Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thần, Người Và Đất Việt

Lời Giới Thiệu : Đào Hùng

Tác giả: Tạ Chí Đại Trường
Chọn tập

ĐÀO HÙNG

Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam

Tôn giáo và tín ngưỡng của người Việt là một lĩnh vực nghiên cứu được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm. Đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam, sự quan tâm đó có thể xuất phát từ nhiều hoàn cảnh và do nhiều động cơ khác nhau, tuy nhiên, trải qua một thời gian dài giới nghiên cứu của chúng ta thường bị những động cơ chính trị chi phối, nên việc nghiên cứu đôi khi không thể không tránh khỏi những thiên kiến.

Còn nhớ một thời chúng ta chủ trương học thuyết vô thần – thậm chí trong nguyên tắc phân loại của thư viện học, các xuất bản phẩm đề cập đến vấn đề tôn giáo đều được xếp vào mục “vô thần” – nên đã đồng loạt coi mọi hiện tượng tôn giáo tín ngưỡng thuộc vào lĩnh vực của quá khứ mang nhiều tính lạc hậu, thậm chí còn là phản động, là “những tàn dư của xã hội cũ”. Tình hình đó ảnh hưởng không ít đến sư phát triển của môn học này, đặc biệt là đối với nhân học tôn giáo.

Từ ngày đất nước bước vào con đường đổi mới và hội nhập, không khí học thuật của chúng ta có phần cởi mở hơn, không còn bị gò bó đi theo lối mòn cũ. Cũng vì vậy mà trên lĩnh vực nghiên cứu tôn giáo và tín ngưỡng, nhiều công trình đã quan tâm đề cập đến giá trị và tác động của văn hoá tâm linh đối với sự phát triển của văn hoá dân tộc. Tuy nhiên do lâu nay giới nghiên cứu Việt Nam ít được tiếp xúc với các công trình của nước ngoài trên lĩnh vực này, nên nhiều vấn đề về lí luận đã tỏ ra bất cập. Nếu trước kia một số lớn thần linh thường được đánh giá là “phản ánh của những tư tưởng mê muội và lạc hậu thời phong kiến”, thì nay lại có khi được nhìn nhận theo cực ngược lại, là cố đi tìm lai lịch các vị nhân thần hay nhiên thần theo hướng là những “nhân vật đã có công giữ nước và dựng nước”. Chẳng hạn trong việc vận động xếp hạng các di tích gắn với tín ngưỡng, người ta thường cố dựng lại lí lịch của các vị thần được thờ theo hướng đó. Họ không nghĩ rằng việc này đã được cụ Nguyễn Bính từ thời Lê Trung hưng làm rồi. Hầu hết lí lịch các vị thần tối cổ bản địa do triều đình sắc phong đều được vị học sĩ này biên soạn lại theo nhãn quan nho giáo, để trở thành những vị thần nếu không có công phò vua giúp nước, thì ít ra cũng là những anh hùng văn hoá. Vì vậy mà một loạt các thần giao long, thuồng luồng, thần hòn đá, thần gốc cây… đã được biến hoá, nếu không trở thành “tướng của vua Hùng” thì cũng là “nữ tướng của Hai bà Trưng”… Cách làm đó vô tình đã được lặp lại trong tâm thức của nhiều học giả thời nay, muốn tìm lại trong tín ngưỡng truyền thống những hình ảnh của tinh thần dân tộc được lưu lại từ thời xưa. Vỉ việc làm đó đang phục vụ cho việc đi tìm lại bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần vào công cuộc chấn hưng kinh tế xã hội ngày nay.

Nhằm góp một phần nhỏ vào việc giới thiệu những lí luận cơ bản trong nghiên cứu tôn giáo và tín ngưỡng mà Viện Nghiên cứu tôn giáo đã làm trong mươi năm trở lại đây, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đang chuẩn bị xuất bản một tập họp những bài viết về nhân học tôn giáo của các học giả nước ngoài, từ các tác gia kinh điển đến các tác gia hiện đại. Cũng trên tinh thần đó, việc tái bản cuốn Thần, người và đất Việt của Tạ Chí Đại Trường là một đóng góp mới vào việc giới thiệu một phương pháp nghiên cứu tôn giáo và tín ngưỡng mà tác giả đã thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học.

Trong lời Giới thiệu cho lần xuất bản đầu tiên, Gs. Nguyễn Thế Anh đã viết: “Tạ Chí Đại Trường không tự hạn định trong một quan niệm duy vật lịch sử đồng hoá tín ngưỡng tôn giáo với tấm gương phản chiếu một cơ chế kinh tế xã hội, bắt buộc mọi sự phân loại các hiện tượng tôn giáo phải đặt cơ sở trên khía cạnh xã hội. Bởi vì, coi tín ngưỡng như một kiến trúc thượng tầng liên kết chặt chẽ với sự biến chuyển của các phương thức sản xuất xã hội nhưng chỉ phảng phất trên các thực tế khách quan mà nó là một hình ảnh méo mó, duy vật biện chứng phủ nhận tác dụng đòi hỏi của tâm hồn cần có một thế giới siêu linh. Trái lại, như tác giả đã viết trong một nơí trong sách: ‘tính cách chung trong sự vọng tưởng về thiêng liêng của con người giải thích sự tồn tại và đổi dạng của thần linh qua thời đại, qua thể chế xã hội’. Cho rằng câu chuyện thần linh căn bản là câu chuyện văn hoá, Tạ Chí Đại Trường nhấn mạnh lên các sự liên tục văn hoá, để thấu hiểu, bên trên sự hỗn độn của các dữ kiện thần thoại, hiện tượng tín ngưỡng trong tính đơn nhất sống động của nó, như là một hoạt động văn hoá diễn đạt dưới nhiều hình thức khác nhau. Sự nghiên cứu của ông là một nghiên cứu các sự đổi thay: tín ngưỡng tôn giáo chuyển biến hơn là tan biến, với những đổi thay nghi thức phụng thờ đi đôi với sự lệ thuộc thần quyền vào thế quyền, với những niềm tin mới xuất phát từ sự gặp gỡ của những văn hoá ngoại lai”.

Xác định phương pháp của mình, tác giả cũng đã trình bày trong một bài viết trước đây: “Người ta đã đi từ sự quá đà coi thần tích như là hiện thân toàn vẹn của lịch sử, đến sự quá đà khác là bác bỏ hoàn toàn, hay ít ra cũng đi đến sự hoài nghi sâu đậm. Thần tích xuất hiện qua những giai đoạn khác nhau phản ảnh tâm tư của con người thời đại, níu kéo trên bước chân của mình những sự kiện xảy ra trong thời gian đó; nói cách khác, một chuỗi thần tích nối tiếp nhau về một nhân vật, nếu được đặt kề nhau, sẽ làm nổi lên dấu vết lịch sử cấu thành hình ảnh nhân vật đó. Ở đây chúng ta không tìm một khuôn mặt nhạt nhoà qua thời gian, mà đi tìm một khuôn mặt hình thành qua thời gian, và lẽ tất nhiên sẽ thấy được khuôn mặt lúc khởi đầu.” (trong Lịch sử một thần tích: Phù Đổng Thiên vương, 1986).

Cuốn sách này xuất bản đã lâu, nhưng đến với độc giả Việt Nam còn quá ít. Mong rằng với lần tái bản này, chúng ta sẽ có điều kiện hiểu biết nhau hơn, chia sẻ cùng tác giả những suy nghĩ và băn khoăn trong quá trình nghiên cứu để đi đến có một cái nhìn chân xác hơn về lịch sử phát triển của tôn giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

ĐÀO HÙNG

Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam

Tôn giáo và tín ngưỡng của người Việt là một lĩnh vực nghiên cứu được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm. Đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam, sự quan tâm đó có thể xuất phát từ nhiều hoàn cảnh và do nhiều động cơ khác nhau, tuy nhiên, trải qua một thời gian dài giới nghiên cứu của chúng ta thường bị những động cơ chính trị chi phối, nên việc nghiên cứu đôi khi không thể không tránh khỏi những thiên kiến.

Còn nhớ một thời chúng ta chủ trương học thuyết vô thần – thậm chí trong nguyên tắc phân loại của thư viện học, các xuất bản phẩm đề cập đến vấn đề tôn giáo đều được xếp vào mục “vô thần” – nên đã đồng loạt coi mọi hiện tượng tôn giáo tín ngưỡng thuộc vào lĩnh vực của quá khứ mang nhiều tính lạc hậu, thậm chí còn là phản động, là “những tàn dư của xã hội cũ”. Tình hình đó ảnh hưởng không ít đến sư phát triển của môn học này, đặc biệt là đối với nhân học tôn giáo.

Từ ngày đất nước bước vào con đường đổi mới và hội nhập, không khí học thuật của chúng ta có phần cởi mở hơn, không còn bị gò bó đi theo lối mòn cũ. Cũng vì vậy mà trên lĩnh vực nghiên cứu tôn giáo và tín ngưỡng, nhiều công trình đã quan tâm đề cập đến giá trị và tác động của văn hoá tâm linh đối với sự phát triển của văn hoá dân tộc. Tuy nhiên do lâu nay giới nghiên cứu Việt Nam ít được tiếp xúc với các công trình của nước ngoài trên lĩnh vực này, nên nhiều vấn đề về lí luận đã tỏ ra bất cập. Nếu trước kia một số lớn thần linh thường được đánh giá là “phản ánh của những tư tưởng mê muội và lạc hậu thời phong kiến”, thì nay lại có khi được nhìn nhận theo cực ngược lại, là cố đi tìm lai lịch các vị nhân thần hay nhiên thần theo hướng là những “nhân vật đã có công giữ nước và dựng nước”. Chẳng hạn trong việc vận động xếp hạng các di tích gắn với tín ngưỡng, người ta thường cố dựng lại lí lịch của các vị thần được thờ theo hướng đó. Họ không nghĩ rằng việc này đã được cụ Nguyễn Bính từ thời Lê Trung hưng làm rồi. Hầu hết lí lịch các vị thần tối cổ bản địa do triều đình sắc phong đều được vị học sĩ này biên soạn lại theo nhãn quan nho giáo, để trở thành những vị thần nếu không có công phò vua giúp nước, thì ít ra cũng là những anh hùng văn hoá. Vì vậy mà một loạt các thần giao long, thuồng luồng, thần hòn đá, thần gốc cây… đã được biến hoá, nếu không trở thành “tướng của vua Hùng” thì cũng là “nữ tướng của Hai bà Trưng”… Cách làm đó vô tình đã được lặp lại trong tâm thức của nhiều học giả thời nay, muốn tìm lại trong tín ngưỡng truyền thống những hình ảnh của tinh thần dân tộc được lưu lại từ thời xưa. Vỉ việc làm đó đang phục vụ cho việc đi tìm lại bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần vào công cuộc chấn hưng kinh tế xã hội ngày nay.

Nhằm góp một phần nhỏ vào việc giới thiệu những lí luận cơ bản trong nghiên cứu tôn giáo và tín ngưỡng mà Viện Nghiên cứu tôn giáo đã làm trong mươi năm trở lại đây, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đang chuẩn bị xuất bản một tập họp những bài viết về nhân học tôn giáo của các học giả nước ngoài, từ các tác gia kinh điển đến các tác gia hiện đại. Cũng trên tinh thần đó, việc tái bản cuốn Thần, người và đất Việt của Tạ Chí Đại Trường là một đóng góp mới vào việc giới thiệu một phương pháp nghiên cứu tôn giáo và tín ngưỡng mà tác giả đã thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học.

Trong lời Giới thiệu cho lần xuất bản đầu tiên, Gs. Nguyễn Thế Anh đã viết: “Tạ Chí Đại Trường không tự hạn định trong một quan niệm duy vật lịch sử đồng hoá tín ngưỡng tôn giáo với tấm gương phản chiếu một cơ chế kinh tế xã hội, bắt buộc mọi sự phân loại các hiện tượng tôn giáo phải đặt cơ sở trên khía cạnh xã hội. Bởi vì, coi tín ngưỡng như một kiến trúc thượng tầng liên kết chặt chẽ với sự biến chuyển của các phương thức sản xuất xã hội nhưng chỉ phảng phất trên các thực tế khách quan mà nó là một hình ảnh méo mó, duy vật biện chứng phủ nhận tác dụng đòi hỏi của tâm hồn cần có một thế giới siêu linh. Trái lại, như tác giả đã viết trong một nơí trong sách: ‘tính cách chung trong sự vọng tưởng về thiêng liêng của con người giải thích sự tồn tại và đổi dạng của thần linh qua thời đại, qua thể chế xã hội’. Cho rằng câu chuyện thần linh căn bản là câu chuyện văn hoá, Tạ Chí Đại Trường nhấn mạnh lên các sự liên tục văn hoá, để thấu hiểu, bên trên sự hỗn độn của các dữ kiện thần thoại, hiện tượng tín ngưỡng trong tính đơn nhất sống động của nó, như là một hoạt động văn hoá diễn đạt dưới nhiều hình thức khác nhau. Sự nghiên cứu của ông là một nghiên cứu các sự đổi thay: tín ngưỡng tôn giáo chuyển biến hơn là tan biến, với những đổi thay nghi thức phụng thờ đi đôi với sự lệ thuộc thần quyền vào thế quyền, với những niềm tin mới xuất phát từ sự gặp gỡ của những văn hoá ngoại lai”.

Xác định phương pháp của mình, tác giả cũng đã trình bày trong một bài viết trước đây: “Người ta đã đi từ sự quá đà coi thần tích như là hiện thân toàn vẹn của lịch sử, đến sự quá đà khác là bác bỏ hoàn toàn, hay ít ra cũng đi đến sự hoài nghi sâu đậm. Thần tích xuất hiện qua những giai đoạn khác nhau phản ảnh tâm tư của con người thời đại, níu kéo trên bước chân của mình những sự kiện xảy ra trong thời gian đó; nói cách khác, một chuỗi thần tích nối tiếp nhau về một nhân vật, nếu được đặt kề nhau, sẽ làm nổi lên dấu vết lịch sử cấu thành hình ảnh nhân vật đó. Ở đây chúng ta không tìm một khuôn mặt nhạt nhoà qua thời gian, mà đi tìm một khuôn mặt hình thành qua thời gian, và lẽ tất nhiên sẽ thấy được khuôn mặt lúc khởi đầu.” (trong Lịch sử một thần tích: Phù Đổng Thiên vương, 1986).

Cuốn sách này xuất bản đã lâu, nhưng đến với độc giả Việt Nam còn quá ít. Mong rằng với lần tái bản này, chúng ta sẽ có điều kiện hiểu biết nhau hơn, chia sẻ cùng tác giả những suy nghĩ và băn khoăn trong quá trình nghiên cứu để đi đến có một cái nhìn chân xác hơn về lịch sử phát triển của tôn giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky