Quan niệm về các Bồ tát, những Phật chưa chịu về yên hưởng ở miền Cực lạc mà còn ở lại với chúng sinh, đã đem lại cho Phật Giáo một hình ảnh tôn giáo cứu rỗi hấp dẫn với quần chúng. Một hình ảnh cứu rỗi càng gần với nhân tính hơn xuất hiện dưới dạng nữ thần: Avalokitesvara là một trong hai Bồ tát phụ tá Phật A Di Đà ở Tây phương Tịnh thổ, sẵn sàng cứu vớt những ai bị tai nạn, hoả hoạn, cướp bóc, thú dữ và cái chết bất ngờ, sau cùng mang tên Quan Âm hay Quan Thế Âm chuyển dạng nữ trên đất Trung Hoa. Và từ lúc thành nữ thần hoàn toàn vào đời Tống thì Bồ tát đặc biệt bảo trợ đàn bà và ban con cầu tự. tuy dạng nam thần vẫn còn bên cạnh A Di Đà trong các chùa.(16)
Đối với tín đồ Phật Giáo thì vị Quan Âm Tống Tử này thường được tạc hình Bà mặc áo trắng, tay bồng đứa trẻ (Hồng Hài Nhi). Ở Đại Việt, ta biết Quan Âm có mặt với quan niệm cứu nạn (đáp ứng lời cầu sống lâu) từ thế kỉ XI theo việc dựng chùa Diên Hựu (1049), và sự bền vững của việc thờ cúng vị Bồ tát này chứng thực trong những lần tu sửa sau đó. Quan Âm lúc này cũng đã là một nữ thần, do việc Ỷ Lan Thái phi được suy tôn với cùng danh hiệu. Về phía Nam, Avalokitesvara ở Đồng Dương (đầu thế kỉ X) đã có dạng đàn bà và riêng biệt thiên ái với phụ nữ.(17) Trên đất Đại Việt thì có lẽ dấu vết bảo trợ đàn bà với nét thờ cúng khá bề thế là trong câu chuyện cuối 1437 đầu 1438, có người cáo với Lê Thái Tông là Đô đốc Lê Ngân thờ Phật Quan Âm có đồng cốt, phù thuỷ và những nghi lễ tốn kém để cầu cho con gái là Huệ phi được vua yêu.
Theo các dấu vết điêu khắc, kiến trúc để lại thì sự hưng thịnh của tín ngưỡng thờ Quan Âm là ở dưới triều Mạc (thế kỉ XVI), bởi nguồn gốc của họ này gây nên sự thiên ái đó: Dòng họ Mạc cư trú từ lâu trên vùng biển tất dễ mang tín ngưỡng phổ biến trong vùng, và một khi đạt thành danh vọng tất phải nhớ vị thần bảo trợ của mình.(18) Và cũng vì tính chất cứu nạn nên nội cung Mạc đã bảo trợ các chùa Bà Banh mà hẳn không cần biết mình đang thờ Po Yan Dari hay Po Riyak hay Po Yan Nưga!
Dân đi biển Trung Quốc biết đến câu: “Nam mô cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ tát” trên đường đi xuống phía nam, gặp một vùng bão tố đầy hiểm nguy nên Quan Âm biển Đông (Trung Quốc) trở thành Quan Âm Nam Hải. Quan Âm của người bình dân – mà ta thấy trong Truyện Tàu – ngoài hình dạng ôm Hồng Hài Nhi còn được tạc dưới dạng mang bình Tịnh thuỷ nhúng cành dương cứu nạn, hai bên có Thiện Tài Đồng Tử và Long Nữ đứng hầu. Đây là vị nữ thần gốc, được thờ ở đảo Thú Sơn ngoài khơi tỉnh Chiết Giang mà các đền ở đây đều mang danh nghĩa thờ Quan Âm.
Tuỳ theo nét đậm nhạt của ảnh hưởng Phật Giáo nơi người đi biển mà vị nữ thần biển cả có dạng Quan Âm hay của một vị thần Đạo Giáo: Thánh Mẫu Thiên Phi / Thiên Hậu. Và đám thương nhân đi biển Trung Quốc cũng như đám Minh thần lưu vong đã mang vị thánh mẫu ấy đến vùng họ ghé bến hay trú ngụ. Chúng ta có thể thấy hình dạng đồng nhất của vị thần biển này dưới những danh xưng khác nhau qua các thời đại, nơi sự tích Bà ghi trong ngôi đền ở Hoà Đa (Bình Thuận): Bà họ Lâm, phái đạo Cửu Mục Công, con gái thứ hai của Ôn Công, 8 tuổi học đạo tiên, 12 tuổi luyện đơn thành công, biết hô phong hoán võ. Đời Tống có người đi biển lật thuyền được thần xưng là con gái Ôn Công cứu. Tống phong làm Phu Nhân, Minh phong Thiên Phi, Thanh phong là Thiên Hậu.(19) Các xã Minh Hương ở Thừa Thiên, Quảng Nam thuộc lớp tụ cư xưa và phồn thịnh nhất ở Đàng Trong đều có đền Thiên Phi Lâm Thị. Chính trên vùng đất Đàng Trong này Bà đã gặp vị nữ thần biển Chàm đã Việt hoá dưới tên Tứ vị Thánh nương, càng đi sâu vào phía nam càng đậm nét Chàm hơn.
Như vậy sự phát triển thương mại bằng đường biển, sự cần thiết di chuyển – nhất là di dân về phía nam – thuận lợi hơn bằng đường biển đã nâng cao vị thế các nữ thần biển. Họ thành một thế lực chống lại áp lực nam hoá của Nho Giáo trên các làng xóm, đô thị, kinh thành, đã cùng với truyền thống cũ giữ được uy thế trong tập họp Đạo Giáo Việt ở thế kỉ XVIII, XIX trên đất vua Lê chúa Trịnh, và không suy giảm vì sự tập trung quyền hành của nhà Nguyễn cùng sự lấn lướt của người Pháp.
Quan niệm về các Bồ tát, những Phật chưa chịu về yên hưởng ở miền Cực lạc mà còn ở lại với chúng sinh, đã đem lại cho Phật Giáo một hình ảnh tôn giáo cứu rỗi hấp dẫn với quần chúng. Một hình ảnh cứu rỗi càng gần với nhân tính hơn xuất hiện dưới dạng nữ thần: Avalokitesvara là một trong hai Bồ tát phụ tá Phật A Di Đà ở Tây phương Tịnh thổ, sẵn sàng cứu vớt những ai bị tai nạn, hoả hoạn, cướp bóc, thú dữ và cái chết bất ngờ, sau cùng mang tên Quan Âm hay Quan Thế Âm chuyển dạng nữ trên đất Trung Hoa. Và từ lúc thành nữ thần hoàn toàn vào đời Tống thì Bồ tát đặc biệt bảo trợ đàn bà và ban con cầu tự. tuy dạng nam thần vẫn còn bên cạnh A Di Đà trong các chùa.(16)
Đối với tín đồ Phật Giáo thì vị Quan Âm Tống Tử này thường được tạc hình Bà mặc áo trắng, tay bồng đứa trẻ (Hồng Hài Nhi). Ở Đại Việt, ta biết Quan Âm có mặt với quan niệm cứu nạn (đáp ứng lời cầu sống lâu) từ thế kỉ XI theo việc dựng chùa Diên Hựu (1049), và sự bền vững của việc thờ cúng vị Bồ tát này chứng thực trong những lần tu sửa sau đó. Quan Âm lúc này cũng đã là một nữ thần, do việc Ỷ Lan Thái phi được suy tôn với cùng danh hiệu. Về phía Nam, Avalokitesvara ở Đồng Dương (đầu thế kỉ X) đã có dạng đàn bà và riêng biệt thiên ái với phụ nữ.(17) Trên đất Đại Việt thì có lẽ dấu vết bảo trợ đàn bà với nét thờ cúng khá bề thế là trong câu chuyện cuối 1437 đầu 1438, có người cáo với Lê Thái Tông là Đô đốc Lê Ngân thờ Phật Quan Âm có đồng cốt, phù thuỷ và những nghi lễ tốn kém để cầu cho con gái là Huệ phi được vua yêu.
Theo các dấu vết điêu khắc, kiến trúc để lại thì sự hưng thịnh của tín ngưỡng thờ Quan Âm là ở dưới triều Mạc (thế kỉ XVI), bởi nguồn gốc của họ này gây nên sự thiên ái đó: Dòng họ Mạc cư trú từ lâu trên vùng biển tất dễ mang tín ngưỡng phổ biến trong vùng, và một khi đạt thành danh vọng tất phải nhớ vị thần bảo trợ của mình.(18) Và cũng vì tính chất cứu nạn nên nội cung Mạc đã bảo trợ các chùa Bà Banh mà hẳn không cần biết mình đang thờ Po Yan Dari hay Po Riyak hay Po Yan Nưga!
Dân đi biển Trung Quốc biết đến câu: “Nam mô cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ tát” trên đường đi xuống phía nam, gặp một vùng bão tố đầy hiểm nguy nên Quan Âm biển Đông (Trung Quốc) trở thành Quan Âm Nam Hải. Quan Âm của người bình dân – mà ta thấy trong Truyện Tàu – ngoài hình dạng ôm Hồng Hài Nhi còn được tạc dưới dạng mang bình Tịnh thuỷ nhúng cành dương cứu nạn, hai bên có Thiện Tài Đồng Tử và Long Nữ đứng hầu. Đây là vị nữ thần gốc, được thờ ở đảo Thú Sơn ngoài khơi tỉnh Chiết Giang mà các đền ở đây đều mang danh nghĩa thờ Quan Âm.
Tuỳ theo nét đậm nhạt của ảnh hưởng Phật Giáo nơi người đi biển mà vị nữ thần biển cả có dạng Quan Âm hay của một vị thần Đạo Giáo: Thánh Mẫu Thiên Phi / Thiên Hậu. Và đám thương nhân đi biển Trung Quốc cũng như đám Minh thần lưu vong đã mang vị thánh mẫu ấy đến vùng họ ghé bến hay trú ngụ. Chúng ta có thể thấy hình dạng đồng nhất của vị thần biển này dưới những danh xưng khác nhau qua các thời đại, nơi sự tích Bà ghi trong ngôi đền ở Hoà Đa (Bình Thuận): Bà họ Lâm, phái đạo Cửu Mục Công, con gái thứ hai của Ôn Công, 8 tuổi học đạo tiên, 12 tuổi luyện đơn thành công, biết hô phong hoán võ. Đời Tống có người đi biển lật thuyền được thần xưng là con gái Ôn Công cứu. Tống phong làm Phu Nhân, Minh phong Thiên Phi, Thanh phong là Thiên Hậu.(19) Các xã Minh Hương ở Thừa Thiên, Quảng Nam thuộc lớp tụ cư xưa và phồn thịnh nhất ở Đàng Trong đều có đền Thiên Phi Lâm Thị. Chính trên vùng đất Đàng Trong này Bà đã gặp vị nữ thần biển Chàm đã Việt hoá dưới tên Tứ vị Thánh nương, càng đi sâu vào phía nam càng đậm nét Chàm hơn.
Như vậy sự phát triển thương mại bằng đường biển, sự cần thiết di chuyển – nhất là di dân về phía nam – thuận lợi hơn bằng đường biển đã nâng cao vị thế các nữ thần biển. Họ thành một thế lực chống lại áp lực nam hoá của Nho Giáo trên các làng xóm, đô thị, kinh thành, đã cùng với truyền thống cũ giữ được uy thế trong tập họp Đạo Giáo Việt ở thế kỉ XVIII, XIX trên đất vua Lê chúa Trịnh, và không suy giảm vì sự tập trung quyền hành của nhà Nguyễn cùng sự lấn lướt của người Pháp.