Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tuyển tập Truyện Ngắn Nguyễn Công Hoan

Bố anh ấy chết

Tác giả: Nguyễn Công Hoan
Thể loại: Văn Học Việt Nam

Ngày ấy tôi học năm thứ tư trường Sư phạm. Tuy còn hai tuần lễ nữa thì tới kỳ thi ra, nhưng mai là chủ nhật, còn ai cấm chúng tôi nghỉ ngơi sớm nữa?

Ở trường Sư phạm, không biết bây giờ còn được thế nữa không, chứ mà mấy năm về trớc thì khiếp quá? Nhất là các “cụ cát dem” chúng tôi, làm như ông Hạng! Ăn cũng hơn món, học cũng hơn giờ, mà đến cái trái Luật, cái bướng bỉnh, cũng có phần hơn anh em các lớp dưới! Ừ, được thể sắp thi ra, lớn nhỏ cũng làm ông giáo, cho nên chả sợ, chả nể ai cả. Mà cũng chả ai buồn giây với chúng tôi làm gì cho thêm ác cảm. Không những thế, học trò năm thứ tư, lại được phép lần lượt coi lẫn nhau, mà người coi ấy phải chịu hết trách nhiệm, cho nên lắm lúc chúng tôi hoành hành như “ông tướng Quảng Lạc”!

Chín giờ tối hôm thứ bẩy ấy. Trống ngủ đã đánh rồi. Anh em các lớp khác đá lên trên gác, bỏ màn nằm yên tĩnh cả, lúc bấy giờ chúng tôi mới “khệnh khạng” lên, lê giầy sền sệt, nói chuyện bô bô. Mà chúng tôi có cùng lên cả một chuyến đâu. Người thì còn xuống nhà dưới ăn phở. Người thì còn ngồi trong lớp học đến mười một giờ khuya. Nhưng chúng tôi lên sớm, có phải đi ngủ sớm cho béo mắt đâu. Cạnh chuồng tiêu, ba bốn anh còn quây xung quanh anh Đoan “Bà một” để chờ anh đánh diêm “khao” nốt mẩu thuốc lá ban chiều. Bên vòi nước, anh Bách “Tu-via” miệng lúng búng ngụm nước tay cầm cái điếu cầy cán chổi còn chờ anh Vũ “Oẳn” lấy diêm để “tế” một tuần ngoài hiên, bên dây tủ quần áo anh Văn, trắng trẻo và đẹp trai, đang mắm môi mắm lợi giở võ đánh đôi giầy giôn cho bóng lộn để diện với “en” Tuyết, thỉnh thoảng lại thử soi mặt vào mũi giầy xem đã được như gương chưa. Anh Chính thì đương chạy nháo lên về tìm ai có ít sì đạt đen để “cộng sản”.

Trong buồng mấy anh nghịch tinh, xúm xụm nhau để lật chăn anh Thọ là tín đồ đạo “thờ quần” vì sờ “vỡ hộp” hôm chủ nhật, nên tối thứ bẩy anh vẫn chịu khó nằm vo mốt ông Táo?

Lúc ấy tôi cũng duỗi thẳng cẳng, ngồi phệt ngay bên cửa chớp trông ra đường cái để dạy nết mấy anh vài ngón đàn tam thập lục. Xung quanh các bạn ngồi chồm chỗm như lũ cọp đắp ở tường các đền. Ấy trong bọn “ma cà cúi” chỉ còn thiếu có anh Dính, anh Rũng, anh Khải, mà thôi.

Các anh ấy đâu? Cơ chừng các cậu bị “công-sinh”, nên không còn hy vọng gì ra ngày chủ nhật mà hoài công sắm sửa. Trong bọn bị phạt ngày mai, có anh Rũng là liều lĩnh nhất. Thi đến nơi rồi, mà anh ấy chẳng lo gì cả, chỉ nay trả lời cái thư tim tím, mai học thuộc cái thư hồng hồng. Cả buồi chỉ giở quyền Kiều, gia công khảo cứu những câu tình tứ. Bài làm thì “cóp”, bài thi thì “phim”, cho nên bao giờ anh bị “truy”, mặt anh cũng xám như gà cắt tiết.

Nhưng anh Rũng vui tính lắm, chẳng lúc nào trên môi anh không để một nụ cười. Giờ học nào anh cũng pha trò cho chúng tôi được phen vỡ bụng. Cho nên anh Rũng tuy thầy ghét, nhưng bạn yêu.

Lúc tôi đang đánh đàn, thì bỗng thấy có tiếng gọi.

Tôi dừng tay lắng tai nghe:

– Cậu nào trên gác thượng, cho tôi nhờ một tí!

Tôi đứng dậy, cúi nhìn xuống đường phố, thấy dưới cột đèn, một đứa bé chừng 14, 15 tuổi, vẫy tay và gọi:

– Tôi nhờ cậu, cậu ơi?…

Tôi hỏi:

– Ai đấy? Hỏi gì?

– Nhờ cậu bảo cậu Rũng rằng thầy cậu ấy mới mất cậu ấy phải về ngay, có ô-tô chờ.

Chúng tôi thấy cái tin dữ dội của bạn, anh nào anh nấy giật nẩy mình, kinh hoàng ngơ ngác nhìn nhau và hỏi:

– Rũng lên nghỉ chưa?

Tôi bảo thằng bé con:

– Chờ đấy, cậu ấy ra đây bây giờ.

Nói xong, chúng tôi làm nôn nao cả buồng ngủ chạy toán loạn đi tìm anh Rũng. Anh em lớp khác choàng cả mắt dậy, rồi kháo nhau:

– Bố anh Rũng “cát dem” chết.

Anh Rũng lúc ấy còn đang ở buồng học, xem cuốn tiểu thuyết. Nghe tin như sét đánh ngang tai, anh tái mét mặt, run bần bật, mếu máo, hấp tấp xếp sách vở gập năm sáu cái thư kín vào cặp, rồi tất tả hỏi tôi:

– Đâu thằng bé con nào đâu?

. Chúng tôi vội chạy xuống nhà dưới, đưa anh Rũng tìm đến chỗ cột đèn, nhưng không thấy thằng bé con ban nãy đâu, tôi bèn hỏi to:

– Ai là người nhà cậu Rũng đâu rồi?

Không thấy ai thưa cả. Anh Đoan trên gác, thò cổ xuống bảo:

– Nó về rồi…

Anh Rũng lập cập chạy lên gác, nằm ềnh trên giường lăn lộn khóc nức khóc nở. Chúng tôi hết lời khuyên giải, nhưng, những lời khuyên giải ấy đối với tâm lý anh Rũng lúc bấy giờ, chỉ là vô hiệu, chúng tôi bèn người thì thu xếp quần áo hộ, người thảo tờ giấy phép hộ, rồi giục anh Rũng sang ngay nhà ông Đốc mà xin phép. May quá, ông Đốc có nhà, ký giấy cho anh nghỉ một tuần lễ. Thế là anh bắt mở cổng ra ngay.

– Chúng tôi nhìn theo anh Rũng mà ái ngại cho anh.

Tội nghiệp! Trông thấy anh ấy ban nãy vui vẻ, cười khanh khách, ngồi trong lớp còn tán chuyện ầm ầm chê hết người nọ, lại trêu người kia, mà bây giờ anh đã bị vào cảnh gia biến, vật mình vật mẩy nói không ra hơi, khóc không ra tiếng, thì ai là người không động tâm!

Vả chăng, ông cụ thân sinh ra anh ấy, chúng tôi đều được biết cả, vì nghỉ hè anh có mời chúng tôi lên nhà tại Bắc Giang chơi. Ông cụ phúc hậu mà vui tính, coi chúng tôi như con, cho nên nay không nghe tin ốm mà bỗng đánh đùng thấy nói mất, thì tuy không máu mủ nhưng cũng đều thở dài thương tiếc.

Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ, chúng tôi thấy tin buồn của bạn, liền rủ nhau xuống cả buồng học, để bàn bạc góp tiền sửa đồ phúng viếng. Anh Mộng có tài hùng biện, ngồi cao làm chủ hội đồng. Cái hội đồng này cũng có tính chất êm đềm như hội đồng các dân biểu, anh Mộng nói ra điều gì, chúng tôi cũng gật ngay không ai phản kháng. Kết cục, các anh giao cho tôi phải đi sửa ngay câu đối và mua các thứ để kịp mai, buổi trưa, anh Thuận đáp xe lửa đi Bắc Giang.

Hội đồng giải tán, ai nấy đều im lặng lên gác bỏ màn đi ngủ, ngậm ngùi tiếc người thiên cổ, ái ngại thương bạn số đen.

Kể ra anh Rũng cũng thực đáng ái ngại. Bà thân sinh ra anh cũng đã mất sớm, nay ông cụ lại quy tiên thì thực là anh ấy vô phúc quá. Vả, còn hơn tháng nữa thì thi, giá ông cụ có ở lại ít ngày, để được trông thấy anh ấy thành đạt, có phải vui vẻ thoả lòng biết bao không? Mà anh ấy cũng khỏi thiệt một tuần lễ để học rấn lên, có phải thi may cũng có phần chắc không? Nay anh Rũng ở vào cảnh ngộ sầu khổ như thế, thì còn ruột gan nào mà học nữa! Thực là con Tạo oái oăm, hay bầy trò thêm rắc rối.

Đêm hôm ấy chúng tôi ngủ không yên giấc, thỉnhthoảng lại hỏi nhau:

– Bây giờ Rũng đến nhà chưa nhỉ?

– Bây giờ Rũng chắc đương lăn lộn bên quan tài.

Sáng sớm hôm chủ nhật, trước khi tôi ra phố, anh em lại dặn tôi rằng:

– Anh phải giục thợ làm ngay câu đối mới kịp.

Tôi mượn được xe đạp, thượng khấn cuốc đi sắm sửa lễ vật. Xong xuôi, tôi liền về trường định giao trả anh Mộng để anh cắt anh Thuận đi. Nhưng lúc qua phố sông Tô Lịch, tôi sực nhớ ra nên qua nhà cô anh Rũng ở phố Hàng Cót mà hỏi thăm tin bạn.

Đến nhà, thấy vú già đứng cửa, tôi hỏi:

– Cậu Rũng đi lúc mấy giờ?

– Thưa chưa đi đâu cả, cậu ấy mới ở trường ra đến nơi?

Có lẽ vú già không biết gì, nên mới trả lời vơ vẩn thế, tôi liền đẩy cửa vào, thì lạ quá, chả anh Rũng nằm dài ở trường kỷ kia thì là ai? Anh thấy tôi có ý biến sắc mặt và nói tiếng tây khẽ rằng:

– Đừng nói gì về việc hôm qua.

Tôi chẳng hiểu ra sao cả. Thế là thế nào? Trong khi bao nhiêu dấu hỏi còn đương móc óc tôi, thì anh Rũng đã mặc áo xong, anh liền cầm mũ rủ tôi đi. Ra đến cửa, anh có ý lo, vật đầu vật tai nói.

– Nguy quá, anh ạ.

– Sao? Cụ bây giờ thế nào?

– Ác quá, con ranh con nó làm hại tôi.

– Sao nó không cho anh về à?

– Không phải, nó nghe tin tôi phải phạt, sợ hôm nay không gặp tôi, nên nó nói láo là thầy tôi mất để tôi ra với nó!

Tôi nghe câu nói, lạnh toát cả ngươi, choáng váng đầu như bị chóng mặt, tôi phải đứng dừng lại và vịn lấy anh Rũng. Trời ơi? Thế ra nhân tình anh ấy nhớ anh ấy mà muốn được gặp, chứ có gì đâu? Thế có giận không? Thì ra chúng tôi phải lừa cả. Tôi tức lộn ruột nghiêm nét mặt mà trách móc, anh Rũng chẳng cãi sao, chỉ nhăn nhó hối hận và xin lỗi. Rồi anh nói:

– Còn một việc khó nghĩ cho tôi, nhờ anh tính hộ. Tôi mà không về trường, thì mất sáu ngày học, tôi mà về trường thì ông Đốc thấy tôi khăn thâm áo thâm, mà biết là tôi nói dối, có lẽ lôi thôi, không khéo tôi phải đuổi mất, kỳ thi sắp tới, mà nếu bốn năm học uổng công thì thầy tôi mắng, rồi lỡ việc này đến tai thầy tôi thì tôi chết mất! Làm thế nào cho êm được?

Vẻ lo sợ của bạn, tôi không mấy khi trông thấy lộ trên nét mặt ngày thường, cho nên tôi nhận biết bấy giờ anh ấy nghĩ ngợi lắm. Tôi lại thương anh ấy, chẳng qua nhăn nhó chỉ vì tình, tôi nghĩ một lát, rồi nói:

– Chỉ còn cách tối nay anh về thú thật với ông Đốc nói là anh bị đứa nào nó thù, nó đánh lừa báo tin ấy. Nay anh lại xin đi học là êm truyện.

– Còn cách gì êm hơn, anh nghĩ kỹ hộ. Hôm qua tôi lo phờ cả đầu!

Tôi lại nghĩ một lát, nhưng không còn kế gì hơn tôi nói:

– Anh cứ làm thế là êm nhất.

Anh Rũng vẫn ra dáng lo nghĩ, rồi có lẽ anh cho kế áy là diệu; nên anh lạy van, và dặn tôi rằng về trường chớ nói với ai. Anh nói:

– Sau này có xảy ra sự gì, tôi cứ anh đấy!

Tôi đã hứa hết sức giữ kín, cho nên rồi tôi cũng chẳng nói chuyện cùng ai, mà việc lên Bắc giang tôi cũng tìm cách ngăn trở, nói là thợ làm không kịp. Các anh liền bảo tôi khi nào được thì gửi ngay xe hoả cho tiện. Thế là tôi dìm đồ phúng đi.

Tối hôm ấy, tôi về trường sớm. Tôi ngồi trong buồng học, tuy mắt nhìn vào sách, nhưng vẫn lắng tai để ý nghe, mỗi bận thấy tiếng giầy tây lộp cộp của một anh ở phố vào lớp, là tôi lại giựt mình hộ anh Rũng. Anh mà bị anh em hỏi chuyện thì không biết anh trả lời. làm sao cho trôi. Nhưng quái, hết giờ rồi mà không thấy bóng anh Rũng đâu cả. Tôi lại không đoán được là anh ta định làm thế nào. Rồi thứ hai, thứ ba, thứ tư,… Chả thấy Rũng vào trường, mà lớp học vắng anh, cũng im phăng phắc. Từ hôm anh nghỉ, trừ tôi ra, còn anh em ai cũng thỉnh thoảng nhắc đến anh Rũng mà ái ngại. Đến tối chủ nhật sau, gần tám giờ, khi chúng tôi đương cúi mặt, cặm cụi xuống quyển sách, thì bỗng có anh nói một cách mừng rỡ:

– À! Rũng!

Rồi một vài anh:

– Ê! Rũng. Tôi chia buồn cùng anh!

Tôi ngẩng đầu lên, thấy anh Rũng mặt mũi xanh xao, bơ phờ, rầu rĩ, chẳng hay anh lo hay đau buồn, tôi lại thấy anh ăn mặc đại tang, đầu thít khăn ngang sô mình mặc áo sổ gấu.

Tôi lại một phen choáng óc, phân vân như mê mê hoảng hoảng. Ơ hay, thế là nghĩa làm sao? Hay là bố anh chết thật chăng? Tôi trố mắt lên nhìn anh Rũng.

Anh mỉm cười chào các bạn, rồi tiến thẳng đến tôi, bấm tôi ra hè. Đến hè, anh hất hàm hỏi khẽ tôi:

– Không ai biết đấy chứ?

– Phải, nhưng sao lại khăn áo này?

Anh Rũng tắc lưỡi đáp:

– Không. Còn vài hôm nữa thì thi ra, mà ông Đốc cũng không trông thấy mình nữa, cho nên tôi phải ăn mặc thế này cho êm câu chuyện trong mấy hôm cuối cùng!

20 Janvier 1932

Ngày ấy tôi học năm thứ tư trường Sư phạm. Tuy còn hai tuần lễ nữa thì tới kỳ thi ra, nhưng mai là chủ nhật, còn ai cấm chúng tôi nghỉ ngơi sớm nữa?

Ở trường Sư phạm, không biết bây giờ còn được thế nữa không, chứ mà mấy năm về trớc thì khiếp quá? Nhất là các “cụ cát dem” chúng tôi, làm như ông Hạng! Ăn cũng hơn món, học cũng hơn giờ, mà đến cái trái Luật, cái bướng bỉnh, cũng có phần hơn anh em các lớp dưới! Ừ, được thể sắp thi ra, lớn nhỏ cũng làm ông giáo, cho nên chả sợ, chả nể ai cả. Mà cũng chả ai buồn giây với chúng tôi làm gì cho thêm ác cảm. Không những thế, học trò năm thứ tư, lại được phép lần lượt coi lẫn nhau, mà người coi ấy phải chịu hết trách nhiệm, cho nên lắm lúc chúng tôi hoành hành như “ông tướng Quảng Lạc”!

Chín giờ tối hôm thứ bẩy ấy. Trống ngủ đã đánh rồi. Anh em các lớp khác đá lên trên gác, bỏ màn nằm yên tĩnh cả, lúc bấy giờ chúng tôi mới “khệnh khạng” lên, lê giầy sền sệt, nói chuyện bô bô. Mà chúng tôi có cùng lên cả một chuyến đâu. Người thì còn xuống nhà dưới ăn phở. Người thì còn ngồi trong lớp học đến mười một giờ khuya. Nhưng chúng tôi lên sớm, có phải đi ngủ sớm cho béo mắt đâu. Cạnh chuồng tiêu, ba bốn anh còn quây xung quanh anh Đoan “Bà một” để chờ anh đánh diêm “khao” nốt mẩu thuốc lá ban chiều. Bên vòi nước, anh Bách “Tu-via” miệng lúng búng ngụm nước tay cầm cái điếu cầy cán chổi còn chờ anh Vũ “Oẳn” lấy diêm để “tế” một tuần ngoài hiên, bên dây tủ quần áo anh Văn, trắng trẻo và đẹp trai, đang mắm môi mắm lợi giở võ đánh đôi giầy giôn cho bóng lộn để diện với “en” Tuyết, thỉnh thoảng lại thử soi mặt vào mũi giầy xem đã được như gương chưa. Anh Chính thì đương chạy nháo lên về tìm ai có ít sì đạt đen để “cộng sản”.

Trong buồng mấy anh nghịch tinh, xúm xụm nhau để lật chăn anh Thọ là tín đồ đạo “thờ quần” vì sờ “vỡ hộp” hôm chủ nhật, nên tối thứ bẩy anh vẫn chịu khó nằm vo mốt ông Táo?

Lúc ấy tôi cũng duỗi thẳng cẳng, ngồi phệt ngay bên cửa chớp trông ra đường cái để dạy nết mấy anh vài ngón đàn tam thập lục. Xung quanh các bạn ngồi chồm chỗm như lũ cọp đắp ở tường các đền. Ấy trong bọn “ma cà cúi” chỉ còn thiếu có anh Dính, anh Rũng, anh Khải, mà thôi.

Các anh ấy đâu? Cơ chừng các cậu bị “công-sinh”, nên không còn hy vọng gì ra ngày chủ nhật mà hoài công sắm sửa. Trong bọn bị phạt ngày mai, có anh Rũng là liều lĩnh nhất. Thi đến nơi rồi, mà anh ấy chẳng lo gì cả, chỉ nay trả lời cái thư tim tím, mai học thuộc cái thư hồng hồng. Cả buồi chỉ giở quyền Kiều, gia công khảo cứu những câu tình tứ. Bài làm thì “cóp”, bài thi thì “phim”, cho nên bao giờ anh bị “truy”, mặt anh cũng xám như gà cắt tiết.

Nhưng anh Rũng vui tính lắm, chẳng lúc nào trên môi anh không để một nụ cười. Giờ học nào anh cũng pha trò cho chúng tôi được phen vỡ bụng. Cho nên anh Rũng tuy thầy ghét, nhưng bạn yêu.

Lúc tôi đang đánh đàn, thì bỗng thấy có tiếng gọi.

Tôi dừng tay lắng tai nghe:

– Cậu nào trên gác thượng, cho tôi nhờ một tí!

Tôi đứng dậy, cúi nhìn xuống đường phố, thấy dưới cột đèn, một đứa bé chừng 14, 15 tuổi, vẫy tay và gọi:

– Tôi nhờ cậu, cậu ơi?…

Tôi hỏi:

– Ai đấy? Hỏi gì?

– Nhờ cậu bảo cậu Rũng rằng thầy cậu ấy mới mất cậu ấy phải về ngay, có ô-tô chờ.

Chúng tôi thấy cái tin dữ dội của bạn, anh nào anh nấy giật nẩy mình, kinh hoàng ngơ ngác nhìn nhau và hỏi:

– Rũng lên nghỉ chưa?

Tôi bảo thằng bé con:

– Chờ đấy, cậu ấy ra đây bây giờ.

Nói xong, chúng tôi làm nôn nao cả buồng ngủ chạy toán loạn đi tìm anh Rũng. Anh em lớp khác choàng cả mắt dậy, rồi kháo nhau:

– Bố anh Rũng “cát dem” chết.

Anh Rũng lúc ấy còn đang ở buồng học, xem cuốn tiểu thuyết. Nghe tin như sét đánh ngang tai, anh tái mét mặt, run bần bật, mếu máo, hấp tấp xếp sách vở gập năm sáu cái thư kín vào cặp, rồi tất tả hỏi tôi:

– Đâu thằng bé con nào đâu?

. Chúng tôi vội chạy xuống nhà dưới, đưa anh Rũng tìm đến chỗ cột đèn, nhưng không thấy thằng bé con ban nãy đâu, tôi bèn hỏi to:

– Ai là người nhà cậu Rũng đâu rồi?

Không thấy ai thưa cả. Anh Đoan trên gác, thò cổ xuống bảo:

– Nó về rồi…

Anh Rũng lập cập chạy lên gác, nằm ềnh trên giường lăn lộn khóc nức khóc nở. Chúng tôi hết lời khuyên giải, nhưng, những lời khuyên giải ấy đối với tâm lý anh Rũng lúc bấy giờ, chỉ là vô hiệu, chúng tôi bèn người thì thu xếp quần áo hộ, người thảo tờ giấy phép hộ, rồi giục anh Rũng sang ngay nhà ông Đốc mà xin phép. May quá, ông Đốc có nhà, ký giấy cho anh nghỉ một tuần lễ. Thế là anh bắt mở cổng ra ngay.

– Chúng tôi nhìn theo anh Rũng mà ái ngại cho anh.

Tội nghiệp! Trông thấy anh ấy ban nãy vui vẻ, cười khanh khách, ngồi trong lớp còn tán chuyện ầm ầm chê hết người nọ, lại trêu người kia, mà bây giờ anh đã bị vào cảnh gia biến, vật mình vật mẩy nói không ra hơi, khóc không ra tiếng, thì ai là người không động tâm!

Vả chăng, ông cụ thân sinh ra anh ấy, chúng tôi đều được biết cả, vì nghỉ hè anh có mời chúng tôi lên nhà tại Bắc Giang chơi. Ông cụ phúc hậu mà vui tính, coi chúng tôi như con, cho nên nay không nghe tin ốm mà bỗng đánh đùng thấy nói mất, thì tuy không máu mủ nhưng cũng đều thở dài thương tiếc.

Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ, chúng tôi thấy tin buồn của bạn, liền rủ nhau xuống cả buồng học, để bàn bạc góp tiền sửa đồ phúng viếng. Anh Mộng có tài hùng biện, ngồi cao làm chủ hội đồng. Cái hội đồng này cũng có tính chất êm đềm như hội đồng các dân biểu, anh Mộng nói ra điều gì, chúng tôi cũng gật ngay không ai phản kháng. Kết cục, các anh giao cho tôi phải đi sửa ngay câu đối và mua các thứ để kịp mai, buổi trưa, anh Thuận đáp xe lửa đi Bắc Giang.

Hội đồng giải tán, ai nấy đều im lặng lên gác bỏ màn đi ngủ, ngậm ngùi tiếc người thiên cổ, ái ngại thương bạn số đen.

Kể ra anh Rũng cũng thực đáng ái ngại. Bà thân sinh ra anh cũng đã mất sớm, nay ông cụ lại quy tiên thì thực là anh ấy vô phúc quá. Vả, còn hơn tháng nữa thì thi, giá ông cụ có ở lại ít ngày, để được trông thấy anh ấy thành đạt, có phải vui vẻ thoả lòng biết bao không? Mà anh ấy cũng khỏi thiệt một tuần lễ để học rấn lên, có phải thi may cũng có phần chắc không? Nay anh Rũng ở vào cảnh ngộ sầu khổ như thế, thì còn ruột gan nào mà học nữa! Thực là con Tạo oái oăm, hay bầy trò thêm rắc rối.

Đêm hôm ấy chúng tôi ngủ không yên giấc, thỉnhthoảng lại hỏi nhau:

– Bây giờ Rũng đến nhà chưa nhỉ?

– Bây giờ Rũng chắc đương lăn lộn bên quan tài.

Sáng sớm hôm chủ nhật, trước khi tôi ra phố, anh em lại dặn tôi rằng:

– Anh phải giục thợ làm ngay câu đối mới kịp.

Tôi mượn được xe đạp, thượng khấn cuốc đi sắm sửa lễ vật. Xong xuôi, tôi liền về trường định giao trả anh Mộng để anh cắt anh Thuận đi. Nhưng lúc qua phố sông Tô Lịch, tôi sực nhớ ra nên qua nhà cô anh Rũng ở phố Hàng Cót mà hỏi thăm tin bạn.

Đến nhà, thấy vú già đứng cửa, tôi hỏi:

– Cậu Rũng đi lúc mấy giờ?

– Thưa chưa đi đâu cả, cậu ấy mới ở trường ra đến nơi?

Có lẽ vú già không biết gì, nên mới trả lời vơ vẩn thế, tôi liền đẩy cửa vào, thì lạ quá, chả anh Rũng nằm dài ở trường kỷ kia thì là ai? Anh thấy tôi có ý biến sắc mặt và nói tiếng tây khẽ rằng:

– Đừng nói gì về việc hôm qua.

Tôi chẳng hiểu ra sao cả. Thế là thế nào? Trong khi bao nhiêu dấu hỏi còn đương móc óc tôi, thì anh Rũng đã mặc áo xong, anh liền cầm mũ rủ tôi đi. Ra đến cửa, anh có ý lo, vật đầu vật tai nói.

– Nguy quá, anh ạ.

– Sao? Cụ bây giờ thế nào?

– Ác quá, con ranh con nó làm hại tôi.

– Sao nó không cho anh về à?

– Không phải, nó nghe tin tôi phải phạt, sợ hôm nay không gặp tôi, nên nó nói láo là thầy tôi mất để tôi ra với nó!

Tôi nghe câu nói, lạnh toát cả ngươi, choáng váng đầu như bị chóng mặt, tôi phải đứng dừng lại và vịn lấy anh Rũng. Trời ơi? Thế ra nhân tình anh ấy nhớ anh ấy mà muốn được gặp, chứ có gì đâu? Thế có giận không? Thì ra chúng tôi phải lừa cả. Tôi tức lộn ruột nghiêm nét mặt mà trách móc, anh Rũng chẳng cãi sao, chỉ nhăn nhó hối hận và xin lỗi. Rồi anh nói:

– Còn một việc khó nghĩ cho tôi, nhờ anh tính hộ. Tôi mà không về trường, thì mất sáu ngày học, tôi mà về trường thì ông Đốc thấy tôi khăn thâm áo thâm, mà biết là tôi nói dối, có lẽ lôi thôi, không khéo tôi phải đuổi mất, kỳ thi sắp tới, mà nếu bốn năm học uổng công thì thầy tôi mắng, rồi lỡ việc này đến tai thầy tôi thì tôi chết mất! Làm thế nào cho êm được?

Vẻ lo sợ của bạn, tôi không mấy khi trông thấy lộ trên nét mặt ngày thường, cho nên tôi nhận biết bấy giờ anh ấy nghĩ ngợi lắm. Tôi lại thương anh ấy, chẳng qua nhăn nhó chỉ vì tình, tôi nghĩ một lát, rồi nói:

– Chỉ còn cách tối nay anh về thú thật với ông Đốc nói là anh bị đứa nào nó thù, nó đánh lừa báo tin ấy. Nay anh lại xin đi học là êm truyện.

– Còn cách gì êm hơn, anh nghĩ kỹ hộ. Hôm qua tôi lo phờ cả đầu!

Tôi lại nghĩ một lát, nhưng không còn kế gì hơn tôi nói:

– Anh cứ làm thế là êm nhất.

Anh Rũng vẫn ra dáng lo nghĩ, rồi có lẽ anh cho kế áy là diệu; nên anh lạy van, và dặn tôi rằng về trường chớ nói với ai. Anh nói:

– Sau này có xảy ra sự gì, tôi cứ anh đấy!

Tôi đã hứa hết sức giữ kín, cho nên rồi tôi cũng chẳng nói chuyện cùng ai, mà việc lên Bắc giang tôi cũng tìm cách ngăn trở, nói là thợ làm không kịp. Các anh liền bảo tôi khi nào được thì gửi ngay xe hoả cho tiện. Thế là tôi dìm đồ phúng đi.

Tối hôm ấy, tôi về trường sớm. Tôi ngồi trong buồng học, tuy mắt nhìn vào sách, nhưng vẫn lắng tai để ý nghe, mỗi bận thấy tiếng giầy tây lộp cộp của một anh ở phố vào lớp, là tôi lại giựt mình hộ anh Rũng. Anh mà bị anh em hỏi chuyện thì không biết anh trả lời. làm sao cho trôi. Nhưng quái, hết giờ rồi mà không thấy bóng anh Rũng đâu cả. Tôi lại không đoán được là anh ta định làm thế nào. Rồi thứ hai, thứ ba, thứ tư,… Chả thấy Rũng vào trường, mà lớp học vắng anh, cũng im phăng phắc. Từ hôm anh nghỉ, trừ tôi ra, còn anh em ai cũng thỉnh thoảng nhắc đến anh Rũng mà ái ngại. Đến tối chủ nhật sau, gần tám giờ, khi chúng tôi đương cúi mặt, cặm cụi xuống quyển sách, thì bỗng có anh nói một cách mừng rỡ:

– À! Rũng!

Rồi một vài anh:

– Ê! Rũng. Tôi chia buồn cùng anh!

Tôi ngẩng đầu lên, thấy anh Rũng mặt mũi xanh xao, bơ phờ, rầu rĩ, chẳng hay anh lo hay đau buồn, tôi lại thấy anh ăn mặc đại tang, đầu thít khăn ngang sô mình mặc áo sổ gấu.

Tôi lại một phen choáng óc, phân vân như mê mê hoảng hoảng. Ơ hay, thế là nghĩa làm sao? Hay là bố anh chết thật chăng? Tôi trố mắt lên nhìn anh Rũng.

Anh mỉm cười chào các bạn, rồi tiến thẳng đến tôi, bấm tôi ra hè. Đến hè, anh hất hàm hỏi khẽ tôi:

– Không ai biết đấy chứ?

– Phải, nhưng sao lại khăn áo này?

Anh Rũng tắc lưỡi đáp:

– Không. Còn vài hôm nữa thì thi ra, mà ông Đốc cũng không trông thấy mình nữa, cho nên tôi phải ăn mặc thế này cho êm câu chuyện trong mấy hôm cuối cùng!

20 Janvier 1932

Bình luận