Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

99 Khoảnh Khắc Đời Người

Chương 9

Tác giả: Zhang Zi Wen

  • Tình yêu nên giống như hai mắt của Trương Phi trong Tam Quốc diễn nghĩa”.

  • Tất cả mọi nhân vật vĩ đại chân chính, không có một ai vì tình yêu mà đến phát điên.

Chỉ có trên sân khấu sa vào lưới tình mới có cái đẹp đáng nói, cái đẹp bi kịch hoặc cái đẹp hài kịch. Còn trên sân khấu đời người, mù quáng sa vào lưới tình làm cho người ta đau khổ, tinh thần ngẩn ngơ, suốt ngày như bị trói buộc không biết làm gì, kết quả phần nhiều là bi thảm và bất hạnh. Bởi vì anh ta (cô ta) “Chỉ vì yêu – tình yêu mù quáng – mà mọi ý nghĩa quan trọng khác của đời người đều lơ là”. (Lời Lỗ Tấn).

Đáng lẽ, tình yêu tốt đẹp xúc động lòng người, trong sạch cao thượng làm cho đôi bên trai gái kết thành một sức mạnh vô hình, có lợi cho việc phấn đấu của đời người. Sức mạnh đời người được hình thành từ hai người yêu nhau ý hợp tâm đầu, cùng giúp đỡ bổ sung lẫn nhau, tay nắm tay vai kề vai bên nhau luôn luôn mạnh lớn hơn sức mạnh của từng người cộng lại. Lòng yêu sẽ thức tỉnh trí năng của từng người, làm trong sạch tình cảm và tư tưởng của từng người, trong môi trường yêu đương, đời người như được nâng lên đến một mức độ hoàn toàn mới.

Mối tình như thế ở nhân gian là thiêng liêng. Nó là sự kết tinh của tình cảm và lý trí của đôi bên nam nữ đều hoàn mỹ, tương xứng. Tình cảm của con người không nghi ngờ gì là phải nhận được sự thâm nhiễm của nền văn minh sau này, trong tiến trình lịch sử của nhân loại mấy triệu năm, tình cảm dần dần có thể thích nghi với sự sinh tồn của loài người và hoàn cảnh xã hội một cách thuận lợi và ngấm ngầm hướng tới có trật tự và lý trí.

Song, thành phần cơ bản chủ yếu hơn của tình cảm vẫn là sản phẩm của bản năng và dục vọng của con người, nó là tính chất thứ nhất, thực thể cơ bản trong tính cách con người. Còn lý trí lại là tính chất thứ hai, diễn sinh, vì thế cũng có thể là giả dối, mềm yếu. Lý trí có thể là người dẫn đường giỏi giang dẫn dắt con người đến cõi lý tưởng chuẩn xác; nó cũng có thể là người dẫn đường sai lầm làm cho người ta rơi xuống vực sâu. Cái gọi là thuyết con người có thể dùng lý trí chiến thắng tình cảm, dùng lý tính kiềm chế tình dục, làm cho mình trở nên văn minh, trở nên thanh cao lịch sự đa số là những lời nói dối và những lời vô dụng. Thực chất sai lầm của loại thuyết này là ở chỗ đem cắt rời lý tính và tình cảm, hơn nữa đều xem lý tính trở thành vật thần thánh cao xa, lý giải tình cảm thành những cái mềm yếu bị động.

Trên đời có rất nhiều, rất nhiều người thành công bao gồm cả các vĩ nhân, xét từ bề ngoài hầu như chỉ là người theo chủ nghĩa lý tính kiên cường, luôn luôn dùng lý tính ức chế tình cảm của mình. Cần phải biết rằng, đây là một sự hiểu nhầm sâu sắc! Chúng ta không thể tưởng tượng được một người tình cảm tồi tệ, tục tĩu lại có lý tính kiên cường cao thượng. Ngược lại, chúng ta cũng không thể tưởng tượng được rằng một người lý tính yếu đuối, ti tiện lại có tình cảm phong phú cao nhã. Trên thực tế, một người tình cảm tồi tệ tục tĩu, lý tính của nó cũng tương ứng ti tiện và yếu đuối, một người tình cảm phong phú cao nhã thì lý tính của anh ta cũng cao thượng và kiên cường.

Hoặc khi thực hiện một chọn lựa, bạn cho rằng giữa lương tâm, trách nhiệm với hứng thú, dục vọng của mình mâu thuẫn nhau, tình cảm và lý tính đang đối chọi mãnh liệt, cuối cùng bạn thực hiện được chọn lựa phù hợp với văn minh, cho rằng đây là tình cảm đã phục tùng lý tính – đây là sự phân tích sai lầm và tự hiểu nhầm được đưa ra với tiền đề hai cái tách rời nhau. Trên thực tế tình ảcm và lý tính, hai cái không có cách nào tách rời nhau được. Vương Thuyền Sơn đã lập đi lập lại phân tích và chứng minh rằng: “Lấy nỗi lòng tự yêu của mình làm cái lý yêu người khác, mình và người khác cùng giống nhau ở cái tình, thì cũng giống nhau ở cái lý (đạo lý). Công tâm mà người ta muốn cũng là cái cao nhất của lẽ trời (thiên lý) Lẽ trời không phải là phi nhân tình (tình người), nhân tình thông khắp thiên hạ cùng một lý tức là thiên lý (lẽ trời)”. Cái gọi là hai cái mâu thuẫn nhau, hai cái đối chọi nhau chỉ là một hiện tượng gi ở mức nông cạn. Tình hình thực tế là ở chỗ cuối cùng bạn đã thực hiện được lựa chọn văn minh, như thế thì bản thân việc đối chọi của tình cảm và lý tính ban đầu của bạn lại là thanh cao, tình cảm của bạn vốn là thanh cao mà phong phú, bằng không nếu bạn không có tình cảm thanh cao phong phú sẽ không thể đối chọi được với lý tính, bạn có thể sa vào lưới tình một cách vô tình, không hề áy náy. Đành rằng chưa thể yên dạ yên lòng, tiền đề chủ chốt là tình cảm thanh cao của bạn, sau đó mới là sự thống nhất hoàn mỹ của tình cảm và lý tính.

Người mẹ vượt lên nguy hiểm của tính mệnh để bảo hộ con thơ không đếm xỉa đến chết chóc và nguy hiểm, nhìn bề ngoài hầu như là lý trí đã ngừng trệ, kỳ thực ngừng trệ chỉ là một hiện tượng giả, thực chất sâu thẳm của nó chính là lý tính cao cả hơn, thoáng rộng hơn, sâu lắng hơn – để bảo vệ con thơ, làm cho giống nòi được kéo dài, không sợ mình phải chết – một lý tính cao cả, thoáng rộng sâu lắng như thế. Yêu mến con thơ đến chí tình cũng sẽ là chí lý, yêu tức là lý. Các bậc vĩ nhân vì cứu vớt dân chúng khổ nạn mà anh dũng hy sinh mình, vừa là yêu dân chúng đến chí tình, cũng là chí lý lấy việc cứu vớt thiên hạ làm nhiệm vụ của mình.

Cho nên, Khổng Tử đã lớn tiếng hỏi đến cùng “Chưa biết, làm sao điều đó có thể xem là hợp với nhân đức?”

Còn sa vào lưới tình một cách mù quáng, vừa không có cái tình đáng nói, cũng không có cái lý để bàn, vừa không có cái trí đáng bàn, cũng không có điều nhân ái đáng nói. Làm theo ý muốn, chỉ theo đuổi sự kích thích của giác quan nhất thời, vừa không chú ý đến tương lai của sinh mệnh, cũng không bắt đầu từ trong sáng và thanh cao để bàn về tinh cảm. Trên thực tế, nó hàm chứa cả hai cái lý tính yếu đuối ti tiện và tình cảm tồi tệ tục tĩu, tuyệt nhiên không phải là sự khuất phục của lý tính đối với tình cảm. Mù quáng sa vào lưới tình, cả hai bên đều sẽ ngày càng ngu xuẩn, không có cách gì phân biệt nổi cái hay cái dở của đối phương, thậm chí coi xấu thành đẹp, đúng thành sai.

Tình lý đã đều hèn mọn, nhân trí đã đều rỗng tuếch, tốt xấu đúng sai đã không phân biệt nổi, như thế thì kết cuộc bi thảm bất hạnh thuộc về kẻ mù quáng sa vào lưới tình thì cũng hợp lôgic, không lấy gì làm lạ. Nhục dục một khi đã thỏa mãn, lửa tình một khi đã tắt, gió thảm mưa sầu sẽ có thể trút hết lên đầu họ.

Lý Ngao cho rằng tình yêu chân chính không phải là mù quáng, yêu nhau mở mắt giữa ban ngày mới là yêu đương chân chính. Tây Thi không nên chỉ xuất hiện trong khóe mắt người tình. Tình yêu phải nên như đôi mắt của Trương Phi trong “Tam quốc diễn nghĩa”, 24 giờ trên 24 giờ một ngày, trừ khi nháy mắt, đến lúc ngủ cũng đều mở mắt.

Bacon trong “Bàn về tình yêu” đã viết: “Tất cả mọi nhân vật vĩ đại chân chính (bất kể là người xưa hay ngày nay, chỉ cần là tên tuổi của họ ghi tạc mãi trong ký ức của nhân loại), không có một ai là người vì tình yêu mà phát điên. Điều đó nói lên tinh thần vĩ đại và sự nghiệp vĩ đại có thể khử sạch tình yêu bồng bột quá mức”.

Nếu như bạn ở độ tuổi niên thiếu, lẽ ra sẽ dùng tinh lực chủ yếu vào việc học hành tìm hiểu kiến thức, lại suốt ngày bận tâm về yêu đương nam nữ; nếu như bạn sớm Tần chiều Sở, đồng thời yêu đương nhiều chỗ, bốn bề giăng lưới; nếu như bạn vốn có một gia đình đấm ấm lại thọc chân vào cuộc hôn nhân của người khác… đều là mù quáng sa vào lưới tình. Cái gọi là “tình yêu” kia bạn chỉ là dùng mây mù màu xanh biếc để che đậy cái hoang dâm và phóng túng của mình.

Hoang dâm và phóng túng chỉ làm cho bạn rơi vào chỗ hủy diệt.

Nếu như bạn không muốn bóp chết cái thần kỳ của sinh mệnh, nếu như bạn không muốn hủy diệt mình quá sớm, thì nên nhảy ra khỏi lưới tình mù quáng, dùng lý tính kiên cường của bạn thức tỉnh tình cảm trong sáng thanh cao, tô đắp lại bản ngã hoàn toàn mới.

Tình yêu nên giống như hai mắt của Trương Phi trong Tam Quốc diễn nghĩa”.

Tất cả mọi nhân vật vĩ đại chân chính, không có một ai vì tình yêu mà đến phát điên.

Chỉ có trên sân khấu sa vào lưới tình mới có cái đẹp đáng nói, cái đẹp bi kịch hoặc cái đẹp hài kịch. Còn trên sân khấu đời người, mù quáng sa vào lưới tình làm cho người ta đau khổ, tinh thần ngẩn ngơ, suốt ngày như bị trói buộc không biết làm gì, kết quả phần nhiều là bi thảm và bất hạnh. Bởi vì anh ta (cô ta) “Chỉ vì yêu – tình yêu mù quáng – mà mọi ý nghĩa quan trọng khác của đời người đều lơ là”. (Lời Lỗ Tấn).

Đáng lẽ, tình yêu tốt đẹp xúc động lòng người, trong sạch cao thượng làm cho đôi bên trai gái kết thành một sức mạnh vô hình, có lợi cho việc phấn đấu của đời người. Sức mạnh đời người được hình thành từ hai người yêu nhau ý hợp tâm đầu, cùng giúp đỡ bổ sung lẫn nhau, tay nắm tay vai kề vai bên nhau luôn luôn mạnh lớn hơn sức mạnh của từng người cộng lại. Lòng yêu sẽ thức tỉnh trí năng của từng người, làm trong sạch tình cảm và tư tưởng của từng người, trong môi trường yêu đương, đời người như được nâng lên đến một mức độ hoàn toàn mới.

Mối tình như thế ở nhân gian là thiêng liêng. Nó là sự kết tinh của tình cảm và lý trí của đôi bên nam nữ đều hoàn mỹ, tương xứng. Tình cảm của con người không nghi ngờ gì là phải nhận được sự thâm nhiễm của nền văn minh sau này, trong tiến trình lịch sử của nhân loại mấy triệu năm, tình cảm dần dần có thể thích nghi với sự sinh tồn của loài người và hoàn cảnh xã hội một cách thuận lợi và ngấm ngầm hướng tới có trật tự và lý trí.

Song, thành phần cơ bản chủ yếu hơn của tình cảm vẫn là sản phẩm của bản năng và dục vọng của con người, nó là tính chất thứ nhất, thực thể cơ bản trong tính cách con người. Còn lý trí lại là tính chất thứ hai, diễn sinh, vì thế cũng có thể là giả dối, mềm yếu. Lý trí có thể là người dẫn đường giỏi giang dẫn dắt con người đến cõi lý tưởng chuẩn xác; nó cũng có thể là người dẫn đường sai lầm làm cho người ta rơi xuống vực sâu. Cái gọi là thuyết con người có thể dùng lý trí chiến thắng tình cảm, dùng lý tính kiềm chế tình dục, làm cho mình trở nên văn minh, trở nên thanh cao lịch sự đa số là những lời nói dối và những lời vô dụng. Thực chất sai lầm của loại thuyết này là ở chỗ đem cắt rời lý tính và tình cảm, hơn nữa đều xem lý tính trở thành vật thần thánh cao xa, lý giải tình cảm thành những cái mềm yếu bị động.

Trên đời có rất nhiều, rất nhiều người thành công bao gồm cả các vĩ nhân, xét từ bề ngoài hầu như chỉ là người theo chủ nghĩa lý tính kiên cường, luôn luôn dùng lý tính ức chế tình cảm của mình. Cần phải biết rằng, đây là một sự hiểu nhầm sâu sắc! Chúng ta không thể tưởng tượng được một người tình cảm tồi tệ, tục tĩu lại có lý tính kiên cường cao thượng. Ngược lại, chúng ta cũng không thể tưởng tượng được rằng một người lý tính yếu đuối, ti tiện lại có tình cảm phong phú cao nhã. Trên thực tế, một người tình cảm tồi tệ tục tĩu, lý tính của nó cũng tương ứng ti tiện và yếu đuối, một người tình cảm phong phú cao nhã thì lý tính của anh ta cũng cao thượng và kiên cường.

Hoặc khi thực hiện một chọn lựa, bạn cho rằng giữa lương tâm, trách nhiệm với hứng thú, dục vọng của mình mâu thuẫn nhau, tình cảm và lý tính đang đối chọi mãnh liệt, cuối cùng bạn thực hiện được chọn lựa phù hợp với văn minh, cho rằng đây là tình cảm đã phục tùng lý tính – đây là sự phân tích sai lầm và tự hiểu nhầm được đưa ra với tiền đề hai cái tách rời nhau. Trên thực tế tình ảcm và lý tính, hai cái không có cách nào tách rời nhau được. Vương Thuyền Sơn đã lập đi lập lại phân tích và chứng minh rằng: “Lấy nỗi lòng tự yêu của mình làm cái lý yêu người khác, mình và người khác cùng giống nhau ở cái tình, thì cũng giống nhau ở cái lý (đạo lý). Công tâm mà người ta muốn cũng là cái cao nhất của lẽ trời (thiên lý) Lẽ trời không phải là phi nhân tình (tình người), nhân tình thông khắp thiên hạ cùng một lý tức là thiên lý (lẽ trời)”. Cái gọi là hai cái mâu thuẫn nhau, hai cái đối chọi nhau chỉ là một hiện tượng gi ở mức nông cạn. Tình hình thực tế là ở chỗ cuối cùng bạn đã thực hiện được lựa chọn văn minh, như thế thì bản thân việc đối chọi của tình cảm và lý tính ban đầu của bạn lại là thanh cao, tình cảm của bạn vốn là thanh cao mà phong phú, bằng không nếu bạn không có tình cảm thanh cao phong phú sẽ không thể đối chọi được với lý tính, bạn có thể sa vào lưới tình một cách vô tình, không hề áy náy. Đành rằng chưa thể yên dạ yên lòng, tiền đề chủ chốt là tình cảm thanh cao của bạn, sau đó mới là sự thống nhất hoàn mỹ của tình cảm và lý tính.

Người mẹ vượt lên nguy hiểm của tính mệnh để bảo hộ con thơ không đếm xỉa đến chết chóc và nguy hiểm, nhìn bề ngoài hầu như là lý trí đã ngừng trệ, kỳ thực ngừng trệ chỉ là một hiện tượng giả, thực chất sâu thẳm của nó chính là lý tính cao cả hơn, thoáng rộng hơn, sâu lắng hơn – để bảo vệ con thơ, làm cho giống nòi được kéo dài, không sợ mình phải chết – một lý tính cao cả, thoáng rộng sâu lắng như thế. Yêu mến con thơ đến chí tình cũng sẽ là chí lý, yêu tức là lý. Các bậc vĩ nhân vì cứu vớt dân chúng khổ nạn mà anh dũng hy sinh mình, vừa là yêu dân chúng đến chí tình, cũng là chí lý lấy việc cứu vớt thiên hạ làm nhiệm vụ của mình.

Cho nên, Khổng Tử đã lớn tiếng hỏi đến cùng “Chưa biết, làm sao điều đó có thể xem là hợp với nhân đức?”

Còn sa vào lưới tình một cách mù quáng, vừa không có cái tình đáng nói, cũng không có cái lý để bàn, vừa không có cái trí đáng bàn, cũng không có điều nhân ái đáng nói. Làm theo ý muốn, chỉ theo đuổi sự kích thích của giác quan nhất thời, vừa không chú ý đến tương lai của sinh mệnh, cũng không bắt đầu từ trong sáng và thanh cao để bàn về tinh cảm. Trên thực tế, nó hàm chứa cả hai cái lý tính yếu đuối ti tiện và tình cảm tồi tệ tục tĩu, tuyệt nhiên không phải là sự khuất phục của lý tính đối với tình cảm. Mù quáng sa vào lưới tình, cả hai bên đều sẽ ngày càng ngu xuẩn, không có cách gì phân biệt nổi cái hay cái dở của đối phương, thậm chí coi xấu thành đẹp, đúng thành sai.

Tình lý đã đều hèn mọn, nhân trí đã đều rỗng tuếch, tốt xấu đúng sai đã không phân biệt nổi, như thế thì kết cuộc bi thảm bất hạnh thuộc về kẻ mù quáng sa vào lưới tình thì cũng hợp lôgic, không lấy gì làm lạ. Nhục dục một khi đã thỏa mãn, lửa tình một khi đã tắt, gió thảm mưa sầu sẽ có thể trút hết lên đầu họ.

Lý Ngao cho rằng tình yêu chân chính không phải là mù quáng, yêu nhau mở mắt giữa ban ngày mới là yêu đương chân chính. Tây Thi không nên chỉ xuất hiện trong khóe mắt người tình. Tình yêu phải nên như đôi mắt của Trương Phi trong “Tam quốc diễn nghĩa”, 24 giờ trên 24 giờ một ngày, trừ khi nháy mắt, đến lúc ngủ cũng đều mở mắt.

Bacon trong “Bàn về tình yêu” đã viết: “Tất cả mọi nhân vật vĩ đại chân chính (bất kể là người xưa hay ngày nay, chỉ cần là tên tuổi của họ ghi tạc mãi trong ký ức của nhân loại), không có một ai là người vì tình yêu mà phát điên. Điều đó nói lên tinh thần vĩ đại và sự nghiệp vĩ đại có thể khử sạch tình yêu bồng bột quá mức”.

Nếu như bạn ở độ tuổi niên thiếu, lẽ ra sẽ dùng tinh lực chủ yếu vào việc học hành tìm hiểu kiến thức, lại suốt ngày bận tâm về yêu đương nam nữ; nếu như bạn sớm Tần chiều Sở, đồng thời yêu đương nhiều chỗ, bốn bề giăng lưới; nếu như bạn vốn có một gia đình đấm ấm lại thọc chân vào cuộc hôn nhân của người khác… đều là mù quáng sa vào lưới tình. Cái gọi là “tình yêu” kia bạn chỉ là dùng mây mù màu xanh biếc để che đậy cái hoang dâm và phóng túng của mình.

Hoang dâm và phóng túng chỉ làm cho bạn rơi vào chỗ hủy diệt.

Nếu như bạn không muốn bóp chết cái thần kỳ của sinh mệnh, nếu như bạn không muốn hủy diệt mình quá sớm, thì nên nhảy ra khỏi lưới tình mù quáng, dùng lý tính kiên cường của bạn thức tỉnh tình cảm trong sáng thanh cao, tô đắp lại bản ngã hoàn toàn mới.

Bình luận
720
× sticky