Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Dám Bị Ghét

Con người ưa ngụy tạo cơn giận

Tác giả: Koga Fumitake - Kishimi Ichiro
Chọn tập

Chàng thanh niên: Chiều hôm qua, lúc tôi đang đọc sách trong quán cà phê, người phục vụ đi ngang qua làm đổ cà phê lên áo khoác của tôi. Đó là chiếc áo đắt tiền tôi vừa mới mua. Giận quá, tôi bất giác quát ầm lên. Bình thường tôi chẳng bao giờ lớn tiếng ở nơi công cộng. Nhưng riêng hôm qua, tôi đã quát to đến mức cả quán nghe thấy. Tôi đã bị cơn giận chi phối, đánh mất bản thân mình. Thầy thấy sao, ở đây có chỗ cho cái gọi là “mục đích” không? Dù có xem xét thế nào thì đây cũng là hành vi bắt nguồn từ “nguyên nhân” phải không?

Triết gia: Tức là cậu bị cảm xúc “giận dữ” điều khiển nên đã quát ầm lên. Bình thường cậu vốn là người ôn hòa nhưng lúc đó lại không thể cưỡng lại cảm xúc giận dữ. Đó là một sức mạnh bất khả kháng, bản thân không thể làm gì được. Ý cậu là vậy phải không?

Chàng thanh niên: Vâng. Vì đó là một hành động bộc phát. Tôi lên tiếng khi còn chưa kịp nghĩ.

Triết gia: Thế giả sử, hôm qua tình cờ cậu lại mang theo một con dao và trong con giận dữ đã đâm đối phương. Trong trường hợp đó cậu còn có thể biện minh “Đó là một sức mạnh bất khả kháng, bản thân không thể làm gì được” không?

Chàng thanh niên: Lý luận thế có phần cực đoan!

Triết gia: Không phải cực đoan. Nếu cứ theo lý lẽ của cậu mà suy diễn, thì tất cả những hành động phạm tội do tức giận đều là lỗi của “cơn giận”, không phải trách nhiệm của đương sự. Bởi vì cậu nói rằng con người không cưỡng lại được cảm xúc.

Chàng thanh niên: Vậy thầy định giải thích cơn giận của tôi lúc đó như thế nào?

Triết gia: Đơn giản thôi. Không phải cậu “lớn tiếng vì bị cơn giận điều khiển”. Mà là cậu nổi giận để lớn tiếng. Nghĩa là, để đạt được mục đích là lớn tiếng quát tháo, cậu đã tạo ra cảm xúc giận dữ.

Chàng thanh niên: Thầy nói sao cơ?

Triết gia: Cậu có mục đích là lớn tiếng quát tháo trước. Nghĩa là cậu muốn khuất phục người phục vụ đã mắc lỗi, buộc người đó phải nghe lời mình bằng cách quát tháo. Cậu đã ngụy tạo cảm xúc giận dữ làm phương tiện cho mục đích đó.

Chàng thanh niên: Ngụy tạo? Thật nực cười!

Triết gia: Vậy tại sao cậu lại lớn tiếng?

Chàng thanh niên: Thì là vì tôi tức giận.

Triết gia: Không phải. Không cần phải quát tháo mà chỉ ôn tồn nói lý lẽ thì người phục vụ cũng sẽ lễ phép xin lỗi, làm các việc cần thiết như dùng khăn lau sạch hoặc thậm chí có thể đi giặt áo cho cậu. Hơn nữa thâm tâm cậu cũng đoán được anh ta sẽ làm như thế.

Mặc dù vậy, cậu vẫn lớn tiếng nhiếc móc anh ta. Cậu cảm thấy ôn tồn nói lý lẽ thì thật là phiền phức, cậu muốn khuất phục đối phương không có khả năng chống trả bằng một cách dễ dàng hơn. Cậu đã sử dụng “cảm xúc giận dữ” làm công cụ cho điều đó.

Chàng thanh niên: … Không, tôi không bị lừa đâu, không bị lừa đâu! Giả vờ giận dữ để khuất phục đối phương? Tôi xin khẳng định là mình chẳng có lấy một giây mà nghĩ đến điều đó. Không phải tôi nổi giận sau khi đã suy nghĩ. Giận dữ vốn là một thứ cảm xúc mang tính bột phát!

Triết gia: Đúng vậy. Giận dữ quả thực là cảm xúc tức thời. Có một câu chuyện thế này. Một lần, mẹ và con gái đang lớn tiếng tranh cãi. Đột nhiên, chuông điện thoại reo. “A lô,” trong giọng nói của người mẹ vừa vội vã nhấc máy vẫn còn dấu vết tức giận. Nhưng người gọi điện là giáo viên chủ nhiệm của con gái. Vừa nhận ra điều đó, giọng người mẹ chuyển sang lịch sự ngay. Bà tiếp tục nói với tông giọng xã giao đó khoảng năm phút rồi đặt máy xuống. Ngay lập tức, vẻ mặt người mẹ lại thay đổi, tiếp tục trách mắng con gái.

Chàng thanh niên: Có gì đâu, chuyện đó vẫn hay xảy ra mà.

Triết gia: Cậu chưa hiểu sao? Nghĩa là cơn giận là công cụ có thể kiểm soát được. Nó có thể dịu đi một cách kỳ diệu ngay khi nghe điện thoại và cũng có thể lại được giải phóng khi ngắt điện thoại. Người mẹ quát tháo không phải vì không kiềm chế được cơn giận. Mà chỉ đang sử dụng cảm xúc giận dữ để lớn tiếng trấn áp con gái, áp đặt suy nghĩ của mình lên cô bé mà thôi.

Chàng thanh niên: Thầy muốn nói rằng, cơn giận là phương tiện để đạt được mục đích?

Triết gia: Thuyết mục đích nói như vậy.+

Chàng thanh niên: … Chà, thầy đúng là một người theo chủ nghĩa hư vô đáng sợ mang mặt nạ hiền từ! Dù là câu chuyện cơn giận hay câu chuyện về người bạn không chịu ra khỏi nhà cùa tôi, cách lý giải đều mang đậm sự nghi kỵ đối với con người!

 

Chọn tập
Bình luận