Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Ba Người Lính Ngự Lâm

Chương 34 : Việc trang bị cho Aramis và Porthos đã được xử lý ở đâu

Tác giả: Alexander Dumas
Chọn tập

Từ khi bốn người bạn mỗi người một ngả săn tìm đồ trang bị cho mình, thì không còn một cuộc họp mặt nào được ấn định giữa họ nữa. Người ta ăn có người này lại không có người khác, gặp đâu ăn đấy hoặc đúng hơn đâu có thể ăn là ăn. Bản thân việc quân cũng chiếm một phần thời gian quý báu đang trôi rất nhanh. Họ đành thỏa thuận tuần một lần vào lúc một giờ tại nhà Athos, bởi lẽ chàng đã thề không ra khỏi cửa.

Ngày họp mặt lại đúng ngày Ketty đến nhà tìm D’ Artagnan. Ketty vừa đi khỏi, D’ Artagnan đến phố Fréjus ngay.

Chàng thấy Athos và Aramis đang triết lý. Aramis đang giở chứng muốn trở lại với chiếc áo thầy tu. Athos, theo thói quen của chàng, không can ngăn, cũng không khuyến khích. Athos chủ trương để mặc mỗi người tự quyết định đời mình. Chàng không bao giờ khuyên ai điều gì nếu không yêu cầu chàng. Thậm chí phải van nài đến hai lần chàng mới nói.

– Nói chung, người ta chỉ yêu cầu khuyên bảo người ta – chàng nói – để không theo hoặc nếu có theo thì cũng chỉ để có ai đó để có thể trách móc lại đi khuyên họ như thế.

Porthos đến sau D’ Artagnan một lúc. Thế là bốn người bạn lại quây quần với nhau.

Bốn bộ mặt biểu lộ bốn trạng thái tình cảm khác nhau: Porthos thì bình tâm, D’ Artagnan hy vọng, Aramis lo lắng, và Athos vô tư lự.

Chuyện trò được một lúc và Porthos đang hé ra có một nhân vật quyền thế rất cao muốn gánh vác giúp chàng khỏi lúng túng thì Mousqueton vào.

Hắn đến yêu cầu Porthos về nhà ngay, và bằng một giọng vô cùng thiểu não, nói thêm rằng sự có mặt của chàng rất khẩn thiết.

– Là chuyện đồ trang bị của ta ư? – Porthos hỏi.

– Đúng và không. – Mousqueton trả lời.

– Nhưng rốt cuộc, mày không thể nói…?

– Về đã thưa ông.

Porthos đứng lên, chào các bạn rồi về theo Mousqueton.

Một lát sau, Bazin hiện ra ở ngưỡng cửa.

– Muốn gì ở ta đây, anh bạn? – Aramis nói với thứ ngôn ngữ dịu dàng mà người ta nhận thấy ở chàng mỗi khi tư tưởng chàng lại dẫn chàng về với nhà thờ.

Bazin trả lời:

– Có một người đang đợi ông chủ nhà.

– Một người? Người nào?

– Một người ăn mày.

– Thì bố thí cho người ta và bảo người ta hãy cầu nguyện cho một kẻ tội lỗi đáng thương.

– Người hành khất đó muốn nói chuyện và cho rằng ông sẽ rất hài lòng khi gặp ông ta.

– Hắn không nói điều gì đặc biệt cho ta ư?

– Có chứ. Hắn nói: Nếu như ông Aramis ngại ngùng về gặp tôi, cứ báo tôi từ Tours đến.

– Từ Tours ư? – Aramis reo lên – Thưa các vị, ngàn lần xin lỗi, nhưng chắc chắn con người đó mang đến cho tôi những tin tức tôi đang mong đợi.

Rồi lập tức đứng lên và vội vã đi ngay.

Còn lại mỗi Athos và D’ Artagnan.

– Tôi tin mấy gã ấy đã tìm được chỗ giải quyết. Cậu nghĩ thế nào D’ Artagnan? – Athos nói.

– Tôi biết Porthos đang thuận lợi, – D’ Artagnan nói – còn như Aramis, nói cho đúng, tôi chưa bao giờ thật sự phải quá lo lắng cho anh ấy, nhưng còn anh, anh Athos thân mến, anh đã hào hiệp phân phát hết số tiền vàng của cái người Anh lẽ ra đã trở thành của cải hợp pháp của anh, anh định làm gì đây?

– Tôi rất hài lòng đã giết chết tên vô lại đó, chú em ạ, coi như giết một tên Anh là được ăn bánh thánh, nhưng nếu tôi lại đút những đồng tiền vàng của nó vào túi, thì nó sẽ đè nặng và cấn rứt lương tâm tôi.

– Thôi đi nào, anh Athos thân mến! Anh đúng là có những ý nghĩ không thể chấp nhận được.

– Sang chuyện khác thôi! Nói sang chuyện khác! Cậu có biết ông Treville hôm qua chiếu cố đến thăm mình đã bảo mình rằng có phải cậu đang lui tới mấy tên người Anh khả nghi được Giáo chủ che chở không?

– Nghĩa là tôi đang lui tới một phụ nữ người Anh, người mà tôi đã nói với anh ấy.

– Ờ, phải, người đàn bà tóc hung vàng mà tôi đã khuyên cậu, mặc nhiên cậu đã không nghe theo.

– Tôi đã giải thích với anh.

– Phải, cứ theo như cậu đã nói với tôi, tôi tin là cậu trông mong ở đó có được đồ trang bị cho cậu.

– Không đúng chút nào? Tôi đã có thể chắc chắn người đàn bà đó có liên quan gì đó đến việc bắt cóc bà Bonacieux.

– Phải, tôi hiểu, để tìm lại được một người đàn bà, cậu ve vãn một người đàn bà khác. Đó là con đường dài nhất nhưng lại thú vị nhất.

D’ Artagnan đã định kể hết cho Athos, nhưng có một điểm ngăn chàng lại. Athos là một nhà quý tộc rất nghiêm túc trong vấn đề danh dự, mà trong toàn bộ cái kế hoạch nhỏ mà gã si tình đã vạch ra đối với Milady, có một số điều chàng tin chắc sẽ không được sự đồng cảm của con người thuần khiết đó. Chàng thấy giữ im lặng thì hơn và vì Athos là người ít tò mò nhất trên đời, tâm sự của D’ Artagnan chỉ dừng lại ở đấy.

Về phần Aramis, nghe tin người muốn nói chuyện với mình từ thành Tours đến, chàng vội vàng đi theo, hay đúng hơn là vượt trước cả Bazin, vèo một cái đã từ phố Frêru về đến phố Vôgira.

Vừa bước vào nhà, quả nhiên chàng đã thấy ngay một người tầm vóc nhỏ, đôi mắt thông minh, nhưng ăn mặc rách rưới.

– Chính ông muốn hỏi gì tôi ư? – Chàng ngự lâm quân nói.

– Nghĩa là tôi muốn hỏi ông Aramis, có phải tên ông là như vậy không?

– Chính tôi đây. Ông có điều gì muốn nói lại với tôi ư?

– Vâng, nếu ông cho tôi xem chiếc khăn tay thêu.

– Khăn đây – Aramis vừa nói vừa rút từ ngực mình ra một chiếc chìa khóa và mở một cái hộp nhỏ bằng gỗ mun khảm xà cừ – Nó đây, ông cầm lấy.

– Tốt lắm – Người ăn mày nói – Bảo người hầu của ông ra ngoài đi.

Quả vậy, Bazin tò mò muốn biết người ăn mày muốn ở chủ điều gì đã bám sát chủ và hầu như cùng về đến nhà một lúc, nhưng sự nhanh nhảu này cũng chẳng giúp được gì cho gã. Theo yêu cầu của người ăn mày, chủ gã đã ra hiệu cho gã rút lui và gã buộc phải vâng lời.

Bazin đi rồi, người ăn mày đưa mảt nhìn quanh rất nhanh để chắc chắn không có ai nhìn thấy nghe thấy, rồi phanh chiếc áo khoác rách khép hờ bằng một đai lưng da, và tháo đường khâu phía trên chiếc áo chẽn lấy ra một bức thư. Aramis reo lên vui sướng khi nhìn thấy con dấu đóng bì thư, hôn lên nét chữ và với vẻ thành kính gần như tôn nghiêm, chàng mở thư ra đọc:

“Bạn ạ, số phận muốn chúng ta phải xa nhau một thời gian nữa, nhưng những ngày đẹp nhất của tuổỉ xuân không mất đi mà không trở lại đâu, chàng hãy làm tròn nghĩa vụ nơi chiến trường. Em sẽ làm nghĩa vụ của em. Chàng hãy cầm lấy những gì người mang thư trao cho chàng, chàng hãy tham gia chiến trận như một nhà quý tộc đẹp trai và cao quý, và hãy nghĩ tới em đang trìu mên hôn lên đôi mắt đen của chàng.

Vĩnh biệt (đúng hơn là tạm biệt).

– Người ăn mày vẫn tháo đường khâu. Hắn rút ra từ bộ áo bẩn thỉu của mình từng đồng, từng đồng một, một trăm năm mươi đồng vàng đôi Tây Ban Nha xếp thành dãy trên bàn rồi hắn mở cửa, chào và đi ra trước khi chàng trai trẻ đang bàng hoàng kịp nói được một lời với hắn.

Aramis liền đọc lại bức thư và nhận thấy còn có phần tái bút.

T.B. Chàng có thể tiếp đón người mang thư vốn là Bá tước và đại gia Tây Ban Nha.

– Mộng vàng đây! – Aramis reo lên – Ôi? Đời đẹp thế! Phải, chúng ta còn trẻ! Phải, chúng ta sẽ còn có những ngày hạnh phúc! Ôi! cho em, cho em tình yêu của ta, máu của ta, cuộc sống của ta. Tất tất. Người tình kiều diễm của ta.

Và chàng hôn bức thư say đắm, không cả nhìn vàng đang lấp lánh trên bàn.

Bazin gãi cánh cánh cửa. Aramis không còn lý do gì để bắt gã đứng ngoài. Chàng cho phép vào. Thấy đống vàng đó, Bazin cứ ngây ra quên cả việc báo D’ Artagnan đến. Chàng này tò mò muốn biết gã ăn mày kia là thế nào nên đã ra khỏi nhà Athos đến nhà Aramis ngay.

D’ Artagnan thường không cần giữ ý với Aramis nên thấy Bazin quên không báo, chàng liền xồng xộc đi vào.

– Ôi quỷ ơi! Anh Aramis thân mến – chàng nói – Nếu đây là những quả mận người ta gửi từ Tours đến cho anh, anh cho tôi gửi lời khen ngợi người làm vườn đã thu hái được.

– Cậu nhầm rồi – Aramis vốn luôn luôn kín đáo trả lời – Đó là ông chủ hiệu sách vừa mới gửi tiền nhuận bút bài thơ một vần tôi bắt đầu làm ở đó mà.

– À, ra thế! – D’ Artagnan nói – Này, cái ông hiệu sách của anh quảng đại thật, anh Aramis thân mến ạ, đó, tôi chỉ có thể nói với anh được như thế thôi.

– Sao, thưa ông! – Bazin kêu lên – một bài thơ mà bán được đắt đến thế ư! Không thể tưởng được! Ồ, thưa ông! Ông muốn làm gì thì làm, ông có thể trở thành ngang tầm với ông De Voatuya hay ông De Băngxêrát. Tôi còn thích thế hơn. Một thi sĩ, cũng gần như ông tu viện trưởng. Ôi, thưa ông Aramis, ông cứ làm béng thi sĩ đi, tôi xin ông đấy.

– Bazin, bạn ta ơi – Aramis nói – ta tin anh đang xen vào chuyện của chúng ta đấy.

Bazin hiểu rằng mình sai, liền cúi đầu đi ra. D’ Artagnan mỉm cười bảo Aramis:

– Chà, anh bán những sản phẩm của anh theo cân trọng vàng. Anh sướng quá đấy, nhưng hãy cẩn trọng, anh sắp mất bức thư nó tòi ra khỏi chiếc áo choàng của anh và chắc hẳn cũng là bức thư của chủ hiệu sách.

Aramis đỏ bừng mặt lên và nhét sâu bức thư xuống và cài lại khuy áo chẽn của mình.

– D’ Artagnan thân mến – chàng nói – nếu cậu muốn, chúng ta sẽ đi tìm các bạn của chúng ta, và vì tôi giàu rồi, từ hôm nay, chúng ta lại bắt đầu ăn trưa cùng nhau trong khi đợi các bạn cùng lần lượt giàu có như tôi.

D’ Artagnan vô cùng khoái trá nói:

– Nói thật nhé! Lâu lắm rồi chúng ta không được chén một bữa ra trò và vì tối nay tôi đang tính làm một cuộc chinh đoạt hơi có phần may rủi, tôi xin thú thực, tôi sẽ không bực mình nếu được bốc đầu lên bằng vài chai Buốcgônhơ lâu năm.

– Thì cứ việc Buốcgônhơ lâu năm, mình cũng không ghét nó nữa đâu – Aramis nói, số vàng sờ sờ kia đã như một bàn tay bốc mất những ý nghĩ giải ngũ của chàng.

Và chàng đút ba bốn đồng tiền vàng đôi vào túi đủ đáp ứng những nhu cầu lúc này, còn lại bỏ vào chiếc hộp nhỏ bằng gỗ mun khảm xà cừ trong đó đã có sẵn chiếc khăn tay dùng làm bùa hộ mệnh cho chàng.

Đôi bạn trước tiên đến nhà Athos đã. Athos trung thành với lời nguyền không ra khỏi nhà, đảm nhiệm việc đặt ăn tại nhà mình. Vì Athos sành sỏi đến từng chi tiết các món ăn, nên Aramis và D’ Artagnan thấy nhẹ tênh cả người khi trao việc quan trọng đó cho Athos.

Rồi hai người đến nhà Porthos. Khi đi đến góc phố Bến phà thì gặp Mousqueton với bộ mặt thiểu não đang xua một con la và một con ngựa đi trước hắn.

D’ Artagnan thốt lên một tiếng kêu kinh ngạc không phải không xen lẫn niềm vui:

– A! Chú ngựa lông vàng của ta! – Chàng reo lên – Aramis, anh hãy nhìn con ngựa xem.

– Ôi một con nghẽo kinh tởm! – Aramis nói.

– Bạn thân mến – D’ Artagnan nói tiếp – đó là con ngựa tôi cưỡi đến Paris đấy.

– Sao, ông cũng quen con ngựa đó ư? – Mousqueton nói.

– Nó có màu lông độc đáo thật – Aramis nhận xét – chưa bao giờ tôi thấy thứ lông như thế đấy.

– Tôi cũng tin như thế mà – D’ Artagnan tiếp – cho nên tôi bán nó với giá ba đồng êquy vàng, giá ấy chẳng qua làm giá bộ lông đấy thôi, chứ bộ xương hom của nó có mà mười tám quan cũng chẳng nổi. Nhưng làm sao con ngựa đó lại lọt vào tay anh hở Mousqueton?

– Ôi, – người hầu nói – thôi xin ông đừng nói với tôi về chuyện ấy nữa. Một vố chơi khăm của ông chồng bà Công tước đấy.

– Thế là thế nào, Mousqueton?

– Vâng, chúng tôi được tiếp đón rất tử tế bởi một bà danh giá, một nữ Công tước… Nhưng xin lỗi! Ông chủ tôi đã dặn phải kín đáo. Bà ấy ép chúng tôi phải nhận một kỷ niệm nhỏ, một tuấn mã Tây Ban Nha và một con la vùng Ăngđaludi trông thật sướng mắt. Ông chồng biết chuyện đã tịch thu hai con vật tuyệt đẹp mà người ta gừi cho chúng tôi đó ở ngay giữa đường và thay thế những con vật tởm lợm này!

– Anh đem trả lại à? – D’ Artagnan nói.

– Đúng vậy! Ông thừa hiểu chúng tôi không thể chấp nhận loại ngựa nghẽo như thế thay cho những con mà người ta đã hứa với chúng tôi.

– Không, mẹ kiếp, cho dù ta cũng muốn trông thấy Porthos trên lưng con ngựa lông vàng của ta. Như thế sẽ làm cho ta có ý nghĩ trông ta như thế nào khi tới Paris. Nhưng chúng ta sẽ không ngăn anh đâu. Mousqueton ạ. Anh cứ làm theo việc chủ anh giao cho đi. Ông ấy có nhà không?

– Có thưa ông – Mousqueton nói – nhưng đang cáu bẳn lắm.

– Và anh ta tiếp tục đi về phía đường bờ sông phố Đại Thánh Augustin, trong khi hai người bạn đến rung chuông cửa nhà Porthos bất hạnh. Porthos đã nhìn thấy họ đi qua sân, nhưng chẳng buồn mở cửa. Hai người cứ rung chuông một cách vô ích.

Trong khi đó, Mousqueton tiếp tục lộ trình, qua cầu Mới, vẫn lùa hai con nghẽo còm đi trước, rồi đến phố Lũ gấu. Đến đó theo lệnh của chủ mình, anh ta buộc cả ngựa và la vào cái búa gõ cửa nhà ông biện lý. Thế rồi, chẳng thèm quan tâm đến số phận tương lai của chúng ra sao, anh ta trở về tìm Porthos báo với chàng, đã hoàn thành nhiệm vụ.

Một lúc sau, hai con vật khốn khổ từ sáng sớm chưa được ăn gì, chồm lên làm cái búa gõ cửa bổ xuống ầm ầm khiến ông biện lý phải ra lệnh cho chú loong toong đi hỏi láng giềng xem con ngựa và con la ấy là của nhà ai.

Bà Coquenard nhận ra món quà của mình, lúc đầu chẳng hiểu sao nó lại bị trả lại. Nhưng chỉ một lát sau khi Porthos đến thăm là bà vỡ lẽ tất cả. Cơn phẫn nộ long sòng sọc trong đôi mắt chàng ngự lâm quân, mặc dầu chàng cố kiềm chế vẫn làm cho bà tình nhân nhậy cảm hoảng sợ. Quả thật, Mousqueton, không hề giấu giếm chủ mình là anh ta đã gặp D’ Artagnan và Aramis và D’ Artagnan đã nhận ra con ngựa lông vàng chính là con nghẽo vùng Bearn mà chàng đã cưỡi đến Paris rồi bán nó với giá ba êquy.

Porthos ra về sau khi đã ấn định cuộc hẹn với bà biện lý ở nhà tu kín Saint-Magloa. Ông biện lý thấy Porthos đi, liền mời chàng ăn trưa, nhưng chàng đã từ chối rất chi kẻ cả.

Bà Coquenard đi đến nhà tu kín Saint-Magloa mà người cứ run lên, vì bà đã đoán ra những lời trách cứ đang chờ bà. Nhưng bà cứ mê đi trước cung cách cao ngạo của Porthos.

Tất cả những gì mà một người đàn ông khi lòng tự ái bị tổn thương có thể trút những lời nguyền rủa và trách móc lên đầu một người đàn bà, Porthos đem ra trút hết xuống cái đầu cúi gằm của bà biện lý.

– Than ôi! – Bà nói – Em đã làm sao cho tốt nhất. Một trong những khách hàng của em là lái ngựa. Hắn nợ tiền học nghề và tỏ ra chây ì. Em đã bắt nợ con la và con ngựa ấy. Hắn đã hứa với em là hai con ngựa loại hoàng gia.

– Thế thì, thưa bà! – Porthos nói – Nếu như nó nợ bà năm êquy thôi, thì thằng lái ngựa của bà vẫn là thằng ăn cắp.

– Có ai cấm tìm nơi mua rẻ đâu, ông Porthos – bà biện lý vừa nói vừa tìm cách bào chừa cho mình.

– Không, thưa bà, kẻ nào tìm chỗ mua rẻ phải cho phép người khác tìm những người bạn hào phóng hơn. – Và Porthos quay gót bước một bước định rút lui.

– Ông Porthos! Ông Porthos! – Bà biện lý kêu lên – Tôi sai, tôi nhận ra tôi sai rồi, nhẽ ra tôi không được cò kè khi động đến việc trang bị cho một kỵ sĩ như ông!

Porthos không thèm trả lời, bước thêm một bước nữa định rút lui.

Bà biện lý tưởng như đang thấy chàng trong một đám mây lấp lánh bâu đầy những nữ Công tước, nữ hầu tước đang ném những túi vàng xuống chân chàng.

– Đứng lại đã, trời ơi, ông Porthos! – Bà kêu lên – Dừng lại ta nói chuyện đã!

– Nói chuyện với bà chỉ đem đến bất hạnh cho tôi thôi – Porthos nói.

– Nhưng, ông hãy nói cho em nghe, ông yêu cầu gì nào?

Bà biện lý đu người vào cánh tay Porthos và trong nỗi đau mỗi lúc một tăng, bà kêu lên:

– Ông Porthos, em có biết gì về những thứ đó đâu. Em có biết thế nào là ngựa, là yên cương đâu!

– Thế thì bà phải nói ra với tôi chứ, tôi mới biết phải thế nào, thưa bà, nhưng bà lại muốn dè sẻn, và do đó, cho vay cắt cổ.

– Em sai rồi, ông Porthos, em thề danh dự là sẽ sửa chữa mà.

– Sửa chữa thế nào?

– Nghe đây. Tối nay ông Coquenard đến nhà Công tước de Sôn. Công tước triệu ông ấy đến để thẩm vấn ít nhất cũng kéo dài hai tiếng đồng hồ. Ông hãy đến. Chỉ có mỗi đôi ta, chúng ta sẽ tính toán mọi khoản.

– Sẽ đến sớm! Nói thế mới là nói chứ, bạn thân mến ạ!

– Ông sẽ tha thứ cho em chứ?

– Để xem sao đã – Porthos nói một cách kẻ cả.

Và hai người chia tay nhau và cùng nói: “Tối nay nhé!”.

“Con tườu! – Porthos vừa đi vừa nghĩ, – cuối cùng hình như mình cũng đã đến gần hơn cái tủ của thầy kiện Coquenard”.

Từ khi bốn người bạn mỗi người một ngả săn tìm đồ trang bị cho mình, thì không còn một cuộc họp mặt nào được ấn định giữa họ nữa. Người ta ăn có người này lại không có người khác, gặp đâu ăn đấy hoặc đúng hơn đâu có thể ăn là ăn. Bản thân việc quân cũng chiếm một phần thời gian quý báu đang trôi rất nhanh. Họ đành thỏa thuận tuần một lần vào lúc một giờ tại nhà Athos, bởi lẽ chàng đã thề không ra khỏi cửa.

Ngày họp mặt lại đúng ngày Ketty đến nhà tìm D’ Artagnan. Ketty vừa đi khỏi, D’ Artagnan đến phố Fréjus ngay.

Chàng thấy Athos và Aramis đang triết lý. Aramis đang giở chứng muốn trở lại với chiếc áo thầy tu. Athos, theo thói quen của chàng, không can ngăn, cũng không khuyến khích. Athos chủ trương để mặc mỗi người tự quyết định đời mình. Chàng không bao giờ khuyên ai điều gì nếu không yêu cầu chàng. Thậm chí phải van nài đến hai lần chàng mới nói.

– Nói chung, người ta chỉ yêu cầu khuyên bảo người ta – chàng nói – để không theo hoặc nếu có theo thì cũng chỉ để có ai đó để có thể trách móc lại đi khuyên họ như thế.

Porthos đến sau D’ Artagnan một lúc. Thế là bốn người bạn lại quây quần với nhau.

Bốn bộ mặt biểu lộ bốn trạng thái tình cảm khác nhau: Porthos thì bình tâm, D’ Artagnan hy vọng, Aramis lo lắng, và Athos vô tư lự.

Chuyện trò được một lúc và Porthos đang hé ra có một nhân vật quyền thế rất cao muốn gánh vác giúp chàng khỏi lúng túng thì Mousqueton vào.

Hắn đến yêu cầu Porthos về nhà ngay, và bằng một giọng vô cùng thiểu não, nói thêm rằng sự có mặt của chàng rất khẩn thiết.

– Là chuyện đồ trang bị của ta ư? – Porthos hỏi.

– Đúng và không. – Mousqueton trả lời.

– Nhưng rốt cuộc, mày không thể nói…?

– Về đã thưa ông.

Porthos đứng lên, chào các bạn rồi về theo Mousqueton.

Một lát sau, Bazin hiện ra ở ngưỡng cửa.

– Muốn gì ở ta đây, anh bạn? – Aramis nói với thứ ngôn ngữ dịu dàng mà người ta nhận thấy ở chàng mỗi khi tư tưởng chàng lại dẫn chàng về với nhà thờ.

Bazin trả lời:

– Có một người đang đợi ông chủ nhà.

– Một người? Người nào?

– Một người ăn mày.

– Thì bố thí cho người ta và bảo người ta hãy cầu nguyện cho một kẻ tội lỗi đáng thương.

– Người hành khất đó muốn nói chuyện và cho rằng ông sẽ rất hài lòng khi gặp ông ta.

– Hắn không nói điều gì đặc biệt cho ta ư?

– Có chứ. Hắn nói: Nếu như ông Aramis ngại ngùng về gặp tôi, cứ báo tôi từ Tours đến.

– Từ Tours ư? – Aramis reo lên – Thưa các vị, ngàn lần xin lỗi, nhưng chắc chắn con người đó mang đến cho tôi những tin tức tôi đang mong đợi.

Rồi lập tức đứng lên và vội vã đi ngay.

Còn lại mỗi Athos và D’ Artagnan.

– Tôi tin mấy gã ấy đã tìm được chỗ giải quyết. Cậu nghĩ thế nào D’ Artagnan? – Athos nói.

– Tôi biết Porthos đang thuận lợi, – D’ Artagnan nói – còn như Aramis, nói cho đúng, tôi chưa bao giờ thật sự phải quá lo lắng cho anh ấy, nhưng còn anh, anh Athos thân mến, anh đã hào hiệp phân phát hết số tiền vàng của cái người Anh lẽ ra đã trở thành của cải hợp pháp của anh, anh định làm gì đây?

– Tôi rất hài lòng đã giết chết tên vô lại đó, chú em ạ, coi như giết một tên Anh là được ăn bánh thánh, nhưng nếu tôi lại đút những đồng tiền vàng của nó vào túi, thì nó sẽ đè nặng và cấn rứt lương tâm tôi.

– Thôi đi nào, anh Athos thân mến! Anh đúng là có những ý nghĩ không thể chấp nhận được.

– Sang chuyện khác thôi! Nói sang chuyện khác! Cậu có biết ông Treville hôm qua chiếu cố đến thăm mình đã bảo mình rằng có phải cậu đang lui tới mấy tên người Anh khả nghi được Giáo chủ che chở không?

– Nghĩa là tôi đang lui tới một phụ nữ người Anh, người mà tôi đã nói với anh ấy.

– Ờ, phải, người đàn bà tóc hung vàng mà tôi đã khuyên cậu, mặc nhiên cậu đã không nghe theo.

– Tôi đã giải thích với anh.

– Phải, cứ theo như cậu đã nói với tôi, tôi tin là cậu trông mong ở đó có được đồ trang bị cho cậu.

– Không đúng chút nào? Tôi đã có thể chắc chắn người đàn bà đó có liên quan gì đó đến việc bắt cóc bà Bonacieux.

– Phải, tôi hiểu, để tìm lại được một người đàn bà, cậu ve vãn một người đàn bà khác. Đó là con đường dài nhất nhưng lại thú vị nhất.

D’ Artagnan đã định kể hết cho Athos, nhưng có một điểm ngăn chàng lại. Athos là một nhà quý tộc rất nghiêm túc trong vấn đề danh dự, mà trong toàn bộ cái kế hoạch nhỏ mà gã si tình đã vạch ra đối với Milady, có một số điều chàng tin chắc sẽ không được sự đồng cảm của con người thuần khiết đó. Chàng thấy giữ im lặng thì hơn và vì Athos là người ít tò mò nhất trên đời, tâm sự của D’ Artagnan chỉ dừng lại ở đấy.

Về phần Aramis, nghe tin người muốn nói chuyện với mình từ thành Tours đến, chàng vội vàng đi theo, hay đúng hơn là vượt trước cả Bazin, vèo một cái đã từ phố Frêru về đến phố Vôgira.

Vừa bước vào nhà, quả nhiên chàng đã thấy ngay một người tầm vóc nhỏ, đôi mắt thông minh, nhưng ăn mặc rách rưới.

– Chính ông muốn hỏi gì tôi ư? – Chàng ngự lâm quân nói.

– Nghĩa là tôi muốn hỏi ông Aramis, có phải tên ông là như vậy không?

– Chính tôi đây. Ông có điều gì muốn nói lại với tôi ư?

– Vâng, nếu ông cho tôi xem chiếc khăn tay thêu.

– Khăn đây – Aramis vừa nói vừa rút từ ngực mình ra một chiếc chìa khóa và mở một cái hộp nhỏ bằng gỗ mun khảm xà cừ – Nó đây, ông cầm lấy.

– Tốt lắm – Người ăn mày nói – Bảo người hầu của ông ra ngoài đi.

Quả vậy, Bazin tò mò muốn biết người ăn mày muốn ở chủ điều gì đã bám sát chủ và hầu như cùng về đến nhà một lúc, nhưng sự nhanh nhảu này cũng chẳng giúp được gì cho gã. Theo yêu cầu của người ăn mày, chủ gã đã ra hiệu cho gã rút lui và gã buộc phải vâng lời.

Bazin đi rồi, người ăn mày đưa mảt nhìn quanh rất nhanh để chắc chắn không có ai nhìn thấy nghe thấy, rồi phanh chiếc áo khoác rách khép hờ bằng một đai lưng da, và tháo đường khâu phía trên chiếc áo chẽn lấy ra một bức thư. Aramis reo lên vui sướng khi nhìn thấy con dấu đóng bì thư, hôn lên nét chữ và với vẻ thành kính gần như tôn nghiêm, chàng mở thư ra đọc:

“Bạn ạ, số phận muốn chúng ta phải xa nhau một thời gian nữa, nhưng những ngày đẹp nhất của tuổỉ xuân không mất đi mà không trở lại đâu, chàng hãy làm tròn nghĩa vụ nơi chiến trường. Em sẽ làm nghĩa vụ của em. Chàng hãy cầm lấy những gì người mang thư trao cho chàng, chàng hãy tham gia chiến trận như một nhà quý tộc đẹp trai và cao quý, và hãy nghĩ tới em đang trìu mên hôn lên đôi mắt đen của chàng.

Vĩnh biệt (đúng hơn là tạm biệt).

– Người ăn mày vẫn tháo đường khâu. Hắn rút ra từ bộ áo bẩn thỉu của mình từng đồng, từng đồng một, một trăm năm mươi đồng vàng đôi Tây Ban Nha xếp thành dãy trên bàn rồi hắn mở cửa, chào và đi ra trước khi chàng trai trẻ đang bàng hoàng kịp nói được một lời với hắn.

Aramis liền đọc lại bức thư và nhận thấy còn có phần tái bút.

T.B. Chàng có thể tiếp đón người mang thư vốn là Bá tước và đại gia Tây Ban Nha.

– Mộng vàng đây! – Aramis reo lên – Ôi? Đời đẹp thế! Phải, chúng ta còn trẻ! Phải, chúng ta sẽ còn có những ngày hạnh phúc! Ôi! cho em, cho em tình yêu của ta, máu của ta, cuộc sống của ta. Tất tất. Người tình kiều diễm của ta.

Và chàng hôn bức thư say đắm, không cả nhìn vàng đang lấp lánh trên bàn.

Bazin gãi cánh cánh cửa. Aramis không còn lý do gì để bắt gã đứng ngoài. Chàng cho phép vào. Thấy đống vàng đó, Bazin cứ ngây ra quên cả việc báo D’ Artagnan đến. Chàng này tò mò muốn biết gã ăn mày kia là thế nào nên đã ra khỏi nhà Athos đến nhà Aramis ngay.

D’ Artagnan thường không cần giữ ý với Aramis nên thấy Bazin quên không báo, chàng liền xồng xộc đi vào.

– Ôi quỷ ơi! Anh Aramis thân mến – chàng nói – Nếu đây là những quả mận người ta gửi từ Tours đến cho anh, anh cho tôi gửi lời khen ngợi người làm vườn đã thu hái được.

– Cậu nhầm rồi – Aramis vốn luôn luôn kín đáo trả lời – Đó là ông chủ hiệu sách vừa mới gửi tiền nhuận bút bài thơ một vần tôi bắt đầu làm ở đó mà.

– À, ra thế! – D’ Artagnan nói – Này, cái ông hiệu sách của anh quảng đại thật, anh Aramis thân mến ạ, đó, tôi chỉ có thể nói với anh được như thế thôi.

– Sao, thưa ông! – Bazin kêu lên – một bài thơ mà bán được đắt đến thế ư! Không thể tưởng được! Ồ, thưa ông! Ông muốn làm gì thì làm, ông có thể trở thành ngang tầm với ông De Voatuya hay ông De Băngxêrát. Tôi còn thích thế hơn. Một thi sĩ, cũng gần như ông tu viện trưởng. Ôi, thưa ông Aramis, ông cứ làm béng thi sĩ đi, tôi xin ông đấy.

– Bazin, bạn ta ơi – Aramis nói – ta tin anh đang xen vào chuyện của chúng ta đấy.

Bazin hiểu rằng mình sai, liền cúi đầu đi ra. D’ Artagnan mỉm cười bảo Aramis:

– Chà, anh bán những sản phẩm của anh theo cân trọng vàng. Anh sướng quá đấy, nhưng hãy cẩn trọng, anh sắp mất bức thư nó tòi ra khỏi chiếc áo choàng của anh và chắc hẳn cũng là bức thư của chủ hiệu sách.

Aramis đỏ bừng mặt lên và nhét sâu bức thư xuống và cài lại khuy áo chẽn của mình.

– D’ Artagnan thân mến – chàng nói – nếu cậu muốn, chúng ta sẽ đi tìm các bạn của chúng ta, và vì tôi giàu rồi, từ hôm nay, chúng ta lại bắt đầu ăn trưa cùng nhau trong khi đợi các bạn cùng lần lượt giàu có như tôi.

D’ Artagnan vô cùng khoái trá nói:

– Nói thật nhé! Lâu lắm rồi chúng ta không được chén một bữa ra trò và vì tối nay tôi đang tính làm một cuộc chinh đoạt hơi có phần may rủi, tôi xin thú thực, tôi sẽ không bực mình nếu được bốc đầu lên bằng vài chai Buốcgônhơ lâu năm.

– Thì cứ việc Buốcgônhơ lâu năm, mình cũng không ghét nó nữa đâu – Aramis nói, số vàng sờ sờ kia đã như một bàn tay bốc mất những ý nghĩ giải ngũ của chàng.

Và chàng đút ba bốn đồng tiền vàng đôi vào túi đủ đáp ứng những nhu cầu lúc này, còn lại bỏ vào chiếc hộp nhỏ bằng gỗ mun khảm xà cừ trong đó đã có sẵn chiếc khăn tay dùng làm bùa hộ mệnh cho chàng.

Đôi bạn trước tiên đến nhà Athos đã. Athos trung thành với lời nguyền không ra khỏi nhà, đảm nhiệm việc đặt ăn tại nhà mình. Vì Athos sành sỏi đến từng chi tiết các món ăn, nên Aramis và D’ Artagnan thấy nhẹ tênh cả người khi trao việc quan trọng đó cho Athos.

Rồi hai người đến nhà Porthos. Khi đi đến góc phố Bến phà thì gặp Mousqueton với bộ mặt thiểu não đang xua một con la và một con ngựa đi trước hắn.

D’ Artagnan thốt lên một tiếng kêu kinh ngạc không phải không xen lẫn niềm vui:

– A! Chú ngựa lông vàng của ta! – Chàng reo lên – Aramis, anh hãy nhìn con ngựa xem.

– Ôi một con nghẽo kinh tởm! – Aramis nói.

– Bạn thân mến – D’ Artagnan nói tiếp – đó là con ngựa tôi cưỡi đến Paris đấy.

– Sao, ông cũng quen con ngựa đó ư? – Mousqueton nói.

– Nó có màu lông độc đáo thật – Aramis nhận xét – chưa bao giờ tôi thấy thứ lông như thế đấy.

– Tôi cũng tin như thế mà – D’ Artagnan tiếp – cho nên tôi bán nó với giá ba đồng êquy vàng, giá ấy chẳng qua làm giá bộ lông đấy thôi, chứ bộ xương hom của nó có mà mười tám quan cũng chẳng nổi. Nhưng làm sao con ngựa đó lại lọt vào tay anh hở Mousqueton?

– Ôi, – người hầu nói – thôi xin ông đừng nói với tôi về chuyện ấy nữa. Một vố chơi khăm của ông chồng bà Công tước đấy.

– Thế là thế nào, Mousqueton?

– Vâng, chúng tôi được tiếp đón rất tử tế bởi một bà danh giá, một nữ Công tước… Nhưng xin lỗi! Ông chủ tôi đã dặn phải kín đáo. Bà ấy ép chúng tôi phải nhận một kỷ niệm nhỏ, một tuấn mã Tây Ban Nha và một con la vùng Ăngđaludi trông thật sướng mắt. Ông chồng biết chuyện đã tịch thu hai con vật tuyệt đẹp mà người ta gừi cho chúng tôi đó ở ngay giữa đường và thay thế những con vật tởm lợm này!

– Anh đem trả lại à? – D’ Artagnan nói.

– Đúng vậy! Ông thừa hiểu chúng tôi không thể chấp nhận loại ngựa nghẽo như thế thay cho những con mà người ta đã hứa với chúng tôi.

– Không, mẹ kiếp, cho dù ta cũng muốn trông thấy Porthos trên lưng con ngựa lông vàng của ta. Như thế sẽ làm cho ta có ý nghĩ trông ta như thế nào khi tới Paris. Nhưng chúng ta sẽ không ngăn anh đâu. Mousqueton ạ. Anh cứ làm theo việc chủ anh giao cho đi. Ông ấy có nhà không?

– Có thưa ông – Mousqueton nói – nhưng đang cáu bẳn lắm.

– Và anh ta tiếp tục đi về phía đường bờ sông phố Đại Thánh Augustin, trong khi hai người bạn đến rung chuông cửa nhà Porthos bất hạnh. Porthos đã nhìn thấy họ đi qua sân, nhưng chẳng buồn mở cửa. Hai người cứ rung chuông một cách vô ích.

Trong khi đó, Mousqueton tiếp tục lộ trình, qua cầu Mới, vẫn lùa hai con nghẽo còm đi trước, rồi đến phố Lũ gấu. Đến đó theo lệnh của chủ mình, anh ta buộc cả ngựa và la vào cái búa gõ cửa nhà ông biện lý. Thế rồi, chẳng thèm quan tâm đến số phận tương lai của chúng ra sao, anh ta trở về tìm Porthos báo với chàng, đã hoàn thành nhiệm vụ.

Một lúc sau, hai con vật khốn khổ từ sáng sớm chưa được ăn gì, chồm lên làm cái búa gõ cửa bổ xuống ầm ầm khiến ông biện lý phải ra lệnh cho chú loong toong đi hỏi láng giềng xem con ngựa và con la ấy là của nhà ai.

Bà Coquenard nhận ra món quà của mình, lúc đầu chẳng hiểu sao nó lại bị trả lại. Nhưng chỉ một lát sau khi Porthos đến thăm là bà vỡ lẽ tất cả. Cơn phẫn nộ long sòng sọc trong đôi mắt chàng ngự lâm quân, mặc dầu chàng cố kiềm chế vẫn làm cho bà tình nhân nhậy cảm hoảng sợ. Quả thật, Mousqueton, không hề giấu giếm chủ mình là anh ta đã gặp D’ Artagnan và Aramis và D’ Artagnan đã nhận ra con ngựa lông vàng chính là con nghẽo vùng Bearn mà chàng đã cưỡi đến Paris rồi bán nó với giá ba êquy.

Porthos ra về sau khi đã ấn định cuộc hẹn với bà biện lý ở nhà tu kín Saint-Magloa. Ông biện lý thấy Porthos đi, liền mời chàng ăn trưa, nhưng chàng đã từ chối rất chi kẻ cả.

Bà Coquenard đi đến nhà tu kín Saint-Magloa mà người cứ run lên, vì bà đã đoán ra những lời trách cứ đang chờ bà. Nhưng bà cứ mê đi trước cung cách cao ngạo của Porthos.

Tất cả những gì mà một người đàn ông khi lòng tự ái bị tổn thương có thể trút những lời nguyền rủa và trách móc lên đầu một người đàn bà, Porthos đem ra trút hết xuống cái đầu cúi gằm của bà biện lý.

– Than ôi! – Bà nói – Em đã làm sao cho tốt nhất. Một trong những khách hàng của em là lái ngựa. Hắn nợ tiền học nghề và tỏ ra chây ì. Em đã bắt nợ con la và con ngựa ấy. Hắn đã hứa với em là hai con ngựa loại hoàng gia.

– Thế thì, thưa bà! – Porthos nói – Nếu như nó nợ bà năm êquy thôi, thì thằng lái ngựa của bà vẫn là thằng ăn cắp.

– Có ai cấm tìm nơi mua rẻ đâu, ông Porthos – bà biện lý vừa nói vừa tìm cách bào chừa cho mình.

– Không, thưa bà, kẻ nào tìm chỗ mua rẻ phải cho phép người khác tìm những người bạn hào phóng hơn. – Và Porthos quay gót bước một bước định rút lui.

– Ông Porthos! Ông Porthos! – Bà biện lý kêu lên – Tôi sai, tôi nhận ra tôi sai rồi, nhẽ ra tôi không được cò kè khi động đến việc trang bị cho một kỵ sĩ như ông!

Porthos không thèm trả lời, bước thêm một bước nữa định rút lui.

Bà biện lý tưởng như đang thấy chàng trong một đám mây lấp lánh bâu đầy những nữ Công tước, nữ hầu tước đang ném những túi vàng xuống chân chàng.

– Đứng lại đã, trời ơi, ông Porthos! – Bà kêu lên – Dừng lại ta nói chuyện đã!

– Nói chuyện với bà chỉ đem đến bất hạnh cho tôi thôi – Porthos nói.

– Nhưng, ông hãy nói cho em nghe, ông yêu cầu gì nào?

Bà biện lý đu người vào cánh tay Porthos và trong nỗi đau mỗi lúc một tăng, bà kêu lên:

– Ông Porthos, em có biết gì về những thứ đó đâu. Em có biết thế nào là ngựa, là yên cương đâu!

– Thế thì bà phải nói ra với tôi chứ, tôi mới biết phải thế nào, thưa bà, nhưng bà lại muốn dè sẻn, và do đó, cho vay cắt cổ.

– Em sai rồi, ông Porthos, em thề danh dự là sẽ sửa chữa mà.

– Sửa chữa thế nào?

– Nghe đây. Tối nay ông Coquenard đến nhà Công tước de Sôn. Công tước triệu ông ấy đến để thẩm vấn ít nhất cũng kéo dài hai tiếng đồng hồ. Ông hãy đến. Chỉ có mỗi đôi ta, chúng ta sẽ tính toán mọi khoản.

– Sẽ đến sớm! Nói thế mới là nói chứ, bạn thân mến ạ!

– Ông sẽ tha thứ cho em chứ?

– Để xem sao đã – Porthos nói một cách kẻ cả.

Và hai người chia tay nhau và cùng nói: “Tối nay nhé!”.

“Con tườu! – Porthos vừa đi vừa nghĩ, – cuối cùng hình như mình cũng đã đến gần hơn cái tủ của thầy kiện Coquenard”.

Chọn tập
Bình luận