-
Phẫn nộ là biểu hiện bất lực, là ma quỷ của sinh lý.
-
Không thể để cho tính nết xấu, tình cảm xấu của mình thống trị mình.
Khi đối mặt với những việc trái ngược với ý nguyện của mình hoặc nghe được những lời nào đó trái tai, không thể dùng thái độ đúng để đối xử, không có khả năng dùng phương pháp thích hợp để xử lý khéo mà có biểu hiện đơn giản thô bạo nhất chính là phẫn nộ.
Cho nên nói phẫn nộ là biểu hiện bất lực. ít nhất có thể nói, thời điểm bạn đang phẫn nội, lúc đó bạn đối với việc làm bạn phẫn nộ là bất lực, cho dù ở thời điểm khác bạn biểu hiện ra tài năng xuất sắc cũng mặc. Không ai ở thời điểm phẫn nộ, có thể thành công, không có việc gì dựa vào phẫn nộ mà hoàn thành được.
Phẫn nộ là biểu hiện của sinh lý không hoàn hảo, là một phẩm chất ti tiện, người càng thô lỗ ngu muội càng dễ dàng sinh ra phẫn nộ. Khi phẫn nộ đến tột đỉnh, dễ dàng dẫn đến mất lý tính nhất, nói ra những lời vốn không nên nói, làm những việc vốn không nên làm. Những người sau khi xẩy ra việc hay xin lỗi phần nhiều là những người hay cáu, hay nổi trận lôi đình.
Tâm lý sâu xa của phẫn nộ là sợ hãi. Khí thế bề ngoài ào ào, nhe răng múa vuốt giống như dáng có thể nuốt chửng người khác, nhưng trong lòng anh ta lại đang lo sợ thân thể bị thương hoặc tài sản bị cướp mất, hoặc hạnh phúc bị cướp đoạt hoặc danh dự bị tổn thất. Tỏ ý sợ hãi đối với sự việc nào đó nên đề phòng một khi phát sinh sự việc này hoặc xuất hiện dấu hiệu thì dễ dàng gây ra phẫn nộ. Một người tràn ngập lòng tự tin, không có chút sợ hãi, trầm lặng bình tĩnh thì không dễ dàng sinh ra phẫn nộ, cho dù anh ta gặp những việc buồn phiền không thuận theo ý muốn, anh ta cũng có thể không lo không sợ, dứt khoát xử lý.
Có người gọi phẫn nộ là ma quỷ của sinh lý. Giáo sư E.C. Gates có nghiên cứu tỉ mỉ đối với tình cảm của con người đã dùng vô số lần thực nghiệm để chứng thực, hễ là tính tình phẫn nộ, độc ác, uể oải đều có thể sản sinh trong hệ thống thân thể con người chất hỗn hợp có tính vô cùng độc hại, đồng thời ảnh hưởng đến công năng bài tiết và phân tiết của thân thể. Giống như rắn độc dưới ảnh hưởng của phẫn nộ, sợ sệt phân tiết ra dịch độc. Các nhà y học nói, rắn độc có một cái túi, có thể tích trữ dịch độc, còn người thì không có, vì thế mà chất dịch có độc hại sản sinh do tình cảm không tốt như phẫn nộ v.v… sẽ phân bố vào trong tổ chức của toàn thân.
Một trận phẫn nộ kịch liệt có thể làm đảo lộn sự ngon miệng của người, cản trở tiêu hóa, làm cho người ta nhất thời thậm chí trong vài ngày ý thức không rõ ràng. Tiến sĩ Malton thậm chí còn chỉ ra rằng thể xác và tinh thần không thoải mái do phẫn nộ gây nên có thể lật đổ cả người và dùng phản ứng của nó mà làm đảo lộn lý trí và đức tính. Giống như là đem một khuôn mặt xinh đẹp biến thành xấu xí.
Phẫn nộ có thể trong một lúc hoàn toàn làm biến đổi tâm tình của một người. Sự phẫn nộ của người mẹ rõ ràng có thể gây độc hại cho đứa con đang còn bú. Phẫn nộ quá lớn có thể gây nên bệnh hoàng đởm, sinh ra nôn ọe.
Horace Fleicher nói: ?Phẫn nộ và lo lắng không những làm cho người ta kém chí khí và uể oải, mà đôi khi còn đưa người ta đến chỗ chết. Người do giận dữ kịch liệt dẫn đến trúng phong bị chết trong cuộc sống của chúng ta không phải là hiếm thấy?.
Correggio, danh họa quan trọng của thời kỳ văn hóa phục hưng Italia đã từng dày công sáng tác một bức vẽ, hiện nay bức vẽ này là một vật quý giá của phòng trưng bày Mỹ thuật Dresden nước Ðức, đương thời nhà danh họa này chỉ được trả công có 9 shilling, ông vì thế phẫn nộ mà chết.
Chixư, nhà thơ vĩ đại nhất của Anh thế kỷ 19, theo kể lại nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của ông là bị một trận phê bình gay gắt.
Phẫn nộ thật đáng sợ!
Chúng ta tuy không thể làm được việc ngăn chặn triệt để phẫn nộ như chủ trương của nhà triết học phái Stuoger, nhưng ít nhất nên tự giác kiềm chế tình cảm phẫn nộ, tuyệt đối không nên suốt ngày giận dữ. Bacon đã từng giới thiệu cho người ta một biện pháp kiềm chế phẫn nộ, là khi sắp sửa phát cáu gắt, lập tức nghĩ ngay đến những hậu quả xấu do nó gây ra – hãy ghi lại những hậu quả xấu đó. Việc này đương nhiên cần phải dùng đến sức mạnh của lý tính, tiến hành phán đoán và suy ngẫm có tính logic.
?Bất cứ một người nào có phẩm cách kiên cường quyết không cho phép để tính nết xấu và tình cảm xấu thống trị mình, chịu sự sắp đặt của nó, anh ta luôn có thể tìm thấy sức mạnh kiềm chế và biện pháp xoay chuyển tình cảm phẫn nộ.
Khi mọi việc không vừa lòng, đi khắp mọi nơi đều có khó khăn, khi mây đen phủ thành, bốn bề bị đe dọa, khi tai họa do người tạo nên đột nhiên rơi xuống đầu bạn chính là lúc kiểm nghiệm phẩm cách của bạn, khảo nghiệm năng lực và bản chất của bạn. Lúc này, bạn có thể kiềm chế phẫn nộ ở mức độ lớn, sẽ hiện rõ bạn cuối cùng là một người như thế nào. Bạn có thể không biến sắc sợ hãi, bình thản điềm nhiên đối xử với những cái không thuận, chứng minh bạn có khí phách vĩ đại, có phong độ kiệt xuất. Bạn buồn bực không yên, tức tối lồng lộn lên chứng tỏ bạn là kẻ bình thường bất lực.
Trong cuộc sống hàng ngày, bạn đương nhiên rất ít gặp những giờ phút cực đoan như thế. Trong cuộc sống từng giờ từng nơi xẩy ra rất nhiều sự việc, đối với một kẻ bình thường có thể tức giận nổi cơn tam bành lên, còn đối với một người có tu dưỡng tốt lại chỉ một cái mỉm cười là xong, hoặc một câu nói vui nhẹ nhàng rí rỏm đã đẩy nó đi xa rồi. Thái độ thuộc kiểu Milrabeau đáng để bạn bắt chước.
Khi Milrabeau một lần diễn thuyết ở Mác-xây ở phía dưới có mấy tên tâm địa không tốt cố ý gọi ông ta là “kẻ phỉ báng, kẻ nói dối, kẻ ám sát, kẻ du côn”, ông ta liền mỉm cười trả lời lại những người kia: “Tôi đang chờ đợi, thưa các ngài, tôi đang bình tĩnh chờ đợi những việc vui này xẩy ra”.
Mark Twain có một lần sau khi uống rượu, nói một câu hơi thô với một nhà báo: “Có một số nghị sĩ trong Quốc hội Mỹ được bọn gái điếm nuôi”. Ngay sau đó như đàn ong vỡ tổ, có một số người mượn cớ này để gây gổ, tuyên bố nếu Mark Twain không công khai đăng báo xin lỗi thì họ sẽ kiện lên Tòa án, tố cáo về tội vu khống. Ðối với việc này Mark Twain không những không phẫn nộ mà còn rất rí rỏm. Ðể tránh mọi phiền phức, ông bèn lập tức đăng một bản tuyên bố “công khai xin lỗi”:
“Hôm trước bỉ nhân (tôi) đang lúc uống rượu nói có một số nghị sĩ Mỹ được bọn gái điếm nuôi, có chỗ không thỏa đáng, mà không hợp với thực tế. Nay tuyên bố sửa lại lời đó là ?Có một số nghị sĩ trong Quốc hội Mỹ không phải do bọn gái điếm nuôi”.
Một câu tuyên bố tinh nhanh rí rỏm mà không bỏ lỡ đem cái rởm ra chế giễu, khiến cho người ta không còn tìm đâu ra tóc để túm nữa, làm cho đối thủ khóc dở mếu dở.
Phẫn nộ là biểu hiện bất lực, là ma quỷ của sinh lý.
Không thể để cho tính nết xấu, tình cảm xấu của mình thống trị mình.
Khi đối mặt với những việc trái ngược với ý nguyện của mình hoặc nghe được những lời nào đó trái tai, không thể dùng thái độ đúng để đối xử, không có khả năng dùng phương pháp thích hợp để xử lý khéo mà có biểu hiện đơn giản thô bạo nhất chính là phẫn nộ.
Cho nên nói phẫn nộ là biểu hiện bất lực. ít nhất có thể nói, thời điểm bạn đang phẫn nội, lúc đó bạn đối với việc làm bạn phẫn nộ là bất lực, cho dù ở thời điểm khác bạn biểu hiện ra tài năng xuất sắc cũng mặc. Không ai ở thời điểm phẫn nộ, có thể thành công, không có việc gì dựa vào phẫn nộ mà hoàn thành được.
Phẫn nộ là biểu hiện của sinh lý không hoàn hảo, là một phẩm chất ti tiện, người càng thô lỗ ngu muội càng dễ dàng sinh ra phẫn nộ. Khi phẫn nộ đến tột đỉnh, dễ dàng dẫn đến mất lý tính nhất, nói ra những lời vốn không nên nói, làm những việc vốn không nên làm. Những người sau khi xẩy ra việc hay xin lỗi phần nhiều là những người hay cáu, hay nổi trận lôi đình.
Tâm lý sâu xa của phẫn nộ là sợ hãi. Khí thế bề ngoài ào ào, nhe răng múa vuốt giống như dáng có thể nuốt chửng người khác, nhưng trong lòng anh ta lại đang lo sợ thân thể bị thương hoặc tài sản bị cướp mất, hoặc hạnh phúc bị cướp đoạt hoặc danh dự bị tổn thất. Tỏ ý sợ hãi đối với sự việc nào đó nên đề phòng một khi phát sinh sự việc này hoặc xuất hiện dấu hiệu thì dễ dàng gây ra phẫn nộ. Một người tràn ngập lòng tự tin, không có chút sợ hãi, trầm lặng bình tĩnh thì không dễ dàng sinh ra phẫn nộ, cho dù anh ta gặp những việc buồn phiền không thuận theo ý muốn, anh ta cũng có thể không lo không sợ, dứt khoát xử lý.
Có người gọi phẫn nộ là ma quỷ của sinh lý. Giáo sư E.C. Gates có nghiên cứu tỉ mỉ đối với tình cảm của con người đã dùng vô số lần thực nghiệm để chứng thực, hễ là tính tình phẫn nộ, độc ác, uể oải đều có thể sản sinh trong hệ thống thân thể con người chất hỗn hợp có tính vô cùng độc hại, đồng thời ảnh hưởng đến công năng bài tiết và phân tiết của thân thể. Giống như rắn độc dưới ảnh hưởng của phẫn nộ, sợ sệt phân tiết ra dịch độc. Các nhà y học nói, rắn độc có một cái túi, có thể tích trữ dịch độc, còn người thì không có, vì thế mà chất dịch có độc hại sản sinh do tình cảm không tốt như phẫn nộ v.v… sẽ phân bố vào trong tổ chức của toàn thân.
Một trận phẫn nộ kịch liệt có thể làm đảo lộn sự ngon miệng của người, cản trở tiêu hóa, làm cho người ta nhất thời thậm chí trong vài ngày ý thức không rõ ràng. Tiến sĩ Malton thậm chí còn chỉ ra rằng thể xác và tinh thần không thoải mái do phẫn nộ gây nên có thể lật đổ cả người và dùng phản ứng của nó mà làm đảo lộn lý trí và đức tính. Giống như là đem một khuôn mặt xinh đẹp biến thành xấu xí.
Phẫn nộ có thể trong một lúc hoàn toàn làm biến đổi tâm tình của một người. Sự phẫn nộ của người mẹ rõ ràng có thể gây độc hại cho đứa con đang còn bú. Phẫn nộ quá lớn có thể gây nên bệnh hoàng đởm, sinh ra nôn ọe.
Horace Fleicher nói: ?Phẫn nộ và lo lắng không những làm cho người ta kém chí khí và uể oải, mà đôi khi còn đưa người ta đến chỗ chết. Người do giận dữ kịch liệt dẫn đến trúng phong bị chết trong cuộc sống của chúng ta không phải là hiếm thấy?.
Correggio, danh họa quan trọng của thời kỳ văn hóa phục hưng Italia đã từng dày công sáng tác một bức vẽ, hiện nay bức vẽ này là một vật quý giá của phòng trưng bày Mỹ thuật Dresden nước Ðức, đương thời nhà danh họa này chỉ được trả công có 9 shilling, ông vì thế phẫn nộ mà chết.
Chixư, nhà thơ vĩ đại nhất của Anh thế kỷ 19, theo kể lại nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của ông là bị một trận phê bình gay gắt.
Phẫn nộ thật đáng sợ!
Chúng ta tuy không thể làm được việc ngăn chặn triệt để phẫn nộ như chủ trương của nhà triết học phái Stuoger, nhưng ít nhất nên tự giác kiềm chế tình cảm phẫn nộ, tuyệt đối không nên suốt ngày giận dữ. Bacon đã từng giới thiệu cho người ta một biện pháp kiềm chế phẫn nộ, là khi sắp sửa phát cáu gắt, lập tức nghĩ ngay đến những hậu quả xấu do nó gây ra – hãy ghi lại những hậu quả xấu đó. Việc này đương nhiên cần phải dùng đến sức mạnh của lý tính, tiến hành phán đoán và suy ngẫm có tính logic.
?Bất cứ một người nào có phẩm cách kiên cường quyết không cho phép để tính nết xấu và tình cảm xấu thống trị mình, chịu sự sắp đặt của nó, anh ta luôn có thể tìm thấy sức mạnh kiềm chế và biện pháp xoay chuyển tình cảm phẫn nộ.
Khi mọi việc không vừa lòng, đi khắp mọi nơi đều có khó khăn, khi mây đen phủ thành, bốn bề bị đe dọa, khi tai họa do người tạo nên đột nhiên rơi xuống đầu bạn chính là lúc kiểm nghiệm phẩm cách của bạn, khảo nghiệm năng lực và bản chất của bạn. Lúc này, bạn có thể kiềm chế phẫn nộ ở mức độ lớn, sẽ hiện rõ bạn cuối cùng là một người như thế nào. Bạn có thể không biến sắc sợ hãi, bình thản điềm nhiên đối xử với những cái không thuận, chứng minh bạn có khí phách vĩ đại, có phong độ kiệt xuất. Bạn buồn bực không yên, tức tối lồng lộn lên chứng tỏ bạn là kẻ bình thường bất lực.
Trong cuộc sống hàng ngày, bạn đương nhiên rất ít gặp những giờ phút cực đoan như thế. Trong cuộc sống từng giờ từng nơi xẩy ra rất nhiều sự việc, đối với một kẻ bình thường có thể tức giận nổi cơn tam bành lên, còn đối với một người có tu dưỡng tốt lại chỉ một cái mỉm cười là xong, hoặc một câu nói vui nhẹ nhàng rí rỏm đã đẩy nó đi xa rồi. Thái độ thuộc kiểu Milrabeau đáng để bạn bắt chước.
Khi Milrabeau một lần diễn thuyết ở Mác-xây ở phía dưới có mấy tên tâm địa không tốt cố ý gọi ông ta là “kẻ phỉ báng, kẻ nói dối, kẻ ám sát, kẻ du côn”, ông ta liền mỉm cười trả lời lại những người kia: “Tôi đang chờ đợi, thưa các ngài, tôi đang bình tĩnh chờ đợi những việc vui này xẩy ra”.
Mark Twain có một lần sau khi uống rượu, nói một câu hơi thô với một nhà báo: “Có một số nghị sĩ trong Quốc hội Mỹ được bọn gái điếm nuôi”. Ngay sau đó như đàn ong vỡ tổ, có một số người mượn cớ này để gây gổ, tuyên bố nếu Mark Twain không công khai đăng báo xin lỗi thì họ sẽ kiện lên Tòa án, tố cáo về tội vu khống. Ðối với việc này Mark Twain không những không phẫn nộ mà còn rất rí rỏm. Ðể tránh mọi phiền phức, ông bèn lập tức đăng một bản tuyên bố “công khai xin lỗi”:
“Hôm trước bỉ nhân (tôi) đang lúc uống rượu nói có một số nghị sĩ Mỹ được bọn gái điếm nuôi, có chỗ không thỏa đáng, mà không hợp với thực tế. Nay tuyên bố sửa lại lời đó là ?Có một số nghị sĩ trong Quốc hội Mỹ không phải do bọn gái điếm nuôi”.
Một câu tuyên bố tinh nhanh rí rỏm mà không bỏ lỡ đem cái rởm ra chế giễu, khiến cho người ta không còn tìm đâu ra tóc để túm nữa, làm cho đối thủ khóc dở mếu dở.