Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tuyển tập Truyện Ngắn Nguyễn Công Hoan

Người thứ ba

Tác giả: Nguyễn Công Hoan
Thể loại: Văn Học Việt Nam

Nhưng còn người thứ ba nữa, cũng quan tâm đến cái chết của mẹ chồng chị cu Sứt, chẳng kém gì cụ thư ký.

Vậy mà chúng ta cứ quên.

Suýt nữa thì hoài của!

Nguyên là chị cu Sứt cũng khá thông minh – mà làm gì chẳng thông minh, khi thấy người trên bẻ họe một việc rất vô lý – chị hiểu ngay công dụng của cái miệng. Cái miệng, trước khi để khóc mẹ, hãy phải dùng để trình nhà chức trách biên vào sổ tử cho, thì mới đúng là trong nhà có người chết. Nếu không, thành ra mình khóc lậu à? Mà trình nhà chức trách, đố ai làm nổi việc ấy bằng lời nói suông. Cho nên, vừa bị kéo tới thềm nhà, chị cu đã lạy van cụ thư ký bằng một món tiền. Thiên chúa ơi, bằng một món tiền… hai hào!

Tức thì, cụ thư ký nguôi giận, và không lôi xềnh xệch chị ra đình nữa. Chị được “tự do ngôn luận” trước cái thây ma.

Tin ấy cũng truyền ngay đi khắp làng. Cụ lý gật gù, khen:

– Lão ta thế mà đa mưu, giỏi!

Nhưng cụ chánh hội chê:

– Lão ta thế mà khờ. Phải tay tôi, không năm hào, tôi còn dọa.

Còn báo “phụ nữ” – thế nào các bà chả bênh vực quyền lợi cho đoàn thể – buông lời phê bình bằng những giọng văn ít chải chuốt:

– Cha con đẻ ra mẹ nó, bà thì bà kiện đến tam toà, chứ bà chịu à!

Do sự công phẫn, các bà xui chồng đến nhà chị cu, mỗi người giúp một tay.

Bởi thế, chẳng mấy chốc, mẹ chồng chị được hoàn toàn là người chết hợp pháp. Bà được người ta khênh nằm trong áo quan bày ở giữa nhà, trên thắp hương nghi ngút. Bà được một ông hơi biết địa lý, nhanh nhẩu đi mượn la kinh, ra bãi tha ma đầu làng, ngắm hướng, rồi đào sẵn huyệt. Và ông bảo giờ dần sáng mai, rước bà cụ ra đồng.

Người thứ ba, tức là ông quản lộ. Chức này, chỉ có tỉnh này mới đặt ra. Nhiệm vụ của ông quản lộ là phải coi đường làng, từ ngày xây gạch. Công việc ấy chẳng nhẹ nhàng và dễ dàng gì đâu. Hai bên bờ đất lở ư? Ông phải cho người đắp lại. Mặt đường vì mưa, bùn đất phủ lên ư? Ông phải bảo những nhà ở cạnh đường lấy xẻng giẫy đi. Vô phúc con trâu nào không đi sang hai bên cạnh, mà bén cẳng lên chỗ gạch lát ư? Ông làm biên bản. Tức thì, chủ bị phạt.

Kể trong làng có đặt chức ấy cũng tốt lắm đấy chứ? Đường làng lúc nào cũng sạch, bền, ai chẳng muốn ngắm?

Song, đó là về lý thuyết, chứ không phải về thực hành. Sự thật, người ta ít được gặp ông quản lộ ở ngoài đường. Bởi vậy, đường được rất ít hân hạnh để sạch và bền. Và những con trâu, cả trâu của ông quản lộ nữa, được nhiều hân hạnh đi lên nền gạch, thỉnh thoảng lẹt bẹt vào đó những đống gì kha khá to để làm duyên.

+

  • +

Sáng sớm hôm sau.

Bốn người hảo tâm đã sửa soạn đòn, khênh đến đầu ngõ nhà chị cu, bày sẵn trên đường, và vào trong nhà giục tới tấp.

Chỉ từng ấy người cũng đủ nhấc nổi chiếc quan tài, vì nó mỏng, và vật chứa ở trong cũng chẳng nặng nề gì.

Chỉ là một bộ xương nhỏ nhắn, bọc bằng lần da mỏng manh.

Trong phút chuyển cữu, chị cu Sứt đứt ruột đứt gan. Chị gò lưng, cố níu cỗ ván lại. Nhưng mặc kệ, nó cứ theo tám cẳng chân, tiến nhanh thoăn thoắt.

Người ta nâng đều tay để xuống thềm và ra ngõ. Người ta đặt trên đòn, úp mái vào, thắp nến, thắp hương, rồi buộc lại bốn chiếc mành bốn bên cho chắc chắn.

– ối mẹ ơi là mẹ ơi, rồi đây một ngày một xa, biết bao giờ cho mẹ con ta lại gặp nhau! ới giời cao đất dày ơi! Giường cao chiếu sạch mẹ chẳng nằm, mẹ ra nằm ngoài giữa đồng, mẹ ơi là mẹ ơi!

Nhưng có ai để ý đến sự kể lể thảm thiết ấy?

– Nào? Bắt tay vào! Xong ba hồi chín tiếng thì anh em lên cho đều nhé.

Tiếng phèng rè nổi lên như run, như khóc. Chiếc nhà táng vừa nâng cao, chị cu thương tâm quá, đứng không vững, ngã khuỵu xuống đất.

Nhưng mà:

– Này! Hãy dậy đã.

Chị mở mắt ra, nhìn.

Ông quản cố cầm roi mây, phì hơi rượu vào mặt chị, nói:

– Mày dậy đã, không có phép thế.

Chị cu vừa khóc, vừa rên rỉ:

– Phép thế nào, ông ơi.

Ông quản lộ cau mặt, gõ đầu roi vào nhà táng:

– Nghĩa là nó là phép thế. Đường là đường làng. Làng cắt tôi ra trông nom. Chị có tư cách gì mà dám đưa ma bà cụ lại không nói với tôi một tiếng? Bốn người này khiêng áo quan vào trong nhà giả chị ấy!

Chị cu choáng váng, vội đứng dậy. Chị thấy ông quản lộ giẫm một chân lên đầu đòn để ghì xuống. Chị khóc:

– Thôi, tôi lạy ông, tủi vong linh mẹ tôi lắm, ông ơi!

Ông quản cố xua tay cho mạnh, cố lắc đầu cho nhanh, cố nhăn mặt cho ra vẻ tức giận, nói:

– Chẳng có thì tôi đưa chị lên quan, chứ đường là đường làng hay đường riêng nhà chị mà chị dám mục đích rắc vàng bừa bãi ra đây? Ai quét hầu chị? Mà tử khí xông lên, ngộ người làng chết lây thì tôi biết nói sao?

Người xúm quanh, mỗi người một điều:

– Thôi, bác quản, giời sinh ra thế, bác ngơ cho chị ấy, chị ấy không biết phép.

– Không được, nghĩa là không biết phép thì tôi làm cho biết phép. Tôi có tư cách coi đường làng. Nếu tôi dễ dãi, ngộ rồi trên các cụ “trách nhiệm” tôi, thì ai ra chịu tội cho tôi.

Chị cu Sứt thấy ông quản lộ dùng những chữ việc quan để tỏ ra mình khó tính và hăng hái như vậy, thì sự thông minh bỗng vụt ngay vào trong óc chị.

Chị không khóc nữa, lấy vạt áo chùi đôi mắt đỏ hoe, rồi từ từ cởi nút giải yếm.

Liếc mắt thấy phát tài đến nơi, ông quản dịu mặt:

– Tôi vẫn biết chỗ người làng người nước, làm ra sinh mất lòng mất bề nhau, nhưng nghĩa là việc quan anh cứ phép công anh làm, ai oán thì oán.

Nói đoạn, ông lại liếc mắt lượt nữa, thấy chị cu đã nắm cái gì ở trong tay. Ông biết rằng không phải nói thêm gì. Ông đứng yên, để nhường lời cho chị. Mặt ông, lúc đó, tuy trơ trẽn, nhưng tươi lắm.

Chị nhờ người vào nhà lấy cái đĩa, rồi để đánh cạch hai mươi trinh vào, dịu dàng thưa:

– Gọi là thế, có cơi giầu biếu ông, thôi thì ông cho các bác ấy khênh bà cháu ra đồng.

Ông quản để năm đầu ngón tay vào lòng đĩa, vét một cái rất anh hùng, rồi gật đầu, hất roi:

– Thôi được!

Tiểu thuyết thứ bảy số 307; 1940

Nhưng còn người thứ ba nữa, cũng quan tâm đến cái chết của mẹ chồng chị cu Sứt, chẳng kém gì cụ thư ký.

Vậy mà chúng ta cứ quên.

Suýt nữa thì hoài của!

Nguyên là chị cu Sứt cũng khá thông minh – mà làm gì chẳng thông minh, khi thấy người trên bẻ họe một việc rất vô lý – chị hiểu ngay công dụng của cái miệng. Cái miệng, trước khi để khóc mẹ, hãy phải dùng để trình nhà chức trách biên vào sổ tử cho, thì mới đúng là trong nhà có người chết. Nếu không, thành ra mình khóc lậu à? Mà trình nhà chức trách, đố ai làm nổi việc ấy bằng lời nói suông. Cho nên, vừa bị kéo tới thềm nhà, chị cu đã lạy van cụ thư ký bằng một món tiền. Thiên chúa ơi, bằng một món tiền… hai hào!

Tức thì, cụ thư ký nguôi giận, và không lôi xềnh xệch chị ra đình nữa. Chị được “tự do ngôn luận” trước cái thây ma.

Tin ấy cũng truyền ngay đi khắp làng. Cụ lý gật gù, khen:

– Lão ta thế mà đa mưu, giỏi!

Nhưng cụ chánh hội chê:

– Lão ta thế mà khờ. Phải tay tôi, không năm hào, tôi còn dọa.

Còn báo “phụ nữ” – thế nào các bà chả bênh vực quyền lợi cho đoàn thể – buông lời phê bình bằng những giọng văn ít chải chuốt:

– Cha con đẻ ra mẹ nó, bà thì bà kiện đến tam toà, chứ bà chịu à!

Do sự công phẫn, các bà xui chồng đến nhà chị cu, mỗi người giúp một tay.

Bởi thế, chẳng mấy chốc, mẹ chồng chị được hoàn toàn là người chết hợp pháp. Bà được người ta khênh nằm trong áo quan bày ở giữa nhà, trên thắp hương nghi ngút. Bà được một ông hơi biết địa lý, nhanh nhẩu đi mượn la kinh, ra bãi tha ma đầu làng, ngắm hướng, rồi đào sẵn huyệt. Và ông bảo giờ dần sáng mai, rước bà cụ ra đồng.

Người thứ ba, tức là ông quản lộ. Chức này, chỉ có tỉnh này mới đặt ra. Nhiệm vụ của ông quản lộ là phải coi đường làng, từ ngày xây gạch. Công việc ấy chẳng nhẹ nhàng và dễ dàng gì đâu. Hai bên bờ đất lở ư? Ông phải cho người đắp lại. Mặt đường vì mưa, bùn đất phủ lên ư? Ông phải bảo những nhà ở cạnh đường lấy xẻng giẫy đi. Vô phúc con trâu nào không đi sang hai bên cạnh, mà bén cẳng lên chỗ gạch lát ư? Ông làm biên bản. Tức thì, chủ bị phạt.

Kể trong làng có đặt chức ấy cũng tốt lắm đấy chứ? Đường làng lúc nào cũng sạch, bền, ai chẳng muốn ngắm?

Song, đó là về lý thuyết, chứ không phải về thực hành. Sự thật, người ta ít được gặp ông quản lộ ở ngoài đường. Bởi vậy, đường được rất ít hân hạnh để sạch và bền. Và những con trâu, cả trâu của ông quản lộ nữa, được nhiều hân hạnh đi lên nền gạch, thỉnh thoảng lẹt bẹt vào đó những đống gì kha khá to để làm duyên.

+

Sáng sớm hôm sau.

Bốn người hảo tâm đã sửa soạn đòn, khênh đến đầu ngõ nhà chị cu, bày sẵn trên đường, và vào trong nhà giục tới tấp.

Chỉ từng ấy người cũng đủ nhấc nổi chiếc quan tài, vì nó mỏng, và vật chứa ở trong cũng chẳng nặng nề gì.

Chỉ là một bộ xương nhỏ nhắn, bọc bằng lần da mỏng manh.

Trong phút chuyển cữu, chị cu Sứt đứt ruột đứt gan. Chị gò lưng, cố níu cỗ ván lại. Nhưng mặc kệ, nó cứ theo tám cẳng chân, tiến nhanh thoăn thoắt.

Người ta nâng đều tay để xuống thềm và ra ngõ. Người ta đặt trên đòn, úp mái vào, thắp nến, thắp hương, rồi buộc lại bốn chiếc mành bốn bên cho chắc chắn.

– ối mẹ ơi là mẹ ơi, rồi đây một ngày một xa, biết bao giờ cho mẹ con ta lại gặp nhau! ới giời cao đất dày ơi! Giường cao chiếu sạch mẹ chẳng nằm, mẹ ra nằm ngoài giữa đồng, mẹ ơi là mẹ ơi!

Nhưng có ai để ý đến sự kể lể thảm thiết ấy?

– Nào? Bắt tay vào! Xong ba hồi chín tiếng thì anh em lên cho đều nhé.

Tiếng phèng rè nổi lên như run, như khóc. Chiếc nhà táng vừa nâng cao, chị cu thương tâm quá, đứng không vững, ngã khuỵu xuống đất.

Nhưng mà:

– Này! Hãy dậy đã.

Chị mở mắt ra, nhìn.

Ông quản cố cầm roi mây, phì hơi rượu vào mặt chị, nói:

– Mày dậy đã, không có phép thế.

Chị cu vừa khóc, vừa rên rỉ:

– Phép thế nào, ông ơi.

Ông quản lộ cau mặt, gõ đầu roi vào nhà táng:

– Nghĩa là nó là phép thế. Đường là đường làng. Làng cắt tôi ra trông nom. Chị có tư cách gì mà dám đưa ma bà cụ lại không nói với tôi một tiếng? Bốn người này khiêng áo quan vào trong nhà giả chị ấy!

Chị cu choáng váng, vội đứng dậy. Chị thấy ông quản lộ giẫm một chân lên đầu đòn để ghì xuống. Chị khóc:

– Thôi, tôi lạy ông, tủi vong linh mẹ tôi lắm, ông ơi!

Ông quản cố xua tay cho mạnh, cố lắc đầu cho nhanh, cố nhăn mặt cho ra vẻ tức giận, nói:

– Chẳng có thì tôi đưa chị lên quan, chứ đường là đường làng hay đường riêng nhà chị mà chị dám mục đích rắc vàng bừa bãi ra đây? Ai quét hầu chị? Mà tử khí xông lên, ngộ người làng chết lây thì tôi biết nói sao?

Người xúm quanh, mỗi người một điều:

– Thôi, bác quản, giời sinh ra thế, bác ngơ cho chị ấy, chị ấy không biết phép.

– Không được, nghĩa là không biết phép thì tôi làm cho biết phép. Tôi có tư cách coi đường làng. Nếu tôi dễ dãi, ngộ rồi trên các cụ “trách nhiệm” tôi, thì ai ra chịu tội cho tôi.

Chị cu Sứt thấy ông quản lộ dùng những chữ việc quan để tỏ ra mình khó tính và hăng hái như vậy, thì sự thông minh bỗng vụt ngay vào trong óc chị.

Chị không khóc nữa, lấy vạt áo chùi đôi mắt đỏ hoe, rồi từ từ cởi nút giải yếm.

Liếc mắt thấy phát tài đến nơi, ông quản dịu mặt:

– Tôi vẫn biết chỗ người làng người nước, làm ra sinh mất lòng mất bề nhau, nhưng nghĩa là việc quan anh cứ phép công anh làm, ai oán thì oán.

Nói đoạn, ông lại liếc mắt lượt nữa, thấy chị cu đã nắm cái gì ở trong tay. Ông biết rằng không phải nói thêm gì. Ông đứng yên, để nhường lời cho chị. Mặt ông, lúc đó, tuy trơ trẽn, nhưng tươi lắm.

Chị nhờ người vào nhà lấy cái đĩa, rồi để đánh cạch hai mươi trinh vào, dịu dàng thưa:

– Gọi là thế, có cơi giầu biếu ông, thôi thì ông cho các bác ấy khênh bà cháu ra đồng.

Ông quản để năm đầu ngón tay vào lòng đĩa, vét một cái rất anh hùng, rồi gật đầu, hất roi:

– Thôi được!

Tiểu thuyết thứ bảy số 307; 1940

Bình luận