Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thần, Người Và Đất Việt

I. Các Biến Động Lịch Sử Và Ý Thức Hệ

Tác giả: Tạ Chí Đại Trường
Chọn tập

Từ thế kỉ X, đất Đô hộ An Nam dần dần thấy mình thoát li khỏi uy quyền trung ương ở phương Bắc vì những biến động làm tan rã đế quốc Đường mà triều đại thống nhất Tống không đủ sức hàn gắn lại. Tiến trình kết thành lãnh địa riêng biệt ấy không hẳn là giản dị. Phải trải qua thời kì li khai rồi tiến tới tự chủ độc lập, từ sự tự chủ trong khuôn khổ của một địa phương thuộc một đế quốc rộng lớn, tới nền độc lập với những vấn đề riêng của mình mà một chút danh nghĩa thần phục không làm mất tính chất riêng biệt của một nước, càng lúc càng lớn mạnh theo thời gian.

Nhưng muốn nói đến một quốc gia vững chắc thì phải kể từ thế kỉ XI với triều Lí (1009 – 1225) thể hiện trong buổi đầu triều đại bằng những sự kiện lớn: tên nước Đại Việt (1054) lâu dài mang tính danh nghĩa quan trọng, các cuộc lấn chiếm Chiêm Thành (1044, 1069) áp đặt quyền uy ở phía Nam, cuộc chiến (1075 – 1077) mang ý nghĩa lâu dài là giải quyết dứt khoát vấn đề ranh giới Giao Châu – Quảng Châu với người chủ cũ – từ đó cũng là một sự xác nhận nền độc lập quốc gia trong phần đất còn lại. Đặt trên cơ sở những thành tựu của nhà Lí, nhà Trần (1226 – 1400) đã lãnh đạo đánh thắng quân Nguyên trong hai cuộc chiến lẫy lừng (1285, 1287 – 1288) mà rốt cục mức độ tàn phá của chiến tranh và sự căng thẳng chờ đợi các trận trả thù đã góp phần dẫn đến sự suy sụp của dòng họ và sự tàn tạ của đất nước.

Nếu không kể những khác biệt thì Lí hay Trần cũng đều là những tông tộc trị nước. Ông tên Tuấn nếu không chịu thiến thì không nổi danh thành Lí Thường Kiệt trong số đông những người tình nguyện đoạn dục để được chen vào trong nhà họ Lí chúa tể. Những người phục dịch trong cung họ Lí mang các từ tốt đẹp “…chi hậu”, toả ra ngoài kinh đô mang danh hiệu cũng tốt đẹp là “trung sứ” để thu thuế, truyền lệnh… trên những khu vực có khi chỉ có hào cường, lãnh tụ địa phương. Sự liên kết thông gia của họ cầm quyền với các tù trưởng bên rìa đồng bằng cũng chứng tỏ một quan niệm cai trị còn ở trong mức độ gia đình mà hoàn cảnh lịch sử đã khiến cho biện pháp liên kết bình thường ấy trở thành một hành động chính trị khôn ngoan, mang lại hiệu quả cao. Còn tính cách tông tộc của họ Trần thì càng rõ nét hơn. Mức độ cai trị bằng tông tộc khiến cho Lí, Trần dễ bị xâm nhập bởi những quan niệm tín ngưỡng của đám dân chúng dưới quyền, tuy Lí có cố sức xây dựng tầng cấp xã hội để đặt mình đứng trên cao và Trần hoàn thiện thêm thành quả ấy cho dòng họ mình.

Có thể nhắc đến sự cố kết của Lí, Trần với đám dân chúng dưới quyền theo biện pháp có ý thức là thúc đẩy sự quảng bá của đạo Phật dưới các triều này. Nền độc lập cần đến sự ủng hộ của dân chúng, và cả sự vững vàng ngôi vị của người cầm quyền phải cần đến một ý thức hệ nối kết con người, vượt trên thói quen trung thành truyền thống với từng lãnh tụ địa phương đã là mầm mống xung đột căn bản trước đó. Cho nên khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan các sứ quân thì ngoài cái uy chuồng cọp, vạc dầu, còn có sự ủng hộ của tập đoàn tăng đạo – nhất là tăng, được mời gọi lập thành hệ thống quan giai có chức có quyền trên đỉnh cao xã hội. Lí, Trần vượt lên một bậc nữa trong khi chia xẻ hệ thống tín ngưỡng chung của thời đại đó, bằng cách tự mình làm lãnh tụ tông phái (thiền phái) để thực hiện ý định thu tóm quyền uy thế tục và siêu linh vào trong một tay: Lí Thánh Tông mở phái Thảo Đường, Trần Thái Tông mở phái Yên Tử; Lí Cao Tông tự xưng là Phật, Trần Thái Tông được tôn xưng là Điều Ngự Vương Phật, lộ ra ý định thành hình một quan niệm vua-Phật không có cơ hội xuất hiện lâu dài như quan niệm Thiên Vương (deva-rajah) ở phía Nam và Tây Nam.

Văn thơ để lại cho thấy các thiền sư, các vua Phật thấm nhuần giáo lí thiền rất sâu xa, nhưng bằng cớ khảo cổ học cho thấy Phật Giáo đương thời mang dấu vết Mật tông, nghĩa là có sẵn yếu tố thoả hợp với Đạo Giáo thần tiên và tín ngưỡng thần linh xưa cũ của dân chúng.

Nhưng sự tiếp cận với lãnh thổ kẻ thống trị cũ mà áp lực chính trị, quân sự vẫn còn đè nặng, cùng quá khứ tiếp nhận văn hoá phương Bắc đã thành nếp khiến cho quốc gia độc lập Đại Việt vẫn tổ chức theo một quan niệm vương quyền Nho Giáo, càng ngày càng theo sát những đổi thay từ nơi xuất phát với một mức độ thời gian cách biệt đủ để cho các yếu tố bản địa mượn hơi hướng đồng danh chen vào, tạo sắc thái quốc gia khác biệt. Quan niệm vương quyền này mở ra một hệ thống quốc giáo mà các người cầm đầu muốn là Vua-Phật chịu được sự chuyển hướng, vì thấy nếu hạ mình một chút họ vẫn có thể nắm cả quyền uy thế tục lẫn linh thiêng để làm chủ dân và nước. Đó là địa vị bậc Con-Trời thiêng liêng cai trị vùng đất cả Ba tầng thế giới. Năm 1019, Lí Thái Tổ tế vọng các danh sơn, nhưng hành động đó tuy có qua được mức cầu cạnh, vẫn còn mang vẻ trình bày hơn là tuyên cáo quyền uy. Chỉ khi nhà Tống yếu thế (bị Kim rồi Mông Cổ uy hiếp, lấn đất) chịu nhận một “nước” An Nam, phong Lí làm An Nam Quốc Vương (1164) để vừa vớt vát uy tín, vừa hi vọng nhờ cậy thì vua Lí mới có danh nghĩa do lí thuyết đưa lại mà lập miếu phong thần các xứ (1189), tỏ hẳn quyền uy với thần linh trong nước. Tuy nhiên, đàn Viên Khâu dựng lên vào đầu nửa sau thế kỉ (1154) mà mãi gần hai thế kỉ rưỡi nữa vẫn chưa thấy một lần tế Giao, vì lí thuyết chưa thâm nhập đủ để cho các bậc con Trời đủ tự tín mà bước lên đài. Cái đài thờ Trời đó vẫn còn là chỗ ngự trị của các ông bà thần làm mưa, làm tạnh.

Người ta phải nhớ ơn kẻ được coi là cổ động cho khuôn mẫu chính trị đem lại quyền uy đó của vua, nên bực Vạn thế sư biểu và đám đồ đệ, liên hệ của ông được ba lần nhắc đến đền thờ trong đời Lí (1070, 1156, 1171). Rồi đến đời sau thì với tinh thần dân tộc, niềm kiêu hãnh tông tộc nâng cao theo chiến thắng, người ta đem các nho thần trong nước thờ chung với các ông tổ phương xa (Chu An – 1370, Trương Hán Siêu – 1373, Trần Nguyên Đán) mà không ngờ đến tinh thần bảo vệ chính thống của sử gia Ngô Sĩ Liên sau này.

Chính trong cái thế chen vai thích cánh của các ý thức hệ như thế mà các thần linh tìm được chỗ đứng trong nước dưới những hình trạng khác nhau. Càng về sau, các nhiên thần nhân hoá phải khoác thêm bộ mặt trung quân ái quốc. Tinh thần duy văn hoá công nhận thành quả văn hoá phương Bắc càng cao thì ý thức phân biệt dân tộc phải càng rõ để khỏi sa vào lệ thuộc, khỏi mất chủ quyền. Một bộ mặt thần linh mới bắt nguồn từ những nhân vật tại chỗ, lớn dần trong trong tập họp cũ, chờ đợi bước thay đổi lịch sử nữa ở đầu thế kỉ sau (thế kỉ XV) để được chính quyền công nhận, và lấy uy thế mà xây dựng một hệ thống mới: hệ thống Hùng Vương.

Từ thế kỉ X, đất Đô hộ An Nam dần dần thấy mình thoát li khỏi uy quyền trung ương ở phương Bắc vì những biến động làm tan rã đế quốc Đường mà triều đại thống nhất Tống không đủ sức hàn gắn lại. Tiến trình kết thành lãnh địa riêng biệt ấy không hẳn là giản dị. Phải trải qua thời kì li khai rồi tiến tới tự chủ độc lập, từ sự tự chủ trong khuôn khổ của một địa phương thuộc một đế quốc rộng lớn, tới nền độc lập với những vấn đề riêng của mình mà một chút danh nghĩa thần phục không làm mất tính chất riêng biệt của một nước, càng lúc càng lớn mạnh theo thời gian.

Nhưng muốn nói đến một quốc gia vững chắc thì phải kể từ thế kỉ XI với triều Lí (1009 – 1225) thể hiện trong buổi đầu triều đại bằng những sự kiện lớn: tên nước Đại Việt (1054) lâu dài mang tính danh nghĩa quan trọng, các cuộc lấn chiếm Chiêm Thành (1044, 1069) áp đặt quyền uy ở phía Nam, cuộc chiến (1075 – 1077) mang ý nghĩa lâu dài là giải quyết dứt khoát vấn đề ranh giới Giao Châu – Quảng Châu với người chủ cũ – từ đó cũng là một sự xác nhận nền độc lập quốc gia trong phần đất còn lại. Đặt trên cơ sở những thành tựu của nhà Lí, nhà Trần (1226 – 1400) đã lãnh đạo đánh thắng quân Nguyên trong hai cuộc chiến lẫy lừng (1285, 1287 – 1288) mà rốt cục mức độ tàn phá của chiến tranh và sự căng thẳng chờ đợi các trận trả thù đã góp phần dẫn đến sự suy sụp của dòng họ và sự tàn tạ của đất nước.

Nếu không kể những khác biệt thì Lí hay Trần cũng đều là những tông tộc trị nước. Ông tên Tuấn nếu không chịu thiến thì không nổi danh thành Lí Thường Kiệt trong số đông những người tình nguyện đoạn dục để được chen vào trong nhà họ Lí chúa tể. Những người phục dịch trong cung họ Lí mang các từ tốt đẹp “…chi hậu”, toả ra ngoài kinh đô mang danh hiệu cũng tốt đẹp là “trung sứ” để thu thuế, truyền lệnh… trên những khu vực có khi chỉ có hào cường, lãnh tụ địa phương. Sự liên kết thông gia của họ cầm quyền với các tù trưởng bên rìa đồng bằng cũng chứng tỏ một quan niệm cai trị còn ở trong mức độ gia đình mà hoàn cảnh lịch sử đã khiến cho biện pháp liên kết bình thường ấy trở thành một hành động chính trị khôn ngoan, mang lại hiệu quả cao. Còn tính cách tông tộc của họ Trần thì càng rõ nét hơn. Mức độ cai trị bằng tông tộc khiến cho Lí, Trần dễ bị xâm nhập bởi những quan niệm tín ngưỡng của đám dân chúng dưới quyền, tuy Lí có cố sức xây dựng tầng cấp xã hội để đặt mình đứng trên cao và Trần hoàn thiện thêm thành quả ấy cho dòng họ mình.

Có thể nhắc đến sự cố kết của Lí, Trần với đám dân chúng dưới quyền theo biện pháp có ý thức là thúc đẩy sự quảng bá của đạo Phật dưới các triều này. Nền độc lập cần đến sự ủng hộ của dân chúng, và cả sự vững vàng ngôi vị của người cầm quyền phải cần đến một ý thức hệ nối kết con người, vượt trên thói quen trung thành truyền thống với từng lãnh tụ địa phương đã là mầm mống xung đột căn bản trước đó. Cho nên khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan các sứ quân thì ngoài cái uy chuồng cọp, vạc dầu, còn có sự ủng hộ của tập đoàn tăng đạo – nhất là tăng, được mời gọi lập thành hệ thống quan giai có chức có quyền trên đỉnh cao xã hội. Lí, Trần vượt lên một bậc nữa trong khi chia xẻ hệ thống tín ngưỡng chung của thời đại đó, bằng cách tự mình làm lãnh tụ tông phái (thiền phái) để thực hiện ý định thu tóm quyền uy thế tục và siêu linh vào trong một tay: Lí Thánh Tông mở phái Thảo Đường, Trần Thái Tông mở phái Yên Tử; Lí Cao Tông tự xưng là Phật, Trần Thái Tông được tôn xưng là Điều Ngự Vương Phật, lộ ra ý định thành hình một quan niệm vua-Phật không có cơ hội xuất hiện lâu dài như quan niệm Thiên Vương (deva-rajah) ở phía Nam và Tây Nam.

Văn thơ để lại cho thấy các thiền sư, các vua Phật thấm nhuần giáo lí thiền rất sâu xa, nhưng bằng cớ khảo cổ học cho thấy Phật Giáo đương thời mang dấu vết Mật tông, nghĩa là có sẵn yếu tố thoả hợp với Đạo Giáo thần tiên và tín ngưỡng thần linh xưa cũ của dân chúng.

Nhưng sự tiếp cận với lãnh thổ kẻ thống trị cũ mà áp lực chính trị, quân sự vẫn còn đè nặng, cùng quá khứ tiếp nhận văn hoá phương Bắc đã thành nếp khiến cho quốc gia độc lập Đại Việt vẫn tổ chức theo một quan niệm vương quyền Nho Giáo, càng ngày càng theo sát những đổi thay từ nơi xuất phát với một mức độ thời gian cách biệt đủ để cho các yếu tố bản địa mượn hơi hướng đồng danh chen vào, tạo sắc thái quốc gia khác biệt. Quan niệm vương quyền này mở ra một hệ thống quốc giáo mà các người cầm đầu muốn là Vua-Phật chịu được sự chuyển hướng, vì thấy nếu hạ mình một chút họ vẫn có thể nắm cả quyền uy thế tục lẫn linh thiêng để làm chủ dân và nước. Đó là địa vị bậc Con-Trời thiêng liêng cai trị vùng đất cả Ba tầng thế giới. Năm 1019, Lí Thái Tổ tế vọng các danh sơn, nhưng hành động đó tuy có qua được mức cầu cạnh, vẫn còn mang vẻ trình bày hơn là tuyên cáo quyền uy. Chỉ khi nhà Tống yếu thế (bị Kim rồi Mông Cổ uy hiếp, lấn đất) chịu nhận một “nước” An Nam, phong Lí làm An Nam Quốc Vương (1164) để vừa vớt vát uy tín, vừa hi vọng nhờ cậy thì vua Lí mới có danh nghĩa do lí thuyết đưa lại mà lập miếu phong thần các xứ (1189), tỏ hẳn quyền uy với thần linh trong nước. Tuy nhiên, đàn Viên Khâu dựng lên vào đầu nửa sau thế kỉ (1154) mà mãi gần hai thế kỉ rưỡi nữa vẫn chưa thấy một lần tế Giao, vì lí thuyết chưa thâm nhập đủ để cho các bậc con Trời đủ tự tín mà bước lên đài. Cái đài thờ Trời đó vẫn còn là chỗ ngự trị của các ông bà thần làm mưa, làm tạnh.

Người ta phải nhớ ơn kẻ được coi là cổ động cho khuôn mẫu chính trị đem lại quyền uy đó của vua, nên bực Vạn thế sư biểu và đám đồ đệ, liên hệ của ông được ba lần nhắc đến đền thờ trong đời Lí (1070, 1156, 1171). Rồi đến đời sau thì với tinh thần dân tộc, niềm kiêu hãnh tông tộc nâng cao theo chiến thắng, người ta đem các nho thần trong nước thờ chung với các ông tổ phương xa (Chu An – 1370, Trương Hán Siêu – 1373, Trần Nguyên Đán) mà không ngờ đến tinh thần bảo vệ chính thống của sử gia Ngô Sĩ Liên sau này.

Chính trong cái thế chen vai thích cánh của các ý thức hệ như thế mà các thần linh tìm được chỗ đứng trong nước dưới những hình trạng khác nhau. Càng về sau, các nhiên thần nhân hoá phải khoác thêm bộ mặt trung quân ái quốc. Tinh thần duy văn hoá công nhận thành quả văn hoá phương Bắc càng cao thì ý thức phân biệt dân tộc phải càng rõ để khỏi sa vào lệ thuộc, khỏi mất chủ quyền. Một bộ mặt thần linh mới bắt nguồn từ những nhân vật tại chỗ, lớn dần trong trong tập họp cũ, chờ đợi bước thay đổi lịch sử nữa ở đầu thế kỉ sau (thế kỉ XV) để được chính quyền công nhận, và lấy uy thế mà xây dựng một hệ thống mới: hệ thống Hùng Vương.

Chọn tập
Bình luận