Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tuyển tập Truyện Ngắn Nguyễn Công Hoan

Cái nạn ô-tô

Tác giả: Nguyễn Công Hoan
Thể loại: Văn Học Việt Nam

Về việc mở số cái xe ô-tô của quan Huyện mà bác phó lý sở tại được trúng, thì ai cũng phải buồn cười:

– Thật là xẩm vớ miếng gan!

Quái thật? Hai mươi người đánh số, nào ông thừa, nào cụ lục, nào quan nghị viên, nào các thầy chánh phó tổng, chánh phó ly, biết bao người ước mong, thấp thỏm, mà rút cục, cái xe ấy lại vào tay bác phó lý là người không đáng có! Thế mà bác ta chỉ vì sợ quan mà bỏ ra mười lăm đồng để mua một số, chứ nào bác có dám hám gì đến ô-tô.

Cái xe ấy hãy còn tốt lắm, quan bảo thế. Đáng lẽ ngài đưa lên Hà Nội để bán, thì rẻ ra cũng được bốn trăm. Nhưng ngài muốn bầy ra cuộc đánh số ở trong hạt cho vui, để mọi người cùng được hy vọng có ô-tô bằng một món tiền rẻ đặc biệt.

Cho nên, mười lăm đồng được cái xe, giá vào địa vị chúng mình, thì hẳn mừng quýnh lên mà mua phăng dầu xăng, rồi vặn máy đi diện phố. Nhưng bác phó lý tôi thì cứ băn khoăn từ hôm trúng số đến nay.

Bác đâm lo. Mà lo nhất là món tiền khao xe. Bởi vì những người thua, ai cũng cho bác là may, ép bác sửa một bữa chén mừng. Bác nể, nên phải méo mặt mà mừng vậy?

Tiệc xong, họ quây quang bàn đèn. Ông thừa đang nạo xái, gọi bác và bảo nhỏ:

– À này, bác phó, bác cũng nên mua cái gì vào tạ quan, mới nghe được. Nhờ ơn ngài, nên bác mới mất ít tiền mà được cái sang trọng như thế này. Nay bác đã thết chúng tôi linh đình, mà bác lờ ngài đi, coi không tiện.

Rồi người xui mua cái nọ, kẻ bàn nên lễ thứ lùa. Kết cục bác phó lý lại phải tạ quan. Vì ngài đã cho bác cái ơn trời biển ấy.

Nhưng mỗi bận bác ra vào huyện, mà trông thấy cái xe của bác để ở sân trại lệ, thì bác lại phát phiền! Nhất là cái mũi xe, trông đằng trước, có đủ cả mắt, mũi miệng, sao mà nó giống cái mặt người thế? Thôi thì chắc nó còn ngoạm của bác không biết bao nhiêu tiền đây Nào tiền sốpphơ, nào tiền dầu xăng, nào tiền chưa lại máy, mới đi được. Vì quan bảo:

– Xe này vẫn tốt. Nếu cứ thay cái bộ máy, thì lại như mới ngay.

Nhưng bác rước nó về làm gì? Ai lại phó lý mà dám chơi ngông thế bao giờ! Dùng nó thì bác chẳng đáng, cái đó đã hẳn đi rồi. Song, bán thì biết bán cho ai được?

Thành ra bác cứ vớ vẩn mãi. Thế mà chưa chi người nọ đã gạ mượn, người kia đã tán xin cho đi nhờ. Gớm khó chịu quá?

Bây giờ bác đã có tiền nào đâu? Vụ gặt vừa rồi, được bao nhiêu thóc bác đem bán rẻ để nộp quan, tạ quan và chi tiêu về bữa khao xe hết cả rồi, còn gì?

Thôi cũng đành. Bác cứ để xe trong huyện, chứ đem về làm gì? Mà đem về bằng cách nào? Không cồ tiền mua xăng, không thuê ai vặn máy, chẳng lẽ lại sai lũ tuần nó trói lại mà gánh đi hay sao?

Phiền quá thực? Vợ bác thấy bác tốn kém, cứ giầy vò bác mãi. Rõ đàn bà hay lôi thôi. Nó có biết đâu rằng vì cái số bác chẳng may – thôi cũng là thất tài nên bác mới trúng xổ số cái ô-tô như thế. Thì thà cứ chịu đi, để được lòng quan, được lòng các ngài tai mắt trong hàng huyện. Chứ nay nó nhiếc móc, mai nỏ đay nghiến – mà việc đã lỡ ra như thế mất rồi – thì thật oan bác quá.

Chán thật! ô-tô ô tiếc làm gì cho rầy rà! Bác có vào địa vị dùng được nó đâu, mà sao ông trời khéo oái oăm quá thế?

Ai thấy bác bỏ lăn bô lóc cái xe, cũng bảo bác dại bác phí của. Nhưng có biết đâu là bác đâm ra khốn quẫn vì nó mất rồi?

Thỉnh thoảng, gặp ở đường cái chiếc ô-tô nào đương chạy, bác nhác trông lên, thấy anh tài xế, thì bác phải xấu hổ. Anh ấy mặc quần tây, áo tây, đội mũ tây, trông oai vệ cứ như ông Tây. Trái lại, bác đi đất, quần áo thì lượt thượt.

Chẳng phải bác không có giầy và áo xống đẹp đẽ để mặc đâu. Nhưng ăn mặc làm quái gì? Công việc của bác có cho bác được sắm những thứ sang trọng đâu?

Đến ngay như lý trưởng, lên quan, còn phải tụt giầy bỏ bố đi nữa là phó lý? Thì chẳng lẽ ông chủ thế này, mà người làm công lại thế kia hay sao?

Thôi thì đành liều. Cứ để cái xe ở trong huyện. Dù quan có giục, cô quở, cũng cứ khất lần. Chẳng lẽ ngài chôn chân, bỏ tù hoặc doạ cách cổ đê bắt mang xe về hay sao? Làm gì ngài chẳng hiểu? Thật ra bác đã bị quan huyện đòi lên hai ba lượt để ngài hỏi về việc xe ô-tô Nhưng lần nào bác cũng bẩm:

– Bẩm quan lớn, cho phép con thư thư vài ngày nữa con xin mang về.

Ấy là nói đỡ đòn, chứ bác đã định ngày nào mang về đâu. Không biết quan huyện có ái ngại cho tình cảnh nhà bác hay không, mà bác vẫn thấy ngài bảo:

– Anh có của mà không biết dùng? Mấy trăm đồng bạc mà cứ để phí để hoài như thế?

Bác cũng tiếc của lắm chứ có phải không đâu?

Nhưng biết làm thế nào? Giá ngài ban cho ít dầu xăng và cho mượn cậu tài xế, thì chả phải bảo, bác quyết chẳng từ mà ngồi phắt lên cái đệm lò xo êm êm, và cho cả vợ cả con đi quần một vài vòng cho hả cái vong linh. Nhưng mà túi nhẹ thì chớ hòng cảnh sung sướng!

Thế là bác cứ kệ cái xe ô-tô của bác cầu vơ cầu vất ở sân trại. Ai trông thấy cũng phải tiếc hộ bác. Quan huyện lại giục, thì bác lại khất lần.

Nhưng ngài thấy bác lúng túng mãi, thì hẳn ngài cũng thương. Một hôm, ngài truyền bác vào nhà tư, và hỏi khẽ, giọng thân mật:

– Tôi hỏi thực anh, thế anh có muốn dùng cái xe này không?

Bác phó gãi tai, không dám giấu:

– Bẩm lạy quan lớn, cảnh nhà con thực bần bách con không thể dùng được ạ.

– Thế thì sao anh mua số làm gì?

Bác phó thấy quan phàn nàn hộ mình thế, biết là vì bận nhiều việc, nên ngài quên bẵng ngay câu ngài đã bảo bác độ nọ: “Anh nhà khá, phải lấy một số” Nhưng nhắc lại câu đó làm gì? Bác thưa:

– Dạ!

Ngài dịu dàng nói:

– Thế thì anh để xe không cũng vậy, mà nó đến han đến gỉ, rối hỏng đi, thì tôi cũng tiếc. Vây tôi cho lại anh năm đồng. Chứ chẳng lẽ anh mất tiền khoảng không, mà không được dùng xe, thì tôi không đang tâm, hiểu chưa?

Câu nói nhân từ ấy có gì là khó hiểu. Bác phó mừng như nơ nang khúc ruột, đáp:

– Dạ.

Quan nói:

– Nhưng mà anh để cái xe này tôi dùng hiểu chưa?

Câu nói ấy cũng rõ ràng như câu trên, nên bác phó hiểu ngay, bèn gãi tai đáp:

– Dạ.

Bác mừng quá. Rũ được cái nợ ra, bác thấy nhẹ cả mình. Muốn tạ lòng thương người của quan phụ mẫu, bác cảm động, vái dài một cái, rồi hớn hở ra về.

Đi đường, gặp người quen, bác khoe cái việc may mắn này, và nói:

– Nếu quan không thương tình, thì tôi bị cái nạn ấy những hơn sáu chục bạc?

1-1934

Về việc mở số cái xe ô-tô của quan Huyện mà bác phó lý sở tại được trúng, thì ai cũng phải buồn cười:

– Thật là xẩm vớ miếng gan!

Quái thật? Hai mươi người đánh số, nào ông thừa, nào cụ lục, nào quan nghị viên, nào các thầy chánh phó tổng, chánh phó ly, biết bao người ước mong, thấp thỏm, mà rút cục, cái xe ấy lại vào tay bác phó lý là người không đáng có! Thế mà bác ta chỉ vì sợ quan mà bỏ ra mười lăm đồng để mua một số, chứ nào bác có dám hám gì đến ô-tô.

Cái xe ấy hãy còn tốt lắm, quan bảo thế. Đáng lẽ ngài đưa lên Hà Nội để bán, thì rẻ ra cũng được bốn trăm. Nhưng ngài muốn bầy ra cuộc đánh số ở trong hạt cho vui, để mọi người cùng được hy vọng có ô-tô bằng một món tiền rẻ đặc biệt.

Cho nên, mười lăm đồng được cái xe, giá vào địa vị chúng mình, thì hẳn mừng quýnh lên mà mua phăng dầu xăng, rồi vặn máy đi diện phố. Nhưng bác phó lý tôi thì cứ băn khoăn từ hôm trúng số đến nay.

Bác đâm lo. Mà lo nhất là món tiền khao xe. Bởi vì những người thua, ai cũng cho bác là may, ép bác sửa một bữa chén mừng. Bác nể, nên phải méo mặt mà mừng vậy?

Tiệc xong, họ quây quang bàn đèn. Ông thừa đang nạo xái, gọi bác và bảo nhỏ:

– À này, bác phó, bác cũng nên mua cái gì vào tạ quan, mới nghe được. Nhờ ơn ngài, nên bác mới mất ít tiền mà được cái sang trọng như thế này. Nay bác đã thết chúng tôi linh đình, mà bác lờ ngài đi, coi không tiện.

Rồi người xui mua cái nọ, kẻ bàn nên lễ thứ lùa. Kết cục bác phó lý lại phải tạ quan. Vì ngài đã cho bác cái ơn trời biển ấy.

Nhưng mỗi bận bác ra vào huyện, mà trông thấy cái xe của bác để ở sân trại lệ, thì bác lại phát phiền! Nhất là cái mũi xe, trông đằng trước, có đủ cả mắt, mũi miệng, sao mà nó giống cái mặt người thế? Thôi thì chắc nó còn ngoạm của bác không biết bao nhiêu tiền đây Nào tiền sốpphơ, nào tiền dầu xăng, nào tiền chưa lại máy, mới đi được. Vì quan bảo:

– Xe này vẫn tốt. Nếu cứ thay cái bộ máy, thì lại như mới ngay.

Nhưng bác rước nó về làm gì? Ai lại phó lý mà dám chơi ngông thế bao giờ! Dùng nó thì bác chẳng đáng, cái đó đã hẳn đi rồi. Song, bán thì biết bán cho ai được?

Thành ra bác cứ vớ vẩn mãi. Thế mà chưa chi người nọ đã gạ mượn, người kia đã tán xin cho đi nhờ. Gớm khó chịu quá?

Bây giờ bác đã có tiền nào đâu? Vụ gặt vừa rồi, được bao nhiêu thóc bác đem bán rẻ để nộp quan, tạ quan và chi tiêu về bữa khao xe hết cả rồi, còn gì?

Thôi cũng đành. Bác cứ để xe trong huyện, chứ đem về làm gì? Mà đem về bằng cách nào? Không cồ tiền mua xăng, không thuê ai vặn máy, chẳng lẽ lại sai lũ tuần nó trói lại mà gánh đi hay sao?

Phiền quá thực? Vợ bác thấy bác tốn kém, cứ giầy vò bác mãi. Rõ đàn bà hay lôi thôi. Nó có biết đâu rằng vì cái số bác chẳng may – thôi cũng là thất tài nên bác mới trúng xổ số cái ô-tô như thế. Thì thà cứ chịu đi, để được lòng quan, được lòng các ngài tai mắt trong hàng huyện. Chứ nay nó nhiếc móc, mai nỏ đay nghiến – mà việc đã lỡ ra như thế mất rồi – thì thật oan bác quá.

Chán thật! ô-tô ô tiếc làm gì cho rầy rà! Bác có vào địa vị dùng được nó đâu, mà sao ông trời khéo oái oăm quá thế?

Ai thấy bác bỏ lăn bô lóc cái xe, cũng bảo bác dại bác phí của. Nhưng có biết đâu là bác đâm ra khốn quẫn vì nó mất rồi?

Thỉnh thoảng, gặp ở đường cái chiếc ô-tô nào đương chạy, bác nhác trông lên, thấy anh tài xế, thì bác phải xấu hổ. Anh ấy mặc quần tây, áo tây, đội mũ tây, trông oai vệ cứ như ông Tây. Trái lại, bác đi đất, quần áo thì lượt thượt.

Chẳng phải bác không có giầy và áo xống đẹp đẽ để mặc đâu. Nhưng ăn mặc làm quái gì? Công việc của bác có cho bác được sắm những thứ sang trọng đâu?

Đến ngay như lý trưởng, lên quan, còn phải tụt giầy bỏ bố đi nữa là phó lý? Thì chẳng lẽ ông chủ thế này, mà người làm công lại thế kia hay sao?

Thôi thì đành liều. Cứ để cái xe ở trong huyện. Dù quan có giục, cô quở, cũng cứ khất lần. Chẳng lẽ ngài chôn chân, bỏ tù hoặc doạ cách cổ đê bắt mang xe về hay sao? Làm gì ngài chẳng hiểu? Thật ra bác đã bị quan huyện đòi lên hai ba lượt để ngài hỏi về việc xe ô-tô Nhưng lần nào bác cũng bẩm:

– Bẩm quan lớn, cho phép con thư thư vài ngày nữa con xin mang về.

Ấy là nói đỡ đòn, chứ bác đã định ngày nào mang về đâu. Không biết quan huyện có ái ngại cho tình cảnh nhà bác hay không, mà bác vẫn thấy ngài bảo:

– Anh có của mà không biết dùng? Mấy trăm đồng bạc mà cứ để phí để hoài như thế?

Bác cũng tiếc của lắm chứ có phải không đâu?

Nhưng biết làm thế nào? Giá ngài ban cho ít dầu xăng và cho mượn cậu tài xế, thì chả phải bảo, bác quyết chẳng từ mà ngồi phắt lên cái đệm lò xo êm êm, và cho cả vợ cả con đi quần một vài vòng cho hả cái vong linh. Nhưng mà túi nhẹ thì chớ hòng cảnh sung sướng!

Thế là bác cứ kệ cái xe ô-tô của bác cầu vơ cầu vất ở sân trại. Ai trông thấy cũng phải tiếc hộ bác. Quan huyện lại giục, thì bác lại khất lần.

Nhưng ngài thấy bác lúng túng mãi, thì hẳn ngài cũng thương. Một hôm, ngài truyền bác vào nhà tư, và hỏi khẽ, giọng thân mật:

– Tôi hỏi thực anh, thế anh có muốn dùng cái xe này không?

Bác phó gãi tai, không dám giấu:

– Bẩm lạy quan lớn, cảnh nhà con thực bần bách con không thể dùng được ạ.

– Thế thì sao anh mua số làm gì?

Bác phó thấy quan phàn nàn hộ mình thế, biết là vì bận nhiều việc, nên ngài quên bẵng ngay câu ngài đã bảo bác độ nọ: “Anh nhà khá, phải lấy một số” Nhưng nhắc lại câu đó làm gì? Bác thưa:

– Dạ!

Ngài dịu dàng nói:

– Thế thì anh để xe không cũng vậy, mà nó đến han đến gỉ, rối hỏng đi, thì tôi cũng tiếc. Vây tôi cho lại anh năm đồng. Chứ chẳng lẽ anh mất tiền khoảng không, mà không được dùng xe, thì tôi không đang tâm, hiểu chưa?

Câu nói nhân từ ấy có gì là khó hiểu. Bác phó mừng như nơ nang khúc ruột, đáp:

– Dạ.

Quan nói:

– Nhưng mà anh để cái xe này tôi dùng hiểu chưa?

Câu nói ấy cũng rõ ràng như câu trên, nên bác phó hiểu ngay, bèn gãi tai đáp:

– Dạ.

Bác mừng quá. Rũ được cái nợ ra, bác thấy nhẹ cả mình. Muốn tạ lòng thương người của quan phụ mẫu, bác cảm động, vái dài một cái, rồi hớn hở ra về.

Đi đường, gặp người quen, bác khoe cái việc may mắn này, và nói:

– Nếu quan không thương tình, thì tôi bị cái nạn ấy những hơn sáu chục bạc?

1-1934

Bình luận