Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tuyển tập Truyện Ngắn Nguyễn Công Hoan

Cho tròn bổn phận

Tác giả: Nguyễn Công Hoan
Thể loại: Văn Học Việt Nam

Anh xe nhấc càng lên, nặng nề rạp người xuống, bước Vài bước thực dài để lấy đà, rồi mới đưa ngược khuỷu tay, cúi đầu mà chạy.

Trên nệm lò xo rung rinh, thấy đặt một thứ cây quý giá tuy hơi cổ thụ, nhưng chưa có vẻ gì cằn cỗi.

Ngọn cây còn xanh tốt, lại có điểm mộtbông hoa đỏ thắm. Vỏ cây đã có chỗ nhăn nheo, song người ta khôn khéo, lấy một lần bột gạo thơm che lấp đi. Toàn thân phủ nhiễu trắng, thứ nhiễu tây mềm nhũn và má trợi.

Cây đó là một cây thịt.

Cây thịt đó là bà Phán Tuyên.

Trên đùi bà đặt một gói hàng mới mua ở hiệu Tây về cho cô con gái yêu. Cái díp xe, mỗi khi gặp đoạn đường xấu lại rập rình làm cho những nạm thịt ở má, ở ngực bà Phán theo dịp, núng na, núng nính.

Bà nhìn sang hai bên hàng phố bằng con mắt của người rất tự kính trọng, và bằng lòng cái số phận tốt tươi Trời, Phật đã dành cho mình.

Thỉnh thoảng, muốn tỏ sự khinh bỉ đối với khách bộ hành nghèo kiết và hủ bại, bà móc trong túi ra một cái gương con và chiếc bông đẫm phấn, ngang nhiên hết sức làm trẻ lại cái tuổi sắp già.

Đến một chiếc nhà lộng lẫy, có hàng rào sắt, có chuông điện bấm, anh xe ngửa người ghì đà xe lại để đỗ. Rồi anh kính cẩn nâng lấy bọc hàng bà chủ trao cho.

Phía trong cổng, một con chó Tây, to như con bê gầm lên cắn, song lại thôi ngay, ve vẩy đuôi mừng rỡ.

– Cô An đâu mày?

Con sen đứng dẹp sang một bện, chắp hai tay thưa:

– Cô con trong buồng, có lẽ đang sửa soạn đợi bà.

Bà Phán oai vệ bước vào, cất tiếng lanh lảnh, thứ tiếng riêng của hạng giầu sang:

– Xong chưa con?

Cô An, tay còn gài dở chiếc cúc áo vai, vội vã chạy ra.

– Gớm, sao me về muộn thế! Hành lý và ô-tô xong đã từ bao giờ rồi ấy. Nếu không mau lên, thì đến nơi tối quá mất. Đâu. Me có mua được cho con không.

Bà không trả lời, điềm nhiên cởi gói giấy, giơ ra trước mắt long lanh của cô con gái chiếc áo khoác trắng tinh và chiếc “may-ô” sặc sỡ.

Vì bà muốn cho cô An, lần đầu được ra bãi bể, khoe cùng mặt trời, sự trẻ và sự đẹp của cô, nhân thể để cô có dịp phơi ra ngoài ánh sáng, bộ xương mông, xương quai xanh và xương sườn cụt.

Buổi trưa, Đồ Sơn chỉ còn là một con đường nhựa nát nhẽo, bên cạnh một làn nước phẳng lặng.

Cô An mặc nguyên bộ quần áo tắm, nằm trên chiếc ghế vải ngoài hiên, lim dim mong chóng ngủ để nằm mộng thấy một tấm chồng Tiến sĩ mai sau.

Cô sung sướng, thỉnh thoảng hé mắt ngắm lại cặp chân dài và thon bắt tréo lên nhau, với cái ngực nở nang, hai bên nhô lên hai đầu vú nhọn hoắt.

Trong nhà bà Phán ngồi dưới quạt trần, đương loay hoay với nước bài tổ tôm khó đánh.

Một xã hội phong lưu.

Những con ve rỉ rả kéo dài tiếng không lúc nào ngìmg làm nặng thêm bầu không khí oi ả mùa hè.

– Thưa bà, ông Phán nhà vẫn có tin ra được như thường ạ?

Bà Phán ngẩng đầu lên, ngập ngừng trong vẻ khó chịu; nhìn ông Hàn xem câu hỏi đó có ý châm chọc không.

Rồi bà chăm chú xoay lại phu bài, cố tình làm như không nghe tiếng.

Ngoài hiên, cô An cũng mở mắt, nhìn vào phía ông Hàn, rồi cựa mình, xoay đi nơi khác.

Trên nét mặt đang hớn hở của hai mẹ con, thấy lộ vẻ khó chịu dường như một hình ảnh xấu xa hiện ra trong óc họ, mà họ hết sức xoá nhoè đi không được.

Từ lúc đó, bà Phán ít nói chuyện bông đùa, mà cô An thỉnh thoảng lại cọ quậy không yên trên ghế vải.

***

Một năm về trước, một hôm ông Phán Tuyên đi làm không thấy về nữa. Bà Phán lo sợ, vào toà hỏi tin tức thì hay rằng hồi mười giờ sáng, ông đã nhận được cái trát bắt vì tội ăn hối lộ.

Dạo đó, bà chẳng làm gì có hai má và chiếc ngực quý phái ngày nay, và cô An còn là cái Chắt vô giá trị.

Sau ba tháng nằm ở trại “Ký giám”, ông Phán ra toà lĩnh mười tám tháng tù.

Khi lại bị xích tay giải về Hoả Lò, ông nom thấy vợ con đứng dưới bóng cây bên Toà án sụt sịt khóc thảm thiết, thì ông cũng không sao ngăn nổi được nước mắt.

Ông thấy cảnh tan hoang của gia đình mất chủ mà lo vì ngoài ông ra, còn ai có thể che chở cho hai tấm thân yếu đuối kia nữa?

Ngoài giờ ăn cơm và lúc điểm danh, ông chỉ nằm trên sàn, hai chân ghếch lên cái cùm gỗ, vắt tay ngang mắt nghĩ cách làm tiền nuôi bọn người vất vưởng ở ngoài.

Tuy cảnh trái ngược thực, song ông nghĩ đã là một người đàn ông, bao giờ cũng phải lo cho tròn bổn phận làm cha và làm chồng.

Lắm khi đêm khuya trằn trọc, trí ông đương bối rối thì đằng đầu trại, một bác tù cao hứng lại rống to:

Ai đưa tối đến chốn này

Bên kia Toà án, bên này Đề lao

Từ khi mắc nạn đề lao

Tin ra thì có, tin vào thì không.

Giọng hát khô khan, song ông nghe ra muôn phần não nuột. Ông toan nối điệu vài câu cho hả tấm lòng uất ức, nhưng bác Cai đã đập chiếc roi mây xuống sàn mà quát:

– Im mồm!

Trong trại, lại chỉ còn tiếng ngáy, với tiếng muỗi. Trời không nỡ phụ kẻ có lòng tốt. Hết hạn chống án ông nhận được một tin mừng: trong nhà pha, thiếu người làm bàn giấy, ông Sếp đã nghĩ đến ông.

Bắt đầu hôm sau, ông lại nghiễm nhiên ngồi biên chác, làm cái nghề cũ của mình.

Sự may mắn còn đưa ông xa hơn nữa: ông được giữ phận sự sắp đặt những chuyến tù phát vãng.

Đến đây, tôi hãy xin chua nghĩa hai điều:

– Một là: Khi người ta có tí quyền pháp trong tay, thì người ta có thể làm cái sức mạnh vô hình đó, biến thành một sức mạnh hữu hình thí dụ như những đồng bạc vừa xính, vừa trắng, vừa kêu. Hai là: ngục thất âm u không khi nào lại là chỗ để cho tội nhân ngồi đọc kinh Sám hối cả vì nếu tiếng “sợ” có hai chữ, thì tiếng “Liều” có bốn chữ, nhiều hơn.

Ông Phán đã sinh ra làm người, lĩnh chức “ông Phán”, th tránh sao ra ngoài hai điều ấy?

Vậy nên, ít lâu sau khi lêp bực “tù anh chị”, người ta thường bắt gặp những cuộc thì thầm dấm giúi giữa ông và bọn tù nhân đã thảnh án, sợ cảnh Vạn Bú, Sơn La

Người năm đồng, kẻ một chục, ông thu nhặt ngấm ngầm, chẳng may ngày không.

Số tiền bổng tự nhiên, đã là một liều thuốc cho ông ăn ngon ngủ kỹ trong ngục, đợi phiên gác thầy Đội Bốn để gửi về cung đốn vợ con.

Những khi giờ nghỉ buổi chiều, ông chải chiếu nằm xuống gầm sàn cho đỡ rệp, ngó mắt ra lỗ “tu mai” khoét dưới chân tường, thì trên môi chua chùa những râu, ông để nở một nụ cười bằng lòng của người đã lo tròn bổn phận.

Chẳng bao lâu, loạn tù hết, ông mang áo, chiếu trả lại ông Sếp, thuê xe về nhà.

Những sự thay đổi trong đời vật chất của bà Phán và cô An làm cho ông nở nang gan ruột.

Nhưng trên mặt phấn và môi đỏ nẫu của hai người ông thường thoáng thấy một vẻ bằn khoăn khó chịu.

Cho đến một buổi tối, bà Phán buột miệng, nghĩ to lên rằng:

– Giá ông được đi tù mười năm. có phải cả nhà sung sướng không nhỉ?

Cô An vội vàng nói theo:

– Vâng, thầy cứ ở trong Hoả Lò mà lại vui vẻ hơn đấy.

Ông Phán như tỉnh giấc mê, sửng sốt đáp:

– Ừ nhỉ!

Rồi ba người lùn nhau thẫn thờ, tiếc rẻ một dịp may hiếm có.

Viết 1934, in trong Ông chủ báo – Phổ thông bán nguyệt san số 61 (1940)

Anh xe nhấc càng lên, nặng nề rạp người xuống, bước Vài bước thực dài để lấy đà, rồi mới đưa ngược khuỷu tay, cúi đầu mà chạy.

Trên nệm lò xo rung rinh, thấy đặt một thứ cây quý giá tuy hơi cổ thụ, nhưng chưa có vẻ gì cằn cỗi.

Ngọn cây còn xanh tốt, lại có điểm mộtbông hoa đỏ thắm. Vỏ cây đã có chỗ nhăn nheo, song người ta khôn khéo, lấy một lần bột gạo thơm che lấp đi. Toàn thân phủ nhiễu trắng, thứ nhiễu tây mềm nhũn và má trợi.

Cây đó là một cây thịt.

Cây thịt đó là bà Phán Tuyên.

Trên đùi bà đặt một gói hàng mới mua ở hiệu Tây về cho cô con gái yêu. Cái díp xe, mỗi khi gặp đoạn đường xấu lại rập rình làm cho những nạm thịt ở má, ở ngực bà Phán theo dịp, núng na, núng nính.

Bà nhìn sang hai bên hàng phố bằng con mắt của người rất tự kính trọng, và bằng lòng cái số phận tốt tươi Trời, Phật đã dành cho mình.

Thỉnh thoảng, muốn tỏ sự khinh bỉ đối với khách bộ hành nghèo kiết và hủ bại, bà móc trong túi ra một cái gương con và chiếc bông đẫm phấn, ngang nhiên hết sức làm trẻ lại cái tuổi sắp già.

Đến một chiếc nhà lộng lẫy, có hàng rào sắt, có chuông điện bấm, anh xe ngửa người ghì đà xe lại để đỗ. Rồi anh kính cẩn nâng lấy bọc hàng bà chủ trao cho.

Phía trong cổng, một con chó Tây, to như con bê gầm lên cắn, song lại thôi ngay, ve vẩy đuôi mừng rỡ.

– Cô An đâu mày?

Con sen đứng dẹp sang một bện, chắp hai tay thưa:

– Cô con trong buồng, có lẽ đang sửa soạn đợi bà.

Bà Phán oai vệ bước vào, cất tiếng lanh lảnh, thứ tiếng riêng của hạng giầu sang:

– Xong chưa con?

Cô An, tay còn gài dở chiếc cúc áo vai, vội vã chạy ra.

– Gớm, sao me về muộn thế! Hành lý và ô-tô xong đã từ bao giờ rồi ấy. Nếu không mau lên, thì đến nơi tối quá mất. Đâu. Me có mua được cho con không.

Bà không trả lời, điềm nhiên cởi gói giấy, giơ ra trước mắt long lanh của cô con gái chiếc áo khoác trắng tinh và chiếc “may-ô” sặc sỡ.

Vì bà muốn cho cô An, lần đầu được ra bãi bể, khoe cùng mặt trời, sự trẻ và sự đẹp của cô, nhân thể để cô có dịp phơi ra ngoài ánh sáng, bộ xương mông, xương quai xanh và xương sườn cụt.

Buổi trưa, Đồ Sơn chỉ còn là một con đường nhựa nát nhẽo, bên cạnh một làn nước phẳng lặng.

Cô An mặc nguyên bộ quần áo tắm, nằm trên chiếc ghế vải ngoài hiên, lim dim mong chóng ngủ để nằm mộng thấy một tấm chồng Tiến sĩ mai sau.

Cô sung sướng, thỉnh thoảng hé mắt ngắm lại cặp chân dài và thon bắt tréo lên nhau, với cái ngực nở nang, hai bên nhô lên hai đầu vú nhọn hoắt.

Trong nhà bà Phán ngồi dưới quạt trần, đương loay hoay với nước bài tổ tôm khó đánh.

Một xã hội phong lưu.

Những con ve rỉ rả kéo dài tiếng không lúc nào ngìmg làm nặng thêm bầu không khí oi ả mùa hè.

– Thưa bà, ông Phán nhà vẫn có tin ra được như thường ạ?

Bà Phán ngẩng đầu lên, ngập ngừng trong vẻ khó chịu; nhìn ông Hàn xem câu hỏi đó có ý châm chọc không.

Rồi bà chăm chú xoay lại phu bài, cố tình làm như không nghe tiếng.

Ngoài hiên, cô An cũng mở mắt, nhìn vào phía ông Hàn, rồi cựa mình, xoay đi nơi khác.

Trên nét mặt đang hớn hở của hai mẹ con, thấy lộ vẻ khó chịu dường như một hình ảnh xấu xa hiện ra trong óc họ, mà họ hết sức xoá nhoè đi không được.

Từ lúc đó, bà Phán ít nói chuyện bông đùa, mà cô An thỉnh thoảng lại cọ quậy không yên trên ghế vải.

***

Một năm về trước, một hôm ông Phán Tuyên đi làm không thấy về nữa. Bà Phán lo sợ, vào toà hỏi tin tức thì hay rằng hồi mười giờ sáng, ông đã nhận được cái trát bắt vì tội ăn hối lộ.

Dạo đó, bà chẳng làm gì có hai má và chiếc ngực quý phái ngày nay, và cô An còn là cái Chắt vô giá trị.

Sau ba tháng nằm ở trại “Ký giám”, ông Phán ra toà lĩnh mười tám tháng tù.

Khi lại bị xích tay giải về Hoả Lò, ông nom thấy vợ con đứng dưới bóng cây bên Toà án sụt sịt khóc thảm thiết, thì ông cũng không sao ngăn nổi được nước mắt.

Ông thấy cảnh tan hoang của gia đình mất chủ mà lo vì ngoài ông ra, còn ai có thể che chở cho hai tấm thân yếu đuối kia nữa?

Ngoài giờ ăn cơm và lúc điểm danh, ông chỉ nằm trên sàn, hai chân ghếch lên cái cùm gỗ, vắt tay ngang mắt nghĩ cách làm tiền nuôi bọn người vất vưởng ở ngoài.

Tuy cảnh trái ngược thực, song ông nghĩ đã là một người đàn ông, bao giờ cũng phải lo cho tròn bổn phận làm cha và làm chồng.

Lắm khi đêm khuya trằn trọc, trí ông đương bối rối thì đằng đầu trại, một bác tù cao hứng lại rống to:

Ai đưa tối đến chốn này

Bên kia Toà án, bên này Đề lao

Từ khi mắc nạn đề lao

Tin ra thì có, tin vào thì không.

Giọng hát khô khan, song ông nghe ra muôn phần não nuột. Ông toan nối điệu vài câu cho hả tấm lòng uất ức, nhưng bác Cai đã đập chiếc roi mây xuống sàn mà quát:

– Im mồm!

Trong trại, lại chỉ còn tiếng ngáy, với tiếng muỗi. Trời không nỡ phụ kẻ có lòng tốt. Hết hạn chống án ông nhận được một tin mừng: trong nhà pha, thiếu người làm bàn giấy, ông Sếp đã nghĩ đến ông.

Bắt đầu hôm sau, ông lại nghiễm nhiên ngồi biên chác, làm cái nghề cũ của mình.

Sự may mắn còn đưa ông xa hơn nữa: ông được giữ phận sự sắp đặt những chuyến tù phát vãng.

Đến đây, tôi hãy xin chua nghĩa hai điều:

– Một là: Khi người ta có tí quyền pháp trong tay, thì người ta có thể làm cái sức mạnh vô hình đó, biến thành một sức mạnh hữu hình thí dụ như những đồng bạc vừa xính, vừa trắng, vừa kêu. Hai là: ngục thất âm u không khi nào lại là chỗ để cho tội nhân ngồi đọc kinh Sám hối cả vì nếu tiếng “sợ” có hai chữ, thì tiếng “Liều” có bốn chữ, nhiều hơn.

Ông Phán đã sinh ra làm người, lĩnh chức “ông Phán”, th tránh sao ra ngoài hai điều ấy?

Vậy nên, ít lâu sau khi lêp bực “tù anh chị”, người ta thường bắt gặp những cuộc thì thầm dấm giúi giữa ông và bọn tù nhân đã thảnh án, sợ cảnh Vạn Bú, Sơn La

Người năm đồng, kẻ một chục, ông thu nhặt ngấm ngầm, chẳng may ngày không.

Số tiền bổng tự nhiên, đã là một liều thuốc cho ông ăn ngon ngủ kỹ trong ngục, đợi phiên gác thầy Đội Bốn để gửi về cung đốn vợ con.

Những khi giờ nghỉ buổi chiều, ông chải chiếu nằm xuống gầm sàn cho đỡ rệp, ngó mắt ra lỗ “tu mai” khoét dưới chân tường, thì trên môi chua chùa những râu, ông để nở một nụ cười bằng lòng của người đã lo tròn bổn phận.

Chẳng bao lâu, loạn tù hết, ông mang áo, chiếu trả lại ông Sếp, thuê xe về nhà.

Những sự thay đổi trong đời vật chất của bà Phán và cô An làm cho ông nở nang gan ruột.

Nhưng trên mặt phấn và môi đỏ nẫu của hai người ông thường thoáng thấy một vẻ bằn khoăn khó chịu.

Cho đến một buổi tối, bà Phán buột miệng, nghĩ to lên rằng:

– Giá ông được đi tù mười năm. có phải cả nhà sung sướng không nhỉ?

Cô An vội vàng nói theo:

– Vâng, thầy cứ ở trong Hoả Lò mà lại vui vẻ hơn đấy.

Ông Phán như tỉnh giấc mê, sửng sốt đáp:

– Ừ nhỉ!

Rồi ba người lùn nhau thẫn thờ, tiếc rẻ một dịp may hiếm có.

Viết 1934, in trong Ông chủ báo – Phổ thông bán nguyệt san số 61 (1940)

Bình luận