-
Không nên bị hiện thực mài mòn hết góc cạnh, không nên lún sâu vào thế tục, càng không phải đi a dua xiểm nịnh bất cứ người nào.
-
Thà bỏ ra một lần hành động để cải tạo hiện thực, còn hơn phát ra một vạn câu bực dọc với hiện thực.
Người giận thói đời có mặt đáng yêu, cũng có mặt đáng buồn.
Ða số họ bản tính ngay thẳng, dám nói thật, không bao giờ giả dối, mang cảm giác chính nghĩa mãnh liệt, căm ghét sự đời hiện thực không bình đẳng, chán ghét những tập tục cũ hủ bại lạc hậu. Hơn nữa đa số người có cá tính đột xuất rõ ràng, đầu óc mọc trên cổ của mình, có chủ trương và kiến giải độc đáo của mình quyết không ẩn dật, tiến thoái lẻ loi – đây cũng chính là một trong những đối tượng mà họ căm ghét.
Nguyễn Tịch và Kê Khang thời Ngụy Tấn là hai nhân vật điển hình giận thói đời, phủ định lễ pháp. Họ không chỉ là người phi Thang Vũ còn nhẹ Chu Lễ, khinh thường lễ tục, mà còn chỉ thẳng ra những hủ bại và hoang dâm của tập đoàn thống trị họ Tư Mã đương thời, đã phẫn nộ kêu lên: ?Ðại để không có vua mà hầu như mọi vật đều ổn định, không có quan mà vạn sự đều sắp đặt đâu vào đấy… Có vua ở đó mà bạo ngược vẫn thịnh hành, có quan mà giặc dã vẫn phát sinh”. Ðồng thời đã lên án bọn vua chúa “Chỉ cậy vào tôn nghiêm và ỷ thế, không bạn không thầy, chia cắt và làm chúa tể thiên hạ để phụng sự cho việc riêng của mình… Kiêu căng diễu võ giương oai, hống hách ngang ngược, họa chất thành núi, hình phạt vốn để trừng trị kẻ bạo ngược, nay lại dùng để uy hiếp người hiền. Xưa là vì thiên hạ, nhưng nay chỉ vì bản thân mình…? Bản tính cương trực đó làm cho người ta kính phục.
ở mỗi thời đại khác nhau đều có những người có chí có nhân như thế. Họ đều đã từng sản sinh ảnh hưởng nhất định đối với việc kêu gọi và thức tỉnh dân chúng vạch trần bọn thống trị. Họ luôn tồn tại đối lập với tất cả những cảnh thái bình giả dối, do đó đã trở thành cái đinh trong mắt, cái kim châm trong da thịt của bọn thống trị các thời đại, đa số họ không được đối xử công bằng, thường thường bị bọn thống trị bức hại.
Trong thời đại vĩ đại ngày nay của chúng ta, người giận thói đời vẫn có giá trị tồn tại của nó. Ðối với tất cả các trào lưu bất chính, đối với tất cả mọi thứ ngôn luận và hành vi không lợi cho nền văn minh và tiến bộ, và các phong tục tập quán lạc hậu ngu xuẩn họ dám căm ghét, dám nói quyết không tha thứ và chung chạ. Nhân cách của tinh thần cứng đầu cứng cổ, không giả dối này, mãi mãi được mọi người khâm phục. Một quốc gia, một dân tộc, nếu như thiếu đi hàng loạt những người cứng rắn như thế, thì đó sẽ là một vũng nước tù đáng thương.
Nếu như bạn có phẩm cách đáng quý này, thì nên tiếp tục phát triển. Không nên bị hiện thực mài mòn hết mọi góc cạnh, không nên lún sâu vào thế tục, càng không phải đi a dua xiểm nịnh bất cứ người nào. Nếu như bạn có ý chí sắt đá ngay thẳng bất cứ con đường không chính đáng nào, bất cứ trào lưu bất chính nào, cuối cùng sẽ chẳng làm gì được bạn.
Song, người ghét thói đời cũng đa số tồn tại khiếm khuyết chết người. Nói chung, họ chỉ dừng lại ở chỗ bực tức và bàn suông, hành động thực tế tương đối ít. Họ có thể nói một lý lẽ đến mức đâu ra đấy, ba hoa thiên địa, đối với một thói hư tật xấu chỉ ra một cách ngắn gọn mà trúng đích, đem một tập tục cũ từ nguyên nhân đến phát triển đến nguy hại hiện thực mổ xẻ phân tích rõ ràng rành mạch. Nhưng họ đa số đều là những người đứng cách bờ nhìn đám cháy, không muốn dấn thân để tham gia thực tiễn vĩ đại cải cách hiện thực, lao mình vào dòng lũ cải cách. Trước hiện thực mà họ vạch ra và phê phán, thường thường không biết làm cách nào, mà toàn thấy căm tức đầy bụng mà thôi. Có người phát triển đến trình độ ngông cuồng kiêu ngạo, bé người to con mắt, không còn biết trời cao đất dầy là gì. Chỗ này nhìn không quen, chỗ kia nhìn không quen, chỉ độc có mình là trông được. Mà lại không biết thế giới này không có anh ta quả đất vẫn quay đều.
Có một số người giận thói đời, thậm chí có thể không nhìn thấy và giả vờ làm ngơ đối với đại trào lưu cải cách đang cuồn cuộn trào dâng, lại suốt ngày ở đó than vãn sinh ra không gặp thời, có tài mà không gặp vận. Nhưng người ta lại rất ít nhìn nhận ra họ thật sự có được bao nhiêu tài năng và bản lĩnh. Ðạo Thiền cửa miệng của họ thường là “Lòng người ngày nay không thực thà như người xưa, phong tục ngày nay ngày một đi xuống”. Lại không biết cổ phong mà họ ôm ấp có thể đã bị vứt vào đống rác của lịch sử từ lâu.
Lại có một số người ghét thói đời khác nào đó, vì lòng cao hơn cả trời, ?mệnh? (kỳ thực là tài năng) còn mỏng hơn cả giấy, trước hiện thực lớn mạnh sau khi từng va chạm vài lần, trượt ngã vài lần liền ngã lòng nản chí, gục hẳn không dậy nổi, sa vào hành động ngạo đời, đứng vào hàng những kẻ cười cợt nghịch ngợm. Nhuệ khí năm xưa không còn hình bóng. Giống như Nguyễn Tịch năm xưa ghét điều ác như kẻ thù, nhìn lễ nghi phong tục bằng nửa con mắt, về sau lại vì miễn họa toàn thân, miệng bất kể lỗi của người, giả vờ điên uống rượu li bì. Lúc này, người giận thói đời lại biến chất đến nỗi không có bất cứ giá trị nào đáng nói nữa.
Nếu như bạn đã từng là người ghét thói đời như thế, phải chăng nên hãy suy nghĩ lại xem, tâm trạng của bạn có lành mạnh không, việc lý giải của bạn có sai không, giá trị hành vi của bạn ở chỗ nào.
Cố nhiên chúng ta nên không ngừng phê phán hiện thực, nhưng chúng ta càng nên không ngừng cải tạo hiện thực. Bất mãn và phê phán đối với hiện thực không thể kích dậy được quyết tâm biến cách hiện thực, trở thành sức mạnh thúc đẩy to lớn của chúng ta cải tạo hiện thực, làm cho chúng ta đưa ra hành động thực tế cải cách hiện thực, thế thì bất mãn và phê bình của bạn nhiều hơn, bực tức của bạn nhiều hơn, lại có ý nghĩa thực tế gì nữa? Không hành động, cho dù chửi mắng đến một vạn lần “Lòng người ngày nay không thực thà như xưa, phong tục ngày nay ngày một đi xuống”, đối với việc cải tạo lòng người phong tục thời nay lại có ý nghĩa gì?
Thà bỏ ra một lần hành động để cải tạo hiện thực, còn hơn phát ra một vạn câu bực dọc với hiện thực.
Thử nghĩ lại xem, nếu như mọi người đều chỉ dừng lại ở nỗi bực dọc và nói suông đối với hiện thực, mà lại không muốn bỏ ra sức lao động gian khổ, đó sẽ là một thế giới ra sao?
Cố nhiên chúng ta không thể học một số nhà văn nào đó để tạo cảnh thái bình giả tạo, để thổi phồng, để nói bốc lên, để luôn luôn nói tình hình so với bất cứ lúc nào đều tốt. Nhưng chúng ta cần phải thật sự lý giải hiện thực. Hiện thực và lý tưởng luôn luôn tồn tại một khoảng cách lớn, không thể tất thảy như ý của con người. Có như thế, chúng ta sống mới có ý nghĩa. Cải biến hiện thực là một quá trình gian khó không bao giờ hết, công nghiệp hóa không thể thổi một chầu là có được. Tâm tình cấp thiết cải biến hiện thực tuy có thể lý giải, nhưng là ?dục tốc bất đạt?. Bạn không thể nhảy qua quá trình mà đi thẳng tới giành kết quả. Bực dọc càng nhiều cũng là vô ích, hiện đại hóa không phải là mấy câu bực dọc là có thể phát ra được.
Lời than thở của cái gọi là sinh ra không gặp thời của bạn lại có giá trị bao nhiêu? Ngoài việc tìm ra cho thất bại của mình một lý do có thể là ai cũng phải có, không còn có gì khác nữa. Dẫu rằng như bạn nói, đó cũng là một sự thật đã thành, không có cách chọn lựa nào khác, than vãn và bực tức cũng không thể mảy may giúp bạn thoát khỏi thời gian này mà đi đến sống ở trong một loại thời gian khác.
Ngày hôm qua của bạn đã đi qua, chỉ có nắm chắc hôm nay, mới có thể phóng tầm mắt đến ngày mai.
Cho dù sống ở dưới một gầm trời khác, bạn vẫn là bạn, không chắc bạn sống ở đó càng thêm rực rỡ hơn.
Khi bạn căm phẫn vì sinh ra không gặp thời, bạn nên chăng có thể làm sự so sánh ngang: trong những người cùng tuổi với bạn, trong những người cùng sống với bạn ở cùng chung một gầm trời, có nhiều người so với bạn xuất sắc hơn nhiều, hởi lòng hởi dạ nhiều hơn, đó là vì sao?
Không nên bị hiện thực mài mòn hết góc cạnh, không nên lún sâu vào thế tục, càng không phải đi a dua xiểm nịnh bất cứ người nào.
Thà bỏ ra một lần hành động để cải tạo hiện thực, còn hơn phát ra một vạn câu bực dọc với hiện thực.
Người giận thói đời có mặt đáng yêu, cũng có mặt đáng buồn.
Ða số họ bản tính ngay thẳng, dám nói thật, không bao giờ giả dối, mang cảm giác chính nghĩa mãnh liệt, căm ghét sự đời hiện thực không bình đẳng, chán ghét những tập tục cũ hủ bại lạc hậu. Hơn nữa đa số người có cá tính đột xuất rõ ràng, đầu óc mọc trên cổ của mình, có chủ trương và kiến giải độc đáo của mình quyết không ẩn dật, tiến thoái lẻ loi – đây cũng chính là một trong những đối tượng mà họ căm ghét.
Nguyễn Tịch và Kê Khang thời Ngụy Tấn là hai nhân vật điển hình giận thói đời, phủ định lễ pháp. Họ không chỉ là người phi Thang Vũ còn nhẹ Chu Lễ, khinh thường lễ tục, mà còn chỉ thẳng ra những hủ bại và hoang dâm của tập đoàn thống trị họ Tư Mã đương thời, đã phẫn nộ kêu lên: ?Ðại để không có vua mà hầu như mọi vật đều ổn định, không có quan mà vạn sự đều sắp đặt đâu vào đấy… Có vua ở đó mà bạo ngược vẫn thịnh hành, có quan mà giặc dã vẫn phát sinh”. Ðồng thời đã lên án bọn vua chúa “Chỉ cậy vào tôn nghiêm và ỷ thế, không bạn không thầy, chia cắt và làm chúa tể thiên hạ để phụng sự cho việc riêng của mình… Kiêu căng diễu võ giương oai, hống hách ngang ngược, họa chất thành núi, hình phạt vốn để trừng trị kẻ bạo ngược, nay lại dùng để uy hiếp người hiền. Xưa là vì thiên hạ, nhưng nay chỉ vì bản thân mình…? Bản tính cương trực đó làm cho người ta kính phục.
ở mỗi thời đại khác nhau đều có những người có chí có nhân như thế. Họ đều đã từng sản sinh ảnh hưởng nhất định đối với việc kêu gọi và thức tỉnh dân chúng vạch trần bọn thống trị. Họ luôn tồn tại đối lập với tất cả những cảnh thái bình giả dối, do đó đã trở thành cái đinh trong mắt, cái kim châm trong da thịt của bọn thống trị các thời đại, đa số họ không được đối xử công bằng, thường thường bị bọn thống trị bức hại.
Trong thời đại vĩ đại ngày nay của chúng ta, người giận thói đời vẫn có giá trị tồn tại của nó. Ðối với tất cả các trào lưu bất chính, đối với tất cả mọi thứ ngôn luận và hành vi không lợi cho nền văn minh và tiến bộ, và các phong tục tập quán lạc hậu ngu xuẩn họ dám căm ghét, dám nói quyết không tha thứ và chung chạ. Nhân cách của tinh thần cứng đầu cứng cổ, không giả dối này, mãi mãi được mọi người khâm phục. Một quốc gia, một dân tộc, nếu như thiếu đi hàng loạt những người cứng rắn như thế, thì đó sẽ là một vũng nước tù đáng thương.
Nếu như bạn có phẩm cách đáng quý này, thì nên tiếp tục phát triển. Không nên bị hiện thực mài mòn hết mọi góc cạnh, không nên lún sâu vào thế tục, càng không phải đi a dua xiểm nịnh bất cứ người nào. Nếu như bạn có ý chí sắt đá ngay thẳng bất cứ con đường không chính đáng nào, bất cứ trào lưu bất chính nào, cuối cùng sẽ chẳng làm gì được bạn.
Song, người ghét thói đời cũng đa số tồn tại khiếm khuyết chết người. Nói chung, họ chỉ dừng lại ở chỗ bực tức và bàn suông, hành động thực tế tương đối ít. Họ có thể nói một lý lẽ đến mức đâu ra đấy, ba hoa thiên địa, đối với một thói hư tật xấu chỉ ra một cách ngắn gọn mà trúng đích, đem một tập tục cũ từ nguyên nhân đến phát triển đến nguy hại hiện thực mổ xẻ phân tích rõ ràng rành mạch. Nhưng họ đa số đều là những người đứng cách bờ nhìn đám cháy, không muốn dấn thân để tham gia thực tiễn vĩ đại cải cách hiện thực, lao mình vào dòng lũ cải cách. Trước hiện thực mà họ vạch ra và phê phán, thường thường không biết làm cách nào, mà toàn thấy căm tức đầy bụng mà thôi. Có người phát triển đến trình độ ngông cuồng kiêu ngạo, bé người to con mắt, không còn biết trời cao đất dầy là gì. Chỗ này nhìn không quen, chỗ kia nhìn không quen, chỉ độc có mình là trông được. Mà lại không biết thế giới này không có anh ta quả đất vẫn quay đều.
Có một số người giận thói đời, thậm chí có thể không nhìn thấy và giả vờ làm ngơ đối với đại trào lưu cải cách đang cuồn cuộn trào dâng, lại suốt ngày ở đó than vãn sinh ra không gặp thời, có tài mà không gặp vận. Nhưng người ta lại rất ít nhìn nhận ra họ thật sự có được bao nhiêu tài năng và bản lĩnh. Ðạo Thiền cửa miệng của họ thường là “Lòng người ngày nay không thực thà như người xưa, phong tục ngày nay ngày một đi xuống”. Lại không biết cổ phong mà họ ôm ấp có thể đã bị vứt vào đống rác của lịch sử từ lâu.
Lại có một số người ghét thói đời khác nào đó, vì lòng cao hơn cả trời, ?mệnh? (kỳ thực là tài năng) còn mỏng hơn cả giấy, trước hiện thực lớn mạnh sau khi từng va chạm vài lần, trượt ngã vài lần liền ngã lòng nản chí, gục hẳn không dậy nổi, sa vào hành động ngạo đời, đứng vào hàng những kẻ cười cợt nghịch ngợm. Nhuệ khí năm xưa không còn hình bóng. Giống như Nguyễn Tịch năm xưa ghét điều ác như kẻ thù, nhìn lễ nghi phong tục bằng nửa con mắt, về sau lại vì miễn họa toàn thân, miệng bất kể lỗi của người, giả vờ điên uống rượu li bì. Lúc này, người giận thói đời lại biến chất đến nỗi không có bất cứ giá trị nào đáng nói nữa.
Nếu như bạn đã từng là người ghét thói đời như thế, phải chăng nên hãy suy nghĩ lại xem, tâm trạng của bạn có lành mạnh không, việc lý giải của bạn có sai không, giá trị hành vi của bạn ở chỗ nào.
Cố nhiên chúng ta nên không ngừng phê phán hiện thực, nhưng chúng ta càng nên không ngừng cải tạo hiện thực. Bất mãn và phê phán đối với hiện thực không thể kích dậy được quyết tâm biến cách hiện thực, trở thành sức mạnh thúc đẩy to lớn của chúng ta cải tạo hiện thực, làm cho chúng ta đưa ra hành động thực tế cải cách hiện thực, thế thì bất mãn và phê bình của bạn nhiều hơn, bực tức của bạn nhiều hơn, lại có ý nghĩa thực tế gì nữa? Không hành động, cho dù chửi mắng đến một vạn lần “Lòng người ngày nay không thực thà như xưa, phong tục ngày nay ngày một đi xuống”, đối với việc cải tạo lòng người phong tục thời nay lại có ý nghĩa gì?
Thà bỏ ra một lần hành động để cải tạo hiện thực, còn hơn phát ra một vạn câu bực dọc với hiện thực.
Thử nghĩ lại xem, nếu như mọi người đều chỉ dừng lại ở nỗi bực dọc và nói suông đối với hiện thực, mà lại không muốn bỏ ra sức lao động gian khổ, đó sẽ là một thế giới ra sao?
Cố nhiên chúng ta không thể học một số nhà văn nào đó để tạo cảnh thái bình giả tạo, để thổi phồng, để nói bốc lên, để luôn luôn nói tình hình so với bất cứ lúc nào đều tốt. Nhưng chúng ta cần phải thật sự lý giải hiện thực. Hiện thực và lý tưởng luôn luôn tồn tại một khoảng cách lớn, không thể tất thảy như ý của con người. Có như thế, chúng ta sống mới có ý nghĩa. Cải biến hiện thực là một quá trình gian khó không bao giờ hết, công nghiệp hóa không thể thổi một chầu là có được. Tâm tình cấp thiết cải biến hiện thực tuy có thể lý giải, nhưng là ?dục tốc bất đạt?. Bạn không thể nhảy qua quá trình mà đi thẳng tới giành kết quả. Bực dọc càng nhiều cũng là vô ích, hiện đại hóa không phải là mấy câu bực dọc là có thể phát ra được.
Lời than thở của cái gọi là sinh ra không gặp thời của bạn lại có giá trị bao nhiêu? Ngoài việc tìm ra cho thất bại của mình một lý do có thể là ai cũng phải có, không còn có gì khác nữa. Dẫu rằng như bạn nói, đó cũng là một sự thật đã thành, không có cách chọn lựa nào khác, than vãn và bực tức cũng không thể mảy may giúp bạn thoát khỏi thời gian này mà đi đến sống ở trong một loại thời gian khác.
Ngày hôm qua của bạn đã đi qua, chỉ có nắm chắc hôm nay, mới có thể phóng tầm mắt đến ngày mai.
Cho dù sống ở dưới một gầm trời khác, bạn vẫn là bạn, không chắc bạn sống ở đó càng thêm rực rỡ hơn.
Khi bạn căm phẫn vì sinh ra không gặp thời, bạn nên chăng có thể làm sự so sánh ngang: trong những người cùng tuổi với bạn, trong những người cùng sống với bạn ở cùng chung một gầm trời, có nhiều người so với bạn xuất sắc hơn nhiều, hởi lòng hởi dạ nhiều hơn, đó là vì sao?