Sợ các ngài tẩy chay tôi, hôm nay tôi xin hiến các ngài một thiên ái tình tiểu thuyết. Nhưng ái tìnhtiểu thuyết tôi vốn không quen viết, nên tôi chỉ dám coi nó như câu chuyện chó chết mà thôi.
Ông hàng xóm tôi mới đem ở Hà Nội về một con chó trắng. Ông đặt tên cho nó là Tớp. Cơn Tớp, tôi chẳng biết có cái gì đáng quý, nhưng mà, trời ơi, gớm, ông ấy làm bộ như một bà mẹ có con gái đến thì? Ông ấy khoe khoe những đức tính nó thế nọ thế kia, nghĩa là con chó ấy chẳng may chó đến nỗi phải làm kiếp chó, chứ giá được làm người, thì tất cũng phải làm đến gì gì chứ chẳng vừa?
Thế nhưng tôi tưởng làm cái giống chó An-nam mình, thì dù có tài xuất chúng đến đâu cũng vậy, sự nghiệp bất quá cũng chỉ đến giữ nhà cho chủ là hết; mà có hơn chó thiên hạ về cái thỉnh thoảng được phát tài vì có bổng ngoại, nhưng dăm ba bãi tiệc ấy, bất quá cũng chỉ là cái bã giả của người ta mà thôi, ngon gì!
Ấy là nói những giống chó khôn, biết thân phận làm kiếp chó, chứ nếu lại có tính ngông nghênh mà cắn trộm, bặng nhặng mà ẳng sằng, hoặc dại dột mà vục đầu vào chĩnh tương hay niêu cá chẳng hạn, thì đeo riềng vào cổ lúc nào không biết đấy.
Vậy mà chó nhà quê thì mới thế, chứ nếu chẳng may ở các thành phố lớn, luật pháp nghiêm ngặt, mà quá giờ tiên sinh cứ tự do ngôn luận oang oang lên, hoặc ban ngày, tơ-lơ-mơ đi ra đường chơi phiếm, thì có mà tù sớm. Chính con chó Tớp của ông hàng xóm tôi, sở dĩ bị trục xuất cảnh ngoại, cũng chỉ vì tội nhiều khi đang đêm, không biết cao hứng cái gì, cứ diễn thuyết rầm lên, hô hào dữ đến nỗi cả nhà mất ngủ; lại mới đây giữa ban ngày ban mặt, nó dám công nhiên – nói vô phép các ngài, – nó dám công nhiên hiếp dâm ngay con chó con mới mua buổi sáng. Vô đạo thật? Chẳng biết rằng nó đoán là chủ nó định tống cổ nó, nên nó mới giở thói cẩu-trệ định làm hại cho mà làm ăn xúi quẩy, hay nó cố tình làm mất trinh chị đồng nghiệp sắp hớt cẳng nó. Nhưng cứ xem cái đời tư của nó như thế, thì dù ông hàng xóm tôi có làm trạng sư bênh vực nó kỳ cùng, tôi cũng kết luận rằng ở nhà quê này mà con Tớp cứ giở cái thủ đoạn ấy ra, thì có ngày chết mất mạng. Con chó Tớp được về nơi rộng cẳng, lấy làm khoái lắm. Ngay lúc mới được thả xích ra, nó loăng quăng chạy hết đằng sau ra đằng trước, nhà dưới lên nhà trên, hễ động có ai qua ngõ, là anh chàng chạy ngay ra chất vấn. Chẳng bù với khi còn ở ngoài tỉnh, cả ngày phải khoá miệng, có cất lên một vài tiếng để làm chầu chay cho đờ buồn, thì đã bị mắng chửi rầm rĩ.
Ở nhà quê được hít không khí trong sạch, được vận động luôn chân, lại được ông chủ cho ăn uống tử tế, nên Tớp ta mập mạp, trắng nõn, trông ra phết anh chị?
Ngày mới ở tỉnh về, nó hay hống hách, thấy ai lạ cũng định gây sự. Nhưng từ hôm bị cái gậy đầu tiên của thằng Mõ giáng vào lưng thì nó cũng lịch duyệt hơn một chút, không chơi dại nữa, bớt sự bắng nhắng.
Thấy ai qua ngõ, nó chỉ gâu một tiếng xoàng gọi là tác oai, rồi cúp đuôi nhanh nhẩu chui tọt vào hàng rào, giữ thế thủ cẩn thận, mới dám thò đầu ra, trợn mắt, giơ nanh, gầm gừ cho đến khi người ta đi khuất.
Nhưng ở nơi thôn dã này, thì sự canh gác của nó chỉ cần có trong khi đêm tối, nên rồi nó cũng bắt chước ngay các đồng nghiệp nó, cả ngày nằm cuộn tròn ở cồng, gọi là chiếu lệ, rồi đánh một giấc ngủ dài cho tiêu thì giờ.
Nghề thế, nhàn cư vi bất thiện, nếu cứ ngày đánh hai bữa no phình bụng rồi “la siết” suốt cả buổi trưa thì cuộc đời tẻ ngắt, mà cái thanh niên cũng đến mòn mỏi đi mà thôi. Cho nên được độ nửa tháng, người ta đã thấy con Tớp đứng tụ họp ở ngã ba, với dăm bảy con chó quanh đấy.
Cái tính chơi bời của nó nẩy nòi ra từ khi nó còn ở chốn ngàn năm văn vật, nay nó thấy một nơi mà bất cứ đức hay cái tụ bạ để làm chỗ hẹn hò, như bờ hồ Hoàn Kiếm, như trong cuộc chợ phiên của chúng ta, thì muốn chừng nó cũng chệnh nông nỗi riêng nên cứ đúng giờ giấc là nó lững thững ra đó, để gạ gẫm giở trò trai gái. Mà trong cánh ấy, trông nó bột nhất! Ngày nào cũng vậy bộ lông trắng nuột như quần áo mới giặt là? Rành là nó ăn đứt tụi con cộc, con sồm, con vằn, con vện, trông nhà quê quá. Khoa tán gái chẳng hay nó học ai, mà nghe chừng mả lắm, chẳng thế những tiểu thư mực khoác bộ áo nhung, tiểu thư đốm mặc hàng bom-bay, nó điều nước non được cả. Thì ra có bộ mã tốt bao giờ cũng vẫn dễ làm si tình, cho nên cái số đào hoa của anh công tứ Tớp đã làm cho trong làng êu, nhiều tay phải phát tức!
Rồi chẳng bao lâu, con Tớp một tay chôn biết bao cành Phù-dung. Nhà nào có những chị mới nứt mắt ra là nó cũng đâm vào cho kỳ được. Dù lần đầu có cự tuyệt, nhưng đến lần thứ hai, hay lần thứ ba là cùng chị ả phải cảm ngay chàng có duyên ấy. Thế rồi nó rủ rê ngay ý trung nhân ra luỹ tre để chỉ non thề biển!
Nhiều người bắt gặp nó giở cái mặt chó, ở ngoài đường lấy làm chướng mắt, đã giọt cho nó bao nhiêu phen nhưng chó đen giữ mực, nào nó có chừa. Đến nỗi chỉ một mình nó, mà trong ngót một tháng trời, bao nhiêu bạn gái trong xã hội mõm nhọn, nhất là bọn cấp-tiến đều bị hư, hoặc chửa hoang vó nó cả? Bợm thế đấy!
Cậu phong lưu công tử nổi tiếng trong áng nguyệt hoa hồi ấy, trác táng lắm mà không có sâm nhưng quế phụ để tẩm bổ, cho nên đâm ra yếu ớt gầy gò.
Đã nhiều bận, vì sự ghen tuông, nó bị những tình địch trong êu giới đồng minh nhau cắn nó kịch liệt, có khi toạc đầu xẻ tai xuýt thành án mạng to. Nhưng giá như độ trước, hẳn nó lăn lưng vào một phen sống mái để giữ thể diện với gái. Nhưng độ này thì người anh em đành chịu tho, dằn lòng tạm ly biệt mấy cô nhân ngãi mà cúp đuôi cắm cổ chạy một mạch về nhà, chui tọt vào gầm phản!
Nhưng mà đã có thói đa tình, thì dù có mắc bệnh gần chết cũng vẫn ngứa, cái đó chó cũng như người.
Kìa, vết thương hồ lành, người ta đã bắt gặp nó đi mò gái; mà lần này quái làm sao, nó đánh hơi biết ngay là trong nhà kia, mới có cô chó tây rất sộp!
Con Tớp vừa thoạt trộm liếc dung nhan của cô bạn mẫu quốc đã đâm ra mê đặc, chờn vờn ngay đến gần.
Muốn chừng nó cũng như ta, thấy món lạ thì thích nếm cho rộng kiến-văn, nên ngày nào nó cũng đến tán tỉnh hai ba dạo? Chẳng biết mắt xanh nàng có lọt chàng anh-đi-dền hay không nhưng dù có chim được mà cứ phải phó-mát hão huyền như thế thì thá gì, cho nên xin. chàng trước hết nghĩ đến vấn đề phụ nữ giải phóng.
Cô ả chó tây đây thật đáng gọi là một trang thiếu nữ tân thời, đủ làm cho chim sa cá lặn. Này, hươu cốt cách, vượn tinh thần, mà gấu ghen thua mõm, cọp hờn kém nanh, mỗi khi hoa gầu ngọc ẳng, tiếng oanh như rung động, dây đàn tim của Tớp như oán như thanh. Không những thế, chiếc vòng da đeo quanh cổ, bộ lông nhẫy chét vào mình trông đặc Lemur, lại như tăng cái nét yêu kiều của tấm thân mơn mởn. Nói tóm lại, con chó tây đáng gọi là một đoá hoa khôi, một ngôi sao sáng, khiến cho mỗi khi chàng Tớp loanh quanh ngửi ngửi bên chốn khuê cũi, cũng không muôn về nhà nữa. Rồi thế quái nào, chẳng biết ngôn ngữ của hai giống chó ấy có đồng hay không, nhưng chắc Tớp ta sinh trưởng ở đất Hà Nội, thì cũng nói được dăm ba tiếng bồi, nên đông tây gặp nhau ngay.
Có một hôm, con Tớp cũng diện bộ cánh mọi khi đương bắt chước hệt như cái mốt ngoáy ba-toong công tử bột mà ngoe nguẩy cái đuôi, lượn xung quanh cũi nàng, thì có một đứa bé con ra phang cho một que củi vào lưng. Sợ xấu hổ với nhân ngãi, vả tức vì bị ngăn trở trong cuộc vui vẻ trẻ trung, Tớp ta ngoạm ngay cho một miếng vào đùi thằng bé, rồi đi bài tẩu-mã.
Đứa bé kêu rầm, cả nhà xô ra đuổi Tớp, nhưng không kịp. Thế là con Tớp có một một bọn thù nhân.
Họ bàn với nhau, rồi sẽ đánh Tớp chết, mà người anh em thì kệch, ba bốn hôm không dám thò mõm ra ngoài.
Nhưng ngọn lửa dục bao giờ cũng cướp hết ánh sáng của sự suy xét; người cũng vậy mà chó cũng vậy. Rồi chắc rằng Tớp ta nhớ người yêu ở nơi cao tương kín cổng, suốt ngày bị cấm cung trong cửa buồng khuê. Ừ tội gì không lẽ cá đã cắn câu lại chịu vứt cần đó để phí hoài mất cái bò lạc, rồi đứa khác nó nước trước bẻ hoa thì dại hơn cầy, cho nên anh ta lại mon men đến đứng ở bờ giậu nhìn vào để thăm tin tức. Khi tít mù nào thấy bóng hồng vào ra, anh ta mới lách qua hàng rào, có lẽ định bàn với cô em cái chước xổ lồng tháo cũi.
Nhưng mà khốn nạn cho con Tớp. Người ta biết tính quan viên mê gái hay liều, nên đã quyết với nhau rằng thể nào rồi Tớp ta cũng còn đến nữa: Vì vậy họ không thả con chó cái ra vội, để dùng kế mỹ-nhân, thì mới dử được con Tớp vào tròng để đánh chết.
Cái số con Tớp đến ngày hôm nay là hết, hẳn các ngài cũng đoán như vậy chứ gì! Phải, nhưng nó chết một cách thảm thiết, một cách đau đớn, khiến cho ai được mắt trông thấy cái phứt sau cùng của đời nó, cũng phải rùng mình ghê sợ cái bả tình, cũng phải thương xót những con người đương đắm đuối trong bể ái.
Con Tớp nhìn trước nhìn sau, lững thững đến bên cạnh cũi. Khi nó tưởng rằng được bình yên như mọi ngày, nó bèn ngoe nguẩy đuôi như phất cờ thắng trận chạy xung quanh cũi như điên như cuồng, rít ầm lên rồi thò mõm vào hít lấy hít để. Nó hôn chán như thế rồi nó thè lười ra liếm, liếm mặt, liếm lưng, liếm cả chỗ không đáng liếm. Con chó cái thây tình lang ân ái hình như sóng tình cũng xiêu xiêu nên nằm yên. Con Tớp thừa cơ, tiến đến gần, cố chui lách cái đầu vào khe cũi Giữa lúc ấy, người ta thò dây thưng thòng lọng vào cổ nó và dòng buộc vào cột.
Nó không biết rằng đã mắc vào tròng, nó cứ tuân theo mệnh lệnh của nữ thần Vénus. Lách đầu vào khe không ăn thua, nó mới nhẩy hai chân trước lên mặt cũi như lối mọi khi của nó. Nhưng cũng không thấy công hiệu gì, nó lại đành nằm ẹp xuống đất, liếm lấp liếm để, rồi lại cố lấy đầu, muốn hẩy cho đổ cái cũi.
Rành là nó muốn đạp tiêu phòng để vớt người trầm luân. Nhưng sức nó không sao làm chuyển được cả cái cũi nặng trong nhốt một con chó phốp pháp, nó đành chịu phép. Lúc này người ta thò dây vào hai chân trước nó, thiết chặt lại, và trói ghì ra đắng lưng. Lạ cho con Tớp chẳng thấy cái tình thế nghiêm trọng, hình như nó chỉ nghĩ làm sao cho đạt tới mục đích là được cọ xát vào người yêu, còn ngoài ra, nó chẳng trông thấy, chẳng để ý cái gì cả.
Con chó cái ở trong cũi, thấy sự nguy hiểm, cắn rống lên mấy tiếng để ra hiệu cho bạn biết vụ bắt bớ quan trọng, nhưng con Tớp thì như bị mù mắt, cứ rít, cứ liếm, cứ cố nhắc đầu lên cho vừa tầm. Thỉnh thoảng nó thấy vướng víu khó chịu, thì cũng hục hặc cựa cạy nhưng hễ cái lưỡi nó còn được gần bên mông con chó cái, thì nó lại yên ngay. Ấy thế rồi người ta cột nốt hai chân sau nó lại.
Bây giờ thì nó chỉ còn cựa cạy được cái đuôi và cái lưỡi mà thôi, mà thật là nó mê gái đến nỗi chết đến đít mà không biết? Chẳng thế, bị trói mất cựa mà đầu nó còn hục vào bẹn con kia, đuôi còn ve vẩy ra dáng khoái trí lắm. Con chó cái thấy tấn bi kịch bên cạnh, lồng lên và cắn rầm rầm, rồi cựa mình sang chỗ khác. Con Tớp cũng lăn lộn theo đến gần, nhưng chân bị trói không đi được vậy mà nó mặc kệ, nó cố lê bằng bụng để được đến gần chỗ la liếm cho thoả dục tình, rồi nó rít lên mấy tiếng đắc thắng!
Nếu ai chú ý nhìn cái chết của con Tớp mới thấy động tâm! Trói xong, người ta dốc ngược nó lên xà nhà nhưng ác quá, họ tinh nghịch để cho cái, mõm nó vừa đúng với bạn gái nó…
Bị đau đớn, nó cũng cựa cạy, cũng giẫy giụa. Nhưng khi mắt nó trông thấy con chó cái, thì như nó lại quên hết mọi sự để cố chịu đựng nỗi khổ thống về vật chất mà ngoe nguẩy đuôi và thè dài lưỡi ra, làm cái việc sung sướng về tinh thần.
Lúc ấy, người ta bắt đầu xử tội nó. Người ta chằng hai đầu dây buộc cổ nó, thiết thật chặt lại cho nó mất cựa, rồi thò đao nhọn vào họng nó, cứa mấy nhát. Con Tớp ặc ặc kêu rú lên vài tiếng, tia máu vọt ra. Không hiểu nó có biết là sắp chết hay không, nhưng sau khi không còn hơi sức mà giẫy nữa, mà mắt nó vẫn chăm chắm vào con chó tây, lưỡi nó vẫn thè lè ra để liếm la liếm liệt, đuôi nó vẫn vẫy nhanh nhẩu như thường.
Nhưng chỉ được vài phút như thế, rồi mắt nó đờ đi đuôi nó yếu đi, lưỡi nó cố thò dài ra mà liếm cả vào thanh cũi. Rồi dần dần, như chiếc đồng hồ hết giây đuôi nó không vẫy được nữa, oặt lả xuống, mắt nó hết tinh thần, nhưng chỉ còn có cái lưỡi là vẫn còn ít tinh lực sau cùng, thấy đưa đi đưa lại được đến năm sáu cái nữa mới im hẳn.
– Thế là con Tớp hy sinh tính mệnh để thờ phụng ái tình, vậy mà đã chắc gì nó biết là nó đã chết. Nhưng chó chết hết truyện…
17 Aout 1993
Sợ các ngài tẩy chay tôi, hôm nay tôi xin hiến các ngài một thiên ái tình tiểu thuyết. Nhưng ái tìnhtiểu thuyết tôi vốn không quen viết, nên tôi chỉ dám coi nó như câu chuyện chó chết mà thôi.
Ông hàng xóm tôi mới đem ở Hà Nội về một con chó trắng. Ông đặt tên cho nó là Tớp. Cơn Tớp, tôi chẳng biết có cái gì đáng quý, nhưng mà, trời ơi, gớm, ông ấy làm bộ như một bà mẹ có con gái đến thì? Ông ấy khoe khoe những đức tính nó thế nọ thế kia, nghĩa là con chó ấy chẳng may chó đến nỗi phải làm kiếp chó, chứ giá được làm người, thì tất cũng phải làm đến gì gì chứ chẳng vừa?
Thế nhưng tôi tưởng làm cái giống chó An-nam mình, thì dù có tài xuất chúng đến đâu cũng vậy, sự nghiệp bất quá cũng chỉ đến giữ nhà cho chủ là hết; mà có hơn chó thiên hạ về cái thỉnh thoảng được phát tài vì có bổng ngoại, nhưng dăm ba bãi tiệc ấy, bất quá cũng chỉ là cái bã giả của người ta mà thôi, ngon gì!
Ấy là nói những giống chó khôn, biết thân phận làm kiếp chó, chứ nếu lại có tính ngông nghênh mà cắn trộm, bặng nhặng mà ẳng sằng, hoặc dại dột mà vục đầu vào chĩnh tương hay niêu cá chẳng hạn, thì đeo riềng vào cổ lúc nào không biết đấy.
Vậy mà chó nhà quê thì mới thế, chứ nếu chẳng may ở các thành phố lớn, luật pháp nghiêm ngặt, mà quá giờ tiên sinh cứ tự do ngôn luận oang oang lên, hoặc ban ngày, tơ-lơ-mơ đi ra đường chơi phiếm, thì có mà tù sớm. Chính con chó Tớp của ông hàng xóm tôi, sở dĩ bị trục xuất cảnh ngoại, cũng chỉ vì tội nhiều khi đang đêm, không biết cao hứng cái gì, cứ diễn thuyết rầm lên, hô hào dữ đến nỗi cả nhà mất ngủ; lại mới đây giữa ban ngày ban mặt, nó dám công nhiên – nói vô phép các ngài, – nó dám công nhiên hiếp dâm ngay con chó con mới mua buổi sáng. Vô đạo thật? Chẳng biết rằng nó đoán là chủ nó định tống cổ nó, nên nó mới giở thói cẩu-trệ định làm hại cho mà làm ăn xúi quẩy, hay nó cố tình làm mất trinh chị đồng nghiệp sắp hớt cẳng nó. Nhưng cứ xem cái đời tư của nó như thế, thì dù ông hàng xóm tôi có làm trạng sư bênh vực nó kỳ cùng, tôi cũng kết luận rằng ở nhà quê này mà con Tớp cứ giở cái thủ đoạn ấy ra, thì có ngày chết mất mạng. Con chó Tớp được về nơi rộng cẳng, lấy làm khoái lắm. Ngay lúc mới được thả xích ra, nó loăng quăng chạy hết đằng sau ra đằng trước, nhà dưới lên nhà trên, hễ động có ai qua ngõ, là anh chàng chạy ngay ra chất vấn. Chẳng bù với khi còn ở ngoài tỉnh, cả ngày phải khoá miệng, có cất lên một vài tiếng để làm chầu chay cho đờ buồn, thì đã bị mắng chửi rầm rĩ.
Ở nhà quê được hít không khí trong sạch, được vận động luôn chân, lại được ông chủ cho ăn uống tử tế, nên Tớp ta mập mạp, trắng nõn, trông ra phết anh chị?
Ngày mới ở tỉnh về, nó hay hống hách, thấy ai lạ cũng định gây sự. Nhưng từ hôm bị cái gậy đầu tiên của thằng Mõ giáng vào lưng thì nó cũng lịch duyệt hơn một chút, không chơi dại nữa, bớt sự bắng nhắng.
Thấy ai qua ngõ, nó chỉ gâu một tiếng xoàng gọi là tác oai, rồi cúp đuôi nhanh nhẩu chui tọt vào hàng rào, giữ thế thủ cẩn thận, mới dám thò đầu ra, trợn mắt, giơ nanh, gầm gừ cho đến khi người ta đi khuất.
Nhưng ở nơi thôn dã này, thì sự canh gác của nó chỉ cần có trong khi đêm tối, nên rồi nó cũng bắt chước ngay các đồng nghiệp nó, cả ngày nằm cuộn tròn ở cồng, gọi là chiếu lệ, rồi đánh một giấc ngủ dài cho tiêu thì giờ.
Nghề thế, nhàn cư vi bất thiện, nếu cứ ngày đánh hai bữa no phình bụng rồi “la siết” suốt cả buổi trưa thì cuộc đời tẻ ngắt, mà cái thanh niên cũng đến mòn mỏi đi mà thôi. Cho nên được độ nửa tháng, người ta đã thấy con Tớp đứng tụ họp ở ngã ba, với dăm bảy con chó quanh đấy.
Cái tính chơi bời của nó nẩy nòi ra từ khi nó còn ở chốn ngàn năm văn vật, nay nó thấy một nơi mà bất cứ đức hay cái tụ bạ để làm chỗ hẹn hò, như bờ hồ Hoàn Kiếm, như trong cuộc chợ phiên của chúng ta, thì muốn chừng nó cũng chệnh nông nỗi riêng nên cứ đúng giờ giấc là nó lững thững ra đó, để gạ gẫm giở trò trai gái. Mà trong cánh ấy, trông nó bột nhất! Ngày nào cũng vậy bộ lông trắng nuột như quần áo mới giặt là? Rành là nó ăn đứt tụi con cộc, con sồm, con vằn, con vện, trông nhà quê quá. Khoa tán gái chẳng hay nó học ai, mà nghe chừng mả lắm, chẳng thế những tiểu thư mực khoác bộ áo nhung, tiểu thư đốm mặc hàng bom-bay, nó điều nước non được cả. Thì ra có bộ mã tốt bao giờ cũng vẫn dễ làm si tình, cho nên cái số đào hoa của anh công tứ Tớp đã làm cho trong làng êu, nhiều tay phải phát tức!
Rồi chẳng bao lâu, con Tớp một tay chôn biết bao cành Phù-dung. Nhà nào có những chị mới nứt mắt ra là nó cũng đâm vào cho kỳ được. Dù lần đầu có cự tuyệt, nhưng đến lần thứ hai, hay lần thứ ba là cùng chị ả phải cảm ngay chàng có duyên ấy. Thế rồi nó rủ rê ngay ý trung nhân ra luỹ tre để chỉ non thề biển!
Nhiều người bắt gặp nó giở cái mặt chó, ở ngoài đường lấy làm chướng mắt, đã giọt cho nó bao nhiêu phen nhưng chó đen giữ mực, nào nó có chừa. Đến nỗi chỉ một mình nó, mà trong ngót một tháng trời, bao nhiêu bạn gái trong xã hội mõm nhọn, nhất là bọn cấp-tiến đều bị hư, hoặc chửa hoang vó nó cả? Bợm thế đấy!
Cậu phong lưu công tử nổi tiếng trong áng nguyệt hoa hồi ấy, trác táng lắm mà không có sâm nhưng quế phụ để tẩm bổ, cho nên đâm ra yếu ớt gầy gò.
Đã nhiều bận, vì sự ghen tuông, nó bị những tình địch trong êu giới đồng minh nhau cắn nó kịch liệt, có khi toạc đầu xẻ tai xuýt thành án mạng to. Nhưng giá như độ trước, hẳn nó lăn lưng vào một phen sống mái để giữ thể diện với gái. Nhưng độ này thì người anh em đành chịu tho, dằn lòng tạm ly biệt mấy cô nhân ngãi mà cúp đuôi cắm cổ chạy một mạch về nhà, chui tọt vào gầm phản!
Nhưng mà đã có thói đa tình, thì dù có mắc bệnh gần chết cũng vẫn ngứa, cái đó chó cũng như người.
Kìa, vết thương hồ lành, người ta đã bắt gặp nó đi mò gái; mà lần này quái làm sao, nó đánh hơi biết ngay là trong nhà kia, mới có cô chó tây rất sộp!
Con Tớp vừa thoạt trộm liếc dung nhan của cô bạn mẫu quốc đã đâm ra mê đặc, chờn vờn ngay đến gần.
Muốn chừng nó cũng như ta, thấy món lạ thì thích nếm cho rộng kiến-văn, nên ngày nào nó cũng đến tán tỉnh hai ba dạo? Chẳng biết mắt xanh nàng có lọt chàng anh-đi-dền hay không nhưng dù có chim được mà cứ phải phó-mát hão huyền như thế thì thá gì, cho nên xin. chàng trước hết nghĩ đến vấn đề phụ nữ giải phóng.
Cô ả chó tây đây thật đáng gọi là một trang thiếu nữ tân thời, đủ làm cho chim sa cá lặn. Này, hươu cốt cách, vượn tinh thần, mà gấu ghen thua mõm, cọp hờn kém nanh, mỗi khi hoa gầu ngọc ẳng, tiếng oanh như rung động, dây đàn tim của Tớp như oán như thanh. Không những thế, chiếc vòng da đeo quanh cổ, bộ lông nhẫy chét vào mình trông đặc Lemur, lại như tăng cái nét yêu kiều của tấm thân mơn mởn. Nói tóm lại, con chó tây đáng gọi là một đoá hoa khôi, một ngôi sao sáng, khiến cho mỗi khi chàng Tớp loanh quanh ngửi ngửi bên chốn khuê cũi, cũng không muôn về nhà nữa. Rồi thế quái nào, chẳng biết ngôn ngữ của hai giống chó ấy có đồng hay không, nhưng chắc Tớp ta sinh trưởng ở đất Hà Nội, thì cũng nói được dăm ba tiếng bồi, nên đông tây gặp nhau ngay.
Có một hôm, con Tớp cũng diện bộ cánh mọi khi đương bắt chước hệt như cái mốt ngoáy ba-toong công tử bột mà ngoe nguẩy cái đuôi, lượn xung quanh cũi nàng, thì có một đứa bé con ra phang cho một que củi vào lưng. Sợ xấu hổ với nhân ngãi, vả tức vì bị ngăn trở trong cuộc vui vẻ trẻ trung, Tớp ta ngoạm ngay cho một miếng vào đùi thằng bé, rồi đi bài tẩu-mã.
Đứa bé kêu rầm, cả nhà xô ra đuổi Tớp, nhưng không kịp. Thế là con Tớp có một một bọn thù nhân.
Họ bàn với nhau, rồi sẽ đánh Tớp chết, mà người anh em thì kệch, ba bốn hôm không dám thò mõm ra ngoài.
Nhưng ngọn lửa dục bao giờ cũng cướp hết ánh sáng của sự suy xét; người cũng vậy mà chó cũng vậy. Rồi chắc rằng Tớp ta nhớ người yêu ở nơi cao tương kín cổng, suốt ngày bị cấm cung trong cửa buồng khuê. Ừ tội gì không lẽ cá đã cắn câu lại chịu vứt cần đó để phí hoài mất cái bò lạc, rồi đứa khác nó nước trước bẻ hoa thì dại hơn cầy, cho nên anh ta lại mon men đến đứng ở bờ giậu nhìn vào để thăm tin tức. Khi tít mù nào thấy bóng hồng vào ra, anh ta mới lách qua hàng rào, có lẽ định bàn với cô em cái chước xổ lồng tháo cũi.
Nhưng mà khốn nạn cho con Tớp. Người ta biết tính quan viên mê gái hay liều, nên đã quyết với nhau rằng thể nào rồi Tớp ta cũng còn đến nữa: Vì vậy họ không thả con chó cái ra vội, để dùng kế mỹ-nhân, thì mới dử được con Tớp vào tròng để đánh chết.
Cái số con Tớp đến ngày hôm nay là hết, hẳn các ngài cũng đoán như vậy chứ gì! Phải, nhưng nó chết một cách thảm thiết, một cách đau đớn, khiến cho ai được mắt trông thấy cái phứt sau cùng của đời nó, cũng phải rùng mình ghê sợ cái bả tình, cũng phải thương xót những con người đương đắm đuối trong bể ái.
Con Tớp nhìn trước nhìn sau, lững thững đến bên cạnh cũi. Khi nó tưởng rằng được bình yên như mọi ngày, nó bèn ngoe nguẩy đuôi như phất cờ thắng trận chạy xung quanh cũi như điên như cuồng, rít ầm lên rồi thò mõm vào hít lấy hít để. Nó hôn chán như thế rồi nó thè lười ra liếm, liếm mặt, liếm lưng, liếm cả chỗ không đáng liếm. Con chó cái thây tình lang ân ái hình như sóng tình cũng xiêu xiêu nên nằm yên. Con Tớp thừa cơ, tiến đến gần, cố chui lách cái đầu vào khe cũi Giữa lúc ấy, người ta thò dây thưng thòng lọng vào cổ nó và dòng buộc vào cột.
Nó không biết rằng đã mắc vào tròng, nó cứ tuân theo mệnh lệnh của nữ thần Vénus. Lách đầu vào khe không ăn thua, nó mới nhẩy hai chân trước lên mặt cũi như lối mọi khi của nó. Nhưng cũng không thấy công hiệu gì, nó lại đành nằm ẹp xuống đất, liếm lấp liếm để, rồi lại cố lấy đầu, muốn hẩy cho đổ cái cũi.
Rành là nó muốn đạp tiêu phòng để vớt người trầm luân. Nhưng sức nó không sao làm chuyển được cả cái cũi nặng trong nhốt một con chó phốp pháp, nó đành chịu phép. Lúc này người ta thò dây vào hai chân trước nó, thiết chặt lại, và trói ghì ra đắng lưng. Lạ cho con Tớp chẳng thấy cái tình thế nghiêm trọng, hình như nó chỉ nghĩ làm sao cho đạt tới mục đích là được cọ xát vào người yêu, còn ngoài ra, nó chẳng trông thấy, chẳng để ý cái gì cả.
Con chó cái ở trong cũi, thấy sự nguy hiểm, cắn rống lên mấy tiếng để ra hiệu cho bạn biết vụ bắt bớ quan trọng, nhưng con Tớp thì như bị mù mắt, cứ rít, cứ liếm, cứ cố nhắc đầu lên cho vừa tầm. Thỉnh thoảng nó thấy vướng víu khó chịu, thì cũng hục hặc cựa cạy nhưng hễ cái lưỡi nó còn được gần bên mông con chó cái, thì nó lại yên ngay. Ấy thế rồi người ta cột nốt hai chân sau nó lại.
Bây giờ thì nó chỉ còn cựa cạy được cái đuôi và cái lưỡi mà thôi, mà thật là nó mê gái đến nỗi chết đến đít mà không biết? Chẳng thế, bị trói mất cựa mà đầu nó còn hục vào bẹn con kia, đuôi còn ve vẩy ra dáng khoái trí lắm. Con chó cái thấy tấn bi kịch bên cạnh, lồng lên và cắn rầm rầm, rồi cựa mình sang chỗ khác. Con Tớp cũng lăn lộn theo đến gần, nhưng chân bị trói không đi được vậy mà nó mặc kệ, nó cố lê bằng bụng để được đến gần chỗ la liếm cho thoả dục tình, rồi nó rít lên mấy tiếng đắc thắng!
Nếu ai chú ý nhìn cái chết của con Tớp mới thấy động tâm! Trói xong, người ta dốc ngược nó lên xà nhà nhưng ác quá, họ tinh nghịch để cho cái, mõm nó vừa đúng với bạn gái nó…
Bị đau đớn, nó cũng cựa cạy, cũng giẫy giụa. Nhưng khi mắt nó trông thấy con chó cái, thì như nó lại quên hết mọi sự để cố chịu đựng nỗi khổ thống về vật chất mà ngoe nguẩy đuôi và thè dài lưỡi ra, làm cái việc sung sướng về tinh thần.
Lúc ấy, người ta bắt đầu xử tội nó. Người ta chằng hai đầu dây buộc cổ nó, thiết thật chặt lại cho nó mất cựa, rồi thò đao nhọn vào họng nó, cứa mấy nhát. Con Tớp ặc ặc kêu rú lên vài tiếng, tia máu vọt ra. Không hiểu nó có biết là sắp chết hay không, nhưng sau khi không còn hơi sức mà giẫy nữa, mà mắt nó vẫn chăm chắm vào con chó tây, lưỡi nó vẫn thè lè ra để liếm la liếm liệt, đuôi nó vẫn vẫy nhanh nhẩu như thường.
Nhưng chỉ được vài phút như thế, rồi mắt nó đờ đi đuôi nó yếu đi, lưỡi nó cố thò dài ra mà liếm cả vào thanh cũi. Rồi dần dần, như chiếc đồng hồ hết giây đuôi nó không vẫy được nữa, oặt lả xuống, mắt nó hết tinh thần, nhưng chỉ còn có cái lưỡi là vẫn còn ít tinh lực sau cùng, thấy đưa đi đưa lại được đến năm sáu cái nữa mới im hẳn.
– Thế là con Tớp hy sinh tính mệnh để thờ phụng ái tình, vậy mà đã chắc gì nó biết là nó đã chết. Nhưng chó chết hết truyện…
17 Aout 1993