-
Theo đuổi thành công và bản thân thành công đều không phải là mục tiêu của đời người.
-
Ðau khổ kèm theo cả quá trình theo đuổi thành công. ở đây chúng ta nhìn thấy, đời người gặp phải hai loại đau khổ: đau khổ của thất bại và đau khổ của thành công.
Một khoảnh khắc ngắn ngủi giành được thành công, bất kể bạn lý giải nó từ góc độ nào, nó đều cho người ta cảm giác vui vẻ chân thực nhất.
Thành công có nghĩa là giá trị đời người được thực hiện, cảm giác vui vẻ của con người tự nhiên sinh ra từ trong giá trị mà nó thực hiện.
Nhưng, theo đuổi thành công và thành công bản thân đều không phải là mục đích theo đuổi của đời người, mà chỉ là thủ đoạn thực hiện mục tiêu của đời người.
Mục tiêu của đời người chỉ ở chỗ vui vẻ. Ðời người nên vui vẻ. Vui vẻ phải giống như một con suối nhỏ khoan khoái, lờ đờ tuôn ra, chảy đến sông ngòi đẹp đẽ, chảy đến biển cả mênh mông, chảy đến những nơi xa xăm mà nó không hề biết tới. Ðời người chỉ có vui vẻ mới có hạnh phúc, tốt đẹp đáng nói. Tránh khổ cầu vui là bản tính của con người. Tất cả mọi mong cầu, tất cả mọi việc làm, tất cả mọi gắng gượng, tất cả mọi phấn đấu của con người, mục tiêu cuối cùng của nó không đều là vì vui vẻ ư? Một sự việc không thể làm cho bạn vui vẻ, bạn có thể theo đuổi không?
Nhưng, thực hiện vui vẻ ở chỗ giành được thành công, ở chỗ thực hiện giá trị của sinh mệnh. Mà giành được thành công tức trong quá trình thực hiện giá trị sinh mệnh tràn ngập những đau khổ. Thành công là kết cục của đau khổ. Thành công to lớn là kết cục của đau khổ to lớn. Vô số lần thành công là vô số lần kết cục đau khổ. Không có đau khổ thì không có thành công. Ðạo lý này hết sức rõ ràng, tất cả mọi thành công đều bắt nguồn từ những gắng gượng, phấn đấu và thất bại của con người, tất cả mọi việc này đều thấm đẫm mồ hôi cần cù, kèm theo cô đơn và đau khổ.
Lý giải mục tiêu và quá trình như thế nào? Lý giải sự vui vẻ của mục tiêu và sự đau khổ trong quá trình thực hiện mục tiêu này mà theo đuổi thành công như thế nào? Thể nghiệm hai loại tâm lý vui vẻ và đau khổ hoàn toàn trái ngược nhau trong đường đời thống nhất lại ra sao? Trước khổ sau vui là ý nghĩa gì? Chẳng lẽ đời người ngoài khoảnh khắc ngắn ngủi giành được thành công là vui vẻ ra, thời gian khác còn lại đều là đau khổ chăng? Nếu là như thế, vì sự vui vẻ chốc lát ngắn ngủi như thế mà phải trả ra sự đau khổ to lớn dài đằng đẵng như thế, thì đời người phải chăng thật không đáng?
Chúng ta thật ra không thể máy móc dùng thời gian dài ngắn và trước sau để lý giải mục tiêu và quá trình. Trên thực tế, mục tiêu của đời người thể hiện trong mỗi một quá trình của đời người. Mục tiêu bản thân cũng lại tồn tại trong quá trình. Ðời người có rất nhiều, rất nhiều theo đuổi, cũng lại có nghĩa là có rất nhiều, rất nhiều mục tiêu. Theo đuổi lớn tức mục tiêu lớn, theo đuổi cuối cùng tức mục tiêu cuối cùng, theo đuổi nhỏ tức mục tiêu nhỏ, theo đuổi có tính giai đoạn tức mục tiêu có tính giai đoạn.
Xét từ quá trình theo đuổi thành công một cách đơn độc, đời người là đau khổ. Như trước đã nói, đau khổ đi kèm với cả quá trình theo đuổi thành công. ở đây, chúng ta nhìn thấy đời người gặp phải hai loại đau khổ: đau khổ của thất bại và đau khổ của thành công. Ðau khổ của thất bại chúng ta rất dễ dàng cảm nhận ra. Ðau khổ của thành công là dạng ẩn. Bởi vì đành rằng thành công là tổng của vô số lần thất bại, như thế thì thành công cũng lại là tổng của vô số lần đau khổ. Hoặc nói thành công chỉ là sự bắt đầu của một vòng đau khổ mới. Quả vậy, khoảnh khắc giành được thành công, thì đau khổ tiêu tan, người ta cảm thấy vui vẻ thực sự. Nhưng từ cả quá trình của cuộc đời để xét, khoảnh khắc như thế thực quá ngắn ngủi, ngắn ngủi đến mức chẳng đáng kể. Khoảnh khắc thành công chỉ có nghĩa là mục tiêu cũ đã thực hiện. Từ lúc đó đến trước lúc bạn sản sinh mục tiêu mới, nếu như ở đây có một khoảng trống – sau thành công không nghĩ lại giành thành công khác, ngừng trệ không tiến lên phía trước, tại lúc này bạn sẽ nghiệm thấy sự đau khổ trống rỗng vô vị, đây chính là sự đau khổ của thành công. Chỉ có khi mục tiêu mới sản sinh, nỗi trống trải vô vị của bạn mới có thể tiêu tan. Một câu ngạn ngữ thường lưu hành ở nông thôn: ?Trẻ con mong ăn tết, người lớn mong gặt hái? đã ngấm nặng đạo lý này. Khi ăn tết người lớn chỉ là vì cái vui vẻ của trẻ con, còn cái vui vẻ của chính anh ta chỉ ở khoảnh khắc anh ta thu vào những hạt lúa vàng óng. Cùng với niềm vui vẻ đó qua đi, anh ta trên thực tế đang nóng lòng chờ đợi giành được thành quả lao động của năm sau. Sản sinh mục tiêu mới có nghĩa là lại phải bắt đầu sự theo đuổi mới và đau khổ của gắng gượng. Cứ như thế lập đi lập lại cho đến vô cùng.
Cho nên nói, theo đuổi, đau khổ của gắng gượng, đau khổ của thất bại và đau khổ của trống trải vô vị sau thành công đi kèm với toàn bộ quá trình của đời người.
Cho nên nói, theo đuổi thành công không phải là mục tiêu cuối cùng của đời người, người ta không nên sống một cách đau khổ như thế.
Như vậy, khi chúng ta chuyển đổi đi một góc nhìn, chỉ xét từ mục tiêu cuối cùng của đời người, ở đây chúng ta thấy, đời người là vui vẻ. Xin hãy xem, đã đành là mục tiêu của đời người ở chỗ vui vẻ, như thế thì theo đuổi mục tiêu này cũng chẳng phải là vui vẻ chăng? Vì mục tiêu này mà gắng gượng cũng chẳng phải là vui vẻ chăng? Vì mục tiêu này thất bại cũng chẳng phải là vui vẻ chăng? Vì mục tiêu này giành được thành công đương nhiên là vui vẻ rồi. Chính là trên ý nghĩa này, chúng ta nói, vì lý tưởng tốt đẹp của loài người, vì tiền đồ sáng sủa của tổ quốc dù khổ thêm cũng ngọt bùi. Chính là trên ý nghĩa này, có người xem phấn đấu là niềm vui, có người xem phấn đấu là hạnh phúc.
Tổng hợp hai cách nhìn này, chúng ta phát hiện, một đời người có lý tưởng cao xa, có mục tiêu phấn đấu tự giác, đồng thời thể nghiệm đau khổ và vui vẻ. Tất cả mọi theo đuổi, gắng gượng, thất bại và thành công của anh ta đều là đau khổ, đồng thời cũng đều là vui vẻ – không trải qua đau khổ thì không thể thể nghiệm được vui vẻ; vì vui vẻ mà đau khổ, đau khổ cũng là vui vẻ. Trong vui vẻ đó có đau khổ, trong đau khổ có vui vẻ. Ðời người chính là thể nghiệm và hài hòa thống nhất lại hai loại tâm lý hoàn toàn trái ngược như thế.
Ðồng thời, chúng ta phát hiện, chỉ có không say đắm trong vui vẻ của khoảnh khắc giành được thành công, mà quan tâm nhiều hơn toàn bộ quá trình đời người để thống nhất hài hòa đau khổ và vui vẻ, mới có thể tạo nên một nhân cách vĩ đại.
Phạm Trọng Yêm trong “Nhạc Dương lâu ký” chính là biểu hiện một nhân cách vĩ đại như thế: Trong quá trình phấn đấu đời người anh ta tích cực vào đời, cáng đáng trách nhiệm vĩ đại lo cho dân cho nước, bất kể công danh ra sao, bất kể sự thăng trầm trên quan trường đều là đau khổ. Ông nói: “Ngồi ngất nghểu trên miếu đường thì phải lo cho dân; ở chốn xa xăm chốn giang hồ, thì phải lo cho vua. Tiến cũng lo, mà thoái cũng lo”. Lúc này chỉ có cảm giác “lo gièm pha sợ giễu cợt, đầy cảnh tiêu điều”. Nhưng khi anh ta tỉnh ngộ mục tiêu cuộc đời của mình là “Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ” thì mức độ tinh thần cao thượng này làm cho tất cả mọi gắng gượng, tất cả mọi lo âu và đau khổ ngay tức khắc hóa thành một cuộc sống có đạo đức, có chí hướng. Do đó mới có thể “không coi vật chất là vui, không coi mình mà buồn”, do đó mới có được thể nghiệm tình cảm “Cõi lòng thanh thản, sủng ái sỉ nhục đều quên, đem rượu ra trước gió, niềm vui tràn ngập”.
Tất cả mọi nhân cách vĩ đại đều thể nghiệm thành công và thất bại, đau khổ và vui vẻ của họ như thế.
Theo đuổi thành công và bản thân thành công đều không phải là mục tiêu của đời người.
Ðau khổ kèm theo cả quá trình theo đuổi thành công. ở đây chúng ta nhìn thấy, đời người gặp phải hai loại đau khổ: đau khổ của thất bại và đau khổ của thành công.
Một khoảnh khắc ngắn ngủi giành được thành công, bất kể bạn lý giải nó từ góc độ nào, nó đều cho người ta cảm giác vui vẻ chân thực nhất.
Thành công có nghĩa là giá trị đời người được thực hiện, cảm giác vui vẻ của con người tự nhiên sinh ra từ trong giá trị mà nó thực hiện.
Nhưng, theo đuổi thành công và thành công bản thân đều không phải là mục đích theo đuổi của đời người, mà chỉ là thủ đoạn thực hiện mục tiêu của đời người.
Mục tiêu của đời người chỉ ở chỗ vui vẻ. Ðời người nên vui vẻ. Vui vẻ phải giống như một con suối nhỏ khoan khoái, lờ đờ tuôn ra, chảy đến sông ngòi đẹp đẽ, chảy đến biển cả mênh mông, chảy đến những nơi xa xăm mà nó không hề biết tới. Ðời người chỉ có vui vẻ mới có hạnh phúc, tốt đẹp đáng nói. Tránh khổ cầu vui là bản tính của con người. Tất cả mọi mong cầu, tất cả mọi việc làm, tất cả mọi gắng gượng, tất cả mọi phấn đấu của con người, mục tiêu cuối cùng của nó không đều là vì vui vẻ ư? Một sự việc không thể làm cho bạn vui vẻ, bạn có thể theo đuổi không?
Nhưng, thực hiện vui vẻ ở chỗ giành được thành công, ở chỗ thực hiện giá trị của sinh mệnh. Mà giành được thành công tức trong quá trình thực hiện giá trị sinh mệnh tràn ngập những đau khổ. Thành công là kết cục của đau khổ. Thành công to lớn là kết cục của đau khổ to lớn. Vô số lần thành công là vô số lần kết cục đau khổ. Không có đau khổ thì không có thành công. Ðạo lý này hết sức rõ ràng, tất cả mọi thành công đều bắt nguồn từ những gắng gượng, phấn đấu và thất bại của con người, tất cả mọi việc này đều thấm đẫm mồ hôi cần cù, kèm theo cô đơn và đau khổ.
Lý giải mục tiêu và quá trình như thế nào? Lý giải sự vui vẻ của mục tiêu và sự đau khổ trong quá trình thực hiện mục tiêu này mà theo đuổi thành công như thế nào? Thể nghiệm hai loại tâm lý vui vẻ và đau khổ hoàn toàn trái ngược nhau trong đường đời thống nhất lại ra sao? Trước khổ sau vui là ý nghĩa gì? Chẳng lẽ đời người ngoài khoảnh khắc ngắn ngủi giành được thành công là vui vẻ ra, thời gian khác còn lại đều là đau khổ chăng? Nếu là như thế, vì sự vui vẻ chốc lát ngắn ngủi như thế mà phải trả ra sự đau khổ to lớn dài đằng đẵng như thế, thì đời người phải chăng thật không đáng?
Chúng ta thật ra không thể máy móc dùng thời gian dài ngắn và trước sau để lý giải mục tiêu và quá trình. Trên thực tế, mục tiêu của đời người thể hiện trong mỗi một quá trình của đời người. Mục tiêu bản thân cũng lại tồn tại trong quá trình. Ðời người có rất nhiều, rất nhiều theo đuổi, cũng lại có nghĩa là có rất nhiều, rất nhiều mục tiêu. Theo đuổi lớn tức mục tiêu lớn, theo đuổi cuối cùng tức mục tiêu cuối cùng, theo đuổi nhỏ tức mục tiêu nhỏ, theo đuổi có tính giai đoạn tức mục tiêu có tính giai đoạn.
Xét từ quá trình theo đuổi thành công một cách đơn độc, đời người là đau khổ. Như trước đã nói, đau khổ đi kèm với cả quá trình theo đuổi thành công. ở đây, chúng ta nhìn thấy đời người gặp phải hai loại đau khổ: đau khổ của thất bại và đau khổ của thành công. Ðau khổ của thất bại chúng ta rất dễ dàng cảm nhận ra. Ðau khổ của thành công là dạng ẩn. Bởi vì đành rằng thành công là tổng của vô số lần thất bại, như thế thì thành công cũng lại là tổng của vô số lần đau khổ. Hoặc nói thành công chỉ là sự bắt đầu của một vòng đau khổ mới. Quả vậy, khoảnh khắc giành được thành công, thì đau khổ tiêu tan, người ta cảm thấy vui vẻ thực sự. Nhưng từ cả quá trình của cuộc đời để xét, khoảnh khắc như thế thực quá ngắn ngủi, ngắn ngủi đến mức chẳng đáng kể. Khoảnh khắc thành công chỉ có nghĩa là mục tiêu cũ đã thực hiện. Từ lúc đó đến trước lúc bạn sản sinh mục tiêu mới, nếu như ở đây có một khoảng trống – sau thành công không nghĩ lại giành thành công khác, ngừng trệ không tiến lên phía trước, tại lúc này bạn sẽ nghiệm thấy sự đau khổ trống rỗng vô vị, đây chính là sự đau khổ của thành công. Chỉ có khi mục tiêu mới sản sinh, nỗi trống trải vô vị của bạn mới có thể tiêu tan. Một câu ngạn ngữ thường lưu hành ở nông thôn: ?Trẻ con mong ăn tết, người lớn mong gặt hái? đã ngấm nặng đạo lý này. Khi ăn tết người lớn chỉ là vì cái vui vẻ của trẻ con, còn cái vui vẻ của chính anh ta chỉ ở khoảnh khắc anh ta thu vào những hạt lúa vàng óng. Cùng với niềm vui vẻ đó qua đi, anh ta trên thực tế đang nóng lòng chờ đợi giành được thành quả lao động của năm sau. Sản sinh mục tiêu mới có nghĩa là lại phải bắt đầu sự theo đuổi mới và đau khổ của gắng gượng. Cứ như thế lập đi lập lại cho đến vô cùng.
Cho nên nói, theo đuổi, đau khổ của gắng gượng, đau khổ của thất bại và đau khổ của trống trải vô vị sau thành công đi kèm với toàn bộ quá trình của đời người.
Cho nên nói, theo đuổi thành công không phải là mục tiêu cuối cùng của đời người, người ta không nên sống một cách đau khổ như thế.
Như vậy, khi chúng ta chuyển đổi đi một góc nhìn, chỉ xét từ mục tiêu cuối cùng của đời người, ở đây chúng ta thấy, đời người là vui vẻ. Xin hãy xem, đã đành là mục tiêu của đời người ở chỗ vui vẻ, như thế thì theo đuổi mục tiêu này cũng chẳng phải là vui vẻ chăng? Vì mục tiêu này mà gắng gượng cũng chẳng phải là vui vẻ chăng? Vì mục tiêu này thất bại cũng chẳng phải là vui vẻ chăng? Vì mục tiêu này giành được thành công đương nhiên là vui vẻ rồi. Chính là trên ý nghĩa này, chúng ta nói, vì lý tưởng tốt đẹp của loài người, vì tiền đồ sáng sủa của tổ quốc dù khổ thêm cũng ngọt bùi. Chính là trên ý nghĩa này, có người xem phấn đấu là niềm vui, có người xem phấn đấu là hạnh phúc.
Tổng hợp hai cách nhìn này, chúng ta phát hiện, một đời người có lý tưởng cao xa, có mục tiêu phấn đấu tự giác, đồng thời thể nghiệm đau khổ và vui vẻ. Tất cả mọi theo đuổi, gắng gượng, thất bại và thành công của anh ta đều là đau khổ, đồng thời cũng đều là vui vẻ – không trải qua đau khổ thì không thể thể nghiệm được vui vẻ; vì vui vẻ mà đau khổ, đau khổ cũng là vui vẻ. Trong vui vẻ đó có đau khổ, trong đau khổ có vui vẻ. Ðời người chính là thể nghiệm và hài hòa thống nhất lại hai loại tâm lý hoàn toàn trái ngược như thế.
Ðồng thời, chúng ta phát hiện, chỉ có không say đắm trong vui vẻ của khoảnh khắc giành được thành công, mà quan tâm nhiều hơn toàn bộ quá trình đời người để thống nhất hài hòa đau khổ và vui vẻ, mới có thể tạo nên một nhân cách vĩ đại.
Phạm Trọng Yêm trong “Nhạc Dương lâu ký” chính là biểu hiện một nhân cách vĩ đại như thế: Trong quá trình phấn đấu đời người anh ta tích cực vào đời, cáng đáng trách nhiệm vĩ đại lo cho dân cho nước, bất kể công danh ra sao, bất kể sự thăng trầm trên quan trường đều là đau khổ. Ông nói: “Ngồi ngất nghểu trên miếu đường thì phải lo cho dân; ở chốn xa xăm chốn giang hồ, thì phải lo cho vua. Tiến cũng lo, mà thoái cũng lo”. Lúc này chỉ có cảm giác “lo gièm pha sợ giễu cợt, đầy cảnh tiêu điều”. Nhưng khi anh ta tỉnh ngộ mục tiêu cuộc đời của mình là “Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ” thì mức độ tinh thần cao thượng này làm cho tất cả mọi gắng gượng, tất cả mọi lo âu và đau khổ ngay tức khắc hóa thành một cuộc sống có đạo đức, có chí hướng. Do đó mới có thể “không coi vật chất là vui, không coi mình mà buồn”, do đó mới có được thể nghiệm tình cảm “Cõi lòng thanh thản, sủng ái sỉ nhục đều quên, đem rượu ra trước gió, niềm vui tràn ngập”.
Tất cả mọi nhân cách vĩ đại đều thể nghiệm thành công và thất bại, đau khổ và vui vẻ của họ như thế.