mẹ chồng chị cu sứt chết vừa nãy. tin ấy chẳng mấy chốc bay đi khắp làng.
ở nhà quê, có việc gì cỏn con xảy ra mà người ta không biết ngay tức khắc? huống hồ mẹ chị cu sứt ốm liệt giường liệt chiếu đến dăm hôm nay và cấm khẩu từ lúc gà gáy.
cho nên, cần gì phải đăng cáo phó trên báo, các cụ, các quan, các ông, các bà cùng thân bằng cố hữu mới biết?
thật vậy, trên từ “các cụ” lý trưởng, thư ký, giữa đến “các quan viên” hàng xã, rồi đến “các ông các bà” hàng xóm, dưới đến “thân bằng cố hữu” cùng đinh của anh cu ngày xưa, chỉ trong một loáng, miệng nọ truyền sang miệng kia, ai nghe tin đau đớn cũng điềm nhiên và cho là có thêm một chuyện mới để gặp người quen thì nói.
rồi họ tỏ cảm tình với người quá cố.
“thân bằng cố hữu” thì bảo nhau để sửa soạn:
– này, có liệu trốn đi không, kẻo chị ấy đến nói khó nhờ khênh đòn lại nể, mất công mà chẳng được gì.
“các ông” thì phê bình:
– già mà nghèo, không có tiền uống thuốc, thì chỉ ốm một trận xoàng cũng đủ ngoẻo.
“các bà” thì dài lời hơn. Đại khái:
– ối giời ôi thế à? thế thì bà ngồi đây nhé, để tôi chạy ù lại đằng ấy, giao hẹn với chị cu sứt là mẹ chị ấy còn vay của tôi năm đấu gạo độ trong năm đấy.
hoặc:
– ngày xưa, ông ấy (tức là chồng người chết) có phúng ông tôi ba hào thật, nhưng lúc ông ấy chết, bà tôi đã phúng lại những ba hào với một cành cau, cau dạo ấy đắt. thế mà khi bà tôi mất đi, bà ấy làm ăn còn khá, tôi chả thấy bà ấy phúng lại cái gì, thì việc gì bây giờ tôi phải phúng giả nợ.
“các quan” thì nhìn nhau, lắc đầu một cách nhạt nhẽo:
– nhà nào chứ nhà ấy thì suông, còn có cóc khô gì mà mời chúng ta nữa.
“các cụ” thì tức lắm. cụ lý bảo cụ ký:
– mẹ kiếp, không khéo cụ lại mất giấy mực khai báo toi. làm thư ký mà từ đầu năm, trong làng chỉ rặt những đám chết thế này thì lấy gì mà hút. thật là quá quắt, cụ nhỉ?
+
nước ta là nước văn hiến. ai cũng bảo thế. bởi vậy, những việc quan, hôn, tang, tế, đều phải làm theo lễ nghi. trong nhà, lỡ ra có người chết, đố ai không mở sách ra tra, hoặc hỏi han người quen việc, xem phải làm những gì.
– chẳng may bà cháu nằm xuống, nhờ bác bảo hộ tôi nên thế nào.
chị cu, nước mắt chạy quanh, rẽ hàng rào râm bụt, hỏi bác đĩ tư câu ấy. bác đĩ nghĩ một lát, rồi đáp:
– thôi thì tùy gia phong kiệm, mà tử đắc táng vi vinh. nhà bác chẳng có gì, thì kiếm bộ áo cho tốt, rồi ngày mai, rước cụ ra đồng.
– vâng, nhưng mà tôi ăn mặc ra làm sao.
– thì cứ phải xổ gấu chứ, bởi vì ông cụ về trước bà cụ kia mà.
– thế còn các cháu?
– thằng cu phải xô gai để chống gậy thay bác giai, và cũng phải trở ba năm đấy.
chạnh nhớ chồng và nghĩ đến cảnh goá bụa, chị cu sụt sịt. bác đĩ ngăn:
– ấy, chớ, phải may xong áo, lập xong bàn thờ mới được khóc. bây giờ trong nhà cứ phải im phăng phắc như lúc bà cụ hãy còn mới được.
+
người quan tâm đến cái chết của mẹ chồng chị cu sứt, thì ngoài bác đĩ tư ra, cố nhiên là còn có cụ thư ký.
nghe tin bà ta chết, cụ thở vắn thở dài, gắt gỏng vợ con ỏm tỏi. song, cụ chưa thất vọng hẳn.
cụ chiêu một hớp nước vối nóng, thở phì một cái, khói thuốc phiện loãng phi thẳng ra miệng. cụ tháo diện tẩu, và, trong khi chờ cho nguội để nạo, cụ vén quần lên, gãi đùi sồn sột.
– Ơ hay, nó đi đã về chưa, mày?
cụ hỏi vậy. nhưng không ai trả lời.
nóng ruột, cụ lấy cái giẻ để đệm tay, rồi vừa ngước mắt lên xà nhà để nghĩ ngợi, vừa cầm móc để nạo. tiếng xái sào sạo long, rồi đến tiếng sắt quèn quẹt ở phía trong tẩu đã nhẵn thín. cụ dốc miệng tẩu vào chén, gõ vào diện cồm cộp, rồi lại đánh. cụ nạo, nạo mãi, nạo quèn quẹt, dễ thường đến chảy máu tẩu.
cụ lập bàn tĩnh lúc này khí thất thường. mọi ngày, cụ vẫn xơi thuốc vào lúc cơm xong.
nhưng hôm nay, cụ cần hút ngay buổi sáng. một là để khuây khoả sự buồn bực về chức vụ: Độ này, sinh chả có, giá thú chả có, chỉ độc một số tử “chó chết”. hai là còn mấy điếu xái của khách thuốc thết cụ chánh tổng tối qua, có lẽ vẫn còn dùng được, cụ hút đi cho đỡ phí của. ba là cụ để cho chị cu sứt đến trình khai tử cho mẹ chồng, cụ lấy sự ăn tiêu xa xỉ ra làm chứng, để bảo ngọt chị phải biện cái lễ xứng đáng.
bỗng anh người nhà về, nói:
– thưa cụ, đích là chết rồi.
– mày thấy tiếng khóc chưa?
– chưa.
– sao mày biết là chết?
– con hỏi thăm.
– thăm ai?
– ngay chị cu sứt ạ.
– tốt. thế mày không xui chị ta biện cái gì để đi trình à?
– không ạ.
cụ cau mặt:
– Đồ khỉ!
+
trong tang gia đã nổi lên những tiếng khóc thảm thiết.
người đàn bà góa xõa tóc, gục đầu bên cạnh cái thây ma mà tru lăn tréo lộn.
cái thây ma ấy bây giờ đã cứng đờ trong lần vải liệm trắng, bên cạnh đặt bát cơm, quả trứng luộc, có cắm chiếc đũa bông và dăm nén hương.
– ối mẹ ơi, cực nhục lòng con, mẹ đi đâu mẹ bỏ con bơ vơ như chim mất tổ…
rồi nhớ đến chồng, chị gào:
– ối anh ơi, anh đi đâu để vợ con anh mất trông cậy, để thân tôi cực nhục trăm chiều, anh ơi là anh ơi!
nhưng bỗng một tiếng quát:
– im miệng.
chị cu ngẩng dậy, hếch cái mũ mấn ra để nom. chị xỉ mũi, lau vào gót chân rồi quệt đôi mắt đẫm lệ:
– lạy cụ ạ.
cụ thư ký – không biết đã sẵn sàng ở đó từ lúc nào – mặt hầm hầm, trỏ ba toong vào mặt chị, hất hàm hỏi:
– ai cho phép mày khóc?
– lạy cụ, mẹ con chết thì con khóc.
rồi không nhịn được nỗi thương tâm, chị ti tỉ:
– mẹ ơi!
hai mắt long lên, cụ ký giơ năm đầu ngón tay:
– Ông thì vả vỡ tan họng mày ra bây giờ! mẹ mày chết, mày đã trình báo gì tao chưa, mà đã dám khóc?
– ối mẹ ơi, tôi có miệng thì tôi khóc, chứ ông cấm thế nào được tôi.
cụ ký cáu tiết, hung hăng đập gậy vào chiếc quan tài, còn rỗng không, nhìn tên người nhà, quát:
– thằng xiệng, mày vả vỡ miệng nó ra cho ông. lôi nó ra đình kia. khóc à!
tiểu thuyết thứ bảy số 306; 1940
mẹ chồng chị cu sứt chết vừa nãy. tin ấy chẳng mấy chốc bay đi khắp làng.
ở nhà quê, có việc gì cỏn con xảy ra mà người ta không biết ngay tức khắc? huống hồ mẹ chị cu sứt ốm liệt giường liệt chiếu đến dăm hôm nay và cấm khẩu từ lúc gà gáy.
cho nên, cần gì phải đăng cáo phó trên báo, các cụ, các quan, các ông, các bà cùng thân bằng cố hữu mới biết?
thật vậy, trên từ “các cụ” lý trưởng, thư ký, giữa đến “các quan viên” hàng xã, rồi đến “các ông các bà” hàng xóm, dưới đến “thân bằng cố hữu” cùng đinh của anh cu ngày xưa, chỉ trong một loáng, miệng nọ truyền sang miệng kia, ai nghe tin đau đớn cũng điềm nhiên và cho là có thêm một chuyện mới để gặp người quen thì nói.
rồi họ tỏ cảm tình với người quá cố.
“thân bằng cố hữu” thì bảo nhau để sửa soạn:
– này, có liệu trốn đi không, kẻo chị ấy đến nói khó nhờ khênh đòn lại nể, mất công mà chẳng được gì.
“các ông” thì phê bình:
– già mà nghèo, không có tiền uống thuốc, thì chỉ ốm một trận xoàng cũng đủ ngoẻo.
“các bà” thì dài lời hơn. Đại khái:
– ối giời ôi thế à? thế thì bà ngồi đây nhé, để tôi chạy ù lại đằng ấy, giao hẹn với chị cu sứt là mẹ chị ấy còn vay của tôi năm đấu gạo độ trong năm đấy.
hoặc:
– ngày xưa, ông ấy (tức là chồng người chết) có phúng ông tôi ba hào thật, nhưng lúc ông ấy chết, bà tôi đã phúng lại những ba hào với một cành cau, cau dạo ấy đắt. thế mà khi bà tôi mất đi, bà ấy làm ăn còn khá, tôi chả thấy bà ấy phúng lại cái gì, thì việc gì bây giờ tôi phải phúng giả nợ.
“các quan” thì nhìn nhau, lắc đầu một cách nhạt nhẽo:
– nhà nào chứ nhà ấy thì suông, còn có cóc khô gì mà mời chúng ta nữa.
“các cụ” thì tức lắm. cụ lý bảo cụ ký:
– mẹ kiếp, không khéo cụ lại mất giấy mực khai báo toi. làm thư ký mà từ đầu năm, trong làng chỉ rặt những đám chết thế này thì lấy gì mà hút. thật là quá quắt, cụ nhỉ?
+
nước ta là nước văn hiến. ai cũng bảo thế. bởi vậy, những việc quan, hôn, tang, tế, đều phải làm theo lễ nghi. trong nhà, lỡ ra có người chết, đố ai không mở sách ra tra, hoặc hỏi han người quen việc, xem phải làm những gì.
– chẳng may bà cháu nằm xuống, nhờ bác bảo hộ tôi nên thế nào.
chị cu, nước mắt chạy quanh, rẽ hàng rào râm bụt, hỏi bác đĩ tư câu ấy. bác đĩ nghĩ một lát, rồi đáp:
– thôi thì tùy gia phong kiệm, mà tử đắc táng vi vinh. nhà bác chẳng có gì, thì kiếm bộ áo cho tốt, rồi ngày mai, rước cụ ra đồng.
– vâng, nhưng mà tôi ăn mặc ra làm sao.
– thì cứ phải xổ gấu chứ, bởi vì ông cụ về trước bà cụ kia mà.
– thế còn các cháu?
– thằng cu phải xô gai để chống gậy thay bác giai, và cũng phải trở ba năm đấy.
chạnh nhớ chồng và nghĩ đến cảnh goá bụa, chị cu sụt sịt. bác đĩ ngăn:
– ấy, chớ, phải may xong áo, lập xong bàn thờ mới được khóc. bây giờ trong nhà cứ phải im phăng phắc như lúc bà cụ hãy còn mới được.
+
người quan tâm đến cái chết của mẹ chồng chị cu sứt, thì ngoài bác đĩ tư ra, cố nhiên là còn có cụ thư ký.
nghe tin bà ta chết, cụ thở vắn thở dài, gắt gỏng vợ con ỏm tỏi. song, cụ chưa thất vọng hẳn.
cụ chiêu một hớp nước vối nóng, thở phì một cái, khói thuốc phiện loãng phi thẳng ra miệng. cụ tháo diện tẩu, và, trong khi chờ cho nguội để nạo, cụ vén quần lên, gãi đùi sồn sột.
– Ơ hay, nó đi đã về chưa, mày?
cụ hỏi vậy. nhưng không ai trả lời.
nóng ruột, cụ lấy cái giẻ để đệm tay, rồi vừa ngước mắt lên xà nhà để nghĩ ngợi, vừa cầm móc để nạo. tiếng xái sào sạo long, rồi đến tiếng sắt quèn quẹt ở phía trong tẩu đã nhẵn thín. cụ dốc miệng tẩu vào chén, gõ vào diện cồm cộp, rồi lại đánh. cụ nạo, nạo mãi, nạo quèn quẹt, dễ thường đến chảy máu tẩu.
cụ lập bàn tĩnh lúc này khí thất thường. mọi ngày, cụ vẫn xơi thuốc vào lúc cơm xong.
nhưng hôm nay, cụ cần hút ngay buổi sáng. một là để khuây khoả sự buồn bực về chức vụ: Độ này, sinh chả có, giá thú chả có, chỉ độc một số tử “chó chết”. hai là còn mấy điếu xái của khách thuốc thết cụ chánh tổng tối qua, có lẽ vẫn còn dùng được, cụ hút đi cho đỡ phí của. ba là cụ để cho chị cu sứt đến trình khai tử cho mẹ chồng, cụ lấy sự ăn tiêu xa xỉ ra làm chứng, để bảo ngọt chị phải biện cái lễ xứng đáng.
bỗng anh người nhà về, nói:
– thưa cụ, đích là chết rồi.
– mày thấy tiếng khóc chưa?
– chưa.
– sao mày biết là chết?
– con hỏi thăm.
– thăm ai?
– ngay chị cu sứt ạ.
– tốt. thế mày không xui chị ta biện cái gì để đi trình à?
– không ạ.
cụ cau mặt:
– Đồ khỉ!
+
trong tang gia đã nổi lên những tiếng khóc thảm thiết.
người đàn bà góa xõa tóc, gục đầu bên cạnh cái thây ma mà tru lăn tréo lộn.
cái thây ma ấy bây giờ đã cứng đờ trong lần vải liệm trắng, bên cạnh đặt bát cơm, quả trứng luộc, có cắm chiếc đũa bông và dăm nén hương.
– ối mẹ ơi, cực nhục lòng con, mẹ đi đâu mẹ bỏ con bơ vơ như chim mất tổ…
rồi nhớ đến chồng, chị gào:
– ối anh ơi, anh đi đâu để vợ con anh mất trông cậy, để thân tôi cực nhục trăm chiều, anh ơi là anh ơi!
nhưng bỗng một tiếng quát:
– im miệng.
chị cu ngẩng dậy, hếch cái mũ mấn ra để nom. chị xỉ mũi, lau vào gót chân rồi quệt đôi mắt đẫm lệ:
– lạy cụ ạ.
cụ thư ký – không biết đã sẵn sàng ở đó từ lúc nào – mặt hầm hầm, trỏ ba toong vào mặt chị, hất hàm hỏi:
– ai cho phép mày khóc?
– lạy cụ, mẹ con chết thì con khóc.
rồi không nhịn được nỗi thương tâm, chị ti tỉ:
– mẹ ơi!
hai mắt long lên, cụ ký giơ năm đầu ngón tay:
– Ông thì vả vỡ tan họng mày ra bây giờ! mẹ mày chết, mày đã trình báo gì tao chưa, mà đã dám khóc?
– ối mẹ ơi, tôi có miệng thì tôi khóc, chứ ông cấm thế nào được tôi.
cụ ký cáu tiết, hung hăng đập gậy vào chiếc quan tài, còn rỗng không, nhìn tên người nhà, quát:
– thằng xiệng, mày vả vỡ miệng nó ra cho ông. lôi nó ra đình kia. khóc à!
tiểu thuyết thứ bảy số 306; 1940