousqueton đi lang thang khắp nơi và mang thực phẩm về.

– Mousqueton, anh bạn của ta – Porthos tiếp – Mi xem, chúng ta có viện trợ rồi, phải bổ sung thức nhắm thôi.

– Mousqueton – D’ Artagnan nói – Ta cần anh gíúp một việc.

– Việc gì thưa ông.

– Là truyền cho Planchet cái bảo bối của anh. Đến lượt ta, cũng có thể bị bao vây lắm chứ, lúc đó ta ắt sẽ không bực mình vì hắn cũng làm cho ta được hưởng từng này lợi ích giống như anh bạn thưởng cho chủ anh ấy.

– Ôi, trời ơi, thưa ông – Mousqueton nói vẻ khiêm tốn – không gì dễ hơn. Chỉ cần khéo léo một chút, thế thôi. Tôi lớn lên ở thôn quê, và cha tôi, những lúc nhàn rỗi, đôi khi cũng săn bắn trái phép.

– Thời gian còn lại ông ấy làm nghề gì?

– Thưa ông, cha tôi thực hành một công nghệ mà tôi thấy cũng tươm lắm.

– Nghề gì?

– Vì đó là thời chiến tranh giữa người Cơ đốc giáo và giáo phái Canvanh, và ông thấy những người Cơ đốc giáo tàn sát những người phái Canvanh, và những người phái Canvanh lại tàn sát người Cơ đốc giáo, bên nào cũng nhân danh tôn giáo, ông cụ liền tự cho phép mình tín ngưỡng cả hai, lúc thì Cơ đốc giáo, lúc lại Canvanh. Ông cụ thường súng khoác vai, lang thang sau nước rào giậu bờ đường và khi thấy một người Cơ đốc đi một mình liền nổi máu Tin lành ngay tức khắc. Ông hạ súng hướng về phía lữ khách, rồi khi chỉ còn cách mươi bước chân, ông vào đề đối thoại và hầu như luôn kết thúc bằng việc người kia bỏ lại túi tiền để thoát lấy mạng mình. Ông đi không nói một lời khi thấy một người Canvanh đang tới, ông lại nổi máu Cơ đốc rất dữ dội đến nỗi chẳng hiểu tại sao mới mười lăm phút trước đây ông lại có thể có những nghi ngờ về sự siêu đẳng của tôn giáo thần thánh chúng ta. Bởi vì tôi, thưa ông, tôi theo Cơ đốc giáo, cha tôi, trung thành với những nguyên tắc của ông, bắt anh cả tôi là dân Canvanh.

– Cuối cùng con người đáng kính ấy thế nào? – D’ Artagnan hỏi.

– Ôi, thưa ông, một cách khốn nạn nhất. Một hôm ông cụ bị túm trên một con đường trống vắng giữa một người Canvanh và một người Cơ đốc giáo đã từng mắc chuyện với ông cụ, cả hai đều nhận ra ông, thế là họ họp lại với nhau chống lại và treo cổ ông cụ lên một cái cây, rồi họ lại đến huyênh hoang về cái việc quá ư liều lĩnh họ đã làm, trong một tửu quán ở ngôi làng chợt đến mà anh tôi và tôi cũng đang uống ở đó.

– Rồi các anh làm gì? – D’ Artagnan hỏi.

– Chúng tôi để mặc cho chúng nói – Mousqueton tiếp – Thế rồi, ra khỏi cái quán đó, mỗi tên đi về một phía trái ngược nhau, anh tôi đi phục ở con đường gã Cơ đốc đi, và tôi phía gã Tin lành. Hai giờ sau, thế là xong, chúng tôi ai nấy tính sổ xong với chúng, và hết sức khâm phục tính lo xa của ông bố đáng thương của chúng tôi đã đề phòng nuôi dạy chúng tôi mỗi người một tôn giáo khác nhau.

– Quả thật, như anh nói ấy, Mousqueton, bố anh hình như từng là một người rất thông mình. Và anh nói, lúc nhàn rỗi, con người tử tế ấy lại là tay săn bắn trộm?

– Vâng, thưa ông, chính ông cụ đã dạy tôi cách buộc bẫy chim muông và đặt dây câu ngầm. Kết quả là khi thấy lão chủ quán ty tiện nuôi chúng tôi bằng đống thịt bạc nhạc chỉ hợp với bọn quê mùa và không thích hợp chút nào với hai cái dạ dày yếu ớt như của chúng tôi, tôi đành xoay xở đôi chút với cái nghề cũ của mình. Lang thang trong khu rừng nhỏ của vị Hoàng thân, tôi giăng bẫy trên các lối đi, ngủ bên bờ nước của Điện hạ, tôi luồn dây câu xuống dưới ao hồ. Thành thử nhờ trời, giờ đây chúng tôi chẳng thiếu những gà gô, thỏ, cá chép, lươn, tất cả các loại thức ăn lành và dễ tiêu, thích hợp với người bệnh, ông có thể coi xem có đúng không.

– Nhưng còn rượu vang – D’ Artagnan nói – ai cung cấp rượu vang? – chủ quán chứ?

– Nghĩa là đúng và không.

– Đúng và không là thế nào?

– Đúng là ông ta cung cấp, nhưng ông ta không biết mình có cái vinh dự ấy.

– Giải thích xem nào, Mousqueton, câu chuyện của anh đầy những điều bổ ích đấy.

– Thế này, thưa ông. Tình cờ xui khiến tôi gặp được một người Tây Ban Nha, trong những cuộc đi chơi xa, anh ta từng thăm nhiều nước trong đó có cả Tân thế giới.

– Tân thế giới thì có liên quan gì đến những chai vang trên bàn giấy và trên cái tủ ngăn kia?

– Bình tĩnh nào, thưa ông, đâu sẽ có đấy mà.

– Đúng vậy, Mousqueton. Ta tin và vẫn nghe anh đây.

– Người Tây Ban Nha ấy có một người hầu đi theo sang Mêhicô. Người hầu ấy lại là đồng hương của tôi, thành thử chúng tôi liên kết với nhau rất nhanh vì giữa chúng tôi còn rất hợp nhau về tính cách nữa. Cả hai chúng tôi đều yêu săn bắn trên hết mọi thứ, thành thử hắn kể cho tôi nghe những thổ dân đã săn hổ và bò tót trong những đồng cỏ ở Nam Kỳ với những thòng lọng quăng vào cổ những con vật kinh khủng ấy như thế nào. Lúc đầu, tôi không muốn tin người ta lại có thể đạt tới trình độ khéo léo, cách xa hai ba mươi bước quăng đầu thòng lọng đúng nơi mình nhằm. Bạn tôi đặt một cái chai cách ba mươi bước và lần nào cậu ấy quăng cũng giật được chai trong thòng lòng. Trước bằng chứng ấy, phải nhận câu chuyện là có thật thôi. Tôi cũng lao vào luyện tập, và vì trời phú cho chút ít nàng khiếu, bây giờ tôi quăng thòng lọng giỏi ngang với bất kỳ ai. Thế là, ông có hiểu không? Chủ quán có một hầm chứa đầy rượu và lão ta không bao giờ rời chìa khóa. Có điều hầm rượu có lỗ thông hơi. Thế là, qua lỗ thông hơi đó tôi quăng thòng lọng và giờ đây thì tôi đã biết được góc nào lấy tốt rồi, và cứ nơi ấy tôi kéo. Đó, thưa ông. Tân thế giới có liên quan đến những chai vang trên bàn giấy và tủ ngăn như thế đấy. Bây giờ ông hẳn muốn nếm thử rượu vang của chúng tôi và đừng có thành kiến, ông cho biết uống thấy thế nào.

– Cám ơn, anh bạn của ta, cám ơn, nhưng thật không may ta vừa ăn điểm tâm xong.

– Dào ôi! – Porthos nói – Bày bàn đi, Mousqueton và trong khi chúng ta ăn điểm tâm, D’ Artagnan sẽ kể cho chúng ta nghe mười ngày xa chúng ta, cậu ấy ra sao.

– Xin sẵn sàng – D’ Artagnan nói.

Trong khi Porthos và Mousqueton ăn điểm tâm với vẻ ngon lành của người ốm ăn giả bữa, và của tinh thần huynh đệ của những con người xích lại gần nhau trong cơn hoạn nạn, D’ Artagnan kể Aramis bị thương và buộc phải nằm ở lại Vỡ Tim thế nào, rồi D’ Artagnan phải bỏ Athos lại ở Amiêng mặc Athos chống chọi giữa bốn tên buộc tội chàng là tên làm bạc giả ra sao, và chính D’ Artagnan đã buộc phải đâm xuyên qua bụng Bá tước De Wardes để sang được nước Anh thế nào.

Nhưng đến đây, việc tâm sự của D’ Artagnan dừng lại, chàng chỉ thông báo ở nước Anh về, chàng mang theo bốn con ngựa đẹp lộng lẫy, một con cho chàng, và đồng đội mỗi người một con. Rồi chàng kết thúc bằng việc báo cho Porthos biết con ngựa dành cho Porthos đã được đưa vào chuồng ngựa của lữ quán.

Đúng lúc đó, Planchet vào và báo cho chủ biết rằng lũ ngựa đã được nghỉ ngơi đầy đủ và có thể đến ngủ ở Clécmông.

Vì D’ Artagnan đã gần yên tâm về Porthos và chàng thấy nóng lòng muốn có tin tức của hai người bạn kia, chàng đưa tay cho người bệnh và báo cho biết chàng sắp lên đường tiếp tục tìm kiếm. Vả lại, vì chàng dự tính sẽ trở về theo con đường này, nếu trong vòng bảy tám ngày nữa, Porthos vẫn còn ở lữ quán lớn Saint-Martin, chàng sẽ ghé qua đón bạn.

Porthos trả lời, cái chỗ xương bị trẹo hoàn toàn có thể không cho phép chàng rời khỏi lữ quán. Vả lại chàng phải ở lại ở Săngtily để đợi nữ Công tước của chàng trả lời.

D’ Artagnan chúc Porthos mau nhận được sự trả lời và một sự trả lời tốt đẹp. Và sau khi đã nhờ Mousqueton lần nữa trông nom Porthos, trả tiền các khoản cho chủ quán, chàng lại cùng Planchet lên đường, giảm bớt được một con ngựa dắt theo.

Chú thích:

(1) Nguyên văn: Procureuse: bà biện lý. cũng có nghĩa trùm nhà thổ tú bà nữa. Tác giả có ý chơi chữ ở đây với anh chàng Porthos bạt tử chăng?

(2)Nguyên văn: bất chấp thói Rodomontades của ông ấy – Rút từ tính cách huênh hoang khoác lác của vua Rodomont nước Algérie, một nhân vật trong Orlando Furioso của Tasso.

Đáng lẽ về thẳng nhà D’ Artagnan lại xuống ngựa trước cửa nhà ông De Treville, leo vội lên cầu thang, lần này, chàng quyết định kể cho ông nghe tất cả những gì vừa diễn ra. Chắc chắn, ông sẽ cho chàng những lời khuyên tốt trong toàn bộ vụ này.

Rồi, vì ông De Treville hầu như gặp Hoàng hậu hàng ngày, biết đâu ông lại chẳng thể moi được ở Hoàng hậu tin tức nào đấy về người đàn bà tội nghiệp mà nữ chúa của nàng hẳn phải đền đáp lòng tận tụy của nàng với mình.

Ông De Treville lắng nghe câu chuyện chàng trai kể với mức độ nghiêm trọng chứng tỏ ông nhìn thấy một cái gì khác với chuyện dan díu yêu đương, trong toàn bộ cuộc phiêu lưu này.

Rồi khi, D’ Artagnan đã kể xong, ông nói:

– Hừm, tất cả chuyện này, cách xa một dặm cũng đã ngửi thấy mùi của Giáo chủ.

– Nhưng phải làm gì? – D’ Artagnan hỏi.

– Không làm gì hết, tuyệt đối không, lúc này, chỉ có rời khỏi Paris như ta đã bảo anh đó, càng sớm càng tốt. Ta sẽ gặp Hoàng hậu, ta sẽ kể lại mọi tình tiết về sự biến mất của người phụ nữ tội nghiêp, chắc bà còn chưa biết gì, những tình tiết ấy sẽ dẫn dắt bà phải làm gì về phía bà, và khi anh trở về, có thể ta sẽ có một tin tốt lành nào đó để nói với anh. Cứ yên tâm ở ta.

D’ Artagnan biết rằng, dù là dân Gátxcông, ông De Treville không có thói quen hứa hẹn và khi tình cờ ông đã hứa, thì ông còn giữ lời hứa hơn đã ngỏ. Chàng liền chào ông, đầy lòng biết ơn cả trong quá khứ lẫn với tương lai, và ông đại úy đáng kính về phần mình cũng cảm thấy một mối thiện cảm mãnh liệt đối với chàng trai đến là can trường và kiên định, và trìu mến bắt tay chúc chàng lên đường may mắn.

D’ Artagnan quyết định thực hiện ngay lúc này những lời khuyên của ông De Treville, rẽ về đường Phu đào huyệt, lo việc gói ghém quần áo. Về tới gần nhà, chàng nhận ra lão Bonacieux trong quần áo buổi sáng, đang đứng ở ngưỡng cửa. Tất cả những gì mà gã Planchet cẩn tắc đã nói với chàng đêm trước về tính tình nham hiểm của lão chủ nhà lúc này lại hiện ra trong đầu. D’ Artagnan đang nhìn lão chăm chú hơn bao giờ hết. Thật quả, ngoài cái màu nhợt nhạt vàng nhờ bệnh hoạn chỉ rõ mật thấm tràn trong máu, mà cũng có thể chỉ là ngẫu nhiên, D’ Artagnan còn nhận ra một cái gì đó tráo trở nham hiển nơi những nếp nhăn trên mặt lão. Một tên bịp bợm không cười giống như một người thật thà, một kẻ đạo đức giả không khóc bằng những giọt nước mắt của người trung thực. Mọi giả tạo đều là một cái mặt nạ, và cho dù cái mặt nạ có làm khéo đến đâu, chỉ cần hơi chú ý, người ta vẫn phân biệt được với mặt thật.

Với D’ Artagnan, hình như lão có đeo một cái mặt nạ thật và lại là cái mặt nạ khó coi nhất. Do đó, không thoát ra khỏi sự ghê tởm đối với con người đó, chàng đang định đi qua trước mặt mà không nói gì, thì giống như đêm trước, lão Bonacieux gọi chàng:

– Ê này, chàng trai trẻ – lão nói với chàng – Hình như đêm qua chúng ta ngủ mòng mắt? Bẩy giờ sáng rồi, khỉ thật! Tôi thấy hình như ông hơi đảo lộn những thói quen cũ, ông trở về nhà vào lúc người khác ra đi.

– Ngài Bonacieux ạ, người ta sẽ không thể trách ngài như vậy – chàng trai nói – vì ngài là mẫu mực cho những con người nền nếp mà. Đúng là khi người ta có một cô vợ trẻ đẹp, người ta cần gì phải tìm hạnh phúc ở đâu. Chính hạnh phúc tự khắc nó tìm đến mình có phải không ngài Bonacieux?

Bonacieux tái người đi như một xác chết, nhăn nhó cười:

– Chà, chà! Ông là một tay vui tính đấy. Nhưng đêm vừa rồi ông chạy nhông đi đâu thế, hở chú mình? Hình như đi ngang về tắt là không hay đâu đấy.

D’ Artagnan cúi xuống nhìn đôi ủng đầy bùn của mình, nhưng đồng thời cũng nhìn luôn giầy tất lão hàng xén. Có thể nói chúng cùng chung một giuộc, của chàng và của lão đều vấy bẩn cùng một thứ bùn.

Thế là đột nhiên một ý nghĩ đi xuyên qua đầu chàng. Cái lão tóc hoa râm lùn tịt, to bè, một loại người hầu, mặc sẫm màu, bị bọn đeo gươm đi hộ tống đối xử miệt thị đích thực là Bonacieux chứ còn ai nữa. Tên chồng đã chủ mưu việc bắt cóc vợ mình.

D’ Artagnan tự nhiên thèm muốn khủng khiếp nhảy chồm lên cổ họng lão hàng xén bóp hắn chết ngay, nhưng, như đã nói, chàng là một chàng trai rất thận trọng nên kìm giữ được. Tuy nhiên sự đảo lộn diễn ra trên mặt chàng vẫn cứ lồ lộ khiến Bonacieux hoảng và định thử lùi lại, nhưng lão lại ở ngay trước cửa mà cánh cửa lại đóng, khiến lão buộc phải đứng nguyên tại chỗ.

– Ra thế đấy. Nhưng con người tử tế ạ, ông lại đùa rồi – D’ Artagnan nói – Tôi thấy hình như nếu đôi ủng của tôi cần phải lau chùi thì giầy, tất của ông cũng đòi bàn chải giúp đấy. Về phần mình, chắc ngài cũng lang thang phải không ngài Bonacieux? Chà, Mẹ kiếp! Như thế thì không thể nào tha thứ cho một người ở vào lứa tuổi ông, thêm nữa lại có một người vợ trẻ đẹp như vợ ông.

– Ôi, lạy Chúa, không phải thế – Bonacieux nói – mà hôm qua tôi đã ở Thánh Măngđê để nắm được tin tức về một con ở, không có nó tuyệt đối không được, và vì đường sá quá tồi, nên tôi đã tha cả đám bùn này về mà chưa có thì giờ làm sạch.

Địa điểm mà Bonacieux chỉ ra là lão đã đi đến đấy, lại là bằng chứng mới làm cho những nghi ngờ của D’ Artagnan thêm vững vàng. Bonacieux nói đến Thánh Măngđê, bởi vì Thánh Măngđê ngược lại hoàn toàn phía Saint-Clu.

Khả năng xảy ra như thế làm chàng vơi dịu đi một phần. Nếu Bonacieux biết vợ mình hiện đang ở đâu vẫn có thể dùng những biện pháp cực đoan cậy răng lão hàng xén để tìm ra bí mật. Chỉ còn việc biến khả năng đó thành tất yếu.

– Xin lỗi, ông Bonacieux thân mến, nếu tôi xử sự với ông hơi khiếm nhã – D’ Artagnan nói – nhưng không gì khát bằng đêm không được ngủ, tôi đang khát phát điên đây, vậy cho phép tôi vào uống cốc nước trong nhà ông nhé, ông cũng rõ, giữa hàng xóm với nhau, việc đó cũng tự nhiên thôi.

Và chẳng đợi chủ nhà cho phép, D’ Artagnan cứ vào và liếc mắt nhanh nhìn cái giường, cái giường vẫn phẳng phiu.

Bonacieux không nằm ngủ, vậy là lão chỉ vừa mới về nhà được một hai giờ thôi. Lão đã bám theo vợ lão đến tận nơi người ta dẫn vợ lão đến, hoặc ít nhất cũng đến trạm đầu tiên.

D’ Artagnan vừa uống cạn cốc nước vừa nói:

– Cám ơn ngài Bonacieux nhé. Tôi chỉ cần ở ông có thế thôi. Bây giờ tôi về nhà tôi đây. Tôi sẽ bảo Planchet đánh ủng cho tôi, khi nào nó làm xong, nếu ông muốn, tôi sẽ sai nó sang đánh giầy cho ông.

Và chàng rời nhà tay hàng xén còn đang hết sức ngỡ ngàng về sự chia tay kỳ lạ đó và tự hỏi có phải đã đâm đầu vào bẫy của chính mình không.

Lên đến trên thang gác, chàng thấy Planchet đang hốt hoảng. Thoạt trông thấy chủ mình, gã đã kêu lên:

– Ôi, ông chủ, lại có chuyện rồi, mà tôi thấy ông về muộn quá đấy?

– Có chuyện gì vậy – D’ Artagnan hỏi.

– Ồ, tôi cho ông chủ đoán một trăm, không, cho hẳn một nghìn lần đấy xem tôi đã thay ông khi vắng mặt tiếp ai đến thăm nào?

– Khi nào?

Nửa giờ trước đây, khi ông còn ở nhà ông De Treville ấy.

– Vậy là ai đến, thôi nói đi nào.

– Ông De Cavoa.

– Ông De Cavoa ư?

– Đích thân ông ấy.

– Ông đại úy cận vệ của Đức ông?

– Chính ông ấy.

– Đến bắt ta?

– Tôi nghĩ vậy, thưa ông, mặc dầu vẻ mềm mỏng của ông ta.

– Mi bảo lão ta mềm mỏng?

– Nghĩa là như mật ong luôn, thưa ông.

– Đúng thế chứ?

– Ông ta nói mình đến là do Đức Giáo chủ phái đến, có nhã ý mời ông theo ông ta đến Hoàng cung.

– Thế mi trả lời thế nào?

– Là việc ấy không thể được, vì ông có ở nhà đâu, ông ta có thể thấy đấy.

– Thế lão ta bảo sao?

– Rằng, nội nhật hôm nay, ông đừng quên đến nhà ông ấy, rồi còn ghé tai nói thêm: “Bảo với chủ anh là Đức ông hoàn toàn biệt đãi chủ anh, tương lai tốt đẹp của chủ anh có lẽ phụ thuộc vào cuộc tiếp kiến này”.

– Cái bẫy của Giáo chủ hơi vụng về. – Chàng mỉm cười nói.

– Thì tôi cũng thấy đó là cái bẫy chứ, và tôi trả lời khi ông trở về chắc ông sẽ tiếc lắm. “Thế ông ấy đi đâu?” ông De Cavoa hỏi tôi. Tôi trả lời: “Đi Troa vùng Sămpanhơ”, “Ông ấy đi bao giờ? ” “Tối hôm qua”.

– Planchet, anh bạn của ta – D’ Artagnan ngắt lời – mi thực sự là của quý của ta đấy.

– Ông biết không, tôi nghĩ nếu ông muốn gặp ông De Cavoa ông cứ việc bảo rằng ông chẳng đi đâu cả, rằng tôi nói dối đấy thôi, vẫn còn kịp chán, vì tôi không phải là nhà quý tộc, tôi có thể nói dối mà.

– Yên tâm đi, Planchet, mi sẽ giữ được danh tiếng một con người chính trực. Mười lăm phút nữa chúng ta sẽ đi.

– Tôi cũng đang định khuyên ông chủ như vậy. Nhưng ta đi đâu tôi không quá tò mò đấy chứ?

– Mẹ kiếp! Cứ đi ngược lại phía mi nói ta đã đi ấy. Vả lại, chắc mi không kém sốt ruột biết tin về Mousqueton, Grimaud và Bazin như ta muốn biết xem Athos, Porthos và Aramis ra sao chứ?

– Muốn quá chứ – Planchet nói. – Ông muốn lúc nào là tôi đi ngay. Không khí ở tỉnh nhỏ tôi tin là tốt hơn cho chúng ta ở Paris. Vậy nên…

– Vậy thì, gói ghém áo quần đi, Planchet và ta đi. Ta sẽ đi trước, hai tay đút túi, để đừng ai nghi ngờ. Mi sẽ đuổi kịp ta ở dinh trại cận vệ. À, Planchet này, ta tin mi nói đúng về lão chủ nhà đấy, chắc hẳn lão là một tên vô lại kinh tởm rồi.

– Ồ, xin ông chủ cứ tin tôi, khi tôi nói với ông điều gì, tôi là thầy tướng đấy.

D’ Artagnan xuống trước như đã thỏa thuận, và để khỏi phải băn khoăn điều gì, chàng rẽ tới nhà ba bạn mình lần cuối nhưng cũng chẳng nhận được tin gì. Chỉ có mỗi một bức thư thơm nức và chữ viết rất nhỏ và bay bướm gửi cho Aramis. D’ Artagnan nhận chuyển thư bộ. Mười phút sau, Planchet đuổi kịp chàng ở chuồng ngựa dinh trại cận vệ. Để khỏi mất thì giờ, D’ Artagnan tự đóng lấy yên cương.

– Tốt lắm – chàng bảo Planchet, khi gã đã buộc gói quần áo vào túi hành trang – Bây giờ đóng yên cương cho ba con ngựa rồi ta đi.

– Ông tin mỗi người hai ngựa, ta sẽ đi nhanh hơn ư? – Planchet hỏi, sẽ tinh quái.

– Không, thưa ông đùa tồi – D’ Artagnan trả lời – nhưng với bốn con ngựa, chúng ta có thể đem ba ông bạn của ta về, nếu ta tìm thấy họ còn sống.

– Nếu như thế sẽ là quá may đấy – Planchet trả lời – nhưng rất cuộc không nên thất vọng ở sự nhân từ của Thượng đế.

– Amen! – D’ Artagnan nói và phốc lên ngựa.

Và cả hai ra khỏi dinh trại cận vệ, đến đầu phố, tách nhau ra, người đi trước, qua trạm Vi-lét, và người kia qua trạm Mông Mac ra khỏi Paris rồi ra ngoài gặp lại nhau ở Saint-Denis, một phương sách chiến lược được thực hiện cùng độ chính xác, đáng được khen thưởng vì kết quả tốt đẹp. D’ Artagnan và Planchet cùng vào Piefit một lúc.

Phải nói Planchet ban ngày can đảm hơn ban đêm. Tuy nhiên tính thận trọng tự nhiên chẳng rời gã một phút. Gã không quên bất kỳ sự cố nào trong cuộc du hành lần trước, và luôn coi tất cả những ai gã chạm trán ở trên đường là kẻ thù. Việc đó dẫn đến gã không rời chiếc mũ trong tay khiến cho D’ Artagnan sợ do sự lễ phép thái quá của người hầu, người ta coi mình là người tầm thường, nên đã quở trách Planchet thậm tệ.

Tuy nhiên, quả thật hoặc những người qua đường cảm động vì sự nhã nhặn của Planchet, hoặc lần này chẳng có ai rình rập trên đường, hai người tới Săngtily không gặp bất trắc gì và xuống ngựa ở lữ quán Saint-Martin lớn, vẫn cái lữ quán họ đã dừng chân chuyến đi trước.

Chủ quán thấy một chàng trai, theo sau có một tên hầu tay dắt hai ngựa, liền trịnh trọng tiến ra ngưỡng cửa. Mà vì đã đi được mười một dặm, nên D’ Artagnan cho là nên nghỉ, dù Porthos có còn trong quán hay không còn đấy nữa. Rồi có thể sẽ là thiếu thận trọng nếu chưa chi đã hỏi xem chàng ngự lâm kia ra sao, nghĩ vậy, D’ Artagnan xuống ngựa, giao ngựa cho người hầu rồi vào một phòng dành cho những ai muốn ngồi riêng, gọi một chai vang loại thượng hạng và một bữa điểm tâm càng ngon càng tốt, làm tăng thêm thiện cảm của chủ quán vốn là đã có từ lúc mới gặp lữ khách.

Vì thế, D’ Artagnan được phục vụ nhanh chóng lạ kỳ.

Binh đoàn cận vệ tuyển mộ trong số đệ nhất quý tộc của vương quốc, và D’ Artagnan với một người hầu theo sau, lại đi du hành với bốn người ngựa đẹp, mặc dầu bộ đồng phục giản dị vẫn không khỏi khiến người ta trọng nể. Chủ quán muốn đích thân phục vụ. Thấy thế D’ Artagnan bảo mang ra hai chiếc cốc và gợi chuyện.

– Thật tình, ông chủ thân mến ạ – D’ Artagnan rót đầy hai cốc và nói – tôi đã gọi loại vang hảo hạng của ông, và nếu ông lừa tôi, ông sẽ bị trừng phạt ở chỗ ông mắc tội, vì tôi ghét uống một mình, ông sẽ uống cùng tôi. Ông hãy nâng cốc và ta cùng uống. Ta uống chúc cái gì nhỉ, ở cái gì không phật lòng ai được nhỉ? À ta uống cho sự thịnh vượng của lữ quán ông.

– Quý ông làm cho tôi vinh dự quá – chủ quán nói – tôi xin thành thực cảm ơn lời chúc của ông.

– Nhưng xin ông đừng nhầm đấy – D’ Artagnan nói – trong lời chúc của tôi, nó nhuốm màu ích kỷ nhiều hơn là ông nghĩ đấy.

– Có những quán làm ăn thịnh vượng, khách hàng được tiếp đón chu đáo, trong những lữ quán đang sa sút, tất cả đều rối tinh lên, và khách trọ thành nạn nhân của sự lúng túng của người chủ. Mà tôi lại đi du hành nhiều, nhất là trên con đường này, tôi muốn thấy tất cả các ông chủ quán đều làm ăn phát đạt.

– Quả thật – chủ quán nói – hình như đây không phải lần đầu tiên tôi có vinh dự được gặp ngài.

– Ồ, tôi qua Săngtily có lẽ tới chục lần rồi ấy chứ và trong số chục lần ấy, ít ra tôi cũng dừng lại ở quán ông ba bốn lần. Ông nhớ chứ, tôi vừa ở quán này cách đây mười hai ngày gì đó. Tôi dẫn đường cho mấy người bạn tôi, mấy ông ngự lâm quân, rồi một ông cậy mình là ngự lâm quân cãi lộn với một người lạ, người này chẳng biết kiếm cớ gì gây sự với ông ấy.

– À, thôi đúng rồi! – Chủ quán nói – Tôi nhớ hết chuyện đó.

– Có phải là ông Porthos quý ngài muốn nói với tôi không?

– Đúng, đấy là tên người bạn đồng hành của tôi. Lạy Chúa, ông chủ thân mến, nói cho tôi biết nào, bạn tôi có gặp chuyện không may gì không?

– Nhưng quý ngài chắc đã rõ ông ấy không thể tiếp tục lên đường.

– Quả vậy, ông ấy có hứa đuổi kịp chúng tôi, nhưng chúng tôi không gặp lại.

– Ông ấy đã cho chúng tôi cái vinh dự là ở lại đây.

– Sao? Ông ấy đã cho ông vinh dự ở lại đây?

– Vâng, thưa ông, trong lữ quán này. Chúng tôi còn rất lo ngại nữa.

– Về chuyện gì?

– Về các khoản chi dùng của ông ấy.

– Nhưng ông ấy dùng gì thì ông ấy sẽ trả chứ.

– Ôi, thưa ông, ông đúng là bôi cao xoa vào máu tôi rồi! Chúng tôi đã ứng trước những khoản lớn, và sáng nay nữa, nhà phẫu thuật tuyên bố với chúng tôi, nếu ông Porthos không trả tiền ông ấy, chính tôi phải chịu phạt, bởi vì chính tôi cho người đi tìm ông ấy.

– Nhưng Porthos bị thương ư?

– Thưa ông, tôi không thể nói ra với ông.

– Sao, ông không thể nói với tôi? Ông chắc phải biết rõ hơn ai hết chứ.

– Vâng, nhưng trong tình trạng hiện thời của chúng tôi, chúng tôi không nói tất cả những gì mình biết được thưa ông, nhất là khi người ta đã báo trước tai của chúng tôi đảm bảo cho lưỡi của chúng tôi.

– Vậy tôi có thể gặp Porthos không?

– Được chứ, thưa ông. Ông hãy theo cầu thang lên tầng một gõ cửa phòng số 1. Có điều ông phải báo trước là chính ông.

– Sao, tôi báo trước là chính tôi?

– Vâng, bởi ông có thể gặp chuyện rủi.

– Chuyện rủi nào xảy đến với tôi?

– Ông Porthos có thể tưởng lầm ông là người nhà này, và trong lúc tức giận, có thể đâm cho ông một mũi gươm xuyên qua người hoặc bắn vỡ sọ ông.

– Thế ông đã làm gì ông ấy?

– Chúng tôi chỉ đòi tiền ông ấy thôi.

– Ôi đồ quỷ! Tôi hiểu chuyện rồi. Đòi tiền trong khi không còn nữa thì Porthos luôn bậy bả rồi. Nhưng tôi biết chắc là ông ấy còn nhiều tiền kia mà.

– Thì tôi cũng nghĩ như thế, thưa ông. Nhà hàng chúng tôi vốn rất quy củ, tính toán hàng tuần, được khoảng tám ngày chúng tôi đưa ông ấy hóa đơn, nhưng hình như chúng tôi đưa không đúng lúc, vừa mới nói được câu đầu về chuyện thanh toán, ông ấy đã chửi vang lên, đúng là đêm trước ông ấy đánh bạc thật.

– Thế nào, đánh bạc đêm trước. Với ai?

– Ôi, Chúa ơi, ai biết được? Với một quý ông đi qua, và ông Porthos ngỏ ý chơi bạc với ông kia.

– Thế là kẻ khốn khổ nhẵn túi?

– Luôn cả con ngựa nữa thưa ông, vì khi người lạ mặt sắp ra đi, tôi thấy người hầu của ông ta đóng yên vào con ngựa của ông Porthos. Lúc đó chúng tôi cũng đưa ra nhận xét với người khách lạ, nhưng người này trả lời chúng tôi đừng dây vào chuyện không liên quan đến mình, và con ngựa đó là của ông ta. Chúng tôi cũng đã báo ngay cho ông Porthos điều gì vừa xảy ra, nhưng ông ấy bảo chúng tôi là đồ xấc láo mới đi nghi ngờ lời nói của một nhà quý tộc và rằng một khi ông ta đã nói con ngựa ấy là của ông ta, ắt nó là của ông ta.

– Tôi thừa biết điều đó rồi! – D’ Artagnan lẩm nhẩm.

Ông chủ quán tiếp tục:

– Thế là tôi cho người đến nói với ông ấy rằng vì hình như chúng tôi không thể đi đến một thỏa thuận nào về việc thanh toán, tôi hy vọng ít nhất ông cũng tỏ ra biết điều, bạn cho đồng nghiệp của tôi ở lữ quán Chim Phượng hoàng cái ân huệ đón ông sang bên đó. Nhưng ông Porthos đáp lại rằng, vì quán của tôi tốt nhất, ông muốn lưu lại đây. Câu trả lời quá tâng bốc ấy khiến tôi không dám vật nài ông đi nữa. Tôi chỉ dám giới hạn xin ông trả lại căn phòng là phòng đẹp nhất lữ quán, vui lòng lên căn phòng xinh xắn ở tầng ba. Nhưng ông Porthos nói lúc nào ông cũng ngóng đợi người tình của ông là một trong những phu nhân quyền quý nhất triều đình, tôi đành phải hiểu rằng căn phòng mà ông đem lại cho tôi vinh dự là đã cư trú ở đấy chắc còn tồi tàn hơn nhiều đối với một nhân vật như thế. Tuy nhiên, dù nhận ra điều ông nói là hoàn toàn có thật tôi vẫn cứ vật nài ông, nhưng rồi chẳng thèm bàn cãi gì với tôi ông vớ luôn khẩu súng ngắn đặt lên bàn ngủ và tuyên bố chỉ cần nói ướm một câu về việc chuyển phòng dù sang phòng khác hay quán khác, ông sẽ bắn vỡ sọ kẻ nào dại dột đi xen vào chuyện chỉ liên quan đến ông, vì thế, từ lúc đó, không ai dám vào phòng ông, nếu không phải tên đầy tớ của ông.

– Vậy Mousqueton cũng ở đây?

– Vâng thưa ông, hắn đi đâu đó năm ngày rồi trở về mặt mũi cau có. Hình như trong chuyến đi hắn cũng gặp những chuyện bực bội. Khốn thay, hắn nhanh nhẹn tháo vát hơn chủ hắn cho nên cái gì cần cho chủ là hắn lục tung lên bằng được, vì nghĩ nếu hỏi có thể lại bị từ chối, hắn cứ lấy phứa mà chẳng hỏi ai.

– Thật ra – D’ Artagnan trả lời – tôi luôn nhận thấy ở Mousqueton một lòng tận tụy và trí thông minh rất cao.

– Có thể đúng đấy, thưa ông, nhưng giả thử mà mỗi năm hắn đến tìm tôi bốn lần thì sau khi tiếp xúc với trí thông minh và lòng tận tâm ấy, chắc chắn tôi sẽ khuynh gia bại sản.

– Không, Porthos sẽ trả ông.

– Hừm! – Chủ quán tỏ vẻ nghi ngờ.

– Porthos là người được một vị đại phu nhân yêu quý, bà ta sẽ không để ông ấy trong tình trạng lúng túng và khốn khó đang mắc với ông đâu.

– Nếu như tôi dám nói ra điều tôi tin trong chuyện này…

– Ông tin thế nào?

– Còn hơn là tin, mà là biết.

– Điều mà ông biết?

– Mà còn biết chắc chắn nữa.

– Nhưng ông biết chắc chắn điều gì?

– Tôi nói là tôi biết cái bà đại phu nhân ấy.

– Ông?

– Vâng, tôi.

– Thế làm thế nào ông biết được?

– Ồ, thưa ông, liệu tôi có thể tin được tính kín đáo của ông không?

– Ông nói đi, xin thề danh dự của người quý tộc, ông sẽ không phải hối tiếc về sự tin cậy của ông đâu.

– Đó, ông xem, sự lo lắng cũng làm được khối việc đấy chứ.

– Ông đã làm được những việc gì?

– Ồ, chẳng có gì ngoài việc một chủ nợ có quyền làm.

– Rốt cuộc là cái gì?

– Ông Porthos trao cho chúng tôi một bức thư cho bà nữ Công tước đó, và dặn chúng tôi bỏ vào hòm thư. Gã đầy tớ của ông ấy chưa về. Vì ông ấy không thể rời khỏi phòng mình, ông ấy phải nhờ chúng tôi.

– Rồi sao?

– Đáng lẽ bỏ thư vào hòm thư, việc ấy không bao giờ chắc chắn cả, nhân một tên hầu bàn của tôi có việc phải đi Paris, tôi ra lệnh cho nó mang thẳng bức thư đến tận tay bà Công tước.

– Như thế là làm tròn ý định của ông Porthos đã hết sức tin cậy trao cho chúng tôi bức thư, có phải không?

– Gần như thế.

– Thế ông có biết cái bà đại phu nhân ấy là thế nào không?

– Không, tôi có được nghe Porthos nhắc đến, có thế thôi.

– Ông có biết cái bà tự nhận là nữ Công tước ấy là người thế nào không?

– Tôi xin nhắc lại, tôi không quen biết bà ta.

Đó là bà biện lý(1) già ở Satơlê, tên là bà Coquenard, bà ta ít nhất cũng năm mươi tuổi và vẫn có vẻ còn ghen tuông ghê lắm.

– Tôi thấy điều đó khá lạ lùng, một nữ Quận chúa mà lại cư trú ở phố Lũ gấu.

– Làm sao ông biết chuyện đó?

Bởi vì bà ta nổi cơn tam bành khi nhận bức thư, và nói rằng ông Porthos là một kẻ thay lòng đổi dạ, rằng lại vì một con mụ nào nữa mà xơi nhát gươm kia.

Nhưng ông ấy bị xơi một nhát gươm thật à?

– Ôi, lạy Chúa! Tôi vừa nói gì đấy nhỉ?

– Ông nói là Porthos bị xơi một nhát gươm.

– Vâng, nhưng ông ấy cấm ngặt tôi không được nói.

– Tại sao vậy?

– Sao ư? Thưa ông, tại vì ông ấy đã huênh hoang sẽ đâm xiên qua cái người lạ mặt mà ông để mặc cho tranh cãi nhau ấy, và rồi chính cái người lạ mặt kia, trái lại, đã cho ông Porthos lăn kềnh ra đất, bất chấp mọi thói anh hùng rơm(2) của ông ấy. Mà vì ông Porthos là một người quá tự phụ, nên trừ đối với bà nữ Công tước mà ông tưởng làm bà ta thích thú bằng việc kể những chuyện phiêu lưu của mình, ông không muốn thú nhận với bất kỳ ai rằng ông đã xơi một nhát gươm.

– Như thế, tức là một nhát gươm khiến ông ta nằm liệt giường?

– Và một nhát gươm bậc thầy, tôi xin cam đoan với ông như vậy. Chắc linh hồn bạn ông phải đóng chốt trong thể xác ông ấy.

– Ông có mặt ở đây à?

– Thưa ông, tôi đi theo họ là do hiếu kỳ, thành thử tôi được nhìn thấy trận đấu, còn các đấu sĩ lại không nhìn thấy tôi.

– Thế trận đấu diễn ra thế nào?

– Ồ! Không lâu đâu, tôi đảm bảo như thế. Họ đều giữ thế thủ, người lạ mặt làm một đòn nhử, rồi doãi chân, tất cả quá nhanh đến nỗi ông Porthos mới định đỡ thì gần một gang tay sắt đã găm vào ngực ông rồi. Ông ngã ngửa ra đằng sau. Người lạ mặt gí ngay mũi gươm vào họng ông. Ông Porthos thấy mạng mình đã trong tay địch thủ, liền xin thua. Người lạ hỏi tên ông và khi biết tên ông là Porthos chứ không phải D’ Artagnan, liền đỡ ông ấy dậy dìu về lữ quán, rồi lên ngựa và biến mất.

– Như thế tức là D’ Artagnan mới là người hắn ta thù hận?

– Hình như thế.

– Và ông có biết hắn ta thế nào rồi không?

– Không, cho đến khi ấy, tôi chưa bao giờ thấy ông ta, và từ bấy, tôi chưa hề gặp lại.

– Tốt lắm, tôi đã biết được điều tôi muốn biết. Ông bảo hiện thời ông Porthos đang ở phòng số 1 tầng một?

– Vâng, phòng đẹp nhất quán trọ, đáng lẽ tôi đã cho thuê chục lần rồi ấy chứ.

– Thôi được, ông cứ yên tâm – D’ Artagnan vừa cười vừa nói – Porthos sẽ trả ông bằng tiền của nữ Công tước Coquenard.

– Ôi thưa ông, bà biện lý hay bà công tước cũng được, miễn là bà ta nới dải buộc túi tiền. Nhưng bà ấy đã trả lời dứt khoát là bà ấy chán những đòi hỏi và sự không chung thủy của ông Porthos lắm rồi, và sẽ không gửi cho ông ta một xu nào nữa.

– Và ông nói lại với vị khách trọ của mình chứ?

– Chúng tôi phải giữ chứ, nếu không ông ấy sẽ biết chúng tôi chuyển thư bằng cách nào.

– Và ông ấy cứ thoải mái đợi tiền?

– Ồ, lạy Chúa, vâng! Mới hôm qua, ông ta lại viết, nhưng lần này là tên đầy tớ bỏ vào thùng thư.

– Và ông nói bà biện lý già và xấu ư!

– Ít nhất năm mươi tuổi, và chẳng đẹp chút nào, theo như Patô nói.

– Nếu thế, thì ông yên tâm đi, bà ta chả thoát khỏi mềm lòng, vả lại, Porthos không thể nợ ông nhiều lắm.

– Sao, không nhiều lắm ư? Hai chục đồng vàng rồi đấy, chưa tính tiền thuốc. Ôi, ông ấy chẳng chịu từ bỏ thứ gì, quen sống thoải mái rồi mà.

– Không sao đâu! Nếu tình nhân của ông ta bỏ rơi ông ta, ông ta sẽ tìm, được các bạn bè, tôi đảm bảo như vậy. Như thế, ông chủ quán thân mến ạ, đừng lo ngại gì cả, ông cứ tiếp tục cung ứng cho ông ấy tất cả những gì đang cần thiết đi.

– Ông đã hứa với tôi là không nói gì về bà biện lý và không nói ra một câu nào về vết thương rồi đấy nhé.

– Đã thỏa thuận thế rồi, tôi đã hứa mà.

– Ông phải biết, ông ấy sẽ giết tôi đấy!

– Ông đừng sợ, ông ấy không đến nỗi hung dữ như bộ dạng ông ấy đâu.

Vừa nói, D’ Artagnan vừa leo lên cầu thang, để lại ông chủ quán đã hơi yên tâm về hai điều ông ta hình như hết sức quan tâm: món nợ và mạng sống của ông ta.

Phía trên cầu thang, chiếc cửa dễ nhận ra nhất ở hành lang, trên cửa kẻ chữ số 1 khổng lồ bằng sơn đen, D’ Artagnan gõ một tiếng, bên trong có tiếng mời cứ vào, và chàng bước vào.

Porthos đang nằm và đang chơi bài với Mousqueton để luyện tay chơi, trong khi đó một xiên gà gô đang quay trên lửa và ở mỗi góc của một lò sưởi lớn, là hai cái chảo trên hai bếp lò đang sôi sùng sục tỏa ra thơm lừng mùi thỏ nấu sốt vang và cá om. Ngoài ra, trên bàn và trên mặt đá hoa chiếc tủ ngăn kéo, đầy vỏ chai.

Nhìn thấy bạn, Porthos reo lên mừng rỡ và Mousqueton kính cẩn đứng lên nhường chỗ cho chàng, lui ra kiểm tra hai cái chảo.

– Ôi, Mẹ kiếp! Là cậu ư – Porthos nói với D’ Artagnan – Rất mừng là cậu đã đến, nhưng xin lỗi nếu như mình không ra đón cậu được. Nhưng Porthos vừa nhìn D’ Artagnan vừa nói tiếp – cậu biết chuyện gì xảy với mình chứ?

– Không.

– Chủ quán không nói gì với cậu à?

– Tôi hỏi thăm anh rồi lên thẳng đây thôi.

Porthos thở phào nhẹ nhõm. D’ Artagnan tiếp tục hỏi:

– Thế có chuyện gì xảy ra với anh ư, Porthos thân mến?

– Xảy ra với mình khi mình nhoài người về phía địch thủ mà mình đã xỉa cho hắn ba nhát rồi đấy chứ, mình định kết liễu hắn bằng nhát thứ tư, thế là chân mình giẫm lên một hòn đá, và mình bị trẹo gối.

– Thật thế ư?

– Thề danh dự mà! Cũng may cho thằng đểu ấy, chứ không mình đã cho nó chết toi tại chỗ rồi, mình đảm bảo với cậu như vậy.

– Và rồi nó ra sao?

– Ồ, mình cũng chẳng biết gì hết. Nó bị thế là đủ lắm rồi. Nó chuồn mất mà không dám đòi những gì còn lại.

– Bị trẹo gối – D’ Artagnan tiếp tục – đến nỗi không ra được khỏi giường ư?

– Ờ Lạy Chúa, thế thôi. Mấy lại chỉ mấy ngày nữa là mình lại đi được mà.

– Tại sao lúc đó anh không để người ta khênh mình về Paris? Ở đây chắc anh phải buồn dữ dội.

– Đấy là ý định của mình. Nhưng, bạn thân mến ạ, mình phải thú nhận với cậu một chuyện.

– Chuyện gì?

– Chính vì mình buồn dữ dội như cậu nói và lại có trong túi bẩy nhăm đồng vàng mà cậu chia cho, để giải sầu, mình đã cho mời một tay quý tộc đi qua đây và đã đề nghị chơi xúc xắc với hắn, hắn nhận lời và không thể ngờ được cả chỗ bẩy nhăm đồng vàng trong túi mình chuyển hết sang túi hắn không kể con ngựa của mình, hắn cũng dắt mất. Còn cậu, D’ Artagnan thân mến?

– Anh Porthos thân mến, anh muốn gì nữa, người ta không thể cái gì cũng gặp may được – D’ Artagnan nói – Anh hẳn biết câu châm ngôn: “Đen bạc, đỏ tình”. Anh quá may trong tình trường không tránh được canh bạc nó trả thù, nhưng cần cóc gì cái vận rủi! Chẳng phải một tay bợm gái may mắn như anh không có một nữ Công tước không thể quên được việc đến giúp anh sao?

Porthos trả lời, vẻ thoải mái nhất đời:

– Ấy đấy, D’ Artagnan thân mến ạ, chẳng qua mình gặp vận đen nên mới phải viết thư bảo gửi cho mình khoảng năm mươi đồng vàng mình tuyệt đối cần trong tình cảnh hiện thời.

– Rồi sao?

Rồi thì, chắc mụ ta tịch rồi hay sao không thấy trả lời.

– Thật thế ư?

– Không, vì thế, hôm qua mình lại tống cho một thư nữa thúc ép hơn thư trước. Nhưng còn cậu, bạn rất thân của mình, nói về cậu đi nào. Mình xin thú thực với cậu mình bắt đầu thấy lo lo cho cậu rồi đấy.

– Nhưng mà chủ quán có vẻ đối xử tốt với anh ghê nhỉ, anh Porthos? – D’ Artagnan vừa nói vừa chỉ cho người ốm, những chảo đầy và những vỏ chai rỗng.

– Cũng được được? – Porthos trả lời – Cách đây ba bốn ngày cái tên xấc xược đó đưa bảng thanh toán cho mình, thế là mình tống hết ra khỏi cửa, cả tên chủ lẫn bảng thanh toán, thành thử mình ở đây với tư cách người chiến thắng, kẻ chinh phục. Vì vậy, cậu thấy đấy, mình phải vũ trang đến tận răng, vì luôn sợ bị buộc phải rời khỏi cương vị chiến thắng ấy.

– Tuy nhiên – D’ Artagnan vừa nói vừa cười, chỉ mấy cái chảo và những vỏ chai – Thỉnh thoảng hình như anh vẫn xuất ngoại đấy chứ.

– Khốn nạn thay, không phải mình! – Porthos nói – cái trò trẹo xương khốn nạn đó giữ chặt mình ở giường, nhưng Mousqueton đi lang thang khắp nơi và mang thực phẩm về.

– Mousqueton, anh bạn của ta – Porthos tiếp – Mi xem, chúng ta có viện trợ rồi, phải bổ sung thức nhắm thôi.

– Mousqueton – D’ Artagnan nói – Ta cần anh gíúp một việc.

– Việc gì thưa ông.

– Là truyền cho Planchet cái bảo bối của anh. Đến lượt ta, cũng có thể bị bao vây lắm chứ, lúc đó ta ắt sẽ không bực mình vì hắn cũng làm cho ta được hưởng từng này lợi ích giống như anh bạn thưởng cho chủ anh ấy.

– Ôi, trời ơi, thưa ông – Mousqueton nói vẻ khiêm tốn – không gì dễ hơn. Chỉ cần khéo léo một chút, thế thôi. Tôi lớn lên ở thôn quê, và cha tôi, những lúc nhàn rỗi, đôi khi cũng săn bắn trái phép.

– Thời gian còn lại ông ấy làm nghề gì?

– Thưa ông, cha tôi thực hành một công nghệ mà tôi thấy cũng tươm lắm.

– Nghề gì?

– Vì đó là thời chiến tranh giữa người Cơ đốc giáo và giáo phái Canvanh, và ông thấy những người Cơ đốc giáo tàn sát những người phái Canvanh, và những người phái Canvanh lại tàn sát người Cơ đốc giáo, bên nào cũng nhân danh tôn giáo, ông cụ liền tự cho phép mình tín ngưỡng cả hai, lúc thì Cơ đốc giáo, lúc lại Canvanh. Ông cụ thường súng khoác vai, lang thang sau nước rào giậu bờ đường và khi thấy một người Cơ đốc đi một mình liền nổi máu Tin lành ngay tức khắc. Ông hạ súng hướng về phía lữ khách, rồi khi chỉ còn cách mươi bước chân, ông vào đề đối thoại và hầu như luôn kết thúc bằng việc người kia bỏ lại túi tiền để thoát lấy mạng mình. Ông đi không nói một lời khi thấy một người Canvanh đang tới, ông lại nổi máu Cơ đốc rất dữ dội đến nỗi chẳng hiểu tại sao mới mười lăm phút trước đây ông lại có thể có những nghi ngờ về sự siêu đẳng của tôn giáo thần thánh chúng ta. Bởi vì tôi, thưa ông, tôi theo Cơ đốc giáo, cha tôi, trung thành với những nguyên tắc của ông, bắt anh cả tôi là dân Canvanh.

– Cuối cùng con người đáng kính ấy thế nào? – D’ Artagnan hỏi.

– Ôi, thưa ông, một cách khốn nạn nhất. Một hôm ông cụ bị túm trên một con đường trống vắng giữa một người Canvanh và một người Cơ đốc giáo đã từng mắc chuyện với ông cụ, cả hai đều nhận ra ông, thế là họ họp lại với nhau chống lại và treo cổ ông cụ lên một cái cây, rồi họ lại đến huyênh hoang về cái việc quá ư liều lĩnh họ đã làm, trong một tửu quán ở ngôi làng chợt đến mà anh tôi và tôi cũng đang uống ở đó.

– Rồi các anh làm gì? – D’ Artagnan hỏi.

– Chúng tôi để mặc cho chúng nói – Mousqueton tiếp – Thế rồi, ra khỏi cái quán đó, mỗi tên đi về một phía trái ngược nhau, anh tôi đi phục ở con đường gã Cơ đốc đi, và tôi phía gã Tin lành. Hai giờ sau, thế là xong, chúng tôi ai nấy tính sổ xong với chúng, và hết sức khâm phục tính lo xa của ông bố đáng thương của chúng tôi đã đề phòng nuôi dạy chúng tôi mỗi người một tôn giáo khác nhau.

– Quả thật, như anh nói ấy, Mousqueton, bố anh hình như từng là một người rất thông mình. Và anh nói, lúc nhàn rỗi, con người tử tế ấy lại là tay săn bắn trộm?

– Vâng, thưa ông, chính ông cụ đã dạy tôi cách buộc bẫy chim muông và đặt dây câu ngầm. Kết quả là khi thấy lão chủ quán ty tiện nuôi chúng tôi bằng đống thịt bạc nhạc chỉ hợp với bọn quê mùa và không thích hợp chút nào với hai cái dạ dày yếu ớt như của chúng tôi, tôi đành xoay xở đôi chút với cái nghề cũ của mình. Lang thang trong khu rừng nhỏ của vị Hoàng thân, tôi giăng bẫy trên các lối đi, ngủ bên bờ nước của Điện hạ, tôi luồn dây câu xuống dưới ao hồ. Thành thử nhờ trời, giờ đây chúng tôi chẳng thiếu những gà gô, thỏ, cá chép, lươn, tất cả các loại thức ăn lành và dễ tiêu, thích hợp với người bệnh, ông có thể coi xem có đúng không.

– Nhưng còn rượu vang – D’ Artagnan nói – ai cung cấp rượu vang? – chủ quán chứ?

– Nghĩa là đúng và không.

– Đúng và không là thế nào?

– Đúng là ông ta cung cấp, nhưng ông ta không biết mình có cái vinh dự ấy.

– Giải thích xem nào, Mousqueton, câu chuyện của anh đầy những điều bổ ích đấy.

– Thế này, thưa ông. Tình cờ xui khiến tôi gặp được một người Tây Ban Nha, trong những cuộc đi chơi xa, anh ta từng thăm nhiều nước trong đó có cả Tân thế giới.

– Tân thế giới thì có liên quan gì đến những chai vang trên bàn giấy và trên cái tủ ngăn kia?

– Bình tĩnh nào, thưa ông, đâu sẽ có đấy mà.

– Đúng vậy, Mousqueton. Ta tin và vẫn nghe anh đây.

– Người Tây Ban Nha ấy có một người hầu đi theo sang Mêhicô. Người hầu ấy lại là đồng hương của tôi, thành thử chúng tôi liên kết với nhau rất nhanh vì giữa chúng tôi còn rất hợp nhau về tính cách nữa. Cả hai chúng tôi đều yêu săn bắn trên hết mọi thứ, thành thử hắn kể cho tôi nghe những thổ dân đã săn hổ và bò tót trong những đồng cỏ ở Nam Kỳ với những thòng lọng quăng vào cổ những con vật kinh khủng ấy như thế nào. Lúc đầu, tôi không muốn tin người ta lại có thể đạt tới trình độ khéo léo, cách xa hai ba mươi bước quăng đầu thòng lọng đúng nơi mình nhằm. Bạn tôi đặt một cái chai cách ba mươi bước và lần nào cậu ấy quăng cũng giật được chai trong thòng lòng. Trước bằng chứng ấy, phải nhận câu chuyện là có thật thôi. Tôi cũng lao vào luyện tập, và vì trời phú cho chút ít nàng khiếu, bây giờ tôi quăng thòng lọng giỏi ngang với bất kỳ ai. Thế là, ông có hiểu không? Chủ quán có một hầm chứa đầy rượu và lão ta không bao giờ rời chìa khóa. Có điều hầm rượu có lỗ thông hơi. Thế là, qua lỗ thông hơi đó tôi quăng thòng lọng và giờ đây thì tôi đã biết được góc nào lấy tốt rồi, và cứ nơi ấy tôi kéo. Đó, thưa ông. Tân thế giới có liên quan đến những chai vang trên bàn giấy và tủ ngăn như thế đấy. Bây giờ ông hẳn muốn nếm thử rượu vang của chúng tôi và đừng có thành kiến, ông cho biết uống thấy thế nào.

– Cám ơn, anh bạn của ta, cám ơn, nhưng thật không may ta vừa ăn điểm tâm xong.

– Dào ôi! – Porthos nói – Bày bàn đi, Mousqueton và trong khi chúng ta ăn điểm tâm, D’ Artagnan sẽ kể cho chúng ta nghe mười ngày xa chúng ta, cậu ấy ra sao.

– Xin sẵn sàng – D’ Artagnan nói.

Trong khi Porthos và Mousqueton ăn điểm tâm với vẻ ngon lành của người ốm ăn giả bữa, và của tinh thần huynh đệ của những con người xích lại gần nhau trong cơn hoạn nạn, D’ Artagnan kể Aramis bị thương và buộc phải nằm ở lại Vỡ Tim thế nào, rồi D’ Artagnan phải bỏ Athos lại ở Amiêng mặc Athos chống chọi giữa bốn tên buộc tội chàng là tên làm bạc giả ra sao, và chính D’ Artagnan đã buộc phải đâm xuyên qua bụng Bá tước De Wardes để sang được nước Anh thế nào.

Nhưng đến đây, việc tâm sự của D’ Artagnan dừng lại, chàng chỉ thông báo ở nước Anh về, chàng mang theo bốn con ngựa đẹp lộng lẫy, một con cho chàng, và đồng đội mỗi người một con. Rồi chàng kết thúc bằng việc báo cho Porthos biết con ngựa dành cho Porthos đã được đưa vào chuồng ngựa của lữ quán.

Đúng lúc đó, Planchet vào và báo cho chủ biết rằng lũ ngựa đã được nghỉ ngơi đầy đủ và có thể đến ngủ ở Clécmông.

Vì D’ Artagnan đã gần yên tâm về Porthos và chàng thấy nóng lòng muốn có tin tức của hai người bạn kia, chàng đưa tay cho người bệnh và báo cho biết chàng sắp lên đường tiếp tục tìm kiếm. Vả lại, vì chàng dự tính sẽ trở về theo con đường này, nếu trong vòng bảy tám ngày nữa, Porthos vẫn còn ở lữ quán lớn Saint-Martin, chàng sẽ ghé qua đón bạn.

Porthos trả lời, cái chỗ xương bị trẹo hoàn toàn có thể không cho phép chàng rời khỏi lữ quán. Vả lại chàng phải ở lại ở Săngtily để đợi nữ Công tước của chàng trả lời.

D’ Artagnan chúc Porthos mau nhận được sự trả lời và một sự trả lời tốt đẹp. Và sau khi đã nhờ Mousqueton lần nữa trông nom Porthos, trả tiền các khoản cho chủ quán, chàng lại cùng Planchet lên đường, giảm bớt được một con ngựa dắt theo.

Chú thích:

(1) Nguyên văn: Procureuse: bà biện lý. cũng có nghĩa trùm nhà thổ tú bà nữa. Tác giả có ý chơi chữ ở đây với anh chàng Porthos bạt tử chăng?

(2)Nguyên văn: bất chấp thói Rodomontades của ông ấy – Rút từ tính cách huênh hoang khoác lác của vua Rodomont nước Algérie, một nhân vật trong Orlando Furioso của Tasso.

Chọn tập
Bình luận