Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ! Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Dám Bị Ghét

Cách sống không bị quá khứ chi phối

Tác giả: Koga Fumitake - Kishimi Ichiro
Chọn tập

Triết gia: Chủ nghĩa hư vô của tôi thể hiện ở điểm nào vậy?

Chàng thanh niên: Thầy nghĩ xem. Tóm lại là thầy phủ nhận cảm xúc của con người. Cho rằng cảm xúc chẳng qua chỉ là công cụ, chỉ là một thứ phương tiện để đạt được mục đích. Nhưng tôi mạn phép nói rằng phủ nhận cảm xúc chính là phủ nhận nhân tính! Chính vì có cảm xúc, chính vì bị chi phối bởi hỉ nộ ai lạc, chúng ta mới là con người. Nếu phủ nhận cảm xúc, con người sẽ trở thành một cỗ máy khiếm khuyết. Không gọi đó là chủ nghĩa hư vô thì phải gọi là gì cơ chứ?

Triết gia: Tôi không hề phủ nhận sự tồn tại của cảm xúc. Ai cũng có cảm xúc. Đó là lẽ thường. Tuy nhiên, nếu cậu nói “Con người là dạng tồn tại không thể cưỡng lại cảm xúc” thì tôi sẽ kiên quyết phủ nhận. Chúng ta hành động không phải do bị cảm xúc chi phối. Và với quan niệm con người không bị cảm xúc chi phối này, thêm vào đó là quan niệm “không bị quá khứ chi phối”, tâm lý học Adler là một thứ tư tưởng và triết học hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa hư vô.

Chàng thanh niên: Không bị cảm xúc chi phối, cũng không bị quá khứ chi phối?

Triết gia: Chẳng hạn, trong quá khứ của một người có biến cố là bố mẹ ly hôn. Đây là một sự kiện khách quan giống như việc nước giếng 18 độ, cậu đồng ý không? Mặt khác, cảm thấy sự kiện đó ấm áp hay lạnh giá, là cảm giác chủ quan trong hiện tại. Cho dù trong quá khứ đã xảy ra chuyện gì đi chăng nữa, thì ý nghĩa ta gán cho điều đó mới quyết đinh trạng thái của hiện tại.

Chàng thanh niên: Ý thầy là vấn đề không phải “đã xảy ra chuyện gì” mà là “hiểu chuyện đó như thế nào”?

Triết gia: Chính xác. Chúng ta không thể dùng cỗ máy thời gian quay trở về quá khứ, kim đồng hồ không thể quay ngược lại. Nếu cậu cứ tin theo thuyết nguyên nhân, cậu sẽ mãi bị bó buộc trong quá khứ, không bao giờ có được hạnh phúc.

Chàng thanh niên: Thì đúng vậy mà! Chính vì không thay đổi được quá khứ nên cuộc đời này mới khổ sở!

Triết gia: Không chỉ khổ sở thôi đâu. Nếu quá khứ quyết định tất cả, quá khứ không thể thay đổi thì chúng ta của ngày hôm nay cũng sẽ phải bó tay với cuộc đời mình. Kết quả sẽ thế nào? Có lẽ sẽ rơi vào chủ nghĩa hư vô, chủ nghĩa bi quan, tuyệt vọng với thế giới hoặc chán ghét cuộc sống. Thuyết nguyên nhân của Freud mà tiêu biểu là quan điểm về sang chấn tâm lý chính là quyết định luận đã biến tướng, là cửa ngõ dẫn vào chủ nghĩa hư vô. Cậu chấp nhận một giá trị quan như vậy sao?

Chàng thanh niên: Tôi nào muốn chấp nhận đâu. Không muốn chấp nhận nhưng sức mạnh của quá khứ ghê gớm lắm!

Triết gia: Hãy nghĩ tới các khả năng có thể mở ra. Giả sử con người là một tồn tại có thể thay đổi, vậy thì sẽ không có những giá trị quan dựa trên thuyết nguyên nhân nữa, thuyết mục đích sẽ trở thành một lẽ tự nhiên.

Chàng thanh niên: Thầy cho rằng dù gì cùng hãy suy nghĩ dựa trên tiền đề “con người có thể thay đổi” phải không?

Triết gia: Tất nhiên rồi. Hãy hiểu rằng, phủ định ý chí tự do, coi con người như một cỗ máy, chính là rơi vào thuyết nguyên nhân của Freud.

❄❄❄❄❄❄❄❄❄

Chàng thanh niên nhìn quanh thư phòng của Triết gia. Giá sách chiếm hết một mặt tường, trên bàn gỗ nhỏ là một tập giấy trông có vẻ là bản thảo đang viết dở và chiếc bút máy. Con người không bị quá khứ điều khiển mà sẽ hành động hướng tới mục đích mình đã chọn. Đó là quan điểm của Triết gia này. “Thuyết mục đích” ông nêu ra trái ngược hoàn toàn với thuyết nhân quả của tâm lý học chính thống, khiến Chàng thanh niên không thể chấp nhận. Vậy phải phản bác từ đâu đây? Chàng thanh niên hít một hơi thật sâu.

 

Chọn tập
Bình luận