Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Lần Đầu Làm Sếp

Phần I: VẬY LÀ BẠN SẮP TRỞ THÀNH NHÀ QUẢN LÝ – 1. QUÁ TRÌNH DẪN ĐẾN VỊ TRÍ QUẢN LÝ

Tác giả: Loren B. Belker - Gary S. Topchik
Thể loại: Kinh Tế - Quản Lý
Chọn tập

Có rất nhiều cách để chúng ta trở thành nhà quản lý.

Tuy nhiên, hầu hết các công ty lại không có một quy trình thống nhất trong việc lựa chọn ai sẽ trở thành nhà quản lý. Thông thường, việc đánh giá chỉ dựa trên yếu tố duy nhất là thành tích, sự thể hiện của các cá nhân trong những nhiệm vụ được giao tại khoảng thời gian đó. Những người có thành tích tốt nhất chưa chắc đã là những nhà quản lý tốt nhất, mặc dù rất nhiều công ty vẫn lựa chọn nhà quản lý dựa trên những tiêu chí này. Người ta mặc nhiên cho rằng những thành tích tốt nhất trong quá khứ sẽ là định hướng tốt nhất cho thành công trong tương lai. Tuy nhiên, kỹ năng lãnh đạo hoàn toàn khác với những kỹ năng mà một người cần để thành công trong vai trò một nhân viên độc lập.

Trên thực tế, một nhân viên đạt được nhiều thành tích cao, thậm chí là rất cao, không có nghĩa là họ sẽ trở thành nhà quản lý thành công. Trở thành nhà quản lý giỏi đòi hỏi những kỹ năng cao hơn rất nhiều so với những kỹ năng cần thiết để trở thành nhân viên xuất sắc về chuyên môn. Nhà quản lý cần tập trung vào con người chứ không phải là các nhiệm vụ. Họ phải tin tưởng người khác, chứ không phải lúc nào cũng làm việc độc lập. Họ đồng thời cũng phải là người định hướng nhóm, định hướng bức tranh tổng thể, và sự thật là không nhà quản lý nào có thể thành công nếu chỉ biết định hướng cá nhân và chỉ đạo chi tiết vấn đề.

KHÔNG PHẢI AI CŨNG CÓ THỂ LÀM QUẢN LÝ

Một số công ty tự tổ chức các chương trình đào tạo về quản lý. Chúng có thể thật tuyệt vời nhưng cũng có thể rất kinh khủng. Thông thường, các chương trình này dành cho những người đã được “nhắm” vào vị trí quản lý. Ngay cả các nhà quản lý có kinh nghiệm cũng cần định kỳ tham gia các khóa đào tạo mới về phong cách cũng như kỹ thuật quản lý. Tuy nhiên, nếu khóa đào tạo đó thật sự giá trị và hữu ích thì nó nên được dành cho tất cả những ai đang có khả năng trở thành nhà lãnh đạo. Bên cạnh việc giúp những người này tránh được sai lầm trong quản lý, các khóa đào tạo này còn giúp họ nhận ra rằng mình có thực sự thích hợp với việc lãnh đạo người khác hay không.

Điều trớ trêu là hầu hết các tổ chức vẫn áp dụng phương pháp “bơi hay chìm” trong việc đào tạo quản lý. Mọi nhân viên được thăng chức lên vị trí cấp cao đều cần hiểu và áp dụng điều này. Phương pháp này cho rằng ai cũng đều có thể tự cảm nhận được mình cần quản lý như thế nào. Nhưng thực tế không phải như vậy. Việc quản lý con người mang tính quyết định đối với thành công của bất cứ tổ chức nào, nhưng trong hầu hết các trường hợp, nó lại không mấy được quan tâm. Bất cứ ai từng làm việc trong bất kỳ thời gian nào đều sẽ gặp những tình huống mà việc thăng chức cho một người nào đó không mang lại hiệu quả và người đó bị buộc phải quay lại vị trí cũ. Có câu cách ngôn thế này: “Hãy cẩn thận với những điều bạn mong ước, bởi có thể bạn sẽ nhận được nó.” Trong nhiều công ty, cơ hội thăng tiến sẽ rất giới hạn nếu bạn không tham gia quản lý. Và kết quả tất yếu là nhiều người tham gia quản lý trong khi lẽ ra họ không nên làm như vậy – và họ sẽ không muốn tham gia hoạt động quản lý nếu họ có cơ hội tăng lương và thăng tiến khác.

Một loạt các cuộc hội thảo chuyên đề về quản lý đã được tiến hành ở một công ty – nơi áp dụng cách thức đề bạt quản lý hoàn toàn sai lầm. Tất cả những người có tiềm năng trở thành quản lý đều cần tham gia một buổi hội thảo về các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của nhà quản lý. Các vấn đề được đề cập trong buổi hội thảo đơn giản nhưng lại phổ biến và điển hình đối với các nhà quản lý. Khi những người này được mời đến tham dự hội thảo, công ty sẽ nói với họ: “Nếu sau buổi hội thảo này, anh nhận ra rằng việc quản lý những người khác không phải là điều anh muốn, hãy nói với chúng tôi. Quyết định đó sẽ không ảnh hưởng gì đến các cơ hội thăng tiến khác hay quyết định tăng lương trong tương lai của anh.”

Có khoảng 500 người tham dự các buổi hội thảo như thế và khoảng 20% số người tham dự quyết định không đảm nhận vị trí quản lý mà công ty đề bạt. Sau khi có được cái nhìn tổng quan cũng như hiểu biết chung về quản lý, khoảng 100 người nhận ra rằng mình không thể trở thành nhà quản lý giỏi, nhưng vẫn là những nhân viên vô cùng giá trị. Cũng có rất nhiều người chấp nhận vị trí quản lý bởi họ cảm thấy mình sẽ không còn cơ hội nào khác nếu từ chối lời đề nghị đó.

QUYỀN LỰC TUYỆT ĐỐI

Nhiều người luôn tin rằng nếu bạn muốn một điều gì đó thật hoàn hảo thì tốt nhất là hãy tự thực hiện nó. Những người có tư tưởng này hầu như khó có thể trở thành nhà quản lý hay lãnh đạo giỏi bởi họ không thể ủy quyền hay giao việc cho người khác. Những người như thế rất phổ biến và chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra họ: Họ chỉ có thể giao phó cho người khác những công việc tầm thường mà bất cứ ai cũng có thể làm được, còn những việc ý nghĩa thì họ giữ lại cho mình. Kết quả là họ phải làm việc ngày đêm, kể cả ngày nghỉ và thậm chí là mang việc về nhà. Tất nhiên là việc làm ngoài giờ không hề sai trái. Rất nhiều người vẫn dành thời gian rảnh rỗi của mình cho công việc, song những người làm việc đêm ngày như thế này là những nhà quản lý tồi. Họ thiếu niềm tin vào cấp dưới đến mức không tin tưởng nhân viên trong bất cứ việc gì quan trọng. Họ chỉ luôn miệng nói rằng không biết làm thế nào để đào tạo nhân viên của mình tốt hơn.

Sẽ luôn có những vấn đề rắc rối liên quan đến nhân viên trong bộ phận có những nhà quản lý như thế này. Nhân viên thường giỏi hơn rất nhiều so với niềm tin của “người có quyền lực tuyệt đối này” và họ nhanh chóng cảm thấy chán nản khi chỉ được giao phó những công việc tầm thường.

Bạn chắc hẳn biết một người với “quyền lực tuyệt đối này” ở văn phòng hay chi nhánh của mình. Tất nhiên, nếu bạn làm việc cho một nhà quản lý như vậy thì sẽ có những rắc rối xảy ra, bởi bạn dường như sẽ không có cơ hội thăng tiến. Trong công việc, bạn không được giao phó bất cứ nhiệm vụ hay trách nhiệm nào. Lẽ tất yếu là bạn sẽ không có cơ hội để thể hiện khả năng của mình. Những nhà quản lý quyền lực tuyệt đối này hiếm khi tiến cử hay đề bạt thăng chức cho ai đó. Họ luôn cho rằng mình phải làm tất cả mọi việc là vì nhân viên của họ không chịu nhận đảm trách những nhiệm vụ đó. Họ không bao giờ thừa nhận rằng nguyên nhân thật sự là vì họ không chịu ủy quyền cho người khác. Hãy chú ý đến những nhà quản lý quyền lực tuyệt đối như thế này và giúp mình không bao giờ rơi vào tình huống như vậy.

Một đặc điểm bất biến của các nhà quản lý quyền lực tuyệt đối này là họ rất hiếm khi tận hưởng các kỳ nghỉ lễ. Họ chỉ thưởng cho bản thân một vài ngày nghỉ trong năm bởi họ tin rằng công ty sẽ không thể tồn tại nếu như không có họ. Trước khi đi đâu đó trong kỳ nghỉ của mình, họ sẽ để lại cho mọi người những chỉ dẫn cụ thể để đảm bảo công việc diễn ra ổn thỏa cho đến khi họ quay lại. Thậm chí, họ sẽ để lại số điện thoại liên lạc trong những trường hợp khẩn cấp. Tất nhiên, họ phải xác định sự khẩn cấp đó là gì. Những nhà quản lý này thậm chí còn than phiền với gia đình và bạn bè rằng, “Tôi không thể nghỉ ngơi một vài ngày mà không bị quấy rầy.” Điều mà các nhà quản lý này không nói cho mọi người đó là trên thực tế, họ thích bị quấy rầy bởi như thế họ cảm thấy mình là người quan trọng. Đối với một số nhà quản lý quyền lực tuyệt đối, họ không chấp nhận việc nghỉ hưu, bởi điều đó sẽ tước đoạt của họ ý nghĩa sống, sự cống hiến cho công việc cũng như cảm giác mình là người quan trọng và không thể thiếu đối với công ty.

MỘT VÀI LỰA CHỌN

Đôi khi, mọi người được chọn để trở thành người đứng đầu một bộ phận nào đó chỉ vì họ có mối quan hệ với ông chủ hoặc thuộc “nhóm” của ông chủ. Thật may mắn nếu bạn không phải làm việc cho một công ty như thế. Bởi ngay cả khi có mối quan hệ thân thiết với ông chủ, bạn cũng không thể đảm nhiệm và hoàn thành hết các nhiệm vụ của mình. Chắc chắn khi đó bạn có quyền lực, nhưng các doanh nghiệp ngày nay là những doanh nghiệp độc lập, và do đó mọi người sẽ không nỗ lực làm việc cho bạn chỉ vì bạn được cấp trên “nâng đỡ và bảo hộ”. Vì thế, nếu là con hay bạn bè của sếp, bạn càng cần phải thể hiện năng lực thật sự của mình. Có thể bạn sẽ nhận được sự kính trọng ngoài mặt hay sự kính nể vị thế của bạn, nhưng hãy đối diện với những gì mọi người thật sự nghĩ về bạn, chứ không phải những gì họ nói với bạn.

Trong những tổ chức lớn và thành công nhất, bạn sẽ không bao giờ được chọn vào vị trí quản lý chỉ vì bạn có kiến thức kỹ thuật hoàn hảo. Bạn được chọn bởi mọi người nhận thấy tiềm năng lãnh đạo nơi bạn. Và đó chính là thứ bạn cần phát triển. Khả năng lãnh đạo là một khái niệm rất khó định nghĩa. Nhà lãnh đạo phải là người có thể định hướng cho người khác, với những quyết định được người khác tôn trọng bởi sự hợp lý của nó. Khi bạn thi hành các phán quyết và trau dồi khả năng ra quyết định đúng đắn, những điều này sẽ dần trở thành đặc tính cố hữu của bạn. Niềm tin vào các quyết định của bạn sẽ dần được củng cố. Điều đó sẽ gia tăng sự tự tin nơi bạn, và cuối cùng, sự tự tin sẽ giúp bạn thành thạo hơn trong việc đưa ra các quyết định.

Người lãnh đạo phải có khả năng nhìn xa trông rộng và hình dung được những quyết định của mình sẽ đem lại điều gì. Người lãnh đạo cũng phải biết gạt các vấn đề cá nhân sang một bên để đưa ra những quyết định sáng suốt nhất theo tình hình thực tế. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn lờ đi các yếu tố con người – bạn không bao giờ được làm thế – nhưng bạn phải giải quyết các vấn đề dựa trên chính thực tế, chứ không phải dựa trên cảm nhận của mọi người về thực tế đó.

Mọi người có thể được lựa chọn trở thành nhà quản lý bởi nhiều lý do khác nhau. Nhưng nếu bạn được lựa chọn bởi những lý do chính đáng, bạn sẽ dễ dàng nhận được sự chấp thuận và kính nể từ các nhân viên cấp dưới của mình.

Có rất nhiều cách để chúng ta trở thành nhà quản lý.

Tuy nhiên, hầu hết các công ty lại không có một quy trình thống nhất trong việc lựa chọn ai sẽ trở thành nhà quản lý. Thông thường, việc đánh giá chỉ dựa trên yếu tố duy nhất là thành tích, sự thể hiện của các cá nhân trong những nhiệm vụ được giao tại khoảng thời gian đó. Những người có thành tích tốt nhất chưa chắc đã là những nhà quản lý tốt nhất, mặc dù rất nhiều công ty vẫn lựa chọn nhà quản lý dựa trên những tiêu chí này. Người ta mặc nhiên cho rằng những thành tích tốt nhất trong quá khứ sẽ là định hướng tốt nhất cho thành công trong tương lai. Tuy nhiên, kỹ năng lãnh đạo hoàn toàn khác với những kỹ năng mà một người cần để thành công trong vai trò một nhân viên độc lập.

Trên thực tế, một nhân viên đạt được nhiều thành tích cao, thậm chí là rất cao, không có nghĩa là họ sẽ trở thành nhà quản lý thành công. Trở thành nhà quản lý giỏi đòi hỏi những kỹ năng cao hơn rất nhiều so với những kỹ năng cần thiết để trở thành nhân viên xuất sắc về chuyên môn. Nhà quản lý cần tập trung vào con người chứ không phải là các nhiệm vụ. Họ phải tin tưởng người khác, chứ không phải lúc nào cũng làm việc độc lập. Họ đồng thời cũng phải là người định hướng nhóm, định hướng bức tranh tổng thể, và sự thật là không nhà quản lý nào có thể thành công nếu chỉ biết định hướng cá nhân và chỉ đạo chi tiết vấn đề.

KHÔNG PHẢI AI CŨNG CÓ THỂ LÀM QUẢN LÝ

Một số công ty tự tổ chức các chương trình đào tạo về quản lý. Chúng có thể thật tuyệt vời nhưng cũng có thể rất kinh khủng. Thông thường, các chương trình này dành cho những người đã được “nhắm” vào vị trí quản lý. Ngay cả các nhà quản lý có kinh nghiệm cũng cần định kỳ tham gia các khóa đào tạo mới về phong cách cũng như kỹ thuật quản lý. Tuy nhiên, nếu khóa đào tạo đó thật sự giá trị và hữu ích thì nó nên được dành cho tất cả những ai đang có khả năng trở thành nhà lãnh đạo. Bên cạnh việc giúp những người này tránh được sai lầm trong quản lý, các khóa đào tạo này còn giúp họ nhận ra rằng mình có thực sự thích hợp với việc lãnh đạo người khác hay không.

Điều trớ trêu là hầu hết các tổ chức vẫn áp dụng phương pháp “bơi hay chìm” trong việc đào tạo quản lý. Mọi nhân viên được thăng chức lên vị trí cấp cao đều cần hiểu và áp dụng điều này. Phương pháp này cho rằng ai cũng đều có thể tự cảm nhận được mình cần quản lý như thế nào. Nhưng thực tế không phải như vậy. Việc quản lý con người mang tính quyết định đối với thành công của bất cứ tổ chức nào, nhưng trong hầu hết các trường hợp, nó lại không mấy được quan tâm. Bất cứ ai từng làm việc trong bất kỳ thời gian nào đều sẽ gặp những tình huống mà việc thăng chức cho một người nào đó không mang lại hiệu quả và người đó bị buộc phải quay lại vị trí cũ. Có câu cách ngôn thế này: “Hãy cẩn thận với những điều bạn mong ước, bởi có thể bạn sẽ nhận được nó.” Trong nhiều công ty, cơ hội thăng tiến sẽ rất giới hạn nếu bạn không tham gia quản lý. Và kết quả tất yếu là nhiều người tham gia quản lý trong khi lẽ ra họ không nên làm như vậy – và họ sẽ không muốn tham gia hoạt động quản lý nếu họ có cơ hội tăng lương và thăng tiến khác.

Một loạt các cuộc hội thảo chuyên đề về quản lý đã được tiến hành ở một công ty – nơi áp dụng cách thức đề bạt quản lý hoàn toàn sai lầm. Tất cả những người có tiềm năng trở thành quản lý đều cần tham gia một buổi hội thảo về các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của nhà quản lý. Các vấn đề được đề cập trong buổi hội thảo đơn giản nhưng lại phổ biến và điển hình đối với các nhà quản lý. Khi những người này được mời đến tham dự hội thảo, công ty sẽ nói với họ: “Nếu sau buổi hội thảo này, anh nhận ra rằng việc quản lý những người khác không phải là điều anh muốn, hãy nói với chúng tôi. Quyết định đó sẽ không ảnh hưởng gì đến các cơ hội thăng tiến khác hay quyết định tăng lương trong tương lai của anh.”

Có khoảng 500 người tham dự các buổi hội thảo như thế và khoảng 20% số người tham dự quyết định không đảm nhận vị trí quản lý mà công ty đề bạt. Sau khi có được cái nhìn tổng quan cũng như hiểu biết chung về quản lý, khoảng 100 người nhận ra rằng mình không thể trở thành nhà quản lý giỏi, nhưng vẫn là những nhân viên vô cùng giá trị. Cũng có rất nhiều người chấp nhận vị trí quản lý bởi họ cảm thấy mình sẽ không còn cơ hội nào khác nếu từ chối lời đề nghị đó.

QUYỀN LỰC TUYỆT ĐỐI

Nhiều người luôn tin rằng nếu bạn muốn một điều gì đó thật hoàn hảo thì tốt nhất là hãy tự thực hiện nó. Những người có tư tưởng này hầu như khó có thể trở thành nhà quản lý hay lãnh đạo giỏi bởi họ không thể ủy quyền hay giao việc cho người khác. Những người như thế rất phổ biến và chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra họ: Họ chỉ có thể giao phó cho người khác những công việc tầm thường mà bất cứ ai cũng có thể làm được, còn những việc ý nghĩa thì họ giữ lại cho mình. Kết quả là họ phải làm việc ngày đêm, kể cả ngày nghỉ và thậm chí là mang việc về nhà. Tất nhiên là việc làm ngoài giờ không hề sai trái. Rất nhiều người vẫn dành thời gian rảnh rỗi của mình cho công việc, song những người làm việc đêm ngày như thế này là những nhà quản lý tồi. Họ thiếu niềm tin vào cấp dưới đến mức không tin tưởng nhân viên trong bất cứ việc gì quan trọng. Họ chỉ luôn miệng nói rằng không biết làm thế nào để đào tạo nhân viên của mình tốt hơn.

Sẽ luôn có những vấn đề rắc rối liên quan đến nhân viên trong bộ phận có những nhà quản lý như thế này. Nhân viên thường giỏi hơn rất nhiều so với niềm tin của “người có quyền lực tuyệt đối này” và họ nhanh chóng cảm thấy chán nản khi chỉ được giao phó những công việc tầm thường.

Bạn chắc hẳn biết một người với “quyền lực tuyệt đối này” ở văn phòng hay chi nhánh của mình. Tất nhiên, nếu bạn làm việc cho một nhà quản lý như vậy thì sẽ có những rắc rối xảy ra, bởi bạn dường như sẽ không có cơ hội thăng tiến. Trong công việc, bạn không được giao phó bất cứ nhiệm vụ hay trách nhiệm nào. Lẽ tất yếu là bạn sẽ không có cơ hội để thể hiện khả năng của mình. Những nhà quản lý quyền lực tuyệt đối này hiếm khi tiến cử hay đề bạt thăng chức cho ai đó. Họ luôn cho rằng mình phải làm tất cả mọi việc là vì nhân viên của họ không chịu nhận đảm trách những nhiệm vụ đó. Họ không bao giờ thừa nhận rằng nguyên nhân thật sự là vì họ không chịu ủy quyền cho người khác. Hãy chú ý đến những nhà quản lý quyền lực tuyệt đối như thế này và giúp mình không bao giờ rơi vào tình huống như vậy.

Một đặc điểm bất biến của các nhà quản lý quyền lực tuyệt đối này là họ rất hiếm khi tận hưởng các kỳ nghỉ lễ. Họ chỉ thưởng cho bản thân một vài ngày nghỉ trong năm bởi họ tin rằng công ty sẽ không thể tồn tại nếu như không có họ. Trước khi đi đâu đó trong kỳ nghỉ của mình, họ sẽ để lại cho mọi người những chỉ dẫn cụ thể để đảm bảo công việc diễn ra ổn thỏa cho đến khi họ quay lại. Thậm chí, họ sẽ để lại số điện thoại liên lạc trong những trường hợp khẩn cấp. Tất nhiên, họ phải xác định sự khẩn cấp đó là gì. Những nhà quản lý này thậm chí còn than phiền với gia đình và bạn bè rằng, “Tôi không thể nghỉ ngơi một vài ngày mà không bị quấy rầy.” Điều mà các nhà quản lý này không nói cho mọi người đó là trên thực tế, họ thích bị quấy rầy bởi như thế họ cảm thấy mình là người quan trọng. Đối với một số nhà quản lý quyền lực tuyệt đối, họ không chấp nhận việc nghỉ hưu, bởi điều đó sẽ tước đoạt của họ ý nghĩa sống, sự cống hiến cho công việc cũng như cảm giác mình là người quan trọng và không thể thiếu đối với công ty.

MỘT VÀI LỰA CHỌN

Đôi khi, mọi người được chọn để trở thành người đứng đầu một bộ phận nào đó chỉ vì họ có mối quan hệ với ông chủ hoặc thuộc “nhóm” của ông chủ. Thật may mắn nếu bạn không phải làm việc cho một công ty như thế. Bởi ngay cả khi có mối quan hệ thân thiết với ông chủ, bạn cũng không thể đảm nhiệm và hoàn thành hết các nhiệm vụ của mình. Chắc chắn khi đó bạn có quyền lực, nhưng các doanh nghiệp ngày nay là những doanh nghiệp độc lập, và do đó mọi người sẽ không nỗ lực làm việc cho bạn chỉ vì bạn được cấp trên “nâng đỡ và bảo hộ”. Vì thế, nếu là con hay bạn bè của sếp, bạn càng cần phải thể hiện năng lực thật sự của mình. Có thể bạn sẽ nhận được sự kính trọng ngoài mặt hay sự kính nể vị thế của bạn, nhưng hãy đối diện với những gì mọi người thật sự nghĩ về bạn, chứ không phải những gì họ nói với bạn.

Trong những tổ chức lớn và thành công nhất, bạn sẽ không bao giờ được chọn vào vị trí quản lý chỉ vì bạn có kiến thức kỹ thuật hoàn hảo. Bạn được chọn bởi mọi người nhận thấy tiềm năng lãnh đạo nơi bạn. Và đó chính là thứ bạn cần phát triển. Khả năng lãnh đạo là một khái niệm rất khó định nghĩa. Nhà lãnh đạo phải là người có thể định hướng cho người khác, với những quyết định được người khác tôn trọng bởi sự hợp lý của nó. Khi bạn thi hành các phán quyết và trau dồi khả năng ra quyết định đúng đắn, những điều này sẽ dần trở thành đặc tính cố hữu của bạn. Niềm tin vào các quyết định của bạn sẽ dần được củng cố. Điều đó sẽ gia tăng sự tự tin nơi bạn, và cuối cùng, sự tự tin sẽ giúp bạn thành thạo hơn trong việc đưa ra các quyết định.

Người lãnh đạo phải có khả năng nhìn xa trông rộng và hình dung được những quyết định của mình sẽ đem lại điều gì. Người lãnh đạo cũng phải biết gạt các vấn đề cá nhân sang một bên để đưa ra những quyết định sáng suốt nhất theo tình hình thực tế. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn lờ đi các yếu tố con người – bạn không bao giờ được làm thế – nhưng bạn phải giải quyết các vấn đề dựa trên chính thực tế, chứ không phải dựa trên cảm nhận của mọi người về thực tế đó.

Mọi người có thể được lựa chọn trở thành nhà quản lý bởi nhiều lý do khác nhau. Nhưng nếu bạn được lựa chọn bởi những lý do chính đáng, bạn sẽ dễ dàng nhận được sự chấp thuận và kính nể từ các nhân viên cấp dưới của mình.

Chọn tập
Bình luận