Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tuyển tập Truyện Ngắn Nguyễn Công Hoan

Tôi cũng không hiểu tại làm sao

Tác giả: Nguyễn Công Hoan
Thể loại: Văn Học Việt Nam

Lên khỏi bực thềm và qua hàng hiên nhìn vào, Sinh thấy cảnh “chúa vắng nhà” hiện ra trong các buồng giấỵ

Phải, bao giờ ông Sếp không có mặt tại sở, thì suốt cả, từ ông Phán sắp về hưu cho chí bác loong toong tập sự, ai nấy tự do tán gẫu cùng nhau, mặc kệ những ai có việc phải ngấp ngó ở ngoài hè chờ đợị

Sinh thì không ưa cái lối làm việc giả dối như thế. Nhất là đối với ông Sếp hay hục hặc nàỵ Từ ngày được bổ đi làm tới nay, bao giờ anh cũng nghĩ tới bổn phận trước hết. Anh không sợ ông Sếp bằng dư luận. Mà không sợ dư luận bằng lương tâm. Anh muốn tự trọng, không chịu để người trên nói động đến mình. Người trên đã không thể trách mắng anh về một lẽ gì, hẳn anh không phải lấy lòng và xu nịnh ai nữạ Anh muốn làm việc một cách thẳng thắn, tự dọ

Bởi vậy, ông Sếp ở cạnh anh, hay đi vắng, anh coi cũng thế thôị Cho nên, thấy các bạn đồng nghiệp cặm cụi – có lẽ là vờ – khi có mặt người trên, và trây lười khi khác, anh vẫn bỉ ngầm là họ thiếu nhân cách. Anh cho là những cái quắt quéo này nó đẻ ra cái quắt quéo khác. Nó là nguyên nhân những sự luồn lọt, ton hót, bôi gio trát trấu vào thanh danh của cả một đoàn thể.

Sinh đi thẳng vào buồng mình. Đồng hồ đã chỉ bảy giờ hai mươi nhăm. Anh cởi áo, khoác vào lưng ghế, và tìm sổ sách giấy má hôm trước làm dở.

Mọi ngày, cũng lúc này, bàn máy chữ buồng cạnh đã bắt đầu lách tách, có khi rào rào như mưạ Thế mà bây giờ chỉ những tiếng chuyện, tiếng cười nôn nao, loạn cả óc, làm anh khó lòng làm việc bình tĩnh được.

Liếc mắt nhìn xung quanh, anh thấy chỗ này, Tâm và Sức ngồi cả lên bàn, khoa chân múa tay, nói chuyện với tham Trí. Chỗ kia, Ban mặc áo cộc cặp cái điếu vào hai đùi, sắp hút thuốc; Chính thì lom khom châm diêm, và Bắc thì chỉ rình thổi tắt.

Thấy các bạn đồng nghiệp đùa nhảm, Sinh mỉm cười, quay đị Bỗng thình lình anh nghe thấy đánh bốp. Rõ là tiếng bàn tay tát vào má. Anh đoán ngay là bác loong toong Thảo xưa nay vẫn hay có thói đánh người, vừa ra oai với một anh dân nào vô phúc. Anh toan để ý nhìn, thì chính Thảo đã nói rất to, giọng gắt gỏng:

– Muốn ở tù thì nheo nhéo cái mồm lên, các quan còn đang bận. Chưa đến giờ!

Ngay lúc đó, đồng hồ buông một tiếng. Bảy giờ rưỡị Nhưng hiệu báo ấy không có nghĩa gì đối với trong sở khi vắng mặt ông Sếp.

Bỗng cửa buồng mở phanh ra, rồi lại tự đóng. Nghĩa vàọ Đó là một bạn đồng nghiệp của Sinh, cùng làm một buồng giấỵ

Cũng vì luôn luôn ngồi gần nhau và tuổi sàn sàn ngang nhau, nên Sinh thân với Nghĩa hơn với các bạn khác.

Thoạt vào, Nghĩa đã vui vẻ nói ngay:

– Có lẽ đến tám chín giờ nó mới ra sở, tội gì không hưởng lấy vài phút tự dỏ Này Sinh, bảo cái đã…

Sinh nhếch mép, cười lấy lòng bạn, nhưng tay vẫn cầm bút. Anh hỏi:

– Anh bảo gì?

– Hôm qua nhật trình đăng Tàu Nhật đánh nhau thế nàỏ

Sinh cười, không đáp, hỏi lảng:

– Cái giấy tôi đánh máy dở, loong toong có để bàn bên ấy không?1

– Thôi, đốt cái chăm chỉ của anh đị Này, cuối tháng này, “mó” lương xong, vào cổ phần với đằng này để xuống xóm nhé. Con Nhật nó vẫn hỏi thăm đấỵ

Sinh vẫn cúi viết, không đáp. Nghĩa chạy lại, giằng bút ra, nói:

– Tôi không bắt anh ăn cắp được dăm phút hay sao!

Rồi chõ mồm sang buồng bên cạnh, Nghĩa kêu:

– ối làng nước ơi! Sao mà nó điên dại đến thế. Có ai bắt thằng Sinh nói chuyện được không?

Nghĩa cười sằng sặc. Một ông già cúi gầm mặt để đưa nhỡn tuyến lên trên đôi kính trắng, nói:

– ông Sinh còn trẻ, chưa lịch duyệt việc đờị

Sinh vẫn mỉm cườị Anh không muốn mất lòng ai, nhưng cũng không muốn để ai ngăn trở công việc mình. Anh nói khẽ với Nghĩa:

– Cho tôi làm xong việc này đã.

Nghĩa bĩu môi:

– Việc nhà nước, cần gì hấp tấp. Vả bao giờ hết được? Anh chỉ biết làm việc như một con bò, không dám nghỉ một phút. Thì nhân nó không có đây, hãy nghe người ta nói câu chuyện này đã nàọ

Sinh cười:

– Thì cứ nói đi, tôi vừa làm vừa nghe cũng được mà.

– Không, hãy bỏ bút xuống đã.

Rồi Nghĩa trỏ tay sang buồng cạnh:

– Kìa, anh trông, bô Hạnh ngủ gật kìa, chừng đêm qua bô đã bù khú với cô hai đến sáng. Chúa ăn cắp thì giờ là bô Hạnh đấỵ

Sinh thở dài:

– Mình không làm việc, họ kêu chết.

– Aỉ Anh bảo họ là aỉ

– Là những người đứng chờ ta ngoài kia chứ aỉ

– Kệ xác chúng nó! Chúng nó cần ta, chứ ta cần chúng nó à?

Sinh dở đùa dở thật, đáp:

– Nói thế này, anh đừng giận nhé, chúng nó sẽ bảo chúng ta là. ..

Sinh ngừng, nhìn bạn. Nghĩa tiếp ngay:

– Là ăn cắp là cùng chứ gì!

Sinh phá lên cườị Nghĩa bĩu môi:

– Anh tính ở đời này, thiếu gì thằng ăn cắp. Mà triệt sao được tính ăn cắp của người tạ Anh chẳng thấy bao nhiêu thằng to đầu mà vẫn công nhiên ăn cắp à? Mà suy ra cho cùng, nếu không có những việc có thể ăn cắp được, thì người ta còn vẽ ra những sự công ích công lợi để làm gì? Vẻ khả quan của xã hội hiện thời, chẳng là do những tư tưởng muốn ăn cắp mà ra hay saỏ

Nói đoạn, Nghĩa về bàn giấy mình, và tiếp:

– Thôi được, anh chẳng ăn cắp thì tôi ăn cắp vậỵ

Sinh nhìn theo bạn. Hai người yên lặng, không ai nói chuyện nữạ

Bỗng Nghĩa giơ hai tay lên, ngáp, bảo Sinh:

– Tao cũng muốn bắt chước mày, đạo đức một lát, nhưng Sếp đi vắng mà cứ làm việc, thật tao không yên với lương tâm. Hôm nay tao dậy trưa, vội đi làm, chửa kịp ăn sáng. Sinh, mày có ăn bánh tây chả, tao mua chọ

Sinh lắc đầu:

– Ăn rồị

– Thế tao ăn một mình cấm nuốt nước dãi nhé!

Sinh gật đầu, rồi lại cúi xuống, loay hoay làm tính cộng.

Nghĩa sai loong toong đi mua thức ăn, rồi mở to quyển sổ, và để lọ mực ở trước mặt. Anh cầm bút, như người đang dở bận việc vậỵ

Một lát, bánh tây mua về, Nghĩa cắn một miếng, rồi cất vào ngăn kéọ Vừa thong thả nhai, anh vừa nhìn ra ngoài cửa sổ, nghĩ ngợị

Lúc ấy, Sinh mải việc, không để ý đến những tiếng động quanh mình.

Bỗng một tiếng nói làm Sinh ngẩng đầu lên.

ông Sếp lù lù đứng trước bàn giấy Nghĩạ

Sinh trông thấy, biết ngay rằng Nghĩa bị bắt chộp trong lúc đang ăn. ông Sếp, cả hai vế đùi, hai cánh tay, lẫn mặt, đỏ ngầu ngầu, hất hàm hỏi Nghĩa:

– ông nói cho tôi biết, ông đã làm những gì từ sáng đến giờ?

Nghĩa lúng túng, tay cầm bút, trỏ vào quyển sổ. ông Sếp gật đầu:

– ông nói dối tôị ông đang ăn gì?

Nghĩa mặt tái xanh, chối:

– Không, tôi có ăn gì đâủ

ông Sếp càng tức, trừng trừng nhìn Nghĩa:

– Sao ông lại nói dối tôị ông ăn cái gì giấu ở ngăn kéo đó?

Nghĩa lắc đầu, làm bộ ngơ ngác, rút ngăn bàn ra, đáp:

– Không, đây ông xem, có gì đâủ

ông Sếp cúi nhìn, quả không có gì thực. ông càng giận. Sinh rất khó chịụ Anh thấy ông Sếp quá sắc mắc, lại thấy bạn cứ chối hoàị Hẳn là chính mắt ông ta đã bắt được Nghĩa đang nhai, nên mới dám hỏi thế. Vả chỉ nghe giọng Nghĩa nói lúng búng, cũng có thể đoán được trong miệng chưa nuốt trôi miếng bánh.

– ông có ăn, tôi không nói saị

Nghĩa vẫn cãi:

– Tôi không ăn gì cả.

ông Sếp trợn mắt:

– Có thực ông không ăn không?

– Phải, tôi không ăn.

ông Sếp ôn tồn nói:

– Vậy ông há mồm ra tôi xem.

Sinh rùng mình, liếc nhìn bạn. Nghĩa không há, nhưng rất lúng túng. ông Sếp lại giục:

– ông bảo ông không ăn, thì ông cứ há mồm ra… Há!… ông có há hay không?

Nghĩa không thể làm thế nào được, đành phải mở rộng hai hàm. ông Sếp nhìn thẳng vào miệng Nghĩa… ông ta nhún vai, bĩu môị Rồi không nói thêm gì, ông ta chắp tay sau lưng, lẳng lặng đi rạ ông đã quẳng sự khinh bỉ thấm thía vào mặt người có lỗị

Sinh căm tức lạ lùng. Anh nhịn thở dài, để cắm mặt xuống mảnh giấỵ Anh giận bạn đã để cho người ta làm nhục. Rồi càng nghĩ ngấm nghía, anh càng thấy chán nản, lắm lúc hăng máu, anh run bắn người lên.

ở mấy buồng cạnh, Sinh liếc mắt, thấy ai nấy cũng làm việc rất hăng háị Tiếng máy chữ, tiếng chuông, tiếng gắt gỏng, tiếng gót giầy tây chạy, làm tôn vẻ uy nghi của ông Sếp muốn uy nghị

Trước mặt mình, Sinh lại thấy Nghĩa không lúc nào rời tay cái quản bút. Anh thở dàị Cái cột tính cộng anh làm từ sáng đến giờ chưa xong một nửạ

+

  • +

Đúng mười một giờ bốn nhăm. Sinh khoác áo, đứng dậỵ Anh đến cạnh Nghĩa, để tay vào vai bạn, nói dịu dàng:

– Đến giờ rồi, đi về, anh!

Nghĩa ngẩng cái mặt buồn thỉu, sợ sệt, nói:

– Anh cứ đi trước. Tôi sợ nó còn gọi gì tôi chăng.

Sinh cương quyết:

– Đến giờ thì ta về cần gì!

– Nhưng tôi nên ở lạị

Sinh cười thương hại:

– Các buồng kia, họ về cả rồị

Nghĩa ngó cổ nhìn, rồi rụt rè với lấy cái áọ Anh khoác vào mình, gài khuy, rồi hỏi khẽ người loong toong:

– ông ấy đâủ

– Bẩm về đã lâu rồi ạ.

Nghĩa yên tâm, cùng Sinh lững thững ra cửạ Đôi bạn xuống mấy bực thềm. Mấy người phu xe mời vồn vã, kính cẩn:

– Mời quan lên xe ạ.

Sinh xua tay, bảo Nghĩa:

– Đi bộ, tôi muốn hỏi anh cái nàỵ

Khi ra cổng, đến ngoài phố, Sinh thở dài, trách:

– Gớm, ban nãy anh quá lắm. Anh đã ăn thì anh chối làm gì. Nó giết được anh hay sao!

Nghĩa cười, không đáp. Sinh tiếp:

– Rồi đến khi nó bắt anh há mồm, sao anh không nhận là có ăn, lại cứ há rả Tôi thấy ê chệ quá! Nào cái mồm há ra nó có đẹp đẽ gì, nhất là trong đó lại có miếng bánh tây to, nhoét những nước dãị Tôi trông thương tâm quá.

Nghĩa thở dàị Sinh nhăn nhó:

– Thì giá anh không há đã làm saỏ Mà tôi không hiểu anh nghĩ thế nào anh lại há mồm ra cho nó xem thế?

Nghĩa cảm động, long lanh nhìn bạn như chợt hiểu cái phút đê tiện. Rồi hai dòng nước mắt chảy ra, anh run run, đáp:

– ừ nhỉ, thật tôi cũng không hiểu tại làm sao tôi lại há ra như thế!

PTBNS số 48, 1-12-1939.

Hết

Lên khỏi bực thềm và qua hàng hiên nhìn vào, Sinh thấy cảnh “chúa vắng nhà” hiện ra trong các buồng giấỵ

Phải, bao giờ ông Sếp không có mặt tại sở, thì suốt cả, từ ông Phán sắp về hưu cho chí bác loong toong tập sự, ai nấy tự do tán gẫu cùng nhau, mặc kệ những ai có việc phải ngấp ngó ở ngoài hè chờ đợị

Sinh thì không ưa cái lối làm việc giả dối như thế. Nhất là đối với ông Sếp hay hục hặc nàỵ Từ ngày được bổ đi làm tới nay, bao giờ anh cũng nghĩ tới bổn phận trước hết. Anh không sợ ông Sếp bằng dư luận. Mà không sợ dư luận bằng lương tâm. Anh muốn tự trọng, không chịu để người trên nói động đến mình. Người trên đã không thể trách mắng anh về một lẽ gì, hẳn anh không phải lấy lòng và xu nịnh ai nữạ Anh muốn làm việc một cách thẳng thắn, tự dọ

Bởi vậy, ông Sếp ở cạnh anh, hay đi vắng, anh coi cũng thế thôị Cho nên, thấy các bạn đồng nghiệp cặm cụi – có lẽ là vờ – khi có mặt người trên, và trây lười khi khác, anh vẫn bỉ ngầm là họ thiếu nhân cách. Anh cho là những cái quắt quéo này nó đẻ ra cái quắt quéo khác. Nó là nguyên nhân những sự luồn lọt, ton hót, bôi gio trát trấu vào thanh danh của cả một đoàn thể.

Sinh đi thẳng vào buồng mình. Đồng hồ đã chỉ bảy giờ hai mươi nhăm. Anh cởi áo, khoác vào lưng ghế, và tìm sổ sách giấy má hôm trước làm dở.

Mọi ngày, cũng lúc này, bàn máy chữ buồng cạnh đã bắt đầu lách tách, có khi rào rào như mưạ Thế mà bây giờ chỉ những tiếng chuyện, tiếng cười nôn nao, loạn cả óc, làm anh khó lòng làm việc bình tĩnh được.

Liếc mắt nhìn xung quanh, anh thấy chỗ này, Tâm và Sức ngồi cả lên bàn, khoa chân múa tay, nói chuyện với tham Trí. Chỗ kia, Ban mặc áo cộc cặp cái điếu vào hai đùi, sắp hút thuốc; Chính thì lom khom châm diêm, và Bắc thì chỉ rình thổi tắt.

Thấy các bạn đồng nghiệp đùa nhảm, Sinh mỉm cười, quay đị Bỗng thình lình anh nghe thấy đánh bốp. Rõ là tiếng bàn tay tát vào má. Anh đoán ngay là bác loong toong Thảo xưa nay vẫn hay có thói đánh người, vừa ra oai với một anh dân nào vô phúc. Anh toan để ý nhìn, thì chính Thảo đã nói rất to, giọng gắt gỏng:

– Muốn ở tù thì nheo nhéo cái mồm lên, các quan còn đang bận. Chưa đến giờ!

Ngay lúc đó, đồng hồ buông một tiếng. Bảy giờ rưỡị Nhưng hiệu báo ấy không có nghĩa gì đối với trong sở khi vắng mặt ông Sếp.

Bỗng cửa buồng mở phanh ra, rồi lại tự đóng. Nghĩa vàọ Đó là một bạn đồng nghiệp của Sinh, cùng làm một buồng giấỵ

Cũng vì luôn luôn ngồi gần nhau và tuổi sàn sàn ngang nhau, nên Sinh thân với Nghĩa hơn với các bạn khác.

Thoạt vào, Nghĩa đã vui vẻ nói ngay:

– Có lẽ đến tám chín giờ nó mới ra sở, tội gì không hưởng lấy vài phút tự dỏ Này Sinh, bảo cái đã…

Sinh nhếch mép, cười lấy lòng bạn, nhưng tay vẫn cầm bút. Anh hỏi:

– Anh bảo gì?

– Hôm qua nhật trình đăng Tàu Nhật đánh nhau thế nàỏ

Sinh cười, không đáp, hỏi lảng:

– Cái giấy tôi đánh máy dở, loong toong có để bàn bên ấy không?1

– Thôi, đốt cái chăm chỉ của anh đị Này, cuối tháng này, “mó” lương xong, vào cổ phần với đằng này để xuống xóm nhé. Con Nhật nó vẫn hỏi thăm đấỵ

Sinh vẫn cúi viết, không đáp. Nghĩa chạy lại, giằng bút ra, nói:

– Tôi không bắt anh ăn cắp được dăm phút hay sao!

Rồi chõ mồm sang buồng bên cạnh, Nghĩa kêu:

– ối làng nước ơi! Sao mà nó điên dại đến thế. Có ai bắt thằng Sinh nói chuyện được không?

Nghĩa cười sằng sặc. Một ông già cúi gầm mặt để đưa nhỡn tuyến lên trên đôi kính trắng, nói:

– ông Sinh còn trẻ, chưa lịch duyệt việc đờị

Sinh vẫn mỉm cườị Anh không muốn mất lòng ai, nhưng cũng không muốn để ai ngăn trở công việc mình. Anh nói khẽ với Nghĩa:

– Cho tôi làm xong việc này đã.

Nghĩa bĩu môi:

– Việc nhà nước, cần gì hấp tấp. Vả bao giờ hết được? Anh chỉ biết làm việc như một con bò, không dám nghỉ một phút. Thì nhân nó không có đây, hãy nghe người ta nói câu chuyện này đã nàọ

Sinh cười:

– Thì cứ nói đi, tôi vừa làm vừa nghe cũng được mà.

– Không, hãy bỏ bút xuống đã.

Rồi Nghĩa trỏ tay sang buồng cạnh:

– Kìa, anh trông, bô Hạnh ngủ gật kìa, chừng đêm qua bô đã bù khú với cô hai đến sáng. Chúa ăn cắp thì giờ là bô Hạnh đấỵ

Sinh thở dài:

– Mình không làm việc, họ kêu chết.

– Aỉ Anh bảo họ là aỉ

– Là những người đứng chờ ta ngoài kia chứ aỉ

– Kệ xác chúng nó! Chúng nó cần ta, chứ ta cần chúng nó à?

Sinh dở đùa dở thật, đáp:

– Nói thế này, anh đừng giận nhé, chúng nó sẽ bảo chúng ta là. ..

Sinh ngừng, nhìn bạn. Nghĩa tiếp ngay:

– Là ăn cắp là cùng chứ gì!

Sinh phá lên cườị Nghĩa bĩu môi:

– Anh tính ở đời này, thiếu gì thằng ăn cắp. Mà triệt sao được tính ăn cắp của người tạ Anh chẳng thấy bao nhiêu thằng to đầu mà vẫn công nhiên ăn cắp à? Mà suy ra cho cùng, nếu không có những việc có thể ăn cắp được, thì người ta còn vẽ ra những sự công ích công lợi để làm gì? Vẻ khả quan của xã hội hiện thời, chẳng là do những tư tưởng muốn ăn cắp mà ra hay saỏ

Nói đoạn, Nghĩa về bàn giấy mình, và tiếp:

– Thôi được, anh chẳng ăn cắp thì tôi ăn cắp vậỵ

Sinh nhìn theo bạn. Hai người yên lặng, không ai nói chuyện nữạ

Bỗng Nghĩa giơ hai tay lên, ngáp, bảo Sinh:

– Tao cũng muốn bắt chước mày, đạo đức một lát, nhưng Sếp đi vắng mà cứ làm việc, thật tao không yên với lương tâm. Hôm nay tao dậy trưa, vội đi làm, chửa kịp ăn sáng. Sinh, mày có ăn bánh tây chả, tao mua chọ

Sinh lắc đầu:

– Ăn rồị

– Thế tao ăn một mình cấm nuốt nước dãi nhé!

Sinh gật đầu, rồi lại cúi xuống, loay hoay làm tính cộng.

Nghĩa sai loong toong đi mua thức ăn, rồi mở to quyển sổ, và để lọ mực ở trước mặt. Anh cầm bút, như người đang dở bận việc vậỵ

Một lát, bánh tây mua về, Nghĩa cắn một miếng, rồi cất vào ngăn kéọ Vừa thong thả nhai, anh vừa nhìn ra ngoài cửa sổ, nghĩ ngợị

Lúc ấy, Sinh mải việc, không để ý đến những tiếng động quanh mình.

Bỗng một tiếng nói làm Sinh ngẩng đầu lên.

ông Sếp lù lù đứng trước bàn giấy Nghĩạ

Sinh trông thấy, biết ngay rằng Nghĩa bị bắt chộp trong lúc đang ăn. ông Sếp, cả hai vế đùi, hai cánh tay, lẫn mặt, đỏ ngầu ngầu, hất hàm hỏi Nghĩa:

– ông nói cho tôi biết, ông đã làm những gì từ sáng đến giờ?

Nghĩa lúng túng, tay cầm bút, trỏ vào quyển sổ. ông Sếp gật đầu:

– ông nói dối tôị ông đang ăn gì?

Nghĩa mặt tái xanh, chối:

– Không, tôi có ăn gì đâủ

ông Sếp càng tức, trừng trừng nhìn Nghĩa:

– Sao ông lại nói dối tôị ông ăn cái gì giấu ở ngăn kéo đó?

Nghĩa lắc đầu, làm bộ ngơ ngác, rút ngăn bàn ra, đáp:

– Không, đây ông xem, có gì đâủ

ông Sếp cúi nhìn, quả không có gì thực. ông càng giận. Sinh rất khó chịụ Anh thấy ông Sếp quá sắc mắc, lại thấy bạn cứ chối hoàị Hẳn là chính mắt ông ta đã bắt được Nghĩa đang nhai, nên mới dám hỏi thế. Vả chỉ nghe giọng Nghĩa nói lúng búng, cũng có thể đoán được trong miệng chưa nuốt trôi miếng bánh.

– ông có ăn, tôi không nói saị

Nghĩa vẫn cãi:

– Tôi không ăn gì cả.

ông Sếp trợn mắt:

– Có thực ông không ăn không?

– Phải, tôi không ăn.

ông Sếp ôn tồn nói:

– Vậy ông há mồm ra tôi xem.

Sinh rùng mình, liếc nhìn bạn. Nghĩa không há, nhưng rất lúng túng. ông Sếp lại giục:

– ông bảo ông không ăn, thì ông cứ há mồm ra… Há!… ông có há hay không?

Nghĩa không thể làm thế nào được, đành phải mở rộng hai hàm. ông Sếp nhìn thẳng vào miệng Nghĩa… ông ta nhún vai, bĩu môị Rồi không nói thêm gì, ông ta chắp tay sau lưng, lẳng lặng đi rạ ông đã quẳng sự khinh bỉ thấm thía vào mặt người có lỗị

Sinh căm tức lạ lùng. Anh nhịn thở dài, để cắm mặt xuống mảnh giấỵ Anh giận bạn đã để cho người ta làm nhục. Rồi càng nghĩ ngấm nghía, anh càng thấy chán nản, lắm lúc hăng máu, anh run bắn người lên.

ở mấy buồng cạnh, Sinh liếc mắt, thấy ai nấy cũng làm việc rất hăng háị Tiếng máy chữ, tiếng chuông, tiếng gắt gỏng, tiếng gót giầy tây chạy, làm tôn vẻ uy nghi của ông Sếp muốn uy nghị

Trước mặt mình, Sinh lại thấy Nghĩa không lúc nào rời tay cái quản bút. Anh thở dàị Cái cột tính cộng anh làm từ sáng đến giờ chưa xong một nửạ

+

Đúng mười một giờ bốn nhăm. Sinh khoác áo, đứng dậỵ Anh đến cạnh Nghĩa, để tay vào vai bạn, nói dịu dàng:

– Đến giờ rồi, đi về, anh!

Nghĩa ngẩng cái mặt buồn thỉu, sợ sệt, nói:

– Anh cứ đi trước. Tôi sợ nó còn gọi gì tôi chăng.

Sinh cương quyết:

– Đến giờ thì ta về cần gì!

– Nhưng tôi nên ở lạị

Sinh cười thương hại:

– Các buồng kia, họ về cả rồị

Nghĩa ngó cổ nhìn, rồi rụt rè với lấy cái áọ Anh khoác vào mình, gài khuy, rồi hỏi khẽ người loong toong:

– ông ấy đâủ

– Bẩm về đã lâu rồi ạ.

Nghĩa yên tâm, cùng Sinh lững thững ra cửạ Đôi bạn xuống mấy bực thềm. Mấy người phu xe mời vồn vã, kính cẩn:

– Mời quan lên xe ạ.

Sinh xua tay, bảo Nghĩa:

– Đi bộ, tôi muốn hỏi anh cái nàỵ

Khi ra cổng, đến ngoài phố, Sinh thở dài, trách:

– Gớm, ban nãy anh quá lắm. Anh đã ăn thì anh chối làm gì. Nó giết được anh hay sao!

Nghĩa cười, không đáp. Sinh tiếp:

– Rồi đến khi nó bắt anh há mồm, sao anh không nhận là có ăn, lại cứ há rả Tôi thấy ê chệ quá! Nào cái mồm há ra nó có đẹp đẽ gì, nhất là trong đó lại có miếng bánh tây to, nhoét những nước dãị Tôi trông thương tâm quá.

Nghĩa thở dàị Sinh nhăn nhó:

– Thì giá anh không há đã làm saỏ Mà tôi không hiểu anh nghĩ thế nào anh lại há mồm ra cho nó xem thế?

Nghĩa cảm động, long lanh nhìn bạn như chợt hiểu cái phút đê tiện. Rồi hai dòng nước mắt chảy ra, anh run run, đáp:

– ừ nhỉ, thật tôi cũng không hiểu tại làm sao tôi lại há ra như thế!

PTBNS số 48, 1-12-1939.

Hết

Bình luận