Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

99 Khoảnh Khắc Đời Người

Chương 44

Tác giả: Zhang Zi Wen

  • Con người sinh ra giữa trời đất, việc gì phải khom lưng uốn gối chịu sự quản chế của người khác? Việc gì phải mình tự xin lỗi mình để làm người trái với lương tâm?

  • Chính trực mà dường như khuất phục.

Ðời người thường thường sẽ gặp phải nhiều sự việc không như ý nguyện của mình. Sự sắp xếp, chỉ thị hoặc mệnh lệnh của cấp trên không hợp với xu hướng của bạn, không phù hợp với kiến nghị, kiến giải hoặc phương án kế hoạch của bạn, thậm chí còn trái ngược với nhau. Phục tùng ư? Thực tế cảm thấy trái với lương tâm mình, thực tế không tình nguyện, không cam lòng; từ chối ư? Bạn có thể gặp phải hàng loạt phiền phức, đôi khi thậm chí chỉ có từ chức, dời khỏi đơn vị này mới có thể thật sự từ chối được.

Giữa việc phục tùng trái với lương tâm với từ chối không làm, tất nhiên phải có một kẽ hở, bạn có thể từ kẽ hở này đi theo một con đường kiêm cả hai phía, việc đó sẽ cần bạn mở mang trí tuệ, dùng một số kỹ xảo điều khiển thích hợp.

Bất cứ sự việc gì trên thế gian cũng đều có hai mặt trái phải, hai đầu trái phải, ở giữa tất nhiên tồn tại một khoảng cách; giữa hai cực tất nhiên tồn tại con đường trung gian, tức con đường không thiên về bên nào, cũng không lệch về phía nào. Cho dù ở bản thân mỗi cực cũng chắc chắn có thể phân ra làm mấy phương diện, bạn lại có thể nhận biết nó từ các phương diện khác nhau, từ đó đưa ra sự lựa chọn “hợp lý”. Ðó là cái gọi là “con đường cao minh nhất là trung dung”.

Cá tính khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau, đương nhiên có thể đưa vào hướng chọn khác nhau đối với sự việc. Chỉ cần hướng chọn này làm cho mình vừa ý, tự cảm thấy tốt đẹp, không tổn hại đến người khác, mà còn không dẫn đến tạo nên sự hối hận của mình về sau, đó chính là cách chọn lựa hợp lý.

Bạn có thể không muốn lách theo kẽ hở, không muốn theo đuổi không thiên về bên nào, không dựa vào phía nào, bạn tôn sùng phẩm cách kiên cường,? ngẩng cao đầu để nhìn cái đẹp của nhân cách, bất kể bạn rơi vào hoàn cảnh tồi tệ đến đâu, bất kể bạn đối mặt với sức ép to lớn bao nhiêu, đều không thể làm cho bạn cúi đầu, bạn vẫn cứng đầu cứng cổ vô cùng. ý chí của bạn cứng hơn sắt, bền hơn thép, bất cứ người nào đều không thể làm cho bạn khuất phục, đều không thể làm cho bạn làm một việc trái với lương tâm.

Như vậy, đứng trước cấp trên cần bạn phải phục tùng trái với lương tâm bạn, đương nhiên bạn không thể chịu lép ông ta, từ chối ông ta, tranh cãi với ông ta, đốp chát với ông ta một trận cũng chẳng sao.

Thường xuyên như thế, cấp trên có thể túm chặt đầu bạn, thì hoàn cảnh của bạn có thể sẽ ngày càng tồi tệ, thậm chí đi đứng khó khăn, khắp nơi húc đầu vào tường. Bạn có thể cảm thấy chẳng sao cả. Con người sinh ra giữa trời đất, đầu đội trời chân đạp đất, tôi làm theo ý tôi, làm sao làm khó dễ cho tôi được? Việc gì phải khom lưng uốn gối chịu sự quản chế của người khác? Việc gì phải mình xin lỗi mình để làm người trái với lương tâm? Hợp thì ở lại, không hợp thì đi.

Nếu như thực tiễn chứng tỏ chủ kiến của bạn, ý nguyện của bạn là chính nghĩa, là đúng đắn, bạn sẽ càng thêm tự hào, hơn nữa cuối cùng bạn được người ta hiểu, được thời gian hiểu. Một khi thay đổi hoàn cảnh công tác, bạn sẽ có thể bước vào con đường bằng phẳng thuận lợi.

Bạn đã thực hiện được cái đẹp của tính cương cường, giữ được nhân cách tự do – “Tự do của con người thật ra không chỉ ở chỗ làm những việc anh ta muốn làm, mà còn ở chỗ mãi mãi không làm những việc anh ta không muốn làm”, đã có vĩ nhân nói như vậy.

Bạn có thể coi thường phẩm cách cương cường mà tôn sùng tính nhẫn nại yếu đuối. Bạn thừa nhận đồng ý lời dạy xưa ?kẻ cứng rắn là chết, kẻ nhu nhược là sống? để nhìn thẳng vào quy luật tự nhiên ?Thiên hạ không có gì mềm yếu hơn nước, thế mà công kích vào cái cứng rắn không có gì không thể thắng?, theo đuổi trí tuệ chính trực mà dường như khuất phục, tinh nhanh mà dường như vụng về, hùng biện giỏi mà dường như chẳng nói nên lời.

Ðây hẳn là một loại nhân sinh cao siêu, là một loại nhân sinh thấu suốt và tỉnh ngộ lớn.

Khi cần bạn phục tùng trái với lương tâm, để bảo tồn mình, để tránh những khó xử trước mắt, để giảm bớt những phiền não không cần thiết hoặc tai nạn, bạn gắng hết sức tạm thời phục tùng nó, tiếp nhận nó. Chỉ cần bạn ôm ấp trong lòng vũ khí sắc bén, tâm niệm vốn có của bạn không thay đổi, vẻ nhu nhược bề ngoài của bạn chắc chắn ẩn chứa kín đáo vẻ cứng rắn bên trong, cái nhỏ bé yếu đuối tạm thời của bạn chắc chắn tiềm ẩn cái lớn mạnh của tương lai. Bạn hoàn toàn có thể tạm thời chịu đựng, tạm thời phục tùng để chờ đợi thời cơ. Một khi thời cơ chín muồi bạn sẽ có thể triển khai mạnh mẽ kế hoạch lớn, thực hiện ý nguyện và theo đuổi của mình. Ðây thật ra không phải là lật lọng không giữ chữ tín.

Khổng Tử đi chu du các nước, khốn cùng chán nản. Khi đi qua ấp Bồ của nước Vệ, vừa gặp ngay ông họ Thúc tụ tập dân chúng ở ấp Bồ gây rối. Có mấy người gây rối ở đất Bồ túm lấy Khổng Tử và nói với ông:

“Ông phải đáp ứng chúng tôi không đi đến thành đô nước Vệ, không đem chuyện ở đây truyền đến đó, chúng tôi mới thả ông đi ra khỏi thành. Nếu không, ông sẽ đành phải nán lại đây thôi”.

Khổng Tử vì để không bị giữ lại ở trong thành vừa không có việc gì làm vừa không làm nên việc gì, thế là đã đính ước với người Bồ không đi đến thành đô nước Vệ một cách trái với lương tâm.

Sau khi đính ước, nhưng Khổng Tử vừa ra khỏi cổng thành lại xem nó như một tờ giấy bỏ đi, không chút chần chừ đã thúc xe chạy về hướng thành đô nước Vệ.

Tử Cống không thể hiểu nổi đối với việc xé bỏ tờ ước và không giữ chữ tín như thế của Thầy, Khổng Tử liền khuyên các đệ tử:

Chúng ta tại sao phải giữ chữ tín với những kẻ không có nhân nghĩa, không có đầu óc sáng suốt?

Chúng ta tại sao phải phục tùng giữ chữ tín một cách trái lương tâm? Ðến quỷ thần đều không thể nghe được những điều này. Cả tin không tin – người giữ chữ tín nhất cũng không câu nệ với lời ước vì bị ức hiếp mà phải ký trái với lương tâm. Người có trí tuệ lớn, lấy điều nhân ái làm bản tâm (chủ định), lấy thiên hạ làm trách nhiệm của mình, quyết không thể bị kẻ tiểu nhân làm lúng túng khó xử.

Hai cách chọn lựa cứng rắn và nhu nhược nói trên có lẽ đều không phải là quyết sách tốt nhất của đời người. Khoảnh khắc cần phải phục tùng trái với lương tâm, quyết sách lý tưởng nhất có thể là từ trái với lương tâm đi tới thuận lương tâm.

Hoặc là dùng sự thuyết phục đặc biệt của bạn làm chuyển đổi bản lĩnh của người khác, để thuyết phục cấp trên của bạn. Lấy lý để làm cho ông ta hiểu, lấy tình để làm cảm động ông ta. Lấy lòng trung thành của bạn đối với công ty, đối với đơn vị của mình để trình bày rõ ý kiến của bạn, để cho cấp trên thừa nhận đồng ý thiết kế của bạn, kiến giải của bạn, ý nguyện của bạn; hoặc là tuy không thể hoàn toàn thừa nhận đồng ý, cũng có thể thừa nhận đồng ý một phần; hoặc là tạm thời không thể thừa nhận đồng ý với bạn, lại hiểu sâu sắc bạn hơn. Quan hệ của bạn với cấp trên bắt đầu hòa hợp đạt được cùng nhau tin cậy và khoan dung. Lúc đó, cả hai bên đều không tồn tại tâm lý đối kháng, bạn không có cảm giác phục tùng trái với lương tâm nữa, mọi người đều bình tĩnh hòa nhã, thuận lòng toại ý. Há lại không kỳ diệu sao!

Hoặc là kiến giải của bạn trái ngược với cấp trên, nhưng bạn đã tìm hiểu được nỗi khổ tâm của cấp trên, đã tìm hiểu được quyết sách của cấp trên là xuất phát từ thực tiễn phù hợp với lợi ích trước mắt của công chúng, hoặc đại biểu ý kiến của đại đa số người. Khi bạn đồng thời giữ ý kiến bảo lưu, vẫn xuất phát từ việc duy trì đoàn kết yên ổn của công ty và đơn vị mình mà phục tùng quyết định của cấp trên. Còn trong quá trình phục tùng và chấp hành, có thể bạn uốn nắn lại kiến giải ban đầu của mình, tâm lý phục tùng trái với lương tâm cũng hoàn toàn tiêu biến. Có thể cấp trên của bạn kinh qua thực tiễn một khoảng thời gian, dần dần hiểu ra và thừa nhận kiến giải của bạn, từ đó sửa đổi lại một phần hoặc toàn bộ phương án, thực thi của ông ta, từ đó loại bỏ được vách ngăn cách và đạt được hài hòa thông suốt với bạn.

Khoảnh khắc phải phục tùng trái với lương tâm, xét đến cùng quyết định bởi người thuộc tầng lớp nào, có cảm giác tâm tính ra sao.

– Nếu như bạn là một người thật sự chân chính, một người cao thượng, một người tràn đầy trí tuệ, tự bạn có thể xử lý thỏa đáng, bất kể dùng phương thức như thế nào, vận dụng kỹ xảo điều khiển ra sao, từ một mặt nào đó thể hiện và thừa nhận “trái với lương tâm” và phục tùng, bạn đều có thể xứng đáng với nhân cách của mình, xứng đáng với lương tâm của mình.

– Nếu như bạn là một kẻ nô tì hèn mọn dung tục, bạn sẽ biểu hiện ra vẻ khom lưng uốn gối, ầm à ầm ừ, cúi đầu khom lưng, bảo gì nghe nấy. – Nếu như bạn là một kẻ lỗ mãng thô lỗ ngu đần bạn sẽ không phân phải trái trắng đen, cố chấp thiên kiến (như trước đã nói), đem đá đập vào chân mình.

Ai ai cũng đều mong muốn mình là một người chân chính, một người cao thượng, một người tràn đầy trí tuệ.

Con người sinh ra giữa trời đất, việc gì phải khom lưng uốn gối chịu sự quản chế của người khác? Việc gì phải mình tự xin lỗi mình để làm người trái với lương tâm?

Chính trực mà dường như khuất phục.

Ðời người thường thường sẽ gặp phải nhiều sự việc không như ý nguyện của mình. Sự sắp xếp, chỉ thị hoặc mệnh lệnh của cấp trên không hợp với xu hướng của bạn, không phù hợp với kiến nghị, kiến giải hoặc phương án kế hoạch của bạn, thậm chí còn trái ngược với nhau. Phục tùng ư? Thực tế cảm thấy trái với lương tâm mình, thực tế không tình nguyện, không cam lòng; từ chối ư? Bạn có thể gặp phải hàng loạt phiền phức, đôi khi thậm chí chỉ có từ chức, dời khỏi đơn vị này mới có thể thật sự từ chối được.

Giữa việc phục tùng trái với lương tâm với từ chối không làm, tất nhiên phải có một kẽ hở, bạn có thể từ kẽ hở này đi theo một con đường kiêm cả hai phía, việc đó sẽ cần bạn mở mang trí tuệ, dùng một số kỹ xảo điều khiển thích hợp.

Bất cứ sự việc gì trên thế gian cũng đều có hai mặt trái phải, hai đầu trái phải, ở giữa tất nhiên tồn tại một khoảng cách; giữa hai cực tất nhiên tồn tại con đường trung gian, tức con đường không thiên về bên nào, cũng không lệch về phía nào. Cho dù ở bản thân mỗi cực cũng chắc chắn có thể phân ra làm mấy phương diện, bạn lại có thể nhận biết nó từ các phương diện khác nhau, từ đó đưa ra sự lựa chọn “hợp lý”. Ðó là cái gọi là “con đường cao minh nhất là trung dung”.

Cá tính khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau, đương nhiên có thể đưa vào hướng chọn khác nhau đối với sự việc. Chỉ cần hướng chọn này làm cho mình vừa ý, tự cảm thấy tốt đẹp, không tổn hại đến người khác, mà còn không dẫn đến tạo nên sự hối hận của mình về sau, đó chính là cách chọn lựa hợp lý.

Bạn có thể không muốn lách theo kẽ hở, không muốn theo đuổi không thiên về bên nào, không dựa vào phía nào, bạn tôn sùng phẩm cách kiên cường,? ngẩng cao đầu để nhìn cái đẹp của nhân cách, bất kể bạn rơi vào hoàn cảnh tồi tệ đến đâu, bất kể bạn đối mặt với sức ép to lớn bao nhiêu, đều không thể làm cho bạn cúi đầu, bạn vẫn cứng đầu cứng cổ vô cùng. ý chí của bạn cứng hơn sắt, bền hơn thép, bất cứ người nào đều không thể làm cho bạn khuất phục, đều không thể làm cho bạn làm một việc trái với lương tâm.

Như vậy, đứng trước cấp trên cần bạn phải phục tùng trái với lương tâm bạn, đương nhiên bạn không thể chịu lép ông ta, từ chối ông ta, tranh cãi với ông ta, đốp chát với ông ta một trận cũng chẳng sao.

Thường xuyên như thế, cấp trên có thể túm chặt đầu bạn, thì hoàn cảnh của bạn có thể sẽ ngày càng tồi tệ, thậm chí đi đứng khó khăn, khắp nơi húc đầu vào tường. Bạn có thể cảm thấy chẳng sao cả. Con người sinh ra giữa trời đất, đầu đội trời chân đạp đất, tôi làm theo ý tôi, làm sao làm khó dễ cho tôi được? Việc gì phải khom lưng uốn gối chịu sự quản chế của người khác? Việc gì phải mình xin lỗi mình để làm người trái với lương tâm? Hợp thì ở lại, không hợp thì đi.

Nếu như thực tiễn chứng tỏ chủ kiến của bạn, ý nguyện của bạn là chính nghĩa, là đúng đắn, bạn sẽ càng thêm tự hào, hơn nữa cuối cùng bạn được người ta hiểu, được thời gian hiểu. Một khi thay đổi hoàn cảnh công tác, bạn sẽ có thể bước vào con đường bằng phẳng thuận lợi.

Bạn đã thực hiện được cái đẹp của tính cương cường, giữ được nhân cách tự do – “Tự do của con người thật ra không chỉ ở chỗ làm những việc anh ta muốn làm, mà còn ở chỗ mãi mãi không làm những việc anh ta không muốn làm”, đã có vĩ nhân nói như vậy.

Bạn có thể coi thường phẩm cách cương cường mà tôn sùng tính nhẫn nại yếu đuối. Bạn thừa nhận đồng ý lời dạy xưa ?kẻ cứng rắn là chết, kẻ nhu nhược là sống? để nhìn thẳng vào quy luật tự nhiên ?Thiên hạ không có gì mềm yếu hơn nước, thế mà công kích vào cái cứng rắn không có gì không thể thắng?, theo đuổi trí tuệ chính trực mà dường như khuất phục, tinh nhanh mà dường như vụng về, hùng biện giỏi mà dường như chẳng nói nên lời.

Ðây hẳn là một loại nhân sinh cao siêu, là một loại nhân sinh thấu suốt và tỉnh ngộ lớn.

Khi cần bạn phục tùng trái với lương tâm, để bảo tồn mình, để tránh những khó xử trước mắt, để giảm bớt những phiền não không cần thiết hoặc tai nạn, bạn gắng hết sức tạm thời phục tùng nó, tiếp nhận nó. Chỉ cần bạn ôm ấp trong lòng vũ khí sắc bén, tâm niệm vốn có của bạn không thay đổi, vẻ nhu nhược bề ngoài của bạn chắc chắn ẩn chứa kín đáo vẻ cứng rắn bên trong, cái nhỏ bé yếu đuối tạm thời của bạn chắc chắn tiềm ẩn cái lớn mạnh của tương lai. Bạn hoàn toàn có thể tạm thời chịu đựng, tạm thời phục tùng để chờ đợi thời cơ. Một khi thời cơ chín muồi bạn sẽ có thể triển khai mạnh mẽ kế hoạch lớn, thực hiện ý nguyện và theo đuổi của mình. Ðây thật ra không phải là lật lọng không giữ chữ tín.

Khổng Tử đi chu du các nước, khốn cùng chán nản. Khi đi qua ấp Bồ của nước Vệ, vừa gặp ngay ông họ Thúc tụ tập dân chúng ở ấp Bồ gây rối. Có mấy người gây rối ở đất Bồ túm lấy Khổng Tử và nói với ông:

“Ông phải đáp ứng chúng tôi không đi đến thành đô nước Vệ, không đem chuyện ở đây truyền đến đó, chúng tôi mới thả ông đi ra khỏi thành. Nếu không, ông sẽ đành phải nán lại đây thôi”.

Khổng Tử vì để không bị giữ lại ở trong thành vừa không có việc gì làm vừa không làm nên việc gì, thế là đã đính ước với người Bồ không đi đến thành đô nước Vệ một cách trái với lương tâm.

Sau khi đính ước, nhưng Khổng Tử vừa ra khỏi cổng thành lại xem nó như một tờ giấy bỏ đi, không chút chần chừ đã thúc xe chạy về hướng thành đô nước Vệ.

Tử Cống không thể hiểu nổi đối với việc xé bỏ tờ ước và không giữ chữ tín như thế của Thầy, Khổng Tử liền khuyên các đệ tử:

Chúng ta tại sao phải giữ chữ tín với những kẻ không có nhân nghĩa, không có đầu óc sáng suốt?

Chúng ta tại sao phải phục tùng giữ chữ tín một cách trái lương tâm? Ðến quỷ thần đều không thể nghe được những điều này. Cả tin không tin – người giữ chữ tín nhất cũng không câu nệ với lời ước vì bị ức hiếp mà phải ký trái với lương tâm. Người có trí tuệ lớn, lấy điều nhân ái làm bản tâm (chủ định), lấy thiên hạ làm trách nhiệm của mình, quyết không thể bị kẻ tiểu nhân làm lúng túng khó xử.

Hai cách chọn lựa cứng rắn và nhu nhược nói trên có lẽ đều không phải là quyết sách tốt nhất của đời người. Khoảnh khắc cần phải phục tùng trái với lương tâm, quyết sách lý tưởng nhất có thể là từ trái với lương tâm đi tới thuận lương tâm.

Hoặc là dùng sự thuyết phục đặc biệt của bạn làm chuyển đổi bản lĩnh của người khác, để thuyết phục cấp trên của bạn. Lấy lý để làm cho ông ta hiểu, lấy tình để làm cảm động ông ta. Lấy lòng trung thành của bạn đối với công ty, đối với đơn vị của mình để trình bày rõ ý kiến của bạn, để cho cấp trên thừa nhận đồng ý thiết kế của bạn, kiến giải của bạn, ý nguyện của bạn; hoặc là tuy không thể hoàn toàn thừa nhận đồng ý, cũng có thể thừa nhận đồng ý một phần; hoặc là tạm thời không thể thừa nhận đồng ý với bạn, lại hiểu sâu sắc bạn hơn. Quan hệ của bạn với cấp trên bắt đầu hòa hợp đạt được cùng nhau tin cậy và khoan dung. Lúc đó, cả hai bên đều không tồn tại tâm lý đối kháng, bạn không có cảm giác phục tùng trái với lương tâm nữa, mọi người đều bình tĩnh hòa nhã, thuận lòng toại ý. Há lại không kỳ diệu sao!

Hoặc là kiến giải của bạn trái ngược với cấp trên, nhưng bạn đã tìm hiểu được nỗi khổ tâm của cấp trên, đã tìm hiểu được quyết sách của cấp trên là xuất phát từ thực tiễn phù hợp với lợi ích trước mắt của công chúng, hoặc đại biểu ý kiến của đại đa số người. Khi bạn đồng thời giữ ý kiến bảo lưu, vẫn xuất phát từ việc duy trì đoàn kết yên ổn của công ty và đơn vị mình mà phục tùng quyết định của cấp trên. Còn trong quá trình phục tùng và chấp hành, có thể bạn uốn nắn lại kiến giải ban đầu của mình, tâm lý phục tùng trái với lương tâm cũng hoàn toàn tiêu biến. Có thể cấp trên của bạn kinh qua thực tiễn một khoảng thời gian, dần dần hiểu ra và thừa nhận kiến giải của bạn, từ đó sửa đổi lại một phần hoặc toàn bộ phương án, thực thi của ông ta, từ đó loại bỏ được vách ngăn cách và đạt được hài hòa thông suốt với bạn.

Khoảnh khắc phải phục tùng trái với lương tâm, xét đến cùng quyết định bởi người thuộc tầng lớp nào, có cảm giác tâm tính ra sao.

– Nếu như bạn là một người thật sự chân chính, một người cao thượng, một người tràn đầy trí tuệ, tự bạn có thể xử lý thỏa đáng, bất kể dùng phương thức như thế nào, vận dụng kỹ xảo điều khiển ra sao, từ một mặt nào đó thể hiện và thừa nhận “trái với lương tâm” và phục tùng, bạn đều có thể xứng đáng với nhân cách của mình, xứng đáng với lương tâm của mình.

– Nếu như bạn là một kẻ nô tì hèn mọn dung tục, bạn sẽ biểu hiện ra vẻ khom lưng uốn gối, ầm à ầm ừ, cúi đầu khom lưng, bảo gì nghe nấy. – Nếu như bạn là một kẻ lỗ mãng thô lỗ ngu đần bạn sẽ không phân phải trái trắng đen, cố chấp thiên kiến (như trước đã nói), đem đá đập vào chân mình.

Ai ai cũng đều mong muốn mình là một người chân chính, một người cao thượng, một người tràn đầy trí tuệ.

Bình luận