Chúng ta đã gặp và bàn xét về những thần linh ở cửa sông lớn, ở vùng đất đang thành hình (thần Hống Hát trên sông Lục Đầu, thần Triệu Quang Phục trên cửa Đại Ác). Sự tin tưởng đó phù hợp với một tập đoàn cư dân khai thác đồng bằng đang lấn dần ra biển. Nhưng ý thức đất liền mạnh mẽ bám víu trong đầu óc người nông dân đã khiến cho các thần đó từ cửa biển, sông lớn lại chuyển vào nội địa. Tuy nhiên từ thế kỉ XI trở đi, sự phát triển của Đại Việt đă khiến người ta lưu ý đến biển như một vùng hoạt động phải có, nối dài với đất, một không gian sinh tồn của đế quốc nhỏ nhoi mới nổi. Từ đó, ta bắt đầu gặp một hệ thống thần biển thực sự mà những tô vẽ của tầng lớp nho sĩ cầm quyền không che lấp được những đặc tính riêng trong sự thờ cúng của dân chúng đối với người bảo trợ mình giữa sóng nước mênh mông.
Lí Thái Tổ biết đến sóng dữ cửa Biện đầu năm 1012 khi đi đánh châu Diễn. Lí Thái Tông và Thánh Tông biết đường biển trong các chuyến nam chinh 1044, 1069. Tuy nhiên sự hấp dẫn của ngọc trai ở vùng Hải Ninh ngày nay đã khiến cho từ 1033, nhà cầm quyền Thăng Long biết đến sự thờ cúng của dân biển mò ngọc trai, mở đầu cho tên chúa Ngọc liên hệ về sau với Thiên Y.
Giao thương mở rộng về mặt biển, các hải cảng được lưu tâm đến, trong đó Vân Đồn được lưu dấu phồn thịnh nhất mà lại không thấy có một đền miếu nào được nhắc tới. Có vẻ đám dân tạp chủng tứ xứ ở đây, trong tình trạng hỗn cư, tuy chắc cũng có quan niệm tín ngưỡng về biển cho riêng mình, nhưng không đủ mức độ tập trung để suy tôn một vị thần riêng biệt nào. Trong lúc đó, VĐULT ghi lại một tập họp thần linh biển, ở mãi tận biên giới phía nam nước Đại Việt, với danh xưng và truyện tích cho ta thấy đây là thần gốc của cả một dòng thờ cúng dọc biển tràn xuống phương Nam theo người Việt nhưng nội dung ẩn náu của cốt thần thì phức tạp hơn nhiều.
Đền cửa Cờn (“Càn hải môn từ”) thờ vị “phu nhân công chúa nhà Nam Tống” vì nước mất nhà tan trôi dạt đến phương Nam, gây nên một đoạn tình oan trái, vô tình hại người nên phải tự tử cùng mẹ và chị. Lớp vỏ bên ngoài của thần là sự kiện hơn 10 vạn xác quân tướng triều đình Nam Tống thua quân Nguyên (1279), chết nổi trên mặt nước như Toàn thư đã ghi. Như thế, việc thờ thần theo dạng này là của phần tư cuối thế kỉ XIII. Không loại trừ đền là của đám di thần nhà Tống chạy qua đất Việt sẽ góp phần vào việc chống quân Nguyên vài năm sau. Nhưng có dấu vết là đền lập trên một điểm thờ cúng cũ của địa phương, vì nội dung truyện tích đã từ một sự kiện gợi lòng trung quân ái quốc, lại chuyển qua việc thờ cúng một người đàn bà. Truyện tích nói đến ba người đàn bà liên can, lại chỉ có một mình “Phu nhân” được tôn vinh, một người độc nhất như Trần Anh Tông đã nằm mơ thấy trong chuyến Nam chinh 1312 và được “cố lão” trong vùng xác nhận. Rõ ràng đấy là chuyện thờ cúng thần biển đàn bà nấp sau một câu chuyện trung trinh, có dáng thuần lí bên ngoài nhưng chưa mất dấu phù phép đe doạ bên trong: Thần đã lôi cuốn quyến rũ làm chết cả một ông sư đức hạnh.
Tính chất phức tạp đó càng tăng thêm khi ta thấy có cả dấu vết thờ cá voi của nơi này. Miếu thờ người học trò thuỷ thần của Chu An ở đầm Sét (Thanh Trì – Hà Nội) có tên nôm là Gàn, và tên chữ là Xá Càn Từ, có thể từ gốc Mã Lai sakan: cá voi.(7) Và câu chuyện của VĐULT lại cho thấy dạng cá voi trong hành trạng của “Phu nhân”. Cảnh “thuyền đi biển gặp sóng to gió lớn, nếu van vái với Phu nhân thì được bình yên vô sự” là điều người dân chài phía Nam ngày nay thường thấy và cầu khấn với cá Ông (voi) – đến cả người di tản vượt biên bây giờ cũng còn loan truyền với nhau. “Bà” và cá Ông đã là một trong tâm trí người dân chài miền biển, như thế dễ có sự lẫn lộn trong việc thờ cúng, để người ngoại cuộc dùng chung một cái tên của dân địa phương chỉ phần tin tưởng có sẵn, và thêm phần của mình vào.
Nguyễn Văn Hiền/Chất (thế kỉ XV) làm phần Tục bổ cho VĐULT, dễ chấp nhận khía cạnh trung trinh của câu chuyện trong lúc Dương Văn An gần gũi với khu vực gốc của Thần, đã sửa chữa, tập thành sách Ô Châu cận lục (1555) của hai người địa phương, lại cho ta biết thêm một truyền thuyết khác về Thần, và những cách thờ cúng, rõ ràng không phải để dâng cho một thần theo quan niệm Nho Giáo.(8)
Trên một vùng đã là đất Việt từ lâu thì thần (nữ) phải là vợ vua Hùng XIII (?) cho hợp với truyền thuyết Hùng Vương đã vào chính sử gần một thế kỉ sau Ngô Sĩ Liên. Có chuyện tranh ngôi báu kế vị, gây ra âm mưu của một thứ phi sai cắt bộ phận sinh dục của vị hoàng tử nhỏ mới sinh khiến cho bà hoàng hậu phải chịu lưu đày, chết giữa biển – như bao câu chuyện thâm cung bí sử đã trở thành bình thường ở nội cung. Tuy nhiên, Thần lại được xác nhận là “một vị phúc thần rất linh thiêng ở miền biển Nam”. Thần báo mộng cho dân đánh cá thờ cúng, nói rằng mình là “thần nước Nam” – giống như “nước Nam” của thần Thiên Y Hậu Thổ, và nổi lên sự quen thuộc với bộ phận sinh dục, chẳng “thanh tao” tí nào.
Chúng ta không rõ chi tiết về “tục múa hoa đỏ” (“vũ hồng hoa”) mà dân đánh cá hàng năm tế Thần, nhưng Dương Văn An đã chép trước đó, chuyện thần cửa Cờn hệt như ở VĐULT và thêm chi tiết: Thần là con gái út trong nhóm nạn nhân 4 người của nhà Triệu Tống. Thế là thần cửa Cờn từ thế kỉ XIV đến giữa thế kỉ XVI đã tăng thêm một người, thành “Tứ vị Thánh nương”, được “hết thảy các cửa biển đều lập đền thờ cúng”. Nói “tăng thêm một người” là xét theo hướng thời gian xuất hiện của tài liệu, nhưng xét về mặt nội dung bản chất thần, thì phải thấy chất thần biển bên trong truyện thần cửa Cờn (nguyên thuỷ chỉ có một người) sau khi đã nho hoá, đến lúc này và đối với địa phương, lại được ghi rõ ra làm đậm thêm tính chất Chàm đã có sẵn trong truyện tích. Cách thờ thần mà Dương Văn An chê trách đầy vẻ giận dữ, xấu hổ, cho ta biết điều đó: “Cựu tục, thổ nhân bất tri dĩ dâm vật sự thần”. “Dĩ dâm vật sự thần” có thể dễ hiểu ngay là người ta thờ cái linga. Và căn cứ theo cách thờ cúng của dân biển vào thời gần đây thì có thể biết thêm chi tiết, là lấy cây gậy gỗ/đá chọc vào lỗ-lường. Như thế càng có thêm bằng chứng là các đền thờ Bà Banh gần biển trong châu thổ sông Hồng không cần phải gốc từ các tù binh Chàm.
Theo với đà nhân hoá thần trong sinh hoạt biển lâu dài của người Chàm, thần biển biểu hiện quyền uy qua câu chuyện oan khuất của con người trước định mệnh mà sau này được Việt hoá, phổ biến trong chuyện hòn Vọng Phu: Hai anh em xung đột, xa cách nhau, gặp gỡ lại, lấy nhau mà không biết… Dương Văn An kể chuyện một thần vọng phu như thế, có tính Chàm nhiều hơn, là thần Thai Dương(9) và ghi rõ: “Tục truyền thần là người nước Chiêm” chết đi hoá thành hòn đá, quở trách người đánh cá vô tình gối đầu lên bụng mang thai của Bà, và Bà trở thành người bảo trợ mùa cá cho hộ thuyền chài, được dâng một người con gái hàng năm. Chi tiết này không thấy ghi ở Đại Nam nhất thống chí (ĐNNTC) bởi vì đã được thay thế bằng một con bò mỗi kì tế, ngay trong đời ông nghè triều Mạc này. Tuy nhiên cũng có thể nghĩ rằng thói tục tin ở thần biển còn rất sâu đậm khiến cho Trần Duệ Tông phải hiến tế một cung nhân có tên là Nguyễn Bích Châu trong chuyến viễn chinh 1377, và Lê Thánh Tông, gần một thế kỉ sau, vẫn tin vào tác dụng hiến tế đó mới phong cho con người bạc mệnh là Chế Thắng Phu nhân, theo ghi nhận của bà Đoàn Thị Điểm và một tài liệu muộn màng hơn, ở ĐNNTC, tỉnh Hà Tĩnh.
E. Porée-Maspéro có nhận xét rằng vì ưu thế nữ nên các thần thường được gọi là “Bà” trong khi vật tượng trưng cho thần là cái linga. mang nam tính.(10) Sự lẫn lộn – hay chuyển hoá nam nữ – nằm ngay trong bản chất của thần: Thần Po Sah Ino lấy 37 chồng, sinh 37 con trai, làm vua, chuyển giống thành vua Lửa, cai trị 12 năm lại trở thành đàn bà, lấy vua Trung Quốc…(11) Vì thế dù qua nhiều sự nhận diện của dân chúng, thần gốc của Tứ vị Thánh nương có thể đúng là thần Po Riyak (hay Po Rayak), thần sóng biển mà cuối thế kỉ XIX người ta còn thấy cái bumông (đền gỗ lợp ngói hoặc tranh) ở mũi đất mang tên ngôi đền được kiêng cữ: mũi Dinh.(12) Sự tan rã của tập họp Chàm khiến cho các thần linh của họ pha trộn vào nhau trước mắt người ngoài, và có thể ở ngay chính những tập nhóm còn lại.
Hẳn vì cũng có dạng nam thần nên Po Riyak mới được sắc vua (Nguyễn?) phong là Nam Hải Long Vương. Bằng cớ này cho ta đoán rằng các đền được ghi trên Bình nam đồ vẽ trước phần tư cuối thế kỉ XVIII(13) với tên Long Vương Miếu là đền thần biển Chàm – Việt hoá đến mức độ nào thì ta không được biết, nhưng cũng không nên vì cái từ Việt Hán đó mà cho rằng đây là một đền Việt. Sự hiểu biết của nho sĩ hay triều đình Thăng Long về tục lệ của “phiên dân” hẳn không đủ sâu để phân biệt riêng từng thần giữa các thần đã lẫn lộn, nhưng họ cũng hiểu đấy là một thần Chàm. Và Dương Văn An chưa nói đến Long Vương Miếu mà cũng phân biệt được nhiều loại đền thần biển khác. Cá voi cũng là một thần biển riêng biệt của phương Nam nhưng hẳn phần lớn dân Việt đầu thế kỉ XVI chưa nhận ra nên khoảng 1516 – 1526 , dân chài cửa Việt còn bắt cá mắc cạn lúc thuỷ triều rút đi, lấy xương sống làm xà nóc dựng nhà mà không coi là “ngọc cốt”. Tuy nhiên, Dương Văn An có lẽ đã thấy một đền thờ cá voi ở cửa sông Tam Kì khi ông liệt kê một “đền loài thuỷ tộc làm thần sông”.(14)
Thần Po Riyak chỉ là một thần hạng thứ trong hệ thống thần linh Chàm(15) thế nhưng khi Việt hoá thành Tứ vị Thánh nương thì theo đà bắt đầu ấy mà được thờ khắp nơi dọc biển, cá biệt trên sông (ở Bình Định) vì đã thành một hệ thống bảo trợ cần thiết cho đám dân đồng bằng đến thời kì phát triển phải vươn ra ngoài vùng nước mặn, đối phó với sóng gió chập chùng. Họ còn chờ thu nhận một thần linh tương tự trong hướng vọng của đám dân Trung Hoa đi biển nữa để thêm sắc thái cho một hệ thống thần không phải chỉ phù hộ cho dân đi biển mà còn vươn cánh tay quyền uy trên đất liền – tất nhiên là với một dạng hình canh cải, pha trộn thích hợp.
Chúng ta đã gặp và bàn xét về những thần linh ở cửa sông lớn, ở vùng đất đang thành hình (thần Hống Hát trên sông Lục Đầu, thần Triệu Quang Phục trên cửa Đại Ác). Sự tin tưởng đó phù hợp với một tập đoàn cư dân khai thác đồng bằng đang lấn dần ra biển. Nhưng ý thức đất liền mạnh mẽ bám víu trong đầu óc người nông dân đã khiến cho các thần đó từ cửa biển, sông lớn lại chuyển vào nội địa. Tuy nhiên từ thế kỉ XI trở đi, sự phát triển của Đại Việt đă khiến người ta lưu ý đến biển như một vùng hoạt động phải có, nối dài với đất, một không gian sinh tồn của đế quốc nhỏ nhoi mới nổi. Từ đó, ta bắt đầu gặp một hệ thống thần biển thực sự mà những tô vẽ của tầng lớp nho sĩ cầm quyền không che lấp được những đặc tính riêng trong sự thờ cúng của dân chúng đối với người bảo trợ mình giữa sóng nước mênh mông.
Lí Thái Tổ biết đến sóng dữ cửa Biện đầu năm 1012 khi đi đánh châu Diễn. Lí Thái Tông và Thánh Tông biết đường biển trong các chuyến nam chinh 1044, 1069. Tuy nhiên sự hấp dẫn của ngọc trai ở vùng Hải Ninh ngày nay đã khiến cho từ 1033, nhà cầm quyền Thăng Long biết đến sự thờ cúng của dân biển mò ngọc trai, mở đầu cho tên chúa Ngọc liên hệ về sau với Thiên Y.
Giao thương mở rộng về mặt biển, các hải cảng được lưu tâm đến, trong đó Vân Đồn được lưu dấu phồn thịnh nhất mà lại không thấy có một đền miếu nào được nhắc tới. Có vẻ đám dân tạp chủng tứ xứ ở đây, trong tình trạng hỗn cư, tuy chắc cũng có quan niệm tín ngưỡng về biển cho riêng mình, nhưng không đủ mức độ tập trung để suy tôn một vị thần riêng biệt nào. Trong lúc đó, VĐULT ghi lại một tập họp thần linh biển, ở mãi tận biên giới phía nam nước Đại Việt, với danh xưng và truyện tích cho ta thấy đây là thần gốc của cả một dòng thờ cúng dọc biển tràn xuống phương Nam theo người Việt nhưng nội dung ẩn náu của cốt thần thì phức tạp hơn nhiều.
Đền cửa Cờn (“Càn hải môn từ”) thờ vị “phu nhân công chúa nhà Nam Tống” vì nước mất nhà tan trôi dạt đến phương Nam, gây nên một đoạn tình oan trái, vô tình hại người nên phải tự tử cùng mẹ và chị. Lớp vỏ bên ngoài của thần là sự kiện hơn 10 vạn xác quân tướng triều đình Nam Tống thua quân Nguyên (1279), chết nổi trên mặt nước như Toàn thư đã ghi. Như thế, việc thờ thần theo dạng này là của phần tư cuối thế kỉ XIII. Không loại trừ đền là của đám di thần nhà Tống chạy qua đất Việt sẽ góp phần vào việc chống quân Nguyên vài năm sau. Nhưng có dấu vết là đền lập trên một điểm thờ cúng cũ của địa phương, vì nội dung truyện tích đã từ một sự kiện gợi lòng trung quân ái quốc, lại chuyển qua việc thờ cúng một người đàn bà. Truyện tích nói đến ba người đàn bà liên can, lại chỉ có một mình “Phu nhân” được tôn vinh, một người độc nhất như Trần Anh Tông đã nằm mơ thấy trong chuyến Nam chinh 1312 và được “cố lão” trong vùng xác nhận. Rõ ràng đấy là chuyện thờ cúng thần biển đàn bà nấp sau một câu chuyện trung trinh, có dáng thuần lí bên ngoài nhưng chưa mất dấu phù phép đe doạ bên trong: Thần đã lôi cuốn quyến rũ làm chết cả một ông sư đức hạnh.
Tính chất phức tạp đó càng tăng thêm khi ta thấy có cả dấu vết thờ cá voi của nơi này. Miếu thờ người học trò thuỷ thần của Chu An ở đầm Sét (Thanh Trì – Hà Nội) có tên nôm là Gàn, và tên chữ là Xá Càn Từ, có thể từ gốc Mã Lai sakan: cá voi.(7) Và câu chuyện của VĐULT lại cho thấy dạng cá voi trong hành trạng của “Phu nhân”. Cảnh “thuyền đi biển gặp sóng to gió lớn, nếu van vái với Phu nhân thì được bình yên vô sự” là điều người dân chài phía Nam ngày nay thường thấy và cầu khấn với cá Ông (voi) – đến cả người di tản vượt biên bây giờ cũng còn loan truyền với nhau. “Bà” và cá Ông đã là một trong tâm trí người dân chài miền biển, như thế dễ có sự lẫn lộn trong việc thờ cúng, để người ngoại cuộc dùng chung một cái tên của dân địa phương chỉ phần tin tưởng có sẵn, và thêm phần của mình vào.
Nguyễn Văn Hiền/Chất (thế kỉ XV) làm phần Tục bổ cho VĐULT, dễ chấp nhận khía cạnh trung trinh của câu chuyện trong lúc Dương Văn An gần gũi với khu vực gốc của Thần, đã sửa chữa, tập thành sách Ô Châu cận lục (1555) của hai người địa phương, lại cho ta biết thêm một truyền thuyết khác về Thần, và những cách thờ cúng, rõ ràng không phải để dâng cho một thần theo quan niệm Nho Giáo.(8)
Trên một vùng đã là đất Việt từ lâu thì thần (nữ) phải là vợ vua Hùng XIII (?) cho hợp với truyền thuyết Hùng Vương đã vào chính sử gần một thế kỉ sau Ngô Sĩ Liên. Có chuyện tranh ngôi báu kế vị, gây ra âm mưu của một thứ phi sai cắt bộ phận sinh dục của vị hoàng tử nhỏ mới sinh khiến cho bà hoàng hậu phải chịu lưu đày, chết giữa biển – như bao câu chuyện thâm cung bí sử đã trở thành bình thường ở nội cung. Tuy nhiên, Thần lại được xác nhận là “một vị phúc thần rất linh thiêng ở miền biển Nam”. Thần báo mộng cho dân đánh cá thờ cúng, nói rằng mình là “thần nước Nam” – giống như “nước Nam” của thần Thiên Y Hậu Thổ, và nổi lên sự quen thuộc với bộ phận sinh dục, chẳng “thanh tao” tí nào.
Chúng ta không rõ chi tiết về “tục múa hoa đỏ” (“vũ hồng hoa”) mà dân đánh cá hàng năm tế Thần, nhưng Dương Văn An đã chép trước đó, chuyện thần cửa Cờn hệt như ở VĐULT và thêm chi tiết: Thần là con gái út trong nhóm nạn nhân 4 người của nhà Triệu Tống. Thế là thần cửa Cờn từ thế kỉ XIV đến giữa thế kỉ XVI đã tăng thêm một người, thành “Tứ vị Thánh nương”, được “hết thảy các cửa biển đều lập đền thờ cúng”. Nói “tăng thêm một người” là xét theo hướng thời gian xuất hiện của tài liệu, nhưng xét về mặt nội dung bản chất thần, thì phải thấy chất thần biển bên trong truyện thần cửa Cờn (nguyên thuỷ chỉ có một người) sau khi đã nho hoá, đến lúc này và đối với địa phương, lại được ghi rõ ra làm đậm thêm tính chất Chàm đã có sẵn trong truyện tích. Cách thờ thần mà Dương Văn An chê trách đầy vẻ giận dữ, xấu hổ, cho ta biết điều đó: “Cựu tục, thổ nhân bất tri dĩ dâm vật sự thần”. “Dĩ dâm vật sự thần” có thể dễ hiểu ngay là người ta thờ cái linga. Và căn cứ theo cách thờ cúng của dân biển vào thời gần đây thì có thể biết thêm chi tiết, là lấy cây gậy gỗ/đá chọc vào lỗ-lường. Như thế càng có thêm bằng chứng là các đền thờ Bà Banh gần biển trong châu thổ sông Hồng không cần phải gốc từ các tù binh Chàm.
Theo với đà nhân hoá thần trong sinh hoạt biển lâu dài của người Chàm, thần biển biểu hiện quyền uy qua câu chuyện oan khuất của con người trước định mệnh mà sau này được Việt hoá, phổ biến trong chuyện hòn Vọng Phu: Hai anh em xung đột, xa cách nhau, gặp gỡ lại, lấy nhau mà không biết… Dương Văn An kể chuyện một thần vọng phu như thế, có tính Chàm nhiều hơn, là thần Thai Dương(9) và ghi rõ: “Tục truyền thần là người nước Chiêm” chết đi hoá thành hòn đá, quở trách người đánh cá vô tình gối đầu lên bụng mang thai của Bà, và Bà trở thành người bảo trợ mùa cá cho hộ thuyền chài, được dâng một người con gái hàng năm. Chi tiết này không thấy ghi ở Đại Nam nhất thống chí (ĐNNTC) bởi vì đã được thay thế bằng một con bò mỗi kì tế, ngay trong đời ông nghè triều Mạc này. Tuy nhiên cũng có thể nghĩ rằng thói tục tin ở thần biển còn rất sâu đậm khiến cho Trần Duệ Tông phải hiến tế một cung nhân có tên là Nguyễn Bích Châu trong chuyến viễn chinh 1377, và Lê Thánh Tông, gần một thế kỉ sau, vẫn tin vào tác dụng hiến tế đó mới phong cho con người bạc mệnh là Chế Thắng Phu nhân, theo ghi nhận của bà Đoàn Thị Điểm và một tài liệu muộn màng hơn, ở ĐNNTC, tỉnh Hà Tĩnh.
E. Porée-Maspéro có nhận xét rằng vì ưu thế nữ nên các thần thường được gọi là “Bà” trong khi vật tượng trưng cho thần là cái linga. mang nam tính.(10) Sự lẫn lộn – hay chuyển hoá nam nữ – nằm ngay trong bản chất của thần: Thần Po Sah Ino lấy 37 chồng, sinh 37 con trai, làm vua, chuyển giống thành vua Lửa, cai trị 12 năm lại trở thành đàn bà, lấy vua Trung Quốc…(11) Vì thế dù qua nhiều sự nhận diện của dân chúng, thần gốc của Tứ vị Thánh nương có thể đúng là thần Po Riyak (hay Po Rayak), thần sóng biển mà cuối thế kỉ XIX người ta còn thấy cái bumông (đền gỗ lợp ngói hoặc tranh) ở mũi đất mang tên ngôi đền được kiêng cữ: mũi Dinh.(12) Sự tan rã của tập họp Chàm khiến cho các thần linh của họ pha trộn vào nhau trước mắt người ngoài, và có thể ở ngay chính những tập nhóm còn lại.
Hẳn vì cũng có dạng nam thần nên Po Riyak mới được sắc vua (Nguyễn?) phong là Nam Hải Long Vương. Bằng cớ này cho ta đoán rằng các đền được ghi trên Bình nam đồ vẽ trước phần tư cuối thế kỉ XVIII(13) với tên Long Vương Miếu là đền thần biển Chàm – Việt hoá đến mức độ nào thì ta không được biết, nhưng cũng không nên vì cái từ Việt Hán đó mà cho rằng đây là một đền Việt. Sự hiểu biết của nho sĩ hay triều đình Thăng Long về tục lệ của “phiên dân” hẳn không đủ sâu để phân biệt riêng từng thần giữa các thần đã lẫn lộn, nhưng họ cũng hiểu đấy là một thần Chàm. Và Dương Văn An chưa nói đến Long Vương Miếu mà cũng phân biệt được nhiều loại đền thần biển khác. Cá voi cũng là một thần biển riêng biệt của phương Nam nhưng hẳn phần lớn dân Việt đầu thế kỉ XVI chưa nhận ra nên khoảng 1516 – 1526 , dân chài cửa Việt còn bắt cá mắc cạn lúc thuỷ triều rút đi, lấy xương sống làm xà nóc dựng nhà mà không coi là “ngọc cốt”. Tuy nhiên, Dương Văn An có lẽ đã thấy một đền thờ cá voi ở cửa sông Tam Kì khi ông liệt kê một “đền loài thuỷ tộc làm thần sông”.(14)
Thần Po Riyak chỉ là một thần hạng thứ trong hệ thống thần linh Chàm(15) thế nhưng khi Việt hoá thành Tứ vị Thánh nương thì theo đà bắt đầu ấy mà được thờ khắp nơi dọc biển, cá biệt trên sông (ở Bình Định) vì đã thành một hệ thống bảo trợ cần thiết cho đám dân đồng bằng đến thời kì phát triển phải vươn ra ngoài vùng nước mặn, đối phó với sóng gió chập chùng. Họ còn chờ thu nhận một thần linh tương tự trong hướng vọng của đám dân Trung Hoa đi biển nữa để thêm sắc thái cho một hệ thống thần không phải chỉ phù hộ cho dân đi biển mà còn vươn cánh tay quyền uy trên đất liền – tất nhiên là với một dạng hình canh cải, pha trộn thích hợp.