Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Ba Người Lính Ngự Lâm

Chương 22 : Vũ khúc Merlaison(1).

Tác giả: Alexander Dumas
Chọn tập

Hôm sau, người ta xôn xao bàn tán khắp Paris về vũ hội mà các vị thẩm phán thành phố tổ chức để tôn vinh nhà Vua và Hoàng hậu, trong đó chắc Louis sẽ nhảy vũ điệu nổi tiếng Méeledông, là vũ điệu ưa thích của nhà Vua.

– Người ta đã chuẩn bị từ tám hôm nay mọi công việc ở tòa thị chính cho buổi dạ hội long trọng đó. Thợ mộc của thành phố đã dựng những kỳ đài làm chỗ ngồi cho các phu nhân được mời.

Chủ tạp hóa thành phố đã gắn trong các phòng hai trăm cây nến trắng, một sự xa hoa hiếm thấy thời bấy giờ. Cuối cùng là hai mươi cây vĩ cầm được báo trước và giá công được ấn định gấp đôi giá ngày thường vì họ sẽ phải chơi suốt đêm.

Khoảng mười giờ sáng, ông De la Côtx kỳ úy đội cận vệ của nhà Vua, theo sau có hai sĩ quan và nhiều xạ thủ của đội, đến yêu cầu ông lục sự thành phố tên là Clêmăng đưa tất cả chìa khóa các cửa, các phòng, và các phòng làm việc của thị sảnh.

Chìa khóa được trao ngay cho ông ta, mỗi chiếc đều mang theo một thẻ nhỏ để khỏi nhầm và từ lúc đó ông De la Côtx chịu trách nhiệm canh phòng tất cả các cửa và tất cả các lối đi trong thị sảnh.

Mười một giờ, đến lượt ông Đuyhaliê, đại úy cận vệ đến, đem theo năm mươi xạ thủ, bọn họ tản ngay đến các cửa đã được chỉ định trong tòa thị chính.

Ba giờ chiều, hai đại đội cận vệ, một người Pháp, một Thụy Sĩ đến tiếp. Đại đội cận vệ Pháp được hợp thành, một nửa từ những quân của ông Đuyhaliê, một nửa là của ông des Essarts.

Sáu giờ chiều, khách mời bắt đầu kéo đến. Vào đến đâu, khách được mời ngồi đến đấy trên kỳ đài đã được dựng trong đại sảnh đường.

Chín giờ, bà đệ nhất chủ tọa đến. Vì sau Hoàng hậu, đó là nhân vật quan trọng nhất của vũ hội, bà ta được các quan chức của thành phố đón tiếp và được mời ngồi trong khoang đối diện với khoang của Hoàng hậu.

Mười giờ, người ta bầy một tiệc mứt để đón tiếp đức Vua trong một phòng nhỏ phía nhà thờ Thánh Jăng, trước một tủ đựng các bộ đồ ăn bằng bạc, và được bốn xạ thủ bảo vệ.

– Đúng nửa đêm, người ta nghe thấy những tiếng reo lớn, và những tiếng tung hô, đó là lúc nhà Vua đang tiến qua các phố rực rỡ những đèn màu suốt từ điện Louvre đến tòa thị chính.

Ngay tức khắc, các viên thẩm phán trong những chiếc áo dài bằng da, đi trước là sáu viên đội, mỗi người một đèn lồng trong tay ra đón Nhà Vua, mà họ gặp ngay trên những bậc thềm, ở đó viên thị trưởng thành phố đang đọc diễn văn chúc mừng nhà Vua, còn nhà Vua đáp lại bằng việc cáo lỗi đã đến quá muộn nhưng lại gán cho Giáo chủ đã giữ nhà Vua lại tận mười một giờ để bàn luận công việc quốc gia.

Nhà vua mặc lễ phục, tháp tùng có Đức ông hoàng đế, Bá tước de Xoát xông, đại giáo trường, Quận công Lôngdơvin, Quận công Đenbớp, Bá tước de Hácua, Bá tước de la Rấtsơ Guyông, ông De Lăngcua, ông De Barađát, Bá tước de Cramay, và hiệp sĩ Đờxúvơray.

Mọi người đều nhận thấy nhà Vua có vẻ rầu rĩ và băn khoăn.

Một căn phòng đã được chuẩn bị riêng cho nhà Vua, và một phòng khác cho Hoàng đế. Trong mỗi phòng đó, đều để sẵn y phục giả trang. Cũng như thế cho Hoàng hậu và phu nhân chủ tọa. Các vị đại thần và các phu nhân hộ giá Hoàng thượng thì cứ hai người một thay đồ giả trang các phòng chuẩn bị cho việc đó.

Trước khi vào phòng, nhà Vua dặn khi nào Giáo chủ xuất hiện phải báo ngay cho nhà Vua biết.

Nửa giờ sau khi nhà Vua đi vào, những tiếng tung hô mới lại vang lên báo tin Hoàng hậu đến. Các thẩm phán lại ra đón như đã làm, đi trước cũng là những viên đội, họ tiến đến trước vị nữ khách lừng danh của họ.

Hoàng hậu bước vào đại sảnh. Người ta nhận thấy, giống như nhà Vua, bà có vẻ rầu rĩ và rất là mệt mỏi.

Đúng lúc bà bước vào, tấm rèm của một khán đài nhỏ cho đến lúc đó vẫn buông kín được mở ra và người ta thấy hiện ra bộ mặt xanh xao của Giáo chủ mặc theo lối kỵ sĩ Tây Ban Nha. Đôi mắt của ông ta xoáy vào đôi mắt của Hoàng hậu, và một nụ cười mừng vui khủng khiếp lướt trên đôi môi ông ta: Hoàng hậu không đeo chuỗi kim cương.

Hoàng hậu lưu lại ít phút để nhận những lời chúc tụng của quan chức thành phố và đáp lại sự chào đón của các phu nhân.

Bất thình lình nhà Vua cùng với Giáo chủ hiện ra ở một chiếc cửa của đại sảnh đường. Giáo chủ nói rất khẽ với nhà Vua, và nhà Vua tái nhợt đi.

Nhà Vua rẽ đám đông và, chưa đeo mặt nạ, những dải băng ở áo chẽn còn chưa buộc chặt, tiến lại gần Hoàng hậu, lạc hẳn giọng đi:

– Thưa bà, xin bà vui lòng, vậy chớ tại sao bà lại không đeo chuỗi hạt kim cương, khi bà biết nó sẽ làm ta vui lòng khi nhìn thấy nó?

– Tâu hoàng thượng – Hoàng hậu trả lời giọng cũng lạc đi – bởi giữa đám rất đông người này, tôi sợ có chuyện không may xảy ra với nó.

– Thế thì bà nhầm rồi, thưa bà! Nếu như tôi tặng bà món quà đó, chính là để bà đem ra trang điểm. Tôi nói cho bà biết, bà nhầm rồi.

Và giọng của nhà Vua run lên tức giận, ai nấy đều nhìn và nghe rất đỗi ngạc nhiên không hiểu đã xảy ra chuyện gì.

– Tâu Hoàng thượng – Hoàng hậu nói – Tôi có thể sai người về tìm ở điện Louvre, nó vẫn ở đấy, và như vậy những ước muốn của Hoàng thượng sẽ được hoàn tất.

– Vậy bà làm đi, thưa bà, làm đi, và nhanh nhanh lên, vì nửa giờ nữa là vũ hội bắt đầu rồi.

Hoàng hậu cúi chào tỏ vẻ phục tùng và đi theo các phu nhân có nhiệm vụ dẫn bà về phòng riêng.

Về phía mình, nhà Vua cũng trở về phòng mình.

Đại sảnh rối loạn, xôn xao mất một lúc.

Mọi người đều có thể nhận thấy có chuyện gì xảy ra giữa nhà Vua và Hoàng hậu. Nhưng cả hai đều nói rất khẽ mà mọi người do tôn kính đều đứng xa ra mấy bước, nên không ai nghe thấy gì. Vĩ cầm vang lên hết cỡ nhưng cũng chẳng ai nghe.

Nhà Vua ra khỏi phòng mình trước tiên, trong trang phục đi săn loại hào hoa nhất, Hoàng đế và các vị đại thần khác đều mặc như nhà Vua. Đó là bộ trang phục nhà Vua mặc đẹp nhất và mặc như vậy, ông hình như mới đích thực là nhà quý tộc đệ nhất của vương quốc.

Giáo chủ lại gần và chuyển cho nhà Vua một cái hộp. Nhà Vua mở ra và thấy trong đó hai nút kim cương liền hỏi Giáo chủ:

– Thế nghĩa là thế nào?

– Không thế nào cả – Giáo chủ trả lời – có điều nếu Hoàng hậu có những nút kim cương, điều thần đang ngờ đấy, tâu Hoàng thượng, Hoàng thượng hãy đếm xem, và nếu Ngài chỉ thấy có mười viên, xin hãy hỏi Hoàng hậu xem kẻ nào có thể lấy cắp mất hai nút như thế này.

Nhà Vua nhìn Giáo chủ như để hỏi. Nhưng ông còn chưa kịp hỏi một câu nào, thì tiếng kêu ngưỡng mộ đã thốt ra từ miệng tất cả mọi người. Nếu như nhà Vua là bậc quý tộc đệ nhất vương quốc, chắc chắn Hoàng hậu phải là người đàn bà đẹp nhất nước Pháp.

Đúng là bộ y phục nữ đi săn rất hợp với nàng. Nàng đội một chiếc mũ dạ với những lông chim xanh lam, một áo khoác ngoài nhung màu xám có cài những móc kim cương và một chiếc váy bằng xa tanh xanh lam toàn thêu sợi bạc, trên vai trái nàng lấp lánh những nút kim cương được đính vào một cái nơ cùng màu với lông chim và chiếc váy.

Nhà Vua sướng run người, còn Giáo chủ run lên vì giận dữ, tuy nhiên vì cả hai người cùng đứng cách xa Hoàng hậu nên không thể đếm được số nút kim cương. Hoàng hậu đã có những nút kim cương ấy, có điều là có mười hay mười hai nút.

Cũng lúc ấy, vĩ cầm vang lên tín hiệu bắt đầu vũ khúc. Nhà Vua tiến về phía phu nhân chủ tọa và phải nhảy với bà và Hoàng đế với Hoàng hậu. Mọi người đều vào chỗ và vũ khúc bắt đầu Nhà Vua nhảy đối diện với Hoàng hậu, và mỗi lần ông lướt qua gần nàng, Ngài lại hau háu nhìn những nút kim cương mà không đếm nổi. Một lớp mồ hôi lạnh toát ra tên trán Giáo chủ.

Vũ điệu kéo dài một giờ, gồm mười sáu chuyển đoạn động tác múa.

Vũ điệu kết thúc giữa những tiếng vỗ tay hoan hô của khắp mọi người trong đại sảnh, mỗi người đều đưa quý bà nhảy với mình về chỗ, nhưng nhà Vua ỷ vào đặc quyền của mình, bỏ bà chủ tọa ngay tại chỗ để tiến nhanh lại phía Hoàng hậu, và nói với nàng:

– Thưa bà, tôi xin cảm ơn bà, về sự tôn trọng mà bà đã biểu lộ trước những ý muốn của tôi, nhưng tôi tin bà thiếu mất hai nút kim cương, mà tôi đã mang đến đây.

Vừa nói, nhà Vua vừa chìa ra cho Hoàng hậu hai nút kim cương mà Giáo chủ đã đưa cho mình.

– Tâu Bệ hạ, lại thế nữa sao! – Hoàng hậu giả vờ ngạc nhiên kêu lên – Bệ hạ lại cho thêm hai hạt nữa, thế là bây giờ tôi sẽ có những mười bốn viên ư?

Nhà Vua đếm, quả nhiên mười hai nút kim cương vẫn trên vai Hoàng hậu.

Nhà Vua gọi Giáo chủ và hỏi bâng một giọng nghiêm khắc:

– Thế nào? Thế này, nghĩa là thế nào, ông Giáo chủ?

– Tâu Bệ hạ, – Giáo chủ đáp – thế nghĩa là thần muốn Hoàng hậu nhận hai viên kim cương đó, nhưng tự mình lại không dám dâng lên, thần phải dùng cách ấy.

– Thế thì tôi lại càng phải chịu ơn Đức ông hơn – Anne d’ Autriche trả lời bằng một nụ cười chứng tỏ cái lối nịnh đầm tiểu xảo ấy không lừa được nàng – và tôi tin chắc rằng hai nút kim cương này ông phải trả đắt bằng cả mười hai nút kim cương kia mà Hoàng thượng phải trả đấy.

Rồi chào nhà Vua và Giáo chủ, Hoàng hậu trở về căn phòng mà nàng đã mặc giả trang và là nơi nàng phải cởi bỏ.

Chúng tôi buộc phải lưu tâm tới những nhân vật danh tiếng chúng tôi đưa vào ngay từ đầu chương này nên phải tạm xa nhân vật đã giúp Anne d’ Autriche vừa giành được thắng lợi không ngờ đối với Giáo chủ, người này hiện đang lẫn vào, không ai biết tới và lạc lõng trong đám đông ùn lại ở một cối cửa, đang nhìn màn kịch chỉ có bốn người hiểu nổi là nhà Vua, Hoàng hậu, Giáo chủ và chính nhân vật đó.

Hoàng hậu vừa trở về phòng, và D’ Artagnan chuẩn bị rút lui thì chàng cảm thấy có ai đó đụng nhẹ vào vai chàng. Chàng quay lại thấy một thiếu phụ ra hiệu đi theo nàng. Thiếu phụ đeo mặt nạ chó sói bằng nhung đen, nhưng mặc dầu đã cẩn thận như vậy, vả chăng cũng là để che mắt người khác đâu phải với chàng, chàng nhận ra ngay người dẫn đường mọi khi của chàng, bà Bonacieux khôn ngoan và yêu kiều.

Đêm trước, họ mới chỉ được thoáng gặp nhau một lát tại nhà một người Thụy Sĩ tên là Germain, mà D’ Artagnan đã yêu cầu nàng đến gặp ở đó. Thiếu phụ quýnh lên vội mang về cho Hoàng hậu cái tin tuyệt diệu là sứ giả của bà đã trở về may mắn, khiến cho đôi tình nhân chỉ kịp trao đổi được vài lời. D’ Artagnan đi theo bà Bonacieux bởi hai thứ tình cảm gộp lại thúc đẩy tình yêu và sự hiếu kỳ. Suốt dọc đường, mỗi lúc những hành lang càng trở nên vắng vẻ, D’ Artagnan định ngăn nàng lại để ôm chặt nàng, ngắm nghía nàng dù chỉ trong giây phút, nhưng thoăn thoắt như một cánh chim, nàng luôn trườn khỏi hai tay chàng, và khi chàng định nói, nàng lại đưa ngón tay lên miệng, một điệu bộ nhẹ nhàng đầy duyên dáng ra lệnh cấm chàng không được nói, và nhắc cho chàng biết đclng dưới một uy quyền phải nhắm mắt tuân theo, và cấm chàng không được thốt ra bất cứ một lời phàn nàn nhỏ nào. Cuối cùng, sau vài phút vòng đi vòng lại, bà Bonacieux mở một chiếc cửa dẫn chàng vào một căn phòng tối om, ở đây nàng lại ra hiệu phải ngậm miệng và mở chiếc cửa thứ hai lấp sau một tấm thảm, bất ngờ một vầng sáng chói tỏa ra và nàng biến mất.

D’ Artagnan đứng ngây ra một lúc và tự hỏi mình đang ở đâu thế này, nhưng rồi một tia sáng từ phòng bên lọt sang, hơi ấm và thơm phức tỏa đến tận chỗ chàng, tiếng mấy người đàn bà đang trò chuyện, lời lẽ vừa trang nhã, vừa tôn kính, tiếng Đức bà được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, chỉ rõ cho chàng thấy mình đang trong căn phòng liền kề với phòng Hoàng hậu.

Chàng trai đứng yên trong bóng tối và chờ đợi.

Hoàng hậu tỏ ra vui vẻ và sung sướng, hình như khiến mọi người xung quanh nàng rất đỗi ngạc nhiên, vì trái lại mọi khi thường thấy nàng hầu như luôn luôn lo lắng. Hoàng hậu trả lại hết cái tình cảm vui mừng đó cho vẻ mỹ lệ của đêm hội, cho niềm vui mà vũ điệu đem lại cho nàng, và do không được phép trái ý một bà hoàng, dù bà ta cười hay khóc, mọi người đều cường điệu thêm sự phong nhã của các viên thẩm phán thành Paris.

Dù D’ Artagnan còn chưa quen biết gì Hoàng hậu, chàng phân biệt được ngay giọng nói Hoàng hậu với giọng những người khác, trước hết đó là hơi pha giọng nước ngoài, thêm nữa là cái vẻ bề trên tự nhiên in đậm trong mọi lời lẽ của bậc tối thượng.

Chàng nghe thấy tiếng lại gần rồi lại xa ra khỏi chiếc cửa mở, hai ba lần chàng trông thấy vẫn chiếc bóng của thân hình ấy che khuất ánh sáng.

Cuối cùng, bất ngờ một bàn tay và một cánh tay trắng muốt và tuyệt đẹp vén tấm thảm lên, D’ Artagnan hiểu đây chính là phần thưởng cho chàng. Chàng quỳ xuống, nắm lấy bàn tay ấy và kính cẩn áp môi lên, rồi bàn tay rút lại, để lại trong hai bàn tay chàng một vật chàng nhận ra là một chiếc nhẫn, lập tức cửa đóng lại và D’ Artagnan lại thấy mình hoàn toàn trong bóng tối.

D’ Artagnan đeo chiếc nhẫn vào ngón tay chàng và lại đợi.

Rõ ràng mọi chuyện chưa phải đã xong. Sau phần thưởng về lòng tận tụy của chàng phải là phần thưởng của tình yêu. Vả lại vũ điệu đã nhảy rồi, nhưng dạ hội mới chỉ bắt đầu. Người ta ăn đêm vào lúc ba giờ, mà đồng hồ nhà thờ Thánh Jăng chỉ vừa mới điểm hai giờ bốn nhăm phút.

Quả nhiên, tiếng người thưa dần trong phòng bên, và xa dần, rồi cửa phòng D’ Artagnan đang đứng lại mở ra và bà Bonacieux lao vào. D’ Artagnan kêu lên:

– Cuối cùng, nàng đây rồi!

– Im nào! – Thiếu phụ áp bàn tay lên môi chàng – Im nào! Và bây giờ chàng hãy đi đi, đi theo lối chàng đến ấy.

– Nhưng ở đâu và khi nào chúng ta lại gặp nhau?

– Một thư ngắn mà chàng sẽ thấy khi trở về nhà sẽ cho chàng biết điều đó. Đi đi! Chàng đi đi?

Nói xong, nàng mở chiếc cửa thông ra hành lang và đẩy D’ Artagnan ra khỏi phòng.

D’ Artagnan vâng lời như một đứa trẻ, không kháng cự, không cãi lại câu nào, điều đó chứng tỏ chàng thực sự đang yêu say đắm.

Chú thích:

(1) Merlaison – từ chữ Merle (con chim sáo đen) – Vũ khúc với chủ đề săn chim sáo đen do vua Louis XIII soạn năm 1635.

Hôm sau, người ta xôn xao bàn tán khắp Paris về vũ hội mà các vị thẩm phán thành phố tổ chức để tôn vinh nhà Vua và Hoàng hậu, trong đó chắc Louis sẽ nhảy vũ điệu nổi tiếng Méeledông, là vũ điệu ưa thích của nhà Vua.

– Người ta đã chuẩn bị từ tám hôm nay mọi công việc ở tòa thị chính cho buổi dạ hội long trọng đó. Thợ mộc của thành phố đã dựng những kỳ đài làm chỗ ngồi cho các phu nhân được mời.

Chủ tạp hóa thành phố đã gắn trong các phòng hai trăm cây nến trắng, một sự xa hoa hiếm thấy thời bấy giờ. Cuối cùng là hai mươi cây vĩ cầm được báo trước và giá công được ấn định gấp đôi giá ngày thường vì họ sẽ phải chơi suốt đêm.

Khoảng mười giờ sáng, ông De la Côtx kỳ úy đội cận vệ của nhà Vua, theo sau có hai sĩ quan và nhiều xạ thủ của đội, đến yêu cầu ông lục sự thành phố tên là Clêmăng đưa tất cả chìa khóa các cửa, các phòng, và các phòng làm việc của thị sảnh.

Chìa khóa được trao ngay cho ông ta, mỗi chiếc đều mang theo một thẻ nhỏ để khỏi nhầm và từ lúc đó ông De la Côtx chịu trách nhiệm canh phòng tất cả các cửa và tất cả các lối đi trong thị sảnh.

Mười một giờ, đến lượt ông Đuyhaliê, đại úy cận vệ đến, đem theo năm mươi xạ thủ, bọn họ tản ngay đến các cửa đã được chỉ định trong tòa thị chính.

Ba giờ chiều, hai đại đội cận vệ, một người Pháp, một Thụy Sĩ đến tiếp. Đại đội cận vệ Pháp được hợp thành, một nửa từ những quân của ông Đuyhaliê, một nửa là của ông des Essarts.

Sáu giờ chiều, khách mời bắt đầu kéo đến. Vào đến đâu, khách được mời ngồi đến đấy trên kỳ đài đã được dựng trong đại sảnh đường.

Chín giờ, bà đệ nhất chủ tọa đến. Vì sau Hoàng hậu, đó là nhân vật quan trọng nhất của vũ hội, bà ta được các quan chức của thành phố đón tiếp và được mời ngồi trong khoang đối diện với khoang của Hoàng hậu.

Mười giờ, người ta bầy một tiệc mứt để đón tiếp đức Vua trong một phòng nhỏ phía nhà thờ Thánh Jăng, trước một tủ đựng các bộ đồ ăn bằng bạc, và được bốn xạ thủ bảo vệ.

– Đúng nửa đêm, người ta nghe thấy những tiếng reo lớn, và những tiếng tung hô, đó là lúc nhà Vua đang tiến qua các phố rực rỡ những đèn màu suốt từ điện Louvre đến tòa thị chính.

Ngay tức khắc, các viên thẩm phán trong những chiếc áo dài bằng da, đi trước là sáu viên đội, mỗi người một đèn lồng trong tay ra đón Nhà Vua, mà họ gặp ngay trên những bậc thềm, ở đó viên thị trưởng thành phố đang đọc diễn văn chúc mừng nhà Vua, còn nhà Vua đáp lại bằng việc cáo lỗi đã đến quá muộn nhưng lại gán cho Giáo chủ đã giữ nhà Vua lại tận mười một giờ để bàn luận công việc quốc gia.

Nhà vua mặc lễ phục, tháp tùng có Đức ông hoàng đế, Bá tước de Xoát xông, đại giáo trường, Quận công Lôngdơvin, Quận công Đenbớp, Bá tước de Hácua, Bá tước de la Rấtsơ Guyông, ông De Lăngcua, ông De Barađát, Bá tước de Cramay, và hiệp sĩ Đờxúvơray.

Mọi người đều nhận thấy nhà Vua có vẻ rầu rĩ và băn khoăn.

Một căn phòng đã được chuẩn bị riêng cho nhà Vua, và một phòng khác cho Hoàng đế. Trong mỗi phòng đó, đều để sẵn y phục giả trang. Cũng như thế cho Hoàng hậu và phu nhân chủ tọa. Các vị đại thần và các phu nhân hộ giá Hoàng thượng thì cứ hai người một thay đồ giả trang các phòng chuẩn bị cho việc đó.

Trước khi vào phòng, nhà Vua dặn khi nào Giáo chủ xuất hiện phải báo ngay cho nhà Vua biết.

Nửa giờ sau khi nhà Vua đi vào, những tiếng tung hô mới lại vang lên báo tin Hoàng hậu đến. Các thẩm phán lại ra đón như đã làm, đi trước cũng là những viên đội, họ tiến đến trước vị nữ khách lừng danh của họ.

Hoàng hậu bước vào đại sảnh. Người ta nhận thấy, giống như nhà Vua, bà có vẻ rầu rĩ và rất là mệt mỏi.

Đúng lúc bà bước vào, tấm rèm của một khán đài nhỏ cho đến lúc đó vẫn buông kín được mở ra và người ta thấy hiện ra bộ mặt xanh xao của Giáo chủ mặc theo lối kỵ sĩ Tây Ban Nha. Đôi mắt của ông ta xoáy vào đôi mắt của Hoàng hậu, và một nụ cười mừng vui khủng khiếp lướt trên đôi môi ông ta: Hoàng hậu không đeo chuỗi kim cương.

Hoàng hậu lưu lại ít phút để nhận những lời chúc tụng của quan chức thành phố và đáp lại sự chào đón của các phu nhân.

Bất thình lình nhà Vua cùng với Giáo chủ hiện ra ở một chiếc cửa của đại sảnh đường. Giáo chủ nói rất khẽ với nhà Vua, và nhà Vua tái nhợt đi.

Nhà Vua rẽ đám đông và, chưa đeo mặt nạ, những dải băng ở áo chẽn còn chưa buộc chặt, tiến lại gần Hoàng hậu, lạc hẳn giọng đi:

– Thưa bà, xin bà vui lòng, vậy chớ tại sao bà lại không đeo chuỗi hạt kim cương, khi bà biết nó sẽ làm ta vui lòng khi nhìn thấy nó?

– Tâu hoàng thượng – Hoàng hậu trả lời giọng cũng lạc đi – bởi giữa đám rất đông người này, tôi sợ có chuyện không may xảy ra với nó.

– Thế thì bà nhầm rồi, thưa bà! Nếu như tôi tặng bà món quà đó, chính là để bà đem ra trang điểm. Tôi nói cho bà biết, bà nhầm rồi.

Và giọng của nhà Vua run lên tức giận, ai nấy đều nhìn và nghe rất đỗi ngạc nhiên không hiểu đã xảy ra chuyện gì.

– Tâu Hoàng thượng – Hoàng hậu nói – Tôi có thể sai người về tìm ở điện Louvre, nó vẫn ở đấy, và như vậy những ước muốn của Hoàng thượng sẽ được hoàn tất.

– Vậy bà làm đi, thưa bà, làm đi, và nhanh nhanh lên, vì nửa giờ nữa là vũ hội bắt đầu rồi.

Hoàng hậu cúi chào tỏ vẻ phục tùng và đi theo các phu nhân có nhiệm vụ dẫn bà về phòng riêng.

Về phía mình, nhà Vua cũng trở về phòng mình.

Đại sảnh rối loạn, xôn xao mất một lúc.

Mọi người đều có thể nhận thấy có chuyện gì xảy ra giữa nhà Vua và Hoàng hậu. Nhưng cả hai đều nói rất khẽ mà mọi người do tôn kính đều đứng xa ra mấy bước, nên không ai nghe thấy gì. Vĩ cầm vang lên hết cỡ nhưng cũng chẳng ai nghe.

Nhà Vua ra khỏi phòng mình trước tiên, trong trang phục đi săn loại hào hoa nhất, Hoàng đế và các vị đại thần khác đều mặc như nhà Vua. Đó là bộ trang phục nhà Vua mặc đẹp nhất và mặc như vậy, ông hình như mới đích thực là nhà quý tộc đệ nhất của vương quốc.

Giáo chủ lại gần và chuyển cho nhà Vua một cái hộp. Nhà Vua mở ra và thấy trong đó hai nút kim cương liền hỏi Giáo chủ:

– Thế nghĩa là thế nào?

– Không thế nào cả – Giáo chủ trả lời – có điều nếu Hoàng hậu có những nút kim cương, điều thần đang ngờ đấy, tâu Hoàng thượng, Hoàng thượng hãy đếm xem, và nếu Ngài chỉ thấy có mười viên, xin hãy hỏi Hoàng hậu xem kẻ nào có thể lấy cắp mất hai nút như thế này.

Nhà Vua nhìn Giáo chủ như để hỏi. Nhưng ông còn chưa kịp hỏi một câu nào, thì tiếng kêu ngưỡng mộ đã thốt ra từ miệng tất cả mọi người. Nếu như nhà Vua là bậc quý tộc đệ nhất vương quốc, chắc chắn Hoàng hậu phải là người đàn bà đẹp nhất nước Pháp.

Đúng là bộ y phục nữ đi săn rất hợp với nàng. Nàng đội một chiếc mũ dạ với những lông chim xanh lam, một áo khoác ngoài nhung màu xám có cài những móc kim cương và một chiếc váy bằng xa tanh xanh lam toàn thêu sợi bạc, trên vai trái nàng lấp lánh những nút kim cương được đính vào một cái nơ cùng màu với lông chim và chiếc váy.

Nhà Vua sướng run người, còn Giáo chủ run lên vì giận dữ, tuy nhiên vì cả hai người cùng đứng cách xa Hoàng hậu nên không thể đếm được số nút kim cương. Hoàng hậu đã có những nút kim cương ấy, có điều là có mười hay mười hai nút.

Cũng lúc ấy, vĩ cầm vang lên tín hiệu bắt đầu vũ khúc. Nhà Vua tiến về phía phu nhân chủ tọa và phải nhảy với bà và Hoàng đế với Hoàng hậu. Mọi người đều vào chỗ và vũ khúc bắt đầu Nhà Vua nhảy đối diện với Hoàng hậu, và mỗi lần ông lướt qua gần nàng, Ngài lại hau háu nhìn những nút kim cương mà không đếm nổi. Một lớp mồ hôi lạnh toát ra tên trán Giáo chủ.

Vũ điệu kéo dài một giờ, gồm mười sáu chuyển đoạn động tác múa.

Vũ điệu kết thúc giữa những tiếng vỗ tay hoan hô của khắp mọi người trong đại sảnh, mỗi người đều đưa quý bà nhảy với mình về chỗ, nhưng nhà Vua ỷ vào đặc quyền của mình, bỏ bà chủ tọa ngay tại chỗ để tiến nhanh lại phía Hoàng hậu, và nói với nàng:

– Thưa bà, tôi xin cảm ơn bà, về sự tôn trọng mà bà đã biểu lộ trước những ý muốn của tôi, nhưng tôi tin bà thiếu mất hai nút kim cương, mà tôi đã mang đến đây.

Vừa nói, nhà Vua vừa chìa ra cho Hoàng hậu hai nút kim cương mà Giáo chủ đã đưa cho mình.

– Tâu Bệ hạ, lại thế nữa sao! – Hoàng hậu giả vờ ngạc nhiên kêu lên – Bệ hạ lại cho thêm hai hạt nữa, thế là bây giờ tôi sẽ có những mười bốn viên ư?

Nhà Vua đếm, quả nhiên mười hai nút kim cương vẫn trên vai Hoàng hậu.

Nhà Vua gọi Giáo chủ và hỏi bâng một giọng nghiêm khắc:

– Thế nào? Thế này, nghĩa là thế nào, ông Giáo chủ?

– Tâu Bệ hạ, – Giáo chủ đáp – thế nghĩa là thần muốn Hoàng hậu nhận hai viên kim cương đó, nhưng tự mình lại không dám dâng lên, thần phải dùng cách ấy.

– Thế thì tôi lại càng phải chịu ơn Đức ông hơn – Anne d’ Autriche trả lời bằng một nụ cười chứng tỏ cái lối nịnh đầm tiểu xảo ấy không lừa được nàng – và tôi tin chắc rằng hai nút kim cương này ông phải trả đắt bằng cả mười hai nút kim cương kia mà Hoàng thượng phải trả đấy.

Rồi chào nhà Vua và Giáo chủ, Hoàng hậu trở về căn phòng mà nàng đã mặc giả trang và là nơi nàng phải cởi bỏ.

Chúng tôi buộc phải lưu tâm tới những nhân vật danh tiếng chúng tôi đưa vào ngay từ đầu chương này nên phải tạm xa nhân vật đã giúp Anne d’ Autriche vừa giành được thắng lợi không ngờ đối với Giáo chủ, người này hiện đang lẫn vào, không ai biết tới và lạc lõng trong đám đông ùn lại ở một cối cửa, đang nhìn màn kịch chỉ có bốn người hiểu nổi là nhà Vua, Hoàng hậu, Giáo chủ và chính nhân vật đó.

Hoàng hậu vừa trở về phòng, và D’ Artagnan chuẩn bị rút lui thì chàng cảm thấy có ai đó đụng nhẹ vào vai chàng. Chàng quay lại thấy một thiếu phụ ra hiệu đi theo nàng. Thiếu phụ đeo mặt nạ chó sói bằng nhung đen, nhưng mặc dầu đã cẩn thận như vậy, vả chăng cũng là để che mắt người khác đâu phải với chàng, chàng nhận ra ngay người dẫn đường mọi khi của chàng, bà Bonacieux khôn ngoan và yêu kiều.

Đêm trước, họ mới chỉ được thoáng gặp nhau một lát tại nhà một người Thụy Sĩ tên là Germain, mà D’ Artagnan đã yêu cầu nàng đến gặp ở đó. Thiếu phụ quýnh lên vội mang về cho Hoàng hậu cái tin tuyệt diệu là sứ giả của bà đã trở về may mắn, khiến cho đôi tình nhân chỉ kịp trao đổi được vài lời. D’ Artagnan đi theo bà Bonacieux bởi hai thứ tình cảm gộp lại thúc đẩy tình yêu và sự hiếu kỳ. Suốt dọc đường, mỗi lúc những hành lang càng trở nên vắng vẻ, D’ Artagnan định ngăn nàng lại để ôm chặt nàng, ngắm nghía nàng dù chỉ trong giây phút, nhưng thoăn thoắt như một cánh chim, nàng luôn trườn khỏi hai tay chàng, và khi chàng định nói, nàng lại đưa ngón tay lên miệng, một điệu bộ nhẹ nhàng đầy duyên dáng ra lệnh cấm chàng không được nói, và nhắc cho chàng biết đclng dưới một uy quyền phải nhắm mắt tuân theo, và cấm chàng không được thốt ra bất cứ một lời phàn nàn nhỏ nào. Cuối cùng, sau vài phút vòng đi vòng lại, bà Bonacieux mở một chiếc cửa dẫn chàng vào một căn phòng tối om, ở đây nàng lại ra hiệu phải ngậm miệng và mở chiếc cửa thứ hai lấp sau một tấm thảm, bất ngờ một vầng sáng chói tỏa ra và nàng biến mất.

D’ Artagnan đứng ngây ra một lúc và tự hỏi mình đang ở đâu thế này, nhưng rồi một tia sáng từ phòng bên lọt sang, hơi ấm và thơm phức tỏa đến tận chỗ chàng, tiếng mấy người đàn bà đang trò chuyện, lời lẽ vừa trang nhã, vừa tôn kính, tiếng Đức bà được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, chỉ rõ cho chàng thấy mình đang trong căn phòng liền kề với phòng Hoàng hậu.

Chàng trai đứng yên trong bóng tối và chờ đợi.

Hoàng hậu tỏ ra vui vẻ và sung sướng, hình như khiến mọi người xung quanh nàng rất đỗi ngạc nhiên, vì trái lại mọi khi thường thấy nàng hầu như luôn luôn lo lắng. Hoàng hậu trả lại hết cái tình cảm vui mừng đó cho vẻ mỹ lệ của đêm hội, cho niềm vui mà vũ điệu đem lại cho nàng, và do không được phép trái ý một bà hoàng, dù bà ta cười hay khóc, mọi người đều cường điệu thêm sự phong nhã của các viên thẩm phán thành Paris.

Dù D’ Artagnan còn chưa quen biết gì Hoàng hậu, chàng phân biệt được ngay giọng nói Hoàng hậu với giọng những người khác, trước hết đó là hơi pha giọng nước ngoài, thêm nữa là cái vẻ bề trên tự nhiên in đậm trong mọi lời lẽ của bậc tối thượng.

Chàng nghe thấy tiếng lại gần rồi lại xa ra khỏi chiếc cửa mở, hai ba lần chàng trông thấy vẫn chiếc bóng của thân hình ấy che khuất ánh sáng.

Cuối cùng, bất ngờ một bàn tay và một cánh tay trắng muốt và tuyệt đẹp vén tấm thảm lên, D’ Artagnan hiểu đây chính là phần thưởng cho chàng. Chàng quỳ xuống, nắm lấy bàn tay ấy và kính cẩn áp môi lên, rồi bàn tay rút lại, để lại trong hai bàn tay chàng một vật chàng nhận ra là một chiếc nhẫn, lập tức cửa đóng lại và D’ Artagnan lại thấy mình hoàn toàn trong bóng tối.

D’ Artagnan đeo chiếc nhẫn vào ngón tay chàng và lại đợi.

Rõ ràng mọi chuyện chưa phải đã xong. Sau phần thưởng về lòng tận tụy của chàng phải là phần thưởng của tình yêu. Vả lại vũ điệu đã nhảy rồi, nhưng dạ hội mới chỉ bắt đầu. Người ta ăn đêm vào lúc ba giờ, mà đồng hồ nhà thờ Thánh Jăng chỉ vừa mới điểm hai giờ bốn nhăm phút.

Quả nhiên, tiếng người thưa dần trong phòng bên, và xa dần, rồi cửa phòng D’ Artagnan đang đứng lại mở ra và bà Bonacieux lao vào. D’ Artagnan kêu lên:

– Cuối cùng, nàng đây rồi!

– Im nào! – Thiếu phụ áp bàn tay lên môi chàng – Im nào! Và bây giờ chàng hãy đi đi, đi theo lối chàng đến ấy.

– Nhưng ở đâu và khi nào chúng ta lại gặp nhau?

– Một thư ngắn mà chàng sẽ thấy khi trở về nhà sẽ cho chàng biết điều đó. Đi đi! Chàng đi đi?

Nói xong, nàng mở chiếc cửa thông ra hành lang và đẩy D’ Artagnan ra khỏi phòng.

D’ Artagnan vâng lời như một đứa trẻ, không kháng cự, không cãi lại câu nào, điều đó chứng tỏ chàng thực sự đang yêu say đắm.

Chú thích:

(1) Merlaison – từ chữ Merle (con chim sáo đen) – Vũ khúc với chủ đề săn chim sáo đen do vua Louis XIII soạn năm 1635.

Chọn tập
Bình luận
2880
× sticky