Vừa bước chân tới cổng sở, tôi đã thấy chiếc xe Pho ấy đứng trước thềm nhà, và tiếng chủ tôi nói oang oang trên gác.
Bốn năm nay, làm ở đây, tôi chưa hề thấy có việc khác thường như lần này. Tôi bình tĩnh sao được. Chủ tôi vốn là dân làng bẹp, dân làng bẹp hạng nặng, nên ngày thường sớm lắm là tám giờ ông mời tỉnh giấc. Mà sau khi rửa mặt, mặc quần áo, điểm tâm (bằng nước cà phê sữa) và điểm phổi (bằng khói thuốc phiện) thì ít ra đến chín giờ ông mới xuống làm việc được. Vậy mà chẳng hay hôm nay đã xảy ra việc gì phi thường, đến nỗi ông bỏ cả lệ.
Tôi vội vàng rảo bước vào buồng giấy để chờ sẵn. Vì chắc rằng trước khi đi vắng, ông chủ cần dặn dò tôi điều nọ điều kia, hoặc giao công việc cho tôi.
Nhưng chờ mãi, tôi vẫn không thấy gì. Tôi đến bàn chủ xem có dây thép hoặc thư từ gì khẩn cấp không.
Cũng chẳng có gì đáng chú ý. Tôi ngạc nhiên hết sức.
Ngoài sân, vẫn vọng ra tiếng chủ nói và tiếng chân người chạy ở tầng trên.
Tôi mở cửa gọi loong-toong. Nhưng không ai trả lời.
Bỗng người bồi chạy vụt qua. Tôi vội vàng hỏi:
– Việc gì thế?
Người ấy không dừng lại, chỉ cau mặt để đáp bằng hai tiếng vùng vằng, cộc lốc:
– Ô! Thôi!
Tôi nhận thấy trên má anh có hằn năm vết đỏ, nên tôi chột dạ, càng cố tìm cho hiểu việc gì.
Mà tiếng gót chân dồn dập nện ở cầu thang mới làm tôi kinh hãi làm sao.
Thì may quá, thấy người sốp-phơ léo nhéo ở ngoài hiên, tôi vội vàng mở cửa sổ ra:
– Việc gì thế, bác?
– Đi nhà thương. Đương gắt như mắm đấy!
Trả lời một cách oán hờn, anh ta lại vội chạy ngay xuống bếp.
Đi nhà thương? Trong nhà đã xảy ra tai biến gì?
Hay thằng Jean, thằng con trai yêu quí của chủ tôi đã làm sao? Có thể thế lắm. Thằng bé này, chắc vì vú nó lơ đễnh, đã để nó ngã gác. Hay nó bị cảm phong?
Nhưng sao chủ tôi không gọi dây nói mời bác-sĩ đến cấp cứu? Tôi thương hại thằng bé, nếu nó đã gặp nạn. Nó là một đứa ngoan ngoãn, lễ phép. Vừa mới chiều qua, khi thấy tôi hết công việc, nó sán đến cạnh tôi, đặt hai cánh tay mũm mĩm lên bàn và kiễng chân, há miệng, để ngó lên chỗ tôi làm việc. Ai mà không yêu nó được.
Tôi bế nó, đặt trên đùi. Nó hỏi tôi bằng những câu rất ngây thơ, khiến chủ tôi phải cười đau bụng.
Tôi vừa tính lên gác để thăm nó, nhân tiện xem có thể giúp ích cho chủ việc gì chăng. Thì bất đồ, tôi thấy chính thằng Jean đương níu tay, co vú nó ra sân sau.
Nó vẫn hồng hào, ngoan ngoãn, và nhất là vẫn lành lặn như thường.
Tôi vẫy tay, gọi vú:
– Chị Hai!
Và hất hàm, tôi trỏ tay lên gác để làm hiệu hỏi.
Chị Hai mỉm cười, gật đầu, đáp lại tôi bằng một tiếng:
– Đẻ!
Tôi cau mặt để nghĩ. Quái! Ai đẻ? Tôi lại hỏi:
– Ai?
Nhưng chị Hai muốn chừng không nghe rõ, nên đáp:
– Đi nhà thương.
Rồi chị bị thằng Jean co đi xa, khiến tôi nghĩ vấn nghĩ vơ một mình, mà càng không hiểu việc gì cả.
Đẻ? Ai đẻ? Hay bà chủ? Không có lý. Bà ấy mới có mang được bốn tháng. Chủ tôi nói chuyện với tôi thế.
Vậy lẽ nào bà ấy đã đẻ sớm thế được. Hay là đẻ non?
Nếu vậy, thật là một tai biến cho chủ tôi. Chủ tôi đã tát anh bồi. Phải chăng vì lo cho vợ mà ông đã loạn trí?
Tôi làm ở đây bốn năm. Chủ yêu tôi. Tôi mến chú. Sao tôi thấy cái tin dữ dội này mà thờ ơ cho được? Vả bà chủ là một người phúc hậu, thực thà. Tuy bà là vợ một người Pháp sống ở bên thuộc địa, người Pháp ấy lại là nhà doanh nghiệp khá to, vậy mà bà vẫn làm những công việc như vợ một người thường. Chính mắt tôi hàng ngày đã thấy bà vào bếp làm đồ ăn. Và khi rồi, bày vò cả quần áo giúp bồi. Bà đối với kẻ ăn người làm rất ngọt ngào, rộng rãi, đến nỗi chưa bao giờ tôi thấy ai oán thán một câu nàn.
Tiếng chủ tôi vẫn một giong gắt gỏng ở trên gác.
Tôi đứng đắn đo, xem rằng lên hỏi thăm bây giờ có phải phép hay không. Vả cũng nên biết đích sự thực đã. Thì may thay, người loong-toong đã ở đâu về. Anh ta xuống xe ở cổng trả tiền vội vã và tay ôm cái chai và gói gì to, tất tả rảo cẳng vào nhà.
Nghe tôi hỏi, anh ta chí đủ thì giờ trả lời bằng ba tiếng, đã vội biến mất:
– Bông, băng, cồn.
Đích là những thứ cần cho sự đẻ. Tôi phải đi đi lại lại trong phòng, châm thuốc hút để nghĩ xem nên xử trí thế nào Từ lúc ấy, tiếng chân chạy trên gác càng vội vàng tấp nập.
Nhưng bỗng tôi ngạc nhiên hết sức. Và do đó, tôi lại yên tâm. Là vì tôi vừa nghe tiếng dịu dàng của bà chủ tôi gọi thằng Jean:
– Jean! Lên hôn Ba! Ba sắp đi đấy.
Ô hay! Ba thằng Jean sắp đi? Chủ tôi sắp đi? Đi đâu? Không có lẽ ông lại đi nhà thương để đẻ.
Tôi mong loong-toong xuống để hỏi.
Tôi nhẩm lại xem trong nhà nay còn ai có thể đẻ được nữa không? Không. Trăm câu hỏi vẩn vơ quấy lộn trong óc tôi. Và sau hết, tôi quyết rằng bọn bồi, bếp, sốp phơ, vú em, loong-toong không hiểu việc gì hết. Họ nói liều cả.
Nhưng bỗng không, sao từ nãy, trong nhà như có biến động? Hay chính chủ tôi đã gặp hoạn nạn gì chăng? Xưa nay ông điềm đạm, sao bây giờ ông to tiếng, cáu kỉnh làm vậy?
– Bác Năm đâu. – ông ấy hỏi – Có phải mua thêm xăng không đấy?
– Đủ cả rồi.
Thấy tiếng xôn xao ở chân thang, tôi vội ngó cố ra, thì những người ấy đã đâu cả.
– Gớm, đi tránh ra, người ta đã vội mê thần đồng lên, lại còn án hướng. Ông ấy lại bạt tai cho cái nữa bây giờ.
– Gắt cái con khỉ, ai không vội?
Tôi lại mở cửa, thì cũng chẳng thấy còn ai.
Trên đệm ô-tô, người ta đã đặt những gói nho nhỏ
Tôi bèn chờ ở cửa sổ, để đợi người mà hỏi.
Anh bồi ôm lễ mễ cái chai còn gắn xi nguyên, một cái hộp nhỏ từ trên gác xuống, rồi để trong xe. Tôi vẫy tay, toan hỏi. Bỗng bị chủ gọi giật, anh ta phải thưa:
– Me-xừ!
Rồi tất tả chạy lên.
Một lát, anh sốp-phơ hất tấp vặn kính cửa xe cho kín, rồi lấy tay trỏ để đếm đồ đạc. Anh ngồi sẵn, cầm tay lái để chờ. Lúc ấy, người loong-toong cũng đứng ở bậc thềm. Tôi hỏi:
– Bác đi đâu về thế?
– Tôi mua bông, băng, cồn. Nhà có sắm đủ cả, nhưng ông chủ bảo bông cũ, xấu, phải mua thứ mới. Ông ấy có hiếu quá?
Nói đoạn, anh lắc đầu, mỉm cười với sốp-phơ, rồi tránh rạp sang một bên, khiến tôi muốn hỏi, lại không dám hỏi nữa. Tôi biết là có cái gì đáng kính trọng sẽ qua trước mặt anh.
Cái đáng kính trọng ấy, hẳn là ông chú, hoặc bà chủ tôi.
Tôi đoán không sai: Bà chủ tôi tất tả ra xe, ngó vào trong, soát lại các đồ đạc, rồi nhìn lên gác, gọi chồng.
Bà đứng đợi, một tay giữ lấy cửa xe mở rộng.
Tôi tính ra sân hỏi. Nhưng khi thấy trên mặt bà có vẻ băn khoăn, nên tôi lại trù trừ.
Rồi tiếng giày chậm rãi xuống thang gác và ở sân, mọi người quay cả lại phía cửa.
Tiếng giày ấy là tiếng giày ông chủ tôi, tôi nghe đã quen tai. Hắn là không cần hỏi han ai, nửa phút nữa, tôi có thể biết cái việc quan trọng đã xảy ra trong gia đình này.
Chủ tôi tóc chưa chải, cavát buộc dối dá, ở trong nhà, xuống thềm. Ông đi thong thả, nhìn từng bước.
Mặt ông rất buồn bã, đau thương. Vừa đi, ông vừa nói những tiếng dỗ dành. Hai cánh tay ông khoanh lại trước ngực, vì ông phải nưng niu một vật nặng.
Ông gượng nhẹ, ngồi vào đệm xe, mặc cho bà vội đóng cửa lại.
Xe từ từ chạy. Mọi người nhìn theo, và bởi vì đã làm xong việc quan trọng, nên cùng nở một nụ cười.
Tôi cũng thấy được nhẹ bỗng, vì vừa tìm ra câu trả lời rất giản dị của bài tính đố tưởng rất khó tin.
Thì ra sở dĩ từ sáng đến giờ chủ tôi phải trăm đường vất vả, sinh ra ác nghiệt, cả nhà chạy loạn xạ, bối rối như có cuộc lở đất long trời, là vì con mèo Mi-mi sắp đẻ, nên chủ tôi phải sửa soạn để đem nó vào sở Thú y.
8-1939
Vừa bước chân tới cổng sở, tôi đã thấy chiếc xe Pho ấy đứng trước thềm nhà, và tiếng chủ tôi nói oang oang trên gác.
Bốn năm nay, làm ở đây, tôi chưa hề thấy có việc khác thường như lần này. Tôi bình tĩnh sao được. Chủ tôi vốn là dân làng bẹp, dân làng bẹp hạng nặng, nên ngày thường sớm lắm là tám giờ ông mời tỉnh giấc. Mà sau khi rửa mặt, mặc quần áo, điểm tâm (bằng nước cà phê sữa) và điểm phổi (bằng khói thuốc phiện) thì ít ra đến chín giờ ông mới xuống làm việc được. Vậy mà chẳng hay hôm nay đã xảy ra việc gì phi thường, đến nỗi ông bỏ cả lệ.
Tôi vội vàng rảo bước vào buồng giấy để chờ sẵn. Vì chắc rằng trước khi đi vắng, ông chủ cần dặn dò tôi điều nọ điều kia, hoặc giao công việc cho tôi.
Nhưng chờ mãi, tôi vẫn không thấy gì. Tôi đến bàn chủ xem có dây thép hoặc thư từ gì khẩn cấp không.
Cũng chẳng có gì đáng chú ý. Tôi ngạc nhiên hết sức.
Ngoài sân, vẫn vọng ra tiếng chủ nói và tiếng chân người chạy ở tầng trên.
Tôi mở cửa gọi loong-toong. Nhưng không ai trả lời.
Bỗng người bồi chạy vụt qua. Tôi vội vàng hỏi:
– Việc gì thế?
Người ấy không dừng lại, chỉ cau mặt để đáp bằng hai tiếng vùng vằng, cộc lốc:
– Ô! Thôi!
Tôi nhận thấy trên má anh có hằn năm vết đỏ, nên tôi chột dạ, càng cố tìm cho hiểu việc gì.
Mà tiếng gót chân dồn dập nện ở cầu thang mới làm tôi kinh hãi làm sao.
Thì may quá, thấy người sốp-phơ léo nhéo ở ngoài hiên, tôi vội vàng mở cửa sổ ra:
– Việc gì thế, bác?
– Đi nhà thương. Đương gắt như mắm đấy!
Trả lời một cách oán hờn, anh ta lại vội chạy ngay xuống bếp.
Đi nhà thương? Trong nhà đã xảy ra tai biến gì?
Hay thằng Jean, thằng con trai yêu quí của chủ tôi đã làm sao? Có thể thế lắm. Thằng bé này, chắc vì vú nó lơ đễnh, đã để nó ngã gác. Hay nó bị cảm phong?
Nhưng sao chủ tôi không gọi dây nói mời bác-sĩ đến cấp cứu? Tôi thương hại thằng bé, nếu nó đã gặp nạn. Nó là một đứa ngoan ngoãn, lễ phép. Vừa mới chiều qua, khi thấy tôi hết công việc, nó sán đến cạnh tôi, đặt hai cánh tay mũm mĩm lên bàn và kiễng chân, há miệng, để ngó lên chỗ tôi làm việc. Ai mà không yêu nó được.
Tôi bế nó, đặt trên đùi. Nó hỏi tôi bằng những câu rất ngây thơ, khiến chủ tôi phải cười đau bụng.
Tôi vừa tính lên gác để thăm nó, nhân tiện xem có thể giúp ích cho chủ việc gì chăng. Thì bất đồ, tôi thấy chính thằng Jean đương níu tay, co vú nó ra sân sau.
Nó vẫn hồng hào, ngoan ngoãn, và nhất là vẫn lành lặn như thường.
Tôi vẫy tay, gọi vú:
– Chị Hai!
Và hất hàm, tôi trỏ tay lên gác để làm hiệu hỏi.
Chị Hai mỉm cười, gật đầu, đáp lại tôi bằng một tiếng:
– Đẻ!
Tôi cau mặt để nghĩ. Quái! Ai đẻ? Tôi lại hỏi:
– Ai?
Nhưng chị Hai muốn chừng không nghe rõ, nên đáp:
– Đi nhà thương.
Rồi chị bị thằng Jean co đi xa, khiến tôi nghĩ vấn nghĩ vơ một mình, mà càng không hiểu việc gì cả.
Đẻ? Ai đẻ? Hay bà chủ? Không có lý. Bà ấy mới có mang được bốn tháng. Chủ tôi nói chuyện với tôi thế.
Vậy lẽ nào bà ấy đã đẻ sớm thế được. Hay là đẻ non?
Nếu vậy, thật là một tai biến cho chủ tôi. Chủ tôi đã tát anh bồi. Phải chăng vì lo cho vợ mà ông đã loạn trí?
Tôi làm ở đây bốn năm. Chủ yêu tôi. Tôi mến chú. Sao tôi thấy cái tin dữ dội này mà thờ ơ cho được? Vả bà chủ là một người phúc hậu, thực thà. Tuy bà là vợ một người Pháp sống ở bên thuộc địa, người Pháp ấy lại là nhà doanh nghiệp khá to, vậy mà bà vẫn làm những công việc như vợ một người thường. Chính mắt tôi hàng ngày đã thấy bà vào bếp làm đồ ăn. Và khi rồi, bày vò cả quần áo giúp bồi. Bà đối với kẻ ăn người làm rất ngọt ngào, rộng rãi, đến nỗi chưa bao giờ tôi thấy ai oán thán một câu nàn.
Tiếng chủ tôi vẫn một giong gắt gỏng ở trên gác.
Tôi đứng đắn đo, xem rằng lên hỏi thăm bây giờ có phải phép hay không. Vả cũng nên biết đích sự thực đã. Thì may thay, người loong-toong đã ở đâu về. Anh ta xuống xe ở cổng trả tiền vội vã và tay ôm cái chai và gói gì to, tất tả rảo cẳng vào nhà.
Nghe tôi hỏi, anh ta chí đủ thì giờ trả lời bằng ba tiếng, đã vội biến mất:
– Bông, băng, cồn.
Đích là những thứ cần cho sự đẻ. Tôi phải đi đi lại lại trong phòng, châm thuốc hút để nghĩ xem nên xử trí thế nào Từ lúc ấy, tiếng chân chạy trên gác càng vội vàng tấp nập.
Nhưng bỗng tôi ngạc nhiên hết sức. Và do đó, tôi lại yên tâm. Là vì tôi vừa nghe tiếng dịu dàng của bà chủ tôi gọi thằng Jean:
– Jean! Lên hôn Ba! Ba sắp đi đấy.
Ô hay! Ba thằng Jean sắp đi? Chủ tôi sắp đi? Đi đâu? Không có lẽ ông lại đi nhà thương để đẻ.
Tôi mong loong-toong xuống để hỏi.
Tôi nhẩm lại xem trong nhà nay còn ai có thể đẻ được nữa không? Không. Trăm câu hỏi vẩn vơ quấy lộn trong óc tôi. Và sau hết, tôi quyết rằng bọn bồi, bếp, sốp phơ, vú em, loong-toong không hiểu việc gì hết. Họ nói liều cả.
Nhưng bỗng không, sao từ nãy, trong nhà như có biến động? Hay chính chủ tôi đã gặp hoạn nạn gì chăng? Xưa nay ông điềm đạm, sao bây giờ ông to tiếng, cáu kỉnh làm vậy?
– Bác Năm đâu. – ông ấy hỏi – Có phải mua thêm xăng không đấy?
– Đủ cả rồi.
Thấy tiếng xôn xao ở chân thang, tôi vội ngó cố ra, thì những người ấy đã đâu cả.
– Gớm, đi tránh ra, người ta đã vội mê thần đồng lên, lại còn án hướng. Ông ấy lại bạt tai cho cái nữa bây giờ.
– Gắt cái con khỉ, ai không vội?
Tôi lại mở cửa, thì cũng chẳng thấy còn ai.
Trên đệm ô-tô, người ta đã đặt những gói nho nhỏ
Tôi bèn chờ ở cửa sổ, để đợi người mà hỏi.
Anh bồi ôm lễ mễ cái chai còn gắn xi nguyên, một cái hộp nhỏ từ trên gác xuống, rồi để trong xe. Tôi vẫy tay, toan hỏi. Bỗng bị chủ gọi giật, anh ta phải thưa:
– Me-xừ!
Rồi tất tả chạy lên.
Một lát, anh sốp-phơ hất tấp vặn kính cửa xe cho kín, rồi lấy tay trỏ để đếm đồ đạc. Anh ngồi sẵn, cầm tay lái để chờ. Lúc ấy, người loong-toong cũng đứng ở bậc thềm. Tôi hỏi:
– Bác đi đâu về thế?
– Tôi mua bông, băng, cồn. Nhà có sắm đủ cả, nhưng ông chủ bảo bông cũ, xấu, phải mua thứ mới. Ông ấy có hiếu quá?
Nói đoạn, anh lắc đầu, mỉm cười với sốp-phơ, rồi tránh rạp sang một bên, khiến tôi muốn hỏi, lại không dám hỏi nữa. Tôi biết là có cái gì đáng kính trọng sẽ qua trước mặt anh.
Cái đáng kính trọng ấy, hẳn là ông chú, hoặc bà chủ tôi.
Tôi đoán không sai: Bà chủ tôi tất tả ra xe, ngó vào trong, soát lại các đồ đạc, rồi nhìn lên gác, gọi chồng.
Bà đứng đợi, một tay giữ lấy cửa xe mở rộng.
Tôi tính ra sân hỏi. Nhưng khi thấy trên mặt bà có vẻ băn khoăn, nên tôi lại trù trừ.
Rồi tiếng giày chậm rãi xuống thang gác và ở sân, mọi người quay cả lại phía cửa.
Tiếng giày ấy là tiếng giày ông chủ tôi, tôi nghe đã quen tai. Hắn là không cần hỏi han ai, nửa phút nữa, tôi có thể biết cái việc quan trọng đã xảy ra trong gia đình này.
Chủ tôi tóc chưa chải, cavát buộc dối dá, ở trong nhà, xuống thềm. Ông đi thong thả, nhìn từng bước.
Mặt ông rất buồn bã, đau thương. Vừa đi, ông vừa nói những tiếng dỗ dành. Hai cánh tay ông khoanh lại trước ngực, vì ông phải nưng niu một vật nặng.
Ông gượng nhẹ, ngồi vào đệm xe, mặc cho bà vội đóng cửa lại.
Xe từ từ chạy. Mọi người nhìn theo, và bởi vì đã làm xong việc quan trọng, nên cùng nở một nụ cười.
Tôi cũng thấy được nhẹ bỗng, vì vừa tìm ra câu trả lời rất giản dị của bài tính đố tưởng rất khó tin.
Thì ra sở dĩ từ sáng đến giờ chủ tôi phải trăm đường vất vả, sinh ra ác nghiệt, cả nhà chạy loạn xạ, bối rối như có cuộc lở đất long trời, là vì con mèo Mi-mi sắp đẻ, nên chủ tôi phải sửa soạn để đem nó vào sở Thú y.
8-1939