Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tuyển tập Truyện Ngắn Nguyễn Công Hoan

Hai cái bụng

Tác giả: Nguyễn Công Hoan
Thể loại: Văn Học Việt Nam

hôm nay thì nó lả đi rồi. tai nó ù. mắt nó loá. nó nằm vật ở lề đường. miệng nó há hốc ra mà thở.

bởi vì, cũng như hôm qua, và cũng như hôm kia, hôm kìa, nó đã đi lang thang hết chỗ này đến chỗ nọ, mà chẳng kiếm được tí cháo lưng hồ.

nó?

nó là sự đói khát, kinh tởm, kết thành hình.

nó có cái sọ đếm được tóc. không biết một thứ bệnh gì hương hỏa của cha mẹ đã làm cho cả da chỗ ấy nhẵn thín, bóng lộn, đỏ đòng đọc như cái mụn đương loét, khiến tóc nó chỉ có thể mọc lơ thơ, như vầng cỏ trên tảng đá cằn.

nó có một cái mặt – mẹ ơi! không biết có gọi được là mặt không đấy! – mặt gì mà mắt lại thế kia, và miệng lại vô dụng thế được. phải, mắt đâu có thứ mắt xung quanh là một hình bầu dục, vẽ bằng vành thịt trơ đỏ lầy nhầy, lúc nào cũng ứa ra một dòng nước vàng và giữa thì lờ đờ một hột nhãn, thứ hột nhãn non choèn, vàng ễnh. còn cái miệng nó thì dô ra như miệng khỉ, hai hàm răng to tướng, lúc nào cũng cầm cập hục hặc với nhau. nhưng thế không phải để nhai, mà để run. vì trời rét.

những quần áo nó mang vào người chỉ có một mục đích là che cho thân nó không kín. chắc là những thứ giẻ khươm mươi niên, người ta vứt đi, vì bợt quá. nhưng nay nó buộc miếng nọ với miếng kia, díu mảnh này vào mảnh khác, và vì dùng lâu ngày, nên cũng dày thêm bằng tầng mồ hôi, quện với ghét, và bụi. Đố ai đếm nổi tất cả có bao nhiêu chỗ rách và những chỗ rách ấy hình gì. Đố họa sĩ nào pha đúng được màu quần áo ấy – và nếu có cởi những thứ ấy ra, đem treo lên cho công chúng đoán – đố ai dám nói đó là đồ mặc của người.

vậy thì, với bộ quần áo xơ mướp ấy, nó biến thành một cái bù nhìn. bù nhìn là cái khung có hai tay và hai chân làm bằng ống tre, thì nó cũng là cái khung có hai tay và hai chân chẳng to hơn mấy. bù nhìn có bộ mặt chẳng thành hình, thì nó có bộ mặt cũng dúm dó, xấu xí như con ma dại.

nhưng bù nhìn chỉ làm cho chim chóc phải sợ hãi, nhưng nó thì có thể làm cho người ta không dám đến gần. vì đến gần nó, trông thấy nước da đen sạm, dăn deo của nó, người ta tưởng như đó là cái thây ma chưa tiêu hết hiện về. và cũng có mùi hôi thối xông lên. và cũng có ruồi nhặng bám vào để hút chất bẩn.

thật thế, một đống rác, chưa đáng sợ, đáng tởm bằng nó. vậy mà nó phải đi hết chỗ này đến chỗ nọ, để kiếm cái nhét vào dạ dày.

Để nó sống.

vì nó chưa chết.

nó đã đi ăn mày. nhưng ai cũng đuổi nó quầy quầy. người ta quen cho những người sạch sẽ, có nét mặt đáng thương, có quần áo còn dính đôi chút mỹ thuật. người ta chỉ bố thí cho kẻ ăn xin “hạng nhất”. còn nó, nó đi đến đâu, người ta đóng cửa, người ta chửi, hoặc người ta mặc kệ cho chờ chán thì phải cút.

cho nên nó phải làm lấy mà ăn. nó đến các chợ, vét những tí bánh còn dính trên lá, và gậm những mẩu khoai vứt còng queo trên đất sạn. nó lạy van đứa ăn xin khác bớt cho nó chút canh cặn cơm thừa.

nhưng mấy hôm, chỉ có ngần ấy thứ tọng vào bụng, nó sống làm sao được? nó phải ăn đến thịt nó. bởi thế, nó gầy hơn, nó còm hơn, nó đét lại, không đủ sức lê nổi tấm thân đã mòn. bởi thế, chân tay nó lúc nào cũng run rẩy như cầy sấy, mắt nó giương to tướng, nhưng vẫn lờ đờ. nó không bệnh tật gì, song nó ngây ngô như người ốm.

hôm nay thì nó lả đi rồi. tai nó ù. mắt nó loá. nó nằm vật ở lề đường. miệng nó há hốc ra vì đói.

nó chỉ thèm được ăn.

+

  • +

bà ấy thì đến một tháng nay, cứ phải uống thuốc mãi.

Đầu tiên, ông đốc tờ tây đi ôtô đến nhà, đem đủ các thứ đồ dùng để nghe ngực, thử máu. rồi ông bóp trán, kê cái đơn, mua mất ngót một chục đồng bạc thuốc.

nhưng uống thuốc, mà bà ấy vẫn thấy thế, bà bỏ dở không dùng.

có người mách một bác sĩ người nam chữa bệnh giỏi lắm. bà ấy cho mời liền. và cũng như bận trước, thuốc không công hiệu.

bà cho là thuốc tây không hợp với tạng bà. thuốc tây chỉ tài về khoa cấp cứu. chứ bà phải dùng thuốc bắc. thuốc bắc, tuy hiệu nghiệm chậm, nhưng khi đã ngấm vào trong tạng phủ người ta, thì nó chắc chắn lắm. nó hợp với bà hơn.

bà bèn mời một ông lang ta. quả nhiên, ông lang cũng đồng ý với bà, bảo rằng thuốc tây chữa người nam không được. vì nó chỉ làm để cho người tây dùng. vả lại, đốc tờ chỉ hay dọa dẫm, động một tí là lao, là đau dạ dày, là thương hàn, là đến một nghìn thứ bệnh nguy hiểm khác.

Ông lang rón hai ngón trên cổ tay bà, trầm ngâm. Ông lim dim đôi mắt. rồi lúc tóm trúng bệnh, ông lấy bút giấy kê đơn lập tức. Ông hẹn uống một chén, bà sẽ thấy khác ngay. uống đến ba chén, bà không còn một tí gì khó chịu trong người nữa. lúc đó, chỉ cần dăm thang thuốc bổ, là bà lại khỏe mạnh như thường.

bà cho người lên hiệu bào chế cân thuốc. bà yên trí thuốc có nhiều vị đắt tất là hay. bà chẳng tiếc tiền, bỏ ra hơn năm đồng, đổi lấy một bát nước sánh như mật.

nhưng nghe ngóng một hôm tròn, bà chẳng thấy bệnh chuyển. vẫn thế.

kiên tâm, bà lại cân chén nữa. và chén nữa. nhưng bà lắc đầu, chịu không thể tin được mấy ông lang ta chỉ khuyếch khoác cái mồm.

rồi bà mời đến ông thầy khách. thầy khoe nhà thầy đã ba đời làm thuốc ở bên an nam. thầy nói tiếng an nam sõi như người an nam, tuy thầy đã già và tứ đại đồng đường. nhìn bộ râu bạc dài dưới cằm thầy, con bệnh tín nhiệm ngay. vậy mà thầy cần làm khách hàng tín nhiệm hơn, nên hết gièm pha thuốc tây, đến chê bai các ông lang an nam. thầy rằng không ai biết gì hết. duy thầy mới khiến nổi bệnh này.

thầy cũng xem mạch, và xem cẩn thận lắm. thầy hỏi vặn từng tí, và sau hết, bảo bà cho người nhà theo về hiệu lấy thuốc. thầy cam đoan bà uống thuốc này không phí tiền.

nhưng chán chưa! thuốc ấy cũng chẳng ăn thua gì cả.

lạ quá. bệnh gì lại có bệnh thuốc không trị nổi bao giờ!

bà ấy có bệnh gì?

không biết.

vì mấy ông thầy thuốc không ông nào nói rõ.

nguyên là bà ấy béo quá – gớm! béo đâu có béo lạ béo lùng thế! – béo đến nỗi hai má chảy ra, cổ rụt lại. béo đến nỗi bụng sệ xuống. béo đến nỗi trông phát ngấy lên!

mà bà ấy lại giàu nữa mới rầy rà chứ! nhà, bà ấy có hàng dãy ở khắp các phố. ruộng, bà ấy có hàng trăm mẫu ở nhà quê. tiền, cạnh tường buồng ngủ, cái két khổng lồ, lúc nào cũng chứa hàng tập giấy trăm lớn.

bà ấy có đủ điều kiện để sung sướng.

nhưng chỉ có một tí xíu mà trời chẳng chiều cho ai được hoàn toàn. là bà ấy yếu dạ lắm.

bà ấy chỉ phiền về mỗi chỗ ấy.

thế mà hôm cuối tháng trước, một bà bạn mời bà ấy đến ăn cỗ cưới con gái. bà ấy đã tính chối từ, song lại sợ bị trách.

cho nên bà ấy phải dằn lòng đến ngồi vào mâm cơm.

bà bạn gắp tiếp, ép ăn những bóng, những mực, những long tu, những vây cá, và đến trăm thứ khác nữa.

nể bạn, bà ấy ngắc lên đến cổ. và lo quá, vì biết rằng xong bữa cỗ này, rồi thế nào cũng có chuyện lôi thôi to đây.

quả nhiên, từ hôm ấy đến nay, bà ấy cứ thấy bình bịch cái bụng, lúc nào cũng đầy đầy, không tiêu, khó chịu quá.

khổ thật! thuốc thang chịu, uống đến thế mà bà ấy không đói cho!

bà ấy chỉ thèm ăn được.

tiểu thuyết thứ bảy số 245, 1939.

hôm nay thì nó lả đi rồi. tai nó ù. mắt nó loá. nó nằm vật ở lề đường. miệng nó há hốc ra mà thở.

bởi vì, cũng như hôm qua, và cũng như hôm kia, hôm kìa, nó đã đi lang thang hết chỗ này đến chỗ nọ, mà chẳng kiếm được tí cháo lưng hồ.

nó?

nó là sự đói khát, kinh tởm, kết thành hình.

nó có cái sọ đếm được tóc. không biết một thứ bệnh gì hương hỏa của cha mẹ đã làm cho cả da chỗ ấy nhẵn thín, bóng lộn, đỏ đòng đọc như cái mụn đương loét, khiến tóc nó chỉ có thể mọc lơ thơ, như vầng cỏ trên tảng đá cằn.

nó có một cái mặt – mẹ ơi! không biết có gọi được là mặt không đấy! – mặt gì mà mắt lại thế kia, và miệng lại vô dụng thế được. phải, mắt đâu có thứ mắt xung quanh là một hình bầu dục, vẽ bằng vành thịt trơ đỏ lầy nhầy, lúc nào cũng ứa ra một dòng nước vàng và giữa thì lờ đờ một hột nhãn, thứ hột nhãn non choèn, vàng ễnh. còn cái miệng nó thì dô ra như miệng khỉ, hai hàm răng to tướng, lúc nào cũng cầm cập hục hặc với nhau. nhưng thế không phải để nhai, mà để run. vì trời rét.

những quần áo nó mang vào người chỉ có một mục đích là che cho thân nó không kín. chắc là những thứ giẻ khươm mươi niên, người ta vứt đi, vì bợt quá. nhưng nay nó buộc miếng nọ với miếng kia, díu mảnh này vào mảnh khác, và vì dùng lâu ngày, nên cũng dày thêm bằng tầng mồ hôi, quện với ghét, và bụi. Đố ai đếm nổi tất cả có bao nhiêu chỗ rách và những chỗ rách ấy hình gì. Đố họa sĩ nào pha đúng được màu quần áo ấy – và nếu có cởi những thứ ấy ra, đem treo lên cho công chúng đoán – đố ai dám nói đó là đồ mặc của người.

vậy thì, với bộ quần áo xơ mướp ấy, nó biến thành một cái bù nhìn. bù nhìn là cái khung có hai tay và hai chân làm bằng ống tre, thì nó cũng là cái khung có hai tay và hai chân chẳng to hơn mấy. bù nhìn có bộ mặt chẳng thành hình, thì nó có bộ mặt cũng dúm dó, xấu xí như con ma dại.

nhưng bù nhìn chỉ làm cho chim chóc phải sợ hãi, nhưng nó thì có thể làm cho người ta không dám đến gần. vì đến gần nó, trông thấy nước da đen sạm, dăn deo của nó, người ta tưởng như đó là cái thây ma chưa tiêu hết hiện về. và cũng có mùi hôi thối xông lên. và cũng có ruồi nhặng bám vào để hút chất bẩn.

thật thế, một đống rác, chưa đáng sợ, đáng tởm bằng nó. vậy mà nó phải đi hết chỗ này đến chỗ nọ, để kiếm cái nhét vào dạ dày.

Để nó sống.

vì nó chưa chết.

nó đã đi ăn mày. nhưng ai cũng đuổi nó quầy quầy. người ta quen cho những người sạch sẽ, có nét mặt đáng thương, có quần áo còn dính đôi chút mỹ thuật. người ta chỉ bố thí cho kẻ ăn xin “hạng nhất”. còn nó, nó đi đến đâu, người ta đóng cửa, người ta chửi, hoặc người ta mặc kệ cho chờ chán thì phải cút.

cho nên nó phải làm lấy mà ăn. nó đến các chợ, vét những tí bánh còn dính trên lá, và gậm những mẩu khoai vứt còng queo trên đất sạn. nó lạy van đứa ăn xin khác bớt cho nó chút canh cặn cơm thừa.

nhưng mấy hôm, chỉ có ngần ấy thứ tọng vào bụng, nó sống làm sao được? nó phải ăn đến thịt nó. bởi thế, nó gầy hơn, nó còm hơn, nó đét lại, không đủ sức lê nổi tấm thân đã mòn. bởi thế, chân tay nó lúc nào cũng run rẩy như cầy sấy, mắt nó giương to tướng, nhưng vẫn lờ đờ. nó không bệnh tật gì, song nó ngây ngô như người ốm.

hôm nay thì nó lả đi rồi. tai nó ù. mắt nó loá. nó nằm vật ở lề đường. miệng nó há hốc ra vì đói.

nó chỉ thèm được ăn.

+

bà ấy thì đến một tháng nay, cứ phải uống thuốc mãi.

Đầu tiên, ông đốc tờ tây đi ôtô đến nhà, đem đủ các thứ đồ dùng để nghe ngực, thử máu. rồi ông bóp trán, kê cái đơn, mua mất ngót một chục đồng bạc thuốc.

nhưng uống thuốc, mà bà ấy vẫn thấy thế, bà bỏ dở không dùng.

có người mách một bác sĩ người nam chữa bệnh giỏi lắm. bà ấy cho mời liền. và cũng như bận trước, thuốc không công hiệu.

bà cho là thuốc tây không hợp với tạng bà. thuốc tây chỉ tài về khoa cấp cứu. chứ bà phải dùng thuốc bắc. thuốc bắc, tuy hiệu nghiệm chậm, nhưng khi đã ngấm vào trong tạng phủ người ta, thì nó chắc chắn lắm. nó hợp với bà hơn.

bà bèn mời một ông lang ta. quả nhiên, ông lang cũng đồng ý với bà, bảo rằng thuốc tây chữa người nam không được. vì nó chỉ làm để cho người tây dùng. vả lại, đốc tờ chỉ hay dọa dẫm, động một tí là lao, là đau dạ dày, là thương hàn, là đến một nghìn thứ bệnh nguy hiểm khác.

Ông lang rón hai ngón trên cổ tay bà, trầm ngâm. Ông lim dim đôi mắt. rồi lúc tóm trúng bệnh, ông lấy bút giấy kê đơn lập tức. Ông hẹn uống một chén, bà sẽ thấy khác ngay. uống đến ba chén, bà không còn một tí gì khó chịu trong người nữa. lúc đó, chỉ cần dăm thang thuốc bổ, là bà lại khỏe mạnh như thường.

bà cho người lên hiệu bào chế cân thuốc. bà yên trí thuốc có nhiều vị đắt tất là hay. bà chẳng tiếc tiền, bỏ ra hơn năm đồng, đổi lấy một bát nước sánh như mật.

nhưng nghe ngóng một hôm tròn, bà chẳng thấy bệnh chuyển. vẫn thế.

kiên tâm, bà lại cân chén nữa. và chén nữa. nhưng bà lắc đầu, chịu không thể tin được mấy ông lang ta chỉ khuyếch khoác cái mồm.

rồi bà mời đến ông thầy khách. thầy khoe nhà thầy đã ba đời làm thuốc ở bên an nam. thầy nói tiếng an nam sõi như người an nam, tuy thầy đã già và tứ đại đồng đường. nhìn bộ râu bạc dài dưới cằm thầy, con bệnh tín nhiệm ngay. vậy mà thầy cần làm khách hàng tín nhiệm hơn, nên hết gièm pha thuốc tây, đến chê bai các ông lang an nam. thầy rằng không ai biết gì hết. duy thầy mới khiến nổi bệnh này.

thầy cũng xem mạch, và xem cẩn thận lắm. thầy hỏi vặn từng tí, và sau hết, bảo bà cho người nhà theo về hiệu lấy thuốc. thầy cam đoan bà uống thuốc này không phí tiền.

nhưng chán chưa! thuốc ấy cũng chẳng ăn thua gì cả.

lạ quá. bệnh gì lại có bệnh thuốc không trị nổi bao giờ!

bà ấy có bệnh gì?

không biết.

vì mấy ông thầy thuốc không ông nào nói rõ.

nguyên là bà ấy béo quá – gớm! béo đâu có béo lạ béo lùng thế! – béo đến nỗi hai má chảy ra, cổ rụt lại. béo đến nỗi bụng sệ xuống. béo đến nỗi trông phát ngấy lên!

mà bà ấy lại giàu nữa mới rầy rà chứ! nhà, bà ấy có hàng dãy ở khắp các phố. ruộng, bà ấy có hàng trăm mẫu ở nhà quê. tiền, cạnh tường buồng ngủ, cái két khổng lồ, lúc nào cũng chứa hàng tập giấy trăm lớn.

bà ấy có đủ điều kiện để sung sướng.

nhưng chỉ có một tí xíu mà trời chẳng chiều cho ai được hoàn toàn. là bà ấy yếu dạ lắm.

bà ấy chỉ phiền về mỗi chỗ ấy.

thế mà hôm cuối tháng trước, một bà bạn mời bà ấy đến ăn cỗ cưới con gái. bà ấy đã tính chối từ, song lại sợ bị trách.

cho nên bà ấy phải dằn lòng đến ngồi vào mâm cơm.

bà bạn gắp tiếp, ép ăn những bóng, những mực, những long tu, những vây cá, và đến trăm thứ khác nữa.

nể bạn, bà ấy ngắc lên đến cổ. và lo quá, vì biết rằng xong bữa cỗ này, rồi thế nào cũng có chuyện lôi thôi to đây.

quả nhiên, từ hôm ấy đến nay, bà ấy cứ thấy bình bịch cái bụng, lúc nào cũng đầy đầy, không tiêu, khó chịu quá.

khổ thật! thuốc thang chịu, uống đến thế mà bà ấy không đói cho!

bà ấy chỉ thèm ăn được.

tiểu thuyết thứ bảy số 245, 1939.

Bình luận