Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Ba Người Lính Ngự Lâm

Chương 47 : Hội nghị ngự lâm quân

Tác giả: Alexander Dumas
Chọn tập

Như Athos tiên đoán, pháo thành chỉ có mười hai người chết cả Pháp lẫn Rochelle.

Athos giữ vị trí chỉ huy cuộc hành quân nói:

– Thưa các vị, trong khi Grimaud chuẩn bị bữa ăn, chúng ta hãy bắt đầu bằng việc thu lượm súng đạn, vả lại chúng ta vừa có thể bàn bạc vừa hoàn thành việc đó. Các vị này – Athos chỉ những xác chết nói thêm – không nghe chúng ta nói đâu.

– Nhưng ta có thể ném họ xuống hố – Porthos nói – tuy nhiên sau khi chúng ta được đảm bảo họ không còn gì trong túi.

– Đúng – Athos nói – đó là việc của Grimaud.

– Ồ! Vậy thì cứ để Grimaud lục soát họ và ném họ qua tường thành.

– Giữ họ lại thì hơn – Athos nó – Họ có thể phục vụ chúng ta.

– Những xác chết có thể phục vụ ta ư? – Porthos hỏi – Ái chà, anh điên rồi, bạn thân mến ạ.

– “Chớ có phán xử liều”, Kinh Thánh và cả Giáo chủ đều nói thế – Athos trả lời – bao nhiêu súng, các vị?

– Mười hai – Aramis trả lời.

– Bao nhiêu đạn?

– Một trăm.

– Thế là đủ cho chúng ta rồi – Nhồi thuốc đi!

Bốn người tiến hành nhồi thuốc. Khi nhồi xong khẩu súng cuối cùng thì Grimaud ra hiệu bữa điểm tâm cũng vừa xong.

Athos trả lời, vẫn luôn bằng điệu bộ, tốt lắm, và chỉ một góc pháo thành và Grimaud hiểu là mình phải đứng canh ở đó. Có điều để làm vơi nỗi buồn phiền khi canh gác, Athos cho gã mang theo một cái bánh, hai dẻ sườn rán và một chai vang.

– Và vây giờ ta ngồi chén thôi – Athos nói.

Bốn người ngồi xuống đất, chân xếp bằng tròn như người Thổ Nhĩ Kỳ hoặc các bác phó may.

– Nào, bây giờ – D’Artagnan nói – Anh không sợ ai nghe thấy nữa, mong anh cho chúng tôi biết bí mật của anh đi.

– Tôi hy vọng đem lại cho các vị sự hài lòng và cả vinh quang nữa. – Athos nói – Tôi đã đem lại cho các vị một cuộc dạo chơi thú vị, đây là một trong những bữa điểm tâm ngon lành nhất, và năm trăm con người ngoài kia mà các vị có thể nhìn thấy họ qua lỗ châu mai, đang cho chúng ta là những thằng điên hay là những bậc anh hùng, hai hạng ngu ngốc này đều khá giống nhau.

– Nhưng còn cái bí mật ấy? – D’Artagnan nói.

– Bí mật – Athos nói – đó là hôm qua tôi đã gặp Milady.

D’Artagnan đang đưa cốc rượu lên môi, nhưng vừa nghe thấy cái tên Milady, tay chàng đã run bắn lên, khiến chàng phải đặt xuống đất để khỏi sánh rượu ra ngoài.

– Anh đã gặp vợ…

Athos ngắt lời:

– Im nào? Cậu quên rằng các vị đây chưa được am tường như cậu về cái bí mật của nội bộ gia đình mình hay sao – Ừ mình đã gặp Milady.

– Và ở đâu? – D’Artagnan hỏi.

– Cách đây chưa đến hai dặm, ở quán trọ Chuồng chim câu Đỏ

– Nếu thế thì tôi toi mất! – D’Artagnan nói.

– Không, chưa hoàn toàn thế đâu – Athos lại nói – bởi vì giờ này, mụ chắc đã rời bờ biển nước Pháp rồi.

D’Artagnan thở phào.

Porthos hỏi:

– Nhưng rút cục, cái mụ Milady này là thế nào?

– Một người đàn bà duyên dáng – Athos vừa nói vừa nhấp một cốc rượu vang sủi bọt. Tên chủ quán chó má! – Chàng hét lên – Nó tráo rượu sămpanhơ bằng vang Ăngju, và tưởng cánh ta dùng mà không biết gì! Phải – chàng tiếp tục – một phụ nữ duyên dáng, đã đối xử rất tử tế với D’Artagnan của chúng ta thế mà anh chàng chẳng biết đã làm điều gì hắc ám với nàng khiến nàng cố tìm cách trả thù, cách đây một tháng định cho bắn chết anh chàng, và tám ngày gần đây định đầu độc chàng ta, còn hôm qua thì hỏi xin Giáo chủ cái thủ cấp của chàng.

– Thế nào? Hỏi xin Giáo chủ cái thủ cấp của tôi? D’Artagnan hỏi, tái xanh vì sợ hãi.

Porthos nói:

– Việc đó, đúng như kinh Phúc âm rồi. Tôi nghe thấy tận tai điều đó

– Tôi cũng vậy Aramis nói.

– Thế thì – D’Artagnan buông thõng hai cánh tay chán nản nói – đánh nhau thêm làm gì cho phí công, thà tôi cứ tự bắn vỡ óc mình còn hơn và thế là chấm hết tất cả.

Athos nói:

– Thế thì đấy là điều xuẩn ngốc cuối cùng cần phải làm vì đó là cách duy nhất vô phương cứu chữa.

– Nhưng với loại kẻ thù như thế tôi không phải bao giờ cũng thoát khỏi đâu. Trước tiên, kẻ xa lạ ở Măng, tiếp đến là De Wardes, kẻ tôi đã đâm cho ba nhát gươm, rồi Milady mà tôi nắm được bí mật của mụ, cuối cùng là Giáo chủ mà tôi đã làm cho việc trả thù của ông ta thất bại.

– Này cậu! – Athos nói – Tất cả như thế mới là bốn và chúng ta có bốn, một chọi một. Mẹ kiếp! Nếu chúng ta tin vào những gì mà Grimaud đang ra hiệu cho chúng ta, thì chúng ta sắp sửa có chuyện với một số đông kẻ khác đây. Có chuyện gì vậy Grimaud? – Athos nói – Căn cứ vào tình hình nghiêm trọng, ta cho phép anh nói, anh bạn ạ, nhưng xin anh vắn tắt thôi. Anh nhìn thấy gì?

– Một toán.

– Độ bao nhiêu?

– Hai chục người.

– Loại người nào?

– Mười sáu công binh, bốn lính.

– Cách khoảng bao nhiêu bước?

– Năm trăm bước.

– Tốt, chúng ta còn đủ thì giờ để chén nốt con ngỗng này và uống một cốc vang chúc sức khỏe cậu, D’Artagnan!

– Chúc sức khỏe cậu! – Porthos và Aramis cùng nói theo.

– Vậy thì, chúc sức khỏe tôi? Cho dù tôi không tin lời chúc của các anh giúp tôi được gì nhiều.

– Ô hay! – Athos nói – Thượng đế vô biên, như các tín đồ của Mahômét thường nói, và tương lai nằm trong tay Người.

Rồi, uống nốt cốc vang, đặt cốc bên cạnh, Athos uể oải đứng lên, vơ lấy khẩu súng đầu tiên và lại gần một lỗ châu mai.

Porthos, Aramis, và D’Artagnan đều làm theo như thế.

– Còn Grimaud thì nhận lệnh đứng phía sau để nạp lại thuốc súng.

Một lát sau, họ thấy toán người đó xuất hiện, bọn chúng đi theo một đường hào ống ăn thông giữa thành phố vào pháo thành.

– Mẹ kiếp! – Athos nói – Thật không bõ công chúng ta thanh toán hai chục tên vô lại trang bị bằng cuốc bàn, cuốc chim, xẻng.

Grimaud chỉ việc vẫy tay ra hiệu cho chúng đi đi, tôi tin chắc chúng sẽ để ta yên.

– Tôi thì lại ngờ chuyện đó đấy – D’Artagnan nói – bởi chúng tiến rất kiên quyết. Vả lại, cùng với bọn lính thợ còn có bốn lính chiến đấu và một toán trưởng, đều trang bị súng hỏa mai.

– Chính vì chúng không trông thấy bọn ta đấy – Athos nói.

Aramis nói:

– Thú thật, tôi cảm thấy tởm lợm khi phải bắn vào lũ thị dân đáng thương này.

– Một thày tu tồi mới đi thương bọn tà đạo.

– Thật ra, Athos nói – Aramis nói đúng đấy, tôi sẽ báo trước cho họ.

– Anh định làm trò quỷ gì vậy? – D’Artagnan nói – Anh định làm bia À, anh Athos thân mến.

Nhưng Athos không chút để ý đế ý kiến ấy, trèo lên lỗ hổng, một tay cầm súng, tay kia cầm mũ, và nói với bọn lính và bọn lính thợ đang kinh ngạc trước sự xuất hiện của chàng, và dừng lại cách pháo thành khoảng năm mươi bước lại còn chào chúng rất lịch thiệp:

– Các vị, chúng tôi gồm mấy người bạn và tôi, đang ăn điểm tâm trong pháo thành. Mà các vị biết rằng không gì khó chịu bằng bị làm phiền trong khi đang ăn điểm tâm, vì vậy chúng tôi yêu cầu các vị hãy đợi chúng tôi ăn xong, nếu các vị thấy nhất định phải làm việc ở đây thì xin để sau hãy đến, trừ khi các vị có thiện ý rời bỏ bọn phiến loạn và đến uống cùng chúng tôi chúc sức khỏe nhà Vua Pháp.

Coi chừng, Athos! – D’Artagnan kêu lên – Anh không thấy chúng đưa súng lên ngắm ư?

– Thấy quá chứ – Athos nói – Nhưng đấy toàn là thị dân bắn tồi lắm và như tránh bắn vào mình ấy.

Quả nhiên, cùng một lúc bốn phát súng nổ, và những viên đạn đều dính bẹt vào xung quanh Athos và chẳng viên nào trúng vào người chàng.

Bốn phát bắn trả lại hầu như đồng thời nhưng đều ngắm trúng hơn bọn xâm lược, ba tên hnh ngã lăn ra chết thẳng cẳng và một lính thợ bị thương.

– Grimaud, đưa khẩu khác! Athos vẫn đứng ở lỗ hổng nói.

Grimaud vâng lệnh ngay. Về phía ba người kia, họ tự nhồi thuốc lấy – loạt bắn thứ hai tiếp theo loạt thứ nhất, viên toán trưởng và hai lính công binh ngã ra chết, số còn lại bỏ chạy.

– Nào, các vị ra thôi – Athos nói.

– Và cả bốn người bạn lao ra khỏi pháo thành, đến tận chỗ quân Rochelle giao chiến, nhặt lấy bốn khẩu hỏa mai và cây giáo ngắn của tên toán trưởng. Tin chắc bọn chạy trốn phải về đến thành phố mới dừng lại, bốn người cùng trở lại pháo thành, mang theo chiến lợi phẩm.

– Nạp thuốc vào súng đi, Grimaud, Athos nói – và chúng ta các vị ạ, ta lại chén bữa điểm tâm và tiếp tục câu chuyện của chúng ta. Chuyện đến đâu rồi nhỉ?

D’Artagnan nói:

– Tôi nhớ câu chuyện đến chỗ đang bận tâm xem lộ trình mà Milady phải theo như thế nào.

Athos trả lời:

– Mụ đi sang Anh với mục đích gì?

– Mục đích ám sát hay cho người ám sát Buckingham.

D’Artagnan thốt lên một tiếng kêu kinh ngạc và tức tối:

– Nhưng thế thì thật đê tiện!

– Ồ! Về chuyện đó – Athos nói – tôi xin cậu hãy tin là tôi chẳng quan tâm mấy đâu. Bây giờ Grimaud, người đã nạp xong rồi, hãy cầm lấy cây giáo ngắn của tay toán trưởng, buộc vào đấy chiếc khăn và cắm lên đỉnh pháo thành để cho bọn phản nghịch Rochelle thấy được là chúng đã gặp phải những binh sĩ can trường và trung thành của nhà Vua.

Grimaud vâng lời mà không trả lời. Một lát sau, lá cờ trắng phấp phới bay bên trên đầu bốn người bạn. Tiếng hoan hô vang dậy như sấm, chào mừng sự xuất hiện lá cờ, một nửa doanh trại đổ ra xem.

– Thế nào? – D’Artagnan nhắc lại – Anh không quan tâm mấy việc mụ giết hay cho người giết Buckingham ư?

– Nhưng quận công là bạn của chúng ta.

– Quận công là người Anh, Quận công đánh lại chúng ta, vậy mặc xâc mụ muốn làm gì Quận công thì làm, tôi chỉ quan tâm đến việc ấy như một cái chai hết nhẵn rượu thôi.

Và Athos quăng cái chai chàng đang cầm và vừa rót hết nhẵn sang một cái bình ra xa chàng hai nhăm bước.

– Một giây thôi – D’Artagnan nói – tôi cũng không bỏ rơi ông ta như thế, ông ta đã tặng chúng ta những con tuấn mã.

– Và nhất là những bộ yên cương cực đẹp nữa – Porthos nói, và ngay lúc đó thôi, áo khoác của chàng vẫn còn đeo cái ngự của chiếc yên đó.

– Thêm nữa – Aramis nói – Chúa muốn sự cải hối chứ không phải là cái chết của tội đồ.

– Amen – Athos nói – để sau chúng ta hãy quay lại chuyện đó, nếu đó là sở thích của các vị, còn lúc này, điều làm tôi lo lắng hơn cả và tôi tin cậu sẽ hiểu tôi, D’Artagnan ạ, là đoạt lại ở mụ đàn bà ấy tấm bạch thư mà mụ đã bóp nặn được ở Giáo chủ và nhờ bức thư ấy mụ sẽ thanh toán được cậu và có thể cả bọn tôi nữa.

– Thế thì nó là một con quỷ chứ không phải là người nữa.

D’Artagnan hỏi:

– Tờ bạch thư ấy vẫn trong tay mụ chứ?

– Không, nó đã chuyển sang tay tôi rồi. Tôi không bảo là không vất vả đâu, bởi như thế sẽ là nói dối.

– Anh Athos thân mến – D’Artagnan nói – Tôi không đếm nổi những lần anh cứu sống tôi.

– Vậy ra để đến gặp mụ nên anh bỏ lại chúng tôi? Aramis hỏi.

– Đúng thế.

– Và anh có tấm bạch thư ấy của Giáo chủ? D’Artagnan hỏi.

– Nó đây này – Athos nói.

Và chàng rút mẩu giấy quý giá đó ra khỏi túi áo khoác.

D’Artagnan mở thư, cũng chẳng buồn giấu đôi tay run rẩy, và đọc:

“Theo lệnh của ta và vì lợi ích của quốc gia, người mang tờ gìấy này đã làm điều người đó phải làm”.

3 tháng 12 năm 1627

Richelieu

Quả là một sự miễn trừ đối với mọi điều luật – Aramis nói.

D’Artagnan cảm thấy như đọc bản án treo cổ chính mình, chàng nói:

– Phải xé mảnh giấy này đi!

– Hoàn toàn trái lại – Athos nói – Ta phải giữ nó như một báu vật. Phủ đầy vàng, tôi cũng không cho mảnh giấy này đâu.

– Và bây giờ mụ sẽ làm gì được nữa nào? – D’Artagnan hỏi.

– Ồ – Athos hững hờ nói – Có thể mụ ta sẽ viết thư cho Giáo chủ rằng một tên ngự lâm trời chu đất diệt tên là Athos đã dùng vũ lực tước đoạt tờ thông hành vạn năng của mụ, trong thư, mụ cũng sẽ khuyên nên trừ khử đồng thời cả tên Athos lẫn hai bạn nó là Porthos và Aramis. Giáo chủ sẽ nhớ ra ông luôn chạm trán với những con người đó trên đường đi của mình, rồi một buổi sáng ngày kia, ông sẽ cho bắt giữ D’Artagnan, và để cho hắn khỏi phải buồn phiền một mình, ông ta sẽ phái cả lũ chúng ta đến bầu bạn với hắn trong ngục Bastille.

Porthos nói:

– Ôi, anh đùa mà nghe cứ não cả ruột, Athos ạ!

– Tôi không đùa đâu.

– Anh có biết không – Porthos nói – thà cắn cổ cái con Milady trời đánh đó còn nhẹ tội hơn cắn cổ cái bọn Tin lành khốn khổ chả bao giờ mắc tội gì khác là đi hát Thánh ca bằng tiếng Pháp chứ không bằng tiếng Latinh như chúng ta.

– Ngài nói sao, tu viện trưởng? – Athos bình thản hỏi Aramis.

– Tôi nói tôi tán thành ý kiến Porthos – Aramis trả lời.

– Tôi cũng thế – D’Artagnan nói.

– Cũng may mà mụ ấy ở xa – Porthos nói – bởi tôi thú thật, nếu mụ ở đây thì ngứa ngáy chân tay tôi lắm.

– Mụ làm phiền tôi ở Anh cũng như ở Pháp – Athos nói.

– Mụ làm phiền tôi ở khắp nơi – D’Artagnan nói.

– Nhưng khi cậu tóm được mụ, – Porthos hỏi – cậu không dìm chết, bóp cổ, treo cổ mụ lên chứ? Chỉ có chết rồi, mụ mới không trở lại được.

– Cậu tin vậy ư? Porthos? – Athos hỏi với một nụ cười u tối mà chỉ D’Artagnan mới hiểu.

– Tôi có một ý kiến – D’Artagnan nói.

– Nói xem nào? – Cả mấy người cùng bảo chàng.

Grimaud bỗng hét lên:

– Cầm súng!

Lần này một toán nhỏ khoảng hai mươi đến hai nhăm người, nhưng không còn là lính thợ nữa đó là bọn lính đồn trú.

Porthos nói:

– Ta quay về doanh trại chăng? Tôi thấy có vẻ không cân sức.

– Không được – Athos trả lời – vì ba lý do. Thứ nhất, chúng ta chưa xong bữa điểm tâm. Thứ hai, chúng ta vẫn còn những điều quan trọng phải bàn. Thứ ba, còn thiếu mười phút nữa mới hết hạn cược.

– Vậy thì, Aramis nói – phải vạch ra một kế hoạch tác chiến chứ.

– Rất đơn giản – Athos nói – ngay khi quân địch ở đúng tầm, là ta bắn. Nếu chúng tiếp tục tiến, ta bắn nữa cho kỳ hết súng đã nạp sẵn, nếu bọn còn lại muốn leo lên xung phong, chúng ta để cho bọn vây ta xuống đến tận hào, lúc đó ta mới đẩy những vạt tường đã lung lay chỉ còn trụ lại nhờ ở thế cân bằng kỳ quái lên đầu chúng.

– Hoan hô! – Porthos nói – Athos ạ, nhất định anh sinh ra là để làm tướng rồi, và Giáo chủ cứ tưởng mình là nhà quân sự đại tài cũng chưa nước mẹ gì so với anh.

– Thưa các vị – Athos nói – Đừng lải nhải vô tích sự nữa, tôi xin đấy, mỗi người hãy nhằm một tên đi.

– Tôi nhằm tên của tôi rồi – D’Artagnan nói.

– Tôi cũng có rồi – Porthos nói.

– Tôi cũng thế – Aramis nói.

– Vậy bắn! – Athos nói.

Bốn phát súng cùng nổ thành một tiếng và bốn tên ngã.

Lập tức tiếng trống đánh thúc giục tốp lính xông lên theo nhịp trống.

– Thế là tiếng súng nối tiếp nhau nổ, lúc mau lúc thưa, nhưng luôn luôn chính xác. Tuy nhiên vì biết được sự yếu thế về quân số của bọn họ, quân Rochelle tiếp tục tiến bước.

Cứ ba phát bắn ra thì hai tên ngã, nhưng việc tiến quân của những tên còn vững vẫn không chịu chậm lại. Đến chân pháo thành, quân thù còn mười hai hay mười lăm tên gì đó, một loạt đạn cuối cùng bắn ra đón chúng nhưng chúng không hề dừng lại, chúng nhảy xuống hào và chuẩn bị leo lên lỗ hổng.

– Bây giờ, các bạn – Athos nói – Một đòn nữa cho xong đi, ra chỗ tường, ra chỗ tường đi!

Và bốn người, có Grimaud giúp, lấy nòng súng bẩy tường, một mảng tường khổng lồ ngả xuống như bị gió đẩy, long khỏi chân, rơi đánh rầm xuống hào thành một tiếng khủng khiếp, rồi người ta nghe thấy tiếng kêu thét lớn, một đám mây bụi bốc lên cao – và thế là hết.

– Liệu chúng có cho bẹp dí từ đứa đầu đến đứa cuối không? – Athos hỏi.

– Tôi thấy hình như thế – D’Artagnan nói.

– Không – Porthos nói – có hai ba đứa đang bò lê chạy trốn kia kìa.

Quả nhiên ba bốn tên khốn khổ, người đầy bùn và máu chạy trốn trên con đường trống vắng về thành phố, đó là tất cả những gì còn lại của toán nhỏ ấy.

Athos nhìn đồng hồ rồi nói:

– Thưa các vị, chúng ta ở đây đã được một giờ rồi, và đã thắng cược. Nhưng chúng ta phải là những tay chơi đẹp. Hơn nữa D’Artagnan còn chưa nói ý kiến của mình.

– Và chàng ngự lâm, với vẻ bình tĩnh vốn có, ra ngồi trước những món ăn còn lại của bữa điểm tâm.

– Ý kiến của tôi ư? – D’Artagnan nói.

– Phải, cậu đã nói cậu có một ý kiến kia mà – Athos nói.

– À, phải rồi! – D’Artagnan nói tiếp – tôi sẽ qua bên Anh lần thứ hai, tôi sẽ tìm Buckingham.

– Cậu sẽ không làm điều đó được, D’Artagnan – Athos lạnh lùng nói.

– Tại sao vậy? Tôi đã từng sang đó mà?

– Phải, lần đó, chúng ta không đang có chiến tranh, ông De Buckingham là một đồng minh chứ không phải là một kẻ thù. Điều cậu định làm sẽ bị quy là phản bội.

D’Artagnan hiểu sức mạnh của lý lẽ đó nên im mất.

– Nhưng – Porthos nói – hình như tôi cũng có ý kiến đây!

– Im để nghe ý kiến của Porthos nào! -Aramis nói.

– Tôi xin ông De Treville nghỉ phép, viện một cái cớ nào đó mấy người sẽ tìm hộ, vì tôi không giỏi về chuyện viện cớ. Milady không biết tôi, tôi đến gần mụ, mụ cũng không nghi ngại gì, và khi tôi tìm được người đẹp, tôi sẽ bóp chết mụ.

– Ờ được đấy! Athos nói – có thể chấp thuận ý kiến ấy được.

– Thôi đi! – Aramis nói – Giết một người đàn bà ư! Không, nghe đây, tôi có một ý kiến thiết thực.

Athos vốn rất tôn trọng chàng ngự lâm trẻ này nên nói:

– Để xem ý kiến của Aramis nào!

– Phải báo trước cho Hoàng hậu.

– Hay! Phải rồi – cả Porthos lẫn D’Artagnan đều reo lên –

– Thế là cũng đã có cách rồi.

– Báo trước cho Hoàng hậu ư? – Athos nói – Và báo thế nào?

– Chúng ta có ai thân thích trong triều không? Ta có thể cử ai đến Paris mà ở doanh trại người ta không biết không? Đây đến Paris là bốn trăm dặm. Thư của chúng ta chưa tới Ănggiê thì chúng ta đã bị tống vào hầm tối rồi.

– Về việc làm thế nào để chuyển thư an toàn cho Hoàng hậu – Aramis đỏ mặt nói – tôi xin đảm nhiệm, tôi quen một người ở Tours rất khôn khéo.

Aramis thấy Athos mỉm cười liền dừng lại.

– Thế nào, anh Athos, anh không chấp nhận cách đó ư? – D’Artagnan nói.

– Tôi không hoàn toàn bác bỏ – Athos nói – nhưng chỉ muốn lưu ý Aramis là không thể rời khỏi doanh trại được, mà mọi người khác ngoài chúng ta đều không an toàn, chỉ cần hai giờ sau khi phái viên ra đi là bọn tu sĩ dòng Frăngxít, bọn mật vụ, bọn mũ nồi đen của Giáo chủ đã thuộc lòng bức thư, và người ta sẽ bắt giữ cậu cùng với con người khôn khéo của cậu nữa.

– Chưa kể – Porthos nói – Hoàng hậu sẽ cứu De Buckingham nhưng không cứu chúng ta đâu.

– Thưa các vị – D’Artagnan nói – điều Porthos nói đầy ý nghĩa đấy.

– Ơ kìa? Có chuyện gì xảy ra trong thành ấy nhỉ! – Athos hỏi.

– Chúng đánh trống ra quân.

Bốn người lắng tai nghe, và tiếng trống vang đến tận chỗ họ.

– Các cậu sẽ thấy chúng sắp phái cả một binh đội đến đánh chúng ta đấy – Athos nói.

– Anh không định chống chọi với cả một binh đội đấy chứ?

Porthos hỏi.

– Tại sao không? – Chàng ngự lâm quân đáp – Tôi cảm thấy mình đang hăng máu đây. Và tôi sẽ trụ vững trước cả một đạo quân, chỉ cần chúng ta phòng bị trước bằng cách có thêm mười hai chai rượu nữa.

D’Artagnan nói:

– Tôi thề là tiếng trống đang đến gần đấy. Cứ để cho nó đến gần – Athos nói – Đường đi từ đây đến thành phố chỉ mất mười lăm phút và do đó từ thành phố đến đây cũng vậy. Còn khối thì giờ để ta vạch ra kế hoạch của ta. Nếu đi khỏi đây, chẳng bao giờ chúng ta còn tìm lại được một chỗ thuận lợi như thế. Và xem này, đúng là mình vừa có một ý rất hay, các vị ạ.

– Nói xem nào.

Cho phép mình ra lệnh cho Grimaud một vài điều cần thiết.

Athos ra hiệu cho người hầu của mình lại gần.

– Grimaud – Athos chỉ những người chết nằm yên trong pháo thành – Anh đem những vị này dựng lên tựa vào tường thành, đội mũ lên đầu họ, và đặt súng vào tay họ(1).

– Ôì, vĩ nhân! – D’Artagnan nói – Tôi hiểu anh rồi – Cậu hiểu ư? – Porthos hỏi – Còn anh, Grimaud, anh có hiểu không? Aramis nói.

Grimaud ra hiệu có hiểu.

– Chỉ cần có thế thôi – Aramis nói – ta trở lại ý kiến của tôi đã.

– Tôi muốn hiểu cặn kẽ cơ – Porthos nói.

– Không cần thiết.

– Có chứ, có chứ, phải hiểu cặn kẽ ý kiến của anh Athos chứ? cả D’Artagnan và Aramis cùng nói.

– Cái mụ Milady ấy, mụ đàn bà ấy, con súc sinh ấy, con quỷ ấy có một gã em chồng, theo như cậu nói với tôi có phải không, D’Artagnan?

– Phải, tôi còn biết ông ta rất rõ nữa, và tôi cũng tin ông ta không có cảm tình mấy với chị dâu mình.

– Điều đó không phải là dở, nhưng nếu ông ta ghét mụ thì tốt hơn.

– Trong trường hợp đó, chúng ta càng được việc.

– Thế nhưng – Porthos nói – tôi vẫn muốn biết Grimaud làm cái gì?

– Tên gã em chồng là gì?

– Huân tước De Winter.

– Bây giờ hắn ở đâu?

– Trở về London ngay khi có tin chiến tranh rồi.

– Thế thì, đó chính là người mà chúng ta cần, Athos nói – đó chính là người thích hợp với cậu để báo trước. Chúng ta sẽ cho ông ta biết là chị dâu ông ta đang định ám sát ai đó, và chúng ta sẽ yêu cầu ông ta đừng rời mắt khỏi mụ ta. Tôi hy vọng ở London chắc cũng có một cơ sở nào đó chứa những mụ đàn bà con gái sa ngã để hoàn lương, để ông ta tống chị dâu mình vào đó, thế là ta yên tâm.

– Yên tâm – D’Artagnan nói – cho đến khi mụ ta ra khỏi đây.

– Chà, thật tình – Athos nói – cậu đòi hỏi nhiều quá đấy, D’Artagnan à, tôi đã hiến cho cậu tất cả những gì tôi có, và xin báo trước thế là cạn túi rồi.

– Tôi thì tôi lại thấy thế này tốt hơn – Aramis nói, chúng ta báo trước cho cả Hoàng hậu lẫn Huân tước De Winter.

– Đúng, nhưng chúng ta sẽ nhờ ai mang thư đến thành Tours và đến London?

– Tôi đảm bảo Bazin đi được – Aramis nói.

– Và tôi, là Planchet – D’Artagnan nói.

Porthos nói:

– Quả là nếu chúng ta không thể rời doanh trại, thì những người hầu của chúng ta có thể rời đi lắm chứ.

– Hẳn rồi – Aramis nói – và ngay hôm nay, ta viết thư, ta sẽ cho họ tiền và họ ra đi.

– Chúng ta cho họ tiền? – Athos hỏi lại – vậy các cậu có tiền không?

Bốn người nhìn nhau, và một áng mây lướt trên trán họ vừa mới rạng ra được một lúc.

– Báo động! – D’Artagnan hét lên – tôi thấy những chấm đen và những chấm đỏ đang động đậy dưới kia, vậy mà anh nói là một binh đội được ư, Athos, cả một đạo quân đấy!

– Phải, chúng đấy! – Athos đáp – Cậu thấy lũ thâm hiểm này đang đến không kèn, không trống chứ? A, làm xong rồi hả Grimaud?

Grimaud ra hiệu xong rồi, và chỉ mười hai xác chết hắn đã đặt trên những độ cao rất ngoạn mục số này thì cầm súng, số kia thì nhắm bắn, số khác tay cầm gươm.

– Hoan hô? – Athos nói – trí tưởng tượng của người như thế là đáng tôn vinh đó.

– Thì cũng đến thế thôi – Porthos nói – Tôi muốn hiểu cặn kẽ cơ.

– Hãy chuồn đã – D’Artagnan nói – anh sẽ hiểu sau.

– Khoan tí đã các vị! Khoan một tí cho Grimaud có thì giờ dọn dẹp đi đã.

– Này này! – Aramis nói – Những chấm đen và chấm đỏ mỗi lúc một to thêm và trông rõ quá rồi, tôi đồng ý với D’Artagnan, tôi tin chúng ta không còn dềnh dàng việc rút về doanh trại được nữa đâu.

– Thì tôi có gì để chống lại việc rút lui nữa đâu. Chúng ta đánh cược một giờ, ta đã ở đây một giờ rưỡi, có gì đáng nói nữa, đi thôi, các vị, đi thôi.

Grimaud bê thúng thức ăn thừa đi trước.

Bốn người đi sau gã cách khoảng mươi bước.

– Ê này các vị – Athos nói – Chúng ta làm cái quỷ gì thế?

– Anh quên cái gì ư? – Aramis hỏi.

– Mẹ kiếp, còn lá cờ? Không thể để cờ lọt vào tay quân thù được, ngay cả khi nó chỉ là một cái khăn ăn.

Và Athos lao trở lại pháo thành, leo lên bậc thềm, nhổ lấy lá cờ lên, có điều quân Rochelle đã đến đúng tầm bắn, chúng bắn chát chúa vào phía chàng đang phơi mình ra như một thú vui.

Athos vừa vẫy cờ vừa quay lưng lại bọn Rochelle và chào những người của doanh trại. Từ hai mặt tiếng reo hò vang dội, một mặt là những tiếng la hét giận dữ, mặt kia lại là những tiếng reo cuồng nhiệt.

Một loạt đạn thứ hai tiếp theo loạt thứ nhất và ba viên khoan thủng biến chiếc khăn ăn thành một lá cờ thực sự. Tiếng la vang lên từ khắp doanh trại.

– Xuống đi, xuống đi!

Athos đi xuống. Các bạn đang rất đỗi lo âu đợi chàng, rất vui mừng thấy chàng trở lại.

– Nào, nào – D’Artagnan nói – Bước dài chân ra, mau lên, giờ thì chúng ta đã giải quyết được tất cả rồi, trừ mỗi tiền thôi, để bị giết thì ngu ngốc quá.

Nhưng Athos vẫn bước một cách đường hoàng, mặc kệ những lời chỉ trích của các đồng đội, rồi thấy chỉ trích cũng vô ích, họ đành phải bước theo kiểu đường hoàng theo chàng.

Grimaud bê thúng đi trước đã ra khỏi tầm bắn.

Một lát sau lại vang lên tiếng súng bắn tới.

– Thế là thế nào? – Porthos hỏi – Chúng bắn vào cái gì vậy?

– Tôi không nghe thấy tiếng đạn réo và chẳng nhìn thấy ai cả.

– Chúng bắn vào những xác chết đấy – Athos trả lời.

– Nhưng những xác chết của chúng ta sẽ không đáp lại.

– Đúng thế, thế là chúng liền tưởng là một ổ phục kích, chúng sẽ bàn bạc, rồi sẽ cử một tên đến thương nghị, và khi chúng nhận ra đó là một trò đùa, chúng ta đã ở ngoài tầm bắn.

– Bởi thế làm gì phải vội vã cho nó hết hơi.

– Ồ, tôi hiểu rồi? – Porthos kinh ngạc nói.

– Thế thì sung sướng quá! – Athos nhún vai nói.

Về phía mình, những người Pháp thấy bốn người bạn lững thửng trở về, reo lên cuồng nhiệt.

Cuối cùng một loạt đạn súng trường lại vang lên, và lần này đạn tới bệt dí trên sỏi đá xung quanh bốn người bạn, và réo lên thê thảm bên tai họ. Bọn Rochelle cuối cùng cũng đã chiếm được pháo thành.

– Đúng là một lũ vụng về – Athos nói – Chúng ta giết được bao nhiêu đứa? Mười hai phải không?

– Hoặc mười lăm gì đó.

– Bao nhiêu đứa bị chết bẹp?

– Từ tám đến mười đứa.

– Mất tất cả ngần ấy mà không đổi lại được một vết xước ư?

– Chà! Khá thật? Cậu làm sao ở tay vậy, D’Artagnan? Máu ư?

– Không sao cả – D’Artagnan nói.

– Một viên đạn lạc?

– Không phải đâu.

– Vậy là cái gì?

Như đã nói, Athos yêu D’Artagnan như con mình, và cái tính u trầm và cứng rắn đôi khi đối với chàng trai trẻ lại như những chăm sóc của người cha.

– Vết xước da thôi – D’Artagnan đáp – những ngón tay tôi lại bị kẹp giữa hai hòn đá, một hòn ở bức tường và một viên trên chiếc nhẫn, thế là da bị rách ra.

– Thế mới biết thế nào là có kim cương, ông chủ ạ – Athos nói mỉa.

– Và phải rồi – Porthos reo lên – Quả là có một viên kim cương cơ mà, vậy thì tại cái quỷ gì mà một khi đã có một viên kim cương lại cứ phàn nàn là không có tiền?

– Ừ, phải rồi! – Aramis nói.

– Thế là may quá rồi, Porthos, lần này mới thật là một ý kiến.

– Hẳn rồi – Porthos gân cổ lên nói trước sự khen ngợi của Athos – một khi có kim cương, ta bán béng nó đi.

– Nhưng – D’Artagnan nói – Đó là kim cương của Hoàng hậu.

– Càng đáng bán – Athos nói tiếp – Hoàng hậu cứu Buckingham người tình của mình, không gì đúng hơn thế.

– Hoàng hậu cứu chúng ta, những người bạn của bà, không gì đạo lý hơn, bán cái nhẫn kim cương đi. Ngài nghĩ sao, cha tu viện trưởng? Tôi không hỏi ý kiến Porthos nữa, cậu ấy đã nói rồi.

– Còn tôi thì nghĩ – Aramis đỏ mặt lên nói – vì chiếc nhẫn không phải do người tình tặng và do đó không phải là tín vật của tình yêu nên D’Artagnan có thể bán nó.

– Bạn thân mến, anh nói như một nhà thần học bằng xương, bằng thịt vậy. Như thế ý kiến của anh là…

– Là bán cái nhẫn kim cương – Aramis trả lời.

– Thế thì! – D’Artagnan vui vẻ nói – Ta bán chiếc nhẫn kim cương đi và đừng bàn bạc gì nữa.

Loạt súng mới tiếp tục nổ, nhưng mấy người đã ra khỏi tầm bắn và quân Rochelle chỉ còn bắn để khỏi trái với lương tâm của họ.

– Quả thật tôi thấy ý kiến của Porthos đưa ra thật đúng lúc.

– Giờ đây ta đã ở doanh trại. Như vậy, thưa các vị, không nói ra nói vào một câu nào nữa về mọi chuyện này. Người ta đang quan sát chúng ta, sẽ đến gặp gỡ chúng ta, chúng ta sẽ được công kênh vì chiến thắng.

Quả nhiên, toàn doanh trại đùng đùng chuyển động, hơn hai nghìn người đã tham dự một trò bịp bợm như một màn kịch, một trò bịp bợm may mắn của bốn người bạn mà còn lâu người ta mới nghi ngờ động cơ thực sự của nó. Người ta chỉ còn nghe thấy những tiếng hò “Cận vệ muôn năm! Ngự lâm muôn năm”.

Ông De Buyxinhi là người đầu tiên đến siết tay Athos, nhận đã thua cược. Chàng long kỵ binh và chàng lính Thụy sĩ đi theo ông ta, tất cả các bạn hữu đều đi theo chàng Long kị binh và chàng Thụy Sĩ. Khen ngợi bắt tay, ôm hôn không dứt, những chuỗi cười đối với bọn Rochelle không tắt, cuối cùng là một sự náo động lớn đến nỗi Giáo chủ tưởng có nổi loạn phải sai La Huđinie, viên đại úy cận vệ đến xem có chuyện gì.

Mọi việc được kể lại cho vị phái viên với tất cả sự tưng bừng cuồng nhiệt.

– Thế nào? – Giáo chủ hỏi khi thấy La Hyđinie.

– Ồ, thưa Đức ông – người này nói – đó là ba chàng ngự lâm quân và một cận vệ đánh cược với ông De Buyxinhi đến ăn điểm tâm trong pháo thành Saint Giécve, và vừa ăn vừa chống chọi trong hai giờ đồng hồ với quân thù và tôi không biết đã giết được bao nhiêu quân Rochelle.

– Ông có hỏi tên ba người đó không?

– Có, thưa Đức ông.

– Tên là gì?

– Đó là các ông Athos, Porthos, và Aramis.

– Vẫn là mấy tay can trường của ta – Giáo chủ lẩm bẩm – Và tay cận vệ?

– Ông D’Artagnan.

– Vẫn luôn là gã quỷ non của ta! Dứt khoát bốn con người ấy phải thuộc về ta.

Ngay tối ấy, Giáo chủ nói với ông De Treville về chiến công buổi sáng khiến cả doanh trại phải bàn tán. Ông De Treville đã nắm được câu chuyện phiêu lưu ấy từ chính miệng của những nhân vật từng là anh hùng đó, liền kể lại hết đến từng chi tiết, không quên đoạn chiếc khăn cho Giáo chủ nghe.

– Tốt lắm, ông De Treville ạ – Giáo chủ nói – Làm ơn cho tôi được giữ chiếc khăn. Tôi sẽ cho thêu ba bông huệ bằng vàng lên đó, và tôi sẽ trao lại cho đại đội ngài để làm quân kỳ.

– Thưa Đức ông – Ông De Treville nói – Như thế sẽ bất công đối với quân cận vệ. Ông D’Artagnan không thuộc quân tôi mà thuộc ông des Essarts.

– Thế thì, ông hãy lấy anh ta sang đại đội ông đi – Giáo chủ nói – Một khi bốn chiến binh can trường yêu quý nhau đến thế mà lại không phục vụ trong cùng một đại đội há chẳng bất công sao.

Ngay tối đó, ông De Treville báo cáo tin ấy cho ba chàng ngự lâm và D’Artagnan và mời cả bốn người hôm sau tới ăn điểm tâm.

D’Artagnan không đủ sức để gánh nổi vui mừng nữa. Uớc mơ suốt đời chàng là trở thành một ngự lâm quân.

– Thật tình! – D’Artagnan nói với Athos – Ý của anh đã làm nên chiến thắng đó, và như anh đã nói đấy, chúng ta đã có thể gắn nó với một cuộc bàn bạc quan trọng bậc nhất.

– Ta lại còn có thể trở lại câu chuyện đó lúc này mà không bị ai nghi ngờ, bởi nhờ Chúa phù hộ, từ nay chúng ta chuyển sang phe Giáo chủ rồi.

Ngay tối đó, D’Artagnan tới để tỏ lòng tôn kính ông des Essarts và báo tin cho ông mình đã được đề bạt.

Ông des Essarts rất yêu D’Artagnan liền ngỏ ý tặng chàng một số thứ, vì sự thay đổi đơn vị sẽ dẫn đến những khoản chi tiêu sắm sửa quân trang.

D’Artagnan từ chối, nhưng không bỏ lỡ dịp tốt, chàng nhờ ông đánh giá giúp chiếc nhẫn kim cương trao cho ông mà chàng muốn đổi thành tiền.

Tám giờ sáng hôm sau, tên hầu của ông des Essarts đến chỗ D’Artagnan và trao cho chàng một túi vàng bẩy nghìn livres.

Đó là giá chiếc nhẫn kim cương của Hoàng hậu.

Chú thích:(1) Tác giả áp đặt quá đáng tình tiết này: Người đã chết không thể giữ súng trong tay, và bao nhiêu việc như thế làm sao có thể thực hiện trong mười lăm phút.

Như Athos tiên đoán, pháo thành chỉ có mười hai người chết cả Pháp lẫn Rochelle.

Athos giữ vị trí chỉ huy cuộc hành quân nói:

– Thưa các vị, trong khi Grimaud chuẩn bị bữa ăn, chúng ta hãy bắt đầu bằng việc thu lượm súng đạn, vả lại chúng ta vừa có thể bàn bạc vừa hoàn thành việc đó. Các vị này – Athos chỉ những xác chết nói thêm – không nghe chúng ta nói đâu.

– Nhưng ta có thể ném họ xuống hố – Porthos nói – tuy nhiên sau khi chúng ta được đảm bảo họ không còn gì trong túi.

– Đúng – Athos nói – đó là việc của Grimaud.

– Ồ! Vậy thì cứ để Grimaud lục soát họ và ném họ qua tường thành.

– Giữ họ lại thì hơn – Athos nó – Họ có thể phục vụ chúng ta.

– Những xác chết có thể phục vụ ta ư? – Porthos hỏi – Ái chà, anh điên rồi, bạn thân mến ạ.

– “Chớ có phán xử liều”, Kinh Thánh và cả Giáo chủ đều nói thế – Athos trả lời – bao nhiêu súng, các vị?

– Mười hai – Aramis trả lời.

– Bao nhiêu đạn?

– Một trăm.

– Thế là đủ cho chúng ta rồi – Nhồi thuốc đi!

Bốn người tiến hành nhồi thuốc. Khi nhồi xong khẩu súng cuối cùng thì Grimaud ra hiệu bữa điểm tâm cũng vừa xong.

Athos trả lời, vẫn luôn bằng điệu bộ, tốt lắm, và chỉ một góc pháo thành và Grimaud hiểu là mình phải đứng canh ở đó. Có điều để làm vơi nỗi buồn phiền khi canh gác, Athos cho gã mang theo một cái bánh, hai dẻ sườn rán và một chai vang.

– Và vây giờ ta ngồi chén thôi – Athos nói.

Bốn người ngồi xuống đất, chân xếp bằng tròn như người Thổ Nhĩ Kỳ hoặc các bác phó may.

– Nào, bây giờ – D’Artagnan nói – Anh không sợ ai nghe thấy nữa, mong anh cho chúng tôi biết bí mật của anh đi.

– Tôi hy vọng đem lại cho các vị sự hài lòng và cả vinh quang nữa. – Athos nói – Tôi đã đem lại cho các vị một cuộc dạo chơi thú vị, đây là một trong những bữa điểm tâm ngon lành nhất, và năm trăm con người ngoài kia mà các vị có thể nhìn thấy họ qua lỗ châu mai, đang cho chúng ta là những thằng điên hay là những bậc anh hùng, hai hạng ngu ngốc này đều khá giống nhau.

– Nhưng còn cái bí mật ấy? – D’Artagnan nói.

– Bí mật – Athos nói – đó là hôm qua tôi đã gặp Milady.

D’Artagnan đang đưa cốc rượu lên môi, nhưng vừa nghe thấy cái tên Milady, tay chàng đã run bắn lên, khiến chàng phải đặt xuống đất để khỏi sánh rượu ra ngoài.

– Anh đã gặp vợ…

Athos ngắt lời:

– Im nào? Cậu quên rằng các vị đây chưa được am tường như cậu về cái bí mật của nội bộ gia đình mình hay sao – Ừ mình đã gặp Milady.

– Và ở đâu? – D’Artagnan hỏi.

– Cách đây chưa đến hai dặm, ở quán trọ Chuồng chim câu Đỏ

– Nếu thế thì tôi toi mất! – D’Artagnan nói.

– Không, chưa hoàn toàn thế đâu – Athos lại nói – bởi vì giờ này, mụ chắc đã rời bờ biển nước Pháp rồi.

D’Artagnan thở phào.

Porthos hỏi:

– Nhưng rút cục, cái mụ Milady này là thế nào?

– Một người đàn bà duyên dáng – Athos vừa nói vừa nhấp một cốc rượu vang sủi bọt. Tên chủ quán chó má! – Chàng hét lên – Nó tráo rượu sămpanhơ bằng vang Ăngju, và tưởng cánh ta dùng mà không biết gì! Phải – chàng tiếp tục – một phụ nữ duyên dáng, đã đối xử rất tử tế với D’Artagnan của chúng ta thế mà anh chàng chẳng biết đã làm điều gì hắc ám với nàng khiến nàng cố tìm cách trả thù, cách đây một tháng định cho bắn chết anh chàng, và tám ngày gần đây định đầu độc chàng ta, còn hôm qua thì hỏi xin Giáo chủ cái thủ cấp của chàng.

– Thế nào? Hỏi xin Giáo chủ cái thủ cấp của tôi? D’Artagnan hỏi, tái xanh vì sợ hãi.

Porthos nói:

– Việc đó, đúng như kinh Phúc âm rồi. Tôi nghe thấy tận tai điều đó

– Tôi cũng vậy Aramis nói.

– Thế thì – D’Artagnan buông thõng hai cánh tay chán nản nói – đánh nhau thêm làm gì cho phí công, thà tôi cứ tự bắn vỡ óc mình còn hơn và thế là chấm hết tất cả.

Athos nói:

– Thế thì đấy là điều xuẩn ngốc cuối cùng cần phải làm vì đó là cách duy nhất vô phương cứu chữa.

– Nhưng với loại kẻ thù như thế tôi không phải bao giờ cũng thoát khỏi đâu. Trước tiên, kẻ xa lạ ở Măng, tiếp đến là De Wardes, kẻ tôi đã đâm cho ba nhát gươm, rồi Milady mà tôi nắm được bí mật của mụ, cuối cùng là Giáo chủ mà tôi đã làm cho việc trả thù của ông ta thất bại.

– Này cậu! – Athos nói – Tất cả như thế mới là bốn và chúng ta có bốn, một chọi một. Mẹ kiếp! Nếu chúng ta tin vào những gì mà Grimaud đang ra hiệu cho chúng ta, thì chúng ta sắp sửa có chuyện với một số đông kẻ khác đây. Có chuyện gì vậy Grimaud? – Athos nói – Căn cứ vào tình hình nghiêm trọng, ta cho phép anh nói, anh bạn ạ, nhưng xin anh vắn tắt thôi. Anh nhìn thấy gì?

– Một toán.

– Độ bao nhiêu?

– Hai chục người.

– Loại người nào?

– Mười sáu công binh, bốn lính.

– Cách khoảng bao nhiêu bước?

– Năm trăm bước.

– Tốt, chúng ta còn đủ thì giờ để chén nốt con ngỗng này và uống một cốc vang chúc sức khỏe cậu, D’Artagnan!

– Chúc sức khỏe cậu! – Porthos và Aramis cùng nói theo.

– Vậy thì, chúc sức khỏe tôi? Cho dù tôi không tin lời chúc của các anh giúp tôi được gì nhiều.

– Ô hay! – Athos nói – Thượng đế vô biên, như các tín đồ của Mahômét thường nói, và tương lai nằm trong tay Người.

Rồi, uống nốt cốc vang, đặt cốc bên cạnh, Athos uể oải đứng lên, vơ lấy khẩu súng đầu tiên và lại gần một lỗ châu mai.

Porthos, Aramis, và D’Artagnan đều làm theo như thế.

– Còn Grimaud thì nhận lệnh đứng phía sau để nạp lại thuốc súng.

Một lát sau, họ thấy toán người đó xuất hiện, bọn chúng đi theo một đường hào ống ăn thông giữa thành phố vào pháo thành.

– Mẹ kiếp! – Athos nói – Thật không bõ công chúng ta thanh toán hai chục tên vô lại trang bị bằng cuốc bàn, cuốc chim, xẻng.

Grimaud chỉ việc vẫy tay ra hiệu cho chúng đi đi, tôi tin chắc chúng sẽ để ta yên.

– Tôi thì lại ngờ chuyện đó đấy – D’Artagnan nói – bởi chúng tiến rất kiên quyết. Vả lại, cùng với bọn lính thợ còn có bốn lính chiến đấu và một toán trưởng, đều trang bị súng hỏa mai.

– Chính vì chúng không trông thấy bọn ta đấy – Athos nói.

Aramis nói:

– Thú thật, tôi cảm thấy tởm lợm khi phải bắn vào lũ thị dân đáng thương này.

– Một thày tu tồi mới đi thương bọn tà đạo.

– Thật ra, Athos nói – Aramis nói đúng đấy, tôi sẽ báo trước cho họ.

– Anh định làm trò quỷ gì vậy? – D’Artagnan nói – Anh định làm bia À, anh Athos thân mến.

Nhưng Athos không chút để ý đế ý kiến ấy, trèo lên lỗ hổng, một tay cầm súng, tay kia cầm mũ, và nói với bọn lính và bọn lính thợ đang kinh ngạc trước sự xuất hiện của chàng, và dừng lại cách pháo thành khoảng năm mươi bước lại còn chào chúng rất lịch thiệp:

– Các vị, chúng tôi gồm mấy người bạn và tôi, đang ăn điểm tâm trong pháo thành. Mà các vị biết rằng không gì khó chịu bằng bị làm phiền trong khi đang ăn điểm tâm, vì vậy chúng tôi yêu cầu các vị hãy đợi chúng tôi ăn xong, nếu các vị thấy nhất định phải làm việc ở đây thì xin để sau hãy đến, trừ khi các vị có thiện ý rời bỏ bọn phiến loạn và đến uống cùng chúng tôi chúc sức khỏe nhà Vua Pháp.

Coi chừng, Athos! – D’Artagnan kêu lên – Anh không thấy chúng đưa súng lên ngắm ư?

– Thấy quá chứ – Athos nói – Nhưng đấy toàn là thị dân bắn tồi lắm và như tránh bắn vào mình ấy.

Quả nhiên, cùng một lúc bốn phát súng nổ, và những viên đạn đều dính bẹt vào xung quanh Athos và chẳng viên nào trúng vào người chàng.

Bốn phát bắn trả lại hầu như đồng thời nhưng đều ngắm trúng hơn bọn xâm lược, ba tên hnh ngã lăn ra chết thẳng cẳng và một lính thợ bị thương.

– Grimaud, đưa khẩu khác! Athos vẫn đứng ở lỗ hổng nói.

Grimaud vâng lệnh ngay. Về phía ba người kia, họ tự nhồi thuốc lấy – loạt bắn thứ hai tiếp theo loạt thứ nhất, viên toán trưởng và hai lính công binh ngã ra chết, số còn lại bỏ chạy.

– Nào, các vị ra thôi – Athos nói.

– Và cả bốn người bạn lao ra khỏi pháo thành, đến tận chỗ quân Rochelle giao chiến, nhặt lấy bốn khẩu hỏa mai và cây giáo ngắn của tên toán trưởng. Tin chắc bọn chạy trốn phải về đến thành phố mới dừng lại, bốn người cùng trở lại pháo thành, mang theo chiến lợi phẩm.

– Nạp thuốc vào súng đi, Grimaud, Athos nói – và chúng ta các vị ạ, ta lại chén bữa điểm tâm và tiếp tục câu chuyện của chúng ta. Chuyện đến đâu rồi nhỉ?

D’Artagnan nói:

– Tôi nhớ câu chuyện đến chỗ đang bận tâm xem lộ trình mà Milady phải theo như thế nào.

Athos trả lời:

– Mụ đi sang Anh với mục đích gì?

– Mục đích ám sát hay cho người ám sát Buckingham.

D’Artagnan thốt lên một tiếng kêu kinh ngạc và tức tối:

– Nhưng thế thì thật đê tiện!

– Ồ! Về chuyện đó – Athos nói – tôi xin cậu hãy tin là tôi chẳng quan tâm mấy đâu. Bây giờ Grimaud, người đã nạp xong rồi, hãy cầm lấy cây giáo ngắn của tay toán trưởng, buộc vào đấy chiếc khăn và cắm lên đỉnh pháo thành để cho bọn phản nghịch Rochelle thấy được là chúng đã gặp phải những binh sĩ can trường và trung thành của nhà Vua.

Grimaud vâng lời mà không trả lời. Một lát sau, lá cờ trắng phấp phới bay bên trên đầu bốn người bạn. Tiếng hoan hô vang dậy như sấm, chào mừng sự xuất hiện lá cờ, một nửa doanh trại đổ ra xem.

– Thế nào? – D’Artagnan nhắc lại – Anh không quan tâm mấy việc mụ giết hay cho người giết Buckingham ư?

– Nhưng quận công là bạn của chúng ta.

– Quận công là người Anh, Quận công đánh lại chúng ta, vậy mặc xâc mụ muốn làm gì Quận công thì làm, tôi chỉ quan tâm đến việc ấy như một cái chai hết nhẵn rượu thôi.

Và Athos quăng cái chai chàng đang cầm và vừa rót hết nhẵn sang một cái bình ra xa chàng hai nhăm bước.

– Một giây thôi – D’Artagnan nói – tôi cũng không bỏ rơi ông ta như thế, ông ta đã tặng chúng ta những con tuấn mã.

– Và nhất là những bộ yên cương cực đẹp nữa – Porthos nói, và ngay lúc đó thôi, áo khoác của chàng vẫn còn đeo cái ngự của chiếc yên đó.

– Thêm nữa – Aramis nói – Chúa muốn sự cải hối chứ không phải là cái chết của tội đồ.

– Amen – Athos nói – để sau chúng ta hãy quay lại chuyện đó, nếu đó là sở thích của các vị, còn lúc này, điều làm tôi lo lắng hơn cả và tôi tin cậu sẽ hiểu tôi, D’Artagnan ạ, là đoạt lại ở mụ đàn bà ấy tấm bạch thư mà mụ đã bóp nặn được ở Giáo chủ và nhờ bức thư ấy mụ sẽ thanh toán được cậu và có thể cả bọn tôi nữa.

– Thế thì nó là một con quỷ chứ không phải là người nữa.

D’Artagnan hỏi:

– Tờ bạch thư ấy vẫn trong tay mụ chứ?

– Không, nó đã chuyển sang tay tôi rồi. Tôi không bảo là không vất vả đâu, bởi như thế sẽ là nói dối.

– Anh Athos thân mến – D’Artagnan nói – Tôi không đếm nổi những lần anh cứu sống tôi.

– Vậy ra để đến gặp mụ nên anh bỏ lại chúng tôi? Aramis hỏi.

– Đúng thế.

– Và anh có tấm bạch thư ấy của Giáo chủ? D’Artagnan hỏi.

– Nó đây này – Athos nói.

Và chàng rút mẩu giấy quý giá đó ra khỏi túi áo khoác.

D’Artagnan mở thư, cũng chẳng buồn giấu đôi tay run rẩy, và đọc:

“Theo lệnh của ta và vì lợi ích của quốc gia, người mang tờ gìấy này đã làm điều người đó phải làm”.

3 tháng 12 năm 1627

Richelieu

Quả là một sự miễn trừ đối với mọi điều luật – Aramis nói.

D’Artagnan cảm thấy như đọc bản án treo cổ chính mình, chàng nói:

– Phải xé mảnh giấy này đi!

– Hoàn toàn trái lại – Athos nói – Ta phải giữ nó như một báu vật. Phủ đầy vàng, tôi cũng không cho mảnh giấy này đâu.

– Và bây giờ mụ sẽ làm gì được nữa nào? – D’Artagnan hỏi.

– Ồ – Athos hững hờ nói – Có thể mụ ta sẽ viết thư cho Giáo chủ rằng một tên ngự lâm trời chu đất diệt tên là Athos đã dùng vũ lực tước đoạt tờ thông hành vạn năng của mụ, trong thư, mụ cũng sẽ khuyên nên trừ khử đồng thời cả tên Athos lẫn hai bạn nó là Porthos và Aramis. Giáo chủ sẽ nhớ ra ông luôn chạm trán với những con người đó trên đường đi của mình, rồi một buổi sáng ngày kia, ông sẽ cho bắt giữ D’Artagnan, và để cho hắn khỏi phải buồn phiền một mình, ông ta sẽ phái cả lũ chúng ta đến bầu bạn với hắn trong ngục Bastille.

Porthos nói:

– Ôi, anh đùa mà nghe cứ não cả ruột, Athos ạ!

– Tôi không đùa đâu.

– Anh có biết không – Porthos nói – thà cắn cổ cái con Milady trời đánh đó còn nhẹ tội hơn cắn cổ cái bọn Tin lành khốn khổ chả bao giờ mắc tội gì khác là đi hát Thánh ca bằng tiếng Pháp chứ không bằng tiếng Latinh như chúng ta.

– Ngài nói sao, tu viện trưởng? – Athos bình thản hỏi Aramis.

– Tôi nói tôi tán thành ý kiến Porthos – Aramis trả lời.

– Tôi cũng thế – D’Artagnan nói.

– Cũng may mà mụ ấy ở xa – Porthos nói – bởi tôi thú thật, nếu mụ ở đây thì ngứa ngáy chân tay tôi lắm.

– Mụ làm phiền tôi ở Anh cũng như ở Pháp – Athos nói.

– Mụ làm phiền tôi ở khắp nơi – D’Artagnan nói.

– Nhưng khi cậu tóm được mụ, – Porthos hỏi – cậu không dìm chết, bóp cổ, treo cổ mụ lên chứ? Chỉ có chết rồi, mụ mới không trở lại được.

– Cậu tin vậy ư? Porthos? – Athos hỏi với một nụ cười u tối mà chỉ D’Artagnan mới hiểu.

– Tôi có một ý kiến – D’Artagnan nói.

– Nói xem nào? – Cả mấy người cùng bảo chàng.

Grimaud bỗng hét lên:

– Cầm súng!

Lần này một toán nhỏ khoảng hai mươi đến hai nhăm người, nhưng không còn là lính thợ nữa đó là bọn lính đồn trú.

Porthos nói:

– Ta quay về doanh trại chăng? Tôi thấy có vẻ không cân sức.

– Không được – Athos trả lời – vì ba lý do. Thứ nhất, chúng ta chưa xong bữa điểm tâm. Thứ hai, chúng ta vẫn còn những điều quan trọng phải bàn. Thứ ba, còn thiếu mười phút nữa mới hết hạn cược.

– Vậy thì, Aramis nói – phải vạch ra một kế hoạch tác chiến chứ.

– Rất đơn giản – Athos nói – ngay khi quân địch ở đúng tầm, là ta bắn. Nếu chúng tiếp tục tiến, ta bắn nữa cho kỳ hết súng đã nạp sẵn, nếu bọn còn lại muốn leo lên xung phong, chúng ta để cho bọn vây ta xuống đến tận hào, lúc đó ta mới đẩy những vạt tường đã lung lay chỉ còn trụ lại nhờ ở thế cân bằng kỳ quái lên đầu chúng.

– Hoan hô! – Porthos nói – Athos ạ, nhất định anh sinh ra là để làm tướng rồi, và Giáo chủ cứ tưởng mình là nhà quân sự đại tài cũng chưa nước mẹ gì so với anh.

– Thưa các vị – Athos nói – Đừng lải nhải vô tích sự nữa, tôi xin đấy, mỗi người hãy nhằm một tên đi.

– Tôi nhằm tên của tôi rồi – D’Artagnan nói.

– Tôi cũng có rồi – Porthos nói.

– Tôi cũng thế – Aramis nói.

– Vậy bắn! – Athos nói.

Bốn phát súng cùng nổ thành một tiếng và bốn tên ngã.

Lập tức tiếng trống đánh thúc giục tốp lính xông lên theo nhịp trống.

– Thế là tiếng súng nối tiếp nhau nổ, lúc mau lúc thưa, nhưng luôn luôn chính xác. Tuy nhiên vì biết được sự yếu thế về quân số của bọn họ, quân Rochelle tiếp tục tiến bước.

Cứ ba phát bắn ra thì hai tên ngã, nhưng việc tiến quân của những tên còn vững vẫn không chịu chậm lại. Đến chân pháo thành, quân thù còn mười hai hay mười lăm tên gì đó, một loạt đạn cuối cùng bắn ra đón chúng nhưng chúng không hề dừng lại, chúng nhảy xuống hào và chuẩn bị leo lên lỗ hổng.

– Bây giờ, các bạn – Athos nói – Một đòn nữa cho xong đi, ra chỗ tường, ra chỗ tường đi!

Và bốn người, có Grimaud giúp, lấy nòng súng bẩy tường, một mảng tường khổng lồ ngả xuống như bị gió đẩy, long khỏi chân, rơi đánh rầm xuống hào thành một tiếng khủng khiếp, rồi người ta nghe thấy tiếng kêu thét lớn, một đám mây bụi bốc lên cao – và thế là hết.

– Liệu chúng có cho bẹp dí từ đứa đầu đến đứa cuối không? – Athos hỏi.

– Tôi thấy hình như thế – D’Artagnan nói.

– Không – Porthos nói – có hai ba đứa đang bò lê chạy trốn kia kìa.

Quả nhiên ba bốn tên khốn khổ, người đầy bùn và máu chạy trốn trên con đường trống vắng về thành phố, đó là tất cả những gì còn lại của toán nhỏ ấy.

Athos nhìn đồng hồ rồi nói:

– Thưa các vị, chúng ta ở đây đã được một giờ rồi, và đã thắng cược. Nhưng chúng ta phải là những tay chơi đẹp. Hơn nữa D’Artagnan còn chưa nói ý kiến của mình.

– Và chàng ngự lâm, với vẻ bình tĩnh vốn có, ra ngồi trước những món ăn còn lại của bữa điểm tâm.

– Ý kiến của tôi ư? – D’Artagnan nói.

– Phải, cậu đã nói cậu có một ý kiến kia mà – Athos nói.

– À, phải rồi! – D’Artagnan nói tiếp – tôi sẽ qua bên Anh lần thứ hai, tôi sẽ tìm Buckingham.

– Cậu sẽ không làm điều đó được, D’Artagnan – Athos lạnh lùng nói.

– Tại sao vậy? Tôi đã từng sang đó mà?

– Phải, lần đó, chúng ta không đang có chiến tranh, ông De Buckingham là một đồng minh chứ không phải là một kẻ thù. Điều cậu định làm sẽ bị quy là phản bội.

D’Artagnan hiểu sức mạnh của lý lẽ đó nên im mất.

– Nhưng – Porthos nói – hình như tôi cũng có ý kiến đây!

– Im để nghe ý kiến của Porthos nào! -Aramis nói.

– Tôi xin ông De Treville nghỉ phép, viện một cái cớ nào đó mấy người sẽ tìm hộ, vì tôi không giỏi về chuyện viện cớ. Milady không biết tôi, tôi đến gần mụ, mụ cũng không nghi ngại gì, và khi tôi tìm được người đẹp, tôi sẽ bóp chết mụ.

– Ờ được đấy! Athos nói – có thể chấp thuận ý kiến ấy được.

– Thôi đi! – Aramis nói – Giết một người đàn bà ư! Không, nghe đây, tôi có một ý kiến thiết thực.

Athos vốn rất tôn trọng chàng ngự lâm trẻ này nên nói:

– Để xem ý kiến của Aramis nào!

– Phải báo trước cho Hoàng hậu.

– Hay! Phải rồi – cả Porthos lẫn D’Artagnan đều reo lên –

– Thế là cũng đã có cách rồi.

– Báo trước cho Hoàng hậu ư? – Athos nói – Và báo thế nào?

– Chúng ta có ai thân thích trong triều không? Ta có thể cử ai đến Paris mà ở doanh trại người ta không biết không? Đây đến Paris là bốn trăm dặm. Thư của chúng ta chưa tới Ănggiê thì chúng ta đã bị tống vào hầm tối rồi.

– Về việc làm thế nào để chuyển thư an toàn cho Hoàng hậu – Aramis đỏ mặt nói – tôi xin đảm nhiệm, tôi quen một người ở Tours rất khôn khéo.

Aramis thấy Athos mỉm cười liền dừng lại.

– Thế nào, anh Athos, anh không chấp nhận cách đó ư? – D’Artagnan nói.

– Tôi không hoàn toàn bác bỏ – Athos nói – nhưng chỉ muốn lưu ý Aramis là không thể rời khỏi doanh trại được, mà mọi người khác ngoài chúng ta đều không an toàn, chỉ cần hai giờ sau khi phái viên ra đi là bọn tu sĩ dòng Frăngxít, bọn mật vụ, bọn mũ nồi đen của Giáo chủ đã thuộc lòng bức thư, và người ta sẽ bắt giữ cậu cùng với con người khôn khéo của cậu nữa.

– Chưa kể – Porthos nói – Hoàng hậu sẽ cứu De Buckingham nhưng không cứu chúng ta đâu.

– Thưa các vị – D’Artagnan nói – điều Porthos nói đầy ý nghĩa đấy.

– Ơ kìa? Có chuyện gì xảy ra trong thành ấy nhỉ! – Athos hỏi.

– Chúng đánh trống ra quân.

Bốn người lắng tai nghe, và tiếng trống vang đến tận chỗ họ.

– Các cậu sẽ thấy chúng sắp phái cả một binh đội đến đánh chúng ta đấy – Athos nói.

– Anh không định chống chọi với cả một binh đội đấy chứ?

Porthos hỏi.

– Tại sao không? – Chàng ngự lâm quân đáp – Tôi cảm thấy mình đang hăng máu đây. Và tôi sẽ trụ vững trước cả một đạo quân, chỉ cần chúng ta phòng bị trước bằng cách có thêm mười hai chai rượu nữa.

D’Artagnan nói:

– Tôi thề là tiếng trống đang đến gần đấy. Cứ để cho nó đến gần – Athos nói – Đường đi từ đây đến thành phố chỉ mất mười lăm phút và do đó từ thành phố đến đây cũng vậy. Còn khối thì giờ để ta vạch ra kế hoạch của ta. Nếu đi khỏi đây, chẳng bao giờ chúng ta còn tìm lại được một chỗ thuận lợi như thế. Và xem này, đúng là mình vừa có một ý rất hay, các vị ạ.

– Nói xem nào.

Cho phép mình ra lệnh cho Grimaud một vài điều cần thiết.

Athos ra hiệu cho người hầu của mình lại gần.

– Grimaud – Athos chỉ những người chết nằm yên trong pháo thành – Anh đem những vị này dựng lên tựa vào tường thành, đội mũ lên đầu họ, và đặt súng vào tay họ(1).

– Ôì, vĩ nhân! – D’Artagnan nói – Tôi hiểu anh rồi – Cậu hiểu ư? – Porthos hỏi – Còn anh, Grimaud, anh có hiểu không? Aramis nói.

Grimaud ra hiệu có hiểu.

– Chỉ cần có thế thôi – Aramis nói – ta trở lại ý kiến của tôi đã.

– Tôi muốn hiểu cặn kẽ cơ – Porthos nói.

– Không cần thiết.

– Có chứ, có chứ, phải hiểu cặn kẽ ý kiến của anh Athos chứ? cả D’Artagnan và Aramis cùng nói.

– Cái mụ Milady ấy, mụ đàn bà ấy, con súc sinh ấy, con quỷ ấy có một gã em chồng, theo như cậu nói với tôi có phải không, D’Artagnan?

– Phải, tôi còn biết ông ta rất rõ nữa, và tôi cũng tin ông ta không có cảm tình mấy với chị dâu mình.

– Điều đó không phải là dở, nhưng nếu ông ta ghét mụ thì tốt hơn.

– Trong trường hợp đó, chúng ta càng được việc.

– Thế nhưng – Porthos nói – tôi vẫn muốn biết Grimaud làm cái gì?

– Tên gã em chồng là gì?

– Huân tước De Winter.

– Bây giờ hắn ở đâu?

– Trở về London ngay khi có tin chiến tranh rồi.

– Thế thì, đó chính là người mà chúng ta cần, Athos nói – đó chính là người thích hợp với cậu để báo trước. Chúng ta sẽ cho ông ta biết là chị dâu ông ta đang định ám sát ai đó, và chúng ta sẽ yêu cầu ông ta đừng rời mắt khỏi mụ ta. Tôi hy vọng ở London chắc cũng có một cơ sở nào đó chứa những mụ đàn bà con gái sa ngã để hoàn lương, để ông ta tống chị dâu mình vào đó, thế là ta yên tâm.

– Yên tâm – D’Artagnan nói – cho đến khi mụ ta ra khỏi đây.

– Chà, thật tình – Athos nói – cậu đòi hỏi nhiều quá đấy, D’Artagnan à, tôi đã hiến cho cậu tất cả những gì tôi có, và xin báo trước thế là cạn túi rồi.

– Tôi thì tôi lại thấy thế này tốt hơn – Aramis nói, chúng ta báo trước cho cả Hoàng hậu lẫn Huân tước De Winter.

– Đúng, nhưng chúng ta sẽ nhờ ai mang thư đến thành Tours và đến London?

– Tôi đảm bảo Bazin đi được – Aramis nói.

– Và tôi, là Planchet – D’Artagnan nói.

Porthos nói:

– Quả là nếu chúng ta không thể rời doanh trại, thì những người hầu của chúng ta có thể rời đi lắm chứ.

– Hẳn rồi – Aramis nói – và ngay hôm nay, ta viết thư, ta sẽ cho họ tiền và họ ra đi.

– Chúng ta cho họ tiền? – Athos hỏi lại – vậy các cậu có tiền không?

Bốn người nhìn nhau, và một áng mây lướt trên trán họ vừa mới rạng ra được một lúc.

– Báo động! – D’Artagnan hét lên – tôi thấy những chấm đen và những chấm đỏ đang động đậy dưới kia, vậy mà anh nói là một binh đội được ư, Athos, cả một đạo quân đấy!

– Phải, chúng đấy! – Athos đáp – Cậu thấy lũ thâm hiểm này đang đến không kèn, không trống chứ? A, làm xong rồi hả Grimaud?

Grimaud ra hiệu xong rồi, và chỉ mười hai xác chết hắn đã đặt trên những độ cao rất ngoạn mục số này thì cầm súng, số kia thì nhắm bắn, số khác tay cầm gươm.

– Hoan hô? – Athos nói – trí tưởng tượng của người như thế là đáng tôn vinh đó.

– Thì cũng đến thế thôi – Porthos nói – Tôi muốn hiểu cặn kẽ cơ.

– Hãy chuồn đã – D’Artagnan nói – anh sẽ hiểu sau.

– Khoan tí đã các vị! Khoan một tí cho Grimaud có thì giờ dọn dẹp đi đã.

– Này này! – Aramis nói – Những chấm đen và chấm đỏ mỗi lúc một to thêm và trông rõ quá rồi, tôi đồng ý với D’Artagnan, tôi tin chúng ta không còn dềnh dàng việc rút về doanh trại được nữa đâu.

– Thì tôi có gì để chống lại việc rút lui nữa đâu. Chúng ta đánh cược một giờ, ta đã ở đây một giờ rưỡi, có gì đáng nói nữa, đi thôi, các vị, đi thôi.

Grimaud bê thúng thức ăn thừa đi trước.

Bốn người đi sau gã cách khoảng mươi bước.

– Ê này các vị – Athos nói – Chúng ta làm cái quỷ gì thế?

– Anh quên cái gì ư? – Aramis hỏi.

– Mẹ kiếp, còn lá cờ? Không thể để cờ lọt vào tay quân thù được, ngay cả khi nó chỉ là một cái khăn ăn.

Và Athos lao trở lại pháo thành, leo lên bậc thềm, nhổ lấy lá cờ lên, có điều quân Rochelle đã đến đúng tầm bắn, chúng bắn chát chúa vào phía chàng đang phơi mình ra như một thú vui.

Athos vừa vẫy cờ vừa quay lưng lại bọn Rochelle và chào những người của doanh trại. Từ hai mặt tiếng reo hò vang dội, một mặt là những tiếng la hét giận dữ, mặt kia lại là những tiếng reo cuồng nhiệt.

Một loạt đạn thứ hai tiếp theo loạt thứ nhất và ba viên khoan thủng biến chiếc khăn ăn thành một lá cờ thực sự. Tiếng la vang lên từ khắp doanh trại.

– Xuống đi, xuống đi!

Athos đi xuống. Các bạn đang rất đỗi lo âu đợi chàng, rất vui mừng thấy chàng trở lại.

– Nào, nào – D’Artagnan nói – Bước dài chân ra, mau lên, giờ thì chúng ta đã giải quyết được tất cả rồi, trừ mỗi tiền thôi, để bị giết thì ngu ngốc quá.

Nhưng Athos vẫn bước một cách đường hoàng, mặc kệ những lời chỉ trích của các đồng đội, rồi thấy chỉ trích cũng vô ích, họ đành phải bước theo kiểu đường hoàng theo chàng.

Grimaud bê thúng đi trước đã ra khỏi tầm bắn.

Một lát sau lại vang lên tiếng súng bắn tới.

– Thế là thế nào? – Porthos hỏi – Chúng bắn vào cái gì vậy?

– Tôi không nghe thấy tiếng đạn réo và chẳng nhìn thấy ai cả.

– Chúng bắn vào những xác chết đấy – Athos trả lời.

– Nhưng những xác chết của chúng ta sẽ không đáp lại.

– Đúng thế, thế là chúng liền tưởng là một ổ phục kích, chúng sẽ bàn bạc, rồi sẽ cử một tên đến thương nghị, và khi chúng nhận ra đó là một trò đùa, chúng ta đã ở ngoài tầm bắn.

– Bởi thế làm gì phải vội vã cho nó hết hơi.

– Ồ, tôi hiểu rồi? – Porthos kinh ngạc nói.

– Thế thì sung sướng quá! – Athos nhún vai nói.

Về phía mình, những người Pháp thấy bốn người bạn lững thửng trở về, reo lên cuồng nhiệt.

Cuối cùng một loạt đạn súng trường lại vang lên, và lần này đạn tới bệt dí trên sỏi đá xung quanh bốn người bạn, và réo lên thê thảm bên tai họ. Bọn Rochelle cuối cùng cũng đã chiếm được pháo thành.

– Đúng là một lũ vụng về – Athos nói – Chúng ta giết được bao nhiêu đứa? Mười hai phải không?

– Hoặc mười lăm gì đó.

– Bao nhiêu đứa bị chết bẹp?

– Từ tám đến mười đứa.

– Mất tất cả ngần ấy mà không đổi lại được một vết xước ư?

– Chà! Khá thật? Cậu làm sao ở tay vậy, D’Artagnan? Máu ư?

– Không sao cả – D’Artagnan nói.

– Một viên đạn lạc?

– Không phải đâu.

– Vậy là cái gì?

Như đã nói, Athos yêu D’Artagnan như con mình, và cái tính u trầm và cứng rắn đôi khi đối với chàng trai trẻ lại như những chăm sóc của người cha.

– Vết xước da thôi – D’Artagnan đáp – những ngón tay tôi lại bị kẹp giữa hai hòn đá, một hòn ở bức tường và một viên trên chiếc nhẫn, thế là da bị rách ra.

– Thế mới biết thế nào là có kim cương, ông chủ ạ – Athos nói mỉa.

– Và phải rồi – Porthos reo lên – Quả là có một viên kim cương cơ mà, vậy thì tại cái quỷ gì mà một khi đã có một viên kim cương lại cứ phàn nàn là không có tiền?

– Ừ, phải rồi! – Aramis nói.

– Thế là may quá rồi, Porthos, lần này mới thật là một ý kiến.

– Hẳn rồi – Porthos gân cổ lên nói trước sự khen ngợi của Athos – một khi có kim cương, ta bán béng nó đi.

– Nhưng – D’Artagnan nói – Đó là kim cương của Hoàng hậu.

– Càng đáng bán – Athos nói tiếp – Hoàng hậu cứu Buckingham người tình của mình, không gì đúng hơn thế.

– Hoàng hậu cứu chúng ta, những người bạn của bà, không gì đạo lý hơn, bán cái nhẫn kim cương đi. Ngài nghĩ sao, cha tu viện trưởng? Tôi không hỏi ý kiến Porthos nữa, cậu ấy đã nói rồi.

– Còn tôi thì nghĩ – Aramis đỏ mặt lên nói – vì chiếc nhẫn không phải do người tình tặng và do đó không phải là tín vật của tình yêu nên D’Artagnan có thể bán nó.

– Bạn thân mến, anh nói như một nhà thần học bằng xương, bằng thịt vậy. Như thế ý kiến của anh là…

– Là bán cái nhẫn kim cương – Aramis trả lời.

– Thế thì! – D’Artagnan vui vẻ nói – Ta bán chiếc nhẫn kim cương đi và đừng bàn bạc gì nữa.

Loạt súng mới tiếp tục nổ, nhưng mấy người đã ra khỏi tầm bắn và quân Rochelle chỉ còn bắn để khỏi trái với lương tâm của họ.

– Quả thật tôi thấy ý kiến của Porthos đưa ra thật đúng lúc.

– Giờ đây ta đã ở doanh trại. Như vậy, thưa các vị, không nói ra nói vào một câu nào nữa về mọi chuyện này. Người ta đang quan sát chúng ta, sẽ đến gặp gỡ chúng ta, chúng ta sẽ được công kênh vì chiến thắng.

Quả nhiên, toàn doanh trại đùng đùng chuyển động, hơn hai nghìn người đã tham dự một trò bịp bợm như một màn kịch, một trò bịp bợm may mắn của bốn người bạn mà còn lâu người ta mới nghi ngờ động cơ thực sự của nó. Người ta chỉ còn nghe thấy những tiếng hò “Cận vệ muôn năm! Ngự lâm muôn năm”.

Ông De Buyxinhi là người đầu tiên đến siết tay Athos, nhận đã thua cược. Chàng long kỵ binh và chàng lính Thụy sĩ đi theo ông ta, tất cả các bạn hữu đều đi theo chàng Long kị binh và chàng Thụy Sĩ. Khen ngợi bắt tay, ôm hôn không dứt, những chuỗi cười đối với bọn Rochelle không tắt, cuối cùng là một sự náo động lớn đến nỗi Giáo chủ tưởng có nổi loạn phải sai La Huđinie, viên đại úy cận vệ đến xem có chuyện gì.

Mọi việc được kể lại cho vị phái viên với tất cả sự tưng bừng cuồng nhiệt.

– Thế nào? – Giáo chủ hỏi khi thấy La Hyđinie.

– Ồ, thưa Đức ông – người này nói – đó là ba chàng ngự lâm quân và một cận vệ đánh cược với ông De Buyxinhi đến ăn điểm tâm trong pháo thành Saint Giécve, và vừa ăn vừa chống chọi trong hai giờ đồng hồ với quân thù và tôi không biết đã giết được bao nhiêu quân Rochelle.

– Ông có hỏi tên ba người đó không?

– Có, thưa Đức ông.

– Tên là gì?

– Đó là các ông Athos, Porthos, và Aramis.

– Vẫn là mấy tay can trường của ta – Giáo chủ lẩm bẩm – Và tay cận vệ?

– Ông D’Artagnan.

– Vẫn luôn là gã quỷ non của ta! Dứt khoát bốn con người ấy phải thuộc về ta.

Ngay tối ấy, Giáo chủ nói với ông De Treville về chiến công buổi sáng khiến cả doanh trại phải bàn tán. Ông De Treville đã nắm được câu chuyện phiêu lưu ấy từ chính miệng của những nhân vật từng là anh hùng đó, liền kể lại hết đến từng chi tiết, không quên đoạn chiếc khăn cho Giáo chủ nghe.

– Tốt lắm, ông De Treville ạ – Giáo chủ nói – Làm ơn cho tôi được giữ chiếc khăn. Tôi sẽ cho thêu ba bông huệ bằng vàng lên đó, và tôi sẽ trao lại cho đại đội ngài để làm quân kỳ.

– Thưa Đức ông – Ông De Treville nói – Như thế sẽ bất công đối với quân cận vệ. Ông D’Artagnan không thuộc quân tôi mà thuộc ông des Essarts.

– Thế thì, ông hãy lấy anh ta sang đại đội ông đi – Giáo chủ nói – Một khi bốn chiến binh can trường yêu quý nhau đến thế mà lại không phục vụ trong cùng một đại đội há chẳng bất công sao.

Ngay tối đó, ông De Treville báo cáo tin ấy cho ba chàng ngự lâm và D’Artagnan và mời cả bốn người hôm sau tới ăn điểm tâm.

D’Artagnan không đủ sức để gánh nổi vui mừng nữa. Uớc mơ suốt đời chàng là trở thành một ngự lâm quân.

– Thật tình! – D’Artagnan nói với Athos – Ý của anh đã làm nên chiến thắng đó, và như anh đã nói đấy, chúng ta đã có thể gắn nó với một cuộc bàn bạc quan trọng bậc nhất.

– Ta lại còn có thể trở lại câu chuyện đó lúc này mà không bị ai nghi ngờ, bởi nhờ Chúa phù hộ, từ nay chúng ta chuyển sang phe Giáo chủ rồi.

Ngay tối đó, D’Artagnan tới để tỏ lòng tôn kính ông des Essarts và báo tin cho ông mình đã được đề bạt.

Ông des Essarts rất yêu D’Artagnan liền ngỏ ý tặng chàng một số thứ, vì sự thay đổi đơn vị sẽ dẫn đến những khoản chi tiêu sắm sửa quân trang.

D’Artagnan từ chối, nhưng không bỏ lỡ dịp tốt, chàng nhờ ông đánh giá giúp chiếc nhẫn kim cương trao cho ông mà chàng muốn đổi thành tiền.

Tám giờ sáng hôm sau, tên hầu của ông des Essarts đến chỗ D’Artagnan và trao cho chàng một túi vàng bẩy nghìn livres.

Đó là giá chiếc nhẫn kim cương của Hoàng hậu.

Chú thích:(1) Tác giả áp đặt quá đáng tình tiết này: Người đã chết không thể giữ súng trong tay, và bao nhiêu việc như thế làm sao có thể thực hiện trong mười lăm phút.

Chọn tập
Bình luận