Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

99 Khoảnh Khắc Đời Người

Chương 24

Tác giả: Zhang Zi Wen

Người ta có thể thành người, xã hội có thể trở nên xã hội, chính là kết quả của sự cầu giúp lẫn nhau của mọi người.

Chỉ có dưới sự giúp đỡ của người khác mới có thể thực hiện được cái của mình.

Xây dựng lòng tin cầu mong người khác có ba điều…

“Vạn sự bất cầu nhân”

Một câu nói dối xảo trá. Cho rằng đem lời nói dối này làm lời tuyên ngôn có thể tăng thêm vẻ hào khí, làm cứng rắn tính ngông nghênh, mà không biết những người tinh đời đều rõ ràng câu nói này ngược lại là phát ra từ tâm lý lo sợ sâu thẳm. Lo sợ nhờ người không thành, lo sợ nhờ vả người khác sẽ mất thể diện, sợ nhờ vả người khác bị người ta coi khinh. Quá quan tâm đến mình mà dẫn đến lo sợ, không dám nhờ đến người khác, và lại vẫn không có cách gì làm được việc nhờ vả người khác.

Con người như vậy chỉ có thể trong hai cảnh khó giày vò mình.

“Vạn sự bất cầu nhân”, một câu nói ngu xuẩn không có cách gì để thực hiện. Phát ra từ tâm lý đóng cửa ngồi nhà hẹp hòi, không biết trời cao đất dầy, không biết những điều cơ bản đối xử của con người, không biết thế giới bên ngoài đẹp đẽ biết bao nhiêu. Chỉ nhìn thấy sự tồn tại tự thân như là một đống thịt. Không biết cho dù sự tồn tại của đống thịt này cũng là sự tồn tại của quan hệ xã hội, không thể không nhờ vả người khác.

Phía sau “Vạn sự bất cầu nhân” còn có thể che giấu một tâm lý tự tư: người khác không nên đến nhờ tôi.

Có một quyển sách, có tên là “Vạn sự bất cầu nhân”. Tôi không biết bạn sau khi mua cuốn sách này, xem xong các vấn đề nói ở trong đó (đây đã là cầu nhân rồi) liệu cũng sẽ vạn sự bất cầu nhân chứ? Bạn đại khái làm không nổi, sau khi mua cuốn sách này vẫn phải cầu đến người khác. Mỗi một người bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu đều phải giao tiếp với người khác, sử dụng sản phẩm lao động của người khác (sản phẩm tinh thần và vật chất), không thể không nhờ người khác được.

Người ta có thể thành người, xã hội có thể trở nên xã hội chính là kết quả của việc cầu giúp lẫn nhau của mọi người. Trong nguồn gốc của con người sẽ kiên trì giữ một tập tính không thể thay đổi, không hề lung lay – Giúp đỡ người khác và mong được người khác giúp đỡ.

Người, bất kể là người như thế nào, người phương Ðông hay người phương Tây, người có năng lực hay người bình thường, người thông minh hay người ngu dốt, người thượng lưu hay người hạ đẳng, chỉ khi bạn được người khác giúp đỡ và giúp đỡ người khác, mới có thể sinh tồn.

Người ta đầu tiên nhận được sự giúp đỡ của mẹ anh ta. Anh ta chỉ ký sinh trong bụng mẹ mới có thể phát triển thành hình, mới có thể tồn tại con người anh ta.

Từ bụng mẹ ra chào đời lần đầu, không có một chút năng lực gì, khả năng tự sinh tồn của bạn so với nhiều động vật khác kém rất nhiều. Nếu không nhận được sự giúp đỡ của người khác, bạn sẽ chết ngay tức khắc.

Tất cả mọi cái bạn nhờ dựa vào để sinh tồn, bạn sở dĩ có thể trở thành một con người thuộc thời đại bạn đang sống như thế, bao gồm việc ăn mặc, ở giáo dục văn minh, tự phát triển, tự thực hiện v.v… Không một cái nào không dựa vào toàn bộ lịch sử văn minh nhân loại, dựa vào toàn xã hội, dựa vào toàn bộ môi trường xung quanh bạn, dựa vào tất cả mọi người xung quanh bạn.

Tiền đề tất yếu thực hiện sự dựa này là: giúp đỡ người khác, cống hiến cho người khác – cống hiến cho toàn xã hội, cống hiến cho toàn bộ môi trường xung quanh, cống hiến cho tất cả mọi người xung quanh.

Cống hiến cho người khác và dựa vào người khác tạo nên thế cân bằng của đời người. Chỉ có đạt được sự hài hòa thống nhất của hai cái đó mới có thể thực hiện được sự tồn tại của chính bạn.

Bạn muốn phát triển cá tính của mình, thực hiện việc theo đuổi của mình. Chỉ có đem cá tính và việc theo đuổi của mình hòa vào trong sự hài hòa của hai việc cống hiến cho người khác và dựa vào người khác.

Ðương nhiên, bất kể là cống hiến cho người khác hay là dựa (xin giúp đỡ) vào người khác, trong toàn bộ quá trình này chắc chắn đều tràn đầy các nhân tố hạn chế mình. Hạn chế mình và phát triển mình tạo nên một cặp mâu thuẫn. Có thể cái hạn chế bản thân này không lợi cho việc phát triển bản thân bạn, đối với việc phát triển cá tính bản thân bạn không có giá trị.

Song, bạn cần hiểu rằng: giúp người chính là tự giúp mình, cho người khác thuận tiện chính là cho mình thuận tiện.

Bạn cần hiểu rằng, nếu như việc dựa của người khác không được bảo đảm, nếu như cá tính của người khác không được thực hiện, thì việc tự thực hiện của bạn cũng sẽ thành một lời nói xuông, cá tính của bạn cũng sẽ không triển khai nổi.

Câu kết luận chỉ có thể là: “Chỉ có dưới sự giúp đỡ của người khác, mới có thể thực hiện được cái của mình”,”Chỉ có trong liên hợp với “người khác” Việc tự thực hiện của bạn mới có thể được bảo đảm” (Lời của Goldsden – Ðức).

Có thể ý của cái gọi là ?không cầu nhân? của bạn thật ra không ở tầng thứ tư duy triết học, cũng không nằm ở tầng thứ trừu tượng của sự tổng hòa người có thể là người, nhưng người còn là quan hệ xã hội, bạn chỉ trong xã hội thế thường, không muốn cầu mong người khác phát hiện, dung nạp hoặc cho phép mình, không muốn cầu xin người khác vì mình làm một chút gì đó vốn là việc ngoài phận sự của anh ta, không muốn cầu xin người khác mở ra cho bạn một chút thuận tiện…

Việc này thật ra không có mâu thuẫn với những cái trước. Bạn đang sống trong thế tục, lại không có cách gì trốn tránh thế tục. Bạn không có cách gì không cầu đến người khác. Chỉ là, bạn cần phân biệt một điểm.

Việc mà bạn cầu xin có hợp pháp không, có chính nghĩa không.

Ðành là bạn đang sống trong xã hội thế thường, những việc bạn cầu xin phải phù hợp với quy phạm đạo đức và quy định pháp luật của xã hội này, không thể cầu xin người khác làm cho bạn một việc phạm pháp, phạm kỷ luật, cũng không thể cầu xin người khác làm những việc phi phận sự vốn không thể thực hiện được. Nếu không thì, cầu xin người như thế, kỳ thực là làm khó cho người khác, hại người khác, thậm chí giết người ta. Người mà bạn nhờ nếu chịu không nổi sự cám dỗ mạnh mẽ của bạn, thay bạn làm những việc phi phận sự, những việc không chính nghĩa, những việc phạm pháp phạm kỷ luật, lương tâm của cả hai bên đều chịu nhơ bẩn, đến cuối cùng người đó có thể rất khó xử, hoặc trên thực tế sẽ bị bạn hại, bị bạn giết. Bản thân bạn cũng không thể có kết cục tốt đẹp.

Bạn không yêu cầu làm những việc như thế, đương nhiên là sáng suốt.

Ngoài những điều đó ra, bạn hoàn toàn có thể dưới tiền đề đối phương có thể làm được, mạnh dạn yêu cầu anh ta giúp đỡ. Không nên sợ làm phiền, không nên sợ va chạm, không nên sợ mất cái gọi là thể diện của bạn.

Lòng tự tin của bạn xây dựng trên ba điều: một là những việc bạn yêu cầu là quang minh chính đại, không phải là những mong ước phi phận sự, không vi phạm đạo đức và lương tâm, không phạm pháp và phạm kỷ luật; hai là thái độ cầu mong người khác thành khẩn trong sáng quyết không thể trả giá bằng việc hy sinh nhân cách; ba là bạn phải tính toán đầy đủ đến việc đối phương có thể làm được, thời gian và tinh lực, năng lực và hoàn cảnh của anh ta đều có thể thực hiện được lời thỉnh cầu của bạn.

Có được 3 điều này, bạn sẽ có thể đi cầu xin người khác được rồi.

Có hai phương thức thao tác cơ bản nhất để cầu xin người khác: trực tiếp và gián tiếp – Trực tiếp mặt đối mặt đề xuất việc thỉnh cầu, trao đổi trực diện. Nói thẳng không che giấu, chân thành thẳng thắn gặp nhau trình bày những yêu cầu của mình. Hoặc phương thức quanh co, từ cái này đến cái khác, chuẩn bị bền bỉ, chuẩn bị thất bại, sau thất bại tiếp tục không bỏ, tiếp tục theo đuổi.

Có việc cầu xin người khác cần phải đặt mình vào đó để suy nghĩ thay cho họ, liệu anh ta làm có khó không, mức độ khó khăn có lớn không, liệu có thể khắc phục được không. Liệu có thời gian, có tinh lực, có năng lực thay bạn làm được không. Có cần chi ra vốn liếng hay không. Có phải là việc thuộc về chức phận của anh ta không. Ðối với mỗi tình tiết nhỏ trong đó đều phải thiết kế rõ ràng. Bạn cần phải căn cứ các tình hình khác nhau, căn cứ mức độ quan hệ giữa bạn với anh ta, đưa ra sự sắp xếp làm cho cả hai bên thu được cân bằng. Ví như bạn yêu cầu người khác thay bạn làm những việc ngoài phận sự của anh ta, nói chung không nên để cho đối phương làm không công cho bạn, thậm chí còn phải hao tốn tiền của thay cho bạn, còn bạn trái lại thì đến một lời cám ơn cũng tiếc.

Hãy tự thả mình để thực hiện tốt hơn việc mình bạn có thể mạnh dạn cầu nhờ người khác, đi cầu nhờ người khác một cách đúng đắn.

Người ta có thể thành người, xã hội có thể trở nên xã hội, chính là kết quả của sự cầu giúp lẫn nhau của mọi người.

Chỉ có dưới sự giúp đỡ của người khác mới có thể thực hiện được cái của mình.

Xây dựng lòng tin cầu mong người khác có ba điều…

“Vạn sự bất cầu nhân”

Một câu nói dối xảo trá. Cho rằng đem lời nói dối này làm lời tuyên ngôn có thể tăng thêm vẻ hào khí, làm cứng rắn tính ngông nghênh, mà không biết những người tinh đời đều rõ ràng câu nói này ngược lại là phát ra từ tâm lý lo sợ sâu thẳm. Lo sợ nhờ người không thành, lo sợ nhờ vả người khác sẽ mất thể diện, sợ nhờ vả người khác bị người ta coi khinh. Quá quan tâm đến mình mà dẫn đến lo sợ, không dám nhờ đến người khác, và lại vẫn không có cách gì làm được việc nhờ vả người khác.

Con người như vậy chỉ có thể trong hai cảnh khó giày vò mình.

“Vạn sự bất cầu nhân”, một câu nói ngu xuẩn không có cách gì để thực hiện. Phát ra từ tâm lý đóng cửa ngồi nhà hẹp hòi, không biết trời cao đất dầy, không biết những điều cơ bản đối xử của con người, không biết thế giới bên ngoài đẹp đẽ biết bao nhiêu. Chỉ nhìn thấy sự tồn tại tự thân như là một đống thịt. Không biết cho dù sự tồn tại của đống thịt này cũng là sự tồn tại của quan hệ xã hội, không thể không nhờ vả người khác.

Phía sau “Vạn sự bất cầu nhân” còn có thể che giấu một tâm lý tự tư: người khác không nên đến nhờ tôi.

Có một quyển sách, có tên là “Vạn sự bất cầu nhân”. Tôi không biết bạn sau khi mua cuốn sách này, xem xong các vấn đề nói ở trong đó (đây đã là cầu nhân rồi) liệu cũng sẽ vạn sự bất cầu nhân chứ? Bạn đại khái làm không nổi, sau khi mua cuốn sách này vẫn phải cầu đến người khác. Mỗi một người bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu đều phải giao tiếp với người khác, sử dụng sản phẩm lao động của người khác (sản phẩm tinh thần và vật chất), không thể không nhờ người khác được.

Người ta có thể thành người, xã hội có thể trở nên xã hội chính là kết quả của việc cầu giúp lẫn nhau của mọi người. Trong nguồn gốc của con người sẽ kiên trì giữ một tập tính không thể thay đổi, không hề lung lay – Giúp đỡ người khác và mong được người khác giúp đỡ.

Người, bất kể là người như thế nào, người phương Ðông hay người phương Tây, người có năng lực hay người bình thường, người thông minh hay người ngu dốt, người thượng lưu hay người hạ đẳng, chỉ khi bạn được người khác giúp đỡ và giúp đỡ người khác, mới có thể sinh tồn.

Người ta đầu tiên nhận được sự giúp đỡ của mẹ anh ta. Anh ta chỉ ký sinh trong bụng mẹ mới có thể phát triển thành hình, mới có thể tồn tại con người anh ta.

Từ bụng mẹ ra chào đời lần đầu, không có một chút năng lực gì, khả năng tự sinh tồn của bạn so với nhiều động vật khác kém rất nhiều. Nếu không nhận được sự giúp đỡ của người khác, bạn sẽ chết ngay tức khắc.

Tất cả mọi cái bạn nhờ dựa vào để sinh tồn, bạn sở dĩ có thể trở thành một con người thuộc thời đại bạn đang sống như thế, bao gồm việc ăn mặc, ở giáo dục văn minh, tự phát triển, tự thực hiện v.v… Không một cái nào không dựa vào toàn bộ lịch sử văn minh nhân loại, dựa vào toàn xã hội, dựa vào toàn bộ môi trường xung quanh bạn, dựa vào tất cả mọi người xung quanh bạn.

Tiền đề tất yếu thực hiện sự dựa này là: giúp đỡ người khác, cống hiến cho người khác – cống hiến cho toàn xã hội, cống hiến cho toàn bộ môi trường xung quanh, cống hiến cho tất cả mọi người xung quanh.

Cống hiến cho người khác và dựa vào người khác tạo nên thế cân bằng của đời người. Chỉ có đạt được sự hài hòa thống nhất của hai cái đó mới có thể thực hiện được sự tồn tại của chính bạn.

Bạn muốn phát triển cá tính của mình, thực hiện việc theo đuổi của mình. Chỉ có đem cá tính và việc theo đuổi của mình hòa vào trong sự hài hòa của hai việc cống hiến cho người khác và dựa vào người khác.

Ðương nhiên, bất kể là cống hiến cho người khác hay là dựa (xin giúp đỡ) vào người khác, trong toàn bộ quá trình này chắc chắn đều tràn đầy các nhân tố hạn chế mình. Hạn chế mình và phát triển mình tạo nên một cặp mâu thuẫn. Có thể cái hạn chế bản thân này không lợi cho việc phát triển bản thân bạn, đối với việc phát triển cá tính bản thân bạn không có giá trị.

Song, bạn cần hiểu rằng: giúp người chính là tự giúp mình, cho người khác thuận tiện chính là cho mình thuận tiện.

Bạn cần hiểu rằng, nếu như việc dựa của người khác không được bảo đảm, nếu như cá tính của người khác không được thực hiện, thì việc tự thực hiện của bạn cũng sẽ thành một lời nói xuông, cá tính của bạn cũng sẽ không triển khai nổi.

Câu kết luận chỉ có thể là: “Chỉ có dưới sự giúp đỡ của người khác, mới có thể thực hiện được cái của mình”,”Chỉ có trong liên hợp với “người khác” Việc tự thực hiện của bạn mới có thể được bảo đảm” (Lời của Goldsden – Ðức).

Có thể ý của cái gọi là ?không cầu nhân? của bạn thật ra không ở tầng thứ tư duy triết học, cũng không nằm ở tầng thứ trừu tượng của sự tổng hòa người có thể là người, nhưng người còn là quan hệ xã hội, bạn chỉ trong xã hội thế thường, không muốn cầu mong người khác phát hiện, dung nạp hoặc cho phép mình, không muốn cầu xin người khác vì mình làm một chút gì đó vốn là việc ngoài phận sự của anh ta, không muốn cầu xin người khác mở ra cho bạn một chút thuận tiện…

Việc này thật ra không có mâu thuẫn với những cái trước. Bạn đang sống trong thế tục, lại không có cách gì trốn tránh thế tục. Bạn không có cách gì không cầu đến người khác. Chỉ là, bạn cần phân biệt một điểm.

Việc mà bạn cầu xin có hợp pháp không, có chính nghĩa không.

Ðành là bạn đang sống trong xã hội thế thường, những việc bạn cầu xin phải phù hợp với quy phạm đạo đức và quy định pháp luật của xã hội này, không thể cầu xin người khác làm cho bạn một việc phạm pháp, phạm kỷ luật, cũng không thể cầu xin người khác làm những việc phi phận sự vốn không thể thực hiện được. Nếu không thì, cầu xin người như thế, kỳ thực là làm khó cho người khác, hại người khác, thậm chí giết người ta. Người mà bạn nhờ nếu chịu không nổi sự cám dỗ mạnh mẽ của bạn, thay bạn làm những việc phi phận sự, những việc không chính nghĩa, những việc phạm pháp phạm kỷ luật, lương tâm của cả hai bên đều chịu nhơ bẩn, đến cuối cùng người đó có thể rất khó xử, hoặc trên thực tế sẽ bị bạn hại, bị bạn giết. Bản thân bạn cũng không thể có kết cục tốt đẹp.

Bạn không yêu cầu làm những việc như thế, đương nhiên là sáng suốt.

Ngoài những điều đó ra, bạn hoàn toàn có thể dưới tiền đề đối phương có thể làm được, mạnh dạn yêu cầu anh ta giúp đỡ. Không nên sợ làm phiền, không nên sợ va chạm, không nên sợ mất cái gọi là thể diện của bạn.

Lòng tự tin của bạn xây dựng trên ba điều: một là những việc bạn yêu cầu là quang minh chính đại, không phải là những mong ước phi phận sự, không vi phạm đạo đức và lương tâm, không phạm pháp và phạm kỷ luật; hai là thái độ cầu mong người khác thành khẩn trong sáng quyết không thể trả giá bằng việc hy sinh nhân cách; ba là bạn phải tính toán đầy đủ đến việc đối phương có thể làm được, thời gian và tinh lực, năng lực và hoàn cảnh của anh ta đều có thể thực hiện được lời thỉnh cầu của bạn.

Có được 3 điều này, bạn sẽ có thể đi cầu xin người khác được rồi.

Có hai phương thức thao tác cơ bản nhất để cầu xin người khác: trực tiếp và gián tiếp – Trực tiếp mặt đối mặt đề xuất việc thỉnh cầu, trao đổi trực diện. Nói thẳng không che giấu, chân thành thẳng thắn gặp nhau trình bày những yêu cầu của mình. Hoặc phương thức quanh co, từ cái này đến cái khác, chuẩn bị bền bỉ, chuẩn bị thất bại, sau thất bại tiếp tục không bỏ, tiếp tục theo đuổi.

Có việc cầu xin người khác cần phải đặt mình vào đó để suy nghĩ thay cho họ, liệu anh ta làm có khó không, mức độ khó khăn có lớn không, liệu có thể khắc phục được không. Liệu có thời gian, có tinh lực, có năng lực thay bạn làm được không. Có cần chi ra vốn liếng hay không. Có phải là việc thuộc về chức phận của anh ta không. Ðối với mỗi tình tiết nhỏ trong đó đều phải thiết kế rõ ràng. Bạn cần phải căn cứ các tình hình khác nhau, căn cứ mức độ quan hệ giữa bạn với anh ta, đưa ra sự sắp xếp làm cho cả hai bên thu được cân bằng. Ví như bạn yêu cầu người khác thay bạn làm những việc ngoài phận sự của anh ta, nói chung không nên để cho đối phương làm không công cho bạn, thậm chí còn phải hao tốn tiền của thay cho bạn, còn bạn trái lại thì đến một lời cám ơn cũng tiếc.

Hãy tự thả mình để thực hiện tốt hơn việc mình bạn có thể mạnh dạn cầu nhờ người khác, đi cầu nhờ người khác một cách đúng đắn.

Bình luận
× sticky