Ông De Troavin, gia đình ông vẫn còn gọi ông như thế, còn ông, cuối cùng ông lại tự gọi mình là De Treville. Thực tế ông cũng khởi nghiệp như D’ artagnan, nghĩa là không một xu dính túi, mà với cái vốn táo gan, trí tuệ và tài ứng biến, nó làm cho gã quý tộc quèn Gátxcông nghèo khó nhất thường hy vọng nhận được sự thừa kế dòng dõi còn hơn cả một quý tộc giàu có nhất ở Pêrigoóc(1) hay Beri(2) nhận được trong thực tế. Lòng quả cảm phi thường và niềm hạnh phúc còn phi thường hơn trong một thời mà đòn giáng như mưa đá, đã kéo ông lên tận đỉnh cao của nấc thang khó khăn mà người ta gọi là sự sủng ái của triều đình, mà ông đã từng leo lên bốn bậc một.
Ông là bạn của nhà Vua, như mọi người đều biết nhà Vua rất coi trọng ký ức về vua cha Henri IV của mình. Cha của ông De Treville đã phục vụ trung thành vị tiên vương trong những cuộc chiến chống lại Liên minh(3) đến nỗi do rắc rối về tiền mặt, thứ mà dân Bearn suốt đời túng thiếu ông mãi mãi trả nợ bằng vật duy nhất không cần phải đi vay, nghĩa là bằng tinh thần. Vua Henri IV đã trao cho ông quyền được mang gia huy con sư tử vàng trên men sứ đỏ chói với dòng châm ngôn: Trung thành và dũng mãnh, sau khi Paris đầu hàng. Thế là quá nhiều vinh dự, nhưng lại quá tầm thường để sống dễ chịu, ông để lại cho con trai tài sản duy nhất: thanh gươm và châm ngôn ấy của mình. Nhờ hai tặng vật đó và cái tên không một vết nhơ đi kèm, ông De Treville được nhận vào dinh ông hoàng tử trẻ, ở đó ông đã phụng sự quá tốt bằng thanh gươm của mình và quá ư trung thành với châm ngôn ấy, đến mức vua Louis XIII, một trong những lưỡi gươm cừ khôi của vương quốc thường quen nói rằng, nếu Ngài có một người bạn muốn đấu, Ngài sẽ khuyên bạn mình chọn người trợ thủ trước hết là nhà Vua, rồi sau đó là De Treville, mà có thể Treville trước cả nhà Vua nữa.
Vì thế, Louis XIII gắn bó thật sự với Treville, một sự gắn bó vua tôi một sự gắn bó ích kỷ, đúng vậy, nhưng không hề giảm đi chút nào gắn bó. Chính là trong thời buổi nhiễu nhương ấy, người ta hay tìm những người được tôi luyện như Treville để tập hợp quanh mình. Nhiều người có thể dùng tính ngữ dũng mãnh làm châm ngôn, tuy chỉ là phần thứ hai của chữ khảm nhưng một số ít nhà quý tộc lại đòi phần thứ nhất là trung thành. De Treville là một trong số ít ấy. Đó là một trong tổ chức hiếm hoi, có sự thông minh ngoan ngoãn như của loài chó ngao, một lòng can đảm mù quáng, có con mắt nhanh nhạy, bàn tay mẫn cán, với họ con mắt là chỉ để xem liệu nhà Vua có bất bình về ai không, và bàn tay là để nện kẻ chướng tai gai mắt nào đó, một Bétxmơ, Môrơve hay Pontrốt de Mêrê hoặc một Vittry(4). Cuối cùng ở Treville, tới khi đó, ông chỉ còn thiếu có cơ hội, nhưng ông rình rập nó, và ông tự hứa sẽ tóm ngay óc nó nếu lúc nào nó đến tầm tay ông. Vì vậy, Louis XIII phong ông De Treville là đại úy đội ngự lâm của Ngài, đội ngự lâm hết lòng tận tâm hoặc đúng hơn cuồng tín đối với Louis XIII, cũng giống như các đội thường binh đối với Henri III và đội cận vệ Xcốt đối với Louis XI.
Về phía mình, và về phương diện này, Giáo chủ không chịu kém nhà Vua. Khi đã thấy đám hảo hán đáng gờm mà vua Louis XIII tập hợp quanh mình, vị phó vương hoặc đúng hơn, vua nhất của nước Pháp cũng muốn mình có đội cận vệ. Vậy là Giáo chủ cũng có ngự lâm, giống như ngự lâm quân của Vua Louis XIII và người ta thấy hai lực lượng thù địch ấy chọn nhặt khắp các tỉnh nước Pháp và cả các nước ngoài nữa, những con người nổi tiếng về kiếm pháp để phục vụ mình. Vì vậy, Richelieu và Louis XIII luôn cãi nhau khi chơi cờ buổi tối, về tài cán lũ thủ hạ của mình. Bên nào cũng khoe khoang cách ứng xử và lòng can đảm của thủ hạ mình. Và mặc dầu vẫn lớn tiếng chống lại các cuộc quyết đấu và những vụ ẩu đả, cả hai lại ngấm ngầm xúi giục nện nhau rồi thực sự phiền muộn hoặc không nén mừng vui về sự thất bại hoặc chiến thắng của thủ hạ mình. Ít nhất thì hồi ký của một người đã từng trong một vài trận thất bại và trong nhiều lần chiến thắng như thế đã nói vậy.
Treville đã nắm lấy mặt yếu của chủ mình, và chính nhờ sự khéo léo, ông đã chiếm được ân sủng lâu dài và bền vững của một ông vua không hề để lại tiếng tăm đã từng rất chung thủy với bạn bè. Ông cho quân ngự lâm của mình diễu hành trước Giáo chủ Armand Đuyplétxít (5) với bộ điệu ranh quái khiến ria mép xám của Đức ông dựng lên như lông nhím vì giận dừ.
Treville am hiểu một cách đáng nể chiến tranh thời kỳ này, thời kỳ mà khi không sống bám vào chi phí của quân thù, thì người ta sống bám vào đồng bào của mình: lũ quân lính của ông hợp thành một đội kiêu binh vô kỷ luật với tất ca trừ ông.
Lôi thôi, say mềm, xây xước, lũ ngự lâm của nhà Vua hay đúng hơn là của ông Treville tràn vào các quán rượu, trong các cuộc dạo chơi, các trò chơi công cộng, gào thét, vểnh ria lên, khua gươm, khoái trá đụng độ với bọn cận vệ của Giáo chủ, khi họ chạm trán nhau. Rồi tuốt gươm ngay giữa phố, làm đủ trò, đôi khi bị giết, nhưng chắc chắn trong trường hợp đó sẽ được khóc thương và báo thù. Luôn giết nhau, nhưng chắc chắn không bị chết rũ trong tù, ông Treville sẽ tới đó để đòi họ. Vì vậy, ông De Treville được những con người đó tôn thờ, ca ngợi hết lời.
Bọn họ, toàn lũ vô sừng vô sẹo, bán trời không văn tự nhưng vẫn run sợ trước mặt ông, như học trò trước thầy mình, nhất nhất vâng lời, và sẵn sàng dám chết để rửa sạch điều quở trách dù nhỏ nhẹ.
Ông De Treville đã sử dụng cái đòn bẩy hùng mạnh đó trước hết vì nhà Vua và bạn bè của nhà Vua, rồi cho chính bản thân và bè bạn của mình. Vả chăng, thời buổi đó đã để lại khá nhiều tập hồi ký, nhưng chẳng trong một hồi ký nào, ta thấy vị quý tộc đáng kính đó bị lên án ngay cả bởi các kẻ thù mà ông không thiếu kể cả trong giới cầm bút cũng như giới cầm gươm cũng chẳng hề thấy ông bị lên án đã nhận tiền hối lộ trong việc hợp tác vởi bọn thủ hạ của mình. Một thiên bẩm hiếm có về mưu cơ, đã khiến ông ngang hàng với những mưu sĩ tài danh nhất, mà ông vẫn cứ là người lương thiện. Thêm nữa, mặc dầu những mũi gươm tập đâm đến sái hông, và những buổi tập luyện nặng nhọc, ông vẫn trở thành một trong những kẻ săn gái trong ngõ hẻm cỡ bự, một trong những người ăn nói cầu kỳ, bóng gió nhất của thời đại. Người ta nói đến những vận may của ông Treville cũng như từng hai mươi năm trước đã nói về vận may của ông Bassompirre(6) và nói không phải ít. Vị đại úy ngự lâm quân vậy là vừa được ngưỡng mộ, vừa đáng sợ và yêu mến, điều tạo nên sự tột đỉnh của vận mệnh con người.
Vua Louis (7) thu tất cả những tinh tú nhỏ của triều đình mình vào trong ánh hào quang bao la của mình. Nhưng cha ông, vầng mặt trời Pluribus impar (bất khả so sánh) lại dành ra vẻ huy hoàng riêng tư cho mỗi sủng thần, giá trị cá nhân cho mỗi triều thần của mình. Bên cạnh những nghi lễ thức dậy của nhà vua và của Giáo chủ, ở Paris lúc đó người ta đếm được tới hơn hai trăm nghi lễ nhỏ hơi có có vẻ cầu kỳ. Trong số hai trăm đó, nghi lễ thức dậy của ông Treville là một trong số được hâm mộ nhất.
Cái sân của dinh quán ở phố Chuồng chim câu cũ của ông giống như một doanh trại từ sáu giờ sáng mùa hè, mười giờ sáng mùa đông. Năm đến sáu chục lính ngự lâm như thể thay phiên nhau ở đó để phô trương một quân số luôn oai phong lẫm liệt, không ngừng đi đi lại lại, vũ trang như thời chiến, và sẵn sàng với mọi sự. Dọc theo một trong những cầu thang lớn, trên chỗ ấy, nền văn minh của chúng ta nhẽ ra có thể xây dựng cả một tòa nhà, những kẻ cầu cạnh ở Paris leo lên leo xuống cầu xin một ưu đãi nào đó, những gã quý tộc tỉnh lẻ thèm khát được trưng tuyển, những tên hầu quần áo lòe loẹt đủ màu mang thừ của chủ đến ông De Treville. Trong tiền sảnh, thêm những chiếc ghế dài nhỏ quây tròn, những kẻ đắc tuyển, nghĩa là được triệu mời, ngồi nghỉ. Tiếng rì rầm ở đó kéo dài suốt từ sáng đến tối, trong khi đó phòng làm việc liền kề tiền sảnh, ông De Treville tiếp khách, lắng nghe những khiếu nại, ra mệnh lệnh và giống như nhà Vua trên lan can điện Louvre, chỉ việc ra nơi cửa sổ để duyệt người và vũ khí của mình.
Hôm D’ artagnan tới trình diện, cử tọa trông thật uy nghi, nhất là đối vởi một dân tỉnh lẻ vừa mới đến. Đúng là dân tỉnh lẻ, ấy là một gã Gátxcông, và nhất là vào thời kỳ mà dân đồng hương của D’ artagnan đã từng nổi tiếng là không dễ để cho người khác nạt nộ. Quả nhiên, vừa bước qua cánh cửa đồ sộ tua tủa những đinh dài đầu bốn cạnh, người ta như bị rơi vào giữa một đám người mang gươm kiếm gặp gỡ nhau ở trong sân. Ơi ới gọi nhau, cãi cọ nhau và chơi đùa với nhau. Để vạch được một lối đi giữa tất cả những lớp sóng cồn ấy, phải là một sĩ quan, một đại lãnh chúa hoặc một mỹ nhân.
Vậy là chàng trai trẻ của chúng ta tim đập mạnh đã tiến vào giữa cái đám ồn ào và hỗn độn đó, kéo sát thanh gươm dài vào bên chân mảnh khảnh, một tay cầm vành mũ dạ, với nụ cười nửa miệng của một gã tỉnh lẻ lúng túng, lại muốn làm ra vẻ đàng hoàng. Đi qua một toán, chàng mới thở được dễ dàng hơn, nhưng lại biết họ đang quay lưng lại nhìn mình, D’ artagnan cho đến hôm đó vẫn là người khá tự tin thì đây là lần đầu tiên trong đời thấy mình lố lăng.
Lúc tới cầu thang, còn tồi tệ hơn, ở những bậc thang đầu tiên bốn lính ngự lâm đang tiêu khiển bằng một trò luyện tập, trong khi mươi mười hai đồng đội trên bậc nghỉ chờ đến lượt mình tham gia.
Một trong số họ, đứng ở bậc cao hơn, gươm tuốt trần trong tay ngăn hoặc ít nhất cố gắng không cho ba người kia lên.
Ba người kia xỉa gươm chống lại bằng những đường gươm khá điêu luyện. D’ artagnan thoạt đầu nghĩ rằng những gươm sắt đó đều là những gươm tập, đầu gắn bi tròn. Nhưng rồi chàng nhận ra ngay một vài vết đâm do mỗi thanh gươm, trái lại đều rất sắc nhọn, và cứ mỗi vết đâm xây xát, không chỉ người xem mà cả diễn viên đều cười phá lên như lũ điên.
Người đang chiếm vị trí cao lúc đó đã cầm giữ ngoạn mục các đối thủ của mình khiến tất cả phải kính nể. Mọi người vây quanh bọn họ. Điều kiện nâng tới mức, người bị một phát gươm đâm phải, phải bỏ cuộc, mất luôn cả lượt bái kiến cho người đâm trúng. Trong năm phút, cả ba đều bị đâm trúng, người vào cổ tay, người vào cằm, người khác vào tai, còn bản thân người ở bậc trên chống giữ không bị dính mũi nào, theo đúng luật chơi, sự điêu luyện của người này được ba lần ưu tiên.
Cái trò giết thì giờ này không đến nỗi quá khó khăn, mà chỉ muốn được người ta kinh ngạc, thì nó đã làm cho du khách trẻ của chúng ta kinh ngạc. Chàng đã thấy ở tỉnh mình cái vùng đất hâm nóng rất nhanh những cái đầu thường hay khơi mào cho những cuộc quyết đấu và cái trò Gátxcông của bốn tay chơi này đối với chàng tỏ ra còn mạnh mẽ hơn tất cả những trò chàng đã được nghe nói, ngay cả ở Gátxcông. Chàng tưởng như mình được đưa đến trong xứ sở trứ danh của những gã khổng lồ nơi Gulivơ đến xưa kia và quá ư sợ hãi. Và tuy vậy, chàng vẫn còn chưa đi tới đích, vẫn còn cái bậc nghỉ và tiền sảnh.
Trên bậc nghỉ người ta không đánh nhau nữa, mà kể những chuyện đàn bà, và trong tiền sảnh, chuyện triều đình.
Trên bậc nghỉ, D’ artagnan đỏ mặt, trong tiền sảnh, chàng run rẩy. óc tưởng tượng linh hoạt và lông bông của chàng, khi ở Gátxcônhơ khiến chàng đáng sợ đối với những thiếu nữ hầu phòng và đôi khi cả với những nữ chủ nhân trẻ, nhưng chưa từng mơ tới, ngay những lúc say sưa nhất, phân nửa những mối tình tuyệt vời này và một phần tư thôi những kỳ tích trai lơ, lại được tôn thêm bằng những tên tuổi quá đỗi quen thuộc và những tình tiết ít được che đậy nhất. Nhưng nếu như tình yêu của chàng đối với thuần phong mỹ tục bị chướng tai nơi bậc nghỉ, thì lòng kính trọng với Giáo chủ lại bị bôi nhọ trong tiền sảnh. Ở đó chàng rất đỗi ngạc nhiên khi nghe thấy người ta cao giọng chỉ trích thứ chính trị làm châu Âu run rẩy và đời tư của Giáo chủ mà bao nhiêu bậc vương công quyền thế đã bị trửng phạt vì đã dám thọc sâu vào. Bậc vĩ nhân được ông D’ artagnan bố sùng bái đó được đem dùng làm trò cười cho quân ngự lâm của ông De Treville, họ cợt nhạo đôi chân vòng kiềng và chiếc lưng gù của Giáo chủ! Một vài người hát Thánh ca Giáng sinh về phu nhân De Eghiông, tình nhân của ông, và phu nhân Combalê, cháu gái ông, trong khi những người khác chắp nối những câu đùa lại để chống lũ thị đồng và bọn cận vệ của Quận công Giáo chủ, đủ thứ xem ra đối với D’ artagnan là những điều không thể có, thật là khủng khiếp.
Thế nhưng, khi tên của nhà Vua đôi khi bất chợt xen vào giữa tất cả những chuyện báng bổ Giáo chủ kia, lập tức như có ngay một miếng giẻ nút ngay cả những cái miệng nhạo báng kia lại. Người ta e dè nhìn quanh mình như thể lo sợ vách phòng ông De Treville không kín. Nhưng rồi ngay lúc đó một câu bóng gió đưa câu chuyện trở lại với Đức ông và lúc đó những tràng cười lại nổ ra vui vẻ hơn, và soi mói không nương nhẹ đối với bất kỳ hành vi nào của Giáo chủ.
“Chắc chắn, những kẻ đó sẽ sớm bị tống vào ngục Bastille và đem treo cổ thôi – D’ artagnan hoảng hồn nghĩ vậy – Và ta, không nghi ngờ gì nữa sẽ cùng với họ, bởi lúc ta nghe nói, ta sẽ bị coi như kẻ đồng mưu của họ. Cha ta sẽ nói sao? Người đã dặn dò ta rất kỹ phải kính trọng Giáo chủ, nếu như Người biết ta cùng hội cùng thuyền với bọn tà giáo như thế?”
Vì vậy, D’ artagnan không dám tham gia vào cuộc trò chuyện mà chỉ dồn hai mắt nhìn, vểnh tai ìên nghe, căng hết ngũ quan ra hau háu để khỏi mất một tí nào. Mặc dầu vẫn tin vào những lời khuyên răn của cha, nhưng chàng vẫn cảm thấy mình bị cuốn theo sở thích và bị bản năng lôi kéo, đến chỗ ca ngợi hơn là trách cứ những điều chưa hề được nghe nói đang diễn ra ở đây.
Tự nhiên, vì chàng là kẻ tuyệt đối xa lạ với đám thủ hạ của ông Treville, và đây là lần đầu tiên họ bắt gặp chàng ở đây, họ đến hỏi xem chàng muốn gì. D’ artagnan nhã nhặn xưng tên, rồi dựa vào danh nghĩa đồng hương, chàng xin người hầu phòng vừa đến hỏi chàng, thỉnh cầu giúp chàng ông De Treville cho chàng được bái yết một lúc. Người hầu bằng một giọng che chở hứa sẽ chuyển lời đến đúng nơi, đúng lúc.
D’ artagnan không còn ngạc nhiên mấy như lúc đầu, có được chút rảnh rang để nghiên cứu đôi chút những trang phục và diện mạo.
Trung tâm của nhóm sôi động nhất là một ngự lâm quân tầm vóc cao lớn, vẻ mặt cao ngạo, và mặc một bộ quần áo kỳ quái khiến mọi người phải chú ý. Lúc này, anh ta không mặc cái áo khoác đồng phục, vả lại, cũng không tuyệt đối bắt buộc trong các thời kỳ tự do thì ít nhưng độc lập nhiều hơn, mà mặc một áo sát thân xanh da trời, hơi bạc màu và sờn cũ và trên áo có một dải đeo gươm rất đẹp, thêu bằng sợi vàng, lấp lánh như vây cá trong nước dưởi ánh nắng mặt trời. Một áo khoác dài bằng nhung đỏ sẫm buông một cách duyên dáng trên hai vai để lộ ra phía trước dải đeo lộng lẫy của một thanh gươm dài khổng lồ.
Tay lính ngự lâm ấy vừa mới xong phiên gác, phàn nàn là bị cúm và thỉnh thoảng lại làm bộ húng hắng ho. Vì vậy anh ta phải mặc áo choàng, anh ta nói với người xung quanh như vậy.
Và trong khi anh ta ngẩng cao đầu vừa nói vừa khinh khỉnh vân vê ria mép, mọi người trầm trồ ngưỡng mộ dải đeo gươm thêu vàng và D’ artagnan thì còn hơn cả mọi người.
– Các cậu muốn gì – người lính nói – mốt bây giờ là thế. Một sự điên rồ, mình biết chứ. Nhưng đó là mốt. Vả lại, cũng nên dùng vào việc gì đó khoản tiền được thừa kế của cha mẹ chứ?
– À, Porthos – một người trong bọn nói to – đừng hòng làm cho bọn mình tin rằng cái dải đeo gươm kia là do sự hào phóng của bố cậu đâu nhé. Chính cái bà mặt đeo mạng tớ đã gặp chủ nhật trước ở cửa ô Thánh Ônôrê, đã cho cậu.
Người được gọi bằng tên Porthos trả lời:.
– Không, thề danh dự đấy, lấy danh dự nhà quý tộc, tớ thề đã tự mua lấy, và bằng tiền của chính tớ mà.
– Phải, giống như tớ mua ấy mà – một lính ngự lâm khác nói tớ mua cái ví tiền mới này, bằng thứ mà người tình của tớ nhét vào chiếc ví cũ.
– Thật đấy – Porthos nói – và bằng chứng là mình đã phải trả mười hai đồng.
Sự ngưỡng mộ tăng gấp đôi, nhưng ngờ vực tiếp tục còn đó.
– Phải không Aramis? – Porthos quay lại hỏi một ngự lâm quân khác.
Chàng ngự lâm này vẻ hoàn toàn ngược lại với người vừa hỏi, và được gọi bằng cái tên Aramis. Đó là một chàng trai tuổi mới hăm hai hăm ba, với bộ mặt dịu dàng thơ ngây, mắt đen và hiền, hai má hồng và mịn mượt như trái đào mùa thu, ria mép thanh tú trên môi trên vẽ thành một đường nét chính trực hoàn chỉnh. Hai bàn tay như thể sợ buông xuống ngại mạch máu sẽ nổi lên, thỉnh thoảng lại bấm dái tai để giữ cho nó có màu phớt dịu và trong. Theo thói quen, chàng nói ít và từ tốn, hay chào, cười không thành tiếng và chỉ để hở hàm răng rất đẹp hình nhù chàng chăm chút nhất như một chút của riêng chàng. Chàng trả lời bằng cái gật đầu khẳng định câu hỏi của bạn mình.
Sự khẳng định này hình như đã chặn đứng mọi nghi ngờ về cái dải đeo gươm. Người ta tiếp tục ngưỡng mộ chàng, nhưng không nói về nó nữa. Và câu chuyện nhanh chóng quay ngoắt sang một đề tài khác.
– Các cậu nghĩ sao về điều mà viên kỵ sỹ tháp tùng của ông Sale (6) kể – Một lính ngự lâm khác hỏi không trực tiếp với người nào, mà trái lại như cho tất cả mọi người.
– Mà ông ta kể gì chứ? – Porthos hỏi, giọng tự mãn.
– Kể là ông ta thấy ở Bruxelles tay Rochefort, linh hồn tội lỗi của Richelieu, cải trang thành thày dòng Capúxanh, cái tên Rochefort chó chết ấy nhờ sự cải trang ấy đã lừa được ông Đơ Legơ như một gã ngốc.
– Như một gã ngốc thực sự – Porthos hỏi – Nhưng chắc không?
– Mình nghe ở Aramis mà – Người lính ngự lâm này trả lời.
– Thật chứ?
Aramis nói:
– Ê cậu thừa biết, Porthos, mình cũng đã kể với chính cậu hôm qua rồi còn gì, thôi không nói chuyện này nữa.
– Không nói nữa ư, đây là ý kiến của cậu thôi – Porthos nói tiếp – không nói chuyện này nữa! Cậu kết luận mau thế, ôn dịch! Sao nào? Giáo chủ sai một tên phản bội, một tên cướp, một thằng du côn do thám một nhà quý tộc, đánh cắp thư từ của người ta, rồi nhờ tên gián điệp ấy và những thư từ của ông ta, chặt đầu ngài Salê, dưới cái cớ ngớ ngẩn là ngài muốn giết Vua và cưới Hoàng hậu cho ngài(9). Không một ai biết tý gì về nghịch lý đó, hôm qua cậu cho bọn mình biết, tất cả đều rụng rời, và khi bọn mình còn hoàn toàn sửng sốt về cái tin đó, hôm nay cậu lại đến bảo: Đừng nói đến chuyện này nữa!
– Vậy thì cứ nói đi, nếu cậu muốn thế – Aramis đành nói vậy.
– Tên Rochefort ấy – Porthos nói to – Nếu mình là viên kỵ sĩ tháp tùng của ông Salê đáng thương ấy, sẽ khốn đốn với mình.
– Và cậu, cậu sẽ không thoát khỏi mười lăm phút thảm sầu với Công tước Đỏ (tức Richelieu – ND) – Aramis đáp.
– A! Công tước Đỏ! Hoan hô, hoan hô Công tước Đỏ! – Porthos vừa trả lời vừa vỗ tay, vừa gật đầu tán thưởng – Công tước Đỏ thì tuyệt rồi. Mình sẽ truyền đi cái biệt danh ấy, yên tâm, bạn thân mến ạ. Thằng cha Aramis này tài thật! Thật bất hạnh cho cậu đã không thể theo đuổi thiên hướng ấy, anh bạn thân mến ạ. Nhẽ ra cậu đã là một tu viện trưởng ngon lành đấy.
– Ồ, đó chỉ là một sự muộn màng nhất thời thôi – Aramis đáp – Cậu thừa biết, một ngày nào đó, tớ sẽ là tu viện trưởng mà, Porthos này, vì lẽ đó rồi mình sẽ tiếp tục học thần học đấy.
– Hắn sẽ làm như hắn nói – Porthos nói – Sớm muộn gì hơn cũng sẽ làm.
– Sớm thôi! – Aramis nói.
– Hắn chỉ còn đợi một điều để quyết định dứt khoát và mặc lại chiếc áo thày tu được treo sau bộ quần áo lính của hắn – một ngự lâm quân nói tiếp.
Một người hỏi:
– Vậy hắn chờ chuyện gì?
– Hắn chờ hoàng hậu cho ra đời người kế vị ngai vàng nước Pháp.
– Này quý vị, xin đừng đùa quá mức – Porthos nói – Nhờ trời, Hoàng hậu còn đang tuổi sinh đẻ mà.
– Người ta đồn ông Đỏ Buckingham(10) đang ở Pháp – Aramis nói tiếp với một tiếng cười tinh quái khiến câu nói bề ngoài quá đỗi bình thường, lại có một ý nghĩa hơi bê bối.
– Aramis, bạn tôi ơi, lần này thì cậu lầm rồi – Porthos ngắt lời – và cái trò tinh quái của cậu luôn dẫn cậu đi quá chừng mực. Nếu ngài De Treville nghe thấy cậu sẽ khốn vì nói như thế đó.
– Cậu định dạy mình đấy hả, Porthos? – Aramis nói to, trong đôi mắt hiền dịu, người ta thấy thoáng qua như một tia chớp.
Porthos nói:
– Bạn thân mến, hãy là lính ngự lâm hay là tu viện trưởng. Hãy là người này, hoặc người kia, nhưng đừng là cả người này lẫn người kia. Hãy nhớ, Athos một hôm còn bảo cậu bắt cá hai tay. Kìa ta đừng giận nhau, mình xin cậu đấy, cậu thừa biết giữa cậu, mìln và Athos đã thỏa thuận với nhau thế nào. Cậu cứ việc đến nhà bà De Eghiông và tán tỉnh bà ta, cậu đến nhà bà De Tracy, em họ bà De Chevreuse, và cậu ở thế mạnh trước những cơn mưa móc của bà ta. Ôi, trời ơi, đừng thú nhận diễm phúc của cậu, người ta không khảo bí mật của cậu đâu, họ biết tính kín đáo của cậu mà. Nhưng một khi cậu mang đức tính ấy, thì quỷ ơi, hãy dùng nó đối với Hoàng thượng. Quan tâm đến ai cũng được kể cả với nhà Vua và Giáo chủ, nhưng Hoàng hậu là thiêng liêng, nếu như có nói đến, nói sao cho tốt đẹp.
– Porthos, cậu hợm mình như Nacxits(11), mình báo cho cậu biết vậy – Aramis trả lời – cậu biết mình ghét nói đạo lý, trừ phi khi nó được Athos nói tới. Còn về cậu, bạn thân mến ơi, cậu có một dải đeo kiếm quá lộng lẫy để trở nên quá mạnh ở điều đó. Mình sẽ là tu viện trưởng khi nào thích hợp. Trong khi chờ đợi, mình là lính ngự lâm. Với tư cách đó, mình nói những gì mình thích và lúc này đây mình thích nói rằng cậu làm mình bực đấy.
– Aramis!
– Porthos!
– Này, các vị. Các vị! – Mọi người xung quanh nhao nhao – Ngài De Treville đang đợi ông D’ artagnan – Người hầu vừa mở cửa văn phòng vừa ngắt lời.
Lời thông báo được phát ra trong khi cửa mở rộng, mọi người im bặt, và giữa sự im lặng bao trùm, chàng trai trẻ Gátxcông đi xuyên qua tiền sảnh một đoạn dài rồi bước vào phòng của đại úy ngự lâm quân, trong lòng hớn hở vì đã thóát khỏi đúng lúc đoạn kết của cuộc đấu khẩu kỳ quặc kia.
Chú thích:
(1) Perigord: Nay là quận Dordogne nước Pháp.
(2) Berry: Nay là quận Cher và L’ Indre nước Pháp.
(3) Liên minh thần thánh của giáo phái Gia Tô do Quận công De Guise lập năm 1576 với chủ định chống lại giáo phái Canvanh nhưng tbực tế là để lật đổ Vua Henri III, bị Henri IV dẹp tan.
(4) Besme: – Charle Daniowitz – người Bôhêmiêng: ăn lương của Quận công De Guise, ám sát Coligny đêm lễ Thánh Barthelemy, rồi bị người Tin lành giết năm 1576.
Poltrốt de Méré: quý tộc phái Tin lành ám sát Quân công De Guise.
Vitry: Đại úy đội cận vệ của Louis XIII giết Concini và được phong hàm thống chế Pháp (Đây thực sự là đại úy ngự lâm quân thời Louis XIII – Còn Treville chỉ là nhân vật tiểu thuyết – ND)
(5) Tên kéo dài của Giáo chủ Richelieu
(6) Bassompirre. Thống chế và là nhà ngoại giao Pháp, giữ rất nhiều trách nhiệm khác nhau ở Thụy Sĩ, Italia và Anh quốc. Bị tống giam trong ngục Bastille 12 năm vì đã có âm mưu chống lại Giáo chủ Richelieu. Để lại những tập hồi ký rất thú vị.
(7) Con của Louis XIII
(8) Chalais. Hầu tước Henri de Talleyrand – sủng thẩn của vua Louis XIII bị cáo buộc âm mưu chống lại Giáo chủ Richelieu – Bị bắt ở Nantes và bị chặt đầu.
(9) Monsicur: Không rõ là ai. Cả bản dịch ra tiếng Anh của Nhà xuất bản Wordsworth 1993 cũng vậy – Có thể là Hoàng đệ, em vua Louis XIII chăng?
(10) Công tước Buckingham – Sủng thần của các vua Jacques 1 và Charle 1 nước Anh, đang định cứu viện cho giáo phái Calvin ở thành La Rochelle thị bị Fetton ám sát
(11) Narcisse. Trong thần thoại Hy Lạp nổi tiếng đẹp trai, say mê sắc đẹp của mình, khi soi mình xuống nước thấy bóng người dưới nước đẹp quá, nhảy xuống ôm rồi chết đuối hóa thành một bông hoa đẹp mang tên Narcisse , chính là hoa Thủy tiên ngày nay.
Ông De Troavin, gia đình ông vẫn còn gọi ông như thế, còn ông, cuối cùng ông lại tự gọi mình là De Treville. Thực tế ông cũng khởi nghiệp như D’ artagnan, nghĩa là không một xu dính túi, mà với cái vốn táo gan, trí tuệ và tài ứng biến, nó làm cho gã quý tộc quèn Gátxcông nghèo khó nhất thường hy vọng nhận được sự thừa kế dòng dõi còn hơn cả một quý tộc giàu có nhất ở Pêrigoóc(1) hay Beri(2) nhận được trong thực tế. Lòng quả cảm phi thường và niềm hạnh phúc còn phi thường hơn trong một thời mà đòn giáng như mưa đá, đã kéo ông lên tận đỉnh cao của nấc thang khó khăn mà người ta gọi là sự sủng ái của triều đình, mà ông đã từng leo lên bốn bậc một.
Ông là bạn của nhà Vua, như mọi người đều biết nhà Vua rất coi trọng ký ức về vua cha Henri IV của mình. Cha của ông De Treville đã phục vụ trung thành vị tiên vương trong những cuộc chiến chống lại Liên minh(3) đến nỗi do rắc rối về tiền mặt, thứ mà dân Bearn suốt đời túng thiếu ông mãi mãi trả nợ bằng vật duy nhất không cần phải đi vay, nghĩa là bằng tinh thần. Vua Henri IV đã trao cho ông quyền được mang gia huy con sư tử vàng trên men sứ đỏ chói với dòng châm ngôn: Trung thành và dũng mãnh, sau khi Paris đầu hàng. Thế là quá nhiều vinh dự, nhưng lại quá tầm thường để sống dễ chịu, ông để lại cho con trai tài sản duy nhất: thanh gươm và châm ngôn ấy của mình. Nhờ hai tặng vật đó và cái tên không một vết nhơ đi kèm, ông De Treville được nhận vào dinh ông hoàng tử trẻ, ở đó ông đã phụng sự quá tốt bằng thanh gươm của mình và quá ư trung thành với châm ngôn ấy, đến mức vua Louis XIII, một trong những lưỡi gươm cừ khôi của vương quốc thường quen nói rằng, nếu Ngài có một người bạn muốn đấu, Ngài sẽ khuyên bạn mình chọn người trợ thủ trước hết là nhà Vua, rồi sau đó là De Treville, mà có thể Treville trước cả nhà Vua nữa.
Vì thế, Louis XIII gắn bó thật sự với Treville, một sự gắn bó vua tôi một sự gắn bó ích kỷ, đúng vậy, nhưng không hề giảm đi chút nào gắn bó. Chính là trong thời buổi nhiễu nhương ấy, người ta hay tìm những người được tôi luyện như Treville để tập hợp quanh mình. Nhiều người có thể dùng tính ngữ dũng mãnh làm châm ngôn, tuy chỉ là phần thứ hai của chữ khảm nhưng một số ít nhà quý tộc lại đòi phần thứ nhất là trung thành. De Treville là một trong số ít ấy. Đó là một trong tổ chức hiếm hoi, có sự thông minh ngoan ngoãn như của loài chó ngao, một lòng can đảm mù quáng, có con mắt nhanh nhạy, bàn tay mẫn cán, với họ con mắt là chỉ để xem liệu nhà Vua có bất bình về ai không, và bàn tay là để nện kẻ chướng tai gai mắt nào đó, một Bétxmơ, Môrơve hay Pontrốt de Mêrê hoặc một Vittry(4). Cuối cùng ở Treville, tới khi đó, ông chỉ còn thiếu có cơ hội, nhưng ông rình rập nó, và ông tự hứa sẽ tóm ngay óc nó nếu lúc nào nó đến tầm tay ông. Vì vậy, Louis XIII phong ông De Treville là đại úy đội ngự lâm của Ngài, đội ngự lâm hết lòng tận tâm hoặc đúng hơn cuồng tín đối với Louis XIII, cũng giống như các đội thường binh đối với Henri III và đội cận vệ Xcốt đối với Louis XI.
Về phía mình, và về phương diện này, Giáo chủ không chịu kém nhà Vua. Khi đã thấy đám hảo hán đáng gờm mà vua Louis XIII tập hợp quanh mình, vị phó vương hoặc đúng hơn, vua nhất của nước Pháp cũng muốn mình có đội cận vệ. Vậy là Giáo chủ cũng có ngự lâm, giống như ngự lâm quân của Vua Louis XIII và người ta thấy hai lực lượng thù địch ấy chọn nhặt khắp các tỉnh nước Pháp và cả các nước ngoài nữa, những con người nổi tiếng về kiếm pháp để phục vụ mình. Vì vậy, Richelieu và Louis XIII luôn cãi nhau khi chơi cờ buổi tối, về tài cán lũ thủ hạ của mình. Bên nào cũng khoe khoang cách ứng xử và lòng can đảm của thủ hạ mình. Và mặc dầu vẫn lớn tiếng chống lại các cuộc quyết đấu và những vụ ẩu đả, cả hai lại ngấm ngầm xúi giục nện nhau rồi thực sự phiền muộn hoặc không nén mừng vui về sự thất bại hoặc chiến thắng của thủ hạ mình. Ít nhất thì hồi ký của một người đã từng trong một vài trận thất bại và trong nhiều lần chiến thắng như thế đã nói vậy.
Treville đã nắm lấy mặt yếu của chủ mình, và chính nhờ sự khéo léo, ông đã chiếm được ân sủng lâu dài và bền vững của một ông vua không hề để lại tiếng tăm đã từng rất chung thủy với bạn bè. Ông cho quân ngự lâm của mình diễu hành trước Giáo chủ Armand Đuyplétxít (5) với bộ điệu ranh quái khiến ria mép xám của Đức ông dựng lên như lông nhím vì giận dừ.
Treville am hiểu một cách đáng nể chiến tranh thời kỳ này, thời kỳ mà khi không sống bám vào chi phí của quân thù, thì người ta sống bám vào đồng bào của mình: lũ quân lính của ông hợp thành một đội kiêu binh vô kỷ luật với tất ca trừ ông.
Lôi thôi, say mềm, xây xước, lũ ngự lâm của nhà Vua hay đúng hơn là của ông Treville tràn vào các quán rượu, trong các cuộc dạo chơi, các trò chơi công cộng, gào thét, vểnh ria lên, khua gươm, khoái trá đụng độ với bọn cận vệ của Giáo chủ, khi họ chạm trán nhau. Rồi tuốt gươm ngay giữa phố, làm đủ trò, đôi khi bị giết, nhưng chắc chắn trong trường hợp đó sẽ được khóc thương và báo thù. Luôn giết nhau, nhưng chắc chắn không bị chết rũ trong tù, ông Treville sẽ tới đó để đòi họ. Vì vậy, ông De Treville được những con người đó tôn thờ, ca ngợi hết lời.
Bọn họ, toàn lũ vô sừng vô sẹo, bán trời không văn tự nhưng vẫn run sợ trước mặt ông, như học trò trước thầy mình, nhất nhất vâng lời, và sẵn sàng dám chết để rửa sạch điều quở trách dù nhỏ nhẹ.
Ông De Treville đã sử dụng cái đòn bẩy hùng mạnh đó trước hết vì nhà Vua và bạn bè của nhà Vua, rồi cho chính bản thân và bè bạn của mình. Vả chăng, thời buổi đó đã để lại khá nhiều tập hồi ký, nhưng chẳng trong một hồi ký nào, ta thấy vị quý tộc đáng kính đó bị lên án ngay cả bởi các kẻ thù mà ông không thiếu kể cả trong giới cầm bút cũng như giới cầm gươm cũng chẳng hề thấy ông bị lên án đã nhận tiền hối lộ trong việc hợp tác vởi bọn thủ hạ của mình. Một thiên bẩm hiếm có về mưu cơ, đã khiến ông ngang hàng với những mưu sĩ tài danh nhất, mà ông vẫn cứ là người lương thiện. Thêm nữa, mặc dầu những mũi gươm tập đâm đến sái hông, và những buổi tập luyện nặng nhọc, ông vẫn trở thành một trong những kẻ săn gái trong ngõ hẻm cỡ bự, một trong những người ăn nói cầu kỳ, bóng gió nhất của thời đại. Người ta nói đến những vận may của ông Treville cũng như từng hai mươi năm trước đã nói về vận may của ông Bassompirre(6) và nói không phải ít. Vị đại úy ngự lâm quân vậy là vừa được ngưỡng mộ, vừa đáng sợ và yêu mến, điều tạo nên sự tột đỉnh của vận mệnh con người.
Vua Louis (7) thu tất cả những tinh tú nhỏ của triều đình mình vào trong ánh hào quang bao la của mình. Nhưng cha ông, vầng mặt trời Pluribus impar (bất khả so sánh) lại dành ra vẻ huy hoàng riêng tư cho mỗi sủng thần, giá trị cá nhân cho mỗi triều thần của mình. Bên cạnh những nghi lễ thức dậy của nhà vua và của Giáo chủ, ở Paris lúc đó người ta đếm được tới hơn hai trăm nghi lễ nhỏ hơi có có vẻ cầu kỳ. Trong số hai trăm đó, nghi lễ thức dậy của ông Treville là một trong số được hâm mộ nhất.
Cái sân của dinh quán ở phố Chuồng chim câu cũ của ông giống như một doanh trại từ sáu giờ sáng mùa hè, mười giờ sáng mùa đông. Năm đến sáu chục lính ngự lâm như thể thay phiên nhau ở đó để phô trương một quân số luôn oai phong lẫm liệt, không ngừng đi đi lại lại, vũ trang như thời chiến, và sẵn sàng với mọi sự. Dọc theo một trong những cầu thang lớn, trên chỗ ấy, nền văn minh của chúng ta nhẽ ra có thể xây dựng cả một tòa nhà, những kẻ cầu cạnh ở Paris leo lên leo xuống cầu xin một ưu đãi nào đó, những gã quý tộc tỉnh lẻ thèm khát được trưng tuyển, những tên hầu quần áo lòe loẹt đủ màu mang thừ của chủ đến ông De Treville. Trong tiền sảnh, thêm những chiếc ghế dài nhỏ quây tròn, những kẻ đắc tuyển, nghĩa là được triệu mời, ngồi nghỉ. Tiếng rì rầm ở đó kéo dài suốt từ sáng đến tối, trong khi đó phòng làm việc liền kề tiền sảnh, ông De Treville tiếp khách, lắng nghe những khiếu nại, ra mệnh lệnh và giống như nhà Vua trên lan can điện Louvre, chỉ việc ra nơi cửa sổ để duyệt người và vũ khí của mình.
Hôm D’ artagnan tới trình diện, cử tọa trông thật uy nghi, nhất là đối vởi một dân tỉnh lẻ vừa mới đến. Đúng là dân tỉnh lẻ, ấy là một gã Gátxcông, và nhất là vào thời kỳ mà dân đồng hương của D’ artagnan đã từng nổi tiếng là không dễ để cho người khác nạt nộ. Quả nhiên, vừa bước qua cánh cửa đồ sộ tua tủa những đinh dài đầu bốn cạnh, người ta như bị rơi vào giữa một đám người mang gươm kiếm gặp gỡ nhau ở trong sân. Ơi ới gọi nhau, cãi cọ nhau và chơi đùa với nhau. Để vạch được một lối đi giữa tất cả những lớp sóng cồn ấy, phải là một sĩ quan, một đại lãnh chúa hoặc một mỹ nhân.
Vậy là chàng trai trẻ của chúng ta tim đập mạnh đã tiến vào giữa cái đám ồn ào và hỗn độn đó, kéo sát thanh gươm dài vào bên chân mảnh khảnh, một tay cầm vành mũ dạ, với nụ cười nửa miệng của một gã tỉnh lẻ lúng túng, lại muốn làm ra vẻ đàng hoàng. Đi qua một toán, chàng mới thở được dễ dàng hơn, nhưng lại biết họ đang quay lưng lại nhìn mình, D’ artagnan cho đến hôm đó vẫn là người khá tự tin thì đây là lần đầu tiên trong đời thấy mình lố lăng.
Lúc tới cầu thang, còn tồi tệ hơn, ở những bậc thang đầu tiên bốn lính ngự lâm đang tiêu khiển bằng một trò luyện tập, trong khi mươi mười hai đồng đội trên bậc nghỉ chờ đến lượt mình tham gia.
Một trong số họ, đứng ở bậc cao hơn, gươm tuốt trần trong tay ngăn hoặc ít nhất cố gắng không cho ba người kia lên.
Ba người kia xỉa gươm chống lại bằng những đường gươm khá điêu luyện. D’ artagnan thoạt đầu nghĩ rằng những gươm sắt đó đều là những gươm tập, đầu gắn bi tròn. Nhưng rồi chàng nhận ra ngay một vài vết đâm do mỗi thanh gươm, trái lại đều rất sắc nhọn, và cứ mỗi vết đâm xây xát, không chỉ người xem mà cả diễn viên đều cười phá lên như lũ điên.
Người đang chiếm vị trí cao lúc đó đã cầm giữ ngoạn mục các đối thủ của mình khiến tất cả phải kính nể. Mọi người vây quanh bọn họ. Điều kiện nâng tới mức, người bị một phát gươm đâm phải, phải bỏ cuộc, mất luôn cả lượt bái kiến cho người đâm trúng. Trong năm phút, cả ba đều bị đâm trúng, người vào cổ tay, người vào cằm, người khác vào tai, còn bản thân người ở bậc trên chống giữ không bị dính mũi nào, theo đúng luật chơi, sự điêu luyện của người này được ba lần ưu tiên.
Cái trò giết thì giờ này không đến nỗi quá khó khăn, mà chỉ muốn được người ta kinh ngạc, thì nó đã làm cho du khách trẻ của chúng ta kinh ngạc. Chàng đã thấy ở tỉnh mình cái vùng đất hâm nóng rất nhanh những cái đầu thường hay khơi mào cho những cuộc quyết đấu và cái trò Gátxcông của bốn tay chơi này đối với chàng tỏ ra còn mạnh mẽ hơn tất cả những trò chàng đã được nghe nói, ngay cả ở Gátxcông. Chàng tưởng như mình được đưa đến trong xứ sở trứ danh của những gã khổng lồ nơi Gulivơ đến xưa kia và quá ư sợ hãi. Và tuy vậy, chàng vẫn còn chưa đi tới đích, vẫn còn cái bậc nghỉ và tiền sảnh.
Trên bậc nghỉ người ta không đánh nhau nữa, mà kể những chuyện đàn bà, và trong tiền sảnh, chuyện triều đình.
Trên bậc nghỉ, D’ artagnan đỏ mặt, trong tiền sảnh, chàng run rẩy. óc tưởng tượng linh hoạt và lông bông của chàng, khi ở Gátxcônhơ khiến chàng đáng sợ đối với những thiếu nữ hầu phòng và đôi khi cả với những nữ chủ nhân trẻ, nhưng chưa từng mơ tới, ngay những lúc say sưa nhất, phân nửa những mối tình tuyệt vời này và một phần tư thôi những kỳ tích trai lơ, lại được tôn thêm bằng những tên tuổi quá đỗi quen thuộc và những tình tiết ít được che đậy nhất. Nhưng nếu như tình yêu của chàng đối với thuần phong mỹ tục bị chướng tai nơi bậc nghỉ, thì lòng kính trọng với Giáo chủ lại bị bôi nhọ trong tiền sảnh. Ở đó chàng rất đỗi ngạc nhiên khi nghe thấy người ta cao giọng chỉ trích thứ chính trị làm châu Âu run rẩy và đời tư của Giáo chủ mà bao nhiêu bậc vương công quyền thế đã bị trửng phạt vì đã dám thọc sâu vào. Bậc vĩ nhân được ông D’ artagnan bố sùng bái đó được đem dùng làm trò cười cho quân ngự lâm của ông De Treville, họ cợt nhạo đôi chân vòng kiềng và chiếc lưng gù của Giáo chủ! Một vài người hát Thánh ca Giáng sinh về phu nhân De Eghiông, tình nhân của ông, và phu nhân Combalê, cháu gái ông, trong khi những người khác chắp nối những câu đùa lại để chống lũ thị đồng và bọn cận vệ của Quận công Giáo chủ, đủ thứ xem ra đối với D’ artagnan là những điều không thể có, thật là khủng khiếp.
Thế nhưng, khi tên của nhà Vua đôi khi bất chợt xen vào giữa tất cả những chuyện báng bổ Giáo chủ kia, lập tức như có ngay một miếng giẻ nút ngay cả những cái miệng nhạo báng kia lại. Người ta e dè nhìn quanh mình như thể lo sợ vách phòng ông De Treville không kín. Nhưng rồi ngay lúc đó một câu bóng gió đưa câu chuyện trở lại với Đức ông và lúc đó những tràng cười lại nổ ra vui vẻ hơn, và soi mói không nương nhẹ đối với bất kỳ hành vi nào của Giáo chủ.
“Chắc chắn, những kẻ đó sẽ sớm bị tống vào ngục Bastille và đem treo cổ thôi – D’ artagnan hoảng hồn nghĩ vậy – Và ta, không nghi ngờ gì nữa sẽ cùng với họ, bởi lúc ta nghe nói, ta sẽ bị coi như kẻ đồng mưu của họ. Cha ta sẽ nói sao? Người đã dặn dò ta rất kỹ phải kính trọng Giáo chủ, nếu như Người biết ta cùng hội cùng thuyền với bọn tà giáo như thế?”
Vì vậy, D’ artagnan không dám tham gia vào cuộc trò chuyện mà chỉ dồn hai mắt nhìn, vểnh tai ìên nghe, căng hết ngũ quan ra hau háu để khỏi mất một tí nào. Mặc dầu vẫn tin vào những lời khuyên răn của cha, nhưng chàng vẫn cảm thấy mình bị cuốn theo sở thích và bị bản năng lôi kéo, đến chỗ ca ngợi hơn là trách cứ những điều chưa hề được nghe nói đang diễn ra ở đây.
Tự nhiên, vì chàng là kẻ tuyệt đối xa lạ với đám thủ hạ của ông Treville, và đây là lần đầu tiên họ bắt gặp chàng ở đây, họ đến hỏi xem chàng muốn gì. D’ artagnan nhã nhặn xưng tên, rồi dựa vào danh nghĩa đồng hương, chàng xin người hầu phòng vừa đến hỏi chàng, thỉnh cầu giúp chàng ông De Treville cho chàng được bái yết một lúc. Người hầu bằng một giọng che chở hứa sẽ chuyển lời đến đúng nơi, đúng lúc.
D’ artagnan không còn ngạc nhiên mấy như lúc đầu, có được chút rảnh rang để nghiên cứu đôi chút những trang phục và diện mạo.
Trung tâm của nhóm sôi động nhất là một ngự lâm quân tầm vóc cao lớn, vẻ mặt cao ngạo, và mặc một bộ quần áo kỳ quái khiến mọi người phải chú ý. Lúc này, anh ta không mặc cái áo khoác đồng phục, vả lại, cũng không tuyệt đối bắt buộc trong các thời kỳ tự do thì ít nhưng độc lập nhiều hơn, mà mặc một áo sát thân xanh da trời, hơi bạc màu và sờn cũ và trên áo có một dải đeo gươm rất đẹp, thêu bằng sợi vàng, lấp lánh như vây cá trong nước dưởi ánh nắng mặt trời. Một áo khoác dài bằng nhung đỏ sẫm buông một cách duyên dáng trên hai vai để lộ ra phía trước dải đeo lộng lẫy của một thanh gươm dài khổng lồ.
Tay lính ngự lâm ấy vừa mới xong phiên gác, phàn nàn là bị cúm và thỉnh thoảng lại làm bộ húng hắng ho. Vì vậy anh ta phải mặc áo choàng, anh ta nói với người xung quanh như vậy.
Và trong khi anh ta ngẩng cao đầu vừa nói vừa khinh khỉnh vân vê ria mép, mọi người trầm trồ ngưỡng mộ dải đeo gươm thêu vàng và D’ artagnan thì còn hơn cả mọi người.
– Các cậu muốn gì – người lính nói – mốt bây giờ là thế. Một sự điên rồ, mình biết chứ. Nhưng đó là mốt. Vả lại, cũng nên dùng vào việc gì đó khoản tiền được thừa kế của cha mẹ chứ?
– À, Porthos – một người trong bọn nói to – đừng hòng làm cho bọn mình tin rằng cái dải đeo gươm kia là do sự hào phóng của bố cậu đâu nhé. Chính cái bà mặt đeo mạng tớ đã gặp chủ nhật trước ở cửa ô Thánh Ônôrê, đã cho cậu.
Người được gọi bằng tên Porthos trả lời:.
– Không, thề danh dự đấy, lấy danh dự nhà quý tộc, tớ thề đã tự mua lấy, và bằng tiền của chính tớ mà.
– Phải, giống như tớ mua ấy mà – một lính ngự lâm khác nói tớ mua cái ví tiền mới này, bằng thứ mà người tình của tớ nhét vào chiếc ví cũ.
– Thật đấy – Porthos nói – và bằng chứng là mình đã phải trả mười hai đồng.
Sự ngưỡng mộ tăng gấp đôi, nhưng ngờ vực tiếp tục còn đó.
– Phải không Aramis? – Porthos quay lại hỏi một ngự lâm quân khác.
Chàng ngự lâm này vẻ hoàn toàn ngược lại với người vừa hỏi, và được gọi bằng cái tên Aramis. Đó là một chàng trai tuổi mới hăm hai hăm ba, với bộ mặt dịu dàng thơ ngây, mắt đen và hiền, hai má hồng và mịn mượt như trái đào mùa thu, ria mép thanh tú trên môi trên vẽ thành một đường nét chính trực hoàn chỉnh. Hai bàn tay như thể sợ buông xuống ngại mạch máu sẽ nổi lên, thỉnh thoảng lại bấm dái tai để giữ cho nó có màu phớt dịu và trong. Theo thói quen, chàng nói ít và từ tốn, hay chào, cười không thành tiếng và chỉ để hở hàm răng rất đẹp hình nhù chàng chăm chút nhất như một chút của riêng chàng. Chàng trả lời bằng cái gật đầu khẳng định câu hỏi của bạn mình.
Sự khẳng định này hình như đã chặn đứng mọi nghi ngờ về cái dải đeo gươm. Người ta tiếp tục ngưỡng mộ chàng, nhưng không nói về nó nữa. Và câu chuyện nhanh chóng quay ngoắt sang một đề tài khác.
– Các cậu nghĩ sao về điều mà viên kỵ sỹ tháp tùng của ông Sale (6) kể – Một lính ngự lâm khác hỏi không trực tiếp với người nào, mà trái lại như cho tất cả mọi người.
– Mà ông ta kể gì chứ? – Porthos hỏi, giọng tự mãn.
– Kể là ông ta thấy ở Bruxelles tay Rochefort, linh hồn tội lỗi của Richelieu, cải trang thành thày dòng Capúxanh, cái tên Rochefort chó chết ấy nhờ sự cải trang ấy đã lừa được ông Đơ Legơ như một gã ngốc.
– Như một gã ngốc thực sự – Porthos hỏi – Nhưng chắc không?
– Mình nghe ở Aramis mà – Người lính ngự lâm này trả lời.
– Thật chứ?
Aramis nói:
– Ê cậu thừa biết, Porthos, mình cũng đã kể với chính cậu hôm qua rồi còn gì, thôi không nói chuyện này nữa.
– Không nói nữa ư, đây là ý kiến của cậu thôi – Porthos nói tiếp – không nói chuyện này nữa! Cậu kết luận mau thế, ôn dịch! Sao nào? Giáo chủ sai một tên phản bội, một tên cướp, một thằng du côn do thám một nhà quý tộc, đánh cắp thư từ của người ta, rồi nhờ tên gián điệp ấy và những thư từ của ông ta, chặt đầu ngài Salê, dưới cái cớ ngớ ngẩn là ngài muốn giết Vua và cưới Hoàng hậu cho ngài(9). Không một ai biết tý gì về nghịch lý đó, hôm qua cậu cho bọn mình biết, tất cả đều rụng rời, và khi bọn mình còn hoàn toàn sửng sốt về cái tin đó, hôm nay cậu lại đến bảo: Đừng nói đến chuyện này nữa!
– Vậy thì cứ nói đi, nếu cậu muốn thế – Aramis đành nói vậy.
– Tên Rochefort ấy – Porthos nói to – Nếu mình là viên kỵ sĩ tháp tùng của ông Salê đáng thương ấy, sẽ khốn đốn với mình.
– Và cậu, cậu sẽ không thoát khỏi mười lăm phút thảm sầu với Công tước Đỏ (tức Richelieu – ND) – Aramis đáp.
– A! Công tước Đỏ! Hoan hô, hoan hô Công tước Đỏ! – Porthos vừa trả lời vừa vỗ tay, vừa gật đầu tán thưởng – Công tước Đỏ thì tuyệt rồi. Mình sẽ truyền đi cái biệt danh ấy, yên tâm, bạn thân mến ạ. Thằng cha Aramis này tài thật! Thật bất hạnh cho cậu đã không thể theo đuổi thiên hướng ấy, anh bạn thân mến ạ. Nhẽ ra cậu đã là một tu viện trưởng ngon lành đấy.
– Ồ, đó chỉ là một sự muộn màng nhất thời thôi – Aramis đáp – Cậu thừa biết, một ngày nào đó, tớ sẽ là tu viện trưởng mà, Porthos này, vì lẽ đó rồi mình sẽ tiếp tục học thần học đấy.
– Hắn sẽ làm như hắn nói – Porthos nói – Sớm muộn gì hơn cũng sẽ làm.
– Sớm thôi! – Aramis nói.
– Hắn chỉ còn đợi một điều để quyết định dứt khoát và mặc lại chiếc áo thày tu được treo sau bộ quần áo lính của hắn – một ngự lâm quân nói tiếp.
Một người hỏi:
– Vậy hắn chờ chuyện gì?
– Hắn chờ hoàng hậu cho ra đời người kế vị ngai vàng nước Pháp.
– Này quý vị, xin đừng đùa quá mức – Porthos nói – Nhờ trời, Hoàng hậu còn đang tuổi sinh đẻ mà.
– Người ta đồn ông Đỏ Buckingham(10) đang ở Pháp – Aramis nói tiếp với một tiếng cười tinh quái khiến câu nói bề ngoài quá đỗi bình thường, lại có một ý nghĩa hơi bê bối.
– Aramis, bạn tôi ơi, lần này thì cậu lầm rồi – Porthos ngắt lời – và cái trò tinh quái của cậu luôn dẫn cậu đi quá chừng mực. Nếu ngài De Treville nghe thấy cậu sẽ khốn vì nói như thế đó.
– Cậu định dạy mình đấy hả, Porthos? – Aramis nói to, trong đôi mắt hiền dịu, người ta thấy thoáng qua như một tia chớp.
Porthos nói:
– Bạn thân mến, hãy là lính ngự lâm hay là tu viện trưởng. Hãy là người này, hoặc người kia, nhưng đừng là cả người này lẫn người kia. Hãy nhớ, Athos một hôm còn bảo cậu bắt cá hai tay. Kìa ta đừng giận nhau, mình xin cậu đấy, cậu thừa biết giữa cậu, mìln và Athos đã thỏa thuận với nhau thế nào. Cậu cứ việc đến nhà bà De Eghiông và tán tỉnh bà ta, cậu đến nhà bà De Tracy, em họ bà De Chevreuse, và cậu ở thế mạnh trước những cơn mưa móc của bà ta. Ôi, trời ơi, đừng thú nhận diễm phúc của cậu, người ta không khảo bí mật của cậu đâu, họ biết tính kín đáo của cậu mà. Nhưng một khi cậu mang đức tính ấy, thì quỷ ơi, hãy dùng nó đối với Hoàng thượng. Quan tâm đến ai cũng được kể cả với nhà Vua và Giáo chủ, nhưng Hoàng hậu là thiêng liêng, nếu như có nói đến, nói sao cho tốt đẹp.
– Porthos, cậu hợm mình như Nacxits(11), mình báo cho cậu biết vậy – Aramis trả lời – cậu biết mình ghét nói đạo lý, trừ phi khi nó được Athos nói tới. Còn về cậu, bạn thân mến ơi, cậu có một dải đeo kiếm quá lộng lẫy để trở nên quá mạnh ở điều đó. Mình sẽ là tu viện trưởng khi nào thích hợp. Trong khi chờ đợi, mình là lính ngự lâm. Với tư cách đó, mình nói những gì mình thích và lúc này đây mình thích nói rằng cậu làm mình bực đấy.
– Aramis!
– Porthos!
– Này, các vị. Các vị! – Mọi người xung quanh nhao nhao – Ngài De Treville đang đợi ông D’ artagnan – Người hầu vừa mở cửa văn phòng vừa ngắt lời.
Lời thông báo được phát ra trong khi cửa mở rộng, mọi người im bặt, và giữa sự im lặng bao trùm, chàng trai trẻ Gátxcông đi xuyên qua tiền sảnh một đoạn dài rồi bước vào phòng của đại úy ngự lâm quân, trong lòng hớn hở vì đã thóát khỏi đúng lúc đoạn kết của cuộc đấu khẩu kỳ quặc kia.
Chú thích:
(1) Perigord: Nay là quận Dordogne nước Pháp.
(2) Berry: Nay là quận Cher và L’ Indre nước Pháp.
(3) Liên minh thần thánh của giáo phái Gia Tô do Quận công De Guise lập năm 1576 với chủ định chống lại giáo phái Canvanh nhưng tbực tế là để lật đổ Vua Henri III, bị Henri IV dẹp tan.
(4) Besme: – Charle Daniowitz – người Bôhêmiêng: ăn lương của Quận công De Guise, ám sát Coligny đêm lễ Thánh Barthelemy, rồi bị người Tin lành giết năm 1576.
Poltrốt de Méré: quý tộc phái Tin lành ám sát Quân công De Guise.
Vitry: Đại úy đội cận vệ của Louis XIII giết Concini và được phong hàm thống chế Pháp (Đây thực sự là đại úy ngự lâm quân thời Louis XIII – Còn Treville chỉ là nhân vật tiểu thuyết – ND)
(5) Tên kéo dài của Giáo chủ Richelieu
(6) Bassompirre. Thống chế và là nhà ngoại giao Pháp, giữ rất nhiều trách nhiệm khác nhau ở Thụy Sĩ, Italia và Anh quốc. Bị tống giam trong ngục Bastille 12 năm vì đã có âm mưu chống lại Giáo chủ Richelieu. Để lại những tập hồi ký rất thú vị.
(7) Con của Louis XIII
(8) Chalais. Hầu tước Henri de Talleyrand – sủng thẩn của vua Louis XIII bị cáo buộc âm mưu chống lại Giáo chủ Richelieu – Bị bắt ở Nantes và bị chặt đầu.
(9) Monsicur: Không rõ là ai. Cả bản dịch ra tiếng Anh của Nhà xuất bản Wordsworth 1993 cũng vậy – Có thể là Hoàng đệ, em vua Louis XIII chăng?
(10) Công tước Buckingham – Sủng thần của các vua Jacques 1 và Charle 1 nước Anh, đang định cứu viện cho giáo phái Calvin ở thành La Rochelle thị bị Fetton ám sát
(11) Narcisse. Trong thần thoại Hy Lạp nổi tiếng đẹp trai, say mê sắc đẹp của mình, khi soi mình xuống nước thấy bóng người dưới nước đẹp quá, nhảy xuống ôm rồi chết đuối hóa thành một bông hoa đẹp mang tên Narcisse , chính là hoa Thủy tiên ngày nay.