-
Việc đáng để bạn phải cảnh giác là những người “tán dương” bạn một cách ác độc.
-
Trên sông ngòi biển cả, những cái bềnh bồng nổi trên mặt đều là những rác rưởi và những đồ bỏ đi.
-
Thoát ra không nổi là một bi kịch lớn của đời người.
Trong những người khen ngợi bạn có thể có ba loại: người lương thiện, người giả dối và người ác độc, bạn phải dùng ba loại thái độ để phân biệt đối xử với họ.
Người lương thiện là người thật lòng vui sướng vì sự thành công của bạn, vì thành tựu của bạn, khâm phục bạn. Họ ca ngợi bạn là có ý cổ vũ bạn, ủng hộ giúp đỡ bạn giành được thành công lớn hơn. Nhưng những chỗ họ ca ngợi bạn không nhất định hoàn toàn đều là những chỗ bạn thật sự làm được xuất sắc, họ hoặc là muốn dùng phương thức ca ngợi, ngầm cổ vũ bạn nên làm như thế. Ðây là những tri âm, những người bạn hiếm có nhất của bạn. Có một số hiền thần trung thành thường dùng phương thức như thế để khuyên can bậc quân vương của họ.
Ngụy Văn Hầu thời Chiến quốc, có một hôm thết tiệc mới quần thần tụ họp để bình luận ông ta. Tiếng gọi là bình luận, nhưng trên thực tế là mời người đến để tâng bốc ông ta. Quần thần lần lượt thay nhau thổi phồng Ngụy Văn Hầu, còn khi đến lượt đại thần Nhậm Tọa phát biểu, Nhậm Tọa lại nói một cách thẳng thắn không kiêng dè: “Ngài là một ông Vua hư đốn. Ðược Trung Sơn quốc, lẽ ra phải đem nó phong cấp cho Ngụy Thành Tử, người có công đầu, Ngài lại đem nó phong cấp cho con trai của Ngài, cho nên nói Ngài hư đốn”. Ngụy Văn Hầu đột nhiên nghe được những lời trái tai này bắt đầu không được ung dung tự tại nữa, những thớ thịt trên khuôn mặt đều co giật không ngừng. Nhậm Tọa lo lắng, gặp tai họa bèn bỏ đi. Lúc này làm cho Tướng quốc Trác Hoàng phát sốt ruột. Trác Hoàng là một tướng quốc hiền đức nổi tiếng, cũng là một bạn tốt của Nhậm Tọa. Ông lo Nhậm Tọa có thể đã đi không bao giờ trở về triều nữa, mà lúc này ông lại không tiện can gián thẳng với Quốc vương. Thế là Trác Hoàng, người trung hiền lại cơ mưu đã dùng biện pháp lấy ca ngợi vua để can gián vua, khi đến lượt ông phát biểu, ông đã nói:
Không nghi ngờ gì nữa, Ðại vương ngài là một bậc Vua hiền. Ðiều đó chỉ cần từ một việc nhỏ vừa mới xẩy ra đây thôi đã có thể được chứng minh rõ ràng. Tôi nghe nói hễ là Vua hiền và anh minh, thì các đại thần của ông ta lời nói sẽ thẳng thắn. Lời nói của Nhậm Tọa vừa rồi thẳng thắn như thế, vì thế chúng tôi biết Ngài là bậc hiền minh?.
Văn Hầu nghe xong vô cùng vui sướng, hơn nữa trong lòng có chỗ tỉnh ngộ, lập tức hạ lệnh cho Trác Hoàng sẽ mời Nhậm Tọa trở lại. Văn Hầu đứng dậy và đi đến tận cửa để đón tiếp Nhậm Tọa, từ đó về sau luôn luôn xem ông ta là thượng khách.
“Ca ngợi” của Trác Hoàng đối với Văn Hầu, mặc dù không phải là sự thực, nhưng lại xuất phát từ ý tốt để khuyên can, mà thái độ của Văn Hầu đối với lời ?ca ngợi? của Trác Hoàng chính là thái độ mà chúng ta nên dùng khi nghe những lời khen ngợi loại này.
Chúng ta chỉ có đem những lời khen ngợi lương thiện làm sự thôi thúc để sửa lại lỗi lầm tiếp tục tiến lên mới không hiểu lầm ý gốc của người lương thiện.
Trong những người khen ngợi bạn, người giả dối, hàng lô những người nói với bạn vô số những lời tốt đẹp một cách không thật tình thật ý luôn tồn tại. Anh ta hoặc là một kẻ xun xoe nịnh nọt tầm thường, hoặc là một người có điều nhờ vả đến bạn. Hàng loạt bài ca ngợi mà anh ta hát đối với bạn, có thể anh ta từ lâu đã từng hát với nhiều người khác, đó chỉ là một loạt những lời khách sáo. Anh ta có thể còn nghiên cứu và từng cân nhắc bạn, tán dương những việc bạn thường thường lấy đó làm tự hào, hoặc những việc bạn đang mơ ước, cầu mong từ lâu.
Người giả dối có thể đem bạn ra thổi một thôi một hồi, đội cho bạn những chiếc mũ thật cao, đem việc bé bốc lên thành đại sự, thậm chí còn có thể phịa ra từ không đến có, bịa đặt ra một số cái tốt đẹp để gán cho bạn.
Ðối mặt với những người giả dối, điều cần nhất là bạn phải có cái sáng suốt tự biết mình, đừng tin vào những lời tâng bốc càn rỡ, ba hoa thiên địa, càng không thể say sưa với nó. Bạn phải làm được trong lòng đã biết trước, không thèm để ý đến họ nữa. Nếu như họ có hứng thú, có thời gian, cứ việc để cho họ tha hồ khua môi múa mép. Hiềm một nỗi là xin bạn chớ có để cho họ vì khen ngợi bạn, thổi phồng bạn mà đạt được một tí lợi lộc từ bạn.
Việc đáng để bạn phải cảnh giác là những người ?ca ngợi? bạn một cách ác độc. Vốn anh ta đối với bạn không mang ý tốt đẹp, đối với thành công của bạn mang tâm lý đố kỵ và thù hận, mà trong một mảng sóng âm ca ngợi bạn, anh ta lại không tiện chửi mắng thẳng đối với bạn. Do đó anh ta dùng biện pháp so với chửi mắng bạn càng ác độc hơn – anh ta hoặc cố ý phóng đại thổi phồng bạn quá mức, đem công lao của người khác nói thành công lao của bạn để kích động tinh thần của những người xung quanh bạn ghen tỵ bạn. Hoặc là có ý thức khêu ra những thiếu sót của bạn để ?tán thưởng? thêm, ví dụ nói đem việc mọc mụn trên mũi bạn ?tán dương? là đẹp, để gây ra chế giễu và châm chọc của người khác đối với bạn. Anh ta có thể đem khuyết điểm của bạn nói thành ưu điểm, đem cái sơ suất của bạn nói thành hoàn hảo, cố ý làm cho bạn phân biệt không rõ hay dở tốt xấu, để bạn tự mê say.
Ðối mặt với loại người này, đối mặt với loại ?tán dương? này, ngoại trừ bạn phải tỉnh táo tự biết mình ra, bạn có thể mạnh dạn xé toạc hư vinh, không e dè chủ động nói những thiếu sót của mình và mọi thất bại đã từng gặp với mọi người. Trước vinh dự, cố gắng có thể đạm bạc vượt ra khỏi một chút, khỏi cần phải cân đo đong đếm một cách cố chấp như thế.
Khi những bó hoa tươi dâng tặng cho bạn, bạn phải cẩn thận những nhánh hoa có gai trong đó sẽ cào xước tay bạn.
Khi các loại tâng bốc đến buồn nôn đến với bạn, bạn phải coi chừng bị tung đến chết. Bạn có thể vì thế mà bắt đầu lâng lâng. Bạn biết rằng, trên sông ngòi biển cả những thứ bềnh bồng nổi trên mặt đều là những rác rưởi và những đồ bỏ đi.
Khi sự nghiệp của bạn giành được thành tựu nhất định, gây được sự chú ý của mọi người, các nhà báo và các nhân viên thông tin đại chúng sẽ theo chân dò tìm bạn, nếu như bạn không muốn để cho sự nghiệp của mình bị chôn vùi quá sớm, cũng không vội vàng xem mình là món hàng hóa đem bán hạ giá cho xã hội, thì tốt nhất nên lẩn tránh các cuộc đuổi theo vết chân, cố gắng giảm bớt xuất đầu lộ diện, đại để là sáng suốt nhất. Chỉ có như thế bạn mới có thời gian và tinh lực để tiếp tục sự nghiệp của bạn. Bằng không, vinh dự của bạn sẽ có thể trở nên hư vinh, trở nên hư vô.
Bạn nên học cách thoát khỏi hư vinh. Ông Chu Quang Tiềm đã từng nói: “Thoát ra không nổi là một bi kịch lớn của đời người”. Con người, một đời cần phải thoát ra khỏi rất nhiều, rất nhiều thứ, hư vinh sẽ là một trong những thứ đó.
Trên thực tế, thanh danh và vinh dự chân chính nhất quyết không thể vì bớt đi một vài lần xuất đầu lộ diện, ít đi một vài lần tiếp xúc với nhà báo mà có thể có một chút tổn hại.
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty ô tô Kraixlơ là Li Laikca được dân chúng Mỹ xem là anh hùng dân tộc của thời đại mới, trong thời gian từ 1984 đến 1985, thanh danh và vinh dự của ông đã lan rộng trong cả nước và các tầng lớp của xã hội, vô số những người sùng bái đã ùa đến với ông hoặc gửi đến những cánh thư hoặc mời diễn thuyết. Năm 1984 chỉ tính việc mời diễn thuyết chính thức đã có tới hơn 3000 lần, còn chỉ trong hai tháng đầu năm 1985 đã có tới 1270 tổ chức khác nhau mời ông đến diễn thuyết. Laikca có thể ứng phó với việc xuất đầu lộ diện không dứt như thế được không? Ông biết rõ ràng nhất, mình quyết không thể bị chìm ngập trong vinh dự như thế. Trên thực tế ông vẫn như xưa, để toàn bộ tinh lực và thời gian dùng vào sự nghiệp ô tô của mình, chỉ tiếp nhận mấy lần diễn thuyết, số lượng cực kỳ ít. Mà thanh danh và vinh dự của ông và “cơn sốt Laikca” thật ra không vì vậy mà tổn thất nửa phân.
Việc đáng để bạn phải cảnh giác là những người “tán dương” bạn một cách ác độc.
Trên sông ngòi biển cả, những cái bềnh bồng nổi trên mặt đều là những rác rưởi và những đồ bỏ đi.
Thoát ra không nổi là một bi kịch lớn của đời người.
Trong những người khen ngợi bạn có thể có ba loại: người lương thiện, người giả dối và người ác độc, bạn phải dùng ba loại thái độ để phân biệt đối xử với họ.
Người lương thiện là người thật lòng vui sướng vì sự thành công của bạn, vì thành tựu của bạn, khâm phục bạn. Họ ca ngợi bạn là có ý cổ vũ bạn, ủng hộ giúp đỡ bạn giành được thành công lớn hơn. Nhưng những chỗ họ ca ngợi bạn không nhất định hoàn toàn đều là những chỗ bạn thật sự làm được xuất sắc, họ hoặc là muốn dùng phương thức ca ngợi, ngầm cổ vũ bạn nên làm như thế. Ðây là những tri âm, những người bạn hiếm có nhất của bạn. Có một số hiền thần trung thành thường dùng phương thức như thế để khuyên can bậc quân vương của họ.
Ngụy Văn Hầu thời Chiến quốc, có một hôm thết tiệc mới quần thần tụ họp để bình luận ông ta. Tiếng gọi là bình luận, nhưng trên thực tế là mời người đến để tâng bốc ông ta. Quần thần lần lượt thay nhau thổi phồng Ngụy Văn Hầu, còn khi đến lượt đại thần Nhậm Tọa phát biểu, Nhậm Tọa lại nói một cách thẳng thắn không kiêng dè: “Ngài là một ông Vua hư đốn. Ðược Trung Sơn quốc, lẽ ra phải đem nó phong cấp cho Ngụy Thành Tử, người có công đầu, Ngài lại đem nó phong cấp cho con trai của Ngài, cho nên nói Ngài hư đốn”. Ngụy Văn Hầu đột nhiên nghe được những lời trái tai này bắt đầu không được ung dung tự tại nữa, những thớ thịt trên khuôn mặt đều co giật không ngừng. Nhậm Tọa lo lắng, gặp tai họa bèn bỏ đi. Lúc này làm cho Tướng quốc Trác Hoàng phát sốt ruột. Trác Hoàng là một tướng quốc hiền đức nổi tiếng, cũng là một bạn tốt của Nhậm Tọa. Ông lo Nhậm Tọa có thể đã đi không bao giờ trở về triều nữa, mà lúc này ông lại không tiện can gián thẳng với Quốc vương. Thế là Trác Hoàng, người trung hiền lại cơ mưu đã dùng biện pháp lấy ca ngợi vua để can gián vua, khi đến lượt ông phát biểu, ông đã nói:
Không nghi ngờ gì nữa, Ðại vương ngài là một bậc Vua hiền. Ðiều đó chỉ cần từ một việc nhỏ vừa mới xẩy ra đây thôi đã có thể được chứng minh rõ ràng. Tôi nghe nói hễ là Vua hiền và anh minh, thì các đại thần của ông ta lời nói sẽ thẳng thắn. Lời nói của Nhậm Tọa vừa rồi thẳng thắn như thế, vì thế chúng tôi biết Ngài là bậc hiền minh?.
Văn Hầu nghe xong vô cùng vui sướng, hơn nữa trong lòng có chỗ tỉnh ngộ, lập tức hạ lệnh cho Trác Hoàng sẽ mời Nhậm Tọa trở lại. Văn Hầu đứng dậy và đi đến tận cửa để đón tiếp Nhậm Tọa, từ đó về sau luôn luôn xem ông ta là thượng khách.
“Ca ngợi” của Trác Hoàng đối với Văn Hầu, mặc dù không phải là sự thực, nhưng lại xuất phát từ ý tốt để khuyên can, mà thái độ của Văn Hầu đối với lời ?ca ngợi? của Trác Hoàng chính là thái độ mà chúng ta nên dùng khi nghe những lời khen ngợi loại này.
Chúng ta chỉ có đem những lời khen ngợi lương thiện làm sự thôi thúc để sửa lại lỗi lầm tiếp tục tiến lên mới không hiểu lầm ý gốc của người lương thiện.
Trong những người khen ngợi bạn, người giả dối, hàng lô những người nói với bạn vô số những lời tốt đẹp một cách không thật tình thật ý luôn tồn tại. Anh ta hoặc là một kẻ xun xoe nịnh nọt tầm thường, hoặc là một người có điều nhờ vả đến bạn. Hàng loạt bài ca ngợi mà anh ta hát đối với bạn, có thể anh ta từ lâu đã từng hát với nhiều người khác, đó chỉ là một loạt những lời khách sáo. Anh ta có thể còn nghiên cứu và từng cân nhắc bạn, tán dương những việc bạn thường thường lấy đó làm tự hào, hoặc những việc bạn đang mơ ước, cầu mong từ lâu.
Người giả dối có thể đem bạn ra thổi một thôi một hồi, đội cho bạn những chiếc mũ thật cao, đem việc bé bốc lên thành đại sự, thậm chí còn có thể phịa ra từ không đến có, bịa đặt ra một số cái tốt đẹp để gán cho bạn.
Ðối mặt với những người giả dối, điều cần nhất là bạn phải có cái sáng suốt tự biết mình, đừng tin vào những lời tâng bốc càn rỡ, ba hoa thiên địa, càng không thể say sưa với nó. Bạn phải làm được trong lòng đã biết trước, không thèm để ý đến họ nữa. Nếu như họ có hứng thú, có thời gian, cứ việc để cho họ tha hồ khua môi múa mép. Hiềm một nỗi là xin bạn chớ có để cho họ vì khen ngợi bạn, thổi phồng bạn mà đạt được một tí lợi lộc từ bạn.
Việc đáng để bạn phải cảnh giác là những người ?ca ngợi? bạn một cách ác độc. Vốn anh ta đối với bạn không mang ý tốt đẹp, đối với thành công của bạn mang tâm lý đố kỵ và thù hận, mà trong một mảng sóng âm ca ngợi bạn, anh ta lại không tiện chửi mắng thẳng đối với bạn. Do đó anh ta dùng biện pháp so với chửi mắng bạn càng ác độc hơn – anh ta hoặc cố ý phóng đại thổi phồng bạn quá mức, đem công lao của người khác nói thành công lao của bạn để kích động tinh thần của những người xung quanh bạn ghen tỵ bạn. Hoặc là có ý thức khêu ra những thiếu sót của bạn để ?tán thưởng? thêm, ví dụ nói đem việc mọc mụn trên mũi bạn ?tán dương? là đẹp, để gây ra chế giễu và châm chọc của người khác đối với bạn. Anh ta có thể đem khuyết điểm của bạn nói thành ưu điểm, đem cái sơ suất của bạn nói thành hoàn hảo, cố ý làm cho bạn phân biệt không rõ hay dở tốt xấu, để bạn tự mê say.
Ðối mặt với loại người này, đối mặt với loại ?tán dương? này, ngoại trừ bạn phải tỉnh táo tự biết mình ra, bạn có thể mạnh dạn xé toạc hư vinh, không e dè chủ động nói những thiếu sót của mình và mọi thất bại đã từng gặp với mọi người. Trước vinh dự, cố gắng có thể đạm bạc vượt ra khỏi một chút, khỏi cần phải cân đo đong đếm một cách cố chấp như thế.
Khi những bó hoa tươi dâng tặng cho bạn, bạn phải cẩn thận những nhánh hoa có gai trong đó sẽ cào xước tay bạn.
Khi các loại tâng bốc đến buồn nôn đến với bạn, bạn phải coi chừng bị tung đến chết. Bạn có thể vì thế mà bắt đầu lâng lâng. Bạn biết rằng, trên sông ngòi biển cả những thứ bềnh bồng nổi trên mặt đều là những rác rưởi và những đồ bỏ đi.
Khi sự nghiệp của bạn giành được thành tựu nhất định, gây được sự chú ý của mọi người, các nhà báo và các nhân viên thông tin đại chúng sẽ theo chân dò tìm bạn, nếu như bạn không muốn để cho sự nghiệp của mình bị chôn vùi quá sớm, cũng không vội vàng xem mình là món hàng hóa đem bán hạ giá cho xã hội, thì tốt nhất nên lẩn tránh các cuộc đuổi theo vết chân, cố gắng giảm bớt xuất đầu lộ diện, đại để là sáng suốt nhất. Chỉ có như thế bạn mới có thời gian và tinh lực để tiếp tục sự nghiệp của bạn. Bằng không, vinh dự của bạn sẽ có thể trở nên hư vinh, trở nên hư vô.
Bạn nên học cách thoát khỏi hư vinh. Ông Chu Quang Tiềm đã từng nói: “Thoát ra không nổi là một bi kịch lớn của đời người”. Con người, một đời cần phải thoát ra khỏi rất nhiều, rất nhiều thứ, hư vinh sẽ là một trong những thứ đó.
Trên thực tế, thanh danh và vinh dự chân chính nhất quyết không thể vì bớt đi một vài lần xuất đầu lộ diện, ít đi một vài lần tiếp xúc với nhà báo mà có thể có một chút tổn hại.
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty ô tô Kraixlơ là Li Laikca được dân chúng Mỹ xem là anh hùng dân tộc của thời đại mới, trong thời gian từ 1984 đến 1985, thanh danh và vinh dự của ông đã lan rộng trong cả nước và các tầng lớp của xã hội, vô số những người sùng bái đã ùa đến với ông hoặc gửi đến những cánh thư hoặc mời diễn thuyết. Năm 1984 chỉ tính việc mời diễn thuyết chính thức đã có tới hơn 3000 lần, còn chỉ trong hai tháng đầu năm 1985 đã có tới 1270 tổ chức khác nhau mời ông đến diễn thuyết. Laikca có thể ứng phó với việc xuất đầu lộ diện không dứt như thế được không? Ông biết rõ ràng nhất, mình quyết không thể bị chìm ngập trong vinh dự như thế. Trên thực tế ông vẫn như xưa, để toàn bộ tinh lực và thời gian dùng vào sự nghiệp ô tô của mình, chỉ tiếp nhận mấy lần diễn thuyết, số lượng cực kỳ ít. Mà thanh danh và vinh dự của ông và “cơn sốt Laikca” thật ra không vì vậy mà tổn thất nửa phân.