Khái niệm quản lý tương đối mới mẻ “trí tuệ xúc cảm” đã gây ra khá nhiều tranh cãi. Các nhà tâm lý học và xã hội học đã phát hiện ra rằng các nhà lãnh đạo và quản lý có mức độ trí tuệ xúc cảm cao hay chỉ số cảm xúc (Emotional Quotient – EQ) cao dường như sẽ đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, quản lý tốt hơn những đồng nghiệp có chỉ số cảm xúc trung bình hoặc thấp. Các chuyên gia này cũng nhận ra rằng những cá nhân có chỉ số cảm xúc cao sẽ có sự nghiệp thành công hơn, xây dựng được các mối quan hệ cá nhân bền chặt hơn, sức khỏe tốt hơn nhờ có những kỹ thuật quản lý căng thẳng tốt hơn, có động lực thúc đẩy bản thân và những người xung quanh đạt được kết quả tốt hơn, tin tưởng vào những người xung quanh và ngược lại. Cũng theo các chuyên gia này, chỉ số IQ truyền thống dường như không có tác động nhiều đến thành công trong quản lý.
LỊCH SỬ CHỈ SỐ CẢM XÚC
Khái niệm trí tuệ xúc cảm đã trở nên phổ biến trong cuốn sách có tên Trí tuệ xúc cảm: Làm thế nào để biến những xúc cảm của bạn thành trí tuệ của Daniel Goleman. Sau khi cuốn sách được xuất bản năm 1995, đã có rất nhiều bài báo và sách viết về vấn đề này. Hơn nữa, các chương trình đào tạo giúp các nhà quản lý được nhân viên kính trọng đều có một đến hai học phần hướng dẫn về trí tuệ xúc cảm.
IQ
IQ, hay Chỉ số thông minh, bao gồm những năng lực hoàn toàn khác so với chỉ số EQ. Những người có chỉ số IQ cao sẽ có năng lực toán học tốt. Họ cũng am hiểu rộng về từ vựng và ngôn ngữ, các vấn đề liên quan đến không gian và trừu tượng, đặc biệt có khả năng lĩnh hội xuất sắc. Thông thường, IQ là chỉ số thiên bẩm. Do đó, chỉ số IQ của một người cao hay thấp chủ yếu là do yếu tố di truyền. Qua thời gian, chỉ số IQ có thể thay đổi nhưng hầu như không thể hơn 15 điểm. Ngược lại, trí tuệ xúc cảm lại là hành vi, thái độ, trạng thái có thể học được. Một chỉ số EQ có thể thay đổi mạnh mẽ qua thời gian.
EQ
Về cơ bản, sở hữu chỉ số EQ nghĩa là bạn có sự tinh tế, nhanh nhạy về cảm xúc. Nếu bạn trả lời “có” đối với các câu hỏi dưới đây thì nghĩa là bạn có chỉ số xúc cảm cao.
• Bạn có thể bước vào một căn phòng và cảm nhận được bầu không khí ở đó không?
• Bạn có thể nhận ra cảm xúc của người khác không?
• Bạn có biết khi nào mình trở nên xúc động và có thể kiểm soát được cảm xúc nếu muốn không?
• Trong những tình huống hỗn độn và căng thẳng, bạn có thể khơi gợi những cảm xúc tích cực nơi người khác không?
• Bạn có thể và có diễn giải cho người khác biết bạn cảm thấy như thế nào và cảm xúc của bạn ra sao không?
Năng lực EQ dường như rất gần gũi với những hành động khuyến khích mà chúng ta đã đề cập trước đây. EQ là sự kết hợp giữa các kỹ năng con người với những hiểu biết về bản thân.
Bài kiểm tra EQ
Bây giờ hãy cùng thư giãn một chút. Dưới đây là 8 yếu tố quyết định chỉ số EQ. Đối với mỗi yếu tố, hãy chấm điểm cho bản thân từ 1 đến 10, trong đó 10 là điểm số cao nhất. Hãy trung thực nếu bạn muốn có kết quả chính xác.
1. Trong những tình huống căng thẳng, tôi luôn tìm cách để giải tỏa, thư giãn____________
2. Tôi luôn giữ bình tĩnh khi mọi người chỉ trích, nặng lời với tôi____________
3. Tôi có thể dễ dàng xác định được sự thay đổi tâm trạng của bản thân__________
4. Thật dễ dàng bắt đầu lại sau khi hứng chịu thất bại nặng nề__________
5. Tôi có những kỹ năng con người tốt như lắng nghe, phản hồi và thúc đẩy người khác __________
6. Đối với tôi, việc bày tỏ sự cảm thông với người khác rất đơn giản___________
7. Tôi biết rõ khi nào người khác đau buồn hoặc trầm cảm_________
8. Ngay cả khi tiến hành một dự án chán ngắt, tôi vẫn tràn đầy năng lượng_________
9. Tôi dường như có thể hiểu rõ người khác đang nghĩ gì__________
10. Tôi thường tự nhủ hãy tích cực thay vì tiêu cực___________
Nếu được trên 85 điểm, bạn có chỉ số xúc cảm cao. Trên 75 điểm thì bạn đang trên con đường trở thành người có trí tuệ xúc cảm cao.
EQ VÀ QUẢN LÝ
Không nghi ngờ gì về việc bạn có thể nhận ra mối liên hệ giữa EQ và một nhà quản lý thành công. Quản lý con người hoàn toàn khác với quản lý dự án hay nhiệm vụ. Có được những kỹ năng EQ để nhận ra cảm xúc của bản thân và người khác, thể hiện cảm xúc của bản thân một cách phù hợp, có động lực tự thúc đẩy và thúc đẩy người khác, có khả năng đối phó với những căng thẳng, hỗn loạn và giúp người khác làm được như vậy sẽ tạo nên một nhà quản lý xuất chúng.
Khái niệm quản lý tương đối mới mẻ “trí tuệ xúc cảm” đã gây ra khá nhiều tranh cãi. Các nhà tâm lý học và xã hội học đã phát hiện ra rằng các nhà lãnh đạo và quản lý có mức độ trí tuệ xúc cảm cao hay chỉ số cảm xúc (Emotional Quotient – EQ) cao dường như sẽ đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, quản lý tốt hơn những đồng nghiệp có chỉ số cảm xúc trung bình hoặc thấp. Các chuyên gia này cũng nhận ra rằng những cá nhân có chỉ số cảm xúc cao sẽ có sự nghiệp thành công hơn, xây dựng được các mối quan hệ cá nhân bền chặt hơn, sức khỏe tốt hơn nhờ có những kỹ thuật quản lý căng thẳng tốt hơn, có động lực thúc đẩy bản thân và những người xung quanh đạt được kết quả tốt hơn, tin tưởng vào những người xung quanh và ngược lại. Cũng theo các chuyên gia này, chỉ số IQ truyền thống dường như không có tác động nhiều đến thành công trong quản lý.
LỊCH SỬ CHỈ SỐ CẢM XÚC
Khái niệm trí tuệ xúc cảm đã trở nên phổ biến trong cuốn sách có tên Trí tuệ xúc cảm: Làm thế nào để biến những xúc cảm của bạn thành trí tuệ của Daniel Goleman. Sau khi cuốn sách được xuất bản năm 1995, đã có rất nhiều bài báo và sách viết về vấn đề này. Hơn nữa, các chương trình đào tạo giúp các nhà quản lý được nhân viên kính trọng đều có một đến hai học phần hướng dẫn về trí tuệ xúc cảm.
IQ
IQ, hay Chỉ số thông minh, bao gồm những năng lực hoàn toàn khác so với chỉ số EQ. Những người có chỉ số IQ cao sẽ có năng lực toán học tốt. Họ cũng am hiểu rộng về từ vựng và ngôn ngữ, các vấn đề liên quan đến không gian và trừu tượng, đặc biệt có khả năng lĩnh hội xuất sắc. Thông thường, IQ là chỉ số thiên bẩm. Do đó, chỉ số IQ của một người cao hay thấp chủ yếu là do yếu tố di truyền. Qua thời gian, chỉ số IQ có thể thay đổi nhưng hầu như không thể hơn 15 điểm. Ngược lại, trí tuệ xúc cảm lại là hành vi, thái độ, trạng thái có thể học được. Một chỉ số EQ có thể thay đổi mạnh mẽ qua thời gian.
EQ
Về cơ bản, sở hữu chỉ số EQ nghĩa là bạn có sự tinh tế, nhanh nhạy về cảm xúc. Nếu bạn trả lời “có” đối với các câu hỏi dưới đây thì nghĩa là bạn có chỉ số xúc cảm cao.
• Bạn có thể bước vào một căn phòng và cảm nhận được bầu không khí ở đó không?
• Bạn có thể nhận ra cảm xúc của người khác không?
• Bạn có biết khi nào mình trở nên xúc động và có thể kiểm soát được cảm xúc nếu muốn không?
• Trong những tình huống hỗn độn và căng thẳng, bạn có thể khơi gợi những cảm xúc tích cực nơi người khác không?
• Bạn có thể và có diễn giải cho người khác biết bạn cảm thấy như thế nào và cảm xúc của bạn ra sao không?
Năng lực EQ dường như rất gần gũi với những hành động khuyến khích mà chúng ta đã đề cập trước đây. EQ là sự kết hợp giữa các kỹ năng con người với những hiểu biết về bản thân.
Bài kiểm tra EQ
Bây giờ hãy cùng thư giãn một chút. Dưới đây là 8 yếu tố quyết định chỉ số EQ. Đối với mỗi yếu tố, hãy chấm điểm cho bản thân từ 1 đến 10, trong đó 10 là điểm số cao nhất. Hãy trung thực nếu bạn muốn có kết quả chính xác.
1. Trong những tình huống căng thẳng, tôi luôn tìm cách để giải tỏa, thư giãn____________
2. Tôi luôn giữ bình tĩnh khi mọi người chỉ trích, nặng lời với tôi____________
3. Tôi có thể dễ dàng xác định được sự thay đổi tâm trạng của bản thân__________
4. Thật dễ dàng bắt đầu lại sau khi hứng chịu thất bại nặng nề__________
5. Tôi có những kỹ năng con người tốt như lắng nghe, phản hồi và thúc đẩy người khác __________
6. Đối với tôi, việc bày tỏ sự cảm thông với người khác rất đơn giản___________
7. Tôi biết rõ khi nào người khác đau buồn hoặc trầm cảm_________
8. Ngay cả khi tiến hành một dự án chán ngắt, tôi vẫn tràn đầy năng lượng_________
9. Tôi dường như có thể hiểu rõ người khác đang nghĩ gì__________
10. Tôi thường tự nhủ hãy tích cực thay vì tiêu cực___________
Nếu được trên 85 điểm, bạn có chỉ số xúc cảm cao. Trên 75 điểm thì bạn đang trên con đường trở thành người có trí tuệ xúc cảm cao.
EQ VÀ QUẢN LÝ
Không nghi ngờ gì về việc bạn có thể nhận ra mối liên hệ giữa EQ và một nhà quản lý thành công. Quản lý con người hoàn toàn khác với quản lý dự án hay nhiệm vụ. Có được những kỹ năng EQ để nhận ra cảm xúc của bản thân và người khác, thể hiện cảm xúc của bản thân một cách phù hợp, có động lực tự thúc đẩy và thúc đẩy người khác, có khả năng đối phó với những căng thẳng, hỗn loạn và giúp người khác làm được như vậy sẽ tạo nên một nhà quản lý xuất chúng.