-
Phàm những lời phê bình chỉ trích bạn đều có giá trị chân chính đối với cuộc đời của bạn. Bạn không thể bỏ qua nó, cũng không thể vứt bỏ nó.
-
Sự trưởng thành sinh mệnh của bạn, sự chín chắn cá tính của bạn không thể tránh quá trình tiếp nhận phê bình chỉ trích mà đời người không thể vượt qua này.
Ðến với thế giới này, thể xác và tinh thần của chúng ta đều bắt đầu trưởng thành từ không hoàn hảo đạt đến hoàn hảo.
Cuộc đời của chúng ta đều là từ không hiểu biết đến có hiểu biết, từ hiểu biết quá ít đến hiểu biết tương đối nhiều. Sau khi có hiểu biết thì có đạo đức, từ đạo đức nhỏ đến có đạo đức lớn, từ đức hạnh giản đơn ấu trĩ đến thành thục và cao thượng. Sau khi có đức hạnh thì có ranh giới của cuộc đời, từ thô tục đến thanh cao. Nhân cách, lý tưởng, tinh thần, tình cảm v.v… của chúng ta, tất cả phàm có liên quan đến sự sinh tồn làm người của chúng ta đều là một quá trình tuần tự tiệm tiến, thực hiện dần từng bước.
Sinh mệnh là một quá trình. Chúng ta không thể vượt qua quá trình chạy thẳng đến kết quả.
Chúng ta rốt cuộc trở thành một người ra sao, trước tiên quyết định bởi việc tự rèn luyện của chúng ta trong quá trình này; thứ hai là quyết định bởi ảnh hưởng của các yếu tố thật giả, thiện ác và tốt xấu của bên ngoài trong quá trình này đối với chúng ta.
Mặc dù có thể chia ra hai lớp trong và ngoài như thế, nhưng thật ra xét đến cùng vẫn là ở bản thân chúng ta. Ðối với các yếu tố thật giả, thiện ác, tốt xấu của bên ngoài phân biệt ra sao, đối xử như thế nào, cuối cùng do chính chúng ta quyết định.
Trong đó, đối xử với việc phê bình chỉ trích của người khác ra sao, cũng lại là một vấn đề phân biệt và đối xử với các yếu tố thật giả, thiện ác và tốt xấu của bên ngoài ra sao.
Người bình thường chúng ta đều thường thích nghe lời tốt đẹp, nghe lời biểu dương, nghe lời nịnh, nghe lời tôn trọng, nghe lời tâng bốc, nghe lời đề cao. Nghe những lời này, bất kể là nghe được trước mặt hay là nghe được ở sau lưng, bất kể những lời này là thật hay giả, bất kể người nói những lời này là thành tâm thành ý hay là giả ơn giả nghĩa hoặc ác ý, đều thích nghe. Cũng bất kể anh ta là người phát ra trực tiếp hay người truyền lại những lời này, bạn đều thích anh ta, luôn cảm thấy thuận tai, trong lòng nhẹ nhõm, ngọt ngào.
Ngược lại, người thường luôn không thích nghe những lời phê bình chỉ trích, ghét nghe những lời làm cho mình không vừa lòng, ghét nghe những lời chỉ ra những sai lầm thiếu sót của mình. Bất kể những lời này là nghe được trước mặt hay là nghe được ở sau lưng, bất kể những lời này là thật hay giả, bất kể những người nói những lời này là thành tâm thành ý hay là chủ ý hãm hại, đều ghét bỏ, đều không muốn nghe thấy. Nếu anh ta là người trực tiếp nói ra những lời này, bạn có thể ghét anh ta, hận anh ta, thậm chí có thể căm ghét anh ta một đời. Nếu như anh ta là người truyền lại những lời này, bạn cũng có thể ghét anh ta, hận anh ta, cho rằng anh ta là người tán thành những lời này. Nghe đến những lời này luôn cảm thấy trái tai, trong lòng không vui và buồn phiền.
Lại không biết đây chính là một sai lầm người thường phạm phải, là một loại tâm lý yếu đuối hoặc không có sáng suốt tự biết mình hoặc là một sai lầm do theo đuổi hư vinh dẫn đến.
Nhược điểm của tính người quá nhiều. Sai lầm đời người thường mắc phải cũng không ít.
Bạn tưởng là hễ cứ là những lời nói tốt đẹp về bạn đều có thể có tác dụng tuyên dương và mở rộng ảnh hưởng tốt đẹp của bạn. Trên thực tế, kẻ ác không nói điều thiện, người thiện không nói điều ác. Bạn đừng nên quá tin tưởng giá trị của những lời nói đó, cũng đừng nên tưởng là hễ người nói điều tốt cho bạn đều là người thích bạn, tin tưởng bạn, sùng bái bạn. Những người lõi đời, cũng có khối người.
Tuân Tử nói: “Người a dua nịnh hót tôi, là kẻ thù có ý định muốn
hại tôi”.
Trương Hiếu Tường, người đời Tống trong sách ?Thủ hữu minh? có nói: Người thuận theo lời tôi nói là người hại tôi. Người dùng cách làm không chính đáng để lấy cảm tình thì quỷ thần dưới âm ty cũng sẽ trừng phạt anh ta.
Còn đối với tất cả những lời phê bình chỉ trích bạn chỉ cần anh ta không phải có hàm ý hãm hại, khinh miệt ác độc, bạn có thể trước hết nên thâu tóm tất cả. Bạn không phải so đo tính toán những lời phê bình chỉ trích này có phiến diện hay không, có chuẩn xác không, cũng không cần so đo tính toán người phê bình chỉ trích bạn dùng phương thức gì: trực tiếp hay gián tiếp, cứng rắn hay mềm dẻo, cá biệt hay đại chúng; cũng không cần phải so đo tính toán anh ta là bậc cha anh, phải vai cùng lứa hay bọn đàn em đàn cháu, tuổi tác so với bạn nhiều hơn hay ít hơn, bạn đều không phải để ý đến.
Bạn chỉ cần giữ một điều: phàm những lời phê bình chỉ trích bạn đều có giá trị chân chính đối với cuộc đời của bạn. Bạn không thể bỏ qua nó, cũng không thể vứt bỏ nó.
Nếu như bạn còn đang trẻ, những lời phê bình chỉ trích bạn càng có giá trị quan trọng hơn. Sự trưởng thành sinh mệnh của bạn, sự chín chắn cá tính của bạn, không thể tránh quá trình tiếp nhận phê bình chỉ trích mà đời người không thể vượt qua này.
Bạn chỉ có không ngừng tiếp nhận sự phê bình chỉ trích của người khác, mới có thể làm cho mình sáng mắt, không bị bưng bít.
Bạn đừng nên để ý đến những lời ấy, nghe không xuôi tai, nhận thì ngượng nghịu. Mọi người đều biết: trung ngôn nghịch nhĩ lợi ư hành (lời nói thẳng nghe không xuôi tai, nhưng có lợi cho công việc) và thuốc đắng dã tật.
?Tuân Tử. Tu Thân? nói: Phàm là người phê bình sai sót của tôi một cách thích hợp, đều là bậc thầy của tôi”.
Phục tùng điều hay lẽ phải, vui vẻ tiếp nhận sự phê bình vừa là đạo đức cao thượng rộng rãi thoáng đãng, dũng cảm sửa chữa sai lầm của chúng ta, cũng là trí tuệ đối nhân xử thế của chúng ta.
Người thiếu trí tuệ thì không nghe khuyên can che giấu khuyết điểm, giấu lỗi sợ phê bình. Như vậy ai còn muốn phê bình chỉ trích anh ta nữa? Ai còn quan tâm đến sai sót của anh ta nữa? Chặn đứng đường phê bình, xem ra như bưng bít người khác nhưng kỳ thực là bưng bít mình. Vị hôn quân nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc – Chu Lệ Vương sai Vệ Vu theo dõi những người phê bình chỉ trích ông ta, bắt được thì chặt đầu. Người trong nước không dám nói điều gì, chỉ đành quắc mắt nhìn nhau. Ông ta tự cho là đắc ý, tưởng là đã quét sạch mọi lời ta thán của người mà không biết là như bịt dòng nước, một khi bị vỡ thì người chết càng nhiều. Bưng bít dư luận của người ta, thời gian càng lâu thì tai nạn hủy diệt sẽ có thể ập tới. Về sau, người trong nước nổi lên chống lại bắt Chu Lệ Vương đầy đến đất Trệ (1) để cho ông ta chết ở đó.
Trong lịch sử, thường những bậc quân vương dũng cảm nhận sự can gián, có thể lắng nghe ý kiến phê bình của kẻ bày tôi, phần nhiều chính trị tương đối trong sáng, mà chính tích hiển hách. Lý Thế Dân là một trong những người ấy. Ông đã từng khuyến khích bày tôi hấp thu những bài học diệt vong của các triều đại trước, trực tiếp can gián đối với ông, ông nói:
?Người ta muốn tự nhìn thấy hình dáng của mình, cần phải nhờ gương sáng, vua muốn biết sai sót của mình cần phải trông mong ở những kẻ trung thần. Nếu như ông vua ấy từ chối việc can gián của bày tôi hiền, thì bầy tôi sẽ a dua thuận theo ý chỉ, vua đành mất nước. còn bày tôi há có thể bảo toàn! Ví như bọn Ngu Thế Cơ xiểm nịnh Dạng đế để bảo toàn phú quý, Dạng đế đã bị giết, bọn Thế Cơ cũng bị chém. Các khanh nên lấy đó làm răn, việc có được mất, chớ nên tiếc nói hết lời?.
Do Lý Thế Dân dũng cảm nhận can gián, nên trong cả một khoảng thời gian rất dài có thể giữ được đầu óc tỉnh táo, trong thời gian tại ngôi đã giành được thành công trị vì đất nước rất lớn.
Mỗi chúng ta nếu hoan nghênh sự phê bình của người khác thì người khác vui lòng hướng dẫn bạn, chỉ ra chỗ đúng sai cho bạn, chỉ có lợi nhiều mà không có chút hại gì đối với bạn.
Nếu bạn còn đang trẻ, hãy dũng cảm tiếp nhận phê bình chỉ trích, có thể bù đắp lại những khiếm khuyết của bạn như: tiếp xúc với đời còn nông cạn, kinh nghiệm không đủ, thích xốc nổi bộp chộp, ít suy nghĩ sâu xa.
Nếu bạn đã đến tuổi trung niên, dũng cảm nhận sự phê bình, chỉ trích có thể tưới thêm vào một giọt nước mát trong lành vào thời bạn đang được gió xuân đắc ý, thời cực thịnh của ngọn lửa đang vượng. Nếu như bạn quá nóng hãy để cho bạn lạnh bớt đi một chút; nếu bạn quá lạnh hãy để cho bạn nóng lên một chút.
Nếu bạn tuổi đã xế thu, vẫn có thể dùng cảm tiếp nhận phê bình, để làm cho bạn giảm bớt một số nhược điểm tự cho mình là đúng, tiếp xúc nhiều không khí mới mẻ trong lành, từ đó mà có thể làm trẻ hơn được một chút.
Phàm những lời phê bình chỉ trích bạn đều có giá trị chân chính đối với cuộc đời của bạn. Bạn không thể bỏ qua nó, cũng không thể vứt bỏ nó.
Sự trưởng thành sinh mệnh của bạn, sự chín chắn cá tính của bạn không thể tránh quá trình tiếp nhận phê bình chỉ trích mà đời người không thể vượt qua này.
Ðến với thế giới này, thể xác và tinh thần của chúng ta đều bắt đầu trưởng thành từ không hoàn hảo đạt đến hoàn hảo.
Cuộc đời của chúng ta đều là từ không hiểu biết đến có hiểu biết, từ hiểu biết quá ít đến hiểu biết tương đối nhiều. Sau khi có hiểu biết thì có đạo đức, từ đạo đức nhỏ đến có đạo đức lớn, từ đức hạnh giản đơn ấu trĩ đến thành thục và cao thượng. Sau khi có đức hạnh thì có ranh giới của cuộc đời, từ thô tục đến thanh cao. Nhân cách, lý tưởng, tinh thần, tình cảm v.v… của chúng ta, tất cả phàm có liên quan đến sự sinh tồn làm người của chúng ta đều là một quá trình tuần tự tiệm tiến, thực hiện dần từng bước.
Sinh mệnh là một quá trình. Chúng ta không thể vượt qua quá trình chạy thẳng đến kết quả.
Chúng ta rốt cuộc trở thành một người ra sao, trước tiên quyết định bởi việc tự rèn luyện của chúng ta trong quá trình này; thứ hai là quyết định bởi ảnh hưởng của các yếu tố thật giả, thiện ác và tốt xấu của bên ngoài trong quá trình này đối với chúng ta.
Mặc dù có thể chia ra hai lớp trong và ngoài như thế, nhưng thật ra xét đến cùng vẫn là ở bản thân chúng ta. Ðối với các yếu tố thật giả, thiện ác, tốt xấu của bên ngoài phân biệt ra sao, đối xử như thế nào, cuối cùng do chính chúng ta quyết định.
Trong đó, đối xử với việc phê bình chỉ trích của người khác ra sao, cũng lại là một vấn đề phân biệt và đối xử với các yếu tố thật giả, thiện ác và tốt xấu của bên ngoài ra sao.
Người bình thường chúng ta đều thường thích nghe lời tốt đẹp, nghe lời biểu dương, nghe lời nịnh, nghe lời tôn trọng, nghe lời tâng bốc, nghe lời đề cao. Nghe những lời này, bất kể là nghe được trước mặt hay là nghe được ở sau lưng, bất kể những lời này là thật hay giả, bất kể người nói những lời này là thành tâm thành ý hay là giả ơn giả nghĩa hoặc ác ý, đều thích nghe. Cũng bất kể anh ta là người phát ra trực tiếp hay người truyền lại những lời này, bạn đều thích anh ta, luôn cảm thấy thuận tai, trong lòng nhẹ nhõm, ngọt ngào.
Ngược lại, người thường luôn không thích nghe những lời phê bình chỉ trích, ghét nghe những lời làm cho mình không vừa lòng, ghét nghe những lời chỉ ra những sai lầm thiếu sót của mình. Bất kể những lời này là nghe được trước mặt hay là nghe được ở sau lưng, bất kể những lời này là thật hay giả, bất kể những người nói những lời này là thành tâm thành ý hay là chủ ý hãm hại, đều ghét bỏ, đều không muốn nghe thấy. Nếu anh ta là người trực tiếp nói ra những lời này, bạn có thể ghét anh ta, hận anh ta, thậm chí có thể căm ghét anh ta một đời. Nếu như anh ta là người truyền lại những lời này, bạn cũng có thể ghét anh ta, hận anh ta, cho rằng anh ta là người tán thành những lời này. Nghe đến những lời này luôn cảm thấy trái tai, trong lòng không vui và buồn phiền.
Lại không biết đây chính là một sai lầm người thường phạm phải, là một loại tâm lý yếu đuối hoặc không có sáng suốt tự biết mình hoặc là một sai lầm do theo đuổi hư vinh dẫn đến.
Nhược điểm của tính người quá nhiều. Sai lầm đời người thường mắc phải cũng không ít.
Bạn tưởng là hễ cứ là những lời nói tốt đẹp về bạn đều có thể có tác dụng tuyên dương và mở rộng ảnh hưởng tốt đẹp của bạn. Trên thực tế, kẻ ác không nói điều thiện, người thiện không nói điều ác. Bạn đừng nên quá tin tưởng giá trị của những lời nói đó, cũng đừng nên tưởng là hễ người nói điều tốt cho bạn đều là người thích bạn, tin tưởng bạn, sùng bái bạn. Những người lõi đời, cũng có khối người.
Tuân Tử nói: “Người a dua nịnh hót tôi, là kẻ thù có ý định muốn
hại tôi”.
Trương Hiếu Tường, người đời Tống trong sách ?Thủ hữu minh? có nói: Người thuận theo lời tôi nói là người hại tôi. Người dùng cách làm không chính đáng để lấy cảm tình thì quỷ thần dưới âm ty cũng sẽ trừng phạt anh ta.
Còn đối với tất cả những lời phê bình chỉ trích bạn chỉ cần anh ta không phải có hàm ý hãm hại, khinh miệt ác độc, bạn có thể trước hết nên thâu tóm tất cả. Bạn không phải so đo tính toán những lời phê bình chỉ trích này có phiến diện hay không, có chuẩn xác không, cũng không cần so đo tính toán người phê bình chỉ trích bạn dùng phương thức gì: trực tiếp hay gián tiếp, cứng rắn hay mềm dẻo, cá biệt hay đại chúng; cũng không cần phải so đo tính toán anh ta là bậc cha anh, phải vai cùng lứa hay bọn đàn em đàn cháu, tuổi tác so với bạn nhiều hơn hay ít hơn, bạn đều không phải để ý đến.
Bạn chỉ cần giữ một điều: phàm những lời phê bình chỉ trích bạn đều có giá trị chân chính đối với cuộc đời của bạn. Bạn không thể bỏ qua nó, cũng không thể vứt bỏ nó.
Nếu như bạn còn đang trẻ, những lời phê bình chỉ trích bạn càng có giá trị quan trọng hơn. Sự trưởng thành sinh mệnh của bạn, sự chín chắn cá tính của bạn, không thể tránh quá trình tiếp nhận phê bình chỉ trích mà đời người không thể vượt qua này.
Bạn chỉ có không ngừng tiếp nhận sự phê bình chỉ trích của người khác, mới có thể làm cho mình sáng mắt, không bị bưng bít.
Bạn đừng nên để ý đến những lời ấy, nghe không xuôi tai, nhận thì ngượng nghịu. Mọi người đều biết: trung ngôn nghịch nhĩ lợi ư hành (lời nói thẳng nghe không xuôi tai, nhưng có lợi cho công việc) và thuốc đắng dã tật.
?Tuân Tử. Tu Thân? nói: Phàm là người phê bình sai sót của tôi một cách thích hợp, đều là bậc thầy của tôi”.
Phục tùng điều hay lẽ phải, vui vẻ tiếp nhận sự phê bình vừa là đạo đức cao thượng rộng rãi thoáng đãng, dũng cảm sửa chữa sai lầm của chúng ta, cũng là trí tuệ đối nhân xử thế của chúng ta.
Người thiếu trí tuệ thì không nghe khuyên can che giấu khuyết điểm, giấu lỗi sợ phê bình. Như vậy ai còn muốn phê bình chỉ trích anh ta nữa? Ai còn quan tâm đến sai sót của anh ta nữa? Chặn đứng đường phê bình, xem ra như bưng bít người khác nhưng kỳ thực là bưng bít mình. Vị hôn quân nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc – Chu Lệ Vương sai Vệ Vu theo dõi những người phê bình chỉ trích ông ta, bắt được thì chặt đầu. Người trong nước không dám nói điều gì, chỉ đành quắc mắt nhìn nhau. Ông ta tự cho là đắc ý, tưởng là đã quét sạch mọi lời ta thán của người mà không biết là như bịt dòng nước, một khi bị vỡ thì người chết càng nhiều. Bưng bít dư luận của người ta, thời gian càng lâu thì tai nạn hủy diệt sẽ có thể ập tới. Về sau, người trong nước nổi lên chống lại bắt Chu Lệ Vương đầy đến đất Trệ (1) để cho ông ta chết ở đó.
Trong lịch sử, thường những bậc quân vương dũng cảm nhận sự can gián, có thể lắng nghe ý kiến phê bình của kẻ bày tôi, phần nhiều chính trị tương đối trong sáng, mà chính tích hiển hách. Lý Thế Dân là một trong những người ấy. Ông đã từng khuyến khích bày tôi hấp thu những bài học diệt vong của các triều đại trước, trực tiếp can gián đối với ông, ông nói:
?Người ta muốn tự nhìn thấy hình dáng của mình, cần phải nhờ gương sáng, vua muốn biết sai sót của mình cần phải trông mong ở những kẻ trung thần. Nếu như ông vua ấy từ chối việc can gián của bày tôi hiền, thì bầy tôi sẽ a dua thuận theo ý chỉ, vua đành mất nước. còn bày tôi há có thể bảo toàn! Ví như bọn Ngu Thế Cơ xiểm nịnh Dạng đế để bảo toàn phú quý, Dạng đế đã bị giết, bọn Thế Cơ cũng bị chém. Các khanh nên lấy đó làm răn, việc có được mất, chớ nên tiếc nói hết lời?.
Do Lý Thế Dân dũng cảm nhận can gián, nên trong cả một khoảng thời gian rất dài có thể giữ được đầu óc tỉnh táo, trong thời gian tại ngôi đã giành được thành công trị vì đất nước rất lớn.
Mỗi chúng ta nếu hoan nghênh sự phê bình của người khác thì người khác vui lòng hướng dẫn bạn, chỉ ra chỗ đúng sai cho bạn, chỉ có lợi nhiều mà không có chút hại gì đối với bạn.
Nếu bạn còn đang trẻ, hãy dũng cảm tiếp nhận phê bình chỉ trích, có thể bù đắp lại những khiếm khuyết của bạn như: tiếp xúc với đời còn nông cạn, kinh nghiệm không đủ, thích xốc nổi bộp chộp, ít suy nghĩ sâu xa.
Nếu bạn đã đến tuổi trung niên, dũng cảm nhận sự phê bình, chỉ trích có thể tưới thêm vào một giọt nước mát trong lành vào thời bạn đang được gió xuân đắc ý, thời cực thịnh của ngọn lửa đang vượng. Nếu như bạn quá nóng hãy để cho bạn lạnh bớt đi một chút; nếu bạn quá lạnh hãy để cho bạn nóng lên một chút.
Nếu bạn tuổi đã xế thu, vẫn có thể dùng cảm tiếp nhận phê bình, để làm cho bạn giảm bớt một số nhược điểm tự cho mình là đúng, tiếp xúc nhiều không khí mới mẻ trong lành, từ đó mà có thể làm trẻ hơn được một chút.