Rửa xong bát đĩa, Sáng cầm đèn hoa kỳ vào buồng, đặt trên mặt hòm, rồi mở màn, bảo mẹ:
– Bu ở nhà, con đi đằng này một tý nhé.
Bà già như đã đoán được ý con, cựa mình nằm quay mặt ra ngoài, rên rỉ, nói:
– Thôi, con ạ, không thuốc thang gì nữa đâụ Đừng đi vay mượn, rồi lại mắc nợ. Bu đã qua cầu ấy, bu sợ lắm.
Sáng thở dài, sờ lên đầu mẹ, rồi nhăn nhó, nói:
– Thế này mà bu cứ không chịu uống thuốc. Bu sốt nặng hơn ban trưa đây mà.
– Tại bu đắp nhiều chăn đấỵ Cứ để vậy, rồi khỏị Bu không muốn để nợ cho con đâụ
– Bu đừng tiếc tiền. Hôm kìa, hôm kia, bu uống luôn hai chén, nên đã gần khỏị Giá bu cứ để con đi xoay xỏa, lấy tiền cân hai chén nữa, thì chắc hôm nay cất cơn rồị
Mẹ Sáng cảm động, lắc đầu, nắm lấy tay con:
– Bu thấy tình cảnh nhà thế này, bu chả muốn thuốc thang tí nào cả. Uống chén nào vào mồm, đeo nợ chén ấy, thì uống làm gì.
– Nợ thì rồi giả, chứ có ăn không uống không của ai mà bu ngạị Vả lại con giật tạm của các chị ấy, chứ có vay của ông cai Nhã đâụ
– Mày nói dốị Bu lại không rõ tất cả các phu phen làm ở mỏ này hay saọ Ai thừa tiêu cho mày giật mượn được. Thầy mày ngày xưa làm ở đây hơn hai mươi năm, thật là ăn tiêu vắt cổ chày ra nước, thế mà lúc bị sập lò chết đi, còn để lại món nợ, giả mãi mới hết.
Sáng thở dài, đáp:
– Bu để yên con nói cho mà nghẹ Có phải con hỏi mượn một người đâu, mà bu chắc rằng không có. Con vay mỗi chỗ một tí, cho nên dễ, bu ạ.
– Thế rồi lấy gì mà giả?
– Rồi kỳ lương này, con trang trải thế nào cũng xong. Bu cứ yên tâm.
Bà già lắc đầu, thương hại con, hổn hển thở:
– Tao bảo mày cứ không nghẹ Vừa trưa hôm nay, tao thấy mày bàn nhau với chị Nhân là vay ông cai Nhã kia mà. Nợ ai, chứ nợ lão ấy thì khổ đấy, con ạ.
– Con biết rồị Con đã bảo con không vay ông ấy đâu mà.
– Nhưng mà cũng không được vay đâu cả. Liệu mà nghỉ ngơi, rồi đi ngủ, sáng mai còn đi làm.
Rồi bà than thở một mình:
– Hai hôm nay, gạo đã phải đi vay rồi, bây giờ lại còn cắt thuốc cho mẹ. Nhục quá, nghèo ơi là nghèo!
Bỗng hai dòng lệ ứa ra, làm ngập đuôi mắt, rồi từ từ chảy xuống mang tai, bà nằm quay vào trong, thở những hơi dài thống thiết.
Sáng buồn rầu, nói:
– Bu cứ uống thử thêm hai chén nữạ Bởi vì, nếu tiếc tiền, rồi sốt nặng hơn, thì làm thế nào!
Mẹ Sáng đập tay gắt:
– Đấy, tao kệ màỵ Mày khó bảo quá!
– Được, bu cứ kệ con.
Nói đoạn, Sáng thu dọn trong nhà, hạ các liếp cửa xuống, vặn nhỏ đèn lại, rồi lách ra đường.
+
Cũng giờ ấy, cai Nhã chờ cho các ký lục trên nhà giấy về hết, mới vào báo cho chủ Nhì biết tin mừng:
– Thưa ông, tối hôm nay, xơi cơm xong, ông có bận việc gì không?
– Không, anh muốn gì?
Nhã ghé gần lại, ti hí đôi mắt lươn, nói nhỏ:
– Cái con bé xưa nay ông vẫn ước ao, tối nay, tôi sẽ dắt vào cho ông.
ông chủ tươi cười, vuốt vểnh bộ râu ngược lên, rồi khoanh tay trên bàn, hất hàm hỏi:
– Con bé nào thế nhỉ?
– Con bé tên là Sáng, vẫn ngồi bên cạnh bà già ở đầu phía tay trái nhà máy ấy mà. Chả có lần ông khen nó đẹp là gì.
ông chủ chợt nghĩ ra, gật gật, đáp:
– Phải, tôi nhớ ra rồi, cái con bé có bộ ngực to bằng ngần này ấy chứ gì?
Hai thầy trò nhìn nhau, cười híp mắt. Nhã nói:
– Chính đấy, tôi vẫn bảo nó là vì ông nhân từ, thương đến ngày xưa cha nó chết về công việc của sở, nên mới ban ơn cho nó vào làm.
– Thế rồi saỏ
– Tôi xem ý nó, thì nó không như những đứa khác. Nghĩa là nó không nhí nhảnh, dễ dãi đâụ
– Thế bây giờ?
– Bây giờ là tôi làm ơn cho nó.
– Anh làm ơn cho nó?
– Phải, vì mẹ nó ốm.
– Saỏ
– Để tôi nói hầu ông nghẹ Ban nãy nó tìm tôi, hỏi vay tôi mấy đồng bạc mua thuốc cho mẹ. Xin ông biết rằng lần này là lần đầu mà nó nhờ tôi về tiền nong.
– Thế nó phong lưu à?
– Không, ông tính làm phu đủ ăn là may lắm, chứ còn thừa thãi sao được. Giá nó không vì mẹ ốm, phải tiêu bất thường và vay loanh quanh bạn hữu không được, thì chưa khi nào nó chịu nói với tôị
– Đó là sự thực, hay nó tìm dịp đến gần anh?
– Tôi mong đó là nó nói dối, thì cách hành động của tôi mới có kết quả. Nhưng, thưa ông, mẹ nó ốm thực.
– Thế anh bảo nó thế nàỏ
– Tôi bảo nó là tôi không có sẵn, nhưng tôi có thể đưa nó đến mượn tiền ông. Nó sợ ông, không dám đi, nhưng tôi đã cắt nghĩa cho nó nghe rồị
ông chủ cười, khen:
– Tốt lắm.
– Phải, dịp tốt đến cho ông trong khi bà về Hà Nộị Tối nay, tôi sẽ lên đâỵ Nhưng điều cần nhất, là ông nên xử trí cho khéo, kẻo con bé ấy tai quái và liều lĩnh lắm.
– Không ngạị
– Tôi nên dặn trước ông thế, vì con Sáng này không như những con trước tôi dắt đến cho ông đâụ
– Được rồị Tôi cảm ơn anh.
+
Khoảng hơn tám giờ tối, Sáng lo lắng, theo cai Nhã đi trên con đường bò quanh sườn đồi, lên nhà chủ. Chị chẳng biết việc vay tiền chủ có kết quả gì không. Chị liều mà nghe lời Nhã, theo vào chủ để vay tiền. Chị chỉ mong mẹ chị có thuốc uống. Chị biết Nhã vẫn dắt gái đến cho chủ, thì rồi đây, thế nào chị cũng bị mang tiếng. Song, chị chỉ cốt lương tâm biết mà thôị
Đến cổng, Nhã tặc lưỡi, nói:
– Nghề thế, chị nghe chưa, mình đi làm thì phải chiều ý chủ. Tôi thấy chị cứ khủng khỉnh với người trên, như thế không nên.
– Thì cụ bảo cháu làm thế nàỏ
– ồ, cái đó chị nghĩ thì ra chứ. Giá như chị năng đi lại với chủ, có phải lần này chị chả phải nhờ đến tôi mới vay được chủ hay không.
Sáng hiểu ý, không đáp. Chị nhìn xuống chân đồi, chỗ tối om, có những mái nhà tranh xám, là xóm thợ thuyền.
Tới thềm, Nhã bảo:
– Chị chờ đây, tôi vào nói trước đã.
Sáng đứng lại, thở mạnh một cái:
– Chào! Mệt! Giá cụ lên một mình nói hộ cháu cũng được, cháu đỡ phải leo dốc.
Sáng đứng một mình, ngắm cái nhà cao lồng lộng. Chị lạy trời cho chủ bằng lòng cho chị vay lương. Một lát, Nhã vui vẻ ra, vẫy Sáng:
– Được rồị Chủ bảo chị vào mà ký nhận lấy tiền.
Sáng mừng rỡ, trống ngực nổi mạnh:
– Thế cụ vào với cháu chứ?
– Không cần!
Sáng ngần ngại, rồi nói:
– Cụ chờ cháu ở đây nhé.
Cai Nhã trợn đôi mắt trắng dã, gắt:
– Có mau lên không, bắt ông ấy chờ à?
+
Sáng vừa vào, ông chủ đã làm ngay như mọi bận. ông đến cửa, vặn khóa, bỏ thìa vào túi, và nhăn nhở cười, ôm thốc lấy người con gáị Không nếp tẻ gì cả. Bởi vì ông yên trí là hạng này chỉ là những vật cho ông tiêu khiển khi vắng vợ. Họ với ông cách nhau một trời một vực, thì nói chuyện làm gì cho mất thì giờ. ông là chủ kia mà, cần gì phải tán tỉnh lôi thôị
Nhưng lần này khác. Bỗng ông bị cưỡng kịch liệt.
Sáng quằn quại trong cánh tay ông, kêu to:
– ô hay, ông này mới hay chứ! Tôi vay ông tiền mua thuốc cho bu tôi, sao ông lại làm thế nàỷ
ông chủ không hiểu tiếng, nên mặc kệ. Hai bắp tay ông nổi lên, ông hết sức ghì chặt lấy Sáng, và ghé môi vào má chị. Sáng càng giãy giụạ Chị giận, mặt đỏ bừng bừng. Chị hết sức chống cự lại con quỷ dâm dục. Rồi biết mình yếu hơn, chị nắm được râu ông ta, rứt mạnh, và kêu to hơn, rồi gầm lên:
– ối giời ôi! ông buông tôi ra!
Nhưng đầu tóc chị xổ ra rũ rượị Mà ông chủ vẫn nói những điều bằng giọng dỗ dành. Người ông ta nóng ran, mồ hôi mướt rạ Và vì thế, hai cánh tay trơn như phết mỡ.
Sáng thở hồng hộc. Máu hăng chị sôi lên sùng sục. Chị quào mặt ông chủ, và luồn tuột được đầu ra ngoàị Song, nhanh như chớp, ông chủ lại vồ ngay được chị, làm chị ngã giúi xuống, bị cả sức nặng của cây thịt vạm vỡ nằm đè lên trên.
Biết thế nguy, Sáng hết sức lăn lộn một chập nữạ Chị đạp chân, cựa tay:
– ông buông tôi ra! ông đểu lắm! Tôi tự tử bây giờ!
Song, cuộc vật lộn càng hăng háị Gần đạt đến đích, ông chủ không thạ
Độ năm phút sau, khi hết hơi sức, và biết rằng không thể cưỡng hơn được nữa, chị mới quyết liệt. Chị đã không khỏe để trừ dâm thần, thì chị đành huỷ hoại thân chị để lánh nạn. Chị bèn giơ mười đầu ngón tay cấu mạnh vào cổ họng. Rồi nhăn nhó, chị nằm sóng soài, mệt lử.
ông chủ thấy tấn tình kịch biến thành bi kịch, vội vàng buông người con gái khó bảo ra, và đứng dậỵ
Sáng thở hổn hển rồi im lịm.
ông ta vắt hai tay ra sau, lặng ngắm Sáng. Lúc bấy giờ, ông ta có thể làm gì Sáng cũng được. Song, ông ta đứng yên.
Có lẽ ông ta động tâm, ông ta lau mồ hôi trán, giật khục tay và thở dàị
Hình như lòng nhân đạo trở về với ông tạ
ông ta lắc đầu, vẻ mặt hối hận, lấy hai tay lật Sáng lạị Một tiếng rên rỉ làm ông ta thương hại kẻ yếu hèn.
Trong buồng yên lặng.
Nghĩ ngợi một lát, chòng chọc nhìn Sáng, bỗng ông ta móc túi, lấy ví. Rồi lẳng lặng, ông ta mở ví, thọc bàn tay vào trong ngăn. Giơ ra ánh đèn, ông tìm và bóc tờ giấy bạc năm đồng.
Nhưng vừa lúc ấy, Sáng cựa một cái, rồi ngồi nhổm dậy, thở, hai tay tựa xuống gạch.
Chị không chết, mà cũng chẳng làm sao cả.
ông chủ vẫn nhìn chị. ông đã bớt sợ. Và do đó, bớt thương hạị Bàn tay ông ta vẫn để nguyên trong ngăn ví.
Trong khi ấy, Sáng không dám nhìn ông. Mặt tái xanh, chị quấn món tóc rối, nhặt chiếc khăn rơi, rồi vội vàng đứng dậy ra phía cửa sổ, trèo qua tường và nhảy phắt ra ngoàị
Và cũng trong khi ấy, ông chủ tươi tỉnh, rút bàn tay ra, gấp ví lại, và bỏ vào túị ông nhìn theo Sáng, nét mặt mừng rỡ.
ông mừng rỡ, chẳng phải thấy Sáng vẫn lành mạnh như thường.
ông mừng rỡ là vì đỡ mất toi món tiền suýt nữa vô cớ đền vết thương cho con bé bướng bỉnh.
Tiểu thuyết thứ bảy số 263; 1939
Hết
Rửa xong bát đĩa, Sáng cầm đèn hoa kỳ vào buồng, đặt trên mặt hòm, rồi mở màn, bảo mẹ:
– Bu ở nhà, con đi đằng này một tý nhé.
Bà già như đã đoán được ý con, cựa mình nằm quay mặt ra ngoài, rên rỉ, nói:
– Thôi, con ạ, không thuốc thang gì nữa đâụ Đừng đi vay mượn, rồi lại mắc nợ. Bu đã qua cầu ấy, bu sợ lắm.
Sáng thở dài, sờ lên đầu mẹ, rồi nhăn nhó, nói:
– Thế này mà bu cứ không chịu uống thuốc. Bu sốt nặng hơn ban trưa đây mà.
– Tại bu đắp nhiều chăn đấỵ Cứ để vậy, rồi khỏị Bu không muốn để nợ cho con đâụ
– Bu đừng tiếc tiền. Hôm kìa, hôm kia, bu uống luôn hai chén, nên đã gần khỏị Giá bu cứ để con đi xoay xỏa, lấy tiền cân hai chén nữa, thì chắc hôm nay cất cơn rồị
Mẹ Sáng cảm động, lắc đầu, nắm lấy tay con:
– Bu thấy tình cảnh nhà thế này, bu chả muốn thuốc thang tí nào cả. Uống chén nào vào mồm, đeo nợ chén ấy, thì uống làm gì.
– Nợ thì rồi giả, chứ có ăn không uống không của ai mà bu ngạị Vả lại con giật tạm của các chị ấy, chứ có vay của ông cai Nhã đâụ
– Mày nói dốị Bu lại không rõ tất cả các phu phen làm ở mỏ này hay saọ Ai thừa tiêu cho mày giật mượn được. Thầy mày ngày xưa làm ở đây hơn hai mươi năm, thật là ăn tiêu vắt cổ chày ra nước, thế mà lúc bị sập lò chết đi, còn để lại món nợ, giả mãi mới hết.
Sáng thở dài, đáp:
– Bu để yên con nói cho mà nghẹ Có phải con hỏi mượn một người đâu, mà bu chắc rằng không có. Con vay mỗi chỗ một tí, cho nên dễ, bu ạ.
– Thế rồi lấy gì mà giả?
– Rồi kỳ lương này, con trang trải thế nào cũng xong. Bu cứ yên tâm.
Bà già lắc đầu, thương hại con, hổn hển thở:
– Tao bảo mày cứ không nghẹ Vừa trưa hôm nay, tao thấy mày bàn nhau với chị Nhân là vay ông cai Nhã kia mà. Nợ ai, chứ nợ lão ấy thì khổ đấy, con ạ.
– Con biết rồị Con đã bảo con không vay ông ấy đâu mà.
– Nhưng mà cũng không được vay đâu cả. Liệu mà nghỉ ngơi, rồi đi ngủ, sáng mai còn đi làm.
Rồi bà than thở một mình:
– Hai hôm nay, gạo đã phải đi vay rồi, bây giờ lại còn cắt thuốc cho mẹ. Nhục quá, nghèo ơi là nghèo!
Bỗng hai dòng lệ ứa ra, làm ngập đuôi mắt, rồi từ từ chảy xuống mang tai, bà nằm quay vào trong, thở những hơi dài thống thiết.
Sáng buồn rầu, nói:
– Bu cứ uống thử thêm hai chén nữạ Bởi vì, nếu tiếc tiền, rồi sốt nặng hơn, thì làm thế nào!
Mẹ Sáng đập tay gắt:
– Đấy, tao kệ màỵ Mày khó bảo quá!
– Được, bu cứ kệ con.
Nói đoạn, Sáng thu dọn trong nhà, hạ các liếp cửa xuống, vặn nhỏ đèn lại, rồi lách ra đường.
+
Cũng giờ ấy, cai Nhã chờ cho các ký lục trên nhà giấy về hết, mới vào báo cho chủ Nhì biết tin mừng:
– Thưa ông, tối hôm nay, xơi cơm xong, ông có bận việc gì không?
– Không, anh muốn gì?
Nhã ghé gần lại, ti hí đôi mắt lươn, nói nhỏ:
– Cái con bé xưa nay ông vẫn ước ao, tối nay, tôi sẽ dắt vào cho ông.
ông chủ tươi cười, vuốt vểnh bộ râu ngược lên, rồi khoanh tay trên bàn, hất hàm hỏi:
– Con bé nào thế nhỉ?
– Con bé tên là Sáng, vẫn ngồi bên cạnh bà già ở đầu phía tay trái nhà máy ấy mà. Chả có lần ông khen nó đẹp là gì.
ông chủ chợt nghĩ ra, gật gật, đáp:
– Phải, tôi nhớ ra rồi, cái con bé có bộ ngực to bằng ngần này ấy chứ gì?
Hai thầy trò nhìn nhau, cười híp mắt. Nhã nói:
– Chính đấy, tôi vẫn bảo nó là vì ông nhân từ, thương đến ngày xưa cha nó chết về công việc của sở, nên mới ban ơn cho nó vào làm.
– Thế rồi saỏ
– Tôi xem ý nó, thì nó không như những đứa khác. Nghĩa là nó không nhí nhảnh, dễ dãi đâụ
– Thế bây giờ?
– Bây giờ là tôi làm ơn cho nó.
– Anh làm ơn cho nó?
– Phải, vì mẹ nó ốm.
– Saỏ
– Để tôi nói hầu ông nghẹ Ban nãy nó tìm tôi, hỏi vay tôi mấy đồng bạc mua thuốc cho mẹ. Xin ông biết rằng lần này là lần đầu mà nó nhờ tôi về tiền nong.
– Thế nó phong lưu à?
– Không, ông tính làm phu đủ ăn là may lắm, chứ còn thừa thãi sao được. Giá nó không vì mẹ ốm, phải tiêu bất thường và vay loanh quanh bạn hữu không được, thì chưa khi nào nó chịu nói với tôị
– Đó là sự thực, hay nó tìm dịp đến gần anh?
– Tôi mong đó là nó nói dối, thì cách hành động của tôi mới có kết quả. Nhưng, thưa ông, mẹ nó ốm thực.
– Thế anh bảo nó thế nàỏ
– Tôi bảo nó là tôi không có sẵn, nhưng tôi có thể đưa nó đến mượn tiền ông. Nó sợ ông, không dám đi, nhưng tôi đã cắt nghĩa cho nó nghe rồị
ông chủ cười, khen:
– Tốt lắm.
– Phải, dịp tốt đến cho ông trong khi bà về Hà Nộị Tối nay, tôi sẽ lên đâỵ Nhưng điều cần nhất, là ông nên xử trí cho khéo, kẻo con bé ấy tai quái và liều lĩnh lắm.
– Không ngạị
– Tôi nên dặn trước ông thế, vì con Sáng này không như những con trước tôi dắt đến cho ông đâụ
– Được rồị Tôi cảm ơn anh.
+
Khoảng hơn tám giờ tối, Sáng lo lắng, theo cai Nhã đi trên con đường bò quanh sườn đồi, lên nhà chủ. Chị chẳng biết việc vay tiền chủ có kết quả gì không. Chị liều mà nghe lời Nhã, theo vào chủ để vay tiền. Chị chỉ mong mẹ chị có thuốc uống. Chị biết Nhã vẫn dắt gái đến cho chủ, thì rồi đây, thế nào chị cũng bị mang tiếng. Song, chị chỉ cốt lương tâm biết mà thôị
Đến cổng, Nhã tặc lưỡi, nói:
– Nghề thế, chị nghe chưa, mình đi làm thì phải chiều ý chủ. Tôi thấy chị cứ khủng khỉnh với người trên, như thế không nên.
– Thì cụ bảo cháu làm thế nàỏ
– ồ, cái đó chị nghĩ thì ra chứ. Giá như chị năng đi lại với chủ, có phải lần này chị chả phải nhờ đến tôi mới vay được chủ hay không.
Sáng hiểu ý, không đáp. Chị nhìn xuống chân đồi, chỗ tối om, có những mái nhà tranh xám, là xóm thợ thuyền.
Tới thềm, Nhã bảo:
– Chị chờ đây, tôi vào nói trước đã.
Sáng đứng lại, thở mạnh một cái:
– Chào! Mệt! Giá cụ lên một mình nói hộ cháu cũng được, cháu đỡ phải leo dốc.
Sáng đứng một mình, ngắm cái nhà cao lồng lộng. Chị lạy trời cho chủ bằng lòng cho chị vay lương. Một lát, Nhã vui vẻ ra, vẫy Sáng:
– Được rồị Chủ bảo chị vào mà ký nhận lấy tiền.
Sáng mừng rỡ, trống ngực nổi mạnh:
– Thế cụ vào với cháu chứ?
– Không cần!
Sáng ngần ngại, rồi nói:
– Cụ chờ cháu ở đây nhé.
Cai Nhã trợn đôi mắt trắng dã, gắt:
– Có mau lên không, bắt ông ấy chờ à?
+
Sáng vừa vào, ông chủ đã làm ngay như mọi bận. ông đến cửa, vặn khóa, bỏ thìa vào túi, và nhăn nhở cười, ôm thốc lấy người con gáị Không nếp tẻ gì cả. Bởi vì ông yên trí là hạng này chỉ là những vật cho ông tiêu khiển khi vắng vợ. Họ với ông cách nhau một trời một vực, thì nói chuyện làm gì cho mất thì giờ. ông là chủ kia mà, cần gì phải tán tỉnh lôi thôị
Nhưng lần này khác. Bỗng ông bị cưỡng kịch liệt.
Sáng quằn quại trong cánh tay ông, kêu to:
– ô hay, ông này mới hay chứ! Tôi vay ông tiền mua thuốc cho bu tôi, sao ông lại làm thế nàỷ
ông chủ không hiểu tiếng, nên mặc kệ. Hai bắp tay ông nổi lên, ông hết sức ghì chặt lấy Sáng, và ghé môi vào má chị. Sáng càng giãy giụạ Chị giận, mặt đỏ bừng bừng. Chị hết sức chống cự lại con quỷ dâm dục. Rồi biết mình yếu hơn, chị nắm được râu ông ta, rứt mạnh, và kêu to hơn, rồi gầm lên:
– ối giời ôi! ông buông tôi ra!
Nhưng đầu tóc chị xổ ra rũ rượị Mà ông chủ vẫn nói những điều bằng giọng dỗ dành. Người ông ta nóng ran, mồ hôi mướt rạ Và vì thế, hai cánh tay trơn như phết mỡ.
Sáng thở hồng hộc. Máu hăng chị sôi lên sùng sục. Chị quào mặt ông chủ, và luồn tuột được đầu ra ngoàị Song, nhanh như chớp, ông chủ lại vồ ngay được chị, làm chị ngã giúi xuống, bị cả sức nặng của cây thịt vạm vỡ nằm đè lên trên.
Biết thế nguy, Sáng hết sức lăn lộn một chập nữạ Chị đạp chân, cựa tay:
– ông buông tôi ra! ông đểu lắm! Tôi tự tử bây giờ!
Song, cuộc vật lộn càng hăng háị Gần đạt đến đích, ông chủ không thạ
Độ năm phút sau, khi hết hơi sức, và biết rằng không thể cưỡng hơn được nữa, chị mới quyết liệt. Chị đã không khỏe để trừ dâm thần, thì chị đành huỷ hoại thân chị để lánh nạn. Chị bèn giơ mười đầu ngón tay cấu mạnh vào cổ họng. Rồi nhăn nhó, chị nằm sóng soài, mệt lử.
ông chủ thấy tấn tình kịch biến thành bi kịch, vội vàng buông người con gái khó bảo ra, và đứng dậỵ
Sáng thở hổn hển rồi im lịm.
ông ta vắt hai tay ra sau, lặng ngắm Sáng. Lúc bấy giờ, ông ta có thể làm gì Sáng cũng được. Song, ông ta đứng yên.
Có lẽ ông ta động tâm, ông ta lau mồ hôi trán, giật khục tay và thở dàị
Hình như lòng nhân đạo trở về với ông tạ
ông ta lắc đầu, vẻ mặt hối hận, lấy hai tay lật Sáng lạị Một tiếng rên rỉ làm ông ta thương hại kẻ yếu hèn.
Trong buồng yên lặng.
Nghĩ ngợi một lát, chòng chọc nhìn Sáng, bỗng ông ta móc túi, lấy ví. Rồi lẳng lặng, ông ta mở ví, thọc bàn tay vào trong ngăn. Giơ ra ánh đèn, ông tìm và bóc tờ giấy bạc năm đồng.
Nhưng vừa lúc ấy, Sáng cựa một cái, rồi ngồi nhổm dậy, thở, hai tay tựa xuống gạch.
Chị không chết, mà cũng chẳng làm sao cả.
ông chủ vẫn nhìn chị. ông đã bớt sợ. Và do đó, bớt thương hạị Bàn tay ông ta vẫn để nguyên trong ngăn ví.
Trong khi ấy, Sáng không dám nhìn ông. Mặt tái xanh, chị quấn món tóc rối, nhặt chiếc khăn rơi, rồi vội vàng đứng dậy ra phía cửa sổ, trèo qua tường và nhảy phắt ra ngoàị
Và cũng trong khi ấy, ông chủ tươi tỉnh, rút bàn tay ra, gấp ví lại, và bỏ vào túị ông nhìn theo Sáng, nét mặt mừng rỡ.
ông mừng rỡ, chẳng phải thấy Sáng vẫn lành mạnh như thường.
ông mừng rỡ là vì đỡ mất toi món tiền suýt nữa vô cớ đền vết thương cho con bé bướng bỉnh.
Tiểu thuyết thứ bảy số 263; 1939
Hết