Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Ba Người Lính Ngự Lâm

Chương 23 : Cuộc hẹn hò.

Tác giả: Alexander Dumas
Chọn tập

D’ Artagnan tức tốc chạy về nhà, và cho dù hơn ba giờ sáng lại phải đi xuyên qua những khu phố dữ tợn nhất của Paris, chàng cũng không gặp phải chuyện rủi ro nào. Người ta nói có một vị thần cho những kẻ yêu đương.

Chàng thấy cửa lối đi để ngỏ, liền leo thẳng lên cầu thang và gõ nhẹ và đúng lối theo quy ước giữa chàng và người hầu của mình. Planchet, hai giờ trước ở tòa thị chính, chàng đã cho về trước và dặn đợi mình, ra mở cửa. Chàng vội hỏi:

– Có ai mang thư đến cho ta không?

– Chả có ai mang thư đến cả – Planchet trả lời – nhưng có một thư tự nó đến một mình thôi.

– Mi muốn nói gì, đồ ngốc?

– Tôi muốn nói, lúc trở về, mặc dù chìa khóa phòng ông vẫn trong túi tôi, và không rời khỏi tôi lúc nào, tôi vẫn thấy một bức thư trên tấm thảm xanh trên bàn trong phòng ngủ của ông.

– Bức thư ấy đâu rồi?

– Thưa ông đâu vẫn đó. Những bức thư vào nhà người ta như thế không phải chuyện bình thường đâu. Nếu cửa sổ vẫn mở hoặc chỉ khép, tôi không nói làm gì. Nhưng không, tất cả đều đóng im ỉm cơ mà thưa ông, hãy đề phòng thôi, bởi chắc có phù chú gì đó.

Trong khi đó, chàng trai lao vội vào buồng ngủ và bóc thư xem. Đó là thư của bà Bonacieux vắn tắt như sau:

“Xin gửi tới những lời cảm ơn nồng nhiệt

“Muốn được thể hiện và chuyển cho chàng những lời cám ơn nồng nhiệt. Tối nay khoảng mười giờ chàng hãy đến Saint-Clu, đối diện với Nhà hứng gió nhô lên ở góc nhà ông De Etxtrê”.

CB”

Đọc bức thư, D’ Artagnan cảm thấy tim mình hồi hộp một sự đê mê dịu dàng vừa hành hạ vừa mơn man trái tim của những cặp tình nhân.

Đó là bức thư vắn đầu tiên chàng nhận được, đó cũng là cuộc hò hẹn đầu tiên dành cho chàng. Trái tim chàng, nở tung ra vì say sưa vui sướng, tự cảm thấy sắp lịm đi ở ngưỡng cửa cái thiên đàng hạ giới mà người ta gọi là tình yêu này.

– Ơ kìa! Thưa ông – Planchet nói khi thấy chủ mình mặt cứ đỏ lên rồi lại tái đi liên tiếp – Ơ kìa! Chẳng phải tôi đã đoán đúng có chuyện dữ hay sao?

– Planchet ơi, mi nhầm rồi – D’ Artagnan trả lời – Và bằng chứng đây, đây là một đồng vàng để mi uống chúc mừng ta.

– Tôi xin cảm ơn ông chủ về đồng vàng ông thưởng tôi, và tôi xin hứa làm theo đúng những lời chỉ bảo của ông. Nhưng chẳng lẽ lại không đúng, rằng những bức thư lại vào được như thế trong những ngôi nhà đóng kín…

– Rơi từ trên trời xuống, anh bạn của ta ạ, rơi từ trên trời xuống đấy.

– Nhưng ông bằng lòng chứ? – Planchet hỏi.

– Planchet thân mến của ta ơi, ta là người sung sướng nhất trong mọi người.

– Và tôi có thể nhân việc ông được sung sướng mà đi ngủ chứ?

– Được, đi ngủ đi.

– Cầu cho mọi phúc lành trên đời đều rơi xuống ông chủ, nhưng chẳng lẽ lại không đúng là bức thư ấy… và Planchet vừa rút lui vừa lắc đầu với vẻ hoài nghi mà sự hào phòng của D’ Artagnan không thể hoàn toàn xóa đi nổi.

Còn lại một mình, D’ Artagnan đọc đi đọc lại bức thư vắn rồi hôn đi hôn lại đến hai chục lần những dòng chữ do tay người tình của mình viết. Cuối cùng chàng đi nằm, ngủ thiếp đi và mơ những giấc mơ vàng.

Bẩy giờ sáng, chàng dậy và gọi Planchet, ngay sau tiếng gọi lần thứ hai, đã mở cửa, mặt còn chưa gột hết những nỗi lo đêm trước.

– Planchet! – D’ Artagnan nói – có thể ta đi cả ngày hôm nay vậy mi được tự do đến bẩy giờ tối. Nhưng đúng bẩy giờ mi phải chuẩn bị sẵn hai con ngựa.

– Nghĩa là – Planchet nói – hình như chúng ta sắp làm cho mình được thủng da ở nhiều chỗ nữa thì phải!

– Mi sẽ mang theo súng trường và mấy khẩu súng ngắn của mày.

– Thấy chưa? Tôi đã nói gì nào? – Planchet kêu lên. – Đến đây, thì tôi chắc chắn, bức thư gở rồi?

– Nhưng mày cứ yên trí, đồ ngu ạ – Đây chỉ hoàn toàn đơn giản là một trò đùa vui thôi.

– Ồ, cũng như cuộc du hành thỏa thích ngày nào mà đạn bắn như mưa, và cạm bẫy mọc như nấm chứ gì.

– Thôi được, thưa ngài Planchet, nếu ngài sợ – D’ Artagnan nói tiếp – tôi sẽ đi một mình. Tôi thích du hành một mình hơn là có một bạn đồng hành run sợ.

– Ông chủ lại chửi tôi rồi – Planchet nói – tuy nhiên, hình như ông cũng đã thấy tôi lúc tâm sự.

– Phải, nhưng tao lại tưởng mi đã sử dụng hết lòng can đảm của mi trong một lần rồi.

– Ông chủ sẽ thấy khi có cơ hội, nó còn lại thế nào, có điều tôi xin ông chủ đừng hoang phí nó, nếu ông muốn nó còn được lâu bền.

– Mày có tin là vẫn còn một số nào đấy để chi tối nay không?

– Tôi hy vọng là còn.

– Thôi được! Ta tin ở mi?

– Đúng giờ, tôi sẽ sẵn sàng. Có điều, tôi tưởng ông chủ chỉ có một con ngựa ở chuồng ngựa cận vệ.

– Có lẽ ngay lúc này đã có một con nữa ở đấy rồi. Nhưng tối nay, sẽ có bốn con.

– Hình như chuyến du hành vừa qua của chúng ta là một cuộc du hành để thay ngựa?

– Đúng thế. – D’ Artagnan nói.

Rồi bằng cử chỉ cuối cùng để căn dặn Planchet, chàng ra ngoài.

Ông Bonacieux đang đứng trước cửa nhà mình. D’ Artagnan định lờ đi không thèm nói gì với lão hàng xén làm bộ làm tịch.

Nhưng lão ta lại chào chàng đến là dịu dàng và nhã nhặn khiến người thuê nhà khó xử, không những phải chào lại mà còn phải bắt chuyện với lão.

Vả lại làm sao lại không có được một chút vị nể một ông chồng mà người vợ lại hẹn mình ngay tối nay ở Saint-Clu, trước mặt Nhà hứng gió của ông De Etxtrê! D’ Artagnan lại gần với vẻ dễ mến nhất mà chàng có thể tạo được.

Câu chuyện rơi vào chuyện con người tội nghiệp này bị bắt giam hoàn toàn tự nhiên. Ông Bonacieux không biết D’ Artagnan từng được nghe cuộc chuyện trò của ông ta với con người lạ mặt ở Măng, lại đi kể cho chàng thuê nhà trẻ tuổi những sự ngược đãi của con quỷ De Lafêmát mà ông ta gán cái danh hiệu ấy cho tên đao phủ của Giáo chủ suốt cả câu chuyện, và dài dòng sang cả chuyện ngục Bastille, những chốt cửa, những ô trổ những lỗ thông hơi, những song sắt, những dụng cụ tra tấn.

D’ Artagnan lắng nghe với một thái độ vui vẻ mẫu mực rồi khi lão kết thúc, liền hỏi:

– Còn bà Bonacieux, ông có biết ai bắt cóc bà ấy không? Bởi vì tôi không quên chính trong cái hoàn cảnh bức bối đó mà tôi có được cái diễm phúc làm quen với ông.

– À! Ông Bonacieux nói – họ giữ không nói ra với tôi, còn vợ tôi cũng thề độc với tôi là không biết. Nhưng còn ông – Bonacieux tiếp tục với một giọng hoàn toàn bộc tuệch – mấy ngày qua, ông ra sao? Tôi chẳng thấy ông, cũng chẳng thấy các bạn ông, và tôi nghĩ không phải trên vỉa hè của Paris mà ông đã gom tất cả lớp bụi mà Planchet đã phủi hôm qua trên đôi ủng của ông đấy chứ?

– Ông nói đúng đấy ông Bonacieux thân mến của tôi ạ, tôi và các bạn tôi vừa tổ chức một cuộc du hành nho nhỏ.

– Xa đây không?

– Ồ không, lạy Chúa, chỉ độ bốn mươi dặn thôi. Chúng tôi đưa ông Athos đến vùng suối nóng Foócgiơ, các bạn tôi đều ở lại đó.

– Và ông trở về, có phải không ông? – Bonacieux nói tiếp, nét mặt lộ ra một tên trùm láu cá – Một chàng đẹp trai như ông không thể vắng mặt lâu đối với tình nhân của mình được và chúng ta lại được sốt ruột mong đợi ở Paris, có phải không?

– Thật tình – chàng trai trẻ vừa cười vừa nói – tôi xin thú nhận với ông, còn hơn thế ấy, ông Bonacieux thân mến ạ, tôi thấy không thể giấu nổi ông điều gì. Vâng, tôi đã được mong đợi, và khá sốt ruột, tôi xin đảm bảo với ông như vậy.

Một lớp mây mỏng lướt trên trán ông Bonacieux, nhưng quá mỏng khiến D’ Artagnan không nhận thấy.

– Và chúng ta sẽ được thưởng về sự chu đáo của chúng ta chứ? – Lão hàng xén tiếp tục, hơi biến giọng, một sự biến giọng mà D’ Artagnan không nhận thấy, chẳng hơn gì lớp mây mỏng trước đấy một lát chốc chốc lại làm sầm tối bộ mặt con người.

D’ Artagnan vừa cười, vừa nói:

– Kìa, ông cứ tiếp việc giả bộ ngây ngô đi mà.

– Đâu có, tôi nói vậy là chỉ để biết liệu ông có về muộn không thôi.

– Tại sao ông lại hỏi thế, ông chủ nhà thân mến của tôi, – D’ Artagnan hỏi – Thế ông định đợi tôi thật à?

– Không, kể từ ngày tôi bị bắt và xảy ra vụ trộm ở nhà tôi, mỗi lần tôi nghe thấy tiếng cửa mở nhất là ban đêm là tôi lại sợ run lên. Mẹ kiếp! Biết làm thế nào! Tôi đâu phải người biết múa gươm!

– Ồ nếu vậy ông chớ có sợ nếu tôi về vào lúc một giờ, hai giờ hay ba giờ sáng. Mà đến sáng tôi vẫn không về, thì ông đừng lo gì nữa.

Lần này thì mặt Bonacieux tái quá khiến D’ Artagnan có không muốn cũng không thể không nhận ra, liền hỏi ông ta có chuyện gì vậy.

– Có chuyện gì đâu – Bonacieux trả lời – không có chuyện gì đâu. Chỉ có từ khi gặp vận hạn, bất thình lình tôi lại cứ bị hơi choáng váng như thế, tôi vừa cảm thấy bị rùng người. Ông là người chỉ bận sao cho được sung sướng thì để tâm đến chuyện đó làm gì.

– Thế thì tôi đang bận, vì tôi là người như thế.

– Khoan đã, đã tới lúc đâu, ông bảo tối nay cơ mà.

– Yên trí, rồi sẽ tối! Ơn Chúa? Và có thể ông sốt ruột đợi tối chẳng kém gì tôi đâu. Có thể tối nay bà Bonacieux sẽ về thăm gia đình cũng nên đấy!

– Bà Bonacieux không được tự do tối nay đâu – Bonacieux đáp với vẻ nghiêm trọng – bà ấy bị giữ lại ở điện Louvre vì công việc.

– Thôi kệ ông vậy, ông chủ thân mến của tôi ạ, kệ ông. Khi mà tôi hạnh phúc, tôi những muốn tất cả mọi người được hạnh phúc theo nhưng hình như không thể được.

Và chàng trai trẻ vừa đi vừa phá lên cười khoái trí, mà chàng nghĩ chỉ mình chàng mới có thể hiểu được.

– Cứ việc vui thích đi! – Bonacieux đáp với một giọng như từ dưới đáy mộ vọng lên.

Nhưng D’ Artagnan đã đi quá xa không nghe được, mà dù có nghe được, trong tâm trí hiện thời, chắc chắn chàng cũng chẳng để ý.

Chàng đi về phía dinh quán ông De Treville. Cuộc viếng thăm ông đêm trước quá ngắn ngủi, và chưa giải thích được điều gì mấy.

Chàng thấy ông De Treville đang vui. Nhà Vua và Hoàng hậu đã tỏ ra niềm nở với ông trong vũ hội. Còn Giáo chủ thì đúng là mặt khó đăm đăm.

Một giờ sáng Giáo chủ đã rút lui, mượn cớ thấy trong người khó ở. Còn Đức Vua và Hoàng hậu mãi sáu giờ sáng mới trở về điện Louvre.

Ông De Treville đưa mắt nhìn khắp quanh nhà để xem có ai khác không rồi hạ giọng hỏi chàng.

– Bây giờ anh bạn trẻ, ta nói về anh nào, bởi rõ ràng cuộc trở về may mắn của anh đã phần nào là niềm vui của nhà Vua, sự đắc thắng của Hoàng hậu và sự hổ nhục của Đức ông Giáo chủ.

– Anh phải cẩn thận đấy.

D’ Artagnan trả lời:

– Chừng nào, tôi còn có diễm phúc được hưởng ân sủng của Đức Vua và Hoàng hậu thì tôi phải sợ cái gì nào?

– Phải sợ tất, tin ta đi. Giáo chủ không phải là người quên chuyện mắc lừa chừng nào còn chưa tính sổ với kẻ đánh lừa đâu, và kẻ đi lừa có vẻ là một gã Gátxcông nào đó ta từng quen biết.

– Ông tin rằng Giáo chủ cũng phòng xa như ông và biết chính tôi đã có mặt ở London ư?

– Quỷ thật! Anh đã ở London! Có phải anh đã mang từ London về cái viên kim cương xinh đẹp đang lấp lánh ở ngón tay anh không? Coi chừng đấy, anh D’ Artagnan thân mến của ta, món quà của kẻ thù không phải là một điều tốt đẹp đâu. Chẳng phải đã có một câu thơ Latinh về điều đó… khoan đã…

– Vâng hẳn vậy – D’ Artagnan trả lời, mặc dầu chàng chưa bao giờ có thể nhồi nổi vào đầu cái nguyên tắc đầu tiên của cuốn sách vỡ lòng, và vì do tối dạ, đã làm vị gia sư của mình thất vọng – Vâng hẳn vậy, chắc phải có một câu.

– Chắc thì chắc rồi – Ông De Treville có vẻ văn chương nói – Ông De Băngxơrát mới đọc cho ta hôm nào… Khoan đã… À, đây rồi! “Timeo Danaos et dona ferente(1), có nghĩa là: “Hãy coi chừng kẻ thù tặng quà cho anh”.

– Nhưng chiếc nhẫn kim cương này đâu phải của kẻ thù, thưa ông – D’ Artagnan đáp – là của Hoàng hậu đấy chứ.

– Của Hoàng hậu? Ồ, ồ? – Ông De Treville nói – Quả vậy, đích thực là đồ nữ trang của hoàng gia đáng giá nghìn vàng. Thế Hoàng hậu sai ai chuyển món quà này cho anh?

– Đích thân Hoàng hậu trao cho tôi.

– Ở đâu?

– Trong căn phòng liền kề với căn phòng Hoàng hậu thay trang phục.

– Trao thế nào?

– Đưa tay cho tôi hôn.

– Anh được hôn tay Hoàng hậu? – Ông De Treville vừa nhìn D’ Artagnan vừa kêu lên.

– Hoàng hậu đã ban cho tôi đặc ân đó.

– Và trước mặt những người khác? Bất cẩn! Ba lần bất cẩn! Ba lần bất cẩn!

– Không, thưa ông, xin ông yên tâm, chắng ai trông thấy đâu.

Và D’ Artagnan kể cho ông Treville mọi việc diễn ra như thế nao.

– Ôi! Đàn bà! Đàn bà! – Người lính già kêu lên – Ta nhận ra ngay cái trí tưởng tượng lãng mạn của họ mà. Tất cả những gì cảm thấy bí ẩn là họ mê say ngay. Như thế là anh đã nhìn thấy cánh tay, chỉ có thế, anh được gặp Hoàng hậu, nhưng không thấy mặt Hoàng hậu, bà gặp anh nhưng không biết anh là ai.

– Không, nhưng nhờ chiếc nhẫn kim cương này…- Chàng trai trẻ tiếp tục.

– Nghe đây – Ông De Treville nói – anh có muốn tôi cho anh một lời khuyên, một lời khuyên tốt, một lời khuyên chí tình không?

– Rất hân hạnh, thưa ông. – D’ Artagnan nói.

– Được! Anh hãy đến ngay một chủ hiệu kim hoàn đầu tiên nào cũng được, bán cho hắn chiếc nhẫn kim cương này đi với giá hắn trả cho anh thế nào cũng bán, dù hắn có Do Thái đến đâu anh cũng sẽ được tám trăm đồng vàng. Tiền nó không có tên, anh bạn trẻ ạ, còn chiếc nhẫn này có một cái tên khủng khiếp và có thể phản bội lại kẻ đeo nó.

– Bán chiếc nhẫn ư! Chiếc nhẫn do bà chúa của tôi cho!

– Không bao giờ!- D’ Artagnan nói.

– Thì xoay mặt nó vào trong vậy, kẻ điên rồ tội nghiệp ạ, bởi người ta thừa biết một gã thiếu sinh quân Gátxcông không thể moi đâu ra thứ trang sức như thế trong bộ đồ tư trang của mẹ mình.

– Vâng, ông tin là tôi có điều gì cần e ngại ư? – D’ Artagnan hỏi.

– Nghĩa là, chàng trai trẻ ạ, kẻ nào đang ngủ thiếp đi trên một quả mìn đã bén ngòi, phải tự coi là an toàn so với anh đấy.

Giọng nói hoàn toàn đáng tin cậy của ông De Treville bắt đầu làm cho chàng lo lắng:

– Quỷ thật! Tôi phải làm gì nào?

– Luôn cảnh giác, và coi đó là trên tất cả. Giáo chủ có trí nhớ rất dai và bàn tay rất dài. Tin ta đi, thế nào ông ta cũng chơi lại anh một vố.

– Vố gì nào?

– Ồ, ta biết được vố gì! Chẳng phải dưới trướng ông ta không có đủ mọi mưu ma chước quỷ ư? Bét nhất cũng có thể là cho bắt anh?

– Thế nào? Dám bắt một người dưới trướng của Hoàng thượng?

– Mẹ kiếp! Dễ thường họ chùn tay với Athos đấy! Dẫu sao đi nữa, chàng trai ạ, hãy tin một người đã ba mươi năm nay ở triều đình, đừng có tự ru ngủ là mình an toàn, mà toi đấy. Hoàn toàn ngược lại, ta nói để anh hay, phải thấy đâu đâu cũng có kẻ thù cả. Nếu người ta kiếm cớ gây sự với anh, hãy tránh đi dù kẻ gây sự là đứa trẻ mười tuổi. Nếu người ta tấn công anh bất kể ngày hay đêm, hãy vừa đánh vừa lùi và đừng xấu hổ. Nếu anh đi qua một chiếc cầu, hãy thăm dò ván cầu, xem có tấm nào bị sụt dưới chân anh không. Nếu anh đi qua một ngôi nhà đang xây, hãy ngước nhìn lên tránh để một hòn đá nào choang đúng đầu anh. Nếu anh về nhà muộn, hãy cho người hầu đi theo và người hầu phải mang theo vũ khí, tuy nhiên anh phải hoàn toàn tin tưởng người hầu. Coi chừng tất cả mọi người, cả bạn bè, anh em, tình thân, nhất là tình nhân của anh.

D’ Artagnan đỏ mặt, lắp lại một cách máy móc.

– Cả tình nhân của tôi, nhưng tại sao đối với cô ta hơn người khác?

– Là vì tình nhân là một trong những biện pháp ưa thích của Giáo chủ, không có gì nhanh gọn hơn; một mụ đàn bà có thể bán anh lấy mười đồng vàng, bằng chứng là Đalila(2) đó. Anh biết Kinh thánh chứ?

D’ Artagnan bỗng nghĩ đến cuộc hẹn hò mà bà Bonacieux đã hẹn chàng tối nay. Nhưng chúng ta phải khen chàng là cái quan niệm lỗi thời về đàn bà nói chung của ông De Treville không làm chàng mảy may nghi ngờ bà chủ nhà xinh đẹp của mình.

– Nhưng tiện thể – Ông De Treville nói tiếp – Ba người đồng đội của anh ra sao rồi?

– Tôi cũng đang định hỏi ông xem ông có biết chút tin tức gì về họ không?

– Không một tin tức nào.

– Thế ạ! Còn tôi, tôi đã bỏ họ lại ở dọc đường. Porthos ở Săngtily đang sắp quyết đấu. Aramis ở Vỡ Rim với một viên đạn vào vai, và Athos ở Amiêng, bị buộc tội có tiền giả trong người.

– Anh thấy chưa? – Ông De Treville nói – Và anh làm thế nào thoát được?

– Tôi phải nói như có phép mầu ấy, thưa ông, bị đâm một mũi gươm vào ngực, tôi đóng đinh trả lại tay Bá tước De Wardes xuống con đường đi Cale như ghim một con bướm trên một tấm thảm.

– Thấy nữa chưa! De Wardes là một người của Giáo chủ, em họ của Rochefort. Này, anh bạn, ta nảy ra một ý.

– Xin cứ nói, thưa ông.

– Ở địa vị anh, ta sẽ làm một điều.

– Điều gì ạ?

– Trong khi Đức ông cho người đi lùng anh ở Paris, anh, phải chính anh, sẽ không kèn, không trống đi Picađy, tìm hiểu tin tức ba người bạn đồng đội của mình. Mẹ kiếp, họ đáng để anh quan tâm như thế lắm chứ.

– Lời khuyên quý giá, thưa ông, ngày mai tôi sẽ đi.

– Ngày mai? Tại sao không tối nay?

– Thưa tối nay tôi mắc ở Paris một công việc rất cần thiết.

– A, chàng trai? Chàng trai! Một mối tình nho nhỏ chứ gì? Cẩn thận đấy, ta xin nhắc lại với anh; chính đàn bà đã làm hại chúng ta, tất cả, chừng nào chúng ta còn tồn tại, và sẽ còn làm hại chúng ta, tất cả, chừng nào chúng ta còn sống sót. Tin ta đi. Đi ngay tối nay đi.

– Không thể được, thưa ông.

– Anh trót hứa rồi ư?

– Vâng, thưa ông.

– Ồ, thế thì lại là chuyện khác. Nhưng hứa với ta đi, nếu tối nay anh không bị giết, ngày mai anh sẽ đi.

– Tôi xin hứa.

– Có cần tiền không?

– Tôi còn năm mươi đồng vàng. Tôi nghĩ thế là tạm đủ.

– Nhưng còn các đồng đội của mình?

– Tôi nghĩ họ chắc cũng không thiếu. Chúng tôi ra khỏi Paris, mỗi người có bảy nhăm đồng vàng trong túi.

– Ta không cần gặp anh trước khi anh khởi hành chứ?

– Không, tôi nghĩ thế, thưa ông, trừ phi có tin gì mới.

– Thôi được, chúc lên đường may mắn.

– Xin cảm ơn ông.

Và D’ Artagnan xin phép cáo lui, cảm động hơn bao giờ hết về sự quan tâm đầy tình cha con với các ngự lâm quân của ông.

Chàng lần lượt qua nhà Athos, Porthos và Aramis chưa có ai trở về. Bọn người hầu của họ cũng vắng mặt, và chả có tin tức gì về người này hay người khác.

– Chắc sẽ biết tin tức của họ qua tình nhân của họ, nhưng chàng lại không biết của Porthos là ai, cũng chẳng biết của Aramis(3) còn Athos thì không có rồi.

Khi đi qua trước mặt dinh trại cận vệ, chàng liếc mắt nhìn vào chuồng ngựa: ba trong số bốn con ngựa đã trở về đấy rồi.

Planchet đang trải lông ngựa, và đã xong hai con, vô cùng sừng sốt khi thấy D’ Artagnan.

– A, ông đây rồi, tôi đang mong gặp ông!

– Tại sao vậy, Planchet?

– Ông có tin cái lão Bonacieux chủ nhà của chúng ta không?

– Tao hả? Không chút nào.

– Ồ! Thế là đúng, thưa ông.

– Nhưng tại sao mày lại hỏi thế?

– Là tại vì, trong khi ông chuyện trò với lão, tôi quan sát ông mà không nghe ông nói đâu, mặt lão biến sắc đến hai ba lần.

– Thế à!

– Ông chủ không nhận thấy vì ông còn bận nghĩ đến bức thư vừa nhận được, nhưng tôi, trái lại, vì cái cung cách lạ lùng bức thư đã vào tới nhà mình khiến tôi luôn cảnh giác, tôi không để sót một nét cử động nào trên mặt lão.

– Vì mi thấy mặt lão thế nào?

– Bộ mặt tráo trở, thưa ông.

– Đúng thế.

– Thêm nữa, ngay khi ông chủ vừa đi và khuất ở góc phố, lão Bonacieux cũng cầm mũ, đóng cửa và chạy về phía phố đối diện.

– Mi nói đúng, Planchet ạ, quả thật, ta thấy mọi cái đó hình như đều ám muội lắm. Nhưng yên tâm, chúng ta sẽ chỉ trả tiền thuê nhà cho lão khi nào chuyện này được giải thích rành mạch cho chúng ta.

– Ông chủ đùa rồi, nhưng rồi ông chủ sẽ thấy.

– Mi còn muốn gì, Planchet, cái gì phải đến sẽ đến.

– Ông chủ không bỏ cuộc dạo mát tối nay chứ?

– Hoàn toàn trái lại Planchet ạ, càng giận lão Bonacieux bao nhiêu, ta lại càng sẽ đến nơi bức thư khiến mi khá lo lắng ấy hẹn ta.

– Ờ, nếu đó đã là quyết định của ông chủ…

– Thì không gì lay chuyển được, anh bạn ạ. Cứ như thế nhé, đúng chín giờ mi sẵn sàng ở dinh trại, tao sẽ đến đón mày.

Planchet thấy không còn chút hy vọng nào làm cho ông chủ của mình từ bỏ dự định, liền thở dài và lại tiếp tục trải lông con ngựa thứ ba.

Còn D’ Artagnan về cơ bản vốn là một chàng Gátxcông rất cẩn trọng, đáng lẽ trở về nhà, chàng đến ăn trưa tại nhà ông linh mục người Gátxcông đã từng thết bữa điểm tâm cho cả bốn người bạn lúc họ đang trong lúc túng quẫn.

Chú thích:(1) Trích dẫn từ vở kịch của Virgile, nghĩa là ta sợ bọn Hy Lạp đến mang theo quà biếu. Điển tích con ngựa thành Tơron.

(2) Cô gái điếm bán Xămxơn cho bọn Philistin trong Kinh thánh đã chú thích.

(3) Đây có sự nhầm quên của tác giả, Ở phần trên D’ Artagnan đã bắt bọn Aramis và cuối cùng Aramis cũng đã thú nhận là De Chevreuse là người tình của mình. Nhưng bà De Chevreuse đã trở về nhà Tours – ND.

D’ Artagnan tức tốc chạy về nhà, và cho dù hơn ba giờ sáng lại phải đi xuyên qua những khu phố dữ tợn nhất của Paris, chàng cũng không gặp phải chuyện rủi ro nào. Người ta nói có một vị thần cho những kẻ yêu đương.

Chàng thấy cửa lối đi để ngỏ, liền leo thẳng lên cầu thang và gõ nhẹ và đúng lối theo quy ước giữa chàng và người hầu của mình. Planchet, hai giờ trước ở tòa thị chính, chàng đã cho về trước và dặn đợi mình, ra mở cửa. Chàng vội hỏi:

– Có ai mang thư đến cho ta không?

– Chả có ai mang thư đến cả – Planchet trả lời – nhưng có một thư tự nó đến một mình thôi.

– Mi muốn nói gì, đồ ngốc?

– Tôi muốn nói, lúc trở về, mặc dù chìa khóa phòng ông vẫn trong túi tôi, và không rời khỏi tôi lúc nào, tôi vẫn thấy một bức thư trên tấm thảm xanh trên bàn trong phòng ngủ của ông.

– Bức thư ấy đâu rồi?

– Thưa ông đâu vẫn đó. Những bức thư vào nhà người ta như thế không phải chuyện bình thường đâu. Nếu cửa sổ vẫn mở hoặc chỉ khép, tôi không nói làm gì. Nhưng không, tất cả đều đóng im ỉm cơ mà thưa ông, hãy đề phòng thôi, bởi chắc có phù chú gì đó.

Trong khi đó, chàng trai lao vội vào buồng ngủ và bóc thư xem. Đó là thư của bà Bonacieux vắn tắt như sau:

“Xin gửi tới những lời cảm ơn nồng nhiệt

“Muốn được thể hiện và chuyển cho chàng những lời cám ơn nồng nhiệt. Tối nay khoảng mười giờ chàng hãy đến Saint-Clu, đối diện với Nhà hứng gió nhô lên ở góc nhà ông De Etxtrê”.

CB”

Đọc bức thư, D’ Artagnan cảm thấy tim mình hồi hộp một sự đê mê dịu dàng vừa hành hạ vừa mơn man trái tim của những cặp tình nhân.

Đó là bức thư vắn đầu tiên chàng nhận được, đó cũng là cuộc hò hẹn đầu tiên dành cho chàng. Trái tim chàng, nở tung ra vì say sưa vui sướng, tự cảm thấy sắp lịm đi ở ngưỡng cửa cái thiên đàng hạ giới mà người ta gọi là tình yêu này.

– Ơ kìa! Thưa ông – Planchet nói khi thấy chủ mình mặt cứ đỏ lên rồi lại tái đi liên tiếp – Ơ kìa! Chẳng phải tôi đã đoán đúng có chuyện dữ hay sao?

– Planchet ơi, mi nhầm rồi – D’ Artagnan trả lời – Và bằng chứng đây, đây là một đồng vàng để mi uống chúc mừng ta.

– Tôi xin cảm ơn ông chủ về đồng vàng ông thưởng tôi, và tôi xin hứa làm theo đúng những lời chỉ bảo của ông. Nhưng chẳng lẽ lại không đúng, rằng những bức thư lại vào được như thế trong những ngôi nhà đóng kín…

– Rơi từ trên trời xuống, anh bạn của ta ạ, rơi từ trên trời xuống đấy.

– Nhưng ông bằng lòng chứ? – Planchet hỏi.

– Planchet thân mến của ta ơi, ta là người sung sướng nhất trong mọi người.

– Và tôi có thể nhân việc ông được sung sướng mà đi ngủ chứ?

– Được, đi ngủ đi.

– Cầu cho mọi phúc lành trên đời đều rơi xuống ông chủ, nhưng chẳng lẽ lại không đúng là bức thư ấy… và Planchet vừa rút lui vừa lắc đầu với vẻ hoài nghi mà sự hào phòng của D’ Artagnan không thể hoàn toàn xóa đi nổi.

Còn lại một mình, D’ Artagnan đọc đi đọc lại bức thư vắn rồi hôn đi hôn lại đến hai chục lần những dòng chữ do tay người tình của mình viết. Cuối cùng chàng đi nằm, ngủ thiếp đi và mơ những giấc mơ vàng.

Bẩy giờ sáng, chàng dậy và gọi Planchet, ngay sau tiếng gọi lần thứ hai, đã mở cửa, mặt còn chưa gột hết những nỗi lo đêm trước.

– Planchet! – D’ Artagnan nói – có thể ta đi cả ngày hôm nay vậy mi được tự do đến bẩy giờ tối. Nhưng đúng bẩy giờ mi phải chuẩn bị sẵn hai con ngựa.

– Nghĩa là – Planchet nói – hình như chúng ta sắp làm cho mình được thủng da ở nhiều chỗ nữa thì phải!

– Mi sẽ mang theo súng trường và mấy khẩu súng ngắn của mày.

– Thấy chưa? Tôi đã nói gì nào? – Planchet kêu lên. – Đến đây, thì tôi chắc chắn, bức thư gở rồi?

– Nhưng mày cứ yên trí, đồ ngu ạ – Đây chỉ hoàn toàn đơn giản là một trò đùa vui thôi.

– Ồ, cũng như cuộc du hành thỏa thích ngày nào mà đạn bắn như mưa, và cạm bẫy mọc như nấm chứ gì.

– Thôi được, thưa ngài Planchet, nếu ngài sợ – D’ Artagnan nói tiếp – tôi sẽ đi một mình. Tôi thích du hành một mình hơn là có một bạn đồng hành run sợ.

– Ông chủ lại chửi tôi rồi – Planchet nói – tuy nhiên, hình như ông cũng đã thấy tôi lúc tâm sự.

– Phải, nhưng tao lại tưởng mi đã sử dụng hết lòng can đảm của mi trong một lần rồi.

– Ông chủ sẽ thấy khi có cơ hội, nó còn lại thế nào, có điều tôi xin ông chủ đừng hoang phí nó, nếu ông muốn nó còn được lâu bền.

– Mày có tin là vẫn còn một số nào đấy để chi tối nay không?

– Tôi hy vọng là còn.

– Thôi được! Ta tin ở mi?

– Đúng giờ, tôi sẽ sẵn sàng. Có điều, tôi tưởng ông chủ chỉ có một con ngựa ở chuồng ngựa cận vệ.

– Có lẽ ngay lúc này đã có một con nữa ở đấy rồi. Nhưng tối nay, sẽ có bốn con.

– Hình như chuyến du hành vừa qua của chúng ta là một cuộc du hành để thay ngựa?

– Đúng thế. – D’ Artagnan nói.

Rồi bằng cử chỉ cuối cùng để căn dặn Planchet, chàng ra ngoài.

Ông Bonacieux đang đứng trước cửa nhà mình. D’ Artagnan định lờ đi không thèm nói gì với lão hàng xén làm bộ làm tịch.

Nhưng lão ta lại chào chàng đến là dịu dàng và nhã nhặn khiến người thuê nhà khó xử, không những phải chào lại mà còn phải bắt chuyện với lão.

Vả lại làm sao lại không có được một chút vị nể một ông chồng mà người vợ lại hẹn mình ngay tối nay ở Saint-Clu, trước mặt Nhà hứng gió của ông De Etxtrê! D’ Artagnan lại gần với vẻ dễ mến nhất mà chàng có thể tạo được.

Câu chuyện rơi vào chuyện con người tội nghiệp này bị bắt giam hoàn toàn tự nhiên. Ông Bonacieux không biết D’ Artagnan từng được nghe cuộc chuyện trò của ông ta với con người lạ mặt ở Măng, lại đi kể cho chàng thuê nhà trẻ tuổi những sự ngược đãi của con quỷ De Lafêmát mà ông ta gán cái danh hiệu ấy cho tên đao phủ của Giáo chủ suốt cả câu chuyện, và dài dòng sang cả chuyện ngục Bastille, những chốt cửa, những ô trổ những lỗ thông hơi, những song sắt, những dụng cụ tra tấn.

D’ Artagnan lắng nghe với một thái độ vui vẻ mẫu mực rồi khi lão kết thúc, liền hỏi:

– Còn bà Bonacieux, ông có biết ai bắt cóc bà ấy không? Bởi vì tôi không quên chính trong cái hoàn cảnh bức bối đó mà tôi có được cái diễm phúc làm quen với ông.

– À! Ông Bonacieux nói – họ giữ không nói ra với tôi, còn vợ tôi cũng thề độc với tôi là không biết. Nhưng còn ông – Bonacieux tiếp tục với một giọng hoàn toàn bộc tuệch – mấy ngày qua, ông ra sao? Tôi chẳng thấy ông, cũng chẳng thấy các bạn ông, và tôi nghĩ không phải trên vỉa hè của Paris mà ông đã gom tất cả lớp bụi mà Planchet đã phủi hôm qua trên đôi ủng của ông đấy chứ?

– Ông nói đúng đấy ông Bonacieux thân mến của tôi ạ, tôi và các bạn tôi vừa tổ chức một cuộc du hành nho nhỏ.

– Xa đây không?

– Ồ không, lạy Chúa, chỉ độ bốn mươi dặn thôi. Chúng tôi đưa ông Athos đến vùng suối nóng Foócgiơ, các bạn tôi đều ở lại đó.

– Và ông trở về, có phải không ông? – Bonacieux nói tiếp, nét mặt lộ ra một tên trùm láu cá – Một chàng đẹp trai như ông không thể vắng mặt lâu đối với tình nhân của mình được và chúng ta lại được sốt ruột mong đợi ở Paris, có phải không?

– Thật tình – chàng trai trẻ vừa cười vừa nói – tôi xin thú nhận với ông, còn hơn thế ấy, ông Bonacieux thân mến ạ, tôi thấy không thể giấu nổi ông điều gì. Vâng, tôi đã được mong đợi, và khá sốt ruột, tôi xin đảm bảo với ông như vậy.

Một lớp mây mỏng lướt trên trán ông Bonacieux, nhưng quá mỏng khiến D’ Artagnan không nhận thấy.

– Và chúng ta sẽ được thưởng về sự chu đáo của chúng ta chứ? – Lão hàng xén tiếp tục, hơi biến giọng, một sự biến giọng mà D’ Artagnan không nhận thấy, chẳng hơn gì lớp mây mỏng trước đấy một lát chốc chốc lại làm sầm tối bộ mặt con người.

D’ Artagnan vừa cười, vừa nói:

– Kìa, ông cứ tiếp việc giả bộ ngây ngô đi mà.

– Đâu có, tôi nói vậy là chỉ để biết liệu ông có về muộn không thôi.

– Tại sao ông lại hỏi thế, ông chủ nhà thân mến của tôi, – D’ Artagnan hỏi – Thế ông định đợi tôi thật à?

– Không, kể từ ngày tôi bị bắt và xảy ra vụ trộm ở nhà tôi, mỗi lần tôi nghe thấy tiếng cửa mở nhất là ban đêm là tôi lại sợ run lên. Mẹ kiếp! Biết làm thế nào! Tôi đâu phải người biết múa gươm!

– Ồ nếu vậy ông chớ có sợ nếu tôi về vào lúc một giờ, hai giờ hay ba giờ sáng. Mà đến sáng tôi vẫn không về, thì ông đừng lo gì nữa.

Lần này thì mặt Bonacieux tái quá khiến D’ Artagnan có không muốn cũng không thể không nhận ra, liền hỏi ông ta có chuyện gì vậy.

– Có chuyện gì đâu – Bonacieux trả lời – không có chuyện gì đâu. Chỉ có từ khi gặp vận hạn, bất thình lình tôi lại cứ bị hơi choáng váng như thế, tôi vừa cảm thấy bị rùng người. Ông là người chỉ bận sao cho được sung sướng thì để tâm đến chuyện đó làm gì.

– Thế thì tôi đang bận, vì tôi là người như thế.

– Khoan đã, đã tới lúc đâu, ông bảo tối nay cơ mà.

– Yên trí, rồi sẽ tối! Ơn Chúa? Và có thể ông sốt ruột đợi tối chẳng kém gì tôi đâu. Có thể tối nay bà Bonacieux sẽ về thăm gia đình cũng nên đấy!

– Bà Bonacieux không được tự do tối nay đâu – Bonacieux đáp với vẻ nghiêm trọng – bà ấy bị giữ lại ở điện Louvre vì công việc.

– Thôi kệ ông vậy, ông chủ thân mến của tôi ạ, kệ ông. Khi mà tôi hạnh phúc, tôi những muốn tất cả mọi người được hạnh phúc theo nhưng hình như không thể được.

Và chàng trai trẻ vừa đi vừa phá lên cười khoái trí, mà chàng nghĩ chỉ mình chàng mới có thể hiểu được.

– Cứ việc vui thích đi! – Bonacieux đáp với một giọng như từ dưới đáy mộ vọng lên.

Nhưng D’ Artagnan đã đi quá xa không nghe được, mà dù có nghe được, trong tâm trí hiện thời, chắc chắn chàng cũng chẳng để ý.

Chàng đi về phía dinh quán ông De Treville. Cuộc viếng thăm ông đêm trước quá ngắn ngủi, và chưa giải thích được điều gì mấy.

Chàng thấy ông De Treville đang vui. Nhà Vua và Hoàng hậu đã tỏ ra niềm nở với ông trong vũ hội. Còn Giáo chủ thì đúng là mặt khó đăm đăm.

Một giờ sáng Giáo chủ đã rút lui, mượn cớ thấy trong người khó ở. Còn Đức Vua và Hoàng hậu mãi sáu giờ sáng mới trở về điện Louvre.

Ông De Treville đưa mắt nhìn khắp quanh nhà để xem có ai khác không rồi hạ giọng hỏi chàng.

– Bây giờ anh bạn trẻ, ta nói về anh nào, bởi rõ ràng cuộc trở về may mắn của anh đã phần nào là niềm vui của nhà Vua, sự đắc thắng của Hoàng hậu và sự hổ nhục của Đức ông Giáo chủ.

– Anh phải cẩn thận đấy.

D’ Artagnan trả lời:

– Chừng nào, tôi còn có diễm phúc được hưởng ân sủng của Đức Vua và Hoàng hậu thì tôi phải sợ cái gì nào?

– Phải sợ tất, tin ta đi. Giáo chủ không phải là người quên chuyện mắc lừa chừng nào còn chưa tính sổ với kẻ đánh lừa đâu, và kẻ đi lừa có vẻ là một gã Gátxcông nào đó ta từng quen biết.

– Ông tin rằng Giáo chủ cũng phòng xa như ông và biết chính tôi đã có mặt ở London ư?

– Quỷ thật! Anh đã ở London! Có phải anh đã mang từ London về cái viên kim cương xinh đẹp đang lấp lánh ở ngón tay anh không? Coi chừng đấy, anh D’ Artagnan thân mến của ta, món quà của kẻ thù không phải là một điều tốt đẹp đâu. Chẳng phải đã có một câu thơ Latinh về điều đó… khoan đã…

– Vâng hẳn vậy – D’ Artagnan trả lời, mặc dầu chàng chưa bao giờ có thể nhồi nổi vào đầu cái nguyên tắc đầu tiên của cuốn sách vỡ lòng, và vì do tối dạ, đã làm vị gia sư của mình thất vọng – Vâng hẳn vậy, chắc phải có một câu.

– Chắc thì chắc rồi – Ông De Treville có vẻ văn chương nói – Ông De Băngxơrát mới đọc cho ta hôm nào… Khoan đã… À, đây rồi! “Timeo Danaos et dona ferente(1), có nghĩa là: “Hãy coi chừng kẻ thù tặng quà cho anh”.

– Nhưng chiếc nhẫn kim cương này đâu phải của kẻ thù, thưa ông – D’ Artagnan đáp – là của Hoàng hậu đấy chứ.

– Của Hoàng hậu? Ồ, ồ? – Ông De Treville nói – Quả vậy, đích thực là đồ nữ trang của hoàng gia đáng giá nghìn vàng. Thế Hoàng hậu sai ai chuyển món quà này cho anh?

– Đích thân Hoàng hậu trao cho tôi.

– Ở đâu?

– Trong căn phòng liền kề với căn phòng Hoàng hậu thay trang phục.

– Trao thế nào?

– Đưa tay cho tôi hôn.

– Anh được hôn tay Hoàng hậu? – Ông De Treville vừa nhìn D’ Artagnan vừa kêu lên.

– Hoàng hậu đã ban cho tôi đặc ân đó.

– Và trước mặt những người khác? Bất cẩn! Ba lần bất cẩn! Ba lần bất cẩn!

– Không, thưa ông, xin ông yên tâm, chắng ai trông thấy đâu.

Và D’ Artagnan kể cho ông Treville mọi việc diễn ra như thế nao.

– Ôi! Đàn bà! Đàn bà! – Người lính già kêu lên – Ta nhận ra ngay cái trí tưởng tượng lãng mạn của họ mà. Tất cả những gì cảm thấy bí ẩn là họ mê say ngay. Như thế là anh đã nhìn thấy cánh tay, chỉ có thế, anh được gặp Hoàng hậu, nhưng không thấy mặt Hoàng hậu, bà gặp anh nhưng không biết anh là ai.

– Không, nhưng nhờ chiếc nhẫn kim cương này…- Chàng trai trẻ tiếp tục.

– Nghe đây – Ông De Treville nói – anh có muốn tôi cho anh một lời khuyên, một lời khuyên tốt, một lời khuyên chí tình không?

– Rất hân hạnh, thưa ông. – D’ Artagnan nói.

– Được! Anh hãy đến ngay một chủ hiệu kim hoàn đầu tiên nào cũng được, bán cho hắn chiếc nhẫn kim cương này đi với giá hắn trả cho anh thế nào cũng bán, dù hắn có Do Thái đến đâu anh cũng sẽ được tám trăm đồng vàng. Tiền nó không có tên, anh bạn trẻ ạ, còn chiếc nhẫn này có một cái tên khủng khiếp và có thể phản bội lại kẻ đeo nó.

– Bán chiếc nhẫn ư! Chiếc nhẫn do bà chúa của tôi cho!

– Không bao giờ!- D’ Artagnan nói.

– Thì xoay mặt nó vào trong vậy, kẻ điên rồ tội nghiệp ạ, bởi người ta thừa biết một gã thiếu sinh quân Gátxcông không thể moi đâu ra thứ trang sức như thế trong bộ đồ tư trang của mẹ mình.

– Vâng, ông tin là tôi có điều gì cần e ngại ư? – D’ Artagnan hỏi.

– Nghĩa là, chàng trai trẻ ạ, kẻ nào đang ngủ thiếp đi trên một quả mìn đã bén ngòi, phải tự coi là an toàn so với anh đấy.

Giọng nói hoàn toàn đáng tin cậy của ông De Treville bắt đầu làm cho chàng lo lắng:

– Quỷ thật! Tôi phải làm gì nào?

– Luôn cảnh giác, và coi đó là trên tất cả. Giáo chủ có trí nhớ rất dai và bàn tay rất dài. Tin ta đi, thế nào ông ta cũng chơi lại anh một vố.

– Vố gì nào?

– Ồ, ta biết được vố gì! Chẳng phải dưới trướng ông ta không có đủ mọi mưu ma chước quỷ ư? Bét nhất cũng có thể là cho bắt anh?

– Thế nào? Dám bắt một người dưới trướng của Hoàng thượng?

– Mẹ kiếp! Dễ thường họ chùn tay với Athos đấy! Dẫu sao đi nữa, chàng trai ạ, hãy tin một người đã ba mươi năm nay ở triều đình, đừng có tự ru ngủ là mình an toàn, mà toi đấy. Hoàn toàn ngược lại, ta nói để anh hay, phải thấy đâu đâu cũng có kẻ thù cả. Nếu người ta kiếm cớ gây sự với anh, hãy tránh đi dù kẻ gây sự là đứa trẻ mười tuổi. Nếu người ta tấn công anh bất kể ngày hay đêm, hãy vừa đánh vừa lùi và đừng xấu hổ. Nếu anh đi qua một chiếc cầu, hãy thăm dò ván cầu, xem có tấm nào bị sụt dưới chân anh không. Nếu anh đi qua một ngôi nhà đang xây, hãy ngước nhìn lên tránh để một hòn đá nào choang đúng đầu anh. Nếu anh về nhà muộn, hãy cho người hầu đi theo và người hầu phải mang theo vũ khí, tuy nhiên anh phải hoàn toàn tin tưởng người hầu. Coi chừng tất cả mọi người, cả bạn bè, anh em, tình thân, nhất là tình nhân của anh.

D’ Artagnan đỏ mặt, lắp lại một cách máy móc.

– Cả tình nhân của tôi, nhưng tại sao đối với cô ta hơn người khác?

– Là vì tình nhân là một trong những biện pháp ưa thích của Giáo chủ, không có gì nhanh gọn hơn; một mụ đàn bà có thể bán anh lấy mười đồng vàng, bằng chứng là Đalila(2) đó. Anh biết Kinh thánh chứ?

D’ Artagnan bỗng nghĩ đến cuộc hẹn hò mà bà Bonacieux đã hẹn chàng tối nay. Nhưng chúng ta phải khen chàng là cái quan niệm lỗi thời về đàn bà nói chung của ông De Treville không làm chàng mảy may nghi ngờ bà chủ nhà xinh đẹp của mình.

– Nhưng tiện thể – Ông De Treville nói tiếp – Ba người đồng đội của anh ra sao rồi?

– Tôi cũng đang định hỏi ông xem ông có biết chút tin tức gì về họ không?

– Không một tin tức nào.

– Thế ạ! Còn tôi, tôi đã bỏ họ lại ở dọc đường. Porthos ở Săngtily đang sắp quyết đấu. Aramis ở Vỡ Rim với một viên đạn vào vai, và Athos ở Amiêng, bị buộc tội có tiền giả trong người.

– Anh thấy chưa? – Ông De Treville nói – Và anh làm thế nào thoát được?

– Tôi phải nói như có phép mầu ấy, thưa ông, bị đâm một mũi gươm vào ngực, tôi đóng đinh trả lại tay Bá tước De Wardes xuống con đường đi Cale như ghim một con bướm trên một tấm thảm.

– Thấy nữa chưa! De Wardes là một người của Giáo chủ, em họ của Rochefort. Này, anh bạn, ta nảy ra một ý.

– Xin cứ nói, thưa ông.

– Ở địa vị anh, ta sẽ làm một điều.

– Điều gì ạ?

– Trong khi Đức ông cho người đi lùng anh ở Paris, anh, phải chính anh, sẽ không kèn, không trống đi Picađy, tìm hiểu tin tức ba người bạn đồng đội của mình. Mẹ kiếp, họ đáng để anh quan tâm như thế lắm chứ.

– Lời khuyên quý giá, thưa ông, ngày mai tôi sẽ đi.

– Ngày mai? Tại sao không tối nay?

– Thưa tối nay tôi mắc ở Paris một công việc rất cần thiết.

– A, chàng trai? Chàng trai! Một mối tình nho nhỏ chứ gì? Cẩn thận đấy, ta xin nhắc lại với anh; chính đàn bà đã làm hại chúng ta, tất cả, chừng nào chúng ta còn tồn tại, và sẽ còn làm hại chúng ta, tất cả, chừng nào chúng ta còn sống sót. Tin ta đi. Đi ngay tối nay đi.

– Không thể được, thưa ông.

– Anh trót hứa rồi ư?

– Vâng, thưa ông.

– Ồ, thế thì lại là chuyện khác. Nhưng hứa với ta đi, nếu tối nay anh không bị giết, ngày mai anh sẽ đi.

– Tôi xin hứa.

– Có cần tiền không?

– Tôi còn năm mươi đồng vàng. Tôi nghĩ thế là tạm đủ.

– Nhưng còn các đồng đội của mình?

– Tôi nghĩ họ chắc cũng không thiếu. Chúng tôi ra khỏi Paris, mỗi người có bảy nhăm đồng vàng trong túi.

– Ta không cần gặp anh trước khi anh khởi hành chứ?

– Không, tôi nghĩ thế, thưa ông, trừ phi có tin gì mới.

– Thôi được, chúc lên đường may mắn.

– Xin cảm ơn ông.

Và D’ Artagnan xin phép cáo lui, cảm động hơn bao giờ hết về sự quan tâm đầy tình cha con với các ngự lâm quân của ông.

Chàng lần lượt qua nhà Athos, Porthos và Aramis chưa có ai trở về. Bọn người hầu của họ cũng vắng mặt, và chả có tin tức gì về người này hay người khác.

– Chắc sẽ biết tin tức của họ qua tình nhân của họ, nhưng chàng lại không biết của Porthos là ai, cũng chẳng biết của Aramis(3) còn Athos thì không có rồi.

Khi đi qua trước mặt dinh trại cận vệ, chàng liếc mắt nhìn vào chuồng ngựa: ba trong số bốn con ngựa đã trở về đấy rồi.

Planchet đang trải lông ngựa, và đã xong hai con, vô cùng sừng sốt khi thấy D’ Artagnan.

– A, ông đây rồi, tôi đang mong gặp ông!

– Tại sao vậy, Planchet?

– Ông có tin cái lão Bonacieux chủ nhà của chúng ta không?

– Tao hả? Không chút nào.

– Ồ! Thế là đúng, thưa ông.

– Nhưng tại sao mày lại hỏi thế?

– Là tại vì, trong khi ông chuyện trò với lão, tôi quan sát ông mà không nghe ông nói đâu, mặt lão biến sắc đến hai ba lần.

– Thế à!

– Ông chủ không nhận thấy vì ông còn bận nghĩ đến bức thư vừa nhận được, nhưng tôi, trái lại, vì cái cung cách lạ lùng bức thư đã vào tới nhà mình khiến tôi luôn cảnh giác, tôi không để sót một nét cử động nào trên mặt lão.

– Vì mi thấy mặt lão thế nào?

– Bộ mặt tráo trở, thưa ông.

– Đúng thế.

– Thêm nữa, ngay khi ông chủ vừa đi và khuất ở góc phố, lão Bonacieux cũng cầm mũ, đóng cửa và chạy về phía phố đối diện.

– Mi nói đúng, Planchet ạ, quả thật, ta thấy mọi cái đó hình như đều ám muội lắm. Nhưng yên tâm, chúng ta sẽ chỉ trả tiền thuê nhà cho lão khi nào chuyện này được giải thích rành mạch cho chúng ta.

– Ông chủ đùa rồi, nhưng rồi ông chủ sẽ thấy.

– Mi còn muốn gì, Planchet, cái gì phải đến sẽ đến.

– Ông chủ không bỏ cuộc dạo mát tối nay chứ?

– Hoàn toàn trái lại Planchet ạ, càng giận lão Bonacieux bao nhiêu, ta lại càng sẽ đến nơi bức thư khiến mi khá lo lắng ấy hẹn ta.

– Ờ, nếu đó đã là quyết định của ông chủ…

– Thì không gì lay chuyển được, anh bạn ạ. Cứ như thế nhé, đúng chín giờ mi sẵn sàng ở dinh trại, tao sẽ đến đón mày.

Planchet thấy không còn chút hy vọng nào làm cho ông chủ của mình từ bỏ dự định, liền thở dài và lại tiếp tục trải lông con ngựa thứ ba.

Còn D’ Artagnan về cơ bản vốn là một chàng Gátxcông rất cẩn trọng, đáng lẽ trở về nhà, chàng đến ăn trưa tại nhà ông linh mục người Gátxcông đã từng thết bữa điểm tâm cho cả bốn người bạn lúc họ đang trong lúc túng quẫn.

Chú thích:(1) Trích dẫn từ vở kịch của Virgile, nghĩa là ta sợ bọn Hy Lạp đến mang theo quà biếu. Điển tích con ngựa thành Tơron.

(2) Cô gái điếm bán Xămxơn cho bọn Philistin trong Kinh thánh đã chú thích.

(3) Đây có sự nhầm quên của tác giả, Ở phần trên D’ Artagnan đã bắt bọn Aramis và cuối cùng Aramis cũng đã thú nhận là De Chevreuse là người tình của mình. Nhưng bà De Chevreuse đã trở về nhà Tours – ND.

Chọn tập
Bình luận
2880
× sticky