Sau nhà ông Lũng có cái vườn rộng ngót nửa sào.
Giữa vườn có một cây mít to, lá rườm rà, bóng rợp cả khu. Từ gốc lên, bám vào thân cây, đến cành, chi chít nhưng quả lớn. Khách qua đường, ai không biết, nhìn cái cây sai quả, thì tấm tắc khen:
– Quí hoá chưa! Thật là hái ra bạc.
Nhưng sự thực, cây mít này đã gây bao tai hoạ cho gia đình ông Lững, và chứng kiến bao đau khổ của bố con ông.
Ngày xưa – nghĩa là sáu mươi năm về trước, còn đời ông nội ông Lũng, thì ông cụ vẫn trồng trọt hoa màu ở cái vườn này. Tuy đất hẹp, nhưng mùa nào thức ấy, thu hoạch quanh năm cũng có đồng ra đồng vào.
Một năm – năm ấy ông Lũng lên chín – ông cụ xin được của người họ ở làng Vòng một cây mít mật con.
Ông cụ gánh về, trồng ở giữa vườn, rào xung quanh cẩn thận, và bảo con cháu:
– Giống này sai và ngon. Tao chưa được ăn bao giờ.
Nghe nói quí lắm. Nhưng chắc gì tao đã sống đến ngày có quả Tao chỉ ước chết vào vụ hè, để chúng mày chúng tao toàn bằng mít.
Cây mít lớn dần.
Ông nội ông Lũng qua đời.
Bố ông đẻ thêm nhiều con.
Gia đình trở nên túng quẫn, thường ngày ba tháng tám, vẫn phải đi vay gạo hàng bữa.
Xóm ông có thằng địa chủ tên là Tồn. Hiện nay nó vẫn còn sống. Nó thích ăn mít. Nhà nó cũng có một cây, nhưng cây nhà nó quá không sai và chứng ngon. Nó đã lấy giống mít Vòng, nhưng trồng cây nào, chết cây ấy.
Nó chỉ ước ao có cây mít Vòng để ăn và lễ quan. Nhưng muốn có, thì phải mua. Mua thì phải mất tiền. Giống địa chủ có quen mua mất tiền cái gì bao giờ đâu. Giống ấy chỉ quen nhận đồ biếu. Nếu không ai biếu thì ăn hiếp hoặc ăn lừa. Nhưng khốn nỗi, ở Vòng không ai là tá điền của nó, mà cũng không ai nợ nần gì nó để nó kể ơn lấy không mít của người ta.
Một lần mẹ ông Lũng ốm. Bà thèm của ngọt. Trong nhà lại hết tiền. Bố ông nghe nói nhà thằng lý Tồn có mật, nên đến mượn tạm. Nó đưa hẳn một bát, lại cho vay thêm hai đấu gạo nếp. Nó bảo:
– Người ốm thèm ăn gì, cứ cho ăn cái ấy, tự khắc khỏi.
Sau khi mẹ ông khỏi bệnh, thằng Tồn đến đòi mật và gạo. Bố ông không có để trả. Nó không nói gì, ra vườn ngắm cây mít, mới cao độ một thước, nói:
– Có đúng giống mít Vòng không?
Bố ông đáp:
– Thưa đúng.
Nó đứng một lát rồi về.
Nửa tháng sau, nó lại đến đòi nợ. Bố ông lại không có để trả. Nó nói:
– Thế thì vợ chồng mày gán cho tao cây mít con này.
Mẹ ông thấy không thiệt thòi gì, lại được sạch nợ, thì cho là một sự may mắn, nên bảo chồng:
– Phải đấy, cứ gán cho ông lý. Đến kỳ cúng ông thì xin ông ấy một quả. Chứ nhà ta ai thiết ăn.
Thằng Tồn bắt bố ông làm giấy nhường đứt cho nó cây mít.
Vườn nhà. Nhưng cây của người.
Cái năm cây mít bói quả đầu tiên, bố ông đến nói với nó, xin để cúng ông cụ. Nó ngọt ngào đáp:
– Thế là đúng. Người trồng cây phải được ăn quả trước người thác. Được, mày cứ lấy. Nhưng đừng bổ. Cúng xong lại mang trả tao.
Đến mùa rau, mẹ ông nhìn cây cải cứ bé cằn đi, nghĩ mãi mới tìm ra lý do:
– Tại cây mít che mất nắng, nên rau không lớn được. Phân gio tưới tắm là thế chứ còn thế nào nữa.
Bố ông thở dài:
– Rồi cây mít còn to, bóng rợp còn rộng. Rễ nó lại ăn hết mầu đất. Không biết rồi vườn này trồng gì.
Năm sau, theo lệ năm trước, bố ông không nói với thằng Tồn, trảy một quả mít chín, định để cúng ông cụ.
Thằng Tồn – khi ấy đã làm phó tổng – giận cái thói nông dân tự do chiếm đoạt tài sản của địa chủ, nên phải làm cho bố ông biết tay nó.
Tay nó cầm cái ba-toong, hầm hầm đến nhà. Nó không đánh bố ông. Nhưng quật vào bài vị của ông nội ông, và chửi thằng ăn trộm mít. Nó hất cả mâm cơm cúng xuống đất.
Thấy bố ông nói bướng, nó trói vào gốc mít, bắt quỳ hai đầu gối vào hai nửa quả mít mới bổ đôi. Rồi nó đánh và giao hẹn:
– Từ nay, ông giao cho vợ chồng mày phải trông cây mít. Mất quả nào, ông chẻ xác vợ chồng mày ra. Cho chừa thói ăn cắp?
Bố mẹ ông cực quá, nhưng không biết làm thế nào được. Cây lớn dần. Cà vườn bị cớm nắng. Cỏ cũng không mọc được huống chi là hoa mầu.
Mẹ ông bàn:
– Hay là bán quách vườn đi.
Nhưng không ai mua. Vườn ấy không thể trồng trọt. Và không ai dại mà làm người canh mít công không cho địa chủ gian ác, mất quả nào, chết với nó quả ấy.
Mẹ ông kiếm ăn mỗi năm một vất vả thêm. Thiếu đất để trồng hoa mầu, gia đình bớt hẳn một mối lợi.
Rồi sực nghĩ ra, bà bàn:
– Hay là ta bán vườn cho cụ chánh? (thằng Tồn đã làm chánh tổng).
Bố ông đến nói với nó:
– Ngày xưa cái năm u cháu ốm, cụ có giúp một bát mật với hai đấu gạo. Con gán hầu cụ cây mít. Ngày ấy cây còn nhỏ, không nói làm gì. Nhưng hai mươi năm nay, cây ấy sai quả, mùa nào cụ cũng hưởng. Đó là quyền của cụ. Con không dám nói đi nói lại. Nhưng có một điều con phải nghĩ ngợi nhiều, là cây của cụ, nhưng nó lại mọc trên vườn nhà con. Cho nên, con muốn nhường đứt hầu cụ cái vườn. Kẻo con vẫn mang tiếng là có cây mà không được ăn quả.
Thằng Tồn bỏ dọc tảu xuống, ngồi nhỏm dậy, đáp:
– Anh nói cũng có lý, nhưng anh có để phần có lý cho tôi nữa hay không. Anh làm như ở đời này chỉ có mỗi một mình anh là khôn thôi ấy!
Rồi nói thêm:
– Anh xem, gần tất cả cây ăn quả ở xóm này là của tôi mua hết. Cũng như cây mít của anh. Nhưng có ai kêu ca phàn nàn gì đâu? Có ai đến nói nhường vườn cho tôi không? Ai cũng trông nom cho tôi rất cẩn thận, không cây nào suy suyển quả nào. Hơn hai mươi năm nay, tôi ăn mít Vòng đã quen rồi. Thôi anh về đi, nói lắm, rác tai tôi.
Nói đoạn, nó sai người đuối bố ông Lũng ra cổng.
Năm năm sau, bố mẹ ông qua đời.
Ông Lũng cũng đẻ nhiều con. Gia đình càng đâm ra túng thiếu. Ông đã phải bán đến thửa ruộng cuối cùng cho thằng Tồn. Nhưng cái vườn sau nhà thì cho cũng không ai muốn lấy.
Bà Lũng bực mình lắm. Mỗr năm mùa mít đến, bà nhìn những quả xanh nhu nhú như cái nắm tay ở thân cây bà tính lấy gậy nhọn chọc cho thối mẹ tất cả đi cho đỡ ngứa mắt. Nhưng bà không dám. Tuy thằng Tồn đã từ chánh tổng nhưng con cả nó làm lý trưởng uy quyền không kém bố ngày trước. Thằng này cũng có cái thói cho vay để chiếm cây ăn quả của vườn người ta.
Ông Lũng thì coi cây mít như một vật thù. Chính nó làm cho hai đời trong gia đình ông, vì túng bấn, là vợ chồng, bố con lục đục, cãi cọ nhau luôn. Mùi quả chín thơm ngào ngạt luôn luôn nhắc ông đến những nỗi uất ức. Nhất là khi thấy đứa con nhỏ tập nói “cây mít của nhà ta”, thì ông càng căm hờn. Ông nội ông, bố mẹ ông, nay đến vợ chồng ông, có cây mít ở vườn đấy, nhưng đã ai được biết mùi mẽo nó như thế nào đâu.
Một hôm, nghe con ông khóc, đòi ăn mít, ông không thể nhịn được. Ông cầm con dao dựa, chém vào thân cây hai nhát thật mạnh.
Việc đến tai thằng Tồn. Lập tức, nó phăm phăm đến.
Nó chửi ông là làm phản. Nó sai đầy tớ đóng bốn cái cọc ở cạnh gốc mít, buộc bốn chân tay ông vào, rồi cắm cây chuối vào lỗ đít, và đánh. Ông như con ếch bị căng, giẫy giụa. Một lát, máu đít vọt ra.
Bà Lũng ở đồng về, tay xách giỏ ốc. Thấy chồng bị đòn, bà vội vàng chạy đến. Thằng Tồn giật lấy, quăng ra ngoài hàng rào, rồi đá bà một cái ngã sóng soài. ốc rơi tung toé.
Thằng bé con bò lổm ngổm theo cái giỏ, vừa nhìn qua kẽ rào, vừa khóc. Nó đói, mong mẹ về để có ốc ăn. Sau trận đòn, mình mẩy ông Lũng sưng vù, bốn năm hôm mới khỏi.
Dạo tháng năm năm ngoái, một đêm, mưa to gió lớn.
Cái cành mít to nhất bị gậy, rơi thẳng xuống nóc nhà.
Nhà vốn yếu, nên đổ. Cái cột đè lên đùi bà Lũng. Bà chữa mãi không khỏi. Hiện nay, đi đâu bà cũng phải chống nạng.
***
Cho tới năm nay, vừa đúng bốn mươi mốt năm, thì đội phát động về. Ông Lũng lấy lại được cây mít. Các cây trong làng cũng được giải phóng thoát tay địa chủ về với gia đinh nông dân.
Lại đúng vào vụ mít chín. Ông Lũng bổ một quả to nhất làm tư, bóc ra múi, đặt lên bàn thờ, rơm rớm nước mắt, khấn ông bà cha mẹ. Rồi vợ chồng con cái xúm lại ăn. Không ai nói với ai câu nào. Hmh như họ sướng quá. Không phải sướng vì được hưởng cái vị thơm ngọt của giống mít Vòng, nhưng sướng vì đã giành được cái quyền ăn quả của cây nhà trồng đã ba đời nay.
Nhưng ông Lũng ăn có ba miếng. Ông đứng phắt dậy, lấy cái đĩa, xếp vào đó độ hai chục mùi to nhất, và nói:
– Để đến tối, họp xong, tao đánh lừa anh cán bộ về nhà, để mời anh ấy ăn vói tao, thì tao mới thật thấy ngon, thấy sướng.
1955
Sau nhà ông Lũng có cái vườn rộng ngót nửa sào.
Giữa vườn có một cây mít to, lá rườm rà, bóng rợp cả khu. Từ gốc lên, bám vào thân cây, đến cành, chi chít nhưng quả lớn. Khách qua đường, ai không biết, nhìn cái cây sai quả, thì tấm tắc khen:
– Quí hoá chưa! Thật là hái ra bạc.
Nhưng sự thực, cây mít này đã gây bao tai hoạ cho gia đình ông Lững, và chứng kiến bao đau khổ của bố con ông.
Ngày xưa – nghĩa là sáu mươi năm về trước, còn đời ông nội ông Lũng, thì ông cụ vẫn trồng trọt hoa màu ở cái vườn này. Tuy đất hẹp, nhưng mùa nào thức ấy, thu hoạch quanh năm cũng có đồng ra đồng vào.
Một năm – năm ấy ông Lũng lên chín – ông cụ xin được của người họ ở làng Vòng một cây mít mật con.
Ông cụ gánh về, trồng ở giữa vườn, rào xung quanh cẩn thận, và bảo con cháu:
– Giống này sai và ngon. Tao chưa được ăn bao giờ.
Nghe nói quí lắm. Nhưng chắc gì tao đã sống đến ngày có quả Tao chỉ ước chết vào vụ hè, để chúng mày chúng tao toàn bằng mít.
Cây mít lớn dần.
Ông nội ông Lũng qua đời.
Bố ông đẻ thêm nhiều con.
Gia đình trở nên túng quẫn, thường ngày ba tháng tám, vẫn phải đi vay gạo hàng bữa.
Xóm ông có thằng địa chủ tên là Tồn. Hiện nay nó vẫn còn sống. Nó thích ăn mít. Nhà nó cũng có một cây, nhưng cây nhà nó quá không sai và chứng ngon. Nó đã lấy giống mít Vòng, nhưng trồng cây nào, chết cây ấy.
Nó chỉ ước ao có cây mít Vòng để ăn và lễ quan. Nhưng muốn có, thì phải mua. Mua thì phải mất tiền. Giống địa chủ có quen mua mất tiền cái gì bao giờ đâu. Giống ấy chỉ quen nhận đồ biếu. Nếu không ai biếu thì ăn hiếp hoặc ăn lừa. Nhưng khốn nỗi, ở Vòng không ai là tá điền của nó, mà cũng không ai nợ nần gì nó để nó kể ơn lấy không mít của người ta.
Một lần mẹ ông Lũng ốm. Bà thèm của ngọt. Trong nhà lại hết tiền. Bố ông nghe nói nhà thằng lý Tồn có mật, nên đến mượn tạm. Nó đưa hẳn một bát, lại cho vay thêm hai đấu gạo nếp. Nó bảo:
– Người ốm thèm ăn gì, cứ cho ăn cái ấy, tự khắc khỏi.
Sau khi mẹ ông khỏi bệnh, thằng Tồn đến đòi mật và gạo. Bố ông không có để trả. Nó không nói gì, ra vườn ngắm cây mít, mới cao độ một thước, nói:
– Có đúng giống mít Vòng không?
Bố ông đáp:
– Thưa đúng.
Nó đứng một lát rồi về.
Nửa tháng sau, nó lại đến đòi nợ. Bố ông lại không có để trả. Nó nói:
– Thế thì vợ chồng mày gán cho tao cây mít con này.
Mẹ ông thấy không thiệt thòi gì, lại được sạch nợ, thì cho là một sự may mắn, nên bảo chồng:
– Phải đấy, cứ gán cho ông lý. Đến kỳ cúng ông thì xin ông ấy một quả. Chứ nhà ta ai thiết ăn.
Thằng Tồn bắt bố ông làm giấy nhường đứt cho nó cây mít.
Vườn nhà. Nhưng cây của người.
Cái năm cây mít bói quả đầu tiên, bố ông đến nói với nó, xin để cúng ông cụ. Nó ngọt ngào đáp:
– Thế là đúng. Người trồng cây phải được ăn quả trước người thác. Được, mày cứ lấy. Nhưng đừng bổ. Cúng xong lại mang trả tao.
Đến mùa rau, mẹ ông nhìn cây cải cứ bé cằn đi, nghĩ mãi mới tìm ra lý do:
– Tại cây mít che mất nắng, nên rau không lớn được. Phân gio tưới tắm là thế chứ còn thế nào nữa.
Bố ông thở dài:
– Rồi cây mít còn to, bóng rợp còn rộng. Rễ nó lại ăn hết mầu đất. Không biết rồi vườn này trồng gì.
Năm sau, theo lệ năm trước, bố ông không nói với thằng Tồn, trảy một quả mít chín, định để cúng ông cụ.
Thằng Tồn – khi ấy đã làm phó tổng – giận cái thói nông dân tự do chiếm đoạt tài sản của địa chủ, nên phải làm cho bố ông biết tay nó.
Tay nó cầm cái ba-toong, hầm hầm đến nhà. Nó không đánh bố ông. Nhưng quật vào bài vị của ông nội ông, và chửi thằng ăn trộm mít. Nó hất cả mâm cơm cúng xuống đất.
Thấy bố ông nói bướng, nó trói vào gốc mít, bắt quỳ hai đầu gối vào hai nửa quả mít mới bổ đôi. Rồi nó đánh và giao hẹn:
– Từ nay, ông giao cho vợ chồng mày phải trông cây mít. Mất quả nào, ông chẻ xác vợ chồng mày ra. Cho chừa thói ăn cắp?
Bố mẹ ông cực quá, nhưng không biết làm thế nào được. Cây lớn dần. Cà vườn bị cớm nắng. Cỏ cũng không mọc được huống chi là hoa mầu.
Mẹ ông bàn:
– Hay là bán quách vườn đi.
Nhưng không ai mua. Vườn ấy không thể trồng trọt. Và không ai dại mà làm người canh mít công không cho địa chủ gian ác, mất quả nào, chết với nó quả ấy.
Mẹ ông kiếm ăn mỗi năm một vất vả thêm. Thiếu đất để trồng hoa mầu, gia đình bớt hẳn một mối lợi.
Rồi sực nghĩ ra, bà bàn:
– Hay là ta bán vườn cho cụ chánh? (thằng Tồn đã làm chánh tổng).
Bố ông đến nói với nó:
– Ngày xưa cái năm u cháu ốm, cụ có giúp một bát mật với hai đấu gạo. Con gán hầu cụ cây mít. Ngày ấy cây còn nhỏ, không nói làm gì. Nhưng hai mươi năm nay, cây ấy sai quả, mùa nào cụ cũng hưởng. Đó là quyền của cụ. Con không dám nói đi nói lại. Nhưng có một điều con phải nghĩ ngợi nhiều, là cây của cụ, nhưng nó lại mọc trên vườn nhà con. Cho nên, con muốn nhường đứt hầu cụ cái vườn. Kẻo con vẫn mang tiếng là có cây mà không được ăn quả.
Thằng Tồn bỏ dọc tảu xuống, ngồi nhỏm dậy, đáp:
– Anh nói cũng có lý, nhưng anh có để phần có lý cho tôi nữa hay không. Anh làm như ở đời này chỉ có mỗi một mình anh là khôn thôi ấy!
Rồi nói thêm:
– Anh xem, gần tất cả cây ăn quả ở xóm này là của tôi mua hết. Cũng như cây mít của anh. Nhưng có ai kêu ca phàn nàn gì đâu? Có ai đến nói nhường vườn cho tôi không? Ai cũng trông nom cho tôi rất cẩn thận, không cây nào suy suyển quả nào. Hơn hai mươi năm nay, tôi ăn mít Vòng đã quen rồi. Thôi anh về đi, nói lắm, rác tai tôi.
Nói đoạn, nó sai người đuối bố ông Lũng ra cổng.
Năm năm sau, bố mẹ ông qua đời.
Ông Lũng cũng đẻ nhiều con. Gia đình càng đâm ra túng thiếu. Ông đã phải bán đến thửa ruộng cuối cùng cho thằng Tồn. Nhưng cái vườn sau nhà thì cho cũng không ai muốn lấy.
Bà Lũng bực mình lắm. Mỗr năm mùa mít đến, bà nhìn những quả xanh nhu nhú như cái nắm tay ở thân cây bà tính lấy gậy nhọn chọc cho thối mẹ tất cả đi cho đỡ ngứa mắt. Nhưng bà không dám. Tuy thằng Tồn đã từ chánh tổng nhưng con cả nó làm lý trưởng uy quyền không kém bố ngày trước. Thằng này cũng có cái thói cho vay để chiếm cây ăn quả của vườn người ta.
Ông Lũng thì coi cây mít như một vật thù. Chính nó làm cho hai đời trong gia đình ông, vì túng bấn, là vợ chồng, bố con lục đục, cãi cọ nhau luôn. Mùi quả chín thơm ngào ngạt luôn luôn nhắc ông đến những nỗi uất ức. Nhất là khi thấy đứa con nhỏ tập nói “cây mít của nhà ta”, thì ông càng căm hờn. Ông nội ông, bố mẹ ông, nay đến vợ chồng ông, có cây mít ở vườn đấy, nhưng đã ai được biết mùi mẽo nó như thế nào đâu.
Một hôm, nghe con ông khóc, đòi ăn mít, ông không thể nhịn được. Ông cầm con dao dựa, chém vào thân cây hai nhát thật mạnh.
Việc đến tai thằng Tồn. Lập tức, nó phăm phăm đến.
Nó chửi ông là làm phản. Nó sai đầy tớ đóng bốn cái cọc ở cạnh gốc mít, buộc bốn chân tay ông vào, rồi cắm cây chuối vào lỗ đít, và đánh. Ông như con ếch bị căng, giẫy giụa. Một lát, máu đít vọt ra.
Bà Lũng ở đồng về, tay xách giỏ ốc. Thấy chồng bị đòn, bà vội vàng chạy đến. Thằng Tồn giật lấy, quăng ra ngoài hàng rào, rồi đá bà một cái ngã sóng soài. ốc rơi tung toé.
Thằng bé con bò lổm ngổm theo cái giỏ, vừa nhìn qua kẽ rào, vừa khóc. Nó đói, mong mẹ về để có ốc ăn. Sau trận đòn, mình mẩy ông Lũng sưng vù, bốn năm hôm mới khỏi.
Dạo tháng năm năm ngoái, một đêm, mưa to gió lớn.
Cái cành mít to nhất bị gậy, rơi thẳng xuống nóc nhà.
Nhà vốn yếu, nên đổ. Cái cột đè lên đùi bà Lũng. Bà chữa mãi không khỏi. Hiện nay, đi đâu bà cũng phải chống nạng.
***
Cho tới năm nay, vừa đúng bốn mươi mốt năm, thì đội phát động về. Ông Lũng lấy lại được cây mít. Các cây trong làng cũng được giải phóng thoát tay địa chủ về với gia đinh nông dân.
Lại đúng vào vụ mít chín. Ông Lũng bổ một quả to nhất làm tư, bóc ra múi, đặt lên bàn thờ, rơm rớm nước mắt, khấn ông bà cha mẹ. Rồi vợ chồng con cái xúm lại ăn. Không ai nói với ai câu nào. Hmh như họ sướng quá. Không phải sướng vì được hưởng cái vị thơm ngọt của giống mít Vòng, nhưng sướng vì đã giành được cái quyền ăn quả của cây nhà trồng đã ba đời nay.
Nhưng ông Lũng ăn có ba miếng. Ông đứng phắt dậy, lấy cái đĩa, xếp vào đó độ hai chục mùi to nhất, và nói:
– Để đến tối, họp xong, tao đánh lừa anh cán bộ về nhà, để mời anh ấy ăn vói tao, thì tao mới thật thấy ngon, thấy sướng.
1955