Bẩy giờ đến cuộc nhảy đầm. Ông Nghè Luật, ông Bác Sĩ Thuốc, ông Kỹ sư Hoá học, ông Tú Văn chương, ông Bác vật Canh nông, ông Giáo sư Toán pháp, ông Huyện Tư pháp, ông Tham Lục lộ, ông nào ông nấy quyết phen này trổ tài, cho khỏi bị cười rằng đã uổng công bao năm du học.
Tiếng đàn nổi lên, du dương thánh thót như rót vào tai. Các bà, các cô, ngồi một lượt ở dãy ghế kê sát bên tường, nói cười, nghiêng ngả, tươi tỉnh như luống hoa trăm hồng ngàn tía đú đởn trước ngọn gió hiu hiu.
– Ồ? Nhà quê! fox-trot không phải là một loài, Tango cũng không phải là một bài. Đó là một lối nhẩy, mỗi lối có tới hàng nghìn bài, mỗi ngày lại có bài mới thêm vào.
Ông Bác sĩ Thuốc ghé vào tai ông Tham Lục lộ nói như thế, nhưng ông Giáo sư Toán pháp nháy một mắt lại dỉ vào tai bạn mà rằng:
– Chớ khinh lui(1), lui nhẩy không sai nhịp, mà lại đưa cavalière(2) nhẹ nhàng và xinh lắm. Moi(3) vẫn chịu lui cái lối vừa nhẩy vừa chuyện trò tự nhiên. Rồi toi (4) nhận mà xem, vai lui rất thẳng, không đụng đậy, tay cũng vậy, chân đi khép, êm ái, mà không bao giờ đụng chân vào cavalière.
Rồi ba người bịt mồm cười, trỏ vào ông Huyện Tư pháp:
– Thằng kia quan dạng, thế nào cũng xéo vào giầy cavalière được độ mười lượt.
– Cứ mặc nó để chúng nó chửi cho.
– Mỗi cuộc khiêu vũ, ít ra nó cũng phải “Pardon Mademoiselie”(5) đến hai mươi lượt là ít? La BạchN hạn vẫn chế nó là lái đò, vì tay trái nó lên xuống như bơi chèo! Ừ, mà đến nó nhẩy thì ai cũng phải bịt mũi; lưng thì cong, nhiều khi bụng lại ưỡn, chân thì soạn ra như thế này, đầu gối thì cong như thằng tiêm-la. Lắm lúc anh chàng mệt, thở hổn hển, gót giầy nện cồm cộp.
– Phải, thế là không có tenue(6). Nhưng không tởm bằng thằng cu Tú, tao tưởng nhẩy như nó thì nhẩy làm gì ôm vào người ta mà mắt cứ trợn ngược lên để nghe nhịp nhạc ông cũng đến chết với chúng nó thôi.
– Này! Bắt đầu đi chứ? Chờ gì nữa?
– Còn vài mẹ đương trang điểm ở trong buồng chưa xong!
– Làm gì mà nóng thế? Háo quá!
– Khốn nhưng tiếng pianô như xói vào tai, thì ai lạnh lùng được. Sao họ bất nhã thế nhỉ! Nhảy đã tàng bỏ bu còn bắt người ta chờ đợi.
– Toi lỗ mãng nóng nẩy thế thì nước mẹ gì? Toi phải kiên tâm không thì hại cá chúng moi đấy! Rồi chốc nữa toi nhẩy với con Kim Thanh mà xem, nó không quay cho choái người ra ấy à? Lần trước moi chóng mặt vì nhẩy valse với nó.
– Nó có biết valse lente(7) không?
Ông Kỹ sư nói xong, bĩu môi, giún vai ra dáng khinh người. Ông gí điếu thuốc lá vào gót giầy, quẳng đi châm điếu khác, rồi tiếp:
– Để rồi moi lật tay elle(8) cho mà xem. Chắc thế nào nó cũng sai cadencer(9). Rồi nó sẽ hết vía về lối valse croisée của moi.
– Thôi đừng làm họ ngượng. Đến đàn ông chúng mình còn chẳng hiểu valse croisée là cái quái gì nữa là họ?
– Đã vác cái mặt đi nhẩy đầm lại còn ngượng thì thà ở nhà đâm đầu vào nồi cá kho mà tự tử cho xong? Thế thì cứ fox-trot, marche, one-step(10) có được không? Giở valse ra làm gì?
– Thế mà moi thích tango(11) nhất Khổng Tử viết Ùn tàngo dans tes bras, ét mon coeur chavire!…(12)
– Nhưng ở đây không có đèn điện đỏ như các dancing(13)
– Cần gì? đèn điện đỏ để cho khỏi lẫn vàng với thau mà thôi, cho bọn nhẩy tàng khỏi lẫn vớ fox-trot lent(14) chứ?
– Thế slow-fox là cái gì?
Thấy câu hỏi ngớ ngẩn, mọi người giậm chân xuống mà cười, họ bóp mũi ông Tham Lục lộ mà rằng:
– Mày cứ mang xôi gà đến đây, tao dạy cho. Nó là foy-trot lent, tiếng ăng-lê gọi là slow-fox chứ gì! Mày hãy đi khắp thế giới xem nước nào còn nhẩy charleston(15) ở đấy mà nhẩy. Coi không chốc nữa lại va cả vai vào người ta nhé!
– Toi phải biết moi tấn tới lắm rồi đấy! Giá không có Ta femme(16) làm entainemen(17) moi mỗi ngày hai giờ, thì moi có dám liều mạng ngày hôm nay đầy? Moi học chóng vì moi biết battre mesure(18)
– Ừ như ma soeur(19), không học mesure, thành ra nó cứ tâtonner(20) lâu quá?
– Ừ, mà các cô ấy khỉ bỏ đời, người ta dạy cho cách chơi phong nhã, thì mãi mới nghe đấy. Còn thẹn thò e lệ, lúc mới tập thấy tay người ta ôm ngang lưng, cú cười rũ lên! Thế mới biết nước mình, cái gì cũng hèn kém?
– Thôi, chuyện hão mãi, phải giục họ đi chứ?
Nhưng chẳng bao lâu, lũ ghế bầy cạnh tường đã được thảnh thơi ngồi yên mà xem bọn tân-nhân vật họ lính sát sạt vào nhau họ nhẩy. Loan vờn phượng múa loan ôm phượng, phượng bồng loan. Tiếng đàn trầm bổng, như đưa nhẹ linh hồn lên cõi Bồng lai; cuộn giấy đằng xa ném tung lại, kéo dài ra cuốn cặp nọ díu vào cặp kia, như sợi tơ hồng giàng buộc cho thêm chặt tấm tình ân ái.
Rồi một cái cúi chào cảm ơn, một cái gật nghiêng tạ lại một nụ cười xinh xắn, hồi vỗ tay gọn gàng. Rồi cuộc vui càng vui, nhẩy xong lại nghỉ, nghỉ chán lại nhẩy. Mấy anh bồi, anh bếp, anh xe, nhìn chị vú thập thò ngoài cửa sổ, thì thỉnh thoảng lại đưa một câu trêu ghẹo:
– Mẹ kiếp! Khoái lắm nhỉ!
Đêm khuya. Đêm càng khuya, cuộc vui càng nồng vẻ tình càng thắm. Nhẩy hết điệu này sang điệu khác nên nhiều bà, nhiều cô, đến cả nhiều ông nữa, thoái thác rằng sức yếu, phải rủ nhau chuồn vào những nơi kín đáo nói rằng để trốn! Nhưng chỗ đêm khuya ấy mới lãm ngón tài tình…
Bỗng ông Kỹ sư Hoá học nhớn nhơ nhớn nhác. Ông đập hết túi nọ đến túi kìa, dòm hết chỗ này sang chỗ khác nhưng không thấy.
– Toi tìm gì?
– Quái? Cái ví của moi đâu mất!
Các ông các bà thấy cái tin dữ dội, phải hoãn cả cuộc vui và tranh nhau hỏi:
– Trong ví có gì không?
– Có nhiều giấy má quan trọng, có cả bốn trăm bạc tôi vừa mới lĩnh buổi chiều.
– Bốn trăm bạc? Trời ơi! Giắt trong mình làm gì cho thêm tội?
– Tôi vẫn có tính quen hay giắt nhiều tiền trong ví.
– Cái ví ấy thế nào?
– Nó không to lắm, mầu tím, tôi mua ở Singapour.
– À tôi trông thấy nó rồi.
– Ở đâu?
– Không! Hôm qua tôi thấy lui để trên bàn nhà lui.
– Phải đó. Nó chỉ bằng ngần này thôi.
– Ồ! Thế mà mất thì tức thực! Ta nên hết sức tìm cho ra.
– Nên khám bọn đầy-tớ đã.
– Bối? Xe! Bếp! Vú! Chúng bay gọi nhau lên cả đây!
– Anh em ta mỗi người đi một ngả. Nhà trong, nhà ngoài, ngoài vườn, dưới bếp, đằng sau, chỗ nào cũng nên soi thật kỹ. Phải làm ngay mới thấy.
Rồi một mặt vài ông khám lũ đầy tớ, một mặt vài ông đi soi khắp mọi nơi. Các bàn các cô thở dài, bàn tán, ai cũng bảo ông ấy không là Kỹ sư Hoá học, mà là Kỹ sư Hoá dại, làm gì lúc nào cũng phải khênh cả gia tài vào mình?
– Không tìm thấy thì tức lắm nhỉ!
– Rồi cũng thấy. Chỉ quanh nhà này chứ đi đâu mà mất.
– Nhưng mất cuộc đang vui.
– Hôm nay nhẩy mệt lắm rồi.
– Ừ mà tôi cũng buồn ngủ!
– Ngủ thì không phải nhà thức-giả: Hãy danser một lúc nữa đã.
– Không thấy đâu cả, các bà ạ.
Các bà quay cả lại nhìn ông Kỹ sư Hoá học. Nét mặt nhăn nhó, ông lắc đầu, nói tiếp:
– Đành mất!
– Thế ví ông để ở đâu?
– Tôi để ở túi áo trong. Nhưng lúc ăn cơm nực quá tôi có cởi ra và treo ở mắc áo trong buồng này. Lúc đang khiêu vũ, tôi cũng vài lần vào đây nghỉ, cởi ra và treo ở đây, rồi ra sân đi bách bộ cho mát.
– Thế thì anh mất vào lúc nào?
– Cô hỏi dở quá! Nếu biết thế còn nói chuyện gì!
– Vậy ai vào buồng này mà lấy được của anh?
– Nhiều lúc buồng này không có người, cô ạ. Mà cô xem, cửa ra sân vẫn mở thế này, thì làm gì chẳng mất. Trong ví anh có những bốn trăm đồng.
– Thưa cô vâng. Bốn cái giấy, mỗi cái một trăm.
– Hay để chúng em góp sức với các anh để tìm cho chóng?
– Cảm ơn các cô. Chúng tôi đã khám lũ người nhà. Các anh ấy lại đang tìm lượt thứ hai nữa. May thì thấy, chẳng may thì chịu mất, chứ biết làm thế nào bây giờ! Để rồi sáng mai tôi lên trình Cẩm, vì cũng may là tôi nhớ cả số giấy bạc, chắc kẻ gian có lấy cũng không nuốt trôi.
– Nếu nhớ số thì rồi tìm cũng ra. Đứa nào dám tiêu nữa?
– Khuya lắm rồi! Mấy giờ rồi, anh?
– Hai giờ rưỡi. Chị buồn ngủ à? Tìm thấy ví rồi lại nhẩy cho đến sáng, cần gì?
– Để mai ngủ như chó chết, me em mắng cho ấy à!
– Ai? Me Ngọc Diệp ấy à? Bà cụ chiều cậu như chiều vong, việc gì mà sợ?
Tiếng giầy lộp cộp ở nhà dưới đi dồn lên. Các bà, các cô cùng ông Kỹ sư hồi hộp, xô cả nhau ra hỏi:
– Thế nào? Có tìm thấy không?
Mọi người nét mặt rầu rầu, lắc đầu, nói:
– Nguội?
Ông Giáo sư thì thào:
– Tôi trông thấy thằng xe khác sắc mặt.
Ông Bác sĩ cũng bảo:
– Chính tôi ngờ cho nó ngay từ đầu.
Ông Huyện Tư pháp rằng:
– Tôi đã hỏi vặn nó nhiều điều, xem chừng nó trả lời lúng túng lắm.
Ông Nghè Luật nói:
– Chẳng luật pháp gì bằng cứ giã cho một trận là lòi ví ra ngay. Nó không xưng, ta hãy lên trình Cẩm.
Mọi người bàn tán giờ lâu, rồi quyết rằng thằng xe ăn cắp. Người thì tiếc mất của, người thì tiếc mất vui rồi dăm ba câu chuyện tào lao, ai nấy thấy khuya, bảo nhau về nhà đi ngủ.
***
Sáng hôm sau, thằng xe phải một trận đòn thừa sống thiếu chết, nhưng nhất định nó không nhận. Gan thì cho chết? Hẳn nó cũng đã biết rằng giấy bạc nhớ số thì khó lòng tiêu nổi, vậy mà nó cứ khăng khăng một mực chối hoài. Có lẽ nó muốn giữ tiếng là người ngay nên sau khi bị trận đánh ở nhà, nó còn phải điệu lên Cẩm để xét hỏi.
Thằng bồi phải quét nhà thay cho thằng xe. Trong khi đưa đi đưa lại cái ngọn chổi, nó nghĩ đến roi đòn bạn đồng nghiệp mới được nếm mà chột dạ. Nó thương hại. Nhưng chột dạ bao nhiêu, thương hại bao nhiêu nó phải nghĩ đến cần câu cơm của nó bấy nhiêu. Nó quét thật sạch, lau đồ đạc bóng, xếp các đệm ghế, khăn bàn cho thật ngay. Nó vào buồng hôm qua ông gì mất của treo áo, nó ngắm xung quanh, nó thở dài, rồi xếp lại các tượng đồng, cốc bạc. Nó thu gọn các gối trên mặt ghế đi-văng, nó lấy ra từng cái để đập cho hết bụi.
Nhưng nó ngạc nhiên quá, dưới lũ gối con ấy, lại còn một cái ví đầm đen của bà nào bỏ quên. Nó sợ, nhưng mừng thầm rằng cũng may mà bà ấy chưa kêu mất, vì đáng lẽ bọn nó thế nào, cũng có đứa phải đòn vì cái ví này. Nhưng tò mò, nó nhìn, nó nắn, nó đoán. Nó chẳng có thể nhận là cái ví ấy của ai, vì hôm qua bà nào cũng có ví kiểu này và mầu ấy. Nó lật đi, lật lại, rồi không biết nó nghĩ thế nào, nó tặc lưỡi, đánh bạo mở ra xem trộm.
Nó nhìn vào trong ví. Nó giật mình đánh thót. Nó run lên, nó sợ quá. Nó rối trí, nó vội đậy ngay ví lại và để trả vào chỗ cũ. Trống ngực nó thình thình.
– Trời ơi! Lạ thật! Trong cái ví đầm ấy, nó chẳng thấy vật gì khác, chỉ thấy cái ví tím mà cái nhà ông gì kêu rối lên rằng mất đêm qua!
Vậy thì cái ví ấy của ai? Bà nào, cô nào xấu chơi thế?
19 Septembre 1933
Chú thích:
(1) Lui, đọc là luý (tiếng Pháp): ông ta, hắn, nó
(2) Cavalière: Gái nhẩy
(3) Moi : Tôi, tao
(4) Toi: anh, mày
(5) “Pardon Mademoiselle”: Xin lỗi cô
(6) Tenue: tư thế
(7) Valse lente: Điệu van chậm
(8) Elle: Nàng, nó
(9) Cadence: Nhịp
(10) Valse croisée, fox-trot, marche, one-step… tên các điệu nhẩy
(11) Tango, foxtrot lente, slow-fox, charleston…: tên các điệu nhẩy
(12) Un tango dans tes bras… Một điệu tango trong những cánh tay em, và trái tim tôi thổn thức?
(13) Tiệm nhẩy, vũ trường
(14) tên các điệu nhẩy
(15) tên các điệu nhẩy
(16) Ta femme: Vợ anh
(17) Entrainement: hướng dẫn
(18) Battre mesure: Đập nhịp
(19) Em gái tôi
(20) Tâtonnez: Dò dẫm
Bẩy giờ đến cuộc nhảy đầm. Ông Nghè Luật, ông Bác Sĩ Thuốc, ông Kỹ sư Hoá học, ông Tú Văn chương, ông Bác vật Canh nông, ông Giáo sư Toán pháp, ông Huyện Tư pháp, ông Tham Lục lộ, ông nào ông nấy quyết phen này trổ tài, cho khỏi bị cười rằng đã uổng công bao năm du học.
Tiếng đàn nổi lên, du dương thánh thót như rót vào tai. Các bà, các cô, ngồi một lượt ở dãy ghế kê sát bên tường, nói cười, nghiêng ngả, tươi tỉnh như luống hoa trăm hồng ngàn tía đú đởn trước ngọn gió hiu hiu.
– Ồ? Nhà quê! fox-trot không phải là một loài, Tango cũng không phải là một bài. Đó là một lối nhẩy, mỗi lối có tới hàng nghìn bài, mỗi ngày lại có bài mới thêm vào.
Ông Bác sĩ Thuốc ghé vào tai ông Tham Lục lộ nói như thế, nhưng ông Giáo sư Toán pháp nháy một mắt lại dỉ vào tai bạn mà rằng:
– Chớ khinh lui(1), lui nhẩy không sai nhịp, mà lại đưa cavalière(2) nhẹ nhàng và xinh lắm. Moi(3) vẫn chịu lui cái lối vừa nhẩy vừa chuyện trò tự nhiên. Rồi toi (4) nhận mà xem, vai lui rất thẳng, không đụng đậy, tay cũng vậy, chân đi khép, êm ái, mà không bao giờ đụng chân vào cavalière.
Rồi ba người bịt mồm cười, trỏ vào ông Huyện Tư pháp:
– Thằng kia quan dạng, thế nào cũng xéo vào giầy cavalière được độ mười lượt.
– Cứ mặc nó để chúng nó chửi cho.
– Mỗi cuộc khiêu vũ, ít ra nó cũng phải “Pardon Mademoiselie”(5) đến hai mươi lượt là ít? La BạchN hạn vẫn chế nó là lái đò, vì tay trái nó lên xuống như bơi chèo! Ừ, mà đến nó nhẩy thì ai cũng phải bịt mũi; lưng thì cong, nhiều khi bụng lại ưỡn, chân thì soạn ra như thế này, đầu gối thì cong như thằng tiêm-la. Lắm lúc anh chàng mệt, thở hổn hển, gót giầy nện cồm cộp.
– Phải, thế là không có tenue(6). Nhưng không tởm bằng thằng cu Tú, tao tưởng nhẩy như nó thì nhẩy làm gì ôm vào người ta mà mắt cứ trợn ngược lên để nghe nhịp nhạc ông cũng đến chết với chúng nó thôi.
– Này! Bắt đầu đi chứ? Chờ gì nữa?
– Còn vài mẹ đương trang điểm ở trong buồng chưa xong!
– Làm gì mà nóng thế? Háo quá!
– Khốn nhưng tiếng pianô như xói vào tai, thì ai lạnh lùng được. Sao họ bất nhã thế nhỉ! Nhảy đã tàng bỏ bu còn bắt người ta chờ đợi.
– Toi lỗ mãng nóng nẩy thế thì nước mẹ gì? Toi phải kiên tâm không thì hại cá chúng moi đấy! Rồi chốc nữa toi nhẩy với con Kim Thanh mà xem, nó không quay cho choái người ra ấy à? Lần trước moi chóng mặt vì nhẩy valse với nó.
– Nó có biết valse lente(7) không?
Ông Kỹ sư nói xong, bĩu môi, giún vai ra dáng khinh người. Ông gí điếu thuốc lá vào gót giầy, quẳng đi châm điếu khác, rồi tiếp:
– Để rồi moi lật tay elle(8) cho mà xem. Chắc thế nào nó cũng sai cadencer(9). Rồi nó sẽ hết vía về lối valse croisée của moi.
– Thôi đừng làm họ ngượng. Đến đàn ông chúng mình còn chẳng hiểu valse croisée là cái quái gì nữa là họ?
– Đã vác cái mặt đi nhẩy đầm lại còn ngượng thì thà ở nhà đâm đầu vào nồi cá kho mà tự tử cho xong? Thế thì cứ fox-trot, marche, one-step(10) có được không? Giở valse ra làm gì?
– Thế mà moi thích tango(11) nhất Khổng Tử viết Ùn tàngo dans tes bras, ét mon coeur chavire!…(12)
– Nhưng ở đây không có đèn điện đỏ như các dancing(13)
– Cần gì? đèn điện đỏ để cho khỏi lẫn vàng với thau mà thôi, cho bọn nhẩy tàng khỏi lẫn vớ fox-trot lent(14) chứ?
– Thế slow-fox là cái gì?
Thấy câu hỏi ngớ ngẩn, mọi người giậm chân xuống mà cười, họ bóp mũi ông Tham Lục lộ mà rằng:
– Mày cứ mang xôi gà đến đây, tao dạy cho. Nó là foy-trot lent, tiếng ăng-lê gọi là slow-fox chứ gì! Mày hãy đi khắp thế giới xem nước nào còn nhẩy charleston(15) ở đấy mà nhẩy. Coi không chốc nữa lại va cả vai vào người ta nhé!
– Toi phải biết moi tấn tới lắm rồi đấy! Giá không có Ta femme(16) làm entainemen(17) moi mỗi ngày hai giờ, thì moi có dám liều mạng ngày hôm nay đầy? Moi học chóng vì moi biết battre mesure(18)
– Ừ như ma soeur(19), không học mesure, thành ra nó cứ tâtonner(20) lâu quá?
– Ừ, mà các cô ấy khỉ bỏ đời, người ta dạy cho cách chơi phong nhã, thì mãi mới nghe đấy. Còn thẹn thò e lệ, lúc mới tập thấy tay người ta ôm ngang lưng, cú cười rũ lên! Thế mới biết nước mình, cái gì cũng hèn kém?
– Thôi, chuyện hão mãi, phải giục họ đi chứ?
Nhưng chẳng bao lâu, lũ ghế bầy cạnh tường đã được thảnh thơi ngồi yên mà xem bọn tân-nhân vật họ lính sát sạt vào nhau họ nhẩy. Loan vờn phượng múa loan ôm phượng, phượng bồng loan. Tiếng đàn trầm bổng, như đưa nhẹ linh hồn lên cõi Bồng lai; cuộn giấy đằng xa ném tung lại, kéo dài ra cuốn cặp nọ díu vào cặp kia, như sợi tơ hồng giàng buộc cho thêm chặt tấm tình ân ái.
Rồi một cái cúi chào cảm ơn, một cái gật nghiêng tạ lại một nụ cười xinh xắn, hồi vỗ tay gọn gàng. Rồi cuộc vui càng vui, nhẩy xong lại nghỉ, nghỉ chán lại nhẩy. Mấy anh bồi, anh bếp, anh xe, nhìn chị vú thập thò ngoài cửa sổ, thì thỉnh thoảng lại đưa một câu trêu ghẹo:
– Mẹ kiếp! Khoái lắm nhỉ!
Đêm khuya. Đêm càng khuya, cuộc vui càng nồng vẻ tình càng thắm. Nhẩy hết điệu này sang điệu khác nên nhiều bà, nhiều cô, đến cả nhiều ông nữa, thoái thác rằng sức yếu, phải rủ nhau chuồn vào những nơi kín đáo nói rằng để trốn! Nhưng chỗ đêm khuya ấy mới lãm ngón tài tình…
Bỗng ông Kỹ sư Hoá học nhớn nhơ nhớn nhác. Ông đập hết túi nọ đến túi kìa, dòm hết chỗ này sang chỗ khác nhưng không thấy.
– Toi tìm gì?
– Quái? Cái ví của moi đâu mất!
Các ông các bà thấy cái tin dữ dội, phải hoãn cả cuộc vui và tranh nhau hỏi:
– Trong ví có gì không?
– Có nhiều giấy má quan trọng, có cả bốn trăm bạc tôi vừa mới lĩnh buổi chiều.
– Bốn trăm bạc? Trời ơi! Giắt trong mình làm gì cho thêm tội?
– Tôi vẫn có tính quen hay giắt nhiều tiền trong ví.
– Cái ví ấy thế nào?
– Nó không to lắm, mầu tím, tôi mua ở Singapour.
– À tôi trông thấy nó rồi.
– Ở đâu?
– Không! Hôm qua tôi thấy lui để trên bàn nhà lui.
– Phải đó. Nó chỉ bằng ngần này thôi.
– Ồ! Thế mà mất thì tức thực! Ta nên hết sức tìm cho ra.
– Nên khám bọn đầy-tớ đã.
– Bối? Xe! Bếp! Vú! Chúng bay gọi nhau lên cả đây!
– Anh em ta mỗi người đi một ngả. Nhà trong, nhà ngoài, ngoài vườn, dưới bếp, đằng sau, chỗ nào cũng nên soi thật kỹ. Phải làm ngay mới thấy.
Rồi một mặt vài ông khám lũ đầy tớ, một mặt vài ông đi soi khắp mọi nơi. Các bàn các cô thở dài, bàn tán, ai cũng bảo ông ấy không là Kỹ sư Hoá học, mà là Kỹ sư Hoá dại, làm gì lúc nào cũng phải khênh cả gia tài vào mình?
– Không tìm thấy thì tức lắm nhỉ!
– Rồi cũng thấy. Chỉ quanh nhà này chứ đi đâu mà mất.
– Nhưng mất cuộc đang vui.
– Hôm nay nhẩy mệt lắm rồi.
– Ừ mà tôi cũng buồn ngủ!
– Ngủ thì không phải nhà thức-giả: Hãy danser một lúc nữa đã.
– Không thấy đâu cả, các bà ạ.
Các bà quay cả lại nhìn ông Kỹ sư Hoá học. Nét mặt nhăn nhó, ông lắc đầu, nói tiếp:
– Đành mất!
– Thế ví ông để ở đâu?
– Tôi để ở túi áo trong. Nhưng lúc ăn cơm nực quá tôi có cởi ra và treo ở mắc áo trong buồng này. Lúc đang khiêu vũ, tôi cũng vài lần vào đây nghỉ, cởi ra và treo ở đây, rồi ra sân đi bách bộ cho mát.
– Thế thì anh mất vào lúc nào?
– Cô hỏi dở quá! Nếu biết thế còn nói chuyện gì!
– Vậy ai vào buồng này mà lấy được của anh?
– Nhiều lúc buồng này không có người, cô ạ. Mà cô xem, cửa ra sân vẫn mở thế này, thì làm gì chẳng mất. Trong ví anh có những bốn trăm đồng.
– Thưa cô vâng. Bốn cái giấy, mỗi cái một trăm.
– Hay để chúng em góp sức với các anh để tìm cho chóng?
– Cảm ơn các cô. Chúng tôi đã khám lũ người nhà. Các anh ấy lại đang tìm lượt thứ hai nữa. May thì thấy, chẳng may thì chịu mất, chứ biết làm thế nào bây giờ! Để rồi sáng mai tôi lên trình Cẩm, vì cũng may là tôi nhớ cả số giấy bạc, chắc kẻ gian có lấy cũng không nuốt trôi.
– Nếu nhớ số thì rồi tìm cũng ra. Đứa nào dám tiêu nữa?
– Khuya lắm rồi! Mấy giờ rồi, anh?
– Hai giờ rưỡi. Chị buồn ngủ à? Tìm thấy ví rồi lại nhẩy cho đến sáng, cần gì?
– Để mai ngủ như chó chết, me em mắng cho ấy à!
– Ai? Me Ngọc Diệp ấy à? Bà cụ chiều cậu như chiều vong, việc gì mà sợ?
Tiếng giầy lộp cộp ở nhà dưới đi dồn lên. Các bà, các cô cùng ông Kỹ sư hồi hộp, xô cả nhau ra hỏi:
– Thế nào? Có tìm thấy không?
Mọi người nét mặt rầu rầu, lắc đầu, nói:
– Nguội?
Ông Giáo sư thì thào:
– Tôi trông thấy thằng xe khác sắc mặt.
Ông Bác sĩ cũng bảo:
– Chính tôi ngờ cho nó ngay từ đầu.
Ông Huyện Tư pháp rằng:
– Tôi đã hỏi vặn nó nhiều điều, xem chừng nó trả lời lúng túng lắm.
Ông Nghè Luật nói:
– Chẳng luật pháp gì bằng cứ giã cho một trận là lòi ví ra ngay. Nó không xưng, ta hãy lên trình Cẩm.
Mọi người bàn tán giờ lâu, rồi quyết rằng thằng xe ăn cắp. Người thì tiếc mất của, người thì tiếc mất vui rồi dăm ba câu chuyện tào lao, ai nấy thấy khuya, bảo nhau về nhà đi ngủ.
***
Sáng hôm sau, thằng xe phải một trận đòn thừa sống thiếu chết, nhưng nhất định nó không nhận. Gan thì cho chết? Hẳn nó cũng đã biết rằng giấy bạc nhớ số thì khó lòng tiêu nổi, vậy mà nó cứ khăng khăng một mực chối hoài. Có lẽ nó muốn giữ tiếng là người ngay nên sau khi bị trận đánh ở nhà, nó còn phải điệu lên Cẩm để xét hỏi.
Thằng bồi phải quét nhà thay cho thằng xe. Trong khi đưa đi đưa lại cái ngọn chổi, nó nghĩ đến roi đòn bạn đồng nghiệp mới được nếm mà chột dạ. Nó thương hại. Nhưng chột dạ bao nhiêu, thương hại bao nhiêu nó phải nghĩ đến cần câu cơm của nó bấy nhiêu. Nó quét thật sạch, lau đồ đạc bóng, xếp các đệm ghế, khăn bàn cho thật ngay. Nó vào buồng hôm qua ông gì mất của treo áo, nó ngắm xung quanh, nó thở dài, rồi xếp lại các tượng đồng, cốc bạc. Nó thu gọn các gối trên mặt ghế đi-văng, nó lấy ra từng cái để đập cho hết bụi.
Nhưng nó ngạc nhiên quá, dưới lũ gối con ấy, lại còn một cái ví đầm đen của bà nào bỏ quên. Nó sợ, nhưng mừng thầm rằng cũng may mà bà ấy chưa kêu mất, vì đáng lẽ bọn nó thế nào, cũng có đứa phải đòn vì cái ví này. Nhưng tò mò, nó nhìn, nó nắn, nó đoán. Nó chẳng có thể nhận là cái ví ấy của ai, vì hôm qua bà nào cũng có ví kiểu này và mầu ấy. Nó lật đi, lật lại, rồi không biết nó nghĩ thế nào, nó tặc lưỡi, đánh bạo mở ra xem trộm.
Nó nhìn vào trong ví. Nó giật mình đánh thót. Nó run lên, nó sợ quá. Nó rối trí, nó vội đậy ngay ví lại và để trả vào chỗ cũ. Trống ngực nó thình thình.
– Trời ơi! Lạ thật! Trong cái ví đầm ấy, nó chẳng thấy vật gì khác, chỉ thấy cái ví tím mà cái nhà ông gì kêu rối lên rằng mất đêm qua!
Vậy thì cái ví ấy của ai? Bà nào, cô nào xấu chơi thế?
19 Septembre 1933
Chú thích:
(1) Lui, đọc là luý (tiếng Pháp): ông ta, hắn, nó
(2) Cavalière: Gái nhẩy
(3) Moi : Tôi, tao
(4) Toi: anh, mày
(5) “Pardon Mademoiselle”: Xin lỗi cô
(6) Tenue: tư thế
(7) Valse lente: Điệu van chậm
(8) Elle: Nàng, nó
(9) Cadence: Nhịp
(10) Valse croisée, fox-trot, marche, one-step… tên các điệu nhẩy
(11) Tango, foxtrot lente, slow-fox, charleston…: tên các điệu nhẩy
(12) Un tango dans tes bras… Một điệu tango trong những cánh tay em, và trái tim tôi thổn thức?
(13) Tiệm nhẩy, vũ trường
(14) tên các điệu nhẩy
(15) tên các điệu nhẩy
(16) Ta femme: Vợ anh
(17) Entrainement: hướng dẫn
(18) Battre mesure: Đập nhịp
(19) Em gái tôi
(20) Tâtonnez: Dò dẫm