Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tuyển tập Truyện Ngắn Nguyễn Công Hoan

Thịt người chết

Tác giả: Nguyễn Công Hoan
Thể loại: Văn Học Việt Nam

Vì mới chết lần này là lần đầu, nên anh Xích chưa có lịch duyệt về khoản ấỵ

Thực vậy, nếu chết ở tỉnh, thì ai láu, nên chọn vào đêm thứ sáụ Như thế, vợ con có vừa vặn thì giờ để cáo phó lên báọ Và đến chủ nhật, cất đám, có đủ các cụ, các quan, các ông, các bà, thân bằng cố hữu đi đưa đông. ở nhà quê, nếu chết vì tai nạn, người khôn ngoan bao giờ cũng tránh ngày chủ nhật hoặc ngày lễ, thì sự khám xét, tống táng mới mong chóng được.

Nhưng khốn nỗi, xưa nay, không ai chết đến lần thứ hai để được bài học kinh nghiệm về cách chết. Vì vậy, vẫn có nhiều người chết một cách ngờ nghệch.

Nhất là anh Xích, một dân quê vô học, nên càng ngu dại nữạ Anh đã vô ý mà chết đuối ngay vào đêm thứ bảy vừa rồị

Nguyên cha anh, ông Cứu, thầu của làng cái đầm sen ngay giáp lũy trẹ Ðến mùa này hoa nở, ông phải làm chòi nhỏ ở giữa đầm, hai bố con cắt lượt nhau ra ngủ đó để canh.

Chiều hôm ấy, anh Xích đã đánh chén ở đình, say bí tỉ. Ðến xẩm tối, anh vừa về đến nhà, đã bị ông Cứu giục mang điếu và gối ra chòị

Anh lao đao đi, rồi không hiểu sao, sáng sớm hôm sau, không thấy về. Và đến độ tám giờ, xác anh đã nổi lên, trôi lềnh bềnh vào gần bờ.

Người ta đoán nhiều cớ về cái chết nàỵ Nhưng tựu trung, chỉ hai thuyết có thể hợp lý được:

Một là, anh Xích vì say quá, loạng choạng chở thúng bị ngã vào chỗ sâụ

Hai là, đang đêm anh ngủ mê, vô ý cựa, đến nỗi anh lăn tòm xuống nước.

Chứ những tiếng đồn anh ta tự tử vì việc gia đình, hoặc bị kẻ thù đánh chết đều không thể tin được.

Hương lý tò mò, hỏi dò hai bên hàng xóm nhà ông Cứu, xem hôm trước hai cha con có to tiếng gì với nhau không. Họ cố ý nhận xét rất kỹ lưỡng cái thây người xấu số. Nhưng không ai tìm ra được một chứng cứ gì khả nghị Và khi được tin dữ dội con ông Cứu bị nạn, cả làng ra tận bờ đầm xem. Ai cũng phàn nàn, thương tiếc người con trai tử tế, hiền lành. Và trông cái xác chết còng queo ngâm dưới nước, đố ai cầm lòng cho đậụ

Bà Cứu tru tréo lăn lộn, mấy lần toan nhảy tùm xuống ôm lấy con. Nhưng bà bị người ta giữ lạị Trong lúc như điên cuồng, bà chửi cả ông lý trưởng không cho bà vớt anh Xích lên, để đặt lên bờ. Bởi vì bà mếu máo và chắp tay lạy lấy lạy để mọi người và nói:

– Nó đau lòng lắm, các ông các bà ơi!

Nhưng người ta khuyên:

– Ðể quan về khám, làm biên bản xong, bà muốn làm ma to cỗ lớn thế nào mặc bà. Chứ bây giờ, bà đừng nên đụng đến anh ấỵ Ngộ độc anh ấy lên bờ, rồi mình mẩy xây xước chẳng hạn, thì quan nào cho chôn? Vả chết đuối, sao nằm trên bờ được?

Bà Cứu không tin, gắt:

– Không cho chôn thì quan giữ làm gì?

– Giữ để chờ đốc-tờ về khám. Như thế, lại lâu rạ

Bà nghe hiểu, xỉ mũi, lau nước mắt, và ngồi xổm cạnh cái quan tài rỗng không, dưới bóng cây, đành lòng chờ đợị

Bà mong được phép chôn con như mong mẹ về chợ. Người nhà bà lên huyện trình quan ngay từ sáng, nhưng đến bây giờ, không hiểu sao, chưa thấy về. Ðường lên huyện không xa, chẳng rõ vì sao lại có sự chậm chạp thế này được.

Nhưng một giờ. Lại hai giờ. Lại ba giờ.

Bà Cứu không còn sức và nước mắt để chờ, để khóc nữạ Bà hết đứng lại đi loanh quanh, không dám trông chỗ con nằm.

Rồi bà ngồi xổm xuống đất, gục mặt vào đầu gối để nghe ngóng. Bà đợi một hiệu còi ô-tô của quan. Những lúc có tiếng xay lúa ù ù, bà khấp khởi lắng tai, và thở dài vì mừng hụt.

*

* *

Mặt trời chói lọi, rọi tia lửa xuống đất.

Thây anh Xích bắt đầu đổi khác. Chân tay co quắp hơn. Tóc lỏa tỏa như món rễ bèo Nhật Bản.

Gió hiu hiụ Làn sóng rập rờn liếm vào thân anh kêu óc ách. Anh rập rình như nằm trên giường lò xọ

Rồi tự nhiên, cái xác lật ngửa lên. Con người trước kia hiền lành là thế, nay biến thành con bò thui: bụng phềnh to, má phềnh to, mặt phềnh tọ Ðôi mắt híp lại, như bị kéo dài ra tận mang taị Tứ chi rúm ró. Ai trông thấy bộ dạng nhăn nhó, dọa nạt của người chết, mà khỏi rợn tóc gáy được?

Từ lúc ấy, người thân thích đến thăm thưa dần. Rồi sau hết, không ai dám lại gần đấy nữạ Những khách đi đường vì vô tình hoặc bất đắc dĩ phải qua, đều che nón, ngậm miệng, và đến chỗ xa, rùng mình một cái mới nhổ toèn toẹt.

ông Cứu ở nhà để chờ quan về khám, cũng chẳng kém nóng ruột. ông như chết một nửa người mà vẫn phải tiếp khách đến hỏi thêm mỗi lúc một đông. ông chỉ muốn được yên, để nằm nhoài ra mà kêu gào, vật vã cho hả nỗi phụ tử tình thâm. ông lại lo lắng, không hiểu vợ ông ngồi ngoài bờ đầm, có ai canh giữ cẩn thận, hay lại chẳng nén nổi lòng thương, mà liều mình quá, thì ông thêm một nỗi ân hận nữa suốt đờị

Họ hàng chạy đến mỗi người giúp một việc. Người bầy ở dưới nhà ngang một bàn thờ cỏn con, lấp láy có đôi nến trắng. Người lược may đồ khâm liệm và xé khăn cho lũ em.

Rồi đến khi được biết rằng là ngày chủ nhật, cả buổi hầu sáng, quan không ra công đường, vì đêm trước ngài nhảy đầm trên tỉnh, ba bốn giờ sáng mới về. Và đến chiều, cổng huyện đóng, vì là ngày nghỉ; thì ở nhà ông Cứu trợn mắt, kêu rú một tiếng, và ở cạnh lũy tre, bà Cứu ngã vật xuống đất, ngất đi đến năm phút đồng hồ.

Cả làng phải chờ.

Họ hàng sắp sửa việc ma chay xong, ai nấy về nhà để sáng hôm sau lại đến làm giúp. Người không thân thích lại bắt đầu công việc như cũ, chờ lúc kèn trống nổi lên thì đưa anh Xích ra đồng. ông Cứu cho người vực bà Cứu về. Hai vợ chồng già nằm chết gí ở hai giường, chờ cuộc khám xét của quan phụ mẫụ Tử thi chờ chôn, mỗi lúc một trương to, rập rềnh cạnh cái quan tài đang ngoác miệng chờ việc. Cảnh vật im ả như cũng chờ để nghe ngóng tin. ánh nắng cứ lẳng lặng rọi xuống. Cây cối mệt nhọc, cành gục lả.

Nhưng giữa nơi yên lặng, chìm đắm trong sự buồn thảm ấy, có một chỗ đầy vẻ hoạt động. Ngay ở quãng tử thi mà người đồng loại kinh tởm khi nhìn thấy, hoặc ghê sợ khi đến gần, thì những loài vật khác giống tỏ vẻ âu yếm, thiết tha lạ lùng. Dưới nước, lũ cá mương vui vẻ, nô giỡn với nhau, chui vào kẽ nách, lỗ tai, đớp thật nhanh, rồi chạy nhào biến mất. Rồi lại đớp. Rồi lại chạỵ Trên không, vo ve đàn ruồi nhặng, rủ nhau đậu đen kịt vào mặt mũi, chân tay, mải miết hút chất đồ ăn bổ. Thỉnh thoảng, chiếc lá tre vàng vằn vèo từ trên đâm bổ xuống, làm động cuộc kiếm ăn đang bình yên, thì vò một tiếng, lũ ruồi nhặng bay tản đị Nhưng khoảng khắc, lại bậu vào, làm thành những quầng đen trên tấm xác xám ngoẹt.

Rồi buổi chiều, một mùi nồng nặc, hăng hăng đã bay thoang thoảng đến được chỗ xa xạ Trên ngọn tre, xào xạc tiếng cánh bay, con quạ đen cố quặp hai chân vào một cành ẻo lả, vẫy đuôi để giữ thăng bằng cho vững chãi, rồi chao mắt thèm thuồng xuống mồị Rồi một con nữa cụp cánh, đậu ở cành cây khác, lên tiếng khàn khàn gọi nhaụ Chẳng mấy chốc, hai ba con nữa bay lạị

Một con vỗ cánh, bay sà xuống trước, đứng lên bụng thây người để thám hiểm. Thấy được bình yên, cả lũ theo nhau, mổ rỉa từng nơi một.

Như thế, anh Xích vô tình là ân nhân của đàn cá, ruồi, nhặng, quạ. Chân tay vẫn co quắp như dọa, mặt mũi vẫn nhăn nhó như nát, nhưng anh vẫn bị rỉa, bị hút, bị đớp như thường.

Thịt người chết, ai hay cũng là món đồ ăn quý hóạ

*

* *

Cho đến tận chín giờ sáng hôm sau, còi ô-tô đằng xa bỗng thét váng.

Ðàn quạ hết vía, vừa bay vừa kêu xa xả. Lũ ruồi nhặng, hốt hoảng vội trốn cho xạ Ðàn cá mương thấy nguy, lộn nhào mỗi con chui vào một xó.

Thì lúc ấy, trên bờ đầm, quan huyện tư pháp là một, cụ lục sự là hai, cậu lính lệ là ba, cùng trịnh trọng làm việc, và cùng trịnh trọng khạc nhổ. Cậu lệ cầm gậy, lật đi lật lại tử thị Quan và nha ghé mắt xem xét từng li từng tí và biên chép. Hương lý, vợ chồng ông Cứu, cùng họ hàng, người làng, ai nấy khoanh tay im lặng, nuốt đờm, nhìn chằm chặp vào xác chết. Người thở dàị Người lau nước mắt.

Khám nghiệm xong, quan truyền lính đuổi cả người tò mò ra xạ Và trước cảnh thương tâm, ngài ôn tồn hỏi ông Cứu:

– Cái đầm này mỗi năm anh kiếm lợi cả cá lẫn hoa có được đến dăm trăm không?

Thấy quan hỏi câu phiếm, không dính dáng gì đến vụ chết đuối, ông Cứu đành phải đáp:

– Dạ

– Anh cấy hai mươi mấy mẫủ

– Lậy quan lớn, hai mươi hai mẫụ

Quan gật gù:

– Thôi được, để cho anh biết rằng tôi rõ gia tư nhà anh lắm. Còn việc khám xét hôm nay, thì tôi không thể cho chôn ngay được. Vì tôi xét trong người tên Xích, có nhiều vết khả nghị Tôi phải bẩm tỉnh xin đốc-tờ về khám cho cẩn thận.

ông Cứu như sét đánh, run cầm cập, nhăn nhó kêu:

– Lạy quan lớn…

ông huyện lắc đầu:

– Nó bị bức tử. Phải có đốc-tờ mổ xẻ nó ra mới rõ được.

Bỗng có một tiếng tru lên, bà Cứu ôm mặt, lanh lảnh khóc:

– ối con tôi!

Tiếng khóc của người mẹ trước thi hài đứa con chết đuối đã chương, làm ai cũng phải cảm động. Nhưng trái lại, nó không làm chuyển nét mặt của quan tư pháp. Ðến đây, ông là đại diện cho Pháp luật. ông đã từ người bằng thịt bằng xương biến thành pho tượng bằng sắt đá lạnh lùng.

Vậy là sắt đá, tất không thể cảm được những tiếng khóc ẻo lả của người mẹ mất con, hoặc những tiếng kêu nài mềm yếu của người cha oan uổng. Cảm được sắt đá, duy chỉ có một vật. Vật ấy cố nhiên phải rắn, tuy chẳng được rắn bằng sắt, cũng phải rắn hơn đá. Mà vật rắn ấy, nhà ông Cứu không thiếụ Nó làm bằng loài bạc.

Thấy ông huyện lặng nhìn tử thi đương xông lên một mùi khắm lằm lặm, ông Cứu não ruột nói:

– Xin rước quan về nhà nghỉ cho đỡ nắng.

ông huyện chẳng biết vô tình hay cố ý, lấy tay xua ruồi, và khạc nhổ, rồi đáp:

– ừ, kẻo ở đây tởm lắm. Nó đã trương to, mà ruồi, nhặng, cá, quạ cứ xán vàọ Lại còn phải phơi nắng, đợi thầy thuốc mổ xẻ nữa, thì biết bao giờ mới được chôn!

Rồi vừa đi, ngài vừa bảo ông lục sự:

– Ðích là một án mạng, chứ không đúng như những lời trình trong giấy đâụ

ông Cứu tiến lại gần, nhỏ nhẻ thưa:

– Lạy quan lớn, còn vong hồn con con kiạ Nếu có thế nào; con cam chịu tội trước cửa quan lớn. Xin quan lớn cho phép con mai táng, con xin hậu tạ quan lớn.

Quan quay lại, nhìn ông Cứu bằng đôi mắt dịu dàng của một người có trái tim dễ cảm. Ngài hỏi:

– Anh định tạ tôi bao nhiêủ

– Lạy quan lớn, con xin khấn một nén.

Quan cười:

– Anh phải biết cứ tiền dầu xăng khứ hồi ô-tô tôi về đây cũng đáng một nén rồị

ông lục sự đi rảo cẳng lên, nói:

– Bẩm quan lớn việc này to chứ chẳng phải vừạ

Rồi ông cau mặt, trách ông Cứu:

– Cơ nghiệp anh như thế, mà anh muốn chôn ngay con anh, anh không tạ ơn quan nổi một bách hay saỏ

Rồi luôn mồm, ông thưa với ông huyện:

– Bẩm quan lớn, nghề dân ta họ vẫn ngu dại làm vậy, muốn chạy việc, lại cứ muốn không mất tiền.

ông Cứu nhăn nhó, nói khẽ với ông lục:

– Nhờ cụ bẩm với quan hộ, một bách thì tôi không sao lo được. Tôi xin tạ một nửạ

ông lục xua tay và trợn mắt, như ngăn cản một câu nói dại dột:

– Chết! Anh nói mới dễ nghe làm sao!

Rồi ghé tai ông Cứu, ông thầm thì:

– Này, chỗ thân, đằng này cam đoan xin hộ cho bằng được. Nhưng ít ra anh cũng cứ lo lấy bát thập, còn thập nguyên, cho đằng này ăn với chứ?

ông Cứu cũng thầm thì:

– Khốn như hiện hay không có đủ.

Thì hãy cứ hứa đi, mai kia lên tạ sau cũng được kia mà. Ðằng này nhận chọ Chứ anh đang tâm để con anh thế được à?

ông Cứu yên lặng, thở dàị

Quay lại phía sau, ông thấy vợ ông đương lăn lộn. ông không thể cầm được nước mắt, vội vàng mặc cả mấy câu nữa, rồi bằng lòng khấn quan bảy mươi đồng.

*

* *

Và một giờ sau, lũ ruồi, lũ nhặng, lũ cá, lũ quạ, tiếc ngẩn ngợ

Chúng nó biết đâu rằng quan huyện tư pháp đã tranh mất món mồi ngon của chúng.

1938

Hết

Vì mới chết lần này là lần đầu, nên anh Xích chưa có lịch duyệt về khoản ấỵ

Thực vậy, nếu chết ở tỉnh, thì ai láu, nên chọn vào đêm thứ sáụ Như thế, vợ con có vừa vặn thì giờ để cáo phó lên báọ Và đến chủ nhật, cất đám, có đủ các cụ, các quan, các ông, các bà, thân bằng cố hữu đi đưa đông. ở nhà quê, nếu chết vì tai nạn, người khôn ngoan bao giờ cũng tránh ngày chủ nhật hoặc ngày lễ, thì sự khám xét, tống táng mới mong chóng được.

Nhưng khốn nỗi, xưa nay, không ai chết đến lần thứ hai để được bài học kinh nghiệm về cách chết. Vì vậy, vẫn có nhiều người chết một cách ngờ nghệch.

Nhất là anh Xích, một dân quê vô học, nên càng ngu dại nữạ Anh đã vô ý mà chết đuối ngay vào đêm thứ bảy vừa rồị

Nguyên cha anh, ông Cứu, thầu của làng cái đầm sen ngay giáp lũy trẹ Ðến mùa này hoa nở, ông phải làm chòi nhỏ ở giữa đầm, hai bố con cắt lượt nhau ra ngủ đó để canh.

Chiều hôm ấy, anh Xích đã đánh chén ở đình, say bí tỉ. Ðến xẩm tối, anh vừa về đến nhà, đã bị ông Cứu giục mang điếu và gối ra chòị

Anh lao đao đi, rồi không hiểu sao, sáng sớm hôm sau, không thấy về. Và đến độ tám giờ, xác anh đã nổi lên, trôi lềnh bềnh vào gần bờ.

Người ta đoán nhiều cớ về cái chết nàỵ Nhưng tựu trung, chỉ hai thuyết có thể hợp lý được:

Một là, anh Xích vì say quá, loạng choạng chở thúng bị ngã vào chỗ sâụ

Hai là, đang đêm anh ngủ mê, vô ý cựa, đến nỗi anh lăn tòm xuống nước.

Chứ những tiếng đồn anh ta tự tử vì việc gia đình, hoặc bị kẻ thù đánh chết đều không thể tin được.

Hương lý tò mò, hỏi dò hai bên hàng xóm nhà ông Cứu, xem hôm trước hai cha con có to tiếng gì với nhau không. Họ cố ý nhận xét rất kỹ lưỡng cái thây người xấu số. Nhưng không ai tìm ra được một chứng cứ gì khả nghị Và khi được tin dữ dội con ông Cứu bị nạn, cả làng ra tận bờ đầm xem. Ai cũng phàn nàn, thương tiếc người con trai tử tế, hiền lành. Và trông cái xác chết còng queo ngâm dưới nước, đố ai cầm lòng cho đậụ

Bà Cứu tru tréo lăn lộn, mấy lần toan nhảy tùm xuống ôm lấy con. Nhưng bà bị người ta giữ lạị Trong lúc như điên cuồng, bà chửi cả ông lý trưởng không cho bà vớt anh Xích lên, để đặt lên bờ. Bởi vì bà mếu máo và chắp tay lạy lấy lạy để mọi người và nói:

– Nó đau lòng lắm, các ông các bà ơi!

Nhưng người ta khuyên:

– Ðể quan về khám, làm biên bản xong, bà muốn làm ma to cỗ lớn thế nào mặc bà. Chứ bây giờ, bà đừng nên đụng đến anh ấỵ Ngộ độc anh ấy lên bờ, rồi mình mẩy xây xước chẳng hạn, thì quan nào cho chôn? Vả chết đuối, sao nằm trên bờ được?

Bà Cứu không tin, gắt:

– Không cho chôn thì quan giữ làm gì?

– Giữ để chờ đốc-tờ về khám. Như thế, lại lâu rạ

Bà nghe hiểu, xỉ mũi, lau nước mắt, và ngồi xổm cạnh cái quan tài rỗng không, dưới bóng cây, đành lòng chờ đợị

Bà mong được phép chôn con như mong mẹ về chợ. Người nhà bà lên huyện trình quan ngay từ sáng, nhưng đến bây giờ, không hiểu sao, chưa thấy về. Ðường lên huyện không xa, chẳng rõ vì sao lại có sự chậm chạp thế này được.

Nhưng một giờ. Lại hai giờ. Lại ba giờ.

Bà Cứu không còn sức và nước mắt để chờ, để khóc nữạ Bà hết đứng lại đi loanh quanh, không dám trông chỗ con nằm.

Rồi bà ngồi xổm xuống đất, gục mặt vào đầu gối để nghe ngóng. Bà đợi một hiệu còi ô-tô của quan. Những lúc có tiếng xay lúa ù ù, bà khấp khởi lắng tai, và thở dài vì mừng hụt.

*

* *

Mặt trời chói lọi, rọi tia lửa xuống đất.

Thây anh Xích bắt đầu đổi khác. Chân tay co quắp hơn. Tóc lỏa tỏa như món rễ bèo Nhật Bản.

Gió hiu hiụ Làn sóng rập rờn liếm vào thân anh kêu óc ách. Anh rập rình như nằm trên giường lò xọ

Rồi tự nhiên, cái xác lật ngửa lên. Con người trước kia hiền lành là thế, nay biến thành con bò thui: bụng phềnh to, má phềnh to, mặt phềnh tọ Ðôi mắt híp lại, như bị kéo dài ra tận mang taị Tứ chi rúm ró. Ai trông thấy bộ dạng nhăn nhó, dọa nạt của người chết, mà khỏi rợn tóc gáy được?

Từ lúc ấy, người thân thích đến thăm thưa dần. Rồi sau hết, không ai dám lại gần đấy nữạ Những khách đi đường vì vô tình hoặc bất đắc dĩ phải qua, đều che nón, ngậm miệng, và đến chỗ xa, rùng mình một cái mới nhổ toèn toẹt.

ông Cứu ở nhà để chờ quan về khám, cũng chẳng kém nóng ruột. ông như chết một nửa người mà vẫn phải tiếp khách đến hỏi thêm mỗi lúc một đông. ông chỉ muốn được yên, để nằm nhoài ra mà kêu gào, vật vã cho hả nỗi phụ tử tình thâm. ông lại lo lắng, không hiểu vợ ông ngồi ngoài bờ đầm, có ai canh giữ cẩn thận, hay lại chẳng nén nổi lòng thương, mà liều mình quá, thì ông thêm một nỗi ân hận nữa suốt đờị

Họ hàng chạy đến mỗi người giúp một việc. Người bầy ở dưới nhà ngang một bàn thờ cỏn con, lấp láy có đôi nến trắng. Người lược may đồ khâm liệm và xé khăn cho lũ em.

Rồi đến khi được biết rằng là ngày chủ nhật, cả buổi hầu sáng, quan không ra công đường, vì đêm trước ngài nhảy đầm trên tỉnh, ba bốn giờ sáng mới về. Và đến chiều, cổng huyện đóng, vì là ngày nghỉ; thì ở nhà ông Cứu trợn mắt, kêu rú một tiếng, và ở cạnh lũy tre, bà Cứu ngã vật xuống đất, ngất đi đến năm phút đồng hồ.

Cả làng phải chờ.

Họ hàng sắp sửa việc ma chay xong, ai nấy về nhà để sáng hôm sau lại đến làm giúp. Người không thân thích lại bắt đầu công việc như cũ, chờ lúc kèn trống nổi lên thì đưa anh Xích ra đồng. ông Cứu cho người vực bà Cứu về. Hai vợ chồng già nằm chết gí ở hai giường, chờ cuộc khám xét của quan phụ mẫụ Tử thi chờ chôn, mỗi lúc một trương to, rập rềnh cạnh cái quan tài đang ngoác miệng chờ việc. Cảnh vật im ả như cũng chờ để nghe ngóng tin. ánh nắng cứ lẳng lặng rọi xuống. Cây cối mệt nhọc, cành gục lả.

Nhưng giữa nơi yên lặng, chìm đắm trong sự buồn thảm ấy, có một chỗ đầy vẻ hoạt động. Ngay ở quãng tử thi mà người đồng loại kinh tởm khi nhìn thấy, hoặc ghê sợ khi đến gần, thì những loài vật khác giống tỏ vẻ âu yếm, thiết tha lạ lùng. Dưới nước, lũ cá mương vui vẻ, nô giỡn với nhau, chui vào kẽ nách, lỗ tai, đớp thật nhanh, rồi chạy nhào biến mất. Rồi lại đớp. Rồi lại chạỵ Trên không, vo ve đàn ruồi nhặng, rủ nhau đậu đen kịt vào mặt mũi, chân tay, mải miết hút chất đồ ăn bổ. Thỉnh thoảng, chiếc lá tre vàng vằn vèo từ trên đâm bổ xuống, làm động cuộc kiếm ăn đang bình yên, thì vò một tiếng, lũ ruồi nhặng bay tản đị Nhưng khoảng khắc, lại bậu vào, làm thành những quầng đen trên tấm xác xám ngoẹt.

Rồi buổi chiều, một mùi nồng nặc, hăng hăng đã bay thoang thoảng đến được chỗ xa xạ Trên ngọn tre, xào xạc tiếng cánh bay, con quạ đen cố quặp hai chân vào một cành ẻo lả, vẫy đuôi để giữ thăng bằng cho vững chãi, rồi chao mắt thèm thuồng xuống mồị Rồi một con nữa cụp cánh, đậu ở cành cây khác, lên tiếng khàn khàn gọi nhaụ Chẳng mấy chốc, hai ba con nữa bay lạị

Một con vỗ cánh, bay sà xuống trước, đứng lên bụng thây người để thám hiểm. Thấy được bình yên, cả lũ theo nhau, mổ rỉa từng nơi một.

Như thế, anh Xích vô tình là ân nhân của đàn cá, ruồi, nhặng, quạ. Chân tay vẫn co quắp như dọa, mặt mũi vẫn nhăn nhó như nát, nhưng anh vẫn bị rỉa, bị hút, bị đớp như thường.

Thịt người chết, ai hay cũng là món đồ ăn quý hóạ

*

* *

Cho đến tận chín giờ sáng hôm sau, còi ô-tô đằng xa bỗng thét váng.

Ðàn quạ hết vía, vừa bay vừa kêu xa xả. Lũ ruồi nhặng, hốt hoảng vội trốn cho xạ Ðàn cá mương thấy nguy, lộn nhào mỗi con chui vào một xó.

Thì lúc ấy, trên bờ đầm, quan huyện tư pháp là một, cụ lục sự là hai, cậu lính lệ là ba, cùng trịnh trọng làm việc, và cùng trịnh trọng khạc nhổ. Cậu lệ cầm gậy, lật đi lật lại tử thị Quan và nha ghé mắt xem xét từng li từng tí và biên chép. Hương lý, vợ chồng ông Cứu, cùng họ hàng, người làng, ai nấy khoanh tay im lặng, nuốt đờm, nhìn chằm chặp vào xác chết. Người thở dàị Người lau nước mắt.

Khám nghiệm xong, quan truyền lính đuổi cả người tò mò ra xạ Và trước cảnh thương tâm, ngài ôn tồn hỏi ông Cứu:

– Cái đầm này mỗi năm anh kiếm lợi cả cá lẫn hoa có được đến dăm trăm không?

Thấy quan hỏi câu phiếm, không dính dáng gì đến vụ chết đuối, ông Cứu đành phải đáp:

– Dạ

– Anh cấy hai mươi mấy mẫủ

– Lậy quan lớn, hai mươi hai mẫụ

Quan gật gù:

– Thôi được, để cho anh biết rằng tôi rõ gia tư nhà anh lắm. Còn việc khám xét hôm nay, thì tôi không thể cho chôn ngay được. Vì tôi xét trong người tên Xích, có nhiều vết khả nghị Tôi phải bẩm tỉnh xin đốc-tờ về khám cho cẩn thận.

ông Cứu như sét đánh, run cầm cập, nhăn nhó kêu:

– Lạy quan lớn…

ông huyện lắc đầu:

– Nó bị bức tử. Phải có đốc-tờ mổ xẻ nó ra mới rõ được.

Bỗng có một tiếng tru lên, bà Cứu ôm mặt, lanh lảnh khóc:

– ối con tôi!

Tiếng khóc của người mẹ trước thi hài đứa con chết đuối đã chương, làm ai cũng phải cảm động. Nhưng trái lại, nó không làm chuyển nét mặt của quan tư pháp. Ðến đây, ông là đại diện cho Pháp luật. ông đã từ người bằng thịt bằng xương biến thành pho tượng bằng sắt đá lạnh lùng.

Vậy là sắt đá, tất không thể cảm được những tiếng khóc ẻo lả của người mẹ mất con, hoặc những tiếng kêu nài mềm yếu của người cha oan uổng. Cảm được sắt đá, duy chỉ có một vật. Vật ấy cố nhiên phải rắn, tuy chẳng được rắn bằng sắt, cũng phải rắn hơn đá. Mà vật rắn ấy, nhà ông Cứu không thiếụ Nó làm bằng loài bạc.

Thấy ông huyện lặng nhìn tử thi đương xông lên một mùi khắm lằm lặm, ông Cứu não ruột nói:

– Xin rước quan về nhà nghỉ cho đỡ nắng.

ông huyện chẳng biết vô tình hay cố ý, lấy tay xua ruồi, và khạc nhổ, rồi đáp:

– ừ, kẻo ở đây tởm lắm. Nó đã trương to, mà ruồi, nhặng, cá, quạ cứ xán vàọ Lại còn phải phơi nắng, đợi thầy thuốc mổ xẻ nữa, thì biết bao giờ mới được chôn!

Rồi vừa đi, ngài vừa bảo ông lục sự:

– Ðích là một án mạng, chứ không đúng như những lời trình trong giấy đâụ

ông Cứu tiến lại gần, nhỏ nhẻ thưa:

– Lạy quan lớn, còn vong hồn con con kiạ Nếu có thế nào; con cam chịu tội trước cửa quan lớn. Xin quan lớn cho phép con mai táng, con xin hậu tạ quan lớn.

Quan quay lại, nhìn ông Cứu bằng đôi mắt dịu dàng của một người có trái tim dễ cảm. Ngài hỏi:

– Anh định tạ tôi bao nhiêủ

– Lạy quan lớn, con xin khấn một nén.

Quan cười:

– Anh phải biết cứ tiền dầu xăng khứ hồi ô-tô tôi về đây cũng đáng một nén rồị

ông lục sự đi rảo cẳng lên, nói:

– Bẩm quan lớn việc này to chứ chẳng phải vừạ

Rồi ông cau mặt, trách ông Cứu:

– Cơ nghiệp anh như thế, mà anh muốn chôn ngay con anh, anh không tạ ơn quan nổi một bách hay saỏ

Rồi luôn mồm, ông thưa với ông huyện:

– Bẩm quan lớn, nghề dân ta họ vẫn ngu dại làm vậy, muốn chạy việc, lại cứ muốn không mất tiền.

ông Cứu nhăn nhó, nói khẽ với ông lục:

– Nhờ cụ bẩm với quan hộ, một bách thì tôi không sao lo được. Tôi xin tạ một nửạ

ông lục xua tay và trợn mắt, như ngăn cản một câu nói dại dột:

– Chết! Anh nói mới dễ nghe làm sao!

Rồi ghé tai ông Cứu, ông thầm thì:

– Này, chỗ thân, đằng này cam đoan xin hộ cho bằng được. Nhưng ít ra anh cũng cứ lo lấy bát thập, còn thập nguyên, cho đằng này ăn với chứ?

ông Cứu cũng thầm thì:

– Khốn như hiện hay không có đủ.

Thì hãy cứ hứa đi, mai kia lên tạ sau cũng được kia mà. Ðằng này nhận chọ Chứ anh đang tâm để con anh thế được à?

ông Cứu yên lặng, thở dàị

Quay lại phía sau, ông thấy vợ ông đương lăn lộn. ông không thể cầm được nước mắt, vội vàng mặc cả mấy câu nữa, rồi bằng lòng khấn quan bảy mươi đồng.

*

* *

Và một giờ sau, lũ ruồi, lũ nhặng, lũ cá, lũ quạ, tiếc ngẩn ngợ

Chúng nó biết đâu rằng quan huyện tư pháp đã tranh mất món mồi ngon của chúng.

1938

Hết

Bình luận