Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Lần Đầu Làm Sếp

27. QUẢN LÝ THỜI GIAN

Tác giả: Loren B. Belker - Gary S. Topchik
Chọn tập

Đã bao giờ bạn trở về nhà với cảm giác rằng mình chẳng làm được việc gì trong suốt ngày hôm đó chưa? Chắc chắn ai cũng có những lúc như vậy, dành toàn bộ thời gian để giải quyết những việc gấp gáp. Đôi khi, việc này cũng không gây ra vấn đề gì, nhưng nếu nó diễn ra thường xuyên, thì vấn đề là bạn đang thiếu kỹ năng quản lý thời gian.

NHỮNG PHÂN KHÚC NHỎ HƠN

Phương pháp quản lý thời gian dưới đây tỏ ra hết sức hiệu quả đối với một tác giả thể loại phi hư cấu thành công. Hãy lắng nghe những gì ông nói:

“Khi bắt đầu nghề viết một cách nghiêm túc cách đây 10 năm, tôi đặt ra mục tiêu mỗi tuần sẽ hoàn thành một chương sách, nhưng cả tuần trôi qua mà tôi không viết được một dòng nào. Nguyên nhân là do nhận thức của tôi về việc đặt ra quá nhiều giờ cho một chương sách. Nhưng rồi cũng chẳng có gì thay đổi cả. Sau đó tôi bắt đầu chia mục tiêu thành các phân đoạn nhỏ hơn. Mục tiêu là viết được hai trang mỗi ngày. Thi thoảng, tôi bỏ một mất ngày và thế là phải đặt ra mục tiêu 4 trang cho ngày tiếp theo. Nếu vì một lý do bất ngờ nào đó, tôi phải bỏ lỡ hơn 2 ngày, tôi không đặt ra một mục tiêu chồng chất hoặc sẽ quay trở lại

“Là kết quả của việc đặt ra nhiều mục tiêu hợp lý hơn, tôi đã bắt đầu viết được, dù rằng các nhu cầu khác đòi hỏi thời gian của tôi vẫn không hề thay đổi. Thứ duy nhất thay đổi đó là thái độ và phương pháp của tôi đối với vấn đề. Đôi khi tôi ngồi xuống để bắt đầu viết hai trang sách mục tiêu của mình và rồi hoàn thành 15, 16 trang. Nếu tôi đặt ra mục tiêu cho ngày hôm đó là 15 trang, tôi đã chẳng viết được như vậy và lại nợ tới hàng giờ đồng hồ.”

DANH SÁCH

Có thể bạn từng nghe đến tên của nhà tư bản công nghiệp Mỹ Henry Kaiser. Một trong những thành tựu lớn nhất của ông là xây dựng một công ty đóng tàu chở hàng có tên công ty tàu thủy Liberty trong suốt thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Những con tàu này được hoàn thành trong khoảng vài ngày – một kỷ lục phi thường.

Việc đầu tiên Kaiser làm khi bước vào văn phòng mỗi buổi sáng là ngồi vào bàn làm việc với tập giấy ghi sẵn danh sách những việc mà ông muốn thực hiện trong ngày và sắp xếp danh sách đó theo thứ tự ưu tiên. Khi một việc được hoàn thành, nó sẽ được gạch đi. Việc chưa được hoàn thành trong ngày hôm đó sẽ được xếp đầu tiên trong danh sách của ngày hôm sau. Kaiser luôn cố gắng hoàn thành những việc ưu tiên trước.

Hãy sử dụng phương pháp đơn giản này để tổ chức một ngày của bạn và bạn sẽ thấy ngạc nhiên trước số lượng công việc mà bạn có thể hoàn thành. Bạn buộc phải thực hiện các hoạt động trong ngày theo những việc đã viết ra trên giấy. Đó có thể là giá trị lớn nhất của phương pháp này.

Tuy nhiên, có một biến thể khác mà bạn có thể sử dụng thậm chí còn hữu dụng hơn. Bạn hiểu cơ thể mình hơn bất kỳ ai khác. Nếu bạn đạt tới đỉnh cao năng lượng mỗi khi bắt đầu một ngày mới (con người buổi sáng), bạn nên thực hiện những nhiệm vụ đòi hỏi nhiều năng lượng trước. Ngược lại, nếu bạn không cảm thấy hào hứng nhất vào buổi chiều muộn (con người buổi tối), hãy sắp xếp công việc cho phù hợp với những nguồn năng lượng khác biệt đó của bạn. Điều này cũng sẽ giúp bạn thực hiện được những việc mà bình thường, khi tràn trề năng lượng, bạn không để tâm tới. Nhưng quan trọng vẫn phải là tập trung hoàn thành các mục tiêu ưu tiên. Những thứ kém quan trọng hơn có thể đợi.

Một số nhà quản lý chia danh sách mục tiêu của họ thành ba hạng mục: A, B và C. Những mục tiêu trong hạng mục A rất quan trọng, cần thực hiện đầu tiên. Nếu bạn có một vài mục tiêu A, bạn cần quyết định xem cái nào là quan trọng nhất rồi thực hiện nó trước. Mục tiêu B có thể đợi cho đến khi bạn có thời gian. Mục tiêu C thì không quan trọng. Nếu bạn không bao giờ thực hiện nó, thì cũng không phải là vấn đề gì nghiêm trọng lắm. Tuy nhiên, có những nhà quản lý lại thích thực hiện mục tiêu C trước, bởi họ thích cảm giác hoàn thành, kết thúc một công việc nào đó. Đừng để mình rơi vào chiếc bẫy đó. Khi làm như vậy, thực tế bạn không hề hoàn thành được việc gì. Nếu các mục tiêu A quá lớn hoặc khó khăn, hãy chia nó thành các phần nhỏ, giống như nhà văn nọ đã làm trong ví dụ trên.

Rất nhiều người có sự thay đổi lớn về tâm lý khi gạch đi một nhiệm vụ đã được hoàn thành. Một số người sử dụng những chiếc bút nhớ dòng lớn. Thật tuyệt vời khi cuối mỗi ngày được ngồi lại và nhìn những dấu gạch các nhiệm vụ đã hoàn thành. Đó là cảm giác về những thành quả xứng đáng.

Nhưng cũng đừng loại bỏ danh sách đó khi bạn rời văn phòng. Sáng hôm sau, danh sách của ngày hôm trước sẽ có hai tác dụng: nhắc bạn nhớ lại tất cả những gì bạn đã hoàn thành ngày hôm trước và nhắc nhở bạn về những gì còn dang dở. Những mục tiêu đó sẽ được tiếp tục bổ sung vào danh sách mới. Việc này đặc biệt quan trọng đối với những dự án dài hạn mà đôi khi cần loại bỏ đột ngột một số trong danh sách. Chúng ta đã bỏ lỡ quá nhiều ý tưởng và dự án sáng tạo chỉ bởi chúng ta không viết nó ra.

Bạn đã bao giờ đi ngủ mà vẫn canh cánh một công việc nào đó, để rồi tỉnh giấc giữa đêm khuya cùng với giải pháp cho nó hay chưa? Nhưng rồi bạn thức dậy vào buổi sáng và giải pháp thì đã bị lãng quên. Bạn không thể khôi phục lại ý tưởng từ trí nhớ của mình. Hãy luôn để giấy bút ở đầu giường để ghi lại những suy nghĩ như vậy trong đêm khuya nhằm tránh tình trạng phải lục tìm hay khôi phục nó.

GIAI ĐOẠN ĐÓNG

Một số công ty theo đuổi chính sách văn phòng đóng mà bạn muốn sử dụng để có thể hoàn thành được nhiều việc trong một ngày. Ví dụ, một văn phòng tiến hành giai đoạn đóng hai giờ, trong đó tất cả mọi việc kinh doanh vẫn diễn ra bình thường, chỉ có điều không có ai trong văn phòng tìm gặp nhau. Không ai thực hiện các cuộc điện thoại nội bộ cũng như không có cuộc họp công ty nào được tiến hành trong suốt thời gian đó. Những trường hợp khẩn cấp sẽ được giải quyết mau lẹ, các cuộc gọi từ khách hàng, nhà cung cấp và tất cả các cuộc gọi khác từ bên ngoài đều sẽ được tiếp nhận.

Ý tưởng này đem lại hiệu quả lớn. Điều đó có nghĩa là mỗi ngày bạn có hai tiếng đồng hồ không phải tiếp đón hay nhận điện thoại của bất kỳ ai trong văn phòng. Nó đem đến cho bạn cơ hội kiểm soát những gì mình làm trong giai đoạn đặc biệt đó. Có thể một số người sẽ có được ý tưởng khi làm việc tại văn phòng vào cuối tuần và nhận ra rằng số lượng công việc được hoàn thành nhiều hơn như thế nào so với khoảng thời gian tương tự trong tuần. Tuy nhiên, ý tưởng đó chỉ khả thi nếu bạn không đóng cửa với cả khách hàng trong khoảng thời gian đó. Đó là ý tưởng mà toàn bộ công ty đều có thể sử dụng.

NHU CẦU GHI NHỚ VÀ TỰ SUY NGẪM

Dưới đây là một số lời khuyên có thể sẽ không giúp ích nhiều cho bạn tại văn phòng nhưng lại giúp bạn nhớ được những thứ mà bạn phải ngừng lại để về nhà. Đặt một tờ giấy ghi nhớ trong túi đựng chìa khóa xe. Sau đó, trên đường ra bãi đỗ xe vào cuối ngày, khi thò tay vào lấy chìa khóa, bạn sẽ thấy tờ giấy đó.

Lập kế hoạch cho một khoảng thời gian yên tĩnh mỗi ngày. Có thể bạn không cần phải thực hiện nó hàng ngày, nhưng việc có được một khoảng thời gian để “nằm mơ giữa ban ngày” và suy nghĩ rất quan trọng. Điều này mang yếu tố sống còn đối với “con người bên trong” của chúng ta. Hơn nữa, những việc dường như không thể vượt qua được thường sẽ có triển vọng hơn trong khoảng thời gian này.

Cố gắng đặt mỗi hoạt động hàng ngày vào một khung cảnh thích hợp. Một nhà quản lý luôn đặt tờ lịch bên cạnh cánh cửa ra vào phòng mình. Bên dưới nó là chiếc sọt rác trống rỗng, đơn độc. Cuối ngày khi rời văn phòng, ông ta thường hủy toàn bộ các giấy tờ trong ngày. Ông ta ném toàn bộ “ngày hôm đó” đã được chia thành các mảnh nhỏ vào sọt rác và quan sát các mảnh giấy nhỏ từ từ rơi vào sọt rác. Khi được hỏi về cảm nhận khi thực hiện nghi thức đó, ông ta trả lời: “Đối với tôi, nó tượng trưng cho việc ngày hôm nay đã qua. Tôi đã làm hết sức có thể. Giờ đây tôi có thể tiến tới phân đoạn khác của cuộc sống, để lại ngày hôm nay phía sau – nơi mà nó phải thuộc về.” Không phải là một cách tồi khi cho qua một ngày để bắt đầu nghỉ ngơi trong yên tĩnh.

NHỮNG LỜI KHUYÊN KHÁC VỀ QUẢN LÝ THỜI GIAN

Dưới đây là một số lời khuyên từ các nhà quản lý thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau có thể sẽ hữu ích đối với bạn:

• Tất cả chúng ta đều có lượng thời gian tương đương nhau – 168 tiếng mỗi tuần. Không ai có nhiều thời gian hơn. Nhưng những gì bạn làm trong khoảng thời gian này sẽ là điều khác biệt.

• Việc đặt ra mục tiêu cụ thể cho từng ngày hoặc từng tuần rất quan trọng. Nhưng bạn đừng chỉ giữ những mục tiêu đó trong đầu mà hãy viết chúng ra. Dán lên màn hình hoặc viết lên bảng trong văn phòng. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng loại bỏ những việc vô nghĩa xuất hiện trên con đường của mình.

• Đặt thời hạn cho dự án của bạn. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn là tuýp người hay trì hoãn, chần chừ. Tránh tình trạng nước đến chân mới nhảy. Một số người nói rằng họ làm việc tốt khi phải chịu áp lực và thời hạn chặt chẽ. Nhưng thực tế họ còn làm việc tốt hơn nữa nếu không phải chịu áp lực. Họ cần phải thử xem sao.

• Hãy ghi nhớ sự khác biệt giữa một việc quan trọng và một việc cấp bách. Tất cả chúng ta đều có những việc cấp bách nhưng hãy tự hỏi xem chúng quan trọng đến mức nào. Và tốt nhất là bạn nên tập trung vào những thứ quan trọng.

• Một hoặc hai tuần một lần, ghi chép lại xem bạn đã sử dụng thời gian như thế nào. Có một cuốn sổ nhật ký thời gian và ghi mọi thứ vào đó. Bạn sẽ ngạc nhiên trước việc phần lớn thời gian của mình “trôi” đi đâu. Nếu không phân tích cách sử dụng thời gian, chúng ta sẽ không thể quản lý nó tốt hơn. Hoặc bạn có thể đề nghị người khác đánh giá cách sử dụng thời gian của bạn. Họ có thể nhìn thấy những điều mà bạn không thể.

• Hãy lập kế hoạch cho một ngày của bạn. Thời điểm tốt nhất cho việc này là buổi chiều hoặc tối hôm trước. Bằng cách này, bạn có thể biết được mình cần tập trung vào việc gì khi bắt đầu ngày hôm sau. Nếu bạn đợi đến sáng hôm sau mới thực hiện việc này, bạn sẽ dễ bị nhầm lẫn.

• Nguyên tắc 70/30: chỉ lập kế hoạch cho 70% thời gian trong ngày. Để phần còn lại cho những nhiệm vụ đột xuất, những công việc cấp bách của người khác hoặc những tình huống khẩn cấp. Nếu bạn lập kế hoạch kỹ lưỡng cho từng giây, phút trong ngày, bạn sẽ cảm thấy hỗn loạn khi không thể hoàn thành được tất cả mọi việc.

• Lập kế hoạch thời gian cho việc gọi và nhận điện thoại, đọc và gửi email, thời gian cho công việc văn phòng… Điều này có hai ý nghĩa đối với bạn. Bạn tiết kiệm được thời gian bằng cách làm những việc tương tự cùng lúc và người khác có thể biết được lịch làm việc của bạn như thế nào.

• Đảm bảo lịch làm việc của bạn dễ hiểu đối với những người thường xuyên giao tiếp, làm việc với bạn. Bằng cách này, họ có thể biết được bạn đi đâu và đang làm gì. Có rất nhiều chương trình phần mềm giúp bạn thực hiện công việc này một cách tự động.

• Hiểu rằng việc bị làm phiền, ngắt quãng là một phần của công việc và hãy sắp xếp thời gian cho việc này trong lịch làm việc của bạn. Nhưng đừng tìm cách giảm thiểu việc bị ngắt quãng không mong muốn. Dưới đây là một số gợi ý: đặt ra một khoảng thời gian yên tĩnh mà bạn không bị làm phiền. Kê bàn làm việc của bạn sao cho bạn không phải đối diện với dòng người qua lại. Khi một vị khách không mong đợi đến văn phòng của bạn, hãy nói với họ rằng bạn đang thực hiện một dự án quan trọng.
Hãy chuyển đi tất cả các ghế ngồi trước bàn làm việc của bạn và nếu bạn thật sự muốn một người nào đó ở lại, hãy kéo chiếc ghế từ đằng sau bàn làm việc của bạn và mời họ ngồi. Hoặc đặt một tấm bảng thông báo lịch sự trên cửa. Điều đó sẽ nhanh chóng chuyển đến cho mọi người thông điệp rằng bạn không muốn bị làm phiền.

• Đừng đợi đến khi cảm thấy tâm trạng thích hợp mới làm những việc ưu tiên hàng đầu. Thời gian hoặc tâm trạng đó có thể không bao giờ đến.

• Tự thưởng cho mình khi hoàn thành một mục tiêu A. Hãy cho phép mình ra ngoài ăn trưa hoặc nghỉ sớm một chút trong ngày hôm đó.

• Duy trì thói quen đúng giờ. Thể hiện sự đúng giờ, nộp mọi thứ đúng hạn và khuyến khích nhân viên cũng làm thế. Hãy là hình mẫu về quản lý thời gian trong bộ phận của bạn.

Đã bao giờ bạn trở về nhà với cảm giác rằng mình chẳng làm được việc gì trong suốt ngày hôm đó chưa? Chắc chắn ai cũng có những lúc như vậy, dành toàn bộ thời gian để giải quyết những việc gấp gáp. Đôi khi, việc này cũng không gây ra vấn đề gì, nhưng nếu nó diễn ra thường xuyên, thì vấn đề là bạn đang thiếu kỹ năng quản lý thời gian.

NHỮNG PHÂN KHÚC NHỎ HƠN

Phương pháp quản lý thời gian dưới đây tỏ ra hết sức hiệu quả đối với một tác giả thể loại phi hư cấu thành công. Hãy lắng nghe những gì ông nói:

“Khi bắt đầu nghề viết một cách nghiêm túc cách đây 10 năm, tôi đặt ra mục tiêu mỗi tuần sẽ hoàn thành một chương sách, nhưng cả tuần trôi qua mà tôi không viết được một dòng nào. Nguyên nhân là do nhận thức của tôi về việc đặt ra quá nhiều giờ cho một chương sách. Nhưng rồi cũng chẳng có gì thay đổi cả. Sau đó tôi bắt đầu chia mục tiêu thành các phân đoạn nhỏ hơn. Mục tiêu là viết được hai trang mỗi ngày. Thi thoảng, tôi bỏ một mất ngày và thế là phải đặt ra mục tiêu 4 trang cho ngày tiếp theo. Nếu vì một lý do bất ngờ nào đó, tôi phải bỏ lỡ hơn 2 ngày, tôi không đặt ra một mục tiêu chồng chất hoặc sẽ quay trở lại

“Là kết quả của việc đặt ra nhiều mục tiêu hợp lý hơn, tôi đã bắt đầu viết được, dù rằng các nhu cầu khác đòi hỏi thời gian của tôi vẫn không hề thay đổi. Thứ duy nhất thay đổi đó là thái độ và phương pháp của tôi đối với vấn đề. Đôi khi tôi ngồi xuống để bắt đầu viết hai trang sách mục tiêu của mình và rồi hoàn thành 15, 16 trang. Nếu tôi đặt ra mục tiêu cho ngày hôm đó là 15 trang, tôi đã chẳng viết được như vậy và lại nợ tới hàng giờ đồng hồ.”

DANH SÁCH

Có thể bạn từng nghe đến tên của nhà tư bản công nghiệp Mỹ Henry Kaiser. Một trong những thành tựu lớn nhất của ông là xây dựng một công ty đóng tàu chở hàng có tên công ty tàu thủy Liberty trong suốt thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Những con tàu này được hoàn thành trong khoảng vài ngày – một kỷ lục phi thường.

Việc đầu tiên Kaiser làm khi bước vào văn phòng mỗi buổi sáng là ngồi vào bàn làm việc với tập giấy ghi sẵn danh sách những việc mà ông muốn thực hiện trong ngày và sắp xếp danh sách đó theo thứ tự ưu tiên. Khi một việc được hoàn thành, nó sẽ được gạch đi. Việc chưa được hoàn thành trong ngày hôm đó sẽ được xếp đầu tiên trong danh sách của ngày hôm sau. Kaiser luôn cố gắng hoàn thành những việc ưu tiên trước.

Hãy sử dụng phương pháp đơn giản này để tổ chức một ngày của bạn và bạn sẽ thấy ngạc nhiên trước số lượng công việc mà bạn có thể hoàn thành. Bạn buộc phải thực hiện các hoạt động trong ngày theo những việc đã viết ra trên giấy. Đó có thể là giá trị lớn nhất của phương pháp này.

Tuy nhiên, có một biến thể khác mà bạn có thể sử dụng thậm chí còn hữu dụng hơn. Bạn hiểu cơ thể mình hơn bất kỳ ai khác. Nếu bạn đạt tới đỉnh cao năng lượng mỗi khi bắt đầu một ngày mới (con người buổi sáng), bạn nên thực hiện những nhiệm vụ đòi hỏi nhiều năng lượng trước. Ngược lại, nếu bạn không cảm thấy hào hứng nhất vào buổi chiều muộn (con người buổi tối), hãy sắp xếp công việc cho phù hợp với những nguồn năng lượng khác biệt đó của bạn. Điều này cũng sẽ giúp bạn thực hiện được những việc mà bình thường, khi tràn trề năng lượng, bạn không để tâm tới. Nhưng quan trọng vẫn phải là tập trung hoàn thành các mục tiêu ưu tiên. Những thứ kém quan trọng hơn có thể đợi.

Một số nhà quản lý chia danh sách mục tiêu của họ thành ba hạng mục: A, B và C. Những mục tiêu trong hạng mục A rất quan trọng, cần thực hiện đầu tiên. Nếu bạn có một vài mục tiêu A, bạn cần quyết định xem cái nào là quan trọng nhất rồi thực hiện nó trước. Mục tiêu B có thể đợi cho đến khi bạn có thời gian. Mục tiêu C thì không quan trọng. Nếu bạn không bao giờ thực hiện nó, thì cũng không phải là vấn đề gì nghiêm trọng lắm. Tuy nhiên, có những nhà quản lý lại thích thực hiện mục tiêu C trước, bởi họ thích cảm giác hoàn thành, kết thúc một công việc nào đó. Đừng để mình rơi vào chiếc bẫy đó. Khi làm như vậy, thực tế bạn không hề hoàn thành được việc gì. Nếu các mục tiêu A quá lớn hoặc khó khăn, hãy chia nó thành các phần nhỏ, giống như nhà văn nọ đã làm trong ví dụ trên.

Rất nhiều người có sự thay đổi lớn về tâm lý khi gạch đi một nhiệm vụ đã được hoàn thành. Một số người sử dụng những chiếc bút nhớ dòng lớn. Thật tuyệt vời khi cuối mỗi ngày được ngồi lại và nhìn những dấu gạch các nhiệm vụ đã hoàn thành. Đó là cảm giác về những thành quả xứng đáng.

Nhưng cũng đừng loại bỏ danh sách đó khi bạn rời văn phòng. Sáng hôm sau, danh sách của ngày hôm trước sẽ có hai tác dụng: nhắc bạn nhớ lại tất cả những gì bạn đã hoàn thành ngày hôm trước và nhắc nhở bạn về những gì còn dang dở. Những mục tiêu đó sẽ được tiếp tục bổ sung vào danh sách mới. Việc này đặc biệt quan trọng đối với những dự án dài hạn mà đôi khi cần loại bỏ đột ngột một số trong danh sách. Chúng ta đã bỏ lỡ quá nhiều ý tưởng và dự án sáng tạo chỉ bởi chúng ta không viết nó ra.

Bạn đã bao giờ đi ngủ mà vẫn canh cánh một công việc nào đó, để rồi tỉnh giấc giữa đêm khuya cùng với giải pháp cho nó hay chưa? Nhưng rồi bạn thức dậy vào buổi sáng và giải pháp thì đã bị lãng quên. Bạn không thể khôi phục lại ý tưởng từ trí nhớ của mình. Hãy luôn để giấy bút ở đầu giường để ghi lại những suy nghĩ như vậy trong đêm khuya nhằm tránh tình trạng phải lục tìm hay khôi phục nó.

GIAI ĐOẠN ĐÓNG

Một số công ty theo đuổi chính sách văn phòng đóng mà bạn muốn sử dụng để có thể hoàn thành được nhiều việc trong một ngày. Ví dụ, một văn phòng tiến hành giai đoạn đóng hai giờ, trong đó tất cả mọi việc kinh doanh vẫn diễn ra bình thường, chỉ có điều không có ai trong văn phòng tìm gặp nhau. Không ai thực hiện các cuộc điện thoại nội bộ cũng như không có cuộc họp công ty nào được tiến hành trong suốt thời gian đó. Những trường hợp khẩn cấp sẽ được giải quyết mau lẹ, các cuộc gọi từ khách hàng, nhà cung cấp và tất cả các cuộc gọi khác từ bên ngoài đều sẽ được tiếp nhận.

Ý tưởng này đem lại hiệu quả lớn. Điều đó có nghĩa là mỗi ngày bạn có hai tiếng đồng hồ không phải tiếp đón hay nhận điện thoại của bất kỳ ai trong văn phòng. Nó đem đến cho bạn cơ hội kiểm soát những gì mình làm trong giai đoạn đặc biệt đó. Có thể một số người sẽ có được ý tưởng khi làm việc tại văn phòng vào cuối tuần và nhận ra rằng số lượng công việc được hoàn thành nhiều hơn như thế nào so với khoảng thời gian tương tự trong tuần. Tuy nhiên, ý tưởng đó chỉ khả thi nếu bạn không đóng cửa với cả khách hàng trong khoảng thời gian đó. Đó là ý tưởng mà toàn bộ công ty đều có thể sử dụng.

NHU CẦU GHI NHỚ VÀ TỰ SUY NGẪM

Dưới đây là một số lời khuyên có thể sẽ không giúp ích nhiều cho bạn tại văn phòng nhưng lại giúp bạn nhớ được những thứ mà bạn phải ngừng lại để về nhà. Đặt một tờ giấy ghi nhớ trong túi đựng chìa khóa xe. Sau đó, trên đường ra bãi đỗ xe vào cuối ngày, khi thò tay vào lấy chìa khóa, bạn sẽ thấy tờ giấy đó.

Lập kế hoạch cho một khoảng thời gian yên tĩnh mỗi ngày. Có thể bạn không cần phải thực hiện nó hàng ngày, nhưng việc có được một khoảng thời gian để “nằm mơ giữa ban ngày” và suy nghĩ rất quan trọng. Điều này mang yếu tố sống còn đối với “con người bên trong” của chúng ta. Hơn nữa, những việc dường như không thể vượt qua được thường sẽ có triển vọng hơn trong khoảng thời gian này.

Cố gắng đặt mỗi hoạt động hàng ngày vào một khung cảnh thích hợp. Một nhà quản lý luôn đặt tờ lịch bên cạnh cánh cửa ra vào phòng mình. Bên dưới nó là chiếc sọt rác trống rỗng, đơn độc. Cuối ngày khi rời văn phòng, ông ta thường hủy toàn bộ các giấy tờ trong ngày. Ông ta ném toàn bộ “ngày hôm đó” đã được chia thành các mảnh nhỏ vào sọt rác và quan sát các mảnh giấy nhỏ từ từ rơi vào sọt rác. Khi được hỏi về cảm nhận khi thực hiện nghi thức đó, ông ta trả lời: “Đối với tôi, nó tượng trưng cho việc ngày hôm nay đã qua. Tôi đã làm hết sức có thể. Giờ đây tôi có thể tiến tới phân đoạn khác của cuộc sống, để lại ngày hôm nay phía sau – nơi mà nó phải thuộc về.” Không phải là một cách tồi khi cho qua một ngày để bắt đầu nghỉ ngơi trong yên tĩnh.

NHỮNG LỜI KHUYÊN KHÁC VỀ QUẢN LÝ THỜI GIAN

Dưới đây là một số lời khuyên từ các nhà quản lý thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau có thể sẽ hữu ích đối với bạn:

• Tất cả chúng ta đều có lượng thời gian tương đương nhau – 168 tiếng mỗi tuần. Không ai có nhiều thời gian hơn. Nhưng những gì bạn làm trong khoảng thời gian này sẽ là điều khác biệt.

• Việc đặt ra mục tiêu cụ thể cho từng ngày hoặc từng tuần rất quan trọng. Nhưng bạn đừng chỉ giữ những mục tiêu đó trong đầu mà hãy viết chúng ra. Dán lên màn hình hoặc viết lên bảng trong văn phòng. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng loại bỏ những việc vô nghĩa xuất hiện trên con đường của mình.

• Đặt thời hạn cho dự án của bạn. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn là tuýp người hay trì hoãn, chần chừ. Tránh tình trạng nước đến chân mới nhảy. Một số người nói rằng họ làm việc tốt khi phải chịu áp lực và thời hạn chặt chẽ. Nhưng thực tế họ còn làm việc tốt hơn nữa nếu không phải chịu áp lực. Họ cần phải thử xem sao.

• Hãy ghi nhớ sự khác biệt giữa một việc quan trọng và một việc cấp bách. Tất cả chúng ta đều có những việc cấp bách nhưng hãy tự hỏi xem chúng quan trọng đến mức nào. Và tốt nhất là bạn nên tập trung vào những thứ quan trọng.

• Một hoặc hai tuần một lần, ghi chép lại xem bạn đã sử dụng thời gian như thế nào. Có một cuốn sổ nhật ký thời gian và ghi mọi thứ vào đó. Bạn sẽ ngạc nhiên trước việc phần lớn thời gian của mình “trôi” đi đâu. Nếu không phân tích cách sử dụng thời gian, chúng ta sẽ không thể quản lý nó tốt hơn. Hoặc bạn có thể đề nghị người khác đánh giá cách sử dụng thời gian của bạn. Họ có thể nhìn thấy những điều mà bạn không thể.

• Hãy lập kế hoạch cho một ngày của bạn. Thời điểm tốt nhất cho việc này là buổi chiều hoặc tối hôm trước. Bằng cách này, bạn có thể biết được mình cần tập trung vào việc gì khi bắt đầu ngày hôm sau. Nếu bạn đợi đến sáng hôm sau mới thực hiện việc này, bạn sẽ dễ bị nhầm lẫn.

• Nguyên tắc 70/30: chỉ lập kế hoạch cho 70% thời gian trong ngày. Để phần còn lại cho những nhiệm vụ đột xuất, những công việc cấp bách của người khác hoặc những tình huống khẩn cấp. Nếu bạn lập kế hoạch kỹ lưỡng cho từng giây, phút trong ngày, bạn sẽ cảm thấy hỗn loạn khi không thể hoàn thành được tất cả mọi việc.

• Lập kế hoạch thời gian cho việc gọi và nhận điện thoại, đọc và gửi email, thời gian cho công việc văn phòng… Điều này có hai ý nghĩa đối với bạn. Bạn tiết kiệm được thời gian bằng cách làm những việc tương tự cùng lúc và người khác có thể biết được lịch làm việc của bạn như thế nào.

• Đảm bảo lịch làm việc của bạn dễ hiểu đối với những người thường xuyên giao tiếp, làm việc với bạn. Bằng cách này, họ có thể biết được bạn đi đâu và đang làm gì. Có rất nhiều chương trình phần mềm giúp bạn thực hiện công việc này một cách tự động.

• Hiểu rằng việc bị làm phiền, ngắt quãng là một phần của công việc và hãy sắp xếp thời gian cho việc này trong lịch làm việc của bạn. Nhưng đừng tìm cách giảm thiểu việc bị ngắt quãng không mong muốn. Dưới đây là một số gợi ý: đặt ra một khoảng thời gian yên tĩnh mà bạn không bị làm phiền. Kê bàn làm việc của bạn sao cho bạn không phải đối diện với dòng người qua lại. Khi một vị khách không mong đợi đến văn phòng của bạn, hãy nói với họ rằng bạn đang thực hiện một dự án quan trọng.
Hãy chuyển đi tất cả các ghế ngồi trước bàn làm việc của bạn và nếu bạn thật sự muốn một người nào đó ở lại, hãy kéo chiếc ghế từ đằng sau bàn làm việc của bạn và mời họ ngồi. Hoặc đặt một tấm bảng thông báo lịch sự trên cửa. Điều đó sẽ nhanh chóng chuyển đến cho mọi người thông điệp rằng bạn không muốn bị làm phiền.

• Đừng đợi đến khi cảm thấy tâm trạng thích hợp mới làm những việc ưu tiên hàng đầu. Thời gian hoặc tâm trạng đó có thể không bao giờ đến.

• Tự thưởng cho mình khi hoàn thành một mục tiêu A. Hãy cho phép mình ra ngoài ăn trưa hoặc nghỉ sớm một chút trong ngày hôm đó.

• Duy trì thói quen đúng giờ. Thể hiện sự đúng giờ, nộp mọi thứ đúng hạn và khuyến khích nhân viên cũng làm thế. Hãy là hình mẫu về quản lý thời gian trong bộ phận của bạn.

Chọn tập
Bình luận
× sticky