Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Ba Người Lính Ngự Lâm

Chương 26 : Luận văn của Aramis

Tác giả: Alexander Dumas
Chọn tập

D’ Artagnan không nói gì với Porthos về vết thương, cũng chẳng nói đến bà biện lý. Chàng Bearn dù còn rất trẻ nhưng lại rất khôn ngoan, để giả bộ tin hết mọi điều mà anh chàng ngự lâm quân hão huyền kể cho mình, vì tin chắc không có tình bạn nào trụ vững trước một bí mật bị lật tẩy, nhất là bí mật ấy lại quan thiết đến lòng kiêu hãnh, rồi thêm nữa người ta thường luôn nhìn xuống đối với những người mình biết rõ đời tư. Mà trong những dự định mưu toan sắp tới, D’ Artagnan đã quyết định sẽ biến ba người đồng đội thành công cụ cho hạnh vận của mình, và vui vẻ túm trước lấy những sợi dây vô hình mà nhờ chúng chàng tính chuyện điều khiển họ.

Tuy nhiên, suốt dọc đường, một nỗi buồn sâu sắc xiết lấy trái tim chàng, chàng nghĩ tới bà Bonacieux trẻ và xinh đẹp thật xứng đáng với lòng tận tụy của chàng. Nhưng phải nói ngay rằng nỗi buồn đó xuất phát từ niềm tiếc nuối hạnh phúc đã mất ở chàng ít hơn là nỗi sợ hãi chàng cảm thấy tai họa giáng xuống người phụ nữ đáng thương. Với chàng, không còn nghi ngờ gì nữa nàng là nạn nhân của sự báo thù của Giáo chủ và như đã biết, sự báo thù của Đức ông thì thật là khủng khiếp. Làm sao chàng có thể tin được sự tha thứ trước mắt ngài Thủ tướng, đó là điều chính bản thân chàng cũng không biết được, họa chăng chỉ có ông De Cavoa mới có thể tiết lộ cho chàng nếu viên đại úy cận vệ đó tìm thấy chàng ở nhà.

Không có gì khiến thời gian trôi mau, và rút ngắn bớt con đường bằng một ý nghĩ hút hết mọi khả năng suy nghĩ của người ta. Sự tồn tại bề ngoài lúc đó giống như một giấc ngủ mà ý nghĩ đó như là một cơn mơ. Do ảnh hưởng của nó, thời gian không đo được nữa, không gian không còn khoảng cách. Người ta đi từ một nơi và đến ở một nơi, có thế thôi. Từ chặng đường đi qua, chẳng còn gì hiện rõ trong ký ức ta ngoài một lớp sương mù mờ ảo, trong sương, hàng nghìn hình ảnh mơ hồ của cỏ cây, sông núi, cảnh vật tự xóa đi. Bị đàm chìm trong cái ảo giác đó mà D’ Artagnan cứ mặc cho ngựa chạy, chả mấy chốc đã vượt qua bẩy tám dặm đường từ Săngtily đến Vỡ Tim, và khi đến làng này chàng chẳng còn nhớ được điều gì mình đã gặp trên dọc đường.

Chỉ đến đây, trí nhớ mới trở lại, chàng làc đầu nhận ra cái quán mà chàng đã để lại Aramis, và thúc ngựa đi nước kiệu tới dừng ở trước cửa.

Lần này không phải ông chủ mà là bà chủ quán ra đón chàng. D’ Artagnan biết xem tướng nên chỉ nhìn qua bộ mặt đầy đặn tươi tỉnh của nữ chủ nhân, chàng đã hiểu không cần phải giấu giếm bà ta, và chả có gì đáng sợ đối với bộ mặt vui tươi đến thế.

– Bà chủ phúc hậu ơi – D’ Artagnan hỏi – bà có thể nói cho tôi biết một người bạn mà tôi buộc phải bỏ lại ở đây, cách đây khoảng mười hai ngày ra sao rồi không?

– Một người đàn ông trẻ đẹp, chừng hăm ba, hăm bốn tuổi, hiền lành, dễ mến, chững chạc?

– Đúng thế.

– Còn thêm bị thương ở vai?

– Đúng vậy.

– Ồ, thưa ông, ông ấy vẫn ở đây.

D’ Artagnan nhảy ngay xuống, ném dây cương vào tay Planchet nói:

– Chết thật! Bà chủ thân mến, bà cứu sống tôi rồi. Anh ấy ở đâu, anh Aramis yêu quý của tôi ấy, để tôi ôm hôn anh ấy, bởi vì tôi thú thực với bà, tôi phát sốt vì muốn gặp anh ấy đây.

– Nhưng tôi xin lỗi, thưa ông, tôi không tin ông ấy có thể gặp ông lúc này.

– Tại sao thế? Ông ấy đang ở với một người đàn bà ư?

– Jêsuma! Ông nói gì vậy, chàng trai tội nghiệp! Không, thưa ông, ông ấy không ở với một phụ nữ.

– Vậy thì với ai?

– Với ông mục sư Môđiđiê và ông giáo trưởng dòng Tên của Amiêng.

– Lạy Chúa? D’ Artagnan kêu lên – Bệnh tình anh ấy nậng hơn ư?

– Không đâu, trái lại ông ạ, nhưng sau trận ốm, được Chúa ban phúc, ông ấy đã quyết định thụ giới.

– Đúng thế – D’ Artagnan nói – tôi quên kuấy anh ấy chỉ là ngự lâm quân tạm thời.

– Vâng, ông vẫn muốn gặp ông ấy ư?

– Hơn bao giờ hết.

– Được thôi! ông cứ việc theo cầu thang bên phải ở ngoài sân, lên tầng hai, phòng số 5.

D’ Artagnan lao theo hướng đã chỉ, tìm thấy một chiếc cầu thang ngoài mà ngày nay ta còn thấy ngoài sân những quán trọ cổ lỗ. Nhưng không thể đi như thế đến chỗ ông tu viện trưởng tương lai, những lối đi ngoắt ngoéo đến phòng Aramis được canh giữ không hơn không kém những khu vườn của Aramis(1).

Bazin đóng chốt ở hành lang ngăn không cho chàng đi qua, càng táo tợn hơn sau những năm thử thách cuối cùng Bazin thấy mình sắp đi đến cái kết quả vẫn hằng hy vọng.

Thật vậy, mơ ước của Bazin tội nghiệp vẫn luôn là được phục vụ một nhà tu hành, và gã vẫn sốt ruột đợi chờ cái khoảnh khắc không ngừng hé mở trong tương lai Aramis, cuối cùng vứt bỏ chiếc áo đồng phục ra bụi rậm thay bằng chiếc áo thày tu. Lời hứa ông chủ trẻ tuổi hằng ngày nhắc lại rằng cái khoảnh khắc đó cũng không lâu nữa đâu là điều duy nhất đã giữ gã lại phục vụ một ngự lâm quân, thứ công việc theo như gã bảo nhỡ ra có thể làm gã mất linh hồn.

Vì vậy Bazin tràn trề vui sướng. Lần này, hoàn toàn có khả năng chủ gã không sai lời. Sự kết nối đau đớn thể xác với đau đớn tinh thần đã tạo ra hiệu quả vẫn hằng khao khát từ lâu Aramis vừa đau đớn thể xác lẫn tinh thần, cuối cùng đã dừng đôi mắt và ý nghĩ của mình lại ở nơi tôn giáo và chàng coi cái tai họa kép đã xảy đến với chàng, nghĩa là sự biến mất đột ngột của người lính và vết thương trên vai, như một sự cảnh tỉnh của trời cao.

Có thể hiểu được, trong tình thế hiện nay, không gì khó chịu cho Bazin bằng việc D’ Artagnan đã đến và lại có thể ném chủ gã vào trong xoáy lốc của những ý tưởng phàm thế đã từng lôi cuốn chủ gã quá lâu rồi. Vì vậy gã quyết định bảo vệ can trường chiếc cửa, và vì đã bị bà chủ quán phản bội rồi, gã không thể nói rằng Aramis đi vắng, gã cố tỏ ra cho kẻ mới đến biết thật là vô cùng bất nhã định đến quấy rầy chủ gã đang trong một cuộc hội thảo thành kính bắt đầu từ buổi sáng và theo Bazin nói không thể kết thúc trước buổi tối.

Nhưng D’ Artagnan chẳng buồn chú ý đến bài diễn văn hùng biện của thầy Bazin, và cũng chẳng hơi đâu đi lý sự với người hầu của bạn mình, chàng chỉ đơn giản lấy tay gạt gã ra và tay kia vận núm cửa phòng số 5.

Cửa mở, và D’ Artagnan vào trong phòng.

Aramis mặc áo ngoài đen, đầu đội một loại mũ tròn và bẹt khá giống loại mũ chỏm đầu, đang ngồi trước một cái bàn hình bầu dục phủ đầy những cuộn giấy và những cuốn sách khổ đôi khổng lồ, bên phải là ông giáo trưởng dòng Tên, và bên trái là ông mục sư Môngđiđiê. Những tấm rèm cửa chỉ vén ra một nửa để lọt vào một thứ ánh sáng huyền bí thích hợp với sự mơ màng mộ đạo. Mọi vật dụng thời lưu có thể đập vào mắt khi bưôc vào phòng chàng trai trẻ và nhất là chàng trai lại là ngự lâm quân đều biến mất như có phép mầu, và chắc sợ nhìn thấy những thứ ấy chủ mình lại hướng đến những ý nghĩ của thế giới trần tục, Bazin đã dọn sạch gươm súng, mũ cài lông, các đồ thêu, ren các kiểu các loại.

Nhưng thay vì thấy những thứ đó, D’ Artagnan tưởng như nhìn thấy ở một góc tối một thứ gì đó giống như chiếc roi hành xác treo trên một cái đinh ở trên tường.

Nghe tiếng D’ Artagnan mở cửa Aramis ngẩng đầu lên và nhận ra bạn mình. Nhưng điều làm D’ Artagnan hết sức ngạc nhiên là việc chàng xuất hiện hình như chẳng tạo nên một ấn tượng lớn nào đối với chàng lính ngự lâm này, chừng như đầu óc anh ta đã tách rời khỏi mọi vật nơi trần thế.

– Xin chào D’ Artagnan thân mến – Aramis nói – xin anh tin là tôi vui sướng được gặp anh.

– Tôi cũng vậy – D’ Artagnan nói – cho dù tôi còn chưa tin có phải tôi đang nói với anh Aramis không.

– Với hắn ta đấy, bạn ạ, với chính hắn đấy! Nhưng ai có thể làm cho anh nghi ngờ?…

– Tôi đã sợ là tôi nhầm phòng và lúc đầu tôi cứ tưởng là tôi vào phòng của một vị tu hành nào đó, rồi tôi lại mắc thêm một cái nhầm nữa khi thấy anh đang cùng với các vị đây.

Hai người mặc đồ đen kia hiểu rõ ý đồ của D’ Artagnan, liếc nhìn chàng có vẻ như hăm dọa, nhưng chàng không hề tỏ ra sợ

– Có thể tôi làm phiền anh, anh Aramis – D’ Artagnan tiếp tục – Bởi vì theo những gì tôi thấy, tôi đành phải tin rằng anh đang xưng tội với các vị đây.

Aramis thoáng đỏ mặt:

– Anh mà làm phiền tôi ư? Ồ, hoàn toàn trái lại, bạn thân mến ạ, tôi xin thề với anh đấy, và coi như bằng chứng điều tôi vừa nói là anh hãy cho phép tôi được vui mừng thấy anh được bình an vô sự.

“A, thế mới phải chứ?” D’ Artagnan nghĩ thầm “chưa đến nỗi nào?”.

– Bởi vì ông đây là bạn tôi, vừa mới thoát khỏi một mối nguy khốc liệt – Aramis vừa tiếp tục nói giọng cảm động vừa trỏ D’ Artagnan giới thiệu với hai vị giáo chức kia.

– Xin ông hãy tạ ơn Chúa đi? – Hai người đồng thanh đáp và nghiêng mình.

D’ Artagnan về phần mình cũng nghiêng mình đáp lễ.

– Thưa các vị đáng kính, tôi đã không quên đâu.

– D’ Artagnan thân mến – Aramis nói – Anh đến thật đúng lúc, anh tham gia vào cuộc tranh luận đi, góp ý kiến làm sáng tỏ vấn đề. Ngài giáo trưởng xứ Amiêng, ngài mục sư Môngđiđiê và tôi, chúng tôi đang tranh luận một số vấn đề thần học mà chúng tôi đã quan tâm từ lâu, tôi sẽ rất vui được biết ý kiến của anh.

D’ Artagnan bắt đầu lo ngại trước sự đổi hướng của mọi chuyện, chàng trả lời:

– Ý kiến của một kẻ võ biền thì còn đâu ra trọng lượng, xin hãy tin tôi, anh có thể yên tâm về trình độ khoa học của các vị đây.

Hai người mặc áo đen lại đáp lễ.

– Trái lại – Aramis lại tiếp – ý kiến của anh sẽ rất quý với chúng tôi. Vấn đề là thế này, ông giáo trưởng tin rằng bản luận văn nhất thiết phải có tính giáo lý và giáo huấn.

– Bản luận văn! Vậy ra anh làm một luận văn?

– Hẳn rồi, – vị giáo sĩ dòng Tên trả lời – với kỳ sát hạch trước khi thụ phong, bản luận văn là nhất thiết phải có.

– Thụ phong? – D’ Artagnan kêu lên, chàng không thể tin nổi vào cái điều mà bà chủ quán và Bazin kế tiếp nhau nói với chàng – Lễ thụ phong.

Và chàng đưa mắt hoang mang nhìn ba nhân vật đang ngồi trước mặt chàng. Còn Aramis thì chễm chệ trên chiếc ghế bành ở tư thế duyên dáng như thể vẫn trong phố hẻm, ngắm nghía thỏa thích bàn tay trắng trẻo và mũm mĩm như bàn tay đàn bà của chàng rồi giơ tay lên cho khỏi bị dồn máu và nói:

– D’ Artagnan này, như anh đã nghe thấy đấy, ông giáo trưởng muốn bản luận văn của tôi có tính giáo lý, trong khi tôi lại muốn nó duy lý. Chính vì vậy mà tại sao ông giáo trưởng lại đề nghị với tôi cái chủ đề còn chưa hề được lý giải trong đó tôi nhận thấy có vấn đề cho những sự phát triển rực rỡ: Utraque manus in benedicendo clerieis inferioribus necessaria est.

D’ Artagnan mà chúng ta đã biết rõ sự uyên bác của chàng đến đâu, chả buồn chau mày trước câu trích dẫn này hơn câu ông Treville đã trích dẫn về các món quà mà ông cho là chàng đã nhận của ông De Buckingham.

Để D’ Artagnan hoàn toàn dễ hiểu, Aramis lại tiếp:

– Câu ấy có nghĩa: Hai bàn tay rất cần thiết cho các tu sĩ cấp thấp, khi họ ban phúc lành.

– Đề tài tuyệt vời! – vị tu sĩ dòng Tên kêu lên.

– Tuyệt vời và giáo lý nữa! – Ông mục sư nhắc lại, tiếng Latinh của ông ta chắc cũng đại khái như D’ Artagnan, cho nên ông theo dõi chăm chú ông giáo sĩ dòng Tên để bắt chước và lặp lại những lời ông này nói như một loại tiếng vọng mà thôi.

– Còn D’ Artagnan chàng hoàn toàn thờ ơ trước nhiệt tình của hai ông áo đen.

– Vâng tuyệt vời! Prorsù admirabile!(2) – Aramis tiếp tục – nhưng đòi hỏi một sự nghiên cứu uyên thâm của cha và Kinh thánh. Tôi đã thú nhận với các vị giáo sĩ thông thái này với tất cả sự kém cỏi của tôi rằng những đêm tuần canh của bộ đội vệ binh và việc phục vụ nhà Vua khiến tôi lơ là việc nghiên cứu: Vì vậy tôi thấy thoải mái hơn facilius natans(3) trong một đề tài do tôi lựa chọn, và sẽ là những vấn đề thần học hóc búa, giống như vấn đề đạo lý đối với siêu hình học trong triết học ấy.

D’ Artagnan chỉ thấy vô cùng chán ngán và ông mục sư cũng vậy.

– Đã thấy nhập đề tuyệt chưa! – Ông dòng Tên kêu lên.

– Exordium(4) ông mục sư lặp lại cho ra vẻ.

– Quem ad… modum inter coelorum imnrensitatem(5).

Aramis liếc nhìn D’ Artagnan và thấy bạn mình đang ngáp đến sái quai hàm, liền nói với ông giáo trưởng dòng Tên:

– Thưa cha, ta nói tiếng Pháp thôi, ông D’ Artagnan sẽ thưởng thức những ý kiến của chúng ta nhiệt tình hơn.

– Vâng tôi mệt mỏi khi đi đường – D’ Artagnan nói – và mọi thứ tiếng Latinh ấy tuột đi hết.

– Đồng ý – Ông dòng Tên hơi khó chịu nói, trong khi đó ông mục sư thấy dễ chịu hẳn lên, quay lại nhìn D’ Artagnan với đầy lòng biết ơn. – Đồng ý để xem cách giải thích ấy đi đến điều gì.

– Môixe(6) kể tôi đòi của Chúa… Ông ta chỉ là kẻ tôi đòi, các vị hiểu chứ? Môixe ban phúc bằng hai bàn tay, để mặc mọi người đỡ hai tay, trong khi người Hêbrơ đánh đuổi quân thù, vậy là ông ban phước bằng hai bàn tay. Vả lại kinh Phúc âm nói thế này, Imponite manus chứ không manum: Đánh lên hai bàn tay chứ không phải bàn tay.

– Với thánh Pie, mà kế vị ngài là các giáo hoàng, thì trái lại – ông giáo sĩ dòng Tên tiếp – Porrige digitas. Hãy chìa các ngón tay ra, bây giờ các vị đã hiểu chưa?

Aramis rất thoải mái trả lời:

– Nhất định thế rồi, nhưng vấn đề rất tinh tế.

– Những ngón tay! – Ông giáo sĩ tiếp – Thánh Pie ban phúc bằng những ngón tay. Vì vậy giáo hoàng cũng ban phúc bằng những ngón tay. Và ngài ban phúc bằng bao nhiêu ngón tay?

– Với ba ngón, một vị Cha, một vị con, một vị Thánh thần.

Mọi người đều làm dấu. D’ Artagnan cho là phải bắt chước theo.

Giáo hoàng là người kế vị Thánh Pie và đại diện cho ba quyền lực của cõi thiêng, còn lại ordines inferiores (những chức danh cấp thấp – ND) của đẳng cấp giáo chức, ban phúc nhân danh các thánh đại thiên sứ và thiên sứ. Những giáo chức tầm thường nhất, như các trợ tế, các người coi đồ thánh thì ban phúc bằng những vòi phun giả vờ như vô tận những ngón tay ban phúc. Thế là đề tài đã được đơn giản hóa Argumentum ommi denu datum ornamento(7)- Ông giáo sĩ dòng Tên tiếp – Tôi sẽ triển khai thành hai tập khổ như tập này.

Và trong lúc đang hứng khởi ông ta đấm tay lên cuốn Thánh Crixếtxtôn khổ to, làm võng cả mặt bàn dưới sức nặng của nó.

D’ Artagnan rùng người.

– Đúng vậy rồi, Aramis nói – Tôi xin trả lại sự đúng đắn cho những vẻ đẹp của luận thuyết đó, nhưng đồng thời tôi cũng nhận ra nó nặng nề đối với tôi. D’ Artagnan thân mến, tôi đã chọn cái tên bài này, anh cho biết liệu anh có thích không: Non inutile est desiderium in oblatone hoặc thế này thì hay hơn. Còn hơi luyến tiếc thì không hợp với lễ vật dâng lên Chúa.

– Dừng lại đi? – Giáo sĩ dòng Tên to tiếng – bởi cái luận đề ấy sa vào tà giáo. Có một đề thuyết gần giống như vậy trong cuốn Ôgúttinutx của tên dị giáo Jăngxêniuytx, mà sớm muộn gì cuốn sách đó cũng bị đốt bởi bàn tay đao phủ. Coi chừng, ông bạn trẻ, ông đang ngả về những tà thuyết đấy, ông có nguy cơ đấy!

– Ông có cơ nguy đấy! – Ông mục sư vừa nói vừa lắc đầu đau đớn. Ông đang đến sát cái quan điểm trứ danh của tự do ý chí nó là một mỏm đá ngầm đó. Ông đang đến gần kề những lối bóng gió của bọn Pêlagiêng và nửa Pêlagiêng(8).

– Nhưng thưa đức cha… – Aramis nói sau loạt lý sự đổ lên đầu mình như mưa đá.

Vị thầy tu dòng Tên không để chàng kịp nói tiếp:

– Làm sao ông có thể chứng minh được người ta lại luyến tiếc trần gian khi hiến thân dâng Chúa? Hãy nghe cái quan điểm hai mặt này: Chúa là chúa và trần gian là quỷ dữ, luyến tiếc trần gian là luyến tiếc quỷ dữ; đó là kết luận của tôi.

– Cũng là của tôi nữa – Ông mục sư nói.

– Nhưng làm ơn… – Aramis nói tiếp.

– Desideras diabolum(9) hơi con người bất hạnh! – Giáo sĩ dòng Tên kêu lên.

– Ông ta luyến tiếc quỹ dữ! Chà, ông bạn trẻ – Ông mục sư rên rỉ nói – đừng luyến tiếc quỷ dữ làm gì, tôi van ông đấy.

D’ Artagnan không buồn nghe thứ tiếng nhố nhăng ấy nữa. Chàng cảm thấy như đang trong một ngôi nhà của lũ điên, và chàng cũng sắp phát điên như họ. Có điều chàng buộc phải im miệng, vì chẳng hiểu gì về cái thứ tiếng đang nói trước mặt mình.

– Nhưng các vị hãy nghe tôi đã nào – Aramis nói tiếp với vẻ lễ độ nhưng đã bắt đầu lộ ra đôi chút bực bội. – Tôi không nói là tôi luyến tiếc – Không, tôi không bao giờ đọc lên cái câu không chính giáo ấy…

Giáo sĩ dòng Tên giơ hai tay lên trời, ông mục sư cũng làm theo:

– Không, nhưng ít nhất ông cũng phải công nhận rằng thật chẳng ra gì khi chỉ đem hiến dâng cho Chúa những gì mà mình đã hoàn toàn phát ngán. Tôi nói có đúng không, D’ Artagnan?

– Ừ, thì đúng! – D’ Artagnan nói to.

Ông mục sư và ông giáo sĩ bật người lên. Aramis nói:

– Tam đoạn luận là xuất phát điểm của tôi, thế gian không thiếu sức cám dỗ, tôi rời bỏ thế gian, vậy là tôi đã hy sinh. Thánh kinh nói một cách tích cực hơn: Hãy hy sinh cho Chúa.

– Điều đó đúng! – Những người đối lập nói.

– Và rồi – Aramis vừa tiếp tục – vừa bấm vào tai cho đỏ lên và vung vẩy hai tay cho trắng lên – Và rồi tôi đã làm một đoản khúc về vấn đề đó, năm ngoái tôi đã đưa cho ông Voatuya xem và ông ta đã hết lời khen ngợi.

– Một đoản khúc! – ông mục sư lắp lại như cái máy.

– Đọc đi! Đọc đi! D’ Artagnan nói to – May ra nó thay đổi không khí một chút.

– Không thay đổi gì đâu, bởi nó vẫn là tôn giáo – Aramis trả lời – Đó là thần học viết thành thơ.

– Chết cha người ta! – D’ Artagnan nói.

– Nó đây – Aramis nói với vẻ hơi khiêm tốn không ngoại trừ đượm màu đạo đức giả.

Anh khóc thương quá khứ đầy mê hoặc

Và gánh chịu những người bất hạnh kia

Mọi nỗi đau rồi cũng sẽ xa lìa

Khi dâng hiến lệ mình riêng cho Thượng đế

Ôi anh đang khóc thương như thế.

D’ Artagnan và ông mục sư tỏ vẻ khoái lỗ tai lắm. Còn giáo sĩ dòng Tên vẫn khăng khăng giữ ý kiến của mình.

– Ông hãy cẩn thận với các sở thích phàm tục trong văn phong thần học. Thật quả, thánh Augustin đã nói thế nào nhỉ? Severussti Clericsorum sermo.

– Vâng, phải để lời thuyết giáo được rõ ràng. – Ông mục sư nói.

Thấy người phụ tá của mình lạc đề, giáo sĩ dòng Tên vội ngắt lời:

– Những luận đề của ông sẽ làm đẹp lòng các quý bà, có thế thôi. Nó sẽ có được thành tích như một bài biện hộ của thầy cãi – Patru(10).

– Cầu trời, phù hộ! – Aramis tràn trề vui sướng reo lên.

– Ông thấy đấy nhé! – Tu sĩ dòng Tên nói to – Trần tục hãy còn cất cao tiếng nói trong ông. Altisima voce (tiếng Latinh: cao giọng) ông theo thế tục, ông bạn trẻ ạ, và tôi sợ rằng ơn cứu rỗi không có chút hiệu quả nào.

– Xin đức cha tôn kính yên tâm, tôi xin đảm bảo về tôi.

– Một giọng tự phụ phàm tục!

– Thưa cha, tôi hiểu mình chứ, quyết định của tôi là bất di bất dịch.

– Vậy ông vẫn bướng bỉnh theo đuổi luận đề đó?

– Tôi tự cảm thấy mình được kêu gọi xử lý luận đề đó chứ không bất kỳ luận đề nào khác, vậy tôi sẽ tiếp tục, và ngày mai, tôi hy vọng cha sẽ thỏa mãn về những điều tôi sẽ sửa lại theo ý kiến cha.

– Ông cứ làm từ từ thôi – Ông mục sư nói – chúng tôi sẽ để cho ông được chuẩn bị tốt nhất.

Giáo sĩ dòng Tên nói:

– Phải, đất đai đã được gieo hạt khắp rồi và chúng ta không có gì để sợ một phần hạt bị rơi xuống đá, một phần rơi vãi dọc đường và phần còn lại Chúa trời ăn nốt, aves coeli comederumt illam.

D’ Artagnan nói:

– Cho ôn dịch bóp chết cái tiếng Latinh của ngươi đi!

– Xin chào, con trai, hẹn đến mai – Ông mục sư nói.

– Hẹn đến mai, chàng trai táo tợn – tu sĩ dòng Tên nói – Ông hứa sẽ thành một trong những vầng sáng của nhà thờ, cầu trời cho vầng sáng ấy không thành một vầng lửa ngốn ngấu.

D’ Artagnan suốt một tiếng đồng hồ gặm móng tay sốt ruột bắt đầu gặm cả vào thịt.

Hai người mặc đồ đen đứng dậy chào Aramis và D’ Artagnan rồi tiến ra phía cửa. Bazin vẫn đứng đó lắng nghe cuộc cãi lý với vẻ hân hoan sùng kính, liền lao về phía họ đỡ lấy quyển kinh, đi trước để dẫn đường cho họ.

Aramis ra tiễn tới tận chân cầu thang rồi lên ngay với D’ Artagnan đang mơ màng.

– Còn lại mình họ, hai người bạn thoạt tiên vẫn giữ im lắng lúng túng nhưng rồi cũng phải có một trong hai người phá tan sự im lặng đó, và D’ Artagnan có vẻ muốn nhường vinh dự đó cho bạn mình:

– Anh thấy đấy, – Aramis nói – Anh thấy tôi trở về với những ý tưởng căn bản của mình.

– Phải, ơn cứu rỗi đã tiếp xúc với anh rồi, như các ông ấy vừa rồi đã nói đó.

– Ồ, kế hoạch rút lui đã hình thành từ lâu, và anh đã từng nghe tôi nói, có phải không, bạn tôi?

– Hẳn vậy, nhưng tôi xin thú thực tôi tưởng anh chỉ đùa thôi.

– Đùa với những loại chuyện như vậy ư? Ôi, anh D’ Artagnan!

– Mẹ kiếp! Đùa cả với cái chết ấy chứ?

– Và người ta đã nhầm, D’ Artagnan ạ, bởi cái chết chính là cửa ải, dẫn đến sự ngộ nan hoặc cứu rỗi.

– Đồng ý, nhưng làm ơn đi, đừng nói về thần học với nhau nữa, Aramis, anh chắc còn khối thì giờ để nghĩ đến chuyện đó, còn tôi, tôi xin thú thật, tôi gần như quên hết một tí vốn Latinh mà tôi chẳng bao giờ hiểu cả, tôi cũng xin thú thật với anh, từ mười giờ sáng nay, tôi chưa ăn uống gì cả và tôi đang đói chết cha đây.

– Chúng ta sẽ ăn trưa ngay thôi, bạn thân mến ạ, có điều mong anh nhớ cho, hôm nay thứ sáu, mà trong những ngày này, tôi không thể nhịn cũng không thể ăn thịt được. Nếu anh hài lòng ăn trưa với tôi, thì bữa ăn chỉ có rau tứ giác luộc với trái cây thôi.

– Rau tứ giác là loại gì vậy? – D’ Artagnan lo lắng hỏi.

– Là rau dền ấy mà – Aramis nói tiếp – nhưng với anh tôi sẽ thêm trứng và đấy là phạm luật nghiêm trọng rồi, vì trứng là thịt, vì trứng nở ra gà con.

– Bữa tiệc này chẳng ngon lành gì, nhưng cóc cần, để ở lại với anh, tôi chịu được hết.

– Tôi rất biết ơn anh về sự hy sinh ấy – Aramis nói – Nhưng nếu như nó không có lợi gì cho thể xác anh, nó sẽ có lợi cho tâm hồn anh, xin anh hãy tin chắc như vậy.

– Như thế, Aramis, tức là anh dứt khoát đi tu rồi. Bạn bè chúng ta sẽ nói sao, ông De Treville sẽ nói ra sao? Họ sẽ coi anh là kẻ đào ngũ tôi xin báo trước cho anh như vậy.

– Tôi không đi tu, tôi trở lại việc tu hành. Chính là vì trần thế mà tôi đã đào ngũ khỏi nhà thờ, bởi anh cũng biết rằng tôi đã tự ép buộc mình khoác áo ngự lâm quan.

– Tôi, tôi chẳng biết cái gì cả?

– Anh không biết tôi đã rời bỏ tu viện.

– Hoàn toàn không.

– Đây là chuyện của tôi. Vả lại Thánh kinh nói: “Các con hãy sám hối với nhau”. Vậy tôi xin sám hối với anh, D’ Artagnan.

– Và tôi tôi xá tội cho anh trước, anh thấy tôi nhân từ chưa.

– Xin đừng đùa với những chuyện của thánh thần, bạn tôi ạ.

– Vậy anh nói đi tôi nghe đây:

“Tôi vào tu viện từ năm chín tuổi. Tới khi ba ngày nữa tôi tròn hai mươi tuổi, tôi sắp thành tu viện trưởng. Một việc đã được ấn định rồi. Một tối, theo thói quen tôi đi đến một ngôi nhà vẫn thích thú lui tới. Khi người ta trẻ, người ta thường yếu đuối, làm thế nào được. Một viên sĩ quan nhìn tôi bằng con mắt ghen tuông khi thấy tôi đang đọc cuốn “Những cuộc đời của Thánh nhân” cho nữ chủ nhân ngôi nhà nghe, liền bất thình lình xộc vào nhà không báo trước. Đúng buổi tối hôm ấy tôi đã dịch một mẩu chuyện của Juyđít và tôi cũng vừa đưa mấy câu thơ cho nữ chủ nhân xem, bà ta hết lời khen ngợi và ngả vào vai tôi để cùng đọc với tôi. Cái tư thế ấy có đôi chút hơi buông thả, tôi phải thú nhận như vậy và đã làm viên sĩ quan tổn thương, gã không nói gì nhưng khi tôi đi ra, hắn cũng ra theo và đuổi kịp tôi.

– Thưa ông tu viện trưởng – hắn nói – Ông có thích ăn đòn không?

– Tôi không thể nói điều ấy được, thưa ông – tôi đáp – vì không ai dám cho tôi bao giờ cả.

– Vậy nghe đây, ông tu viện trưởng, nếu ông còn trở lại ngôi nhà, mà tôi đã gặp ông tối nay, thì tôi dám đấy.

– Tôi tin là tôi cũng sợ, tôi tái hẳn người đi, cảm thấy như chân mình không còn nữa, tôi tìm một câu trả lời mà không được, tôi đành im.

Viên sĩ quan đợi câu trả lời đó và thấy mãi không có, hắn phá lên cười, quay lưng lại phía tôi và trở vào ngôi nhà. Tôi trở về tu viện.

Tôi là nhà quý tộc dòng dõi, và tôi có bầu máu nóng, như anh đã có thể nhận thấy, D’ Artagnan thân mến, sự lăng mạ thật là khủng khiếp mặc dầu chẳng ai biết chuyện đó, tôi vẫn cảm thấy nó sống động trong đáy tim tôi. Tôi tuyên bố với các bề trên của tôi rằng tôi cảm thấy chưa chuẩn bị đầy đủ cho việc thụ phong và theo yêu cầu của tôi, người ta lui lễ lại một năm.

Rồi tôi xin thày dạy gươm bậc nhất ở Paris, đặt điều kiện với ông mỗi ngày học một bài đấu gươm và cứ như thế tôi học trong vòng một năm. Rồi tới ngày kỷ niệm một năm tôi bị lăng nhục, tôi treo áo thày tu lên, mặc một bộ đồng phục kỵ sỹ, rồi tôi đến một vũ hội do một quý bà, bạn tôi tổ chức và tôi biết con người kia của tôi thế nào cũng có mặt. Vũ hội ở phố Những thị dân tự do cạnh ngay phố Sức mạnh.

Quả nhiên viên sĩ quan của tôi có mặt. Tôi lại gần hắn, lúc hắn đang vừa hát một ca khúc ngắn về tình yêu vừa trìu mến nhìn một phụ nữ và tôi ngắt lời hắn giữa điệp khúc thứ hai. Tôi bảo hắn:

– Thưa ông, ông vẫn không hài lòng khi tôi quay lại ngôi nhà ở phố Payen và ông không còn cho tôi xơi đòn nữa, nếu như tôi nảy ra ý nghĩ kỳ quặc không tuân lời ông đấy chứ?

Viên sĩ quan nhìn tôi ngạc nhiên rồi nói:

– Ông muốn gì tôi thưa ông? Tôi không quen biết ông.

– Tôi là viên tu viện trưởng nhỏ đọc cuốn “Cuộc đời các Thánh nhân” và dịch Juyđít thành thơ ấy mà.

– À, à… Tôi nhớ ra rồi – Viên sĩ quan chớt nhả – Ông muốn gì tôi nào?

– Tôi muốn ông có chút thì giờ nhàn rỗi đi dạo một vòng với tôi.

– Sáng mai, nếu ông muốn, và sẽ không gì làm tôi vui bằng.

– Không sáng mai gì cả, yêu cầu ông ngay lập tức.

– Nếu ông dứt khoát đòi như vậy.

– Phải, tôi đòi thế đấy.

– Vậy, ra thôi; thưa các quý bà – Viên sĩ quan nói – xin cứ tự nhiên. Đủ thì giờ để giết ông đây thôi và tôi sẽ quay lại hoàn tất điệp khúc cuối hầu các quý bà.

Chúng tôi đi ra.

– Tôi dẫn hắn đến phố Payen, đúng địa điểm một năm trước, đúng đến cả giờ hắn đã chúc mừng tôi, mà tôi vừa kể đó. Trăng sáng tuyệt đẹp, chúng tôi cầm gươm và ngay miếng đầu tiên, tôi đâm hắn chết tươi.

– Khiếp nhỉ! – D’ Artagnan nhận xét.

Aramis tiếp tục:

– Thế rồi, vì các quý bà không thấy ca sĩ của mình trở lại, và người ta tìm thấy xác hắn ở phố Payen với một nhát gươm rất đậm xuyên qua người, người ta nghĩ chính tôi đã dính vào chuyện đó, và sự việc trở thành bê bối. Vì vậy tôi buộc phải cởi bỏ chiếc áo thày tu ít lâu. Athos mà tôi làm quen thời kỳ đó và Porthos là người đã dạy tôi thêm vài ngón gươm giang hồ ngoài những bài đấu gươm tôi đã học, cả hai quyết định tôi xin vào ngự lâm quân. Nhà Vua rất yêu quý cha tôi bị chết trong trận vây Arát nên đã ban chiếc áo ngự lâm quân cho tôi. Bây giờ, anh chắc hiểu đã đến lúc tôi phải trở lại trong sự nâng niu che chở của nhà thờ.

– Và tại sao hôm nay chứ không hôm qua hoặc ngày mai? Hôm nay cái gì đã xảy ra với anh, khiến anh có những ý nghĩ dữ tợn đến như vậy?

– D’ Artagnan thân mến ạ, vết thương này đã là một lời cảnh cáo của Thượng đế đối với tôi.

– Vết thương ư? Chết tiệt? Nó đã gần khỏi rồi. Tôi tin chắc không phải nó làm anh đau đớn nhất.

– Thế thì cái gì? – Aramis đỏ mặt hỏi.

– Nó ở trong tim anh cơ! Aramis, một vết thương sâu và đẫm máu hơn, một vết thương do một người đàn bà kia.

Mắt Aramis long lanh lên ngoài ý mình, chàng giấu xúc động của mình dưới vẻ giả vờ hững hờ và nói:

– Đùng nói về những chuyện ấy nữa! Tôi mà lại đi nghĩ đến những chuyện ấy ư? Lại có những sầu muộn tình yêu ư? Vanitas Vanitatum!(11) vậy theo ý anh, đầu óc tôi đã bị đảo lộn rồi ư? Và vì ai? Vì con bé lam lũ lẳng lơ nào, hay cô ả hầu phòng nào mà tôi đã tán tỉnh trong trại lính ư? Xì!

– Xin lỗi, Aramis thân mến, nhưng tôi tin anh hướng lên tầm cao hơn kia.

– Cao hơn? Và tôi là ai mà lại đi có tham vọng đến thế? Một gã ngự lâm quân khốn khổ vô cùng quẫn bách, và hết sức tối tăm, căm ghét sự quỵ lụy và cảm thấy quá ư lạc lõng trong thế giới thời lưu.

– Aramis ơi là Aramis ơi! – D’ Artagnan vừa kêu lên vừa nhìn bạn mình với vẻ nghi ngờ.

– Cát bụi, tôi trở về cát bụi. Cuộc đời là biển nhục, là bể khổ, chàng tiếp tục và sầm mặt lại – Mọi sợi dây gắn kết hạnh phúc với cuộc đời lần lượt bị đứt gãy trong bàn tay con người nhất là những sợi dây bằng vàng – Ôi, D’ Artagnan thân mến của tôi – Aramis vừa tiếp tục vừa đem đến một vẻ cay đắng nhẹ nhàng cho giọng nói của mình – hãy tin tôi, hãy giấu kín những vết thương, đi nếu anh có. Sự im lặng là niềm vui cuối cùng của những con người bất hạnh, hãy giữ đừng để bất kỳ ai biết được dấu tích của những đau khổ của anh, những kẻ tò mò sẽ bâu vào hút nước mắt anh như lũ ruồi bâu vào hút máu một con hoẵng bị thương vậy.

– Than ôi! Aramis thân mến! – D’ Artagnan đến lượt mình cũng thở dài nói – Chuyện anh nói cũng chính là chuyện của bản thân tôi đấy!

– Làm sao?

– Phải, một người đàn bà tôi yêu, tôi tôn thờ, vừa bị dùng bạo lực bắt cóc. Tôi không biết hiện giờ nàng ở đâu, người ta dẫn nàng tới đâu, nàng có thể là tù binh, cũng có thể nàng đã chết.

– Nhưng ít ra anh cũng có được niềm an ủi để tự bảo rằng nàng đã không tự nguyện rời bỏ anh, rằng nếu anh không có được chút tin tức nào của nàng, chính vì mọi thông tin với anh đều bị ngăn cấm, trong khi…

– Trong khi…

– Không – Aramis tiếp – không có gì.

– Như vậy, anh mãi mãi từ bỏ trần thế, một quyết định dứt khoát rồi chăng?

– Hoàn toàn mãi mãi. Hôm nay anh là bạn tôi. Ngày mai anh chỉ còn là một cái bóng với tôi mà thôi, hoặc hơn nữa, anh không tồn tại nữa. Còn thế gian, đó chính là một phần mộ chứ không phải cái gì khác.

– Quỷ sứ ơi! Điều anh nói với tôi thật quá thảm sầu!

– Anh còn muốn gì? Thiên hướng của tôi cuốn hút tôi, và bắt tôi đi!

D’ Artagnan mỉm cười và không trả lời. Aramis tiếp tục:

– Tuy nhiên, chừng nào tôi vẫn còn trên trái đất này, tôi vẫn muốn nghe nói về anh, về các bạn của chúng ta.

– Và tôi – D’ Artagnan nói – tôi lại muốn nói với anh về chính anh, nhưng tôi thấy anh đã quá tách mình ra khỏi tất cả. Những mối tình, anh không thèm nữa, bạn bè là những cái bóng, thế giới là một phần mộ.

Aramis thở dài:

– Than ôi! Rồi chính anh cũng sẽ thấy như vậy.

– Thôi không nói về những cái ấy nữa – D’ Artagnan nói – và ta đốt quách bức thư, chắc chắn, chỉ có thông báo cho anh biết một sự phụ bạc mới của một ả lẳng lơ hoặc một cô hầu phòng của anh mà thôi.

– Thư nào? – Aramis vội reo lên hỏi.

– Một bức thư gửi đến cho anh, anh vắng mặt, nên nhờ tôi chuyển cho anh.

– Nhưng bức thư của ai?

– À, của một hầu gái khóc lóc, một ả lam lũ lẳng lơ đang thất vọng nào đó, có thể là cô gái hầu phòng của bà De Chevreuse cũng nên, cô ta buộc phải trở lại thành Tours với nữ chủ nhân của mình, và để làm ra vẻ tao nhã đã dùng giấy thơm và đã niêm phong thư của mình bằng con dấu của nữ Công tước.

– Anh bảo sao cơ?

– Xem nào hay tôi đánh mất rồi! – D’ Artagnan tinh quái vừa nói vừa giả vờ tìm – May sao thế gian là một phần mộ, những người đàn ông, do đó cả những người đàn bà nữa đều là những cái bóng, và tình yêu là thứ tình cảm mà anh không thèm nữa!

– A, D’ Artagnan ơi là D’ Artagnan? – Aramis kêu lên – Cậu làm tớ chết mất thôi?

– A, nó đây rồi! – D’ Artagnan nói. Và chàng rút bức thư ra khỏi túi.

Aramis chồm đến giật lấy bức thư bóc ra đọc, đúng hơn là ngốn ngấu, mặt bừng sáng lên.

– Hình như ả hầu gái văn phong hay lắm! – Người đưa thư uể oải nói.

– Cám ơn D’ Artagnan! – Aramis sướng mê lên rối rít – Nàng buộc phải trở lại thành Tours. Nàng không phụ bạc mình. Lại đây, lại đây cho mình ôm hôn bạn. Mình đến ngất vì sung sướng mất!

Và hai người bạn ôm lấy nhau nhảy múa xung quanh cuốn kinh Thánh Critxtôm giẫm đạp một cách can trường lên những trang luận văn lăn lóc trên sàn nhà.

Đúng lúc đó, Bazin bước vào cùng với rau dền và trứng rán.

Aramis ném cái mũ chỏm thầy tu vào mặt gã hét lên:

– Tếch đi, đồ khốn kiếp? Từ đâu đến hãy xéo về đấy! Mang hết những thứ rau hãi hùng và món phụ ghê tởm này đi! Gọi một thỏ rừng nấu chua, một gà thiến béo, một đùi cừu ướp tỏi và bốn chai Buốcgô lâu năm cho ta.

Bazin ngơ ngác nhìn chủ chả hiểu gì về sự thay đổi ấy cả, rầu rĩ mặc cho trứng rớt xuống rau và rau rớt xuống sàn.

D’ Artagnan thấy vậy nói:

– Giờ đây là lúc cống hiến đời anh cho Đức Vua của các Nhà vua, nếu anh còn định giữ chút lễ nghĩa với người. Non inutile desderium in oblatione.

– Vứt mẹ nó thứ tiếng Latinh của cậu cho quỷ sứ đi!

– D’ Artagnan thân mến. Chúng ta hãy uống! Mẹ kiếp! Uống tươi uơng sống! Uống thật nhiều vào, và kể cho mình nghe người ta làm gì ở đó đi?

Chú thích:

(1) Rút từ “Jêrudalem giải phóng” anh hùng ca của nhà thơ Ý Torquato Tasso (1544-1595). Một nhân vật có sắc đẹp quyến rũ nhất của Jêrudalem đã giữ chân người anh hùng Rinaldo lạỉ trong khu vườn được phù phép. Thường dùng vườn Aramis để chỉ việc dùng sắc đẹp quyến rũ và làm điên đảo các tu mi nam tử.

(2) Tiếng Latinh có nghĩa: hoàn toàn tuyệt vời.

(3) Bơi dễ dàng hơn.

(4) Nhập đề, vào đề

(5) Đúng như sự bao la của thượng giới.

(6) Môixe, theo Cựu ước. một chiến binh một chính khách. ngưới giải phóng, nhà đạo đức, nhà lập pháp của dân tộc Hêbrơ, vốn chỉ là một đứa bé do một người đàn bà ở bộ tộc Lévi bỏ rơi trên sông Nile.

(7) Tiếng Latinh có nghĩa: Lời tranh cãi được chuyển hoàn toàn thành lời hoa mỹ hoặc lời giải thích cặn kẽ

(8) Giáo phái xuất xứ thời Brơtông, thế kỷ 5, phủ nhận tác dụng của sự cứu rỗi và tội truyền kiếp.

(9) Tiếng Latinh: Sự thèm muốn quỷ dữ

(10) Olivier Patru – một luật sư nổi tiếng thế kỷ 17.

(11) Tiếng Latinh: Phù phiếm cả mà thôi!

D’ Artagnan không nói gì với Porthos về vết thương, cũng chẳng nói đến bà biện lý. Chàng Bearn dù còn rất trẻ nhưng lại rất khôn ngoan, để giả bộ tin hết mọi điều mà anh chàng ngự lâm quân hão huyền kể cho mình, vì tin chắc không có tình bạn nào trụ vững trước một bí mật bị lật tẩy, nhất là bí mật ấy lại quan thiết đến lòng kiêu hãnh, rồi thêm nữa người ta thường luôn nhìn xuống đối với những người mình biết rõ đời tư. Mà trong những dự định mưu toan sắp tới, D’ Artagnan đã quyết định sẽ biến ba người đồng đội thành công cụ cho hạnh vận của mình, và vui vẻ túm trước lấy những sợi dây vô hình mà nhờ chúng chàng tính chuyện điều khiển họ.

Tuy nhiên, suốt dọc đường, một nỗi buồn sâu sắc xiết lấy trái tim chàng, chàng nghĩ tới bà Bonacieux trẻ và xinh đẹp thật xứng đáng với lòng tận tụy của chàng. Nhưng phải nói ngay rằng nỗi buồn đó xuất phát từ niềm tiếc nuối hạnh phúc đã mất ở chàng ít hơn là nỗi sợ hãi chàng cảm thấy tai họa giáng xuống người phụ nữ đáng thương. Với chàng, không còn nghi ngờ gì nữa nàng là nạn nhân của sự báo thù của Giáo chủ và như đã biết, sự báo thù của Đức ông thì thật là khủng khiếp. Làm sao chàng có thể tin được sự tha thứ trước mắt ngài Thủ tướng, đó là điều chính bản thân chàng cũng không biết được, họa chăng chỉ có ông De Cavoa mới có thể tiết lộ cho chàng nếu viên đại úy cận vệ đó tìm thấy chàng ở nhà.

Không có gì khiến thời gian trôi mau, và rút ngắn bớt con đường bằng một ý nghĩ hút hết mọi khả năng suy nghĩ của người ta. Sự tồn tại bề ngoài lúc đó giống như một giấc ngủ mà ý nghĩ đó như là một cơn mơ. Do ảnh hưởng của nó, thời gian không đo được nữa, không gian không còn khoảng cách. Người ta đi từ một nơi và đến ở một nơi, có thế thôi. Từ chặng đường đi qua, chẳng còn gì hiện rõ trong ký ức ta ngoài một lớp sương mù mờ ảo, trong sương, hàng nghìn hình ảnh mơ hồ của cỏ cây, sông núi, cảnh vật tự xóa đi. Bị đàm chìm trong cái ảo giác đó mà D’ Artagnan cứ mặc cho ngựa chạy, chả mấy chốc đã vượt qua bẩy tám dặm đường từ Săngtily đến Vỡ Tim, và khi đến làng này chàng chẳng còn nhớ được điều gì mình đã gặp trên dọc đường.

Chỉ đến đây, trí nhớ mới trở lại, chàng làc đầu nhận ra cái quán mà chàng đã để lại Aramis, và thúc ngựa đi nước kiệu tới dừng ở trước cửa.

Lần này không phải ông chủ mà là bà chủ quán ra đón chàng. D’ Artagnan biết xem tướng nên chỉ nhìn qua bộ mặt đầy đặn tươi tỉnh của nữ chủ nhân, chàng đã hiểu không cần phải giấu giếm bà ta, và chả có gì đáng sợ đối với bộ mặt vui tươi đến thế.

– Bà chủ phúc hậu ơi – D’ Artagnan hỏi – bà có thể nói cho tôi biết một người bạn mà tôi buộc phải bỏ lại ở đây, cách đây khoảng mười hai ngày ra sao rồi không?

– Một người đàn ông trẻ đẹp, chừng hăm ba, hăm bốn tuổi, hiền lành, dễ mến, chững chạc?

– Đúng thế.

– Còn thêm bị thương ở vai?

– Đúng vậy.

– Ồ, thưa ông, ông ấy vẫn ở đây.

D’ Artagnan nhảy ngay xuống, ném dây cương vào tay Planchet nói:

– Chết thật! Bà chủ thân mến, bà cứu sống tôi rồi. Anh ấy ở đâu, anh Aramis yêu quý của tôi ấy, để tôi ôm hôn anh ấy, bởi vì tôi thú thực với bà, tôi phát sốt vì muốn gặp anh ấy đây.

– Nhưng tôi xin lỗi, thưa ông, tôi không tin ông ấy có thể gặp ông lúc này.

– Tại sao thế? Ông ấy đang ở với một người đàn bà ư?

– Jêsuma! Ông nói gì vậy, chàng trai tội nghiệp! Không, thưa ông, ông ấy không ở với một phụ nữ.

– Vậy thì với ai?

– Với ông mục sư Môđiđiê và ông giáo trưởng dòng Tên của Amiêng.

– Lạy Chúa? D’ Artagnan kêu lên – Bệnh tình anh ấy nậng hơn ư?

– Không đâu, trái lại ông ạ, nhưng sau trận ốm, được Chúa ban phúc, ông ấy đã quyết định thụ giới.

– Đúng thế – D’ Artagnan nói – tôi quên kuấy anh ấy chỉ là ngự lâm quân tạm thời.

– Vâng, ông vẫn muốn gặp ông ấy ư?

– Hơn bao giờ hết.

– Được thôi! ông cứ việc theo cầu thang bên phải ở ngoài sân, lên tầng hai, phòng số 5.

D’ Artagnan lao theo hướng đã chỉ, tìm thấy một chiếc cầu thang ngoài mà ngày nay ta còn thấy ngoài sân những quán trọ cổ lỗ. Nhưng không thể đi như thế đến chỗ ông tu viện trưởng tương lai, những lối đi ngoắt ngoéo đến phòng Aramis được canh giữ không hơn không kém những khu vườn của Aramis(1).

Bazin đóng chốt ở hành lang ngăn không cho chàng đi qua, càng táo tợn hơn sau những năm thử thách cuối cùng Bazin thấy mình sắp đi đến cái kết quả vẫn hằng hy vọng.

Thật vậy, mơ ước của Bazin tội nghiệp vẫn luôn là được phục vụ một nhà tu hành, và gã vẫn sốt ruột đợi chờ cái khoảnh khắc không ngừng hé mở trong tương lai Aramis, cuối cùng vứt bỏ chiếc áo đồng phục ra bụi rậm thay bằng chiếc áo thày tu. Lời hứa ông chủ trẻ tuổi hằng ngày nhắc lại rằng cái khoảnh khắc đó cũng không lâu nữa đâu là điều duy nhất đã giữ gã lại phục vụ một ngự lâm quân, thứ công việc theo như gã bảo nhỡ ra có thể làm gã mất linh hồn.

Vì vậy Bazin tràn trề vui sướng. Lần này, hoàn toàn có khả năng chủ gã không sai lời. Sự kết nối đau đớn thể xác với đau đớn tinh thần đã tạo ra hiệu quả vẫn hằng khao khát từ lâu Aramis vừa đau đớn thể xác lẫn tinh thần, cuối cùng đã dừng đôi mắt và ý nghĩ của mình lại ở nơi tôn giáo và chàng coi cái tai họa kép đã xảy đến với chàng, nghĩa là sự biến mất đột ngột của người lính và vết thương trên vai, như một sự cảnh tỉnh của trời cao.

Có thể hiểu được, trong tình thế hiện nay, không gì khó chịu cho Bazin bằng việc D’ Artagnan đã đến và lại có thể ném chủ gã vào trong xoáy lốc của những ý tưởng phàm thế đã từng lôi cuốn chủ gã quá lâu rồi. Vì vậy gã quyết định bảo vệ can trường chiếc cửa, và vì đã bị bà chủ quán phản bội rồi, gã không thể nói rằng Aramis đi vắng, gã cố tỏ ra cho kẻ mới đến biết thật là vô cùng bất nhã định đến quấy rầy chủ gã đang trong một cuộc hội thảo thành kính bắt đầu từ buổi sáng và theo Bazin nói không thể kết thúc trước buổi tối.

Nhưng D’ Artagnan chẳng buồn chú ý đến bài diễn văn hùng biện của thầy Bazin, và cũng chẳng hơi đâu đi lý sự với người hầu của bạn mình, chàng chỉ đơn giản lấy tay gạt gã ra và tay kia vận núm cửa phòng số 5.

Cửa mở, và D’ Artagnan vào trong phòng.

Aramis mặc áo ngoài đen, đầu đội một loại mũ tròn và bẹt khá giống loại mũ chỏm đầu, đang ngồi trước một cái bàn hình bầu dục phủ đầy những cuộn giấy và những cuốn sách khổ đôi khổng lồ, bên phải là ông giáo trưởng dòng Tên, và bên trái là ông mục sư Môngđiđiê. Những tấm rèm cửa chỉ vén ra một nửa để lọt vào một thứ ánh sáng huyền bí thích hợp với sự mơ màng mộ đạo. Mọi vật dụng thời lưu có thể đập vào mắt khi bưôc vào phòng chàng trai trẻ và nhất là chàng trai lại là ngự lâm quân đều biến mất như có phép mầu, và chắc sợ nhìn thấy những thứ ấy chủ mình lại hướng đến những ý nghĩ của thế giới trần tục, Bazin đã dọn sạch gươm súng, mũ cài lông, các đồ thêu, ren các kiểu các loại.

Nhưng thay vì thấy những thứ đó, D’ Artagnan tưởng như nhìn thấy ở một góc tối một thứ gì đó giống như chiếc roi hành xác treo trên một cái đinh ở trên tường.

Nghe tiếng D’ Artagnan mở cửa Aramis ngẩng đầu lên và nhận ra bạn mình. Nhưng điều làm D’ Artagnan hết sức ngạc nhiên là việc chàng xuất hiện hình như chẳng tạo nên một ấn tượng lớn nào đối với chàng lính ngự lâm này, chừng như đầu óc anh ta đã tách rời khỏi mọi vật nơi trần thế.

– Xin chào D’ Artagnan thân mến – Aramis nói – xin anh tin là tôi vui sướng được gặp anh.

– Tôi cũng vậy – D’ Artagnan nói – cho dù tôi còn chưa tin có phải tôi đang nói với anh Aramis không.

– Với hắn ta đấy, bạn ạ, với chính hắn đấy! Nhưng ai có thể làm cho anh nghi ngờ?…

– Tôi đã sợ là tôi nhầm phòng và lúc đầu tôi cứ tưởng là tôi vào phòng của một vị tu hành nào đó, rồi tôi lại mắc thêm một cái nhầm nữa khi thấy anh đang cùng với các vị đây.

Hai người mặc đồ đen kia hiểu rõ ý đồ của D’ Artagnan, liếc nhìn chàng có vẻ như hăm dọa, nhưng chàng không hề tỏ ra sợ

– Có thể tôi làm phiền anh, anh Aramis – D’ Artagnan tiếp tục – Bởi vì theo những gì tôi thấy, tôi đành phải tin rằng anh đang xưng tội với các vị đây.

Aramis thoáng đỏ mặt:

– Anh mà làm phiền tôi ư? Ồ, hoàn toàn trái lại, bạn thân mến ạ, tôi xin thề với anh đấy, và coi như bằng chứng điều tôi vừa nói là anh hãy cho phép tôi được vui mừng thấy anh được bình an vô sự.

“A, thế mới phải chứ?” D’ Artagnan nghĩ thầm “chưa đến nỗi nào?”.

– Bởi vì ông đây là bạn tôi, vừa mới thoát khỏi một mối nguy khốc liệt – Aramis vừa tiếp tục nói giọng cảm động vừa trỏ D’ Artagnan giới thiệu với hai vị giáo chức kia.

– Xin ông hãy tạ ơn Chúa đi? – Hai người đồng thanh đáp và nghiêng mình.

D’ Artagnan về phần mình cũng nghiêng mình đáp lễ.

– Thưa các vị đáng kính, tôi đã không quên đâu.

– D’ Artagnan thân mến – Aramis nói – Anh đến thật đúng lúc, anh tham gia vào cuộc tranh luận đi, góp ý kiến làm sáng tỏ vấn đề. Ngài giáo trưởng xứ Amiêng, ngài mục sư Môngđiđiê và tôi, chúng tôi đang tranh luận một số vấn đề thần học mà chúng tôi đã quan tâm từ lâu, tôi sẽ rất vui được biết ý kiến của anh.

D’ Artagnan bắt đầu lo ngại trước sự đổi hướng của mọi chuyện, chàng trả lời:

– Ý kiến của một kẻ võ biền thì còn đâu ra trọng lượng, xin hãy tin tôi, anh có thể yên tâm về trình độ khoa học của các vị đây.

Hai người mặc áo đen lại đáp lễ.

– Trái lại – Aramis lại tiếp – ý kiến của anh sẽ rất quý với chúng tôi. Vấn đề là thế này, ông giáo trưởng tin rằng bản luận văn nhất thiết phải có tính giáo lý và giáo huấn.

– Bản luận văn! Vậy ra anh làm một luận văn?

– Hẳn rồi, – vị giáo sĩ dòng Tên trả lời – với kỳ sát hạch trước khi thụ phong, bản luận văn là nhất thiết phải có.

– Thụ phong? – D’ Artagnan kêu lên, chàng không thể tin nổi vào cái điều mà bà chủ quán và Bazin kế tiếp nhau nói với chàng – Lễ thụ phong.

Và chàng đưa mắt hoang mang nhìn ba nhân vật đang ngồi trước mặt chàng. Còn Aramis thì chễm chệ trên chiếc ghế bành ở tư thế duyên dáng như thể vẫn trong phố hẻm, ngắm nghía thỏa thích bàn tay trắng trẻo và mũm mĩm như bàn tay đàn bà của chàng rồi giơ tay lên cho khỏi bị dồn máu và nói:

– D’ Artagnan này, như anh đã nghe thấy đấy, ông giáo trưởng muốn bản luận văn của tôi có tính giáo lý, trong khi tôi lại muốn nó duy lý. Chính vì vậy mà tại sao ông giáo trưởng lại đề nghị với tôi cái chủ đề còn chưa hề được lý giải trong đó tôi nhận thấy có vấn đề cho những sự phát triển rực rỡ: Utraque manus in benedicendo clerieis inferioribus necessaria est.

D’ Artagnan mà chúng ta đã biết rõ sự uyên bác của chàng đến đâu, chả buồn chau mày trước câu trích dẫn này hơn câu ông Treville đã trích dẫn về các món quà mà ông cho là chàng đã nhận của ông De Buckingham.

Để D’ Artagnan hoàn toàn dễ hiểu, Aramis lại tiếp:

– Câu ấy có nghĩa: Hai bàn tay rất cần thiết cho các tu sĩ cấp thấp, khi họ ban phúc lành.

– Đề tài tuyệt vời! – vị tu sĩ dòng Tên kêu lên.

– Tuyệt vời và giáo lý nữa! – Ông mục sư nhắc lại, tiếng Latinh của ông ta chắc cũng đại khái như D’ Artagnan, cho nên ông theo dõi chăm chú ông giáo sĩ dòng Tên để bắt chước và lặp lại những lời ông này nói như một loại tiếng vọng mà thôi.

– Còn D’ Artagnan chàng hoàn toàn thờ ơ trước nhiệt tình của hai ông áo đen.

– Vâng tuyệt vời! Prorsù admirabile!(2) – Aramis tiếp tục – nhưng đòi hỏi một sự nghiên cứu uyên thâm của cha và Kinh thánh. Tôi đã thú nhận với các vị giáo sĩ thông thái này với tất cả sự kém cỏi của tôi rằng những đêm tuần canh của bộ đội vệ binh và việc phục vụ nhà Vua khiến tôi lơ là việc nghiên cứu: Vì vậy tôi thấy thoải mái hơn facilius natans(3) trong một đề tài do tôi lựa chọn, và sẽ là những vấn đề thần học hóc búa, giống như vấn đề đạo lý đối với siêu hình học trong triết học ấy.

D’ Artagnan chỉ thấy vô cùng chán ngán và ông mục sư cũng vậy.

– Đã thấy nhập đề tuyệt chưa! – Ông dòng Tên kêu lên.

– Exordium(4) ông mục sư lặp lại cho ra vẻ.

– Quem ad… modum inter coelorum imnrensitatem(5).

Aramis liếc nhìn D’ Artagnan và thấy bạn mình đang ngáp đến sái quai hàm, liền nói với ông giáo trưởng dòng Tên:

– Thưa cha, ta nói tiếng Pháp thôi, ông D’ Artagnan sẽ thưởng thức những ý kiến của chúng ta nhiệt tình hơn.

– Vâng tôi mệt mỏi khi đi đường – D’ Artagnan nói – và mọi thứ tiếng Latinh ấy tuột đi hết.

– Đồng ý – Ông dòng Tên hơi khó chịu nói, trong khi đó ông mục sư thấy dễ chịu hẳn lên, quay lại nhìn D’ Artagnan với đầy lòng biết ơn. – Đồng ý để xem cách giải thích ấy đi đến điều gì.

– Môixe(6) kể tôi đòi của Chúa… Ông ta chỉ là kẻ tôi đòi, các vị hiểu chứ? Môixe ban phúc bằng hai bàn tay, để mặc mọi người đỡ hai tay, trong khi người Hêbrơ đánh đuổi quân thù, vậy là ông ban phước bằng hai bàn tay. Vả lại kinh Phúc âm nói thế này, Imponite manus chứ không manum: Đánh lên hai bàn tay chứ không phải bàn tay.

– Với thánh Pie, mà kế vị ngài là các giáo hoàng, thì trái lại – ông giáo sĩ dòng Tên tiếp – Porrige digitas. Hãy chìa các ngón tay ra, bây giờ các vị đã hiểu chưa?

Aramis rất thoải mái trả lời:

– Nhất định thế rồi, nhưng vấn đề rất tinh tế.

– Những ngón tay! – Ông giáo sĩ tiếp – Thánh Pie ban phúc bằng những ngón tay. Vì vậy giáo hoàng cũng ban phúc bằng những ngón tay. Và ngài ban phúc bằng bao nhiêu ngón tay?

– Với ba ngón, một vị Cha, một vị con, một vị Thánh thần.

Mọi người đều làm dấu. D’ Artagnan cho là phải bắt chước theo.

Giáo hoàng là người kế vị Thánh Pie và đại diện cho ba quyền lực của cõi thiêng, còn lại ordines inferiores (những chức danh cấp thấp – ND) của đẳng cấp giáo chức, ban phúc nhân danh các thánh đại thiên sứ và thiên sứ. Những giáo chức tầm thường nhất, như các trợ tế, các người coi đồ thánh thì ban phúc bằng những vòi phun giả vờ như vô tận những ngón tay ban phúc. Thế là đề tài đã được đơn giản hóa Argumentum ommi denu datum ornamento(7)- Ông giáo sĩ dòng Tên tiếp – Tôi sẽ triển khai thành hai tập khổ như tập này.

Và trong lúc đang hứng khởi ông ta đấm tay lên cuốn Thánh Crixếtxtôn khổ to, làm võng cả mặt bàn dưới sức nặng của nó.

D’ Artagnan rùng người.

– Đúng vậy rồi, Aramis nói – Tôi xin trả lại sự đúng đắn cho những vẻ đẹp của luận thuyết đó, nhưng đồng thời tôi cũng nhận ra nó nặng nề đối với tôi. D’ Artagnan thân mến, tôi đã chọn cái tên bài này, anh cho biết liệu anh có thích không: Non inutile est desiderium in oblatone hoặc thế này thì hay hơn. Còn hơi luyến tiếc thì không hợp với lễ vật dâng lên Chúa.

– Dừng lại đi? – Giáo sĩ dòng Tên to tiếng – bởi cái luận đề ấy sa vào tà giáo. Có một đề thuyết gần giống như vậy trong cuốn Ôgúttinutx của tên dị giáo Jăngxêniuytx, mà sớm muộn gì cuốn sách đó cũng bị đốt bởi bàn tay đao phủ. Coi chừng, ông bạn trẻ, ông đang ngả về những tà thuyết đấy, ông có nguy cơ đấy!

– Ông có cơ nguy đấy! – Ông mục sư vừa nói vừa lắc đầu đau đớn. Ông đang đến sát cái quan điểm trứ danh của tự do ý chí nó là một mỏm đá ngầm đó. Ông đang đến gần kề những lối bóng gió của bọn Pêlagiêng và nửa Pêlagiêng(8).

– Nhưng thưa đức cha… – Aramis nói sau loạt lý sự đổ lên đầu mình như mưa đá.

Vị thầy tu dòng Tên không để chàng kịp nói tiếp:

– Làm sao ông có thể chứng minh được người ta lại luyến tiếc trần gian khi hiến thân dâng Chúa? Hãy nghe cái quan điểm hai mặt này: Chúa là chúa và trần gian là quỷ dữ, luyến tiếc trần gian là luyến tiếc quỷ dữ; đó là kết luận của tôi.

– Cũng là của tôi nữa – Ông mục sư nói.

– Nhưng làm ơn… – Aramis nói tiếp.

– Desideras diabolum(9) hơi con người bất hạnh! – Giáo sĩ dòng Tên kêu lên.

– Ông ta luyến tiếc quỹ dữ! Chà, ông bạn trẻ – Ông mục sư rên rỉ nói – đừng luyến tiếc quỷ dữ làm gì, tôi van ông đấy.

D’ Artagnan không buồn nghe thứ tiếng nhố nhăng ấy nữa. Chàng cảm thấy như đang trong một ngôi nhà của lũ điên, và chàng cũng sắp phát điên như họ. Có điều chàng buộc phải im miệng, vì chẳng hiểu gì về cái thứ tiếng đang nói trước mặt mình.

– Nhưng các vị hãy nghe tôi đã nào – Aramis nói tiếp với vẻ lễ độ nhưng đã bắt đầu lộ ra đôi chút bực bội. – Tôi không nói là tôi luyến tiếc – Không, tôi không bao giờ đọc lên cái câu không chính giáo ấy…

Giáo sĩ dòng Tên giơ hai tay lên trời, ông mục sư cũng làm theo:

– Không, nhưng ít nhất ông cũng phải công nhận rằng thật chẳng ra gì khi chỉ đem hiến dâng cho Chúa những gì mà mình đã hoàn toàn phát ngán. Tôi nói có đúng không, D’ Artagnan?

– Ừ, thì đúng! – D’ Artagnan nói to.

Ông mục sư và ông giáo sĩ bật người lên. Aramis nói:

– Tam đoạn luận là xuất phát điểm của tôi, thế gian không thiếu sức cám dỗ, tôi rời bỏ thế gian, vậy là tôi đã hy sinh. Thánh kinh nói một cách tích cực hơn: Hãy hy sinh cho Chúa.

– Điều đó đúng! – Những người đối lập nói.

– Và rồi – Aramis vừa tiếp tục – vừa bấm vào tai cho đỏ lên và vung vẩy hai tay cho trắng lên – Và rồi tôi đã làm một đoản khúc về vấn đề đó, năm ngoái tôi đã đưa cho ông Voatuya xem và ông ta đã hết lời khen ngợi.

– Một đoản khúc! – ông mục sư lắp lại như cái máy.

– Đọc đi! Đọc đi! D’ Artagnan nói to – May ra nó thay đổi không khí một chút.

– Không thay đổi gì đâu, bởi nó vẫn là tôn giáo – Aramis trả lời – Đó là thần học viết thành thơ.

– Chết cha người ta! – D’ Artagnan nói.

– Nó đây – Aramis nói với vẻ hơi khiêm tốn không ngoại trừ đượm màu đạo đức giả.

Anh khóc thương quá khứ đầy mê hoặc

Và gánh chịu những người bất hạnh kia

Mọi nỗi đau rồi cũng sẽ xa lìa

Khi dâng hiến lệ mình riêng cho Thượng đế

Ôi anh đang khóc thương như thế.

D’ Artagnan và ông mục sư tỏ vẻ khoái lỗ tai lắm. Còn giáo sĩ dòng Tên vẫn khăng khăng giữ ý kiến của mình.

– Ông hãy cẩn thận với các sở thích phàm tục trong văn phong thần học. Thật quả, thánh Augustin đã nói thế nào nhỉ? Severussti Clericsorum sermo.

– Vâng, phải để lời thuyết giáo được rõ ràng. – Ông mục sư nói.

Thấy người phụ tá của mình lạc đề, giáo sĩ dòng Tên vội ngắt lời:

– Những luận đề của ông sẽ làm đẹp lòng các quý bà, có thế thôi. Nó sẽ có được thành tích như một bài biện hộ của thầy cãi – Patru(10).

– Cầu trời, phù hộ! – Aramis tràn trề vui sướng reo lên.

– Ông thấy đấy nhé! – Tu sĩ dòng Tên nói to – Trần tục hãy còn cất cao tiếng nói trong ông. Altisima voce (tiếng Latinh: cao giọng) ông theo thế tục, ông bạn trẻ ạ, và tôi sợ rằng ơn cứu rỗi không có chút hiệu quả nào.

– Xin đức cha tôn kính yên tâm, tôi xin đảm bảo về tôi.

– Một giọng tự phụ phàm tục!

– Thưa cha, tôi hiểu mình chứ, quyết định của tôi là bất di bất dịch.

– Vậy ông vẫn bướng bỉnh theo đuổi luận đề đó?

– Tôi tự cảm thấy mình được kêu gọi xử lý luận đề đó chứ không bất kỳ luận đề nào khác, vậy tôi sẽ tiếp tục, và ngày mai, tôi hy vọng cha sẽ thỏa mãn về những điều tôi sẽ sửa lại theo ý kiến cha.

– Ông cứ làm từ từ thôi – Ông mục sư nói – chúng tôi sẽ để cho ông được chuẩn bị tốt nhất.

Giáo sĩ dòng Tên nói:

– Phải, đất đai đã được gieo hạt khắp rồi và chúng ta không có gì để sợ một phần hạt bị rơi xuống đá, một phần rơi vãi dọc đường và phần còn lại Chúa trời ăn nốt, aves coeli comederumt illam.

D’ Artagnan nói:

– Cho ôn dịch bóp chết cái tiếng Latinh của ngươi đi!

– Xin chào, con trai, hẹn đến mai – Ông mục sư nói.

– Hẹn đến mai, chàng trai táo tợn – tu sĩ dòng Tên nói – Ông hứa sẽ thành một trong những vầng sáng của nhà thờ, cầu trời cho vầng sáng ấy không thành một vầng lửa ngốn ngấu.

D’ Artagnan suốt một tiếng đồng hồ gặm móng tay sốt ruột bắt đầu gặm cả vào thịt.

Hai người mặc đồ đen đứng dậy chào Aramis và D’ Artagnan rồi tiến ra phía cửa. Bazin vẫn đứng đó lắng nghe cuộc cãi lý với vẻ hân hoan sùng kính, liền lao về phía họ đỡ lấy quyển kinh, đi trước để dẫn đường cho họ.

Aramis ra tiễn tới tận chân cầu thang rồi lên ngay với D’ Artagnan đang mơ màng.

– Còn lại mình họ, hai người bạn thoạt tiên vẫn giữ im lắng lúng túng nhưng rồi cũng phải có một trong hai người phá tan sự im lặng đó, và D’ Artagnan có vẻ muốn nhường vinh dự đó cho bạn mình:

– Anh thấy đấy, – Aramis nói – Anh thấy tôi trở về với những ý tưởng căn bản của mình.

– Phải, ơn cứu rỗi đã tiếp xúc với anh rồi, như các ông ấy vừa rồi đã nói đó.

– Ồ, kế hoạch rút lui đã hình thành từ lâu, và anh đã từng nghe tôi nói, có phải không, bạn tôi?

– Hẳn vậy, nhưng tôi xin thú thực tôi tưởng anh chỉ đùa thôi.

– Đùa với những loại chuyện như vậy ư? Ôi, anh D’ Artagnan!

– Mẹ kiếp! Đùa cả với cái chết ấy chứ?

– Và người ta đã nhầm, D’ Artagnan ạ, bởi cái chết chính là cửa ải, dẫn đến sự ngộ nan hoặc cứu rỗi.

– Đồng ý, nhưng làm ơn đi, đừng nói về thần học với nhau nữa, Aramis, anh chắc còn khối thì giờ để nghĩ đến chuyện đó, còn tôi, tôi xin thú thật, tôi gần như quên hết một tí vốn Latinh mà tôi chẳng bao giờ hiểu cả, tôi cũng xin thú thật với anh, từ mười giờ sáng nay, tôi chưa ăn uống gì cả và tôi đang đói chết cha đây.

– Chúng ta sẽ ăn trưa ngay thôi, bạn thân mến ạ, có điều mong anh nhớ cho, hôm nay thứ sáu, mà trong những ngày này, tôi không thể nhịn cũng không thể ăn thịt được. Nếu anh hài lòng ăn trưa với tôi, thì bữa ăn chỉ có rau tứ giác luộc với trái cây thôi.

– Rau tứ giác là loại gì vậy? – D’ Artagnan lo lắng hỏi.

– Là rau dền ấy mà – Aramis nói tiếp – nhưng với anh tôi sẽ thêm trứng và đấy là phạm luật nghiêm trọng rồi, vì trứng là thịt, vì trứng nở ra gà con.

– Bữa tiệc này chẳng ngon lành gì, nhưng cóc cần, để ở lại với anh, tôi chịu được hết.

– Tôi rất biết ơn anh về sự hy sinh ấy – Aramis nói – Nhưng nếu như nó không có lợi gì cho thể xác anh, nó sẽ có lợi cho tâm hồn anh, xin anh hãy tin chắc như vậy.

– Như thế, Aramis, tức là anh dứt khoát đi tu rồi. Bạn bè chúng ta sẽ nói sao, ông De Treville sẽ nói ra sao? Họ sẽ coi anh là kẻ đào ngũ tôi xin báo trước cho anh như vậy.

– Tôi không đi tu, tôi trở lại việc tu hành. Chính là vì trần thế mà tôi đã đào ngũ khỏi nhà thờ, bởi anh cũng biết rằng tôi đã tự ép buộc mình khoác áo ngự lâm quan.

– Tôi, tôi chẳng biết cái gì cả?

– Anh không biết tôi đã rời bỏ tu viện.

– Hoàn toàn không.

– Đây là chuyện của tôi. Vả lại Thánh kinh nói: “Các con hãy sám hối với nhau”. Vậy tôi xin sám hối với anh, D’ Artagnan.

– Và tôi tôi xá tội cho anh trước, anh thấy tôi nhân từ chưa.

– Xin đừng đùa với những chuyện của thánh thần, bạn tôi ạ.

– Vậy anh nói đi tôi nghe đây:

“Tôi vào tu viện từ năm chín tuổi. Tới khi ba ngày nữa tôi tròn hai mươi tuổi, tôi sắp thành tu viện trưởng. Một việc đã được ấn định rồi. Một tối, theo thói quen tôi đi đến một ngôi nhà vẫn thích thú lui tới. Khi người ta trẻ, người ta thường yếu đuối, làm thế nào được. Một viên sĩ quan nhìn tôi bằng con mắt ghen tuông khi thấy tôi đang đọc cuốn “Những cuộc đời của Thánh nhân” cho nữ chủ nhân ngôi nhà nghe, liền bất thình lình xộc vào nhà không báo trước. Đúng buổi tối hôm ấy tôi đã dịch một mẩu chuyện của Juyđít và tôi cũng vừa đưa mấy câu thơ cho nữ chủ nhân xem, bà ta hết lời khen ngợi và ngả vào vai tôi để cùng đọc với tôi. Cái tư thế ấy có đôi chút hơi buông thả, tôi phải thú nhận như vậy và đã làm viên sĩ quan tổn thương, gã không nói gì nhưng khi tôi đi ra, hắn cũng ra theo và đuổi kịp tôi.

– Thưa ông tu viện trưởng – hắn nói – Ông có thích ăn đòn không?

– Tôi không thể nói điều ấy được, thưa ông – tôi đáp – vì không ai dám cho tôi bao giờ cả.

– Vậy nghe đây, ông tu viện trưởng, nếu ông còn trở lại ngôi nhà, mà tôi đã gặp ông tối nay, thì tôi dám đấy.

– Tôi tin là tôi cũng sợ, tôi tái hẳn người đi, cảm thấy như chân mình không còn nữa, tôi tìm một câu trả lời mà không được, tôi đành im.

Viên sĩ quan đợi câu trả lời đó và thấy mãi không có, hắn phá lên cười, quay lưng lại phía tôi và trở vào ngôi nhà. Tôi trở về tu viện.

Tôi là nhà quý tộc dòng dõi, và tôi có bầu máu nóng, như anh đã có thể nhận thấy, D’ Artagnan thân mến, sự lăng mạ thật là khủng khiếp mặc dầu chẳng ai biết chuyện đó, tôi vẫn cảm thấy nó sống động trong đáy tim tôi. Tôi tuyên bố với các bề trên của tôi rằng tôi cảm thấy chưa chuẩn bị đầy đủ cho việc thụ phong và theo yêu cầu của tôi, người ta lui lễ lại một năm.

Rồi tôi xin thày dạy gươm bậc nhất ở Paris, đặt điều kiện với ông mỗi ngày học một bài đấu gươm và cứ như thế tôi học trong vòng một năm. Rồi tới ngày kỷ niệm một năm tôi bị lăng nhục, tôi treo áo thày tu lên, mặc một bộ đồng phục kỵ sỹ, rồi tôi đến một vũ hội do một quý bà, bạn tôi tổ chức và tôi biết con người kia của tôi thế nào cũng có mặt. Vũ hội ở phố Những thị dân tự do cạnh ngay phố Sức mạnh.

Quả nhiên viên sĩ quan của tôi có mặt. Tôi lại gần hắn, lúc hắn đang vừa hát một ca khúc ngắn về tình yêu vừa trìu mến nhìn một phụ nữ và tôi ngắt lời hắn giữa điệp khúc thứ hai. Tôi bảo hắn:

– Thưa ông, ông vẫn không hài lòng khi tôi quay lại ngôi nhà ở phố Payen và ông không còn cho tôi xơi đòn nữa, nếu như tôi nảy ra ý nghĩ kỳ quặc không tuân lời ông đấy chứ?

Viên sĩ quan nhìn tôi ngạc nhiên rồi nói:

– Ông muốn gì tôi thưa ông? Tôi không quen biết ông.

– Tôi là viên tu viện trưởng nhỏ đọc cuốn “Cuộc đời các Thánh nhân” và dịch Juyđít thành thơ ấy mà.

– À, à… Tôi nhớ ra rồi – Viên sĩ quan chớt nhả – Ông muốn gì tôi nào?

– Tôi muốn ông có chút thì giờ nhàn rỗi đi dạo một vòng với tôi.

– Sáng mai, nếu ông muốn, và sẽ không gì làm tôi vui bằng.

– Không sáng mai gì cả, yêu cầu ông ngay lập tức.

– Nếu ông dứt khoát đòi như vậy.

– Phải, tôi đòi thế đấy.

– Vậy, ra thôi; thưa các quý bà – Viên sĩ quan nói – xin cứ tự nhiên. Đủ thì giờ để giết ông đây thôi và tôi sẽ quay lại hoàn tất điệp khúc cuối hầu các quý bà.

Chúng tôi đi ra.

– Tôi dẫn hắn đến phố Payen, đúng địa điểm một năm trước, đúng đến cả giờ hắn đã chúc mừng tôi, mà tôi vừa kể đó. Trăng sáng tuyệt đẹp, chúng tôi cầm gươm và ngay miếng đầu tiên, tôi đâm hắn chết tươi.

– Khiếp nhỉ! – D’ Artagnan nhận xét.

Aramis tiếp tục:

– Thế rồi, vì các quý bà không thấy ca sĩ của mình trở lại, và người ta tìm thấy xác hắn ở phố Payen với một nhát gươm rất đậm xuyên qua người, người ta nghĩ chính tôi đã dính vào chuyện đó, và sự việc trở thành bê bối. Vì vậy tôi buộc phải cởi bỏ chiếc áo thày tu ít lâu. Athos mà tôi làm quen thời kỳ đó và Porthos là người đã dạy tôi thêm vài ngón gươm giang hồ ngoài những bài đấu gươm tôi đã học, cả hai quyết định tôi xin vào ngự lâm quân. Nhà Vua rất yêu quý cha tôi bị chết trong trận vây Arát nên đã ban chiếc áo ngự lâm quân cho tôi. Bây giờ, anh chắc hiểu đã đến lúc tôi phải trở lại trong sự nâng niu che chở của nhà thờ.

– Và tại sao hôm nay chứ không hôm qua hoặc ngày mai? Hôm nay cái gì đã xảy ra với anh, khiến anh có những ý nghĩ dữ tợn đến như vậy?

– D’ Artagnan thân mến ạ, vết thương này đã là một lời cảnh cáo của Thượng đế đối với tôi.

– Vết thương ư? Chết tiệt? Nó đã gần khỏi rồi. Tôi tin chắc không phải nó làm anh đau đớn nhất.

– Thế thì cái gì? – Aramis đỏ mặt hỏi.

– Nó ở trong tim anh cơ! Aramis, một vết thương sâu và đẫm máu hơn, một vết thương do một người đàn bà kia.

Mắt Aramis long lanh lên ngoài ý mình, chàng giấu xúc động của mình dưới vẻ giả vờ hững hờ và nói:

– Đùng nói về những chuyện ấy nữa! Tôi mà lại đi nghĩ đến những chuyện ấy ư? Lại có những sầu muộn tình yêu ư? Vanitas Vanitatum!(11) vậy theo ý anh, đầu óc tôi đã bị đảo lộn rồi ư? Và vì ai? Vì con bé lam lũ lẳng lơ nào, hay cô ả hầu phòng nào mà tôi đã tán tỉnh trong trại lính ư? Xì!

– Xin lỗi, Aramis thân mến, nhưng tôi tin anh hướng lên tầm cao hơn kia.

– Cao hơn? Và tôi là ai mà lại đi có tham vọng đến thế? Một gã ngự lâm quân khốn khổ vô cùng quẫn bách, và hết sức tối tăm, căm ghét sự quỵ lụy và cảm thấy quá ư lạc lõng trong thế giới thời lưu.

– Aramis ơi là Aramis ơi! – D’ Artagnan vừa kêu lên vừa nhìn bạn mình với vẻ nghi ngờ.

– Cát bụi, tôi trở về cát bụi. Cuộc đời là biển nhục, là bể khổ, chàng tiếp tục và sầm mặt lại – Mọi sợi dây gắn kết hạnh phúc với cuộc đời lần lượt bị đứt gãy trong bàn tay con người nhất là những sợi dây bằng vàng – Ôi, D’ Artagnan thân mến của tôi – Aramis vừa tiếp tục vừa đem đến một vẻ cay đắng nhẹ nhàng cho giọng nói của mình – hãy tin tôi, hãy giấu kín những vết thương, đi nếu anh có. Sự im lặng là niềm vui cuối cùng của những con người bất hạnh, hãy giữ đừng để bất kỳ ai biết được dấu tích của những đau khổ của anh, những kẻ tò mò sẽ bâu vào hút nước mắt anh như lũ ruồi bâu vào hút máu một con hoẵng bị thương vậy.

– Than ôi! Aramis thân mến! – D’ Artagnan đến lượt mình cũng thở dài nói – Chuyện anh nói cũng chính là chuyện của bản thân tôi đấy!

– Làm sao?

– Phải, một người đàn bà tôi yêu, tôi tôn thờ, vừa bị dùng bạo lực bắt cóc. Tôi không biết hiện giờ nàng ở đâu, người ta dẫn nàng tới đâu, nàng có thể là tù binh, cũng có thể nàng đã chết.

– Nhưng ít ra anh cũng có được niềm an ủi để tự bảo rằng nàng đã không tự nguyện rời bỏ anh, rằng nếu anh không có được chút tin tức nào của nàng, chính vì mọi thông tin với anh đều bị ngăn cấm, trong khi…

– Trong khi…

– Không – Aramis tiếp – không có gì.

– Như vậy, anh mãi mãi từ bỏ trần thế, một quyết định dứt khoát rồi chăng?

– Hoàn toàn mãi mãi. Hôm nay anh là bạn tôi. Ngày mai anh chỉ còn là một cái bóng với tôi mà thôi, hoặc hơn nữa, anh không tồn tại nữa. Còn thế gian, đó chính là một phần mộ chứ không phải cái gì khác.

– Quỷ sứ ơi! Điều anh nói với tôi thật quá thảm sầu!

– Anh còn muốn gì? Thiên hướng của tôi cuốn hút tôi, và bắt tôi đi!

D’ Artagnan mỉm cười và không trả lời. Aramis tiếp tục:

– Tuy nhiên, chừng nào tôi vẫn còn trên trái đất này, tôi vẫn muốn nghe nói về anh, về các bạn của chúng ta.

– Và tôi – D’ Artagnan nói – tôi lại muốn nói với anh về chính anh, nhưng tôi thấy anh đã quá tách mình ra khỏi tất cả. Những mối tình, anh không thèm nữa, bạn bè là những cái bóng, thế giới là một phần mộ.

Aramis thở dài:

– Than ôi! Rồi chính anh cũng sẽ thấy như vậy.

– Thôi không nói về những cái ấy nữa – D’ Artagnan nói – và ta đốt quách bức thư, chắc chắn, chỉ có thông báo cho anh biết một sự phụ bạc mới của một ả lẳng lơ hoặc một cô hầu phòng của anh mà thôi.

– Thư nào? – Aramis vội reo lên hỏi.

– Một bức thư gửi đến cho anh, anh vắng mặt, nên nhờ tôi chuyển cho anh.

– Nhưng bức thư của ai?

– À, của một hầu gái khóc lóc, một ả lam lũ lẳng lơ đang thất vọng nào đó, có thể là cô gái hầu phòng của bà De Chevreuse cũng nên, cô ta buộc phải trở lại thành Tours với nữ chủ nhân của mình, và để làm ra vẻ tao nhã đã dùng giấy thơm và đã niêm phong thư của mình bằng con dấu của nữ Công tước.

– Anh bảo sao cơ?

– Xem nào hay tôi đánh mất rồi! – D’ Artagnan tinh quái vừa nói vừa giả vờ tìm – May sao thế gian là một phần mộ, những người đàn ông, do đó cả những người đàn bà nữa đều là những cái bóng, và tình yêu là thứ tình cảm mà anh không thèm nữa!

– A, D’ Artagnan ơi là D’ Artagnan? – Aramis kêu lên – Cậu làm tớ chết mất thôi?

– A, nó đây rồi! – D’ Artagnan nói. Và chàng rút bức thư ra khỏi túi.

Aramis chồm đến giật lấy bức thư bóc ra đọc, đúng hơn là ngốn ngấu, mặt bừng sáng lên.

– Hình như ả hầu gái văn phong hay lắm! – Người đưa thư uể oải nói.

– Cám ơn D’ Artagnan! – Aramis sướng mê lên rối rít – Nàng buộc phải trở lại thành Tours. Nàng không phụ bạc mình. Lại đây, lại đây cho mình ôm hôn bạn. Mình đến ngất vì sung sướng mất!

Và hai người bạn ôm lấy nhau nhảy múa xung quanh cuốn kinh Thánh Critxtôm giẫm đạp một cách can trường lên những trang luận văn lăn lóc trên sàn nhà.

Đúng lúc đó, Bazin bước vào cùng với rau dền và trứng rán.

Aramis ném cái mũ chỏm thầy tu vào mặt gã hét lên:

– Tếch đi, đồ khốn kiếp? Từ đâu đến hãy xéo về đấy! Mang hết những thứ rau hãi hùng và món phụ ghê tởm này đi! Gọi một thỏ rừng nấu chua, một gà thiến béo, một đùi cừu ướp tỏi và bốn chai Buốcgô lâu năm cho ta.

Bazin ngơ ngác nhìn chủ chả hiểu gì về sự thay đổi ấy cả, rầu rĩ mặc cho trứng rớt xuống rau và rau rớt xuống sàn.

D’ Artagnan thấy vậy nói:

– Giờ đây là lúc cống hiến đời anh cho Đức Vua của các Nhà vua, nếu anh còn định giữ chút lễ nghĩa với người. Non inutile desderium in oblatione.

– Vứt mẹ nó thứ tiếng Latinh của cậu cho quỷ sứ đi!

– D’ Artagnan thân mến. Chúng ta hãy uống! Mẹ kiếp! Uống tươi uơng sống! Uống thật nhiều vào, và kể cho mình nghe người ta làm gì ở đó đi?

Chú thích:

(1) Rút từ “Jêrudalem giải phóng” anh hùng ca của nhà thơ Ý Torquato Tasso (1544-1595). Một nhân vật có sắc đẹp quyến rũ nhất của Jêrudalem đã giữ chân người anh hùng Rinaldo lạỉ trong khu vườn được phù phép. Thường dùng vườn Aramis để chỉ việc dùng sắc đẹp quyến rũ và làm điên đảo các tu mi nam tử.

(2) Tiếng Latinh có nghĩa: hoàn toàn tuyệt vời.

(3) Bơi dễ dàng hơn.

(4) Nhập đề, vào đề

(5) Đúng như sự bao la của thượng giới.

(6) Môixe, theo Cựu ước. một chiến binh một chính khách. ngưới giải phóng, nhà đạo đức, nhà lập pháp của dân tộc Hêbrơ, vốn chỉ là một đứa bé do một người đàn bà ở bộ tộc Lévi bỏ rơi trên sông Nile.

(7) Tiếng Latinh có nghĩa: Lời tranh cãi được chuyển hoàn toàn thành lời hoa mỹ hoặc lời giải thích cặn kẽ

(8) Giáo phái xuất xứ thời Brơtông, thế kỷ 5, phủ nhận tác dụng của sự cứu rỗi và tội truyền kiếp.

(9) Tiếng Latinh: Sự thèm muốn quỷ dữ

(10) Olivier Patru – một luật sư nổi tiếng thế kỷ 17.

(11) Tiếng Latinh: Phù phiếm cả mà thôi!

Chọn tập
Bình luận
× sticky