Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Dám Bị Ghét

Hãy bỏ qua nhiệm vụ của người khác

Tác giả: Koga Fumitake - Kishimi Ichiro
Chọn tập

Chàng thanh niên: Vậy trường hợp người cứ giam mình trong phòng thì sao? Giống như cậu bạn tôi ấy. Thầy vẫn cho rằng phải phân chia nhiệm vụ, không được can thiệp, không liên quan gì đến cha mẹ sao?

Triết gia: Thoát khỏi hay không thoát khỏi tình trạng giam mình trong phòng, hoặc làm thế nào để thoát khỏi? Những việc này, về nguyên tắc là các nhiệm vụ người đó phải tự giải quyết, cha mẹ không thể can thiệp. Dù vậy, vì không phải là người dưng nên có lẽ cũng cần hỗ trợ theo cách nào đó. Lúc này, điều quan trọng hơn cả là ngày thường giữa họ đã xây dựng được mối quan hệ tin cậy đến mức nào để khi gặp khó khăn, con cái có thể nghĩ đến việc trao đổi thành thật với cha mẹ.

Chàng thanh niên: Thế nếu giả sử con thầy tự giam mình trong phòng, tách rời bản thân khỏi xã hội, thầy sẽ làm thế nào? Xin hãy trả lời với tư cách là một người cha chứ không phải một Triết gia:.

Triết gia: Trước hết, bản thân tôi sẽ nghĩ rằng “đây là nhiệm vụ của con”. Tôi sẽ không can thiệp vào tình trạng ấy cũng như không chú ý quá mức. Và rồi tôi tìm cách gửi tới con mình thông điệp, bố mẹ luôn sẵn sàng giúp đỡ con khi con khó khăn. Cứ thế, nhận thấy được sự thay đổi của bố mẹ, đứa trẻ sẽ buộc phải hiểu rằng tìm cách giải quyết việc đó đã trở thành nhiệm vụ của mình. Có thể sẽ giải quyết bằng cách yêu cầu họ giúp đỡ, mà cũng có thể sẽ tự làm gì đó.

Chàng thanh niên: Con mình rứt ruột đẻ ra tự giam mình trong phòng, tách rời bản thân khỏi xã hội, mà thầy có thể suy nghĩ lý trí như vậy sao?

Triết gia: Những : cha mẹ nào buồn phiền về mối quan hệ với con, thường có khuynh hướng cho rằng “con cái chính là cuộc đời của mình”. Nghĩa là cho rằng cả những nhiệm vụ của con cái cũng là nhiệm vụ của mình. Lúc nào cũng chỉ nghĩ đến con, tới khi nhận ra thì đã đánh mất “bản thân”.

Nhưng, cho dù có cố gắng gánh vác những nhiệm vụ của con đến đâu chăng nữa thì con vẫn là một cá nhân độc lập, không thể hoàn toàn trở thành người như cha mẹ mong đợi. Việc học hành, công ăn việc làm, hoặc hành động lời nói nhỏ nhặt thường ngày cũng không hoàn toàn như cha mẹ mong đợi. Đương nhiên, cha mẹ sẽ lo lắng, cũng muốn can thiệp. Nhưng lúc nãy tôi đã nói “người khác không sống để đáp ứng mong đợi của cậu”. Cho dù là con mình thì cũng không sống để đáp ứng mong đợi của mình.

Chàng thanh niên: Thầy nói rằng cho dù là người nhà thì cũng phải vạch rõ ranh giới?

Triết gia: Chính vì là người nhà gần gũi nên càng cần có ý thức phân chia rõ các nhiệm vụ hơn.

Chàng thanh niên: Như thế thì kỳ quặc quá! Thầy, thầy một đằng nói đến tình yêu, còn một đằng lại phủ nhận tình yêu! Nếu vạch ranh giới với người khác như thế thì còn tin được ai nữa chứ?!

Triết gia: Nghe này, trong hành vi tin tưởng cũng có phân chia nhiệm vụ. Tin tưởng đối phương là nhiệm vụ của cậu. Tuy nhiên, đối phương hành xử như thế nào trước mong đợi và tin tưởng của cậu lại là nhiệm vụ của đối phương. Nếu không vạch ranh giới ở đó mà cứ áp đặt mong đợi của mình lên người khác thì sẽ thành ra “can thiệp” thô bạo đấy. Dù đối phương không hành động như mình mong đợi thì mình có tiếp tục tin tưởng và yêu thương không? “Nhiệm vụ tình yêu” Adler đề cập đến bao gồm cả những câu hỏi loại đó.

Chàng thanh niên: Khó lắm, điều đó khó lắm!

Triết gia: Tất nhiên là khó. Nhưng hãy nghĩ thế này. Can thiệp vào nhiệm vụ của người khác, coi nhiệm vụ của người khác là của mình sẽ khiến cuộc đời mình trở nên khổ sở hơn. Những phiền muộn về cuộc đời đều bắt nguồn từ quan hệ giữa người với người, nên trước hết hãy biết vạch ra ranh giới rằng “Từ đây trở đi không phải là nhiệm vụ của mình”, sau đó bỏ qua những nhiệm vụ của người khác. Đó là bước đầu tiên để giảm gánh nặng của cuộc đời, khiến cuộc đời trở nên đơn giản.

 

Chọn tập
Bình luận
2880
× sticky