Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tuyển tập Truyện Ngắn Nguyễn Công Hoan

Biểu tình

Tác giả: Nguyễn Công Hoan
Thể loại: Văn Học Việt Nam

Ông huyện nghe nói thế, nên vừa và được một miếng cơm, ông giật mình, vội bỏ bát xuống bàn, hỏi dồn:

– Đích thực à?

Thám tử chắp tay, đáp:

– Lạy quan lớn, đích lắm. Con phải giả dạng làm người buôn cau, luẩn quẩn trong làng mất bốn hôm, khôn khéo lắm mới dò nổi tin này, mới dám về trình quan lớn.

– Thế lý trưởng không biết một tý gì về làng nó sắp có cuộc tụ họp khả nghi à?

– Dạ, chắc rằng thế. Mà dễ thường nó còn về hùa với dân nữa.

Ông huyện ngẫm nghĩ, nói một mình:

– Quái, bây giờ thì làm gì mà cũng nhũng nhiễu thế nhỉ.

– Lạy quan lớn, con không rõ, nhưng đích rằng ba giờ chiều nay, thế nào ở làng Cao Hạ cũng có ít ra là hai trăm người, có cả khí giới.

Ông huyện không nói gì, ông liếc mắt lên tường, nhìn đồng hồ. Rồi ăn nốt bát ấy, ông đứng dậy, vừa đi rửa mặt, vừa bảo người lính hầu cơm:

– Gọi tài-xế sắp xe, tao ra tỉnh mau?

Người thám tử biết tính quan thầy vốn nhanh nhảu, bèn rót sẵn chén nước và đặt cái tăm ngang đĩa, để ở bàn.

Ông huyện rửa mặt xong, uống quàng chén nước, rồi mặc áo, chụp khăn. Và trong khi ông ngồi trên ghế để gài khuy và cạo râu, thì thám tử lom khom xỏ đôi giầy tây vào chân ông và buộc dây hộ.

Mọi việc làm rất nhanh nhẹn, ông huyện ngậm tăm, bước ra hè, để lên xe ô-tô.

Bữa sáng nay, ông chỉ ăn có mỗi một bát cơm. Ông vất vả như vậy, vì thì giờ cấp bách quá. Ba giờ chiều nay, dân làng Cao Hạ làm biểu tình, ông phải lên ngay tỉnh trình quan sứ. Trách nhiệm của ông bắt ông phải làm thế, tuy ông chưa rõ nguyên nhân vì đâu có vụ làm rối cuộc trị an này. Ông tin những thám tử của ông. Xưa nay họ đã giúp ông rất đắc lực.

Chiếc ô-tô tung bụi đi khỏi khúc đường đá hẹp thì đến quãng đường nhựa. Nó chạy hết tốc lực, để cho ông huyện được giáp quan chủ tỉnh trước khi ông này nghỉ giấc trưa.

Thì may quá, lúc xe đến cổng toà, tuy đã hơn mười hai giờ, nhưng ông Sứ vẫn còn ngồi ở buồng giấy.

***

Được lệnh trên, ông huyện ở toà sứ ra, tức tốc sang trại lính khố xanh. Ông đưa danh thiếp và phong thư của ông Sứ cho người nhà ông Giám binh. Lập tức, ông này mời ông vào buồng khách để bàn việc.

– Tôi sẽ cho ngay mười tay súng về làng Cao Hạ.

Ông Giám binh nói xong, lấy giấy bút để viết.

Nhưng ông huyện lo lắng, hỏi:

– Vậy ông không về tận nơi?

Ngần ngừ, ông Giám binh đáp:

– Chiều hôm nay, tôi bận tuyển lính mới, chắc rằng không có thì giờ đi được. Mười người lính của tôi sẽ dưới quyền chỉ huy của ông, tuỳ ông sai bảo họ.

– Nhưng ông nên đến tận nơi, vì cuộc biểu tình này có lẽ to. Làng Cao Hạ vốn xưa nay là một làng có nhiều dân bướng bỉnh. Vả lại quan Sứ có hẹn tôi rằng chính ngài sẽ thân hành về.

– Ngài thân hành về?

– Phải, vào độ khoảng 4 giờ chiều. Vì chắc lúc ấy cuộc đàn áp đã xong. Ngài sẽ hiểu dụ cho dân rằng sự làm rối trật tự chỉ có hại cho công cuộc mở mang của Nhà nước.

Ông Giám binh nghĩ ngợi, rồi đáp:

– Vậy thì tôi cũng phải về, mà về trước ngài mới được. Lính tôi sẽ đi xe đạp ngay bây giờ, chừng độ hơn hai giờ thì tới. Còn tôi, độ khoảng ba giờ, tôi sẽ có mặt tại đó

Ông huyện vui vẻ:

– Vâng, thực là may cho tôi. Vì tôi chỉ quen cai trị dân trong lúc bình yên, chứ chưa hề sai lính tráng khi có những việc nghiêm trọng như thế này bao giờ.

– Nhưng ông cũng phái cả mười tên lính cơ của ông, đến giờ ấy về làng Cao Hạ hợp sức với lính của tôi.

– Vâng, việc ấy dĩ nhiên. Chúng nó sẽ chờ lệnh ông.

***

Từ lúc ấy, ông huyện mới được yên tâm. Ngồi trên xe về nhà, ông mỉm cười, bảo thám tử:

– Đấy đứng ngoài vòng, chúng nó tưởng làm ông quan thì chỉ việc ngồi một chỗ để ăn tiền dân, chứ chúng nó biết đâu những lúc này, cơm chả kịp ăn, mà lại lo sốt vó. Nếu không được quan Sứ và quan Giám giúp tao, thì tao không biết xoay ra làm sao.

– Lạy quan lớn, con sợ việc này quan Giám lại chia công với quan lớn.

Ông huyện lắc đầu, cười:

– Không đời nào. Tao trình quan Sứ, tức là công của tao đầu tiên. Quan Giám đến đấy, chẳng qua chỉ là vì tuân lệnh quan Sứ, đi giúp việc tao mà thôi. Vì nếu không có tao đi báo, thì quan Giám tự nhiên có biết làng Cao Hạ có cuộc biểu tình mà cho lính về hay không? Vả lại chính tao phải giục, thì ông ấy mới thân hành về, chứ bỗng không, người ta thiết đếch gì.

Người thám tử gãi tai, xun xoe nói:

– Lạy quan lớn, con hầu hạ quan lớn…

Ông huyện hiểu ý, gật đầu:

– Đã tao đã trình quan Sứ rằng tin này là do mày báo cho tao. Tao đã bẩm chuyện mày với ngài, ngài có hẹn sẽ tư thưởng cho mày.

Thám tử vui sướng:

– Lạy quan lớn, quan lớn thương xin chò con cái cửu phẩm.

– Được. Tao đã bẩm với quan Sứ rồi. Ngài hứa thế nào cũng lưu tâm đến mày. Nghĩa là khi ngài định tư cho tao, tất thế nào cũng hỏi tao xem những ai cũng có công trong việc này. Lúc ấy, tao sẽ bẩm cho.

– Dạ, đội ơn quan lớn.

Một lát, ông huyện hỏi:

– Đi xe đạp hết sức từ tỉnh về Cao Hạ hết độ bao nhiêu lâu?

– Bẩm chừng hai giờ đồng hồ.

Ông huyện lẩm bẩm:

– Bây giờ đã một giờ. Vậy đến ba giờ họ mới tới. Thế thì chúng nó đang biểu tình. Chậm quá nhỉ.

– Bẩm ai ạ.

– Lính khố xanh của ông Giám binh.

– Lay quan lớn, như thế càng may. Con sợ các quan và lính về trước lúc ba giờ thì dân họ sợ, không dám tụ họp nữa. Con thiết nghĩ việc đàn áp đã có quan Giám binh và lính tỉnh, thì sự khó nhọc về phần họ chịu cả cho quan lớn rồi. Vậy dù có gây ra cuộc đổ máu, quan lớn cũng không phải khó nhọc. Cứ như con, con chỉ mong cho việc to thêm ra, vì việc càng to bao nhiêu, công quan lớn càng lớn bấy nhiêu.

Ông huyện gật gù, mỉm cười:

– Có lẽ!

Thám tử thấy đắc lực, bàn thêm:

– Bẩm quan lớn, xin phép quan lớn cho con đi về Cao Hạ trước, đứng đón lính tỉnh ở đường đồng, không cho họ vào làng vội. Vì con sợ người làng biết, thì họ tan, không dám tụ họp mất.

– Được, tao sai lính cơ huyện đứng đón họ ở ngay đầu cánh đồng.

– Dạ, nhưng lính cơ nhà, xin quan lớn bắt ăn mặc quần áo nâu cả. Nếu dân trông thấy quần áo vàng, họ cũng có thể đoán được. Nếu lính vụng, để tan mất cuộc biểu tình, thực là công quan lớn là công không.

– Được tao dặn cai cơ cẩn thận. Mà tao bảo cai cơ dẫn lính đi quành lên làng Đa Văn rồi hãy về làng Cao Hạ. Như vậy thực là kín đáo.

– Lạy quan lớn, độ mấy giờ thì quan lớn vào làng Cao Hạ?

– Chừng nào quan giám tới. Tao cùng vào với quan Giám và hai đội lính.

– Vâng, quan lớn cứ đóng ở đình làng Đa Văn, đã có chúng con đi do thám và trình báo.

– Mày phải làm thế nào cứ độ mười lăm phút, cho tao một tin mới.

– Dạ, con xin tuân lệnh. Làng Cao Hạ họ quen mặt con, nhưng họ vẫn cứ tưởng con đi buôn cau, không ai ngờ con cả. Con xin quan lớn cho con ba người lính phụ, cũng ăn mặc giả vờ như phường buôn, đi với con, để rồi đem tin về hầu quan lớn cho tiện.

– Được, cốt mày làm được việc.

Xe ô-tô quành vào cổng huyện, và đỗ trước công đường.

Ông huyện vào buồng giấy, lập tức sai gọi cai cơ, đội lệ cắt đặt công việc. Rồi nhìn giờ, ông thấy vẫn còn sớm, bèn để cả khăn áo lẫn giầy tây, ngả lưng trên giường nằm yên một lát.

Làng Cao Hạ là một làng đông dân cư. Nó ở vào một khoảng đất rộng rãi, theo dọc bờ một khúc sông khá to, nước trong vắt. Một con đường thênh thang nối với những làng bên cạnh. Con đường ấy, cả ngày tấp nập kẻ qua người lại, vì nó lại ăn thông với một bên chợ Đống Đa và một bên là chợ Mối. Hai chợ ấy ngày nào cũng có phiên.

Nhân dân cả một vùng gần đó, hàng ngày đến họp chợ, đều phải qua làng Cao Hạ mới đi tới được.

Bởi ở vào một nơi có địa thế dễ làm ăn, nên ba phần tư dân Cao Hạ sống về nghề buôn bán. Bến sông ngay trước cửa đình, mà mùa hè, hoa phượng đỏ ối nặng trĩu đầu cảnh rủ xuống soi gương trên làn nước xanh biếc, lúc nào cũng có giăm ba con thuyền tử các nơi xa đến cắm sào, bán những hàng hoá họ có thừa và buôn những thức họ chưa có. Các bà đàn bà trong làng, ngày nào cũng vậy, dậy từ lúc tinh sương. Mùa hè nóng như thiêu, cũng như mùa đông rét như cắt, khi mõ điếm tan canh đổ hồi, trong các bếp đã thấy ngọn lửa vàng lập loè và trên mái đã tia ra những dòng khói lam ẻo lả. Họ thổi cơm, nấu nước, và ăn xong, người nào người nấy gánh vội đôi bồ đi chợ kẻo trưa. Và trong khi ấy, đàn ông đã vai vác cày, tay xách mồi, lững thững theo trâu ra đồng đổi mồ hôi lấy bát cơm.

Họ đi vắng như vậy, đến tận lúc mặt trời bắt đầu ngả về tây mới trở về. Vợ đến nhà trước thì chạy quành ra đồng dắt trâu cho chồng. Chồng đến nhà trước thì đón gánh hàng cho vợ. Từ lúc ấy, trong làng Cao Hạ, sự hoạt động mới trở về cùng với người. Ngọn lửa lại bắt đầu cháy trong bếp và tia khói lại bắt đầu ủ ấp lấy mái rơm. Người ta thổi cơm, tắm giặt cho con cái, rồi làm nốt công việc đồng áng ở sân gạch, hoặc đi đòi nợ hay lấy lại một vài thứ hàng cần bán ngày hôm sau.

Từ hai ba giờ chiều trở đi, đường làng Cao Hạ đã đông lại càng đông. Và độ bốn năm giờ, người ta ra sân đình, ngồi chơi mát. Họ đem những chuyện đồn đến tai hoặc có lý hoặc vô lý đã nhặt được đó đây, để nói, làm dậy lên những tiếng cười rộn ràng. Cho mãi tới lúc nhọ mặt người, họ mới đứng dậy về nhà, đánh một giấc ngủ ngon, để sáng hôm sau dậy, lại làm công việc như những hôm trước.

Cả một làng, từ người lớn đến trẻ con, từ đàn ông đến đàn bà, quanh năm chỉ biết một việc mưu sống, thì bỗng nay đến tai quan trên có một cuộc tụ họp lớn, dân làm biểu tình, có cả khí giới. Thế thì làng ấy sẽ trông thấy sự trừng phạt gớm ghê của hai mươi tay lính súng, của quan Giám binh và quan Huyện có trách nhiêm coi giữ cuộc trị an.

***

– Lạy quan lớn, chẳng có biểu tình gì cả.

Nghe người thám tử nói, ông Huyện tái mét mặt, hỏi dồn:

– Không có biểu tình, thế thì làm thế nào?

Người thám tử gãi tai, ấp úng:

– Lạy quan lớn tha tội cho con, không phải con dám trình bậy, nhưng thực ra là con phải lừa. Người ta thấy con được việc nên thù mà nghĩ kế này để quan lớn không tin gì con nữa.

Ông huyện không đáp. Ông lo hơn là giận. Ông mở đồng hồ ra coi: đã quá hai giờ rưỡi. Người thám tử thấy ông không nói năng gì thì càng sợ. Nhất là hắn lại thấy cách ông ăn mặc gọn gàng, lối quan binh. Ông đã bỏ lối y phục bệ vệ ngày thường. Khăn nhiễu, áo sa, thẻ bài, giầy ban, tất cả những thứ chỉ lợi cho ông quan khi được bình tĩnh ngồi giữa ông đường để hứng lấy sự khúm núm của dân đen. Chứ đến khi trong hạt phải lúc đa sự như hôm nay, thì ông phải đội mũ, mặc áo vàng, quần cụt ống và giầy da dầu, bụng thắt dây súng lục và vai đem súng trường. Ông ăn mặc như một vị quan võ vì công việc ông phải dùng võ lực bên cạnh hai chục người nhà binh, bên cạnh một ông quan binh, và bên cạnh một ông chủ tỉnh chắc rằng không thích ông lượt thượt. Ông Huyện đã nghĩ cách thay đổi về hình thức để người trên vừa lòng và yên trí ông sẵn sàng chịu đựng sự vất vả để cố làm tốt bổn phận trị an. Sự mẫn cán ấy hẳn đem cho ông một phần thưởng xứng đáng. Thế mà nay vì không do thám kỹ lưỡng, người thám tử báo cho ông một tin bậy hẳn tội anh ta tày đình. Vì vậy, anh ta sợ:

– Lạy quan lớn, con trăm tội với quan lớn.

Ông Huyện phát cáu:

– Bây giờ ông Giám binh gần đến nơi rồi.

– Dạ, lạy quan lớn.

– Mà chốc nữa quan Sứ cũng đến.

Người thám tử run lẩy bẩy. Ông Huyện nghiến răng, nói tiếp:

– Mày hại tao. Mày giết tao. Tao biết nói thế nào bây giờ?

Người thám tử nhăn nhó như sắp mếu:

– Lạy quan lớn, con nào dám có bụng hại quan lớn. Con mà phản thầy như thế, xin quan lớn cứ cho con một phát đạn, con chết không dám oán hận một điều gì. Quan lớn thương hại con. Thực là con phải lừa người ta.

– Thành ra tao mang tiếng lừa quan Sứ, lừa quan Giám binh. Chốc nữa tao nói thế nào được.

Người thám tử chỉ gãi tai và quả quyết thưa:

– Bẩm xin quan lớn cứ đổ cả cho con, con xin chịu quở phạt tù tội với quan Sứ.

Ông Huyện cười gằn:

– Nhưng tao cũng không phải vô tội. Thành ra từ trước đến giờ tao tin mày, quan Sứ cho là tao chỉ nhắm mắt nghe bậy và làm bậy. Thế sao mày dám bảo dân Cao Hạ là biểu tình?

Người thám tử chắp tay:

– Lạy quan lớn, con có ngờ đâu phải lừa người ta.

– Thế không có một tí gì gọi là biểu tình cả à?

– Dạ, đâu chỉ có mấy người có gà chọi, đến ba giờ, định đem ra sân đình cho đấu chơi mà thôi.

Ông Huyện thở dài, giậm chân:

– Chết mẹ người ta mất? Chọi gà mà dám nói biểu tình.

Nghĩ ngợi một lát, ông hỏi:

– Thế nhưng lính tỉnh với lính huyện ở đâu cả?

– Bẩm họ vẫn lảng vảng cả ở các nơi quan lớn đã cắt đặt.

– Chúng nó đa biết tin này chưa?

– Lạy quan lớn chưa.

Ông Huyện móc túi lấy thuốc lá, bật điếm châm để hút, rồi ông vắt tay ra sau, đi đi lại lại, chốc chốc lại mở đồng hồ ra coi.

Người thám tử ngắm dáng dấp anh hùng ở cách ăn mặc của quan thầy mà càng thấy tội mình to bội phần.

Một lát, ông đứng dừng lại, nói:

– Mày đi gọi thầy đội lính tỉnh với cai cơ huyện lại ngay đây, có việc cần.

Người thám tử chạy ba chân bốn cẳng.

***

Lúc bấy giờ chừng ba giờ. Trước sân đình, trong bóng râm sáu bẩy ngườỉ đương mắt chăm chắm nhìn đôi gà trụi lông, da đỏ hỏn, hăng hái mổ và đạp nhau. Nhưng hai đầu làng bỗng có hai toán lính súng đứng.

Một bọn người ở chợ Đống Đa qua làng Cao Hạ để về nhà vừa nói chuyện vừa cười. Nhưng bỗng:

– Ê ê đi lộn lại.

– Các thầy cho chúng cháu đi, kẻo đến nhà thì chiều cả mất.

– Không biết, đó là lệnh quan.

Một bọn người ở chợ Mối, qua làng Cao Hạ để về nhà, hả hê tính toán tiền nong với nhau.

– Ê ê đi lộn lại.

– Làng chúng cháu ở đằng kia, các thầy cho chúng cháu về, chứ còn lộn lại thì đi lối nào?

– Mặc kệ, lối này quan cấm.

Chẳng mấy chốc, làng Cao Hạ chỉ có thu người vào mà không có chi ra thành thử suốt dọc đường làng, người cứ ùn lại. Mà những người bị giữ, ai cũng ngơ ngác hỏi nhau. Song, đố ai giải nghĩa được, vì chẳng ai hiểu cớ gì hết.

Nhưng duy có người nào yên trí rằng làng Cao Hạ có cuộc biểu tình mới có thể giảng rằng đám đông người đứng tụ họp đấy nghĩa là gì. Khốn nỗi người ấy giảng theo sự yên trí của mình, cho nên đám đông đó là ngay đám dân biểu tình.

Làng Cao Hạ có biểu tỉnh.

Trăm phần trăm là đúng rồi. Không còn nghi ngờ gì nữa.

Đến lúc ông Sứ và ông Giám binh xuống xe ô-tô, ông Huyện trình ngay sự quan trọng của cuộc rối loạn trật tự này. Và được lệnh, bọn lính bắt đầu giải tán.

Người ta càng không hiểu làm sao. Nhưng biết rằng cứ đứng trong ngoài đường để chờ quan cho phép đi về nhà thì thế nào cũng bị đánh đập nên họ chạy tán loạn và tìm lối trốn tránh. Trong khoảng từ ba giờ rưỡi đến bốn giờ, làng Cao Hạ bỗng diễn ra một cảnh ghê sợ. Ai nấy mặt cắt không được một hột máu. May người nào có nhà quen đề ẩn núp, ấy là phúc. Nếu không, họ cũng quẳng gồng gánh để chạy thoát thân. Họ nấp sau đống rơm, trong bụi rậm, nhịn thở đề chờ cho đến lúc yên yên mới dám lộ mặt ra để nghe ngóng tình hình.

Cho mãi đến năm giờ, bọn đàn anh trong làng khăn áo ra nghe quan Sứ hiểu dụ. Họ mới ngã ngửa ra là làng họ có một cuộc biểu tình lớn.

1938

Ông huyện nghe nói thế, nên vừa và được một miếng cơm, ông giật mình, vội bỏ bát xuống bàn, hỏi dồn:

– Đích thực à?

Thám tử chắp tay, đáp:

– Lạy quan lớn, đích lắm. Con phải giả dạng làm người buôn cau, luẩn quẩn trong làng mất bốn hôm, khôn khéo lắm mới dò nổi tin này, mới dám về trình quan lớn.

– Thế lý trưởng không biết một tý gì về làng nó sắp có cuộc tụ họp khả nghi à?

– Dạ, chắc rằng thế. Mà dễ thường nó còn về hùa với dân nữa.

Ông huyện ngẫm nghĩ, nói một mình:

– Quái, bây giờ thì làm gì mà cũng nhũng nhiễu thế nhỉ.

– Lạy quan lớn, con không rõ, nhưng đích rằng ba giờ chiều nay, thế nào ở làng Cao Hạ cũng có ít ra là hai trăm người, có cả khí giới.

Ông huyện không nói gì, ông liếc mắt lên tường, nhìn đồng hồ. Rồi ăn nốt bát ấy, ông đứng dậy, vừa đi rửa mặt, vừa bảo người lính hầu cơm:

– Gọi tài-xế sắp xe, tao ra tỉnh mau?

Người thám tử biết tính quan thầy vốn nhanh nhảu, bèn rót sẵn chén nước và đặt cái tăm ngang đĩa, để ở bàn.

Ông huyện rửa mặt xong, uống quàng chén nước, rồi mặc áo, chụp khăn. Và trong khi ông ngồi trên ghế để gài khuy và cạo râu, thì thám tử lom khom xỏ đôi giầy tây vào chân ông và buộc dây hộ.

Mọi việc làm rất nhanh nhẹn, ông huyện ngậm tăm, bước ra hè, để lên xe ô-tô.

Bữa sáng nay, ông chỉ ăn có mỗi một bát cơm. Ông vất vả như vậy, vì thì giờ cấp bách quá. Ba giờ chiều nay, dân làng Cao Hạ làm biểu tình, ông phải lên ngay tỉnh trình quan sứ. Trách nhiệm của ông bắt ông phải làm thế, tuy ông chưa rõ nguyên nhân vì đâu có vụ làm rối cuộc trị an này. Ông tin những thám tử của ông. Xưa nay họ đã giúp ông rất đắc lực.

Chiếc ô-tô tung bụi đi khỏi khúc đường đá hẹp thì đến quãng đường nhựa. Nó chạy hết tốc lực, để cho ông huyện được giáp quan chủ tỉnh trước khi ông này nghỉ giấc trưa.

Thì may quá, lúc xe đến cổng toà, tuy đã hơn mười hai giờ, nhưng ông Sứ vẫn còn ngồi ở buồng giấy.

***

Được lệnh trên, ông huyện ở toà sứ ra, tức tốc sang trại lính khố xanh. Ông đưa danh thiếp và phong thư của ông Sứ cho người nhà ông Giám binh. Lập tức, ông này mời ông vào buồng khách để bàn việc.

– Tôi sẽ cho ngay mười tay súng về làng Cao Hạ.

Ông Giám binh nói xong, lấy giấy bút để viết.

Nhưng ông huyện lo lắng, hỏi:

– Vậy ông không về tận nơi?

Ngần ngừ, ông Giám binh đáp:

– Chiều hôm nay, tôi bận tuyển lính mới, chắc rằng không có thì giờ đi được. Mười người lính của tôi sẽ dưới quyền chỉ huy của ông, tuỳ ông sai bảo họ.

– Nhưng ông nên đến tận nơi, vì cuộc biểu tình này có lẽ to. Làng Cao Hạ vốn xưa nay là một làng có nhiều dân bướng bỉnh. Vả lại quan Sứ có hẹn tôi rằng chính ngài sẽ thân hành về.

– Ngài thân hành về?

– Phải, vào độ khoảng 4 giờ chiều. Vì chắc lúc ấy cuộc đàn áp đã xong. Ngài sẽ hiểu dụ cho dân rằng sự làm rối trật tự chỉ có hại cho công cuộc mở mang của Nhà nước.

Ông Giám binh nghĩ ngợi, rồi đáp:

– Vậy thì tôi cũng phải về, mà về trước ngài mới được. Lính tôi sẽ đi xe đạp ngay bây giờ, chừng độ hơn hai giờ thì tới. Còn tôi, độ khoảng ba giờ, tôi sẽ có mặt tại đó

Ông huyện vui vẻ:

– Vâng, thực là may cho tôi. Vì tôi chỉ quen cai trị dân trong lúc bình yên, chứ chưa hề sai lính tráng khi có những việc nghiêm trọng như thế này bao giờ.

– Nhưng ông cũng phái cả mười tên lính cơ của ông, đến giờ ấy về làng Cao Hạ hợp sức với lính của tôi.

– Vâng, việc ấy dĩ nhiên. Chúng nó sẽ chờ lệnh ông.

***

Từ lúc ấy, ông huyện mới được yên tâm. Ngồi trên xe về nhà, ông mỉm cười, bảo thám tử:

– Đấy đứng ngoài vòng, chúng nó tưởng làm ông quan thì chỉ việc ngồi một chỗ để ăn tiền dân, chứ chúng nó biết đâu những lúc này, cơm chả kịp ăn, mà lại lo sốt vó. Nếu không được quan Sứ và quan Giám giúp tao, thì tao không biết xoay ra làm sao.

– Lạy quan lớn, con sợ việc này quan Giám lại chia công với quan lớn.

Ông huyện lắc đầu, cười:

– Không đời nào. Tao trình quan Sứ, tức là công của tao đầu tiên. Quan Giám đến đấy, chẳng qua chỉ là vì tuân lệnh quan Sứ, đi giúp việc tao mà thôi. Vì nếu không có tao đi báo, thì quan Giám tự nhiên có biết làng Cao Hạ có cuộc biểu tình mà cho lính về hay không? Vả lại chính tao phải giục, thì ông ấy mới thân hành về, chứ bỗng không, người ta thiết đếch gì.

Người thám tử gãi tai, xun xoe nói:

– Lạy quan lớn, con hầu hạ quan lớn…

Ông huyện hiểu ý, gật đầu:

– Đã tao đã trình quan Sứ rằng tin này là do mày báo cho tao. Tao đã bẩm chuyện mày với ngài, ngài có hẹn sẽ tư thưởng cho mày.

Thám tử vui sướng:

– Lạy quan lớn, quan lớn thương xin chò con cái cửu phẩm.

– Được. Tao đã bẩm với quan Sứ rồi. Ngài hứa thế nào cũng lưu tâm đến mày. Nghĩa là khi ngài định tư cho tao, tất thế nào cũng hỏi tao xem những ai cũng có công trong việc này. Lúc ấy, tao sẽ bẩm cho.

– Dạ, đội ơn quan lớn.

Một lát, ông huyện hỏi:

– Đi xe đạp hết sức từ tỉnh về Cao Hạ hết độ bao nhiêu lâu?

– Bẩm chừng hai giờ đồng hồ.

Ông huyện lẩm bẩm:

– Bây giờ đã một giờ. Vậy đến ba giờ họ mới tới. Thế thì chúng nó đang biểu tình. Chậm quá nhỉ.

– Bẩm ai ạ.

– Lính khố xanh của ông Giám binh.

– Lay quan lớn, như thế càng may. Con sợ các quan và lính về trước lúc ba giờ thì dân họ sợ, không dám tụ họp nữa. Con thiết nghĩ việc đàn áp đã có quan Giám binh và lính tỉnh, thì sự khó nhọc về phần họ chịu cả cho quan lớn rồi. Vậy dù có gây ra cuộc đổ máu, quan lớn cũng không phải khó nhọc. Cứ như con, con chỉ mong cho việc to thêm ra, vì việc càng to bao nhiêu, công quan lớn càng lớn bấy nhiêu.

Ông huyện gật gù, mỉm cười:

– Có lẽ!

Thám tử thấy đắc lực, bàn thêm:

– Bẩm quan lớn, xin phép quan lớn cho con đi về Cao Hạ trước, đứng đón lính tỉnh ở đường đồng, không cho họ vào làng vội. Vì con sợ người làng biết, thì họ tan, không dám tụ họp mất.

– Được, tao sai lính cơ huyện đứng đón họ ở ngay đầu cánh đồng.

– Dạ, nhưng lính cơ nhà, xin quan lớn bắt ăn mặc quần áo nâu cả. Nếu dân trông thấy quần áo vàng, họ cũng có thể đoán được. Nếu lính vụng, để tan mất cuộc biểu tình, thực là công quan lớn là công không.

– Được tao dặn cai cơ cẩn thận. Mà tao bảo cai cơ dẫn lính đi quành lên làng Đa Văn rồi hãy về làng Cao Hạ. Như vậy thực là kín đáo.

– Lạy quan lớn, độ mấy giờ thì quan lớn vào làng Cao Hạ?

– Chừng nào quan giám tới. Tao cùng vào với quan Giám và hai đội lính.

– Vâng, quan lớn cứ đóng ở đình làng Đa Văn, đã có chúng con đi do thám và trình báo.

– Mày phải làm thế nào cứ độ mười lăm phút, cho tao một tin mới.

– Dạ, con xin tuân lệnh. Làng Cao Hạ họ quen mặt con, nhưng họ vẫn cứ tưởng con đi buôn cau, không ai ngờ con cả. Con xin quan lớn cho con ba người lính phụ, cũng ăn mặc giả vờ như phường buôn, đi với con, để rồi đem tin về hầu quan lớn cho tiện.

– Được, cốt mày làm được việc.

Xe ô-tô quành vào cổng huyện, và đỗ trước công đường.

Ông huyện vào buồng giấy, lập tức sai gọi cai cơ, đội lệ cắt đặt công việc. Rồi nhìn giờ, ông thấy vẫn còn sớm, bèn để cả khăn áo lẫn giầy tây, ngả lưng trên giường nằm yên một lát.

Làng Cao Hạ là một làng đông dân cư. Nó ở vào một khoảng đất rộng rãi, theo dọc bờ một khúc sông khá to, nước trong vắt. Một con đường thênh thang nối với những làng bên cạnh. Con đường ấy, cả ngày tấp nập kẻ qua người lại, vì nó lại ăn thông với một bên chợ Đống Đa và một bên là chợ Mối. Hai chợ ấy ngày nào cũng có phiên.

Nhân dân cả một vùng gần đó, hàng ngày đến họp chợ, đều phải qua làng Cao Hạ mới đi tới được.

Bởi ở vào một nơi có địa thế dễ làm ăn, nên ba phần tư dân Cao Hạ sống về nghề buôn bán. Bến sông ngay trước cửa đình, mà mùa hè, hoa phượng đỏ ối nặng trĩu đầu cảnh rủ xuống soi gương trên làn nước xanh biếc, lúc nào cũng có giăm ba con thuyền tử các nơi xa đến cắm sào, bán những hàng hoá họ có thừa và buôn những thức họ chưa có. Các bà đàn bà trong làng, ngày nào cũng vậy, dậy từ lúc tinh sương. Mùa hè nóng như thiêu, cũng như mùa đông rét như cắt, khi mõ điếm tan canh đổ hồi, trong các bếp đã thấy ngọn lửa vàng lập loè và trên mái đã tia ra những dòng khói lam ẻo lả. Họ thổi cơm, nấu nước, và ăn xong, người nào người nấy gánh vội đôi bồ đi chợ kẻo trưa. Và trong khi ấy, đàn ông đã vai vác cày, tay xách mồi, lững thững theo trâu ra đồng đổi mồ hôi lấy bát cơm.

Họ đi vắng như vậy, đến tận lúc mặt trời bắt đầu ngả về tây mới trở về. Vợ đến nhà trước thì chạy quành ra đồng dắt trâu cho chồng. Chồng đến nhà trước thì đón gánh hàng cho vợ. Từ lúc ấy, trong làng Cao Hạ, sự hoạt động mới trở về cùng với người. Ngọn lửa lại bắt đầu cháy trong bếp và tia khói lại bắt đầu ủ ấp lấy mái rơm. Người ta thổi cơm, tắm giặt cho con cái, rồi làm nốt công việc đồng áng ở sân gạch, hoặc đi đòi nợ hay lấy lại một vài thứ hàng cần bán ngày hôm sau.

Từ hai ba giờ chiều trở đi, đường làng Cao Hạ đã đông lại càng đông. Và độ bốn năm giờ, người ta ra sân đình, ngồi chơi mát. Họ đem những chuyện đồn đến tai hoặc có lý hoặc vô lý đã nhặt được đó đây, để nói, làm dậy lên những tiếng cười rộn ràng. Cho mãi tới lúc nhọ mặt người, họ mới đứng dậy về nhà, đánh một giấc ngủ ngon, để sáng hôm sau dậy, lại làm công việc như những hôm trước.

Cả một làng, từ người lớn đến trẻ con, từ đàn ông đến đàn bà, quanh năm chỉ biết một việc mưu sống, thì bỗng nay đến tai quan trên có một cuộc tụ họp lớn, dân làm biểu tình, có cả khí giới. Thế thì làng ấy sẽ trông thấy sự trừng phạt gớm ghê của hai mươi tay lính súng, của quan Giám binh và quan Huyện có trách nhiêm coi giữ cuộc trị an.

***

– Lạy quan lớn, chẳng có biểu tình gì cả.

Nghe người thám tử nói, ông Huyện tái mét mặt, hỏi dồn:

– Không có biểu tình, thế thì làm thế nào?

Người thám tử gãi tai, ấp úng:

– Lạy quan lớn tha tội cho con, không phải con dám trình bậy, nhưng thực ra là con phải lừa. Người ta thấy con được việc nên thù mà nghĩ kế này để quan lớn không tin gì con nữa.

Ông huyện không đáp. Ông lo hơn là giận. Ông mở đồng hồ ra coi: đã quá hai giờ rưỡi. Người thám tử thấy ông không nói năng gì thì càng sợ. Nhất là hắn lại thấy cách ông ăn mặc gọn gàng, lối quan binh. Ông đã bỏ lối y phục bệ vệ ngày thường. Khăn nhiễu, áo sa, thẻ bài, giầy ban, tất cả những thứ chỉ lợi cho ông quan khi được bình tĩnh ngồi giữa ông đường để hứng lấy sự khúm núm của dân đen. Chứ đến khi trong hạt phải lúc đa sự như hôm nay, thì ông phải đội mũ, mặc áo vàng, quần cụt ống và giầy da dầu, bụng thắt dây súng lục và vai đem súng trường. Ông ăn mặc như một vị quan võ vì công việc ông phải dùng võ lực bên cạnh hai chục người nhà binh, bên cạnh một ông quan binh, và bên cạnh một ông chủ tỉnh chắc rằng không thích ông lượt thượt. Ông Huyện đã nghĩ cách thay đổi về hình thức để người trên vừa lòng và yên trí ông sẵn sàng chịu đựng sự vất vả để cố làm tốt bổn phận trị an. Sự mẫn cán ấy hẳn đem cho ông một phần thưởng xứng đáng. Thế mà nay vì không do thám kỹ lưỡng, người thám tử báo cho ông một tin bậy hẳn tội anh ta tày đình. Vì vậy, anh ta sợ:

– Lạy quan lớn, con trăm tội với quan lớn.

Ông Huyện phát cáu:

– Bây giờ ông Giám binh gần đến nơi rồi.

– Dạ, lạy quan lớn.

– Mà chốc nữa quan Sứ cũng đến.

Người thám tử run lẩy bẩy. Ông Huyện nghiến răng, nói tiếp:

– Mày hại tao. Mày giết tao. Tao biết nói thế nào bây giờ?

Người thám tử nhăn nhó như sắp mếu:

– Lạy quan lớn, con nào dám có bụng hại quan lớn. Con mà phản thầy như thế, xin quan lớn cứ cho con một phát đạn, con chết không dám oán hận một điều gì. Quan lớn thương hại con. Thực là con phải lừa người ta.

– Thành ra tao mang tiếng lừa quan Sứ, lừa quan Giám binh. Chốc nữa tao nói thế nào được.

Người thám tử chỉ gãi tai và quả quyết thưa:

– Bẩm xin quan lớn cứ đổ cả cho con, con xin chịu quở phạt tù tội với quan Sứ.

Ông Huyện cười gằn:

– Nhưng tao cũng không phải vô tội. Thành ra từ trước đến giờ tao tin mày, quan Sứ cho là tao chỉ nhắm mắt nghe bậy và làm bậy. Thế sao mày dám bảo dân Cao Hạ là biểu tình?

Người thám tử chắp tay:

– Lạy quan lớn, con có ngờ đâu phải lừa người ta.

– Thế không có một tí gì gọi là biểu tình cả à?

– Dạ, đâu chỉ có mấy người có gà chọi, đến ba giờ, định đem ra sân đình cho đấu chơi mà thôi.

Ông Huyện thở dài, giậm chân:

– Chết mẹ người ta mất? Chọi gà mà dám nói biểu tình.

Nghĩ ngợi một lát, ông hỏi:

– Thế nhưng lính tỉnh với lính huyện ở đâu cả?

– Bẩm họ vẫn lảng vảng cả ở các nơi quan lớn đã cắt đặt.

– Chúng nó đa biết tin này chưa?

– Lạy quan lớn chưa.

Ông Huyện móc túi lấy thuốc lá, bật điếm châm để hút, rồi ông vắt tay ra sau, đi đi lại lại, chốc chốc lại mở đồng hồ ra coi.

Người thám tử ngắm dáng dấp anh hùng ở cách ăn mặc của quan thầy mà càng thấy tội mình to bội phần.

Một lát, ông đứng dừng lại, nói:

– Mày đi gọi thầy đội lính tỉnh với cai cơ huyện lại ngay đây, có việc cần.

Người thám tử chạy ba chân bốn cẳng.

***

Lúc bấy giờ chừng ba giờ. Trước sân đình, trong bóng râm sáu bẩy ngườỉ đương mắt chăm chắm nhìn đôi gà trụi lông, da đỏ hỏn, hăng hái mổ và đạp nhau. Nhưng hai đầu làng bỗng có hai toán lính súng đứng.

Một bọn người ở chợ Đống Đa qua làng Cao Hạ để về nhà vừa nói chuyện vừa cười. Nhưng bỗng:

– Ê ê đi lộn lại.

– Các thầy cho chúng cháu đi, kẻo đến nhà thì chiều cả mất.

– Không biết, đó là lệnh quan.

Một bọn người ở chợ Mối, qua làng Cao Hạ để về nhà, hả hê tính toán tiền nong với nhau.

– Ê ê đi lộn lại.

– Làng chúng cháu ở đằng kia, các thầy cho chúng cháu về, chứ còn lộn lại thì đi lối nào?

– Mặc kệ, lối này quan cấm.

Chẳng mấy chốc, làng Cao Hạ chỉ có thu người vào mà không có chi ra thành thử suốt dọc đường làng, người cứ ùn lại. Mà những người bị giữ, ai cũng ngơ ngác hỏi nhau. Song, đố ai giải nghĩa được, vì chẳng ai hiểu cớ gì hết.

Nhưng duy có người nào yên trí rằng làng Cao Hạ có cuộc biểu tình mới có thể giảng rằng đám đông người đứng tụ họp đấy nghĩa là gì. Khốn nỗi người ấy giảng theo sự yên trí của mình, cho nên đám đông đó là ngay đám dân biểu tình.

Làng Cao Hạ có biểu tỉnh.

Trăm phần trăm là đúng rồi. Không còn nghi ngờ gì nữa.

Đến lúc ông Sứ và ông Giám binh xuống xe ô-tô, ông Huyện trình ngay sự quan trọng của cuộc rối loạn trật tự này. Và được lệnh, bọn lính bắt đầu giải tán.

Người ta càng không hiểu làm sao. Nhưng biết rằng cứ đứng trong ngoài đường để chờ quan cho phép đi về nhà thì thế nào cũng bị đánh đập nên họ chạy tán loạn và tìm lối trốn tránh. Trong khoảng từ ba giờ rưỡi đến bốn giờ, làng Cao Hạ bỗng diễn ra một cảnh ghê sợ. Ai nấy mặt cắt không được một hột máu. May người nào có nhà quen đề ẩn núp, ấy là phúc. Nếu không, họ cũng quẳng gồng gánh để chạy thoát thân. Họ nấp sau đống rơm, trong bụi rậm, nhịn thở đề chờ cho đến lúc yên yên mới dám lộ mặt ra để nghe ngóng tình hình.

Cho mãi đến năm giờ, bọn đàn anh trong làng khăn áo ra nghe quan Sứ hiểu dụ. Họ mới ngã ngửa ra là làng họ có một cuộc biểu tình lớn.

1938

Bình luận