Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Dám Bị Ghét

Nghiện công việc là lời nói dối cuộc đời

Tác giả: Koga Fumitake - Kishimi Ichiro
Chọn tập

Chàng thanh niên: Được rồi! Tôi thành thực thừa nhận rằng mình thiếu “can đảm” để tiến tới chấp nhận bản thân và tin tuởng người khác. Nhưng, có phải tất cả đều do lỗi của “tôi” không? Không phải! Những kẻ không ngừng nhiếc móc tôi, công kích tôi cũng có lỗi chứ?
Được rồi! Tôi thành thực thừa nhận rằng mình thiếu “can đảm” để tiến tới chấp nhận bản thân và tin tuởng người khác. Nhưng, có phải tất cả đều do lỗi của “tôi” không? Không phải! Những kẻ không ngừng nhiếc móc tôi, công kích tôi cũng có lỗi chứ?

Triết gia: Đúng là trên đời không phải toàn người tốt. Trong mối quan hệ giữa người với người, có không ít những chuyện làm ta phiền lòng. Nhưng ở đây, có một sự thật không được nhầm lẫn: Trong bất kỳ tình huống nào, vấn đề luôn chỉ nằm ở “kẻ kia” – người đã gây sự với ta, chứ tuyệt đối không phải là lỗi của “tất cả”.

Người có sự bất ổn về tâm thần thường dùng những từ “mọi người”, “lúc nào cũng” hoặc “tất cả”, theo kiểu “Mọi người đều ghét tôi”, “Lúc nào cũng chỉ mình tôi chịu thiệt”, hay “Tất cả đều sai hết”. Nếu cậu quen miệng dùng những từ này thì cần phải lưu ý.

Chàng thanh niên: À… Cũng có phần đúng đấy.

Triết gia: Tâm lý học Adler coi đó là lối sống thiếu “hài hòa với cuộc đời”, chỉ nhìn phiến diện mà suy diễn ra toàn bộ.

Chàng thanh niên: Hài hòa với cuộc đời ư?

Triết gia: Do Thái giáo có dạy thế này: “Trong số mười người sẽ luôn có một người phê phán anh về mọi việc. Người đó ghét anh và anh cũng không thể ưa được người đó. Đồng thời, trong số đó cũng sẽ có hai người có thể trở thành bạn, chấp nhận mọi thứ ở anh. Bảy người còn lại chẳng thuộc về loại nào cả.

Khi đó, cậu sẽ để ý đến một kẻ ghét cậu? Hay tập trung vào hai người ưa cậu? Hoặc quan tâm đến bảy người là số đông còn lại? Người thiếu hài hòa với cuộc đời sẽ chỉ nhìn vào một người ghét mình mà suy diễn ra cả “thế giới”.

Chàng thanh niên: Ừm…

Triết gia: Chẳng : hạn, trước đây, : tôi đã có lần tham gia một hội thảo chuyên đề dành cho những người nói lắp và gia đình họ. Cậu có quen ai nói lắp không?

Chàng thanh niên: À, ở trường cấp hai của tôi trước đây có một học sinh nói lắp đấy. Chắc bản thân người đó và gia đình cũng khổ sở lắm.

Triết gia: Tại sao người nói lắp lại thấy khổ sở?

Trong tâm lý học Adler, ông cho rằng những người mắc phải tật nói lắp là những người chỉ quan tâm tới cách nói của bản thân, từ đó cảm thấy tự ti và khổ sở. Bởi thế, họ trở nên ý thức quá mức về bản thân và càng nói lắp nặng hơn.

Chàng thanh niên: Chỉ quan tâm tới cách nói của bản thân ư?

Triết gia: Đúng vậy! Thực sự chỉ có rất ít người vừa mới thấy người khác lắp bắp một chút đã lấy đó làm trò cười hay chế nhạo người ta. Nói như lúc nãy, nhiều lắm cũng chỉ khoảng “một trong số mười người” thôi. Hơn nữa, với những kẻ ngu ngốc có thái độ như vậy, ta chỉ cần chủ động cắt đứt quan hệ với họ là xong. Thế nhưng, nếu thiếu hài hòa với cuộc đời, ta sẽ chỉ để ý đến một kẻ duy nhất ấy và quy kết rằng “Mọi người đều cười nhạo tôi”.

Chàng thanh niên: Nhưng, nghĩ như vậy cũng là lẽ thường tình của con người mà!

Triết gia: Tôi thường tổ chức định kỳ các bTriếtuổi đọc sách. Trong số những người tham gia cũng có người nói lắp. Khi người đó đọc thành tiếng, cũng có lúc bị ngắc ngứ. Nhưng không một ai cười nhạo chuyện đó. Mọi người đều yên lặng đợi nói tiếp như một điều hết sức tự nhiên. Chắc chắn rằng, đây không phải là chuyện chỉ xảy ra trong buổi đọc sách của tôi. Mối quan hệ với những người khác không được tốt, hoàn toàn không phải vì tật nói lắp hay chứng đỏ mặt. 

Nguyên nhân thực sự là do không biết chấp nhận bản thân, tin tưởng người khác hoặc cống hiến cho người khác, nhưng lại chỉ chú tâm vào một phương diện rất nhỏ vốn chẳng quan trọng gì rồi từ đó đánh giá cả thế giới. Đó chính là lối sống lệch lạc thiếu hài hòa với cuộc sống.

Chàng thanh niên: Thật sự thầy nói thẳng điều đó với những người nói lắp ư?

Triết gia: Tất nhiên rồi. Lúc đầu họ khăng khăng phản đối, nhưng đến cuối hội thảo ba ngày thì mọi người đều hoàn toàn bị thuyết phục.

Chàng thanh niên: Ừm… Công nhận, đây là một câu chuyện thú vị. Nhưng người nói lắp có thể coi là một ví dụ quá đặc thù. Thầy có ví dụ nào khác không?

Triết gia: Ví dụ như, người nghiện công việc. Đây cũng là những người rõ ràng thiếu sự hài hòa với cuộc sống.

Chàng thanh niên: Người nghiện công việc ư? Tại sao chứ?

Triết gia: Người nói lắp chỉ nhìn phiến diện mà suy diễn ra tổng thể sự vật. Còn người nghiện công việc thì chỉ chú tâm vào một mặt nào đó của cuộc đời.

Có thể, họ sẽ bao biện rằng “Do công việc quá bận nên không còn thời gian lo cho gia đình”. Nhưng đó là lời nói dối cuộc đời. Họ chỉ đang lấy công việc làm cái cớ để thoái thác các trách nhiệm khác mà thôi. Đúng ra ai cũng cần quan tâm tới tất cả, từ việc nội trợ, nuôi dạy con, đến giao lưu với bạn bè, sở thích cá nhân… Chứ Adler không thừa nhận cách sống quá thiên lệch theo một hướng nào đó.

Chàng thanh niên: Ôi… Đúng kiểu của bố tôi. Ông nghiện công việc, chỉ lao vào việc, cố tạo ra kết quả, rồi vin vào việc mình kiếm ra tiền để áp chế cả nhà. Một kiểu người cực kỳ phong kiến.

Triết gia: Xét về mặt nào đó, đó là kiểu sống cố tình lảng tránh nhiệm vụ cuộc đời. “Công việc” không phải để chỉ riêng công việc ở công ty mà còn bao hàm mọi thứ như việc nhà, nuôi dạy con cái, đóng góp cho cộng đồng địa phương, sở thích cá nhân… Trong đó, công ty chẳng qua chỉ là một phần nhỏ. Nếu chỉ nghĩ đến công việc ở công ty thì đó là lối sống thiếu hài hòa với cuộc sống.

Chàng thanh niên: Ôi, đúng là như vậy đó! Không những thế, những người được nuôi dưỡng còn không thể nào phản bác được. Bản thân tôi cũng không thể cãi lại những lời mạt sát của bố tôi kiểu nha “Mày có cơm ăn là nhờ ai vậy?”.

Triết gia: Có lẽ, cha cậu là người chỉ có thể nhận thấy giá trị của mình ở “cấp độ hành vi”, rằng mình làm việc từng này thời gian, kiếm tiền nuôi cả gia đình, được xã hội thừa nhận, cho nên giá trị của mình trong gia đình phải là cao nhất.

Tuy nhiên, ai rồi cũng có lúc không còn ở vị trí người tạo ra của cải. Chẳng hạn như già đi, về hưu rồi phải sống bằng lương hưu và sự hỗ trợ của con cái. Hoặc là dù còn trẻ, nhưng không thể lao động do tai nạn hay bệnh tật. Những lúc như vậy, người chỉ có thể chấp nhận bản thân ở cấp độ hành vi sẽ bị tổn thương nặng nề.

Chàng thanh niên: Đó là những người có lối sống coi công việc là tất cả phải không?

Triết gia: Đúng vậy. Những người thiếu hài hòa với cuộc sống.

Chàng thanh niên: … Nói chuyện này tôi mới thấm ý nghĩa của “cấp độ tồn tại” mà lần trước thầy nhắc tới. Đúng là tôi đã không suy nghĩ nghiêm túc rằng một ngày nào đó chính bản thân mình cũng không làm việc được nữa và không thể làm được gì ở “cấp độ hành vi”.

Triết gia: Chấp nhận bản thân ở “cấp độ hành vi” hay “cấp độ tồn tại” có lẽ là vấn đề liên quan tới “can đảm dám được hạnh phúc”. 

 

Chọn tập
Bình luận