Trong sự thăng tiến thần linh qua những thế kỉ độc lập X – XIV, ta gặp những nhiên thần, nhân thần cũ, mới có quyền uy rõ rệt đối với dân chúng trong một tập đoàn, bao quát một vùng lãnh thổ. Nhưng chúng ta không thấy ghi nhận mà biết chắc có, là các thần bảo trợ tư nhân, gia đình mà ngày nay người ta sử dụng từ Hán Việt gọi là táo quân, thổ công (như được ghi nhận trong các cuộc cúng kiếng trong nhà). Và mở rộng quyền lực thần thánh khỏi khuôn viên kiến trúc tư thì đụng đến quyền hạn của ông thổ địa.
Triều đình Trung Quốc nơi cội gốc cũng như ở Việt Nam chưa ai công nhận có một ngạch trật nào cho thổ địa cả. Như thế thổ công, thấp hơn thổ địa, mang tính riêng tư lại càng không dễ có được một nhiệm vụ hành chính nào. Ông thổ công Việt Nam ngày xưa không những đã không có dáng bằng vai với một viên lại cấp thấp mà còn được thời đại quan niệm giống một loại thấp của các thần trong dâm từ nữa. Ấy thế mà, theo với đà tiến triển của xã hội Đại Việt, các ông thần tư này dựa vào một hình thức trú sở của một tổ chức hành chính, xã hội vừa công vừa tư, hay công tư riêng biệt, đã vươn lên trở thành những người cầm đầu làng xã trên cõi thiêng, những ông thành hoàng trong các đình làng thành lập chính thức vào cuối thế kỉ XV.
Tất nhiên qua bao nhiêu dạng hình đổi thay, ta không nhận ra ông thần nhỏ nhoi cũ qua bóng dáng đầy oai vũ của ông thành hoàng trong mắt người dân làng thời gần đây. Nhưng cũng chính ông thần nhỏ ấy khi tập họp được trong một thể chế vững vàng thì lại có thể nói là đã đỡ đầu cho các ông thổ địa lên chức, cho các thần dâm từ né tránh búa rìu nhà nước, và trụ sở của thần là nơi đón nhận các thần thất thế bị trung ương bỏ rơi, các thần danh tiếng phải phân thân vì địa điểm cư trú chật chội… Nội dung các đình làng và thần ở đấy lại càng phức tạp hơn vì sự đổi thay lí lịch phần lớn mang tính cách trốn chạy của các thần dồn về trú ngụ.
Trong sự thăng tiến thần linh qua những thế kỉ độc lập X – XIV, ta gặp những nhiên thần, nhân thần cũ, mới có quyền uy rõ rệt đối với dân chúng trong một tập đoàn, bao quát một vùng lãnh thổ. Nhưng chúng ta không thấy ghi nhận mà biết chắc có, là các thần bảo trợ tư nhân, gia đình mà ngày nay người ta sử dụng từ Hán Việt gọi là táo quân, thổ công (như được ghi nhận trong các cuộc cúng kiếng trong nhà). Và mở rộng quyền lực thần thánh khỏi khuôn viên kiến trúc tư thì đụng đến quyền hạn của ông thổ địa.
Triều đình Trung Quốc nơi cội gốc cũng như ở Việt Nam chưa ai công nhận có một ngạch trật nào cho thổ địa cả. Như thế thổ công, thấp hơn thổ địa, mang tính riêng tư lại càng không dễ có được một nhiệm vụ hành chính nào. Ông thổ công Việt Nam ngày xưa không những đã không có dáng bằng vai với một viên lại cấp thấp mà còn được thời đại quan niệm giống một loại thấp của các thần trong dâm từ nữa. Ấy thế mà, theo với đà tiến triển của xã hội Đại Việt, các ông thần tư này dựa vào một hình thức trú sở của một tổ chức hành chính, xã hội vừa công vừa tư, hay công tư riêng biệt, đã vươn lên trở thành những người cầm đầu làng xã trên cõi thiêng, những ông thành hoàng trong các đình làng thành lập chính thức vào cuối thế kỉ XV.
Tất nhiên qua bao nhiêu dạng hình đổi thay, ta không nhận ra ông thần nhỏ nhoi cũ qua bóng dáng đầy oai vũ của ông thành hoàng trong mắt người dân làng thời gần đây. Nhưng cũng chính ông thần nhỏ ấy khi tập họp được trong một thể chế vững vàng thì lại có thể nói là đã đỡ đầu cho các ông thổ địa lên chức, cho các thần dâm từ né tránh búa rìu nhà nước, và trụ sở của thần là nơi đón nhận các thần thất thế bị trung ương bỏ rơi, các thần danh tiếng phải phân thân vì địa điểm cư trú chật chội… Nội dung các đình làng và thần ở đấy lại càng phức tạp hơn vì sự đổi thay lí lịch phần lớn mang tính cách trốn chạy của các thần dồn về trú ngụ.