Trong mọi chuyện vừa xảy ra, có một nhân vật, mặc dầu trong tình thế không an toàn, lại không được quan tâm mấy, đó là ông Bonacieux, kẻ từ đạo đáng kính của những âm mưu chính trị và tình yêu đan xen nhau chặt chẽ trong cái thời buổi vừa rất hiệp sĩ vừa rất phong tình này.
May sao, chúng tôi đã hứa không bỏ quên ông ta.
Bọn sai nha đã bắt giữ ông rồi dẫn thẳng đến ngục Bastille, ở đó họ đưa ông còn đang run sợ đến trước một tiểu đội lính đang nhồi thuốc vào súng hỏa mai của họ.
Từ chỗ đó, ông lại bị đưa đến một hầm nửa ngầm dưới đất và bị bọn dẫn đi chửi bới thô tục nhất, đối xử dã man nhất. Bọn cảnh vệ thấy ông chẳng phải một nhà quý tộc do đó, chúng đối xừ với ông như kẻ ăn mày thực thụ.
Khoảng nửa giờ sau, một viên lục sự đến chấm dứt những trò tra khảo, nhưng không chấm dứt những mối lo lắng của ông khi ra lệnh dẫn ông vào phòng hỏi cung. Thường thường người ta hỏi cung tù nhân ngay tại nhà họ, nhưng với ông Bonacieux, họ không mất công làm theo cung cách ấy.
Hai tên lính gác túm lấy ông hàng xén, lôi ông qua một cái sân, rồi lôi vào một hành lang có ba lính tuần tra, mở một chiếc cửa, và đẩy ông vào một phòng thấp, ở đó đồ đạc chỉ có mỗi cái bàn, một cái ghế và một viên đồn trưởng cảnh sát. Viên đồn trưởng đang ngồi ở ghế và hý hoáy viết trên bàn.
Hai tên gác dẫn tù nhân đến trước cái bàn. Viên đồn trưởng ra hiệu cho họ đi xa ra khỏi tần nghe rõ tiếng nói.
Viên cảnh sát này cho tới lúc đó vẫn cắm cúi vào đống giấy tờ, bây giờ mới ngẩng đầu lên xem phải làm việc với ai. Đó là một con người mặt quằm quặm, mũi nhọn, gò má vàng và gồ cao, mắt nhỏ nhưng soi mói và lanh lợi, vẻ mặt vừa giống chồn, vừa giống cáo. Đầu hắn thò ra khỏi chiếc áo đen rộng lắc lư trên cái cổ dài ngoẵng, hơi giống như một con rùa thò đầu ra khỏi mai.
Hắn bắt đầu bằng việc hỏi ông Bonacieux tên, họ, tuổi, nghề nghiệp và chỗ ở.
Bị cáo trả lời ông tên là Jắc Misen Bonacieux, năm mốt tuổi, chủ hàng tạp hóa đã nghỉ buôn, ở số nhà 11, phố Phu đào huyệt.
Đến đây, đáng lẽ tiếp tục thẩm vấn ông, hắn lại làm một bài diễn văn dài dòng về mối nguy đối với gã thị dân ngu tối can dự vào những việc công. Hắn còn làm phức tạp thêm phần mào đề bằng việc phô trương quyền lực và hành động của Giáo chủ, vị Thủ tướng không ai sánh nổi, vị Thủ tướng vượt xa những vị trước đây, một tấm gương của những Thủ tướng sau này. Những hành động và quyền lực của Thủ tướng mà không ai chống đối không bị trừng phạt.
Sau phần hai của bài diễn văn, găm con mắt diều hâu vào ông Bonacieux khốn khổ, hắn giục ông suy nghĩ về mức nghiêm trọng tình thế của ông.
Ông đã nghĩ trước cả rồi. Ông nguyền rủa cái khoảnh khắc mà ông De la Porte có ý định gả cho ông cô con gái đỡ đầu, và nhất là cái khoảnh khắc cô con gái đỡ đầu đó được nhận làm người lo khăn áo cho Hoàng hậu.
Điều căn bản trong tính cách của ông Bonacieux là tính ích kỷ sâu xa hòa lẫn tính keo cú bần tiện, trộn thêm tính hèn nhát cực điểm. Tình yêu người vợ trẻ gợi cho ông là một tình cảm hoàn toàn thứ yếu, không thể nào chống nổi những tình cảm bẩm sinh mà chúng ta vừa liệt kê ra.
Bonacieux quả có suy nghĩ về những gì người ta vừa nói với ông ta.
– Nhưng thưa ông đồn trưởng – Ông lạnh lùng nói – Ông hãy tin chắc là tôi biết và tôi đánh giá cao hơn bất cứ ai, tài đức của Đức ông bất khả so sánh, mà chúng ta có vinh dự được ngài cai trị.
– Thật ư? – Viên đồn trưởng hỏi bằng vẻ nghi ngờ – nhưng nếu như thực sự như vậy, làm sao ông lại ở nực Bastille?
– Làm sao tôi ở đây hoặc đúng hơn tại sao tôi ở đây? – Bonacieux đáp – đó là điều tôi hoàn toàn không thể nói được với ông bởi vì bản thân tôi, tôi cũng chẳng hiểu gì. Nhưng có điều chắc chắn không phải vì đã cố ý xúc phạm Đức Giáo chủ.
– Song ông phải mắc một hình tội chứ, vì ở đây ông bị cáo buộc tội phản bội lớn.
– Phản bội lớn! – Bonacieux hoảng hồn kêu lên – Phản bội lớn! Và làm sao ông lại muốn một chủ hàng tạp hóa khốn khổ ghét bọn giáo phái Canvanh và thâm thù bọn Tây Ban Nha lại bị cáo buộc tội phản bội lớn được? Xin hãy nghĩ kỹ đi, thưa ông việc ấy thực tế là không thể được.
Viên đồn trưởng vừa nói vừa nhìn bị cáo như thể đôi mắt ti hí của hắn có khả năng đọc sâu trong trái tim người khác.
– Ông Bonacieux ông có một bà vợ chứ?
– Vâng thưa ông – Ông chủ hàng xén trả lời mà người cứ run hết lên, cảm thấy đến đây mọi việc sắp trở nên rắc rối – nghĩa là tôi đã từng có một người vợ.
– Thế nào? Ông đã từng có một người vợ ư? Vậy ông đã làm thế nào về việc này, nếu như ông không có nữa.
– Người ta đã bắt cóc mất của tôi, thưa ông.
– Người ta đã bắt cóc mất của ông? Viên đồn trưởng nói – Lại thế nữa!
Bonacieux cảm thấy ở cái tiếng “Lại thế nữa!”, mọi cái mỗi lúc một rắc rối hơn.
– Người ta đã bắt cóc vợ ông? Viên đồn trưởng lặp lại – và ông có biết người nào đã phạm tội bắt cóc ấy không?
– Tôi tin là biết hắn.
– Hắn là ai?
– Thưa ông đồn trưởng, tôi không khẳng định gì hết mà chỉ nghi ngờ thôi.
– Ông nghi ngờ ai? Nào, cứ trả lời béng ra.
Ông Bonacieux rơi vào tình trạng hết sức bối rối. Chối hết hay nói hết ra đây? Chối hết, người ta có thể tưởng là mình biết quá nhiều không dám thú nhận. Nói hết chứng tỏ có thiện chí. Cho nên ông quyết định nói hết. Ông nói:
– Tôi ngờ một người cao lớn, tóc nâu, dáng vẻ kiêu kỳ, hoàn toàn ra dáng một vị đại vương tôn. Hắn đã theo dõi chúng tôi nhiều lần, hình như thế, khi tôi đợi vợ tôi ở trước cửa trạm gác điện Louvre để đưa vợ tôi về nhà.
Viên đội trưởng hình như tỏ ra lo ngại hỏi:
– Và tên hắn?
– Ồ, về tên hắn, tôi chẳng biết tí nào, nhưng nếu bao giờ gặp hắn, tôi nhận ra hắn ngay, xin trả lời ông như vậy, dù cho hắn đứng lẫn trong hàng ngàn người khác.
Trán viên đồn trưởng sa sầm lại:
– Ông bảo, lẫn trong ngàn người ông cũng nhận ra?
Nghĩa là ông Bonacieux thấy đã trót lỡ lời, lặp lại “nghĩa là”.
– Ông đã trả lời rằng ông sẽ nhận ra hắn – viên đồn trưởng nói – tốt lắm, hôm nay tạm thế đã. Trước khi chúng ta đi xa hơn, cần để ai đó được báo trước rằng ông biết tên bắt cóc vợ ông.
– Nhưng tôi không nói với ông là tôi quen biết hắn! – Ông Bonacieux thất vọng kêu lên – Tôi đã nói với ông trái lại…
– Giải tù nhân đi – Viên đồn trưởng bảo hai người gác.
– Và giải nó đến đâu? – Viên lục sư hỏi.
– Vào ngục tối.
– Vào cái nào?
– Ôi, chúa ơi, cái nào chẳng được, miễn là khóa chặt vào – Viên đồn trưởng thản nhiên trả lời khiến ông Bonacieux tội nghiệp hãi hùng đến xương tủy.
Than ôi, than ôi! Ông tự nhủ, bất hạnh treo trên đầu ta rồi.
Vợ ta chắc đã mắc một tội khủng khiếp. Họ tin ta là kẻ đồng mưu, và sẽ trừng phạt ta cùng với nàng. Chắc nàng đã nói, đã thú nhận đã nói hết với ta. Đàn bà mà. Làm gì chẳng yếu đuối!
Một hầm tối, hầm nào chẳng được? Thế đấy. Vèo một cái đã một đêm. Và ngày mai, vào bánh nghiến, lên giá treo cổ? Ôi! Chúa ơi, Chúa ơi! Xin hãy thương con?
Chẳng thèm nghe một chút những lời than khóc của ông Bonacieux, vả lại họ đã quá quen với những lời than khóc, hai tên gác tù nắm lấy tay ông, lối đi, trong khi ấy, viên đồn trưởng viết vội vã một bức thư mà viên lục sự đang đợi mang đi.
Bonacieux không nhắm mắt nổi, không phải vì hầm tối quá khó chịu, mà vì những lo lắng quá lớn. Ông ta ngồi suốt đêm trên ghế đẩu, nghe tiếng động nhỏ cũng giật bắn người và khi những tia nắng đầu tiên lọt vào căn hầm, rạng đông đối với ông cũng nhuộm màu tang tóc.
Bất thình lình, ông nghe tiếng mở khóa, ông giật bắn người lên hãi hùng. Ông tưởng người ta đến tìm ông để đưa ông lên đoạn đầu đài. Vì vậy, khi nhìn ra chỉ thấy đơn thuần viên đội tưởng và viên lục sự, ông suýt nữa đã nhảy lên ôm lấy cổ họ.
– Việc của ông trở nên quá phức tạp từ tối hôm qua đấy, ông bạn tử tế ạ – viên đồn trưởng bảo ông – và tôi khuyên ông nói hết sự thật, bởi vì chỉ có sự ăn năn hối hận của ông mới có thể làm nguôi cơn giận dữ của Giáo chủ.
– Nhưng tôi sẵn sàng nói hết mà – Ông Bonacieux kêu lên – Ít ra cũng tất cả những gì tôi biết. Ông cứ hỏi đi, tôi yêu cầu ông đấy!
– Trước hết! vợ ông ở đâu?
– Nhưng một khi tôi đã nói với ông, người ta đã bắt cóc vợ tôi.
– Phải, nhưng từ năm giờ chiều hôm qua, nhờ có ông, bà ta đã trốn thoát.
– Vợ tôi đã trốn thoát? – Bonacieux kêu lên – Ôi, con khốn nạn!
– Thưa ông, nếu nó trốn thoát, đó không phải lỗi của tôi. Tôi xin thề với ông đấy.
– Vậy lúc đó ông làm gì tại nhà D’ Artagnan láng giềng của ông, và ông đã có một cuộc nói chuyện lâu dài với anh ta cả ngày hôm ấy?
– À, vâng, thưa ông đồn trưởng, vâng đúng như thế và tôi thú nhận tôi đã nhầm. Tôi đã có mặt tại nhà ông D’ Artagnan.
– Mục đích của cuộc thăm viếng ấy là gì?
– Là yêu cầu ông ta giúp tôi tìm lại vợ tôi. Tôi tưởng là tôi có quyền đòi lại vợ tôi như vậy. Có vẻ như tôi đã nhầm và tôi xin các ông tha lỗi.
– Thế D’ Artagnan đã trả lời thế nào?
– Ông D’ Artagnan hứa giúp tôi. Nhưng tôi nhận ra ngay ông ta đã phản tôi.
– Ông lừa gạt công lý rồi! Ông D’ Artagnan đã có một giao ước với ông, và thể theo giao ước, ông ta đã đánh đuổi các nhân viên cảnh sát đã bắt giữ vợ ông rồi giấu biến vợ ông đi.
– Ông D’ Artagnan đã cuỗm vợ tôi? Nhưng là ông bảo tôi đấy nhé?
– May sao ông D’ Artagnan lại trong tay chúng tôi, và ông sắp được đối chất với ông ta.
– Chà, thật tình – tôi không mong gì hơn – Bonacieux kêu lên, tôi sẽ không bực mình vì gặp lại người quen đâu.
– Đưa ông D’ Artagnan vào! – Viên đồn trưởng bảo hai tên gác.
Hai tên gác đưa Athos vào.
– Ông D’ Artagnan – Viên đồn trưởng nói với Athos – Ông hãy khai điều gì đã diễn ra giữa ông với ông này.
– Nhưng… – Bonacieux kêu lên – Đây không phải ông D’ Artagnan!
– Sao! Không phải ông D’ Artagnan ư? – Viên đồn trưởng kêu lên.
Ông Bonacieux trả lời:
– Không một chút nào.
– Thế ông này tên là gì?
– Tôi không thể nói được, tôi đâu có biết ông ta.
– Thế nào? Ông không quen biết ông ta?
– Không.
– Ông chưa bao giờ gặp ông ta?
– Có chứ. Nhưng tôi không biết ông ấy tên là gì.
– Tên ông? – Viên đồn trưởng hỏi.
– Athos – Chàng ngự lâm quân trả lời.
Nhưng đó đâu phải một cái tên người, đó là một cái tên núi(1) – Tên thẩm vấn khốn khổ bắt đầu điên đầu kêu lên:
– Đấy là tên tôi – Athos bình tĩnh trả lời.
Nhưng ông đã nói ông tên là D’ Artagnan?
– Vâng, chính ông.
– Có nghĩa là người ta nói với tôi: “ông là ông D’ Artagnan?”.
– Tôi đã trả lời: “ông tin vậy à?”. Bọn lính canh giữ tôi kêu ầm lBn họ tin chắc như vậy. Tôi chẳng buồn làm phật ý họ. Vả lại, có thể tôi nhầm.
– Này ông, ông lăng mạ sự tôn nghiêm của công Iý đó.
– Không chút nào, – Athos bình tĩnh nói.
– Ông là ông D’ Artagnan?
– Đấy, ông lại nói thế rồi.
Đến lượt ông Bonacieux la lên:
– Nhưng, tôi đã nói với ông, thưa ông đồn trưởng. Không có một chút nghi ngờ nào nữa đâu. Ông D’ Artagnan là khách thuê nhà của tôi, tôi phải biết ông ta chứ, dù cho ông ta không trả tiền thuê nhà cho tôi, ông D’ Artagnan là một người trẻ tuổi khoảng độ mười chín thôi, còn ông này ít nhất cũng ba mươi rồi. Ông D’ Artagnan ở trong đội cận vệ của ông des Essarts, còn ông đây là ngự lâm quân của ông De Treville. Hãy nhìn đồng phục, thưa ông đồn trưởng, ông nhìn đồng phục xem.
– Đúng thế – Viên đồn trưởng lẩm bẩm – Mẹ kiếp đúng thế!
– Đúng lúc đó, cánh cửa mở tung và một phái viên do một tên gác cổng ngục Bastille dẫn vào trao một bức thư cho viên đội trưởng.
– Ôi! Con khốn nạn! – viên đội trưởng kêu lên.
– Sao thế? ông bảo sao? Ông nói ai vậy. Tôi hy vọng không phải vợ tôi chứ!
– Trái lại, chính mụ! Vụ việc của ông khá đấy?
– Thế ư!- Ông chủ tạp hóa nổi khùng nói to – Thưa ông, xin ông vui lòng nói cho tôi hay làm sao vụ việc của tôi lại có thể xấu đi với tôi về những sự mà vợ tôi làm, trong khi tôi đang ở trong tù!
– Bởi vì những việc mà vợ ông làm là chuỗi tiếp nối của một kế hoạch được sắp xếp giữa các người, một kế hoạch ma quỷ.
– Tôi xin thề với ông, thưa ông đồn trưởng, ông đang đi sâu vào một sự nhầm lẫn to nhất đấy tôi chẳng biết thứ chết tiệt gì về những điều vợ tôi làm, tôi hoàn toàn xa lạ với việc vợ tôi đã làm, nếu nó làm những chuyện xằng bậy, tôi sẽ từ bỏ nó, phản đối nó, nguyền rủa nó.
– Thế đấy! – Athos nói với viên đồn trưởng – nếu ông không cần tôi ở đây nữa, hãy trả tôi về đâu đó. Thật phiền quá, cái ông Bonacieux của ông.
Viên đội trưởng ra hiệu hất tay về phía Athos lẫn Bonacieux.
Giải cả hai về hầm tối, và phải canh gác nghiêm ngặt hơn bao giờ hết.
– Tuy nhiên, – Athos nói vẫn với vẻ bình thản thường tình – nếu các ông có chuyện với ông D’ Artagnan, tôi không rõ lắm tôi có thể thế chỗ ông ta với tư cách gì?
Viên đồn trưởng hét lên:
– Hãy làm như tôi bảo – Bí mật tuyệt đối! Hiểu không?
Athos nhún vai đi theo bọn gác, còn ông Bonacieux vừa đi vừa thốt ra những lời than khóc đến hùm beo cũng phải mủi lòng.
Ông chủ tạp hóa bị dẫn trở về hầm tối đêm trước và bị để mặc ông ở đó suốt ngày. Suốt ngày Bonacieux khóc như một ông chủ tạp hóa thực thụ vì như ông đã nói với chúng ta, ông đâu phải giới cầm gươm.
Đến tối, khoảng chín giờ, vào lúc ông quyết định sắp đi nằm, thì nghe thấy tiếng bước chân ngoài hành lang. Những bước chân đến gần hầm tối, cửa mở. Bọn gác đi vào.
– Đi theo tôi – Một viên cai đi sau hai tên gác nói.
– Đi theo ông? Ông Bonacieux la lên – Theo ông vào cái giờ này ư? Và đi đâu thế, Chúa ơi?
– Đến nơi chúng tôi được lệnh dẫn ông đi.
– Nhưng đó không phải là câu trả lời.
– Nhưng đó lại là câu duy nhất chúng tôi có thể trả lời ông.
– Ôi trời ơi, trời ơi, ông chủ tạp hóa lẩm bẩm – lần này thì toi thật rồi?
Và ông đi theo như một cái máy, không thể cưỡng lại.
Ông đi vẫn theo cái hành lang đã từng đi, qua cái sân thứ nhất, rồi một khung nhà và cuối cùng đến cửa sân trước, ông thấy một cỗ xe có bốn lính bảo vệ cưỡi ngựa ở quanh xe. Họ đưa ông lên xe, viên cai ngồi sau lưng ông, người ta khóa cửa xe lại và cả hai như đang trong một nhà tù lưu động.
Cỗ xe bắt đầu chuyển động, chậm chạp như một xe tang.
Qua cửa lớn đã khóa móc, người tù nhìn thấy nhà cửa, hè đường, tất cả chỉ có thế. Nhưng là người Paris chính cống, Bonacieux nhận ra mỗi phố qua các cột mốc, biển hiệu, đèn lồng.
Lúc đến Thánh Pôn, nơi hành quyết các tử tù của ngục Bastille, ông suýt ngất và làm dấu Thánh hai lần. Ông cứ tưởng là cỗ xe hẳn dừng lại ở đây. Tuy nhiên nó lại vượt qua.
Xa hơn một đoạn, ông ta lại hết hồn hết vía một lần nữa, cho là lúc xe đi men quanh nghĩa địa Thánh Giàng, nơi chôn những tội phạm quốc gia. Điều duy nhất khiến ông hơi yên tâm là trước khi chôn họ, thường người ta chặt đầu họ đã, còn đầu ông vẫn ở trên hai vai. Nhưng khi xe đi theo đường Grevơ, ông nhận ra những mái nhọn của tòa thị chính, và xe đi vào cái cổng tò vò, ông tin tất cả với ông đã hết rồi. Ông muốn xưng tội với viên cai, và viên này từ chối, ông kêu lên những tiếng kêu đến là thảm thiết khiến viên cai phải dọa nếu ông cứ tiếp tục làm điếc tai hắn như thế hắn sẽ nhét giẻ vào mồm ông.
Lời đe dọa làm ông Bonacieux yên tâm đôi chút. Nếu người ta hành quyết ông ở Grevơ, làm gì phải mất công bịt miệng ông lại, vì cũng gần tới nơi hành quyết rồi. Quả nhiên chiếc xe đi qua cái bãi định mệnh mà không dừng lại. Chỉ còn phải sợ mỗi bãi Thập Tự – Trahoa nữa thôi. Chiếc xe lại đi đúng về phía đó.
Lần này thì không còn nghi ngờ gì nữa. Chính Thập tự – Trahoa là nơi hành quyết những phạm nhân hạ lưu. Bonacieux đã tự đắc tưởng mình xứng với Grevơ hay Thánh Pôn kia.
Nhưng đường đời và sế kiếp của ông lại sắp kết thúc ở Thập tự – Trahoa. Ông còn chưa thể nhìn thấy chiếc thập tự bất hạnh đó, nhưng đã cảm thấy như là nó đã đến trước mặt ông. Khi chỉ còn cách đó độ hai mươi bước, ông nghe tiếng lao nhao và cỗ xe dừng lại. Thật quá sức ông Bonacieux khốn khổ có thể chịu đựng, vì ông đã phải trả qua những cơn xúc động nối tiếp nhau nghiến nát ông. Ông thốt lên một tiếng rên yếu ớt tưởng như tiếng thở hắt ra của một kẻ sắp lìa đời, rồi ngất đi.
Chú thích:
(1) Tên núi ở Makedonia để tưởng nhớ đến các tu viện.
Trong mọi chuyện vừa xảy ra, có một nhân vật, mặc dầu trong tình thế không an toàn, lại không được quan tâm mấy, đó là ông Bonacieux, kẻ từ đạo đáng kính của những âm mưu chính trị và tình yêu đan xen nhau chặt chẽ trong cái thời buổi vừa rất hiệp sĩ vừa rất phong tình này.
May sao, chúng tôi đã hứa không bỏ quên ông ta.
Bọn sai nha đã bắt giữ ông rồi dẫn thẳng đến ngục Bastille, ở đó họ đưa ông còn đang run sợ đến trước một tiểu đội lính đang nhồi thuốc vào súng hỏa mai của họ.
Từ chỗ đó, ông lại bị đưa đến một hầm nửa ngầm dưới đất và bị bọn dẫn đi chửi bới thô tục nhất, đối xử dã man nhất. Bọn cảnh vệ thấy ông chẳng phải một nhà quý tộc do đó, chúng đối xừ với ông như kẻ ăn mày thực thụ.
Khoảng nửa giờ sau, một viên lục sự đến chấm dứt những trò tra khảo, nhưng không chấm dứt những mối lo lắng của ông khi ra lệnh dẫn ông vào phòng hỏi cung. Thường thường người ta hỏi cung tù nhân ngay tại nhà họ, nhưng với ông Bonacieux, họ không mất công làm theo cung cách ấy.
Hai tên lính gác túm lấy ông hàng xén, lôi ông qua một cái sân, rồi lôi vào một hành lang có ba lính tuần tra, mở một chiếc cửa, và đẩy ông vào một phòng thấp, ở đó đồ đạc chỉ có mỗi cái bàn, một cái ghế và một viên đồn trưởng cảnh sát. Viên đồn trưởng đang ngồi ở ghế và hý hoáy viết trên bàn.
Hai tên gác dẫn tù nhân đến trước cái bàn. Viên đồn trưởng ra hiệu cho họ đi xa ra khỏi tần nghe rõ tiếng nói.
Viên cảnh sát này cho tới lúc đó vẫn cắm cúi vào đống giấy tờ, bây giờ mới ngẩng đầu lên xem phải làm việc với ai. Đó là một con người mặt quằm quặm, mũi nhọn, gò má vàng và gồ cao, mắt nhỏ nhưng soi mói và lanh lợi, vẻ mặt vừa giống chồn, vừa giống cáo. Đầu hắn thò ra khỏi chiếc áo đen rộng lắc lư trên cái cổ dài ngoẵng, hơi giống như một con rùa thò đầu ra khỏi mai.
Hắn bắt đầu bằng việc hỏi ông Bonacieux tên, họ, tuổi, nghề nghiệp và chỗ ở.
Bị cáo trả lời ông tên là Jắc Misen Bonacieux, năm mốt tuổi, chủ hàng tạp hóa đã nghỉ buôn, ở số nhà 11, phố Phu đào huyệt.
Đến đây, đáng lẽ tiếp tục thẩm vấn ông, hắn lại làm một bài diễn văn dài dòng về mối nguy đối với gã thị dân ngu tối can dự vào những việc công. Hắn còn làm phức tạp thêm phần mào đề bằng việc phô trương quyền lực và hành động của Giáo chủ, vị Thủ tướng không ai sánh nổi, vị Thủ tướng vượt xa những vị trước đây, một tấm gương của những Thủ tướng sau này. Những hành động và quyền lực của Thủ tướng mà không ai chống đối không bị trừng phạt.
Sau phần hai của bài diễn văn, găm con mắt diều hâu vào ông Bonacieux khốn khổ, hắn giục ông suy nghĩ về mức nghiêm trọng tình thế của ông.
Ông đã nghĩ trước cả rồi. Ông nguyền rủa cái khoảnh khắc mà ông De la Porte có ý định gả cho ông cô con gái đỡ đầu, và nhất là cái khoảnh khắc cô con gái đỡ đầu đó được nhận làm người lo khăn áo cho Hoàng hậu.
Điều căn bản trong tính cách của ông Bonacieux là tính ích kỷ sâu xa hòa lẫn tính keo cú bần tiện, trộn thêm tính hèn nhát cực điểm. Tình yêu người vợ trẻ gợi cho ông là một tình cảm hoàn toàn thứ yếu, không thể nào chống nổi những tình cảm bẩm sinh mà chúng ta vừa liệt kê ra.
Bonacieux quả có suy nghĩ về những gì người ta vừa nói với ông ta.
– Nhưng thưa ông đồn trưởng – Ông lạnh lùng nói – Ông hãy tin chắc là tôi biết và tôi đánh giá cao hơn bất cứ ai, tài đức của Đức ông bất khả so sánh, mà chúng ta có vinh dự được ngài cai trị.
– Thật ư? – Viên đồn trưởng hỏi bằng vẻ nghi ngờ – nhưng nếu như thực sự như vậy, làm sao ông lại ở nực Bastille?
– Làm sao tôi ở đây hoặc đúng hơn tại sao tôi ở đây? – Bonacieux đáp – đó là điều tôi hoàn toàn không thể nói được với ông bởi vì bản thân tôi, tôi cũng chẳng hiểu gì. Nhưng có điều chắc chắn không phải vì đã cố ý xúc phạm Đức Giáo chủ.
– Song ông phải mắc một hình tội chứ, vì ở đây ông bị cáo buộc tội phản bội lớn.
– Phản bội lớn! – Bonacieux hoảng hồn kêu lên – Phản bội lớn! Và làm sao ông lại muốn một chủ hàng tạp hóa khốn khổ ghét bọn giáo phái Canvanh và thâm thù bọn Tây Ban Nha lại bị cáo buộc tội phản bội lớn được? Xin hãy nghĩ kỹ đi, thưa ông việc ấy thực tế là không thể được.
Viên đồn trưởng vừa nói vừa nhìn bị cáo như thể đôi mắt ti hí của hắn có khả năng đọc sâu trong trái tim người khác.
– Ông Bonacieux ông có một bà vợ chứ?
– Vâng thưa ông – Ông chủ hàng xén trả lời mà người cứ run hết lên, cảm thấy đến đây mọi việc sắp trở nên rắc rối – nghĩa là tôi đã từng có một người vợ.
– Thế nào? Ông đã từng có một người vợ ư? Vậy ông đã làm thế nào về việc này, nếu như ông không có nữa.
– Người ta đã bắt cóc mất của tôi, thưa ông.
– Người ta đã bắt cóc mất của ông? Viên đồn trưởng nói – Lại thế nữa!
Bonacieux cảm thấy ở cái tiếng “Lại thế nữa!”, mọi cái mỗi lúc một rắc rối hơn.
– Người ta đã bắt cóc vợ ông? Viên đồn trưởng lặp lại – và ông có biết người nào đã phạm tội bắt cóc ấy không?
– Tôi tin là biết hắn.
– Hắn là ai?
– Thưa ông đồn trưởng, tôi không khẳng định gì hết mà chỉ nghi ngờ thôi.
– Ông nghi ngờ ai? Nào, cứ trả lời béng ra.
Ông Bonacieux rơi vào tình trạng hết sức bối rối. Chối hết hay nói hết ra đây? Chối hết, người ta có thể tưởng là mình biết quá nhiều không dám thú nhận. Nói hết chứng tỏ có thiện chí. Cho nên ông quyết định nói hết. Ông nói:
– Tôi ngờ một người cao lớn, tóc nâu, dáng vẻ kiêu kỳ, hoàn toàn ra dáng một vị đại vương tôn. Hắn đã theo dõi chúng tôi nhiều lần, hình như thế, khi tôi đợi vợ tôi ở trước cửa trạm gác điện Louvre để đưa vợ tôi về nhà.
Viên đội trưởng hình như tỏ ra lo ngại hỏi:
– Và tên hắn?
– Ồ, về tên hắn, tôi chẳng biết tí nào, nhưng nếu bao giờ gặp hắn, tôi nhận ra hắn ngay, xin trả lời ông như vậy, dù cho hắn đứng lẫn trong hàng ngàn người khác.
Trán viên đồn trưởng sa sầm lại:
– Ông bảo, lẫn trong ngàn người ông cũng nhận ra?
Nghĩa là ông Bonacieux thấy đã trót lỡ lời, lặp lại “nghĩa là”.
– Ông đã trả lời rằng ông sẽ nhận ra hắn – viên đồn trưởng nói – tốt lắm, hôm nay tạm thế đã. Trước khi chúng ta đi xa hơn, cần để ai đó được báo trước rằng ông biết tên bắt cóc vợ ông.
– Nhưng tôi không nói với ông là tôi quen biết hắn! – Ông Bonacieux thất vọng kêu lên – Tôi đã nói với ông trái lại…
– Giải tù nhân đi – Viên đồn trưởng bảo hai người gác.
– Và giải nó đến đâu? – Viên lục sư hỏi.
– Vào ngục tối.
– Vào cái nào?
– Ôi, chúa ơi, cái nào chẳng được, miễn là khóa chặt vào – Viên đồn trưởng thản nhiên trả lời khiến ông Bonacieux tội nghiệp hãi hùng đến xương tủy.
Than ôi, than ôi! Ông tự nhủ, bất hạnh treo trên đầu ta rồi.
Vợ ta chắc đã mắc một tội khủng khiếp. Họ tin ta là kẻ đồng mưu, và sẽ trừng phạt ta cùng với nàng. Chắc nàng đã nói, đã thú nhận đã nói hết với ta. Đàn bà mà. Làm gì chẳng yếu đuối!
Một hầm tối, hầm nào chẳng được? Thế đấy. Vèo một cái đã một đêm. Và ngày mai, vào bánh nghiến, lên giá treo cổ? Ôi! Chúa ơi, Chúa ơi! Xin hãy thương con?
Chẳng thèm nghe một chút những lời than khóc của ông Bonacieux, vả lại họ đã quá quen với những lời than khóc, hai tên gác tù nắm lấy tay ông, lối đi, trong khi ấy, viên đồn trưởng viết vội vã một bức thư mà viên lục sự đang đợi mang đi.
Bonacieux không nhắm mắt nổi, không phải vì hầm tối quá khó chịu, mà vì những lo lắng quá lớn. Ông ta ngồi suốt đêm trên ghế đẩu, nghe tiếng động nhỏ cũng giật bắn người và khi những tia nắng đầu tiên lọt vào căn hầm, rạng đông đối với ông cũng nhuộm màu tang tóc.
Bất thình lình, ông nghe tiếng mở khóa, ông giật bắn người lên hãi hùng. Ông tưởng người ta đến tìm ông để đưa ông lên đoạn đầu đài. Vì vậy, khi nhìn ra chỉ thấy đơn thuần viên đội tưởng và viên lục sự, ông suýt nữa đã nhảy lên ôm lấy cổ họ.
– Việc của ông trở nên quá phức tạp từ tối hôm qua đấy, ông bạn tử tế ạ – viên đồn trưởng bảo ông – và tôi khuyên ông nói hết sự thật, bởi vì chỉ có sự ăn năn hối hận của ông mới có thể làm nguôi cơn giận dữ của Giáo chủ.
– Nhưng tôi sẵn sàng nói hết mà – Ông Bonacieux kêu lên – Ít ra cũng tất cả những gì tôi biết. Ông cứ hỏi đi, tôi yêu cầu ông đấy!
– Trước hết! vợ ông ở đâu?
– Nhưng một khi tôi đã nói với ông, người ta đã bắt cóc vợ tôi.
– Phải, nhưng từ năm giờ chiều hôm qua, nhờ có ông, bà ta đã trốn thoát.
– Vợ tôi đã trốn thoát? – Bonacieux kêu lên – Ôi, con khốn nạn!
– Thưa ông, nếu nó trốn thoát, đó không phải lỗi của tôi. Tôi xin thề với ông đấy.
– Vậy lúc đó ông làm gì tại nhà D’ Artagnan láng giềng của ông, và ông đã có một cuộc nói chuyện lâu dài với anh ta cả ngày hôm ấy?
– À, vâng, thưa ông đồn trưởng, vâng đúng như thế và tôi thú nhận tôi đã nhầm. Tôi đã có mặt tại nhà ông D’ Artagnan.
– Mục đích của cuộc thăm viếng ấy là gì?
– Là yêu cầu ông ta giúp tôi tìm lại vợ tôi. Tôi tưởng là tôi có quyền đòi lại vợ tôi như vậy. Có vẻ như tôi đã nhầm và tôi xin các ông tha lỗi.
– Thế D’ Artagnan đã trả lời thế nào?
– Ông D’ Artagnan hứa giúp tôi. Nhưng tôi nhận ra ngay ông ta đã phản tôi.
– Ông lừa gạt công lý rồi! Ông D’ Artagnan đã có một giao ước với ông, và thể theo giao ước, ông ta đã đánh đuổi các nhân viên cảnh sát đã bắt giữ vợ ông rồi giấu biến vợ ông đi.
– Ông D’ Artagnan đã cuỗm vợ tôi? Nhưng là ông bảo tôi đấy nhé?
– May sao ông D’ Artagnan lại trong tay chúng tôi, và ông sắp được đối chất với ông ta.
– Chà, thật tình – tôi không mong gì hơn – Bonacieux kêu lên, tôi sẽ không bực mình vì gặp lại người quen đâu.
– Đưa ông D’ Artagnan vào! – Viên đồn trưởng bảo hai tên gác.
Hai tên gác đưa Athos vào.
– Ông D’ Artagnan – Viên đồn trưởng nói với Athos – Ông hãy khai điều gì đã diễn ra giữa ông với ông này.
– Nhưng… – Bonacieux kêu lên – Đây không phải ông D’ Artagnan!
– Sao! Không phải ông D’ Artagnan ư? – Viên đồn trưởng kêu lên.
Ông Bonacieux trả lời:
– Không một chút nào.
– Thế ông này tên là gì?
– Tôi không thể nói được, tôi đâu có biết ông ta.
– Thế nào? Ông không quen biết ông ta?
– Không.
– Ông chưa bao giờ gặp ông ta?
– Có chứ. Nhưng tôi không biết ông ấy tên là gì.
– Tên ông? – Viên đồn trưởng hỏi.
– Athos – Chàng ngự lâm quân trả lời.
Nhưng đó đâu phải một cái tên người, đó là một cái tên núi(1) – Tên thẩm vấn khốn khổ bắt đầu điên đầu kêu lên:
– Đấy là tên tôi – Athos bình tĩnh trả lời.
Nhưng ông đã nói ông tên là D’ Artagnan?
– Vâng, chính ông.
– Có nghĩa là người ta nói với tôi: “ông là ông D’ Artagnan?”.
– Tôi đã trả lời: “ông tin vậy à?”. Bọn lính canh giữ tôi kêu ầm lBn họ tin chắc như vậy. Tôi chẳng buồn làm phật ý họ. Vả lại, có thể tôi nhầm.
– Này ông, ông lăng mạ sự tôn nghiêm của công Iý đó.
– Không chút nào, – Athos bình tĩnh nói.
– Ông là ông D’ Artagnan?
– Đấy, ông lại nói thế rồi.
Đến lượt ông Bonacieux la lên:
– Nhưng, tôi đã nói với ông, thưa ông đồn trưởng. Không có một chút nghi ngờ nào nữa đâu. Ông D’ Artagnan là khách thuê nhà của tôi, tôi phải biết ông ta chứ, dù cho ông ta không trả tiền thuê nhà cho tôi, ông D’ Artagnan là một người trẻ tuổi khoảng độ mười chín thôi, còn ông này ít nhất cũng ba mươi rồi. Ông D’ Artagnan ở trong đội cận vệ của ông des Essarts, còn ông đây là ngự lâm quân của ông De Treville. Hãy nhìn đồng phục, thưa ông đồn trưởng, ông nhìn đồng phục xem.
– Đúng thế – Viên đồn trưởng lẩm bẩm – Mẹ kiếp đúng thế!
– Đúng lúc đó, cánh cửa mở tung và một phái viên do một tên gác cổng ngục Bastille dẫn vào trao một bức thư cho viên đội trưởng.
– Ôi! Con khốn nạn! – viên đội trưởng kêu lên.
– Sao thế? ông bảo sao? Ông nói ai vậy. Tôi hy vọng không phải vợ tôi chứ!
– Trái lại, chính mụ! Vụ việc của ông khá đấy?
– Thế ư!- Ông chủ tạp hóa nổi khùng nói to – Thưa ông, xin ông vui lòng nói cho tôi hay làm sao vụ việc của tôi lại có thể xấu đi với tôi về những sự mà vợ tôi làm, trong khi tôi đang ở trong tù!
– Bởi vì những việc mà vợ ông làm là chuỗi tiếp nối của một kế hoạch được sắp xếp giữa các người, một kế hoạch ma quỷ.
– Tôi xin thề với ông, thưa ông đồn trưởng, ông đang đi sâu vào một sự nhầm lẫn to nhất đấy tôi chẳng biết thứ chết tiệt gì về những điều vợ tôi làm, tôi hoàn toàn xa lạ với việc vợ tôi đã làm, nếu nó làm những chuyện xằng bậy, tôi sẽ từ bỏ nó, phản đối nó, nguyền rủa nó.
– Thế đấy! – Athos nói với viên đồn trưởng – nếu ông không cần tôi ở đây nữa, hãy trả tôi về đâu đó. Thật phiền quá, cái ông Bonacieux của ông.
Viên đội trưởng ra hiệu hất tay về phía Athos lẫn Bonacieux.
Giải cả hai về hầm tối, và phải canh gác nghiêm ngặt hơn bao giờ hết.
– Tuy nhiên, – Athos nói vẫn với vẻ bình thản thường tình – nếu các ông có chuyện với ông D’ Artagnan, tôi không rõ lắm tôi có thể thế chỗ ông ta với tư cách gì?
Viên đồn trưởng hét lên:
– Hãy làm như tôi bảo – Bí mật tuyệt đối! Hiểu không?
Athos nhún vai đi theo bọn gác, còn ông Bonacieux vừa đi vừa thốt ra những lời than khóc đến hùm beo cũng phải mủi lòng.
Ông chủ tạp hóa bị dẫn trở về hầm tối đêm trước và bị để mặc ông ở đó suốt ngày. Suốt ngày Bonacieux khóc như một ông chủ tạp hóa thực thụ vì như ông đã nói với chúng ta, ông đâu phải giới cầm gươm.
Đến tối, khoảng chín giờ, vào lúc ông quyết định sắp đi nằm, thì nghe thấy tiếng bước chân ngoài hành lang. Những bước chân đến gần hầm tối, cửa mở. Bọn gác đi vào.
– Đi theo tôi – Một viên cai đi sau hai tên gác nói.
– Đi theo ông? Ông Bonacieux la lên – Theo ông vào cái giờ này ư? Và đi đâu thế, Chúa ơi?
– Đến nơi chúng tôi được lệnh dẫn ông đi.
– Nhưng đó không phải là câu trả lời.
– Nhưng đó lại là câu duy nhất chúng tôi có thể trả lời ông.
– Ôi trời ơi, trời ơi, ông chủ tạp hóa lẩm bẩm – lần này thì toi thật rồi?
Và ông đi theo như một cái máy, không thể cưỡng lại.
Ông đi vẫn theo cái hành lang đã từng đi, qua cái sân thứ nhất, rồi một khung nhà và cuối cùng đến cửa sân trước, ông thấy một cỗ xe có bốn lính bảo vệ cưỡi ngựa ở quanh xe. Họ đưa ông lên xe, viên cai ngồi sau lưng ông, người ta khóa cửa xe lại và cả hai như đang trong một nhà tù lưu động.
Cỗ xe bắt đầu chuyển động, chậm chạp như một xe tang.
Qua cửa lớn đã khóa móc, người tù nhìn thấy nhà cửa, hè đường, tất cả chỉ có thế. Nhưng là người Paris chính cống, Bonacieux nhận ra mỗi phố qua các cột mốc, biển hiệu, đèn lồng.
Lúc đến Thánh Pôn, nơi hành quyết các tử tù của ngục Bastille, ông suýt ngất và làm dấu Thánh hai lần. Ông cứ tưởng là cỗ xe hẳn dừng lại ở đây. Tuy nhiên nó lại vượt qua.
Xa hơn một đoạn, ông ta lại hết hồn hết vía một lần nữa, cho là lúc xe đi men quanh nghĩa địa Thánh Giàng, nơi chôn những tội phạm quốc gia. Điều duy nhất khiến ông hơi yên tâm là trước khi chôn họ, thường người ta chặt đầu họ đã, còn đầu ông vẫn ở trên hai vai. Nhưng khi xe đi theo đường Grevơ, ông nhận ra những mái nhọn của tòa thị chính, và xe đi vào cái cổng tò vò, ông tin tất cả với ông đã hết rồi. Ông muốn xưng tội với viên cai, và viên này từ chối, ông kêu lên những tiếng kêu đến là thảm thiết khiến viên cai phải dọa nếu ông cứ tiếp tục làm điếc tai hắn như thế hắn sẽ nhét giẻ vào mồm ông.
Lời đe dọa làm ông Bonacieux yên tâm đôi chút. Nếu người ta hành quyết ông ở Grevơ, làm gì phải mất công bịt miệng ông lại, vì cũng gần tới nơi hành quyết rồi. Quả nhiên chiếc xe đi qua cái bãi định mệnh mà không dừng lại. Chỉ còn phải sợ mỗi bãi Thập Tự – Trahoa nữa thôi. Chiếc xe lại đi đúng về phía đó.
Lần này thì không còn nghi ngờ gì nữa. Chính Thập tự – Trahoa là nơi hành quyết những phạm nhân hạ lưu. Bonacieux đã tự đắc tưởng mình xứng với Grevơ hay Thánh Pôn kia.
Nhưng đường đời và sế kiếp của ông lại sắp kết thúc ở Thập tự – Trahoa. Ông còn chưa thể nhìn thấy chiếc thập tự bất hạnh đó, nhưng đã cảm thấy như là nó đã đến trước mặt ông. Khi chỉ còn cách đó độ hai mươi bước, ông nghe tiếng lao nhao và cỗ xe dừng lại. Thật quá sức ông Bonacieux khốn khổ có thể chịu đựng, vì ông đã phải trả qua những cơn xúc động nối tiếp nhau nghiến nát ông. Ông thốt lên một tiếng rên yếu ớt tưởng như tiếng thở hắt ra của một kẻ sắp lìa đời, rồi ngất đi.
Chú thích:
(1) Tên núi ở Makedonia để tưởng nhớ đến các tu viện.